Thảo luận về đề xuất cải tiến tiếng Việt của PGS.TS. Bùi Hiền

Quan điểm của bạn?


  • Số lượng người bầu chọn
    9

Lamtranh

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
29/10/17
Bài viết
23
Gạo
0,0
Re: Thảo luận về đề xuất cải tiến tiếng Việt của PGS.TS. Bùi Hiền
Thật ra thì đối với mình cũng có thời dùng teencode chép tài liệu, chép bài học vì nó giống 1 dạng viết tắt cho nhanh gọn và tiện lợi cùng việc lén trao đổi giữa bạn bè mà tránh thầy cô hiểu rõ ý của mình, thời còn đi học cấp 2 cấp 3 là dùng teencode + viết tắt để trường kỳ kháng chiến với phấn bảng giẻ lau, lời giảng - nó có rất nhiều điểm chung với cái bảng cải cách mới vừa nêu ra. Nhưng sau này lớn dần, viết quen mình lại không thích lắm viết tắt, thà sắm cuốn vở nháp viết tốc ký rồi về nhà o bế vào vở chính, cảm giác nắn nót đó lại hứng thú hơn. Già thêm tí nữa, gõ văn bản thành nghiện. Mãi rồi hình thành thói quen khó bỏ. Giờ nếu đột nhiên thay đổi - cải cách, mình nghĩ có khi sẽ gây ra một đợt khủng hoảng ngôn ngữ kéo dài không ít năm. Còn nếu chọn biện pháp "mưa dầm thấm đất" cũng hình thành ảnh hưởng không nhỏ giữa năm trước và năm sau, giữa khối trên và khối dưới thông qua quá trình giảng giải, dạy học, đào tạo, chỉnh sửa. Chỉ vì hàm súc ngắn gọn hơn mà làm người ta bị 'trẹo' quai hàm, 'đớ' lưỡi vì bi bô học phát âm lại cũng hơi khó chịu. Tuy nhiên, đây chỉ là đối với mình, người khác thì mình không thể nói đồng quan điểm.
Còn một điểm mình khá nghi vấn, dường như cái bảng cải cách kia nhắm thẳng vào cách phát âm của vùng miền bắc trung bộ, mình không tìm thấy cách phát âm của miền nam ở trong đó. Chẳng rõ có phải đưa ra cái bảng đó vì thống nhất một giọng vùng miền không nữa?
 

Hexagon

-trong sáng-
Tham gia
6/12/13
Bài viết
4.038
Gạo
3.348,0
Re: Thảo luận về đề xuất cải tiến tiếng Việt của PGS.TS. Bùi Hiền
Còn từ ‘Tiếq’ phát âm như thế nào ? Là ‘Tiến quờ’ à ?
Cách phát âm không khác gì hiện giờ. Vì sao lại phải là "ng"? Nếu như âm đọc là "tiếng" như hiện nay, mà ngày xưa các học sĩ phương tây kia quy định "ng" là chữ "q" thì sao. Lúc đó chữ "q" không phát âm là "quờ" như bây giờ mà phát âm là "ngờ". Ý mình là, "q" hay "ng" chỉ là quy ước cho âm "ngờ". Cùng chữ "q" đó tiếng anh đọc là "kiu" ta đọc là "ngờ" như kiểu "a" tiếng an đọc là "ây", ta đọc là "a" vậy. Bạn hiểu chỗ này không?
Nếu ngày xưa mấy ông người nước ngoài kia không dùng "ng" khi kí tự lại âm "tiếng" mà dùng "q" thì sao? Hay ví như họ vẫn dùng kí hiệu "ũ" thay vì "ng" như ngày nay thì sao?

Vì vậy chữ viết chỉ là 1 hệ thống sắp xếp các chữ cái theo nguyên tắc nào đó. Mà đã nhắc tới nguyên tắc thì tức có tính khoa học, và ta nên làm cho nó có khoa học hơn nếu được.

Mình ví dụ thêm nữa nhé: Tại sao có "ng" rồi lại cần "ngh"? 2 chữ này phát âm khác gì nhau? Và tại sao các phụ âm khác không cần thêm 1 chữ cái nữa khi nguyên âm tiếp theo là i, e như chữ "ngh" kia?
chữ Nôm cứ cho là vào thời kì Bắc thuộc, vậy, trước khi có hai hệ thống chữ viết này, người Việt viết bằng hệ thống chữ viết nào ?
Từ thời Hùng Vương ta đã có chữ Việt cổ, bạn có thể google. Tức vẫn tiếng Việt ta nhưng ta chọn cách kí tự nào là tùy ta, miễn sao nó đủ dùng để mọi người có thể hiểu khi đọc văn bản dùng các kí tự đó.

Bởi vì tiếng nói của dân tộc vốn dĩ là thế, chỉ với những thanh điệu đó, cách đọc đó, không thể khác được.

Đúng rồi bạn, tiếng nói là thế, thanh điệu đó, cách đọc đó nhưng phiên âm cho cách đọc lại có thể khác được.

Mình ví dụ tiếp nhé: Computer phát âm giống với "căm pu tơ", "hello" phát âm giống với "hê lô", 1 tiếng "boong" của chuông cũng mỗi nước 1 cách viết không thể giống nhau được.
Mình không nói giống về mặt ngữ nghĩa, mình chỉ nói cùng 1 âm thanh nhưng lại có thể có cách kí tự lại khác nhau tùy theo từng nguyên tắc mà chúng ta đưa ra.
Vì vậy từ "tiếng" hay "tiếq" cũng vẫn phát âm như bây giờ thôi.
Các bạn đang bị lạm việc sử dụng quy ước mới nhưng vẫn đánh vần theo quy ước cũ thì phải?
Tóm lại thì, tất cả "ng" hay "ngh" chuyển thành "q" nhưng vẫn phát âm là "ngờ".
Thất cả "ch" hay "tr" chuyển thành "c" nhưng vẫn phát âm là "chờ", bạn lại đọc là "cờ" thì sai nguyên tắc rồi.
Tại sao chúng ta lại phát âm Gi ? tại sao chúng ta lại phát âm D ?
Giờ mình vẫn chưa hiểu tại sao lại có "gi" tại sao lại có "d", tương tự như "ng" với "ngh". Và với kiểu phát âm của miền Nam thì chữ "z" được dùng khá nhiều trong những từ có phụ âm "d" đó bạn. Tức dùng cả "r", "d", "gi" cũng không thể hiện được âm sắc của cách phát âm trong đó mà phải dùng "z". Đành rằng chữ "r" khá khác biệt với 2 chữ kia, nhưng nếu chỉ đọc 1 chữ "dục" và 1 chữ "giục" mình nghĩ bạn khá là khó viết sao cho đúng nếu không biết nó có ý nghĩa gì.

Tóm lại nhé: Quy ước về chữ viết thay đổi nhưng tiếng nói của dân tộc vẫn không thay đổi. Vì vậy các bạn đừng lôi "sự trong sáng của tiếng Việt" ra đây nếu không chứng minh được nó mất đi sự trong sáng như thế nào.

"Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt" là chúng ta giữ thói quen viết đúng với quy chuẩn chung của cách viết.
Giáo sư đang đề xuất 1 quy chuẩn mới, tuy khác với quy chuẩn cũ nhưng nếu nó được chính quyền chấp nhận thì chúng ta cũng phải giữ gìn theo quy chuẩn mới thôi chứ không có việc không giữ gìn sự trong sáng ở đây. Cũng chỉ như cách chúng ta bỏ chữ Nôm chuyển sang chữ Quốc Ngữ, mà đây chỉ là thay đổi một số cái, như cách trước kia họ thay phụ âm "ml" chỉ còn "l", "ũ" thành "ng" thôi.
 

Hexagon

-trong sáng-
Tham gia
6/12/13
Bài viết
4.038
Gạo
3.348,0
Re: Thảo luận về đề xuất cải tiến tiếng Việt của PGS.TS. Bùi Hiền

Hexagon

-trong sáng-
Tham gia
6/12/13
Bài viết
4.038
Gạo
3.348,0
Re: Thảo luận về đề xuất cải tiến tiếng Việt của PGS.TS. Bùi Hiền
Thêm một thắc mắc nữa: Mình thấy chữ Trung với Nhật hay có vài kiểu kí tự. Kiểu "phồn thể" và "giản thể", hay kiểu "kanji"và "hiragana" thì họ có thay đổi cách đọc khi thay đổi cách viết không? Điều này mong các bạn học chuyên về các ngôn ngữ này phân tích giúp.
 

nhatlienhoan

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
9/6/16
Bài viết
334
Gạo
4.696,0
Re: Thảo luận về đề xuất cải tiến tiếng Việt của PGS.TS. Bùi Hiền
Thêm một thắc mắc nữa: Mình thấy chữ Trung với Nhật hay có vài kiểu kí tự. Kiểu "phồn thể" và "giản thể", hay kiểu "kanji"và "hiragana" thì họ có thay đổi cách đọc khi thay đổi cách viết không? Điều này mong các bạn học chuyên về các ngôn ngữ này phân tích giúp.
Em không rành về tiếng Trung nhưng có học qua tiếng Nhật. Về cách đọc Kanji và Hiragana thì không khác nhau, nhưng cách viết thì khác nhau hoàn toàn. Điều này góp phần củng cố luận điểm của anh. Tuy nhiên, Kanji được dùng cho "ngôn ngữ ngoại" tức những "từ mượn" như của nước ta còn Hiragana là "chữ thuần Nhật". Sẵn anh đã lôi chữ Nhật và Trung vào thì em cũng xin ý kiến luôn rằng người Trung họ từng có ý định chuyển đổi ngôn ngữ sang kí tự la tinh nhưng không thành. Tất nhiên từ tượng hình sang tượng thanh là một phạm trù khác so với những gì chúng ta đang bàn bạc. Tuy nhiên em nghĩ để một người Việt hoàn toàn làm chủ được loại "ngôn ngữ cải cách" này thì phải ít nhất 5 năm, cho người nước ngoài thì là 10 năm. Dành từng đó năm chỉ để làm chủ 1 điều duy nhất là ngôn ngữ thì đó là một sự thụt lùi.

Còn quan điểm của em về việc cải cách này là không thật cần thiết. Không sai khi vẫn còn đó một vài bất cập như cùng âm khác nghĩa: "cuốc" và "quốc" tuy nhiên thứ ngôn ngữ "quốc tế" được lưu hành hiện nay là tiếng Anh cũng có không ít những trường hợp như vậy: "hour" và "our". Ở trường hợp này thì ta thấy nó tương tự như quốc và cuốc ở trên khi cách viết chỉ có khác biệt ở kí tự đầu và cách phát âm là như nhau. (Âm "q" thật ra phát âm hơi khác so với "c" chẳng qua do chúng ta quen phát âm không chuẩn nên cứ mặc định cho chúng là như nhau.) "flower" và "flour" là hai từ hoàn toàn khác nhau nhưng cách phát âm hoàn toàn giống nhau. Nếu nói "tiếng Anh còn không thay đổi được cái bất cập này thì sao đòi hỏi ở tiếng Việt" là hơi buồn cười. Tiếng Anh vốn là chuyện tiếng Anh và tiếng Việt là chuyện tiếng Việt, tuy nhiên cả một cộng đồng toàn thế giới vẫn đang chấp nhận sử dụng một thứ ngôn ngữ "chưa hoàn thiện" kia thì chẳng việc gì một bộ phận tí hon lại thay đổi cả.

Thêm nữa, não bộ chúng ta đã mặc định phải phát âm và viết như thế nào khi đọc một văn bản rồi. Có thể sai chính tả (do sai là sai, không thể đổ lỗi cho chuyện nguyên tắc được. Nguyên tắc có đúng mà người viết sai vẫn cứ viết sai. Hai chuyện này vốn không liên quan đến nhau.) Thì việc nhìn "Luật záo zụk" nó chẳng ra cái "thể thống" gì mà bản thân em lại thấy buồn cười. Hôm nay là "luật záo zụk" thì ngày mai có thể là "muột rá rụk" chẳng hạn. Cách đọc vẫn vậy, cách viết lại khác. Cứ vài ba tháng lại có một bác TS nào đó cải cách tiếng Việt như cái cách bộ giáo dục thay sách giáo khoa thì đúng là trong sáng.

Nhân đây em cũng xin ý kiến một chút về những điều anh nói.
Vì sao lại phải là "ng"? Nếu như âm đọc là "tiếng" như hiện nay, mà ngày xưa các học sĩ phương tây kia quy định "ng" là chữ "q" thì sao. Lúc đó chữ "q" không phát âm là "quờ" như bây giờ mà phát âm là "ngờ". Ý mình là, "q" hay "ng" chỉ là quy ước cho âm "ngờ". Cùng chữ "q" đó tiếng anh đọc là "kiu" ta đọc là "ngờ" như kiểu "a" tiếng an đọc là "ây", ta đọc là "a" vậy. Bạn hiểu chỗ này không?
Nếu ngày xưa mấy ông người nước ngoài kia không dùng "ng" khi kí tự lại âm "tiếng" mà dùng "q" thì sao? Hay ví như họ vẫn dùng kí hiệu "ũ" thay vì "ng" như ngày nay thì sao?
Vì vậy chữ viết chỉ là 1 hệ thống sắp xếp các chữ cái theo nguyên tắc nào đó. Mà đã nhắc tới nguyên tắc thì tức có tính khoa học, và ta nên làm cho nó có khoa học hơn nếu được.
Cái này em nghĩ anh hơi sai, em không biết từ "tiếng" ban đầu nó như thế nào nhưng từ nguồn anh giới thiệu thì từ "chăng" vốn là chiam. Anh hỏi tại sao người ta ghi "chăng" là "chiam" mà không phải "chian" thì phải đặt câu hỏi ngược vấn đề lại là tại sao từ "chiam" mà chúng ta có "chăng" như ngày hôm nay. Và tất nhiên là tại sao vẫn nên là "chăng" thay vì "chăq"? Thứ họ quy định ban đầu vốn đã không thống nhất và đúng nên cơ bản nó không quan trọng là họ kí hiệu như thế nào lúc ban đầu. Đó là lí do mà chúng cứ thay đổi theo thời gian cho đến khi thành hình nên dạng như hệ thống ngôn ngữ ta có ngày nay.
Nói điều này hơi thiên tính một chút nhưng tại sao "q" lại thay thế cho "ng"? chữ "y" thay cho "ng" cũng được mà? Nó chỉ là quy định cho một chữ cái thay thế cho âm "ng" và bất kì chữ cái nào trong bản 29 chữ cái đều có thể làm việc đó. nên nó không có tính khoa học, không có tính đồng nhất.
Tại sao có "ng" rồi lại cần "ngh"? 2 chữ này phát âm khác gì nhau? Và tại sao các phụ âm khác không cần thêm 1 chữ cái nữa khi nguyên âm tiếp theo là i, e như chữ "ngh" kia?
Cái này thì phải dùng từ nghệ thuật để trả lời. Đúng vậy. Sự phong phú là thứ làm nên điều quyến rũ cho bất kì loại ngôn ngữ nào trên thế giới. Chúng ta hỏi "tại sao có "ng" rồi lại cần "ngh"" theo hướng "tại sao phải phức tạp hóa lên như vậy?" nhưng tại sao không hỏi rằng "tại sao có "ng" rồi mà vẫn cần có "ngh"? Điều gì khiến cho có sự khác biệt và thú vị này?"
Các bạn đang bị lạm việc sử dụng quy ước mới nhưng vẫn đánh vần theo quy ước cũ thì phải?
Tóm lại thì, tất cả "ng" hay "ngh" chuyển thành "q" nhưng vẫn phát âm là "ngờ".
Thất cả "ch" hay "tr" chuyển thành "c" nhưng vẫn phát âm là "chờ", bạn lại đọc là "cờ" thì sai nguyên tắc rồi.
Một lần nữa, sự đa dạng và phong phú trong ngôn ngữ biến mất. Tiếng Việt rồi sẽ trở thành thứ ngôn ngữ chán ngắt và những ngành ngôn ngữ học sẽ mất danh từ "tiếng Việt" trong danh sách nghiên cứu khi chả cần phải nghiên cứu gì nữa. Nó đã đơn giản và đơn điệu hết mức rồi, còn gì khó hiểu hay thú vị để mà nghiên cứu, tìm hiểu hay theo đuổi nữa đâu.
Đành rằng chữ "r" khá khác biệt với 2 chữ kia, nhưng nếu chỉ đọc 1 chữ "dục" và 1 chữ "giục" mình nghĩ bạn khá là khó viết sao cho đúng nếu không biết nó có ý nghĩa gì.
Như đã đề cập ở trên, là do chúng ta phát âm sai chứ hai chữ "dục" và "giục" là phát âm hoàn toàn khác âm, vốn đã không có sự lẫn lộn nào ở đây cả. Thêm nữa, chắc chắn có lí do cho việc bản chữ cái la tinh bị lược đi "w", "f", "j", "z" khi trở thành bản chữ cái tiếng Việt cùng với sự bổ sung của "ê", "ô", "ơ", "ă", "â", "đ" "ư". Có lí do của nó! Việc cần làm là đi tìm cái lí do đó hoặc "chính thống hóa" lí do đó thay vì tìm cách loại bỏ lí do đó đi.
"Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt" là chúng ta giữ thói quen viết đúng với quy chuẩn chung của cách viết.
Cái "quy chuẩn chung" này có vẻ không chung lắm.

Nói tóm lại, mọi người hay đề cập tới "sự trong sáng của tiếng Việt" nhưng có thể nói chính "sự đa dạng làm nên vẻ đẹp của tiếng Việt" và "động chạm hay xóa bỏ sự đa dạng này làm mất đi vẻ đẹp của tiếng Việt" đồng nghĩa với "làm mất sự trong sáng của tiếng Việt".
 

Đạp Nguyệt Lưu Hương

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
2/8/16
Bài viết
404
Gạo
0,0
Re: Thảo luận về đề xuất cải tiến tiếng Việt của PGS.TS. Bùi Hiền
Thêm một thắc mắc nữa: Mình thấy chữ Trung với Nhật hay có vài kiểu kí tự. Kiểu "phồn thể" và "giản thể", hay kiểu "kanji"và "hiragana" thì họ có thay đổi cách đọc khi thay đổi cách viết không? Điều này mong các bạn học chuyên về

Tại sao chúng ta lại phải lập ra một bảng chữ cái "giản thể" ra làm gì nếu vẫn có một lượng lớn người trong xã hội vẫn dùng tiếng Việt "cũ"? Việc để một lúc nhiều hệ thống chữ viết là bất cập và bất hợp lí hơn nhiều lần việc phải chỉ thêm vài nét hay là phải nhớ đúng chính tả (tại sao sinh ra teen code là vì lười viết và cóc cần quan tâm đến chính tả).

Mình thấy ngôn ngữ viết của tiếng Việt hiện nay là thể hiện được gần như cách mà người Việt phiên âm và mở rộng ngữ nghĩa. Ví dụ như "da" với "ra"? Nếu bạn viết thế này với ngôn ngữ mà ông Bùi Hiển thì người đọc phải hiểu như thế nào, ngữ cảnh ra sao trong trường hợp không có từ đứng sau.

Đồng ý là cách phát âm có thể không đồng nhất với ngôn ngữ viết, nhưng đối với một quốc gia dân tộc thì việc tối ưu ngôn ngữ viết khớp với tiếng phát âm là điều quan trọng mà tiếng Việt hiện tại đã làm rất tốt điều này, hơn nữa nó cũng thể hiện đặc sắc tính đa dạng vùng miền, ngữ nghĩa và ngữ pháp.

Xét về mặt khoa học thì có lẽ đề xuất có phần đúng. Xét về mặt xã hội chắc chắn là tạo dư luận không tốt ở các điểm:

1. Dù thừa nhận hay không, cách viết này rất giống hay gần giống với teencode. Mà rõ ràng cách viết teencode đã bị xã hội lên án nhiều năm nay và tình trạng này hiện tại đã giảm đi rất rất nhiều.

2. Về tính khả thi của nó. Cứ cho như ông Hiền nói là dễ học dễ nhớ đi, học lại không còn là bất tiện nhưng việc thay đổi hủy bỏ các tài liệu dùng ngôn ngữ cũ và thay thế tài liệu bằng ngôn ngữ mới là cực kỳ tốn kém mà số tiền tiết kiệm được chỉ là mấy % trong số này thôi. Mà cho dù giữ nguyên tài liệu cũ chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng hai bảng chữ như Nhật, Trung và điều này trái ngược với mục đích của ổng là thống nhất và giải quyết các bất cập.

3. Đó là về mặt xã hội. Chúng ta từng có 2 cuộc cải cách lớn về chữ viết (Hán -> Nôm, Nôm -> Chữ Quốc ngữ). Chắc chắn mỗi lần cải cách đều có sự phản đối. Nhưng tại sao vẫn cải cách thành công? Đó là vấn đề về nhu cầu. Và hiện tại nhu cầu của đại đa số người dân vẫn chưa cần tiếng Việt hiện nay phải thực hiện cuộc cải cách nào. Như ông Hiền cũng thừa nhận ông đưa ra là chưa đúng lúc là vì chưa đúng thời điểm mà xã hội có nhu cầu phải thay đổi tiếng Việt.

4. Đó là chưa kể hình thức của chữ viết trông xấu vô cùng. Tiếng Việt hiện nay thấy đẹp và có cảm tình, có quy củ, dễ thuộc hơn rất nhiều so với mấy ông như Pháp hay Ả Rập vì gần như phát âm thế nào là viết được như thế chứ tiếng Anh ấy à vừa phải nhớ cách sắp xếp thứ tự các chữ mới biết được người nói đang luyên thuyên cái gì. Và bác Phúc nhà ta chẳng muốn ghi trong thẻ căn cước hay tài liệu nước ngoài ghi là Quyễn Xuân Fúk cả :v
 
Chỉnh sửa lần cuối:

reddye

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
12/11/17
Bài viết
85
Gạo
24,0
Re: Thảo luận về đề xuất cải tiến tiếng Việt của PGS.TS. Bùi Hiền
Nói chung mình không tranh luận với bạn đâu Hexagon. Mình nghĩ bạn nên ngồi lại và tĩnh tâm thì hơn. Bạn nói 'ng' và 'ngh' phát âm chẳng khác gì nhau ư? Vậy thì ngay cả cách phát âm bạn cũng không nắm được. Đúng là phần lớn chúng ta, để giao tiếp nhanh hơn đều phát âm lướt hầu như các từ. Nhưng thực chất mỗi vần đều khác nhau nếu chúng ta phát âm đúng quy chuẩn. 'Ng' phát âm nhẹ hơn 'Ngh', chữ 'h' thêm vào là để nhấn mạnh hơn. Vậy nên những từ 'Ngh' thường có xu hướng nghĩa tăng tiến hơn. Còn về 'gi' và 'd', chúng ta viết hai vần này khác nhau vì cách phát âm khác nhau. Vậy nên không thể dùng một chữ z để quy định cho hai cái khác nhau được. Cũng giống như việc, chúng ta không thể gọi áo và quần bằng một từ 'váy' được. Hơn nữa, chữ Quốc ngữ hiện này không phải do giáo sĩ phương Tây quy định, ông ta viết ra nó dưới dạng sơ khai và người hoàn thiện nó cho đến hiện tại chính là lớp lớp nhà thơ, nhà văn đi trước. Từ Hồ Chí Minh đến Xuân Diệu, Chế Lan Viên và những nhà nghiên cứu của Viện ngôn ngữ. Sự đóng góp của họ đã mài giũa những bản viết tay sơ khai của vị giáo sĩ kia thành chữ Quốc ngữ hiện tại đẹp, trọn vẹn và hài hòa. Thế nên mình vẫn yêu nó, bằng tất cả trái tim và lòng thành.
Bạn có thể bảo vệ ý kiến đổi mới của bạn, mình sẽ không xen vào. Những điều mình viết ở trên cũng không phải để tranh luận thắng thua. Nhiều người thích thú đổi mới nhưng cũng có những người có thể cảm nhận và hiểu được nét đẹp của cái cũ, ước mong giữ gìn vẻ đẹp đó, thế thôi.
 

U Huyễn

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
11/4/14
Bài viết
909
Gạo
2.822,0
Re: Thảo luận về đề xuất cải tiến tiếng Việt của PGS.TS. Bùi Hiền
Mình không có ý kiến với tất cả những lập luận thuộc về đồng tình hay phản đối với đề án này vì nói thế nào thì đây vẫn chỉ là công trình cá nhân và mang ý nghĩa lý thuyết nhiều hơn là thực tiễn. Bao giờ đề án được đưa vào thực tế thì lại là một câu chuyện khác.

Vậy nên chỉ nhắc một tý ở vấn đề phát âm "cuốc" và "quốc". Hai từ này phát âm thế nào còn tùy vào vùng miền. Với miền Bắc thì hai từ phát âm giống nhưng miền Nam và Trung thì hai từ này phát âm khác nhau hoàn toàn.
 

nhatlienhoan

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
9/6/16
Bài viết
334
Gạo
4.696,0
Re: Thảo luận về đề xuất cải tiến tiếng Việt của PGS.TS. Bùi Hiền
Em vô tình lên mạng thì được Youtube gợi ý cho video này. Em thấy thú vị nên chụp màn hình lại.
Untitled.png


Nếu chỉ nhìn vô dòng "chuyển đổi" thì em không chắc mình có phát âm được hay không, và "chắc" và "trắc" trở nên vô nghĩa vì có "cắk" rồi.
 

S.Ngư

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
14/8/16
Bài viết
580
Gạo
562,0
Re: Thảo luận về đề xuất cải tiến tiếng Việt của PGS.TS. Bùi Hiền
Thất cả "ch" hay "tr" chuyển thành "c" nhưng vẫn phát âm là "chờ", bạn lại đọc là "cờ" thì sai nguyên tắc rồi.
Vậy khi nào thì biết mình cần phát âm là "cờ", khi nào cần phát âm là "chờ" hay "trờ" ạ? Khó hiểu...
Thêm một thắc mắc nữa: Mình thấy chữ Trung với Nhật hay có vài kiểu kí tự. Kiểu "phồn thể" và "giản thể", hay kiểu "kanji"và "hiragana" thì họ có thay đổi cách đọc khi thay đổi cách viết không? Điều này mong các bạn học chuyên về các ngôn ngữ này phân tích giúp.
Đề xuất gì thì cũng phải phù hợp với đất nước. Tại sao Nhật hay Trung phải có hai chữ viết. Cũng là do quá trình chuyển đổi dang dở... Nhưng nước họ có lí do để chuyển, Nhật thì mình không rõ nhưng Trung thì chữ "phồn thể" quá khó, quá nhiều nét nên người Trung bị mù chữ nhiều. Họ muốn cải thiện chữ đơn giản hơn để xóa mù chữ và thành chữ "giản thể" như bây giờ, tuy nhiên vẫn còn những bộ phận quen dùng chữ "phồn thể" như Đài Loan,...
Lại nói đến Việt Nam ta, xin hỏi đã có ai không học được tiếng Việt không ạ? Đã có ai cảm thấy tiếng Việt khó khăn đến mức không thể học được chưa ạ? Nếu như lí do mà ông tiến sĩ Bùi Hiền đưa ra chỉ là để "viết nhanh", "đỡ tốn giấy mực" bờ la, bờ la... Thì thôi đi, chỉ cần tay viết nhanh một chút hoặc viết tắt là đỡ tốn thời gian ngay, chỉ cần viết chữ nhỏ lại, gần lại một tí là đỡ tốn giấy ngay... Vấn đề là quan điểm và lí do mà ông ấy đưa ra chẳng thuyết phục gì cả. Còn chuyện ai ủng hộ ông, ai phản đối thì cũng là quyền và quan điểm của mỗi người. Mình thuộc người "phản đối" vì dự án này có quá nhiều bất cập. Xin hết!
 
Bên trên