Hương bạc hà - Chương 43
Chương 43
Tiêu Kì khám bệnh rất lâu, bệnh nhân nào cũng nửa
giờ sau mới rời phòng khám. Thật ra không phải anh ta chậm chạp hay thiếu kinh
nghiệm, được bệnh viện Hiệp Hòa mời đến làm giáo sư thỉnh giảng nhất định phải
có thực lực, do vậy điều này chỉ chứng tỏ rằng anh ta là một bác sĩ nổi tiếng
xem trọng việc chẩn bệnhcho bệnh nhân.
Trên thực tế, chẩn bệnh học là một ngành học đặc
biệt, tầm quan trọng của nó còn caohơn cả trị liệu. Là người học y, Hứa
Tri Mẫn hiểu rất rõ đạo lí này, thế nên cô sẵn sàng chờ đợi để được một bác sĩ
giỏi khám cho mình. Nhưng thiếu phụngồi cạnh cô thì lại tỏ thái độ bất
mãn thấy rõ, chị ta ẵm đứa trẻ một tuổi rưỡi, số lấy được cho đứa trẻlà
số ba. Nhìn phòng bệnh khác bệnh nhân ra vào nườm nượp, trong khi cửa phòng
Tiêu Kì vắng vẻ đìu hiu, chị ta bắt đầu bực tức: “Có giáo sưtrong
đóthật không đấy? Khám bệnh kiểu gì mà chậm rì thế.”
Hứa Tri Mẫn ngẫm nghĩ, không biết mình có nên lắm
miệng góp lời hay không.
Thiếu phụ ôm con nói: “Tôi thấy cái danh giáo sư
này tám phần là giả, bởi vậy mới toàn đăng kí số thường, đâu có giống như
chuyên gia người ta.” Nói xong quầy quả đi đến bàn tư vấn đòi đổi số bác sĩ
khác, chẳng những đổi không đượcmà cònphải quay về ngồi chỗ cũ,
chịta càng bực dọc hơn nữa.
Xuất phát từ ý tốt, Hứa Tri Mẫn thử bắt chuyện với
thiếu phụ: “Bé bị sao vậy chị?” Cô nghiêng đầu nhìn đứa trẻ nằm ngủ trên vai
mẹ, bỗng cảm thấy thương xót.
“Chúng tôi lặn lội xa xôi tới đây, bệnh viện chỗ
chúng tôi nói con bé bị bệnh tim bẩm sinh, bác sĩ kêu phải mổ, mổ thì phải tìm
bệnh viện tốt chứ, ba con bé làm công chỗ này, chúng tôi đi thăm người thân,
sẵn khám bệnh luôn.”
Hứa Tri Mẫn nghe ra giọng nói của chị ta đặc sệt
chất quê, nhưng không thể xác định được chị ta đến từ vùng nào.
“Cô thì sao? Còn trẻ mà đã bị bệnh tim rồi sao?”
Thiếu phụhỏi cô.
Hứa Tri Mẫn che miệng ho khan: “Tôi bị cảm mạo.”
“Tới khoa tim mạch khám bệnh cảm á?”
Hứa Tri Mẫn ho sặc sụa, thở hổn hển không thể trả
lời. Đúng vào lúc này, cửa phòng khámđóng chặt từ nãy đến giờ mở ra, một
bệnh nhân cầm toa thuốc đi ra ngoài, chị y tá bước đến gọi số kế tiếp: “Lưu
Khánh Hoan.”
“Là con tôi.” Người thiếu phụ vội vàng đứng lên.
“Chị đợi một chút.” Phát hiện thấy Hứa Tri Mẫn thở
gấp, người đổ mồ hôi, sắc mặt tái xanh, chị y tánói vớithiếu phụrồi
vội chạy trở vào phòng khám gọi Tiêu Kì: “Bác sĩ Tiêu, bệnh nhân đăng kí số
thêm phát bệnh rồi.” Tiêu Kì đứng ngay dậy đi ra ngoài, thấy tình trạng Hứa Tri
Mẫn, anh ta nói: “Đỡ cô ấy vào khám trước.”
Thiếu phụ không chịu, lớn tiếng hỏi: “Vậy là sao? Theo
thứ tự đăng kí phải đến lượt con tôi mới đúng chứ!”
“Cô ấy bệnh nặng chị à.” Chị y tá giải thích.
“Bệnh nặng thì đi cấp cứu, tôi đợi lâu quá trời
rồi, con tôi cũng khổ sở vậy.”
“Chị ơi, thông cảm chút được không, tình trạng của
cô ấy có vẻ nghiêm trọng lắm.”
“Bệnh của cô ta nghiêm trọng? Cô ta bị cảm chứ có
gì đâu, con tôi bệnh tim đây này! Ai nghiêm trọng hơn?”
“Bác sĩ Tiêu?” Chị y tá nhìn Tiêu Kì cầu cứu.
Tiêu Kì kiểm tra mạch đập và móng tay móng chân
của đứa trẻ, sau đó lại nhìn đôi môi tím tái của Hứa Tri Mẫn, nói với chị y tá:
“Cô ấy cần được khám gấp, chị đỡ cô ấy vào trong đi.”
Người thiếu phụ nổi giận, mắt đỏ hoe nói: “Ngày
nào chúng tôi cũng đến đây xếp hàng, khó khăn lắm mới lấy được số, tôi người
lớn chẳng hề hấn gì, nhưng con tôi làm sao đây!”
Hứa Tri Mẫn nghe vậy bèn nhẹ nhàng gỡ tay chị y tá
ra, thở dốc nói với Tiêu Kì: “Giáo sư Tiêu, emchờ được, thầykhám
cho bé này trước đi ạ.”
“Em có chắc là chờ được không?” Tiêu Kì trầm giọng
hỏi.
“Được ạ.” Hứa Tri Mẫn thu hết sức lực trả lời.
Tiêu Kì thở nhẹ một hơi: “Thôi được rồi. Hai người
vào cả đi.”
Chị y tá dìu Hứa Tri Mẫn vào trong phòng khám, đỡ
cô ngồi xuống chiếc kế kê bên cạnh giường khám bệnh rồiđưa cô viên thuốc
nhỏ theo lời dặn của bác sĩ Tiêu Kì: “Ngậm ở đầu lưỡi.” Hứa Tri Mẫn rùng mình,
đây rõ ràng là thuốc nitroglicerin.*
* Thuốc chống cơn đau thắt ngực.
Thấy Hứa Tri Mẫn bỏ thuốc vào miệng rồi, chị mới
yên tâm nói: “Đừng lo, bác sĩ Tiêu và chị đều ở đây, cậu ấy khám cho đứa bé kia
xong sẽ khám cho em ngay. Có gì không thoải mái em cứ gọi nhỏ một tiếng là
được.” Nói xong, chị vénmành đi ra ngoài.
Nhìn bóng lưngTiêu Kì thấp thoáng sau tấm
mành, bỗng dưng đôi mắt Hứa Tri Mẫn nhòe đi – cô nhớ Mặc Thâm. Lần tay chạm vào
điện thoại trong giỏ xách, điện thoại lại hết pin. Cô ngả đầu xuống chiếc
giường trải drap trắng toát,épmình nhắm mắt nghỉ ngơi.
Không biết qua bao lâu, lúc chị y tá kéo mành ra
thì Hứa Tri Mẫn cũng tỉnh lại. Người thiếu phụ vẫn đang hỏi Tiêu Kì: “Bác sĩ
bệnh viện chỗ chúng tôi nói phải mổ.”
“Con chị bị khiếm khuyết vách ngăn tâm thất, theo
kết quả siêu âm nhịp tim này thì lỗ hổng rất nhỏ. Tuy nhịp tim nghe rất vang,
chạm vào thấy như tim đập mạnh, nhưng không cần thiết phải giải phẫu. Nếu chị
không tin tưởng kết quả kiểm tra của bệnh viện chỗ chị thì có thể kiểm tra lại
ở bệnh viện chúng tôi. Nhưng tôi nghĩ không cần. Bởi vì bệnh con chị không có
triệu chứng cần phải giải phẫu rõ rệt, đợi đến khi cháu hai tuổi đến bệnh viện
kiểm tra lần nữa, đến lúc đó nhiều khả năng lỗ hổng cũng khép kín lại rồi.”
“Có cần uống thuốc bổ gì cho cái lỗ đó khép lại
mau mau không bác sĩ?”
“Không cần.” Tiêu Kì nói chắc như đinh đóng cột.
“Nhưng dù sao cũng đến đây khám rồi, bác sĩ nói
không cần mổ, giờ lại không cho thuốc đem về…”
Bàn tay cầm bút ghi trên giấy của Tiêu Kì chợt
ngừng lại, anh ta nói: “Tôi chỉ kê toa theo tình trạng của bệnh nhân. Nếu cần
kê toa, thuốc đắt cách mấy tôi cũng kê; nếu không cần, chị nói gì đi nữa tôi
cũng sẽ không cho chị toa thuốc. Về chuyện không giải phẫu, trước hết đó là
quyết định của bác sĩ tôi đây, hoàn toàn không liên quanđến cách nghĩ của
người khác khi khám bệnh cho con chị.”
Người thiếu phụ rầu rĩ đáp: “Cám ơn bác sĩ,” rồi
bồng con đi ra ngoài.
Hứa Tri Mẫn nghe những lờiTiêu Kì nói, cảm
thấy quan điểm của anh ta rất giống Mặc Thâm. Mặc Thâm chủ trương có bệnh phải
trị, bất kể khoảng cách giàu nghèo, địa vị cao thấp ra sao, bởi vậy nên trong
lòng anh luôn bất mãn chuyện năm xưa cô sinh non không được ba mẹ chăm sóc chu
đáo.
Hễ nhớ đến anh là ngực cô lại đâu.
Chị y tá đóng cửa lại, Tiêu Kì bảo cô: “Em cởi áo ra.”
Hứa Tri Mẫn co rocởi cúc áo, cô biết đây là
vọng chẩn và thính chẩn.*
* Vọng – nhìn; thính – nghe; chẩn – khám bệnh.
Tiêu Kì hỏi: “Hứa Tri Mẫn?”
“Dạ phải.”
“Nhân viên y tế?”
“Trước đây là y tá.”
“Khoa nào?”
Hứa Tri Mẫn không hiểu tại sao anh ta lại hỏi kĩ
như vậy, nhỏ giọng đáp: “Tim huyết quản.”
Tiêu Kì liếc qua xấp giấy xét nghiệm của bệnh viện
công mà cô mang đến rồi nói: “Bạch huyết cầu và tiểu cầu của emrất thấp,
emlàm việc ở phòng can thiệp bao lâu?”
“Khoảng chừng một
năm ạ.” Hứa Tri Mẫn nhận thấy con mắtvà lối tư duy của anh ta rất sắc
sảo.
“Em có triệu chứng
như vậy lâu chưa?”
“Trên dưới hai
tháng.”
“Sau khi cảm mạo?”
“Vâng.”
“Trước kia có
triệu chứng giống vậy không?”
“Lúc học đại học
emđã bệnh một lần, phải vào cấp cứu.”
“Em bỏ tay xuống đi,
trong phòng có máy sưởi, y tá cũng ở đây.”
Hứa Tri Mẫn mím
môi dưới, buônghai tay xuống cạnh đầu gối. Cặp mắt màu xám nhạt lãnh đạm
của Tiêu Kì dừng lại trên khuôn ngực phập phồng của cô, anh ta nói: “Được rồi,
xoay người lại.”
Hứa Tri Mẫn quay
lưng lại, thoáng chốc làn da đã tiếp xúc với ống nghe lạnh lẽo. Cô nhắm chặt
mắt, cảm giác sợ hãi bao trùm tâm trí. Khi ống nghe chạm đến ngực, cả người cô
gần như run lên bần bật.
Tiêu Kì nhận ra cô
không thoải mái, lập tức thu lại ống nghe: “Mặc áo vào đi.” Hứa Tri Mẫn cuống
quít mặc áo vào lại chỉnh tề.
“Chị đưa
côấy đến khoa phóng xạ, bảo họ là cần kết quả gấp.” Tiêu Kì viết xong tờ
đơn xin kiểm tra phóng xạ rồi giao cho y tá: “Tôi ở đây đợi hai người về.”
Hứa Tri Mẫn muốn
hỏi nhưng Tiêu Kì đã cúi xuống giở xem hồ sơ khám bệnh ở bệnh viện công của cô.
Hứa Tri Mẫn đi
chụp phim phổi trong nỗi lo lắng ngập tràn. Sau đó, chị y tá cầm phim chụp đưa
cho Tiêu Kì. Tiêu Kì khoanh tay tập trung suy nghĩ xem tấm phim X – quang phổi
treo trên hộp đèn, hỏi Hứa Tri Mẫn: “Lúc mang thai cô mẹ cô có bị bệnh gì
không?”
Hứa Tri Mẫn lắc
đầu: “Em không biết, chắc là không có đâu.”
Tiêu Kì gõ nhẹ
ngón tay lên trán: “Vậy… emcó sinh thiếu tháng không?”
Vài giây đồng hồ
trôi qua trong im lặng.
Tiêu Kì rũ mắt
xuống, nói: “Sinh thiếu tháng thật rồi!”
Từ trước đến nay
Hứa Tri Mẫn không hề có khái niệmgì với chuyện mình là đứa trẻ sinh thiếu
tháng, nhưng lúc này đây cô bỗng dưng hoảng loạn khi đối diện với câu hỏi thình
lình của Tiêu Kì: “Em đúng là sinh thiếu tháng, nhưng đó giờ sức khỏe em tốt
lắm.”
Đáp lại lời giải
thích của cô, Tiêu Kì chỉ nói một câu: “Nhập viện.”
“Dạ?” Hứa Tri Mẫn
trừng mắt kinh ngạc, “Em đã khám ở bệnh viện côngvàkhoa Đông y của
bệnh viện này…”
“Chẳng phải
emkhông tin vào chẩn đoán của họ nên mới đến chỗ tôi khám hay sao?” Tiêu Kì
lạnh nhạt ngắt lời cô.
Hứa Tri Mẫn nhìn
thẳng vào đôi mắt lạnh lùng và kiênquyếtcủa anh ta. Cô biết anh ta
không phải một bác sĩ bình thường, không chỉ bởi anh ta là bác sĩ do Vương Hiểu
Tịnh giới thiệu, bởi danh tiếng giáo sư của anh ta, mà trênhết là bởi
cách khám bệnh vọng, văn, vấn, thiết đầy bén nhạy và quyết đoán.
“Kết quả chẩn đoán
thế nào ạ?” Bàn tay Hứa Tri Mẫn vịn mép bàn như thể rã rời.
“Tôi không thể
chẩn bệnh choemngay lúc này, emphải nhập viện làm kiểm tra
toàn diện, bệnh của emđặc biệt, nếu khu bệnh không đủ giường, chúng tôi
sẽ thêm giường cho cô.”
“Để emsuy
nghĩ vài hôm đã.” Đầu óc Hứa Tri Mẫn rối như mớ bòng bong.
“Tình trạng
emđang thế này tôi không thể để emđi đâu được hết, tối nay
emphải ở lại bệnh viện thôi.”
Hứa Tri Mẫn nói:
“Không, emkhông nhập viện đâu.” Vừa nói xong, cả người cô ngã quỵ vì
không còn sức chống chọi với sự mệt mỏi và căng thẳng cả ngày hôm nay. Bên tai
cô vọng đến tiếng y tá gọi người đến giúp, ngay sau đó một bàn tay mạnh mẽ vững
vàng đỡ lấy cô. Ngửi thấy mùi thuốc sát trùng trên quần áo đối phương, cô bất
giác thì thào: “Mặc Thâm, Mặc Thâm.”
“Mặc Thâm?” Tiêu Kì
cau mày, chợt nhớ tới một cậu sinh viên anh ta từng rất tâm đắc trong thời gian
ở bệnh viện Phụ Ngoại, “Là Mặc trong mực đỏ và đen, Thâm trong sâu cạn?”
Hứa Tri Mẫn không
trả lời anh ta. Tiêu Kì phát hiện mạch đập của cô đột ngột suy yếu, bèn nhanh
chóng bế cô lên nằm trên giường bệnh.
Thành phố R.
Mặc Thâm vừa cùng
nhóm Dương Sâm bước ra từ tòa nhà khu nằm viện, trong lòng đột ngột ập đến cảm
giác bất an. Dương Sâm ngoảnh lạithấy anh đứng sững tại chỗ: “Mặc Thâm?”
Mặc Thâm sốt ruột
bấm điện thoại, rồi kề điện thoại đến sát bên tai nhưng trả lời anh chỉ là câu:
“Số máy quý khách vừagọi tạm thời không liên lạc được…”
“Gọi ai đấy? Hứa Tri Mẫn à?”
“Cô ấy tắt máy rồi.” Mặc Thâm tiếp tục bấm số,
“Cũng có thể di động hết pin.”
Quách Diệp Nam đi tới giữ tay anh lại nói: “Cậu
đừng nóng vội, tìm số kí túc xá của cô ấy xem sao.”
“Cô ấy thuê phòng trọ, tiết kiệm tiền nên không
lắp điện thoại.”
“Haiz!” Dương Sâm thở dài, “Tiết kiệm tiền tới mức
ấy!”
Quách Diệp Nam trấn an Mặc Thâm: “Chắcdi
động hết pin thôi mà, cậu chờ đến tối hãy gọi lại.”
Mặc Thâm không thể làm gì khác, đành cầm chặt di
động hỏi: “Hội nghị tim huyết quản thường niên ở Bắc Kinh, chủ nhiệm sắp xếp
cho cậu đi hay Viên Hòa Đông đi?”
“Hôm nay mới có quyết định, A Viên đi, ngày mốt
lên đường, cậu ấy đang ở văn phòng chủ nhiệm nói chuyện với giáo sư Vương đấy.”
“Tớ phải gặp cậu ấy đã, hỏi cậu ấy xem lần này đi
Bắc Kinh có thể đến thăm cô ấy một chuyến không.”
Quách Diệp Nam và Dương Sâm nghi hoặc hỏi: “Mặc
Thâm này, cậu có lo lắng thái quá không?”
“Cô ấy bị cảm nên hai tháng nay không dám gọi điện
cho chúng ta. Tin này do Mặc Hàm hỏi thăm được từ bạn của mẹ tớ ở Bắc Kinh.”
“Cảm vặt thôi ấy mà.” Dương Sâm nhỏ giọng làu bàu.
Mặc Thâm gọi lần thứ mười, nghe câu “Số
máyquý khách vừa gọi tạm thời không liên lạc được” lặp đi lặp lại,
anh kích động tới mức muốn ném quáchđiện thoại di động đi cho xong.
Viên Hòa Đông vừa ra đến cổng thì gặpMặc
Thâm: “Hay quá, tôi đang muốn tìm cậu đây. Số Hứa Tri Mẫn không gọi được, cậu
biết địa chỉ cụ thể của cô ấy ở Bắc Kinh không?”
“Cậu định khi nào đi gặp cô ấy?”
“Tôi sẽ đến Bắc Kinh trước một ngày để ghé thăm cô
ấy.”
Quách Diệp Nam và Dương Sâm nhìn hai người khẩn
trương bàn chuyện Hứa Tri Mẫn, cảm thấy kinh ngạc nhiều hơn là nhẹ nhõm. Quách
Diệp Nam đẩy đẩy gọngkính, sâu trong lòng thầm cảm thán, đến giờ phút
nàykhông thể không thừa nhận mình đã luôn hiểu sai về Hứa Tri Mẫn.
Hứa Tri Mẫn không biết Viên Hòa Đông sắp đến thăm
mình. Lúc này, cô đang nằm trên giường bệnh của bệnh viện Hiệp Hòa, họ cho cô
thở dưỡng khí, vừa thở dưỡng khí vừa uống đúng thuốc do Tiêu Kì kê toa, sức lực
của cô dần dần hồi phục. Cô mở mắt ra, mơ hồ nhìn thấy Tiêu Kì ngồi bên giường,
một tay đặt lên mạch của cô, tay kia cầm tấm hình, lông mi chớp khe khẽ tựa như
đang nín thở suy tư.
Trong lòng Hứa Tri Mẫn dâng lên nỗixúc động,
cô bỗng phân vân, có nên nói cho anh ta biết tên cô giáo mình không? Cô gọi:
“Bác sĩ Tiêu…”
Tiêu Kì cất tấm hình vào lại túi áo bên người,
quay sang nói: “Di động của emhết pin, hơn nữa lại là đời cũ, không tìm
được đồ cắm điện và pin tương thích. Chúng taphải báo cho người nhà hoặc
bạn bè em hay tin.”
Hứa Tri Mẫn không trả lời.
Tiêu Kì trầm giọng nói: “Tôi cho emmột ít
thời gian suy nghĩ. Nếuemvẫn nhất quyết giữ thái độ này, tôi sẽ
dùng cách khác thông báo cho người thân và bạn bè em.”
Hứa Tri Mẫn mở miệng: “Emmuốn xuất viện.”
“Không được.”
“Em thấy khỏe hơn nhiều rồi.”
“Em chỉ thuyên giảm tạm thời thôi.”
Tiêu Kì hơi ngừng lại rồi đáp: “Tôi nói rồi, chưa
làm xong kiểm tra thì tôi chưa thể đưa ra chẩn đoán chính xác. Emlàm
trong ngành y, chẳng lẽ ngay cả nguyên tắc căn bản này emcũng không hiểu
sao? Đó là vì…” Đang nói giữa chừng, Tiêu Kì đột ngột ngừng bặt với thái độ
cảnh giác. Cô gái này thông minh thật, suýt chút anh ta đã mắc bẫy.
“Là gì ạ?”
“Tối nay emcứ nghỉ ngơi đi, nhớ không được
xuống giường đấy. Đợi mai làm kiểm tra xong tôi sẽ nói cho embiết. Bây
giờ nếu tôi nói những chẩn đoán này kia với emthì cũng chỉ mang tính chất
‘khả năng,’ cái gì không chắc chắn tôi sẽ không nói.” Tiêu Kì kiên quyết không
thay đổi quyết định. Với kinh nghiệm lâm sàng dày dặn của anh ta, cô gái này là
điển hình của mẫu người bệnh nhạy cảm, hơn thế còn khiến cho người cùng nghề
phải đau đầu. Ngoài chữa trị ra, việc cấp bách hiện tại là phải tìm được người
thân của cô.
Hứa Tri Mẫn đàm phán thất bại, đành nói: “Cám ơn
bác sĩ,” rồi ngoan ngoãn nhắm mắt.
Tiêu Kì đợi bệnh tình của cô ổn định trở lại rồi
mới rời đi, trước đó anh ta không quên dặn đi dặn lại y tá phòng bệnh: “Để ý
bệnh nhân này, tôi lo cô ấy xảy ra chuyện gì.”
Y tá gật đầu đáp “Dạ.” Thế nhưng đến nửa đêm, khu
bệnh có bệnh nhân cần cấp cứu, qua một hồi lâu bận rộn y tá mới hoàn hồn nhớ
lại lời bác sĩ Tiêu. Đến khi y tá chạy đến phòng bệnh của Hứa Tri Mẫn thì bệnh
nhân đã thừalúchọ sơ suất chuồn đi mất dạng, chỉ để lại trên
bànít tiền và một tờ giấyvớihàng chữ viết ngay ngắn đẹp đẽ:Bác sĩ Tiêu, xin cho
phépemvề nhà suy nghĩ kĩ hơn, emsẽ quay lại tiếp tục khám
bệnh.
Viên Hòa Đông đến sân bay thủ đô lúc hơn hai giờ
chiều. Kể từ tối hôm qua mãi không gọi được di động của Hứa Tri Mẫn, cả anh và
Mặc Thâm đều cùng chungmột nỗi lo. Lúc bước vội vàng băng qua đại sảnh
sân bay, trống ngực anh đột nhiên giật mạnh, đôichân bất chợt sững lại.
Anh chậm rãiquay người ra sau, hình như trong một khoảnh khắc nào đó anh
đã nhìn thấy bóng hình xinh đẹp của cô giữa những hành khách đang gấp gáp lên
máy bay. Nhưng nghĩ kĩ lại thấy không đúng, mái tóc cô dài và óng mượt, còn
người kia thì tóc ngắn. Viên Hòa Đông lắc đầu thở dài rồi xáchhànhlí
lên tiếp tục bước đi.
Anh không biết rằng cô gái mà anh nhìn thấy đúng
là Hứa Tri Mẫn. Hứa Tri Mẫn trơ mắt nhìn Viên Hòa Đông càng đi càng xa, tiếng
“Sư huynh” vừa muốn thốt ra thì đã bị cơn đau thình lình xộc vào lồng ngực nhắc
nhở cô hiện thực tàn khốc. Trước lúc trốn khỏi bệnh viện, cô đã đi tới trạm y
tá đọc bảng danh sách bệnh nhân nằm viện treo trên tường. Thẻgiường bệnh
của cô được ghim hàng trên cùng, phần chẩn đoán ghi rất rõ:Sa van hai lá* – nghi ngờ bệnh tim
bẩm sinh mang tính chất phức tạp. Làm sao cô có thể quên được khúcTiễn biệtanh đã thổi cho người em gái đáng
thương qua đời vì bệnh tim bẩm sinh?
*Sa van hai láxảy ra khi các van giữa buồng tim trên trái (tâm
nhĩ trái) và buồng thấp bên trái (tâm thất trái) không đóng đúng cách. Đây là
một trong những bệnh tim mạch khó chữa.
Cô cố gắng chôn chặt đau thương, kéo rương hành lí
nhỏ bước lên chặng đường trở về quê nhà.