Hôm nay bài tiếp theo là một bài về mẹo vặt trong cuộc sống, bài trích từ sách:
MẸO VẶT TRONG TẦM TAY.
Bài 1: CÔNG DỤNG CỦA RAU SAM
View attachment 29846
Rau sam là rau gì?
Rau sam người ta thường xem nó như cỏ dại, thân mọng nước, màu đỏ tím nhạt. Lá mọc so le, dày, mép có viền đỏ, hoa màu vàng. Rau sam hay mọc ở những nơi ẩm mát như: vườn nhà, bờ ruộng, bờ kênh mương, ven đường hoặc mọc xen kẽ trong những luống hoa mười giờ, bờ ruộng…
Đặc tính đông dược: Vị chua tính lạnh, không độc
- Chứa nhiều sinh tố bổ dưỡng: A, B1, B2, C, PP, một số khoáng chất và nhiều acid béo omega-3…
- Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tiêu viêm, nhuận trường lợi tiểu, thường được dùng trong các chứng viêm nhiễm, lở ngứa, kiết lỵ
Tác dụng đông dược của rau sam:
Trị lỵ ra máu, tiểu tiện đục, tiểu tiện khó khăn, trừ giun sán, trị kiết lỵ, mụn nhọt, phối hợp với đông dược khác trị các bệnh phụ khoa như xuất huyết tử cung, huyết trắng, xuất huyết sau khi sinh…
Tác dụng của rau sam trong đời thường:
- Làm lành vết thương và trị mụn:
Lá tươi của cây rau sam đắp vào vết thương giúp đẩy nhanh tiến trình kéo da non trên vết thương (theo nghiên cứu do khoa Dược, Đại học Jordan thực hiện và chứng minh hiệu quả).
Cách dùng: Rửa sạch lá (chú ý là lá) rau sam sau đó giã nhỏ đắp vào vết thương, mụn - ta đắp lá rau sam trong 7 ngày (chú ý thay lá mỗi ngày một lần).
- Chống lão hóa:
Theo nghiên cứu của Đại học Wollongong (Úc) cho rằng các chất dinh dưỡng, acid béo không no và chất chống oxy hóa của rau sau có tác dụng chống lão hóa trên cơ thể con người
Cách dùng: đem rau sam luộc, xào hoặc nấu canh. Ăn rau sam vào thời tiết nóng có kết quả tốt hơn.
- Phòng cảm nắng, say nắng
Cách dùng: Rau sam sau khi hái về rửa sạch các chất dơ và ăn rau sam thay rau sống hoặc luộc, nấu canh hàng ngày. Do có vị chua nên ăn giống như canh chua.
Khi sử dụng rau sam ta cần lưu ý những điều sau để có dụng tốt như mong muốn: Không nấu, đun rau sam quá kỹ, không sử dụng rau sam cho phụ nữ mang thai. Với những bệnh nhân có thể tạng hư hàn, hay đi tiêu lỏng, khi sử dụng rau sam cần phối hợp với những vị thuốc cay, ấm để không làm trệ lá lách. Những người bị sạn thận nên cẩn thận khi dùng vì rau sam có một hàm lượng nitrate và oxalate có thể gây tổn hại.
Ghi chú: Mọi bài viết đều chỉ mang tính chất tham khảo, những gì liên quan đến sức khoẻ vui lòng liên hệ bên bác sĩ chuyên môn để rõ hơn. Cần sáng suốt khi sử dụng.
tag: Sienna, ngocnungocnu.