Chương 3.
Câu này nghe hơi thiếu thiếu.
Điểm cộng:
- Em thích cái cách chị nói về nỗi đau của W, giọng văn vừa phải miêu tả nhẹ nhàng, nó đi vào lòng người đọc một cách tự nhiên không gượng ép. Em ấn tượng nhất hai đoạn chị miêu tả tâm trạng của W, một là lúc anh về nhà mà không thấy Khánh An, anh như phát điên lên để tìm cô ấy. Hai là lúc W hồi trưởng lại cảnh Khánh An bỏ đi, thời điểm đó cô ấy chưa bị mất trí nhớ. Đỉnh cao mà chị đạt được ở hai phân đoạn này là cách miêu tả tâm trạng hiển nhiên hờ hững, tựa như nó chỉ đơn giản là thế nhưng lại không phải thế. Nó làm những người ngoài cuộc mang tâm lý đứng xem trò vui, tim cũng phải nhói lên từng cơn với nỗi đau W đang gánh.
- Một cái nữa là chị rất biết dẫn người đọc đi vào nút thắt của mình, biết gỡ nút. Nó thể hiển rõ nhất ở đoạn W đang sắp phát điên đến nơi thì Khanh An đi mua coffee về. Anh nhìn thấy cô ấy tuy vui song lòng vẫn chưa nguôi giận, mắng Khánh An một câu rồi đùng đùng bỏ lên gác. Phải nói là đọc hết tám chương thì em tâm đắc nhất với đoạn này của chị.
Điểm trừ:
- Nếu trước đó em có "chót dại" khen giọng văn của chị nhẹ nhàng, dễ đi vào lòng người thì thời điểm này đúng là phải suy nghĩ lại. Thường khi người ta chọn ngôi kể thứ nhất, thế mạnh của ngôi kể đó là họ sẽ được khai thác triệt để nội tâm nhân vật "tôi" song, ngược lại với những nhân vật khác lại không được thuận lợi như vậy. Đa số là nhìn mặt đoán ý, nghe giọng nói đoán tâm tư và hơn hết tất cả, phần nhiều là bịa đặt, nói xấu cái người trước mặt. (Cái này là kinh nghiệm sau khi ngụm lặn hết cả trăm bể chuyện teen đến đại dương ngôn tình của em.) Còn nếu chọn ngôi kể thứ ba, người viết có cái nhìn tổng quát và khách quan về cả câu chuyện. Cho phép kể ra nỗi lòng, xuất thân hay chuyện khó nói của mỗi con người. Chốt lại ở đây, điểm em muốn nói đến là gì? Chị dùng ngôi kể thứ ba mà chị lại không vận dụng được hết thế mạnh của nó.
- Thứ nhất, nếu lấy bối cảnh ở nước ngoài và với ngôi kể thứ ba chị nên miêu tả thêm về quan cảnh và cuộc sống của con người ở đó. Ví dụ hồi trước em có đọc truyện Vị gió Praha của Lynk Boo. Chị này là du học sinh ở cộng hòa Séc, chị ấy viết truyện lấy bối cảnh ở Séc, bên cạnh chuyện tình cảm của cặp đôi nhân vật chính, chị ấy kể về con người và cuộc sống ở đó một cách chân thực, từng thứ từng thứ một hiện ra tựa như nó đang tồn tại ngay trước mắt. Em không có ý PR cho ai hay là dìm truyện của chị song em chỉ muốn đưa ra ví dụ cho chị hiểu thôi. Với những đứa chưa bao giờ được đi ra nước ngoài như em thì cuộc sống ngoài kia thực sự rất hay ho và thú vị. Vậy tại sao chị không thử đưa một vài cảnh vào cho câu chuyện của mình thêm sống động?
- Thứ hai, văn phong của chị chưa ổn, nó dùng nhiều văn nói hơn là văn viết. Có một số đoạn em cứ nghĩ mãi, nếu em là chị hẳn em sẽ viết nhiều hơn và dài hơn. Lúc đầu em có nói chị tả tâm trạng của W vừa hờ hững mà lại hiển nhiên, nó là thế mạnh song cũng mang nhiều hạn chế. Nếu chị tả tâm trạng của W rất hay thì ngược lại với Khánh An, chị lại chưa lột tả được cảm xúc của cô ấy nhiều đến thế. Những lúc Khánh An tủi thân, em nghĩ chị phải miêu tả tâm lý cô ấy nhiều hơn, thật là nhiều. Nó tạo ra điểm nhấn và tương phản rõ rệt với W. Và cuối cùng, như em đã nói, chị dùng văn nói nhiều hơn văn viết. Kiểu như có gì nói đấy, nghĩ sao nói vậy chứ hầu như không dùng phép tu từ nào và đặc biệt từ ngữ văn chương của chị rất giản dị hay nói trắng ra là một màu. Em nghĩ vấn đề trước mắt là chị nên cải thiện phần này trước.
- Thứ ba, những đoạn hồi trưởng như là anh chàng người Nhật kể lại chuyện cho Khánh An nghe, W đọc được tin nhắn của ai đó (quên tên rồi)trong điện thoại Khánh An, nói sẽ giúp cô phỏng vấn,... chị nên vận dùng lời kể của người dẫn chuyện vào và hạn chế lời thoại đi.
Trên đây là ý kiến của cá nhân em, em vẫn biết nó phiến diện chủ quan song em vẫn mong chị quan tâm đến nó. Chúc chuyện của chị thành công!