Hôm kia vào trang luv-ebook thì thấy họ đăng lại bài viết này, nhưng là bài đã qua biên tập, và nó không còn nhấn mạnh những điều mình muốn nói nên hôm nay xin đăng lại bản gốc vào đây. Vô tình đọc lại bài viết mình lưu lại trên blog cá nhân thì thấy cũng gần một năm rồi từ ngày viết bài và cũng sắp đến ngày chị ấy chọn cách ra đi...
****
Chưa đến một tháng sau khi viết đoạn cảm nghĩ dưới đây để tham gia cuộc thi Đọc Sách Hay - Vui Chia Sẻ Kỳ 2 của diễn đàn Gác Sách thì trong công ty có một nhân viên ra đi bằng cách này. Sự ra đi đó để lại nhiều nuối tiếc trong lòng những người ở lại. Thật ra thì tôi cũng không thân thiết với người đó lắm. Vài tháng trước, tình cờ đi ngang qua hành lang với một đồng nghiệp khác, thì gặp được người đồng nghiệp đã ra đi. Sau khi chào hỏi qua lại vài ba câu, không hiểu vì sao cuộc trò chuyện lại nói về việc người đó đang không vui vì con mèo của người đó bị bệnh. Một chuyện đối với tôi chỉ là nhỏ nhặt, nhưng người đó dường như trong trạng thái tâm thần hỗn loạn. Sau lần ấy, tuy tôi không quên cuộc trò chuyện đó nhưng cũng không nghĩ đến nó nhiều. Khi chuyện xảy ra, tôi cũng không hoàn toàn quá kinh ngạc, tôi nghe nói có nhiều chuyện người đó đã trải qua về mặt thể xác lẫn tinh thần nên tôi cũng không có nuối tiếc gì. Phải chăng, ngay cả khi có những dấu hiệu được báo trước, tôi vẫn chọn thờ ơ?
****
Dạo gần đây tự nhiên đọc trúng vài quyển, quyển nào quyển nấy đều nói về vấn đề tự tử nhưng ấn tượng nhất là quyển 13 Lý Do Tại Sao của Jay Asher. Tóm tắt tí xíu thì đại loại vài ngày sau khi người bạn học cùng lớp Hannah tự tử, Clay nhận được một bưu kiện trong đó có vài cuốn băng cát-sét của Hannah ghi âm lại và "kể tội" những người xung quanh để giải thích cho lý do mình tự kết thúc cuộc đời khi còn đang học trung học.
Quyển sách tuy nhận được nhiều bình luận tốt từ báo chí nhưng bạn đọc trên trang goodreads.com (trang web giới thiệu và bình luận sách) lại rất bất bình và cho rằng quyển sách không thực tế vì quyển sách tán dương và khuyến khích các bạn trẻ tự vẫn vì lý do không đâu. Thật ra đọc xong quyển sách này thì bạn đọc nào cũng sẽ thấy không có lý do nào trong mười ba lý do của Hannah kể đáng để một người trẻ như thế kết thúc cuộc đời mình. Từ những chuyện nhỏ nhặt như bị bạn bè trong trường ăn hiếp, ganh tị, chèn ép, khinh bỉ, đến chuyện gia đình thờ ơ, cuộc sống cô đơn, v.v. Theo ý chung của đa số độc giả, dù những chỉ một chuyện xảy ra với bạn hay tất cả những chuyện đó xảy ra cùng lúc thì đó cũng không phải là lý do chính đáng để tự tử. Nhưng chẳng bạn đọc nào đưa ra lý do nào thì mới là lý do chính đáng để tự sát. Thực ra đối với những người ở lại, có lý do nào mới là lý do chính đáng để người thân của mình tự nguyện ra đi khi tuổi đời còn trẻ?
Quyển sách này thực ra không để lại ấn tượng với mình về nội dung, nhưng chính những phản ánh, cảm nhận, chỉ trích, khen ngợi về nó đã để lại ấn tượng thật sâu sắc với mình. Có một lần mình nghe được trên chương trình TEDTALK của Mỹ về vấn đề trầm uất và tự vẫn của các bạn teen, đó là "Khi còn là teen, nếu có chuyện khúc mắc gì, bạn không nên hành động nông nổi, chỉ cần đợi thêm vài năm là mọi chuyện sẽ tự sáng tỏ." Giới trẻ tuổi teen nhìn cuộc đời rất khác so với người trưởng thành, thậm chí chỉ từ năm mười sáu đến năm mười tám, hay năm mười tám đến năm hai mươi, cái nhìn về con người và cuộc sống của các bạn teen đó sẽ thay đổi. Chắc chắn sẽ thay đổi, dù ít hay nhiều, vì đó chính là quá trình trưởng thành. Khi trưởng thành, có người sẽ rút được kinh nghiệm sống và nhìn vào hoàn cảnh của người khác với suy nghĩ dịu dàng hơn, nhưng cũng có người sẽ nhìn vào cuộc đời và suy nghĩ của người khác có thái độ khắt nghiệt hơn. Nhưng khi trưởng thành rồi, họ lại mau quên đi khoảng thời gian mình đã từng trải qua khi còn tuổi teen. Và đó cũng chính là lý do vì sao có quá nhiều ý kiến không đồng cảm với Hannah và lý do tự tử của cô bé: Họ đã quên đi cái tuổi teen đầy nông nổi của mình và họ thờ ơ với quá trình trưởng thành của người khác.
Tất cả mọi người đều cho rằng mười ba lý do để tự tử thật không chính đáng, nhưng đối với mình thực ra chỉ có một lý do duy nhất đối với những bạn trẻ tuổi teen như Hannah tìm đến cái chết: sự thờ ơ của những người xung quanh. Mình không cho rằng tác giả viết truyện này để khuyến khích tuổi teen hãy tự cho mình là cái rốn của vũ trụ và mọi người nên quan tâm đến các bạn teen nổi loạn một cách vô cớ. Nhưng thực ra có ai lại không muốn mình được quan tâm, không muốn mình là trung điểm của cuộc sống xung quanh mình, nhất là khi các bạn đang tập làm người lớn. Sự thờ ơ của người khác đối với những bạn trẻ tuổi teen lạc lối chính là liều thuốc độc dễ dẫn đến những cái chết vô lý nhất. Sự thờ ơ với suy nghĩ lạc lõng của người khác làm cho họ nghĩ dù có kể một trăm lý do thì cũng không có lý do nào là chính đáng. Sự thờ ơ với sự đang trưởng thành của người khác làm cho họ nghĩ người khác chỉ muốn được sự chú ý mà không tự hỏi bỏ ra chút quan tâm đến người khác có mất mát gì với mình.
Sự thờ ơ trong cuộc sống ngày càng nhiều: mình thờ ơ với người ta bị xe đụng nên mình nhào vô hôi của, mình thờ ơ vì sợ liên lụy hay sợ bị gạt nên không dám cho ai đi nhờ xe, không dám cho tiền ăn xin, mình thờ ơ với môi trường nên dùng nhiều bọc ni lông và xả rác lung tung, mình thờ ơ đủ kiểu với cuộc sống này, có khi nào mình nghĩ sự thờ ơ nho nhỏ của mình sẽ dẫn đến cái chết của người khác, như hiệu ứng con bướm ở Trung Quốc ấy? Câu trả lời là không. Vì mình thờ ơ nên mình nghĩ chuyện Hannah tự sát không liên quan gì đến mình dù cô bé có điểm danh mình trong danh sách mười ba lý do thì mình cũng chẳng quan tâm. Vì mình thờ ơ nên đối với mình, chẳng có lý do nào trong mười ba lý do đó chính đáng cả vậy thì mình cần gì phải quan tâm. Mình thờ ơ không chú ý đến cuộc sống nên mình cũng không biết cuộc sống này có gì đáng để được mình quan tâm.
Tháng 2, 2015
****
Chưa đến một tháng sau khi viết đoạn cảm nghĩ dưới đây để tham gia cuộc thi Đọc Sách Hay - Vui Chia Sẻ Kỳ 2 của diễn đàn Gác Sách thì trong công ty có một nhân viên ra đi bằng cách này. Sự ra đi đó để lại nhiều nuối tiếc trong lòng những người ở lại. Thật ra thì tôi cũng không thân thiết với người đó lắm. Vài tháng trước, tình cờ đi ngang qua hành lang với một đồng nghiệp khác, thì gặp được người đồng nghiệp đã ra đi. Sau khi chào hỏi qua lại vài ba câu, không hiểu vì sao cuộc trò chuyện lại nói về việc người đó đang không vui vì con mèo của người đó bị bệnh. Một chuyện đối với tôi chỉ là nhỏ nhặt, nhưng người đó dường như trong trạng thái tâm thần hỗn loạn. Sau lần ấy, tuy tôi không quên cuộc trò chuyện đó nhưng cũng không nghĩ đến nó nhiều. Khi chuyện xảy ra, tôi cũng không hoàn toàn quá kinh ngạc, tôi nghe nói có nhiều chuyện người đó đã trải qua về mặt thể xác lẫn tinh thần nên tôi cũng không có nuối tiếc gì. Phải chăng, ngay cả khi có những dấu hiệu được báo trước, tôi vẫn chọn thờ ơ?
Tháng 4, 2014
****
Dạo gần đây tự nhiên đọc trúng vài quyển, quyển nào quyển nấy đều nói về vấn đề tự tử nhưng ấn tượng nhất là quyển 13 Lý Do Tại Sao của Jay Asher. Tóm tắt tí xíu thì đại loại vài ngày sau khi người bạn học cùng lớp Hannah tự tử, Clay nhận được một bưu kiện trong đó có vài cuốn băng cát-sét của Hannah ghi âm lại và "kể tội" những người xung quanh để giải thích cho lý do mình tự kết thúc cuộc đời khi còn đang học trung học.
Quyển sách tuy nhận được nhiều bình luận tốt từ báo chí nhưng bạn đọc trên trang goodreads.com (trang web giới thiệu và bình luận sách) lại rất bất bình và cho rằng quyển sách không thực tế vì quyển sách tán dương và khuyến khích các bạn trẻ tự vẫn vì lý do không đâu. Thật ra đọc xong quyển sách này thì bạn đọc nào cũng sẽ thấy không có lý do nào trong mười ba lý do của Hannah kể đáng để một người trẻ như thế kết thúc cuộc đời mình. Từ những chuyện nhỏ nhặt như bị bạn bè trong trường ăn hiếp, ganh tị, chèn ép, khinh bỉ, đến chuyện gia đình thờ ơ, cuộc sống cô đơn, v.v. Theo ý chung của đa số độc giả, dù những chỉ một chuyện xảy ra với bạn hay tất cả những chuyện đó xảy ra cùng lúc thì đó cũng không phải là lý do chính đáng để tự tử. Nhưng chẳng bạn đọc nào đưa ra lý do nào thì mới là lý do chính đáng để tự sát. Thực ra đối với những người ở lại, có lý do nào mới là lý do chính đáng để người thân của mình tự nguyện ra đi khi tuổi đời còn trẻ?
Quyển sách này thực ra không để lại ấn tượng với mình về nội dung, nhưng chính những phản ánh, cảm nhận, chỉ trích, khen ngợi về nó đã để lại ấn tượng thật sâu sắc với mình. Có một lần mình nghe được trên chương trình TEDTALK của Mỹ về vấn đề trầm uất và tự vẫn của các bạn teen, đó là "Khi còn là teen, nếu có chuyện khúc mắc gì, bạn không nên hành động nông nổi, chỉ cần đợi thêm vài năm là mọi chuyện sẽ tự sáng tỏ." Giới trẻ tuổi teen nhìn cuộc đời rất khác so với người trưởng thành, thậm chí chỉ từ năm mười sáu đến năm mười tám, hay năm mười tám đến năm hai mươi, cái nhìn về con người và cuộc sống của các bạn teen đó sẽ thay đổi. Chắc chắn sẽ thay đổi, dù ít hay nhiều, vì đó chính là quá trình trưởng thành. Khi trưởng thành, có người sẽ rút được kinh nghiệm sống và nhìn vào hoàn cảnh của người khác với suy nghĩ dịu dàng hơn, nhưng cũng có người sẽ nhìn vào cuộc đời và suy nghĩ của người khác có thái độ khắt nghiệt hơn. Nhưng khi trưởng thành rồi, họ lại mau quên đi khoảng thời gian mình đã từng trải qua khi còn tuổi teen. Và đó cũng chính là lý do vì sao có quá nhiều ý kiến không đồng cảm với Hannah và lý do tự tử của cô bé: Họ đã quên đi cái tuổi teen đầy nông nổi của mình và họ thờ ơ với quá trình trưởng thành của người khác.
Tất cả mọi người đều cho rằng mười ba lý do để tự tử thật không chính đáng, nhưng đối với mình thực ra chỉ có một lý do duy nhất đối với những bạn trẻ tuổi teen như Hannah tìm đến cái chết: sự thờ ơ của những người xung quanh. Mình không cho rằng tác giả viết truyện này để khuyến khích tuổi teen hãy tự cho mình là cái rốn của vũ trụ và mọi người nên quan tâm đến các bạn teen nổi loạn một cách vô cớ. Nhưng thực ra có ai lại không muốn mình được quan tâm, không muốn mình là trung điểm của cuộc sống xung quanh mình, nhất là khi các bạn đang tập làm người lớn. Sự thờ ơ của người khác đối với những bạn trẻ tuổi teen lạc lối chính là liều thuốc độc dễ dẫn đến những cái chết vô lý nhất. Sự thờ ơ với suy nghĩ lạc lõng của người khác làm cho họ nghĩ dù có kể một trăm lý do thì cũng không có lý do nào là chính đáng. Sự thờ ơ với sự đang trưởng thành của người khác làm cho họ nghĩ người khác chỉ muốn được sự chú ý mà không tự hỏi bỏ ra chút quan tâm đến người khác có mất mát gì với mình.
Sự thờ ơ trong cuộc sống ngày càng nhiều: mình thờ ơ với người ta bị xe đụng nên mình nhào vô hôi của, mình thờ ơ vì sợ liên lụy hay sợ bị gạt nên không dám cho ai đi nhờ xe, không dám cho tiền ăn xin, mình thờ ơ với môi trường nên dùng nhiều bọc ni lông và xả rác lung tung, mình thờ ơ đủ kiểu với cuộc sống này, có khi nào mình nghĩ sự thờ ơ nho nhỏ của mình sẽ dẫn đến cái chết của người khác, như hiệu ứng con bướm ở Trung Quốc ấy? Câu trả lời là không. Vì mình thờ ơ nên mình nghĩ chuyện Hannah tự sát không liên quan gì đến mình dù cô bé có điểm danh mình trong danh sách mười ba lý do thì mình cũng chẳng quan tâm. Vì mình thờ ơ nên đối với mình, chẳng có lý do nào trong mười ba lý do đó chính đáng cả vậy thì mình cần gì phải quan tâm. Mình thờ ơ không chú ý đến cuộc sống nên mình cũng không biết cuộc sống này có gì đáng để được mình quan tâm.
Tháng 2, 2014