Sách và bạn 15 bí quyết để viết nên một tác phẩm thành công

streetchick

Gà ăn bám
Nhóm Chuyển ngữ
☆☆☆
Tham gia
9/12/13
Bài viết
851
Gạo
4.379,5
Chúng tôi đã hỏi những tác giả ở hội sách Yallwest ở Santa Monica rằng liệu họ có thể bật mí một bí quyết đã giúp họ viết nên những tác phẩm thành công không. Và đây là những mẹo hết sức hữu ích của họ.

grid-cell-3926-1462302838-4.jpg

1. “Tôi đọc lên thành tiếng rất nhiều. Thế nên sau khi viết xong, tôi lại đọc to những gì mình đã viết. Khi đọc lên bạn thật sự sẽ nghe thấy được những phần dính chùm vào nhau hay có câu cú lủng củng mà trước đó bạn không để ý thấy khi viết. Vậy nên tôi nghĩ làm thế sẽ giúp mọi thứ diễn ra trôi chảy hơn và hay hơn.”

—Rainbow Rowell, tác giả của Fangirl, Landline, Eleanor & Park, và nhiều cuốn khác

grid-cell-3954-1462302860-8.jpg

2. “Với tôi, việc viết lách luôn thật khó khăn. Tôi cố gắng và khiến cho mọi chuyện trở nên dễ dàng với phương pháp viết lách của riêng mình, đó là tôi không viết theo một trình tự nhất định nào cả. Tôi viết bất cứ điều gì mình thấy hứng thú nhất trước. Joss Whedon cũng có cách viết tương tự như vậy và gọi nó là ‘món khai vị trước’. Tôi luôn viết theo cách đó theo trực giác bởi tôi không phải là kiểu người có thể lập dàn ý cho câu chuyện của mình. Nếu cảnh ấy đã khiến tôi không có hứng thú để viết, thì tôi nghĩ là cũng sẽ chẳng có ai thấy hào hứng khi đọc nó cả.”

—Jenny Han, tác giả của Gửi tất cả chàng trai tôi từng yêu và series Mùa hè thiên đường

grid-cell-23743-1462226240-5.jpg

3. “Quy tắc. Quy tắc 100%. Tôi mà không đặt ra mục tiêu thì sẽ làm rối tung cả lên mất thôi.”

— Adam Silvera, tác giả của More Happy Than Not (Hạnh phúc hơn là không).

grid-cell-17786-1462302927-4.jpg

4. “Phát triển nhân vật. Lúc nào tôi cũng bảo người khác rằng thật sự chẳng có gì xảy ra trong những câu truyện của tôi cả. Tôi có khuynh hướng tin rằng con người đầu tư vào con người là nhiều hơn hết thảy những thứ khác. Thế nên Tupac là một trong những vị anh hùng thuở thiếu thời của tôi. Ông đã có thể nói ‘Tôi sẽ làm ra những chiếc khăn mặt,’ và tôi sẽ bảo, ‘Nè bọn mình phải đi mua hết mọi loại khăn mặt hiệu Tupac đê.’ Tupac có làm gì cũng chẳng quan trọng, vì tôi vẫn sẽ đầu tư tiền của mình cho ông ấy. Thế nên tôi phát triển nhân vật của mình với cùng một quan điểm đó trong tâm trí: rằng độc giả sẽ muốn ngồi xuống và theo sát bên nhân vật suốt khoảng thời gian đó, dẫu cho những nhân vật ấy có đang làm gì đi chăng nữa.

—Jason Reynolds, tác giả của When I was the Greatest (Khi tôi là kẻ vĩ đại nhất), All American Boys (Những chàng trai Mỹ),The Boy in the Black Suit (Cậu bé diện âu phục đen)

grid-cell-10899-1462302966-4.jpg

5. “Đừng bỏ cuộc. Tôi để cho mình có những ngày tồi tệ vì tôi biết chúng rồi sẽ trở nên tốt hơn. Điều ấy đã rất hữu ích với tôi vì nó cho tôi được làm môt con người. Và tôi nghĩ khi bạn là một nhà văn và bạn đang viết truyện và vẫn chưa được xuất bản bất cứ tác phẩm nào, tuy thế bạn vẫn đang ngồi đó mà nghĩ ngợi, ‘mình không bao giờ có thể làm thế được.’ Và thi thoảng bạn không nhận ra rằng mọi nhà văn đều có cho mình những tháng ngày tồi tệ, thế nên hãy cứ cho phép mình thấy ổn với việc ấy đi.”

—Sabaa Tahir, tác giả của An Ember in the Ashes (Đóm lửa trong tro tàn)

grid-cell-23124-1462305203-4.jpg

6. “Tôi cảm thấy như chiến thuật ‘nước đến chân mới nhảy’ của mình thực sự là rất có ích, dẫu cho nó quả thật là chẳng hay ho gì và tôi biết mình cần phải ngừng việc lướt web lại. Bởi vì tôi sẽ cứ vô thức mà lướt Tumblr hay Instagram và xem mấy thứ mà ai đó đăng lên như là một câu trích dẫn mà họ thích hay một đường liên kết đến một cái gì đó, và thường thì tôi sẽ lại hứng khởi mà nhấp vào đó. Nhưng rồi tôi sẽ thấy cái chi tiết tuyệt vời này để đưa vào truyện của mình mà nếu không nhấp vào thì tôi sẽ chẳng bao giờ tìm ra được. Vậy nên kết cục là tôi sẽ có được những chi tiết mà mình thật sự muốn sử dụng trong những câu chuyện của mình bằng cách không viết những câu chuyện ấy khi đáng ra tôi phải làm thế.”

—Robyn Schneider, tác giả của The Beginning of Everything (Khởi đầu của vạn vật) Extraordinary Means

grid-cell-10779-1462303087-4.jpg

7. “Jean Marie Stine, một nhà văn và cũng là bạn tốt của tôi, có nói, ‘Nếu những phân cảnh truyện mà cậu đang viết thấy nhạt nhẽo và chán ngắt quá thì hãy viết lại từ đầu và chắc rằng cậu đã sử dụng hết cả năm giác quan trong đó.’ Và mấy người mà bảo thính giác thì không tính… nếu bạn cho chúng vào trong tác phẩm của mình, văn phong của bạn sẽ trở nên hay hơn đấy.”

—Alex Gino, tác giả của George

grid-cell-7655-1462303135-4.jpg

8. “Tôi nghĩ đó chỉ là về việc hoàn tất nó. Hãy cứ hoàn tất tác phẩm của bạn. Dẫu cho nó có tệ đi chăng nữa — phần lớn những bản thảo đầu tay của tôi đều dở tệ - nhưng dẫu sao hãy cứ hoàn tất chúng.”

—Amy Tintera, tác giả của Reboot (Tái khởi động), Rebel (Nổi loạn), và Ruined (Tiêu tan)

grid-cell-8326-1462303164-4.jpg

9. “Đừng bỏ cuộc. Tôi thấy gần như đã muốn bỏ cuộc trước khi tôi kiếm được nơi đồng ý xuất bản cuốn Pointe, cuốn sách thứ tư mà tôi viết. Tôi gần như đã kiểu, ‘Thôi dẹp đi.’ Nhưng tôi mừng là mình đã không làm thế.Mỗi lần tôi ép mình hoàn thành điều gì đó, thì đó là điều tốt nhất mà tôi có thể làm.

—Brandy Colbert, tác giả của Pointe

grid-cell-7644-1462303215-6.jpg

10. “Cái này trái với một bí mật, nhưng 10 năm về trước tôi sẽ nói rằng viết bất cứ điều gì bạn muốn và đa dạng hóa nó theo tất cả những hướng khác nhau. Nhưng đây cũng là một điểm yếu bởi vì những độc giả muốn đọc được một tác phẩm tương tự từ bạn vào lần tiếp theo sẽ không thể lại tìm đến với bạn được. Và đó là một chuyện vừa tốt lẫn xấu. Tôi đoán đó thật sự là bí mật về những điểm khó chịu của một người nghệ sĩ.”

—M.T. Anderson, tác giả của Feed và nhiều cuốn sách khác.

grid-cell-32644-1462303249-9.jpg

11. “Việc nghe nhạc phim giúp tôi chú tâm vào tác phẩm mình đang viết. Tôi có riêng một playlist cho mỗi cuốn sách của mình.”

—Stephanie Diaz, tác giả của Extraction (Tước đoạt), Rebellion (Nổi loạn), và Evolution (Phát triển)

grid-cell-32737-1462303320-18.jpg

12. “Tôi luôn mở đầu mỗi cuốn sách bằng một câu hỏi mà tôi không có lời đáp. Thế nên tôi nghĩ bằng cách viết lên câu hỏi đó, tôi khám phá nó. Trong đầu tôi chưa có gì là đã được giải đáp cả, thế có nghĩa là nếu tôi vẫn chưa tìm ra được lời giải cho nó, không ai khác có thể. Cư nhiên cuốn sách sẽ khó mà đoán trước được. Tôi nghĩ nếu bạn bắt đầu một cuốn tiểu thuyết bằng cách không biết liệu bạn có thể giải đáp được thắc mắc đó không, lúc ấy bạn sẽ có được những điều tốt nhất.

— Soman Chainani, tác giả của The School for Good and Evil (Ngôi trường cho người tốt và kẻ xấu).

grid-cell-938-1462303371-5.jpg

13. “Sự kiên trì bền bỉ là rất đáng giá. Tôi viết tác phẩm đầu tay của mình từ 4 đến 6 giờ sáng mỗi ngày trong suốt ba năm, bắt đầu từ khi con gái tôi mới đươc bốn tháng tuổi. Tôi chỉ là không bao giờ bỏ cuộc. Mọi người cứ bảo không có đủ thời gian để viết, nhưng thật sự là có đấy. Nếu tôi có thể làm được, thì mọi người cũng vậy thôi.”

—Nicola Yoon, tác giả của Everything, Everything (Vạn điều, vạn vật) The Sun Is Also a Star (Mặt trời cũng là một vì sao)

grid-cell-8220-1462303406-11.jpg

14. “Hãy hiểu rằng việc viết nên những câu hỏi là đặt ra câu hỏi và không đưa ra câu trả lời. Nói cách khác, hãy viết nên những gì bạn thấy tò mò. Bạn đang tìm hiểu, khám phá chúng bởi bạn không biết nghĩ gì về chúng. Không phải bạn đang cố giải đáp mọi thứ, mà là bạn đang cố khám phá chúng.”

—Matt de la Peña, tác giả của Last Stop on Market Street (Điểm dừng cuối cùng ở Phố Chợ), Mexican Whiteboy (Chàng Mexico da trắng), We Were Here (Chúng tôi đã ở đây), và nhiều cuốn sách khác.

grid-cell-26985-1462303460-4.jpg

15. “Đừng bỏ cuộc. Sẽ rất có ích nếu bạn trò chuyện với mọi người. Hãy hòa nhập và thân thiện trong thế giới sách — nó giúp bạn gặp gỡ và quen biết với mọi người.”

—Adi Alsaid, tác giả của Let’s Get Lost (Cùng biến đi nào)Never Always Sometimes (Không bao giờ luôn là thi thoảng)

streetchick – Theo Buzzfeed
 

GinNatsu

Gà tích cực
Tham gia
21/7/14
Bài viết
92
Gạo
0,0
Re: 15 bí quyết để viết nên một tác phẩm thành công
Đừng bỏ cuộc và hãy cứ lầy đi. (Ai đó đã nói với em điều này).
 
Bên trên