Cảm nhận 5 cuốn sách kinh điển của Mario Puzo

yeuvanhoc79

Gà con
Tham gia
6/5/19
Bài viết
4
Gạo
0,0
1) Bố già - Khi Dấn Thân Vào Tội Ác Là Một Lựa Chọn Bất Đắc Dĩ
Cuốn này có thể gọi là kinh điển của những kinh điển, mình không còn gì cần giới thiệu thêm. Dưới đây là một vài sự kiện ngoài lề cho những ai chưa biết
- Thứ 1: Ngũ đại gia trong Bố già lấy ý tưởng từ 5 đại gia đình có thật: Genovese, Gambino, Colombo, Luchese, Bonnano.
- Thứ 2: Theo phỏng đoán của báo chí thì nhân vật Don Vito trong tiểu thuyết được lấy hình mẫu từ Carlo Gambino nhưng theo mình thì chỉ là hình mẫu về đầu óc thôi, còn hình tượng Bố già giống với Lucky Luciano hơn. Con đường giành lấy quyền lực của Don Vito được đánh dấu bằng 2 vụ ám sát Fanucci - ông trùm khu Don Vito sống và Mazanrano - ông trùm của New York. Đối với Lucky Luciano - hạ sát ông trùm Masseria (người đã thu nhận Lucky lúc nhỏ) và Mazanrano - ông trùm của New York.
LRG_DSC04548.jpg

(Nguồn ảnh minh họa Bố già - Reviewsach.net)
- Thứ 3: Thời điểm Don Vito khởi nghiệp, là thời kỳ đạo luật Volstead được thông qua ở Mỹ - cấm tuyệt đối đồ uống có cồn. Khiến rượu và bia trở thành thứ chất lỏng vàng, là hoạt động kiếm tiền chính trong thế giới ngầm thời điểm những năm đầu thế kỉ 20.

- Thứ 4: Về cơ cấu các tổ chức trong Bố già thì là như thế này: Ông trùm (capofamiglia), Trùm phó (sotto capo), Cố vấn (consigliere), Tổ trưởng (caporegime), lính (soldato), và đám ong ve, chưa được kết nạp vào Gia đình.

- Thứ 5: Vị trí của Don Vito đặc biệt hơn một chút là Ông trùm của các ông trùm (capo di tutti capi) nên bởi vậy khi Sollozzo muốn buôn bán ma túy phải xin phép qua Don Vito, nhưng do không được chấp thuận nên muốn trừ khử Don Vito, để có thể đưa ông trùm khác lên nhắm phục vụ cho việc kinh doanh của hắn.

- Thứ 6: Danh ca Johny Fontane được lấy hình mẫu của danh ca Frank Sinatra rất nổi tiếng những thập niên giữa thế kỷ 20 ở Mỹ.

- Thứ 7: Ngài Hoover mà Jack Woltz dọa Hagen ở đoạn đối thoại giữa hai người, chính là Edgar Hoover. Có thể mọi người biết rồi, nhưng trước năm 1957, ông ta luôn tuyên bố nước Mỹ không có tội phạm có tổ chức, chỉ sau Hội nghị Alapachin khi rất nhiều ông trùm bị bắt, ông ta mới công nhận là có tội phạm có tổ chức.Ngoài ra thì Hoover cũng đã thỏa hiệp với rất nhiều băng nhóm tội phạm gốc Ireland (Ái Nhĩ Lan) để bắt bớ các băng nhóm da màu khiến cho ông ta thăng tiến rất nhanh, trở thành giám đốc của FBI năm 29 tuổi và tại vị tới khi qua đời vào năm 1972 tức là khi 77 tuổi.

- Thứ 8: Nhân vật Luca Brasi được lấy hình mẫu sát thủ máu lạnh Albert Anastasia, kẻ đã bị ám sát chết năm 1957.

- Thứ 9: Các băng nhóm ở trong Bố già gần như hoàn toàn là băng nhóm Sicily và tổ chức kiểu Sicily. Al Copone thì là người gốc Naples nên cơ cấu tổ chức hơi khác giống các băng ‘Ndrangheta ở Calabria hay Gorrmora ở Napoli, bởi vậy nên không làm ăn chung với Don Vito trong phi vụ nào cả.

- Thứ 10: Dân Bắc Ý thường không thiện cảm với dân Nam Ý lắm và ngược lại, vì tỉ lệ tội phạm ở Nam Ý cao hơn hẳn Bắc Ý, nên thường bị kì thị là đầu trộm đuôi cướp. Cái này có thể thấy trong đoạn miêu tả khi ông chủ nhà Roberto đối thoại với Don Vito về việc xin được cho bà Colombo ở lại nhà trọ và được nuôi chó trong nhà.

- Thứ 11: Cơ chế Gia tộc trong Bố già là một truyền thống khá là lâu đời ở nước Ý. Các Gia tộc luôn là người bảo vệ cho người dân và có luật lệ riêng cho vùng đất mình cai trị. Tới năm 1871 thì nước Ý mới thống nhất thành đất nước như hiện tại.

2. ĐẤT MÁU SICILY (1984) (TÊN GỐC: THE SICILIAN)
Là phần tiếp theo trong series Bố Già. Nhân vật chính - cháu trai của Bố Già - sống ở cái nôi mafia Sicily được xem là Robin Hood thứ 2 trong làng văn học. Với bối cảnh xung đột gay cấn ngay từ đầu và diễn biến giằng co quyết liệt giữa 2 phe mà đều cho là mình đang làm việc chính nghĩa cộng thêm mưu mô đâm chọt của bên thứ 3 và bên thứ 4 nên mạch truyện cực kỳ lôi cuốn, đọc mà luôn phải tò mò không biết bên nào sẽ thắng, kẻ lợi dụng có tự úp bô hay không vì n hững cuộc thanh trừng đẫm máu. Cái bối cảnh xã hội đó vẫn còn đúng boong cho tới hiện thực ngày nay.

3. LUẬT IM LẶNG (2000) (TÊN GỐC: OMERTÀ)
Là phần cuối cùng trong series Bố Già. Một cuộc ám sát táo tợn khiến một trùm mafia cộm cán chết ngay lập tức trong trạng thái thê thảm khiến con cháu của trùm phải lập mưu tính kế lật tẩy sự việc mà không muốn động chạm với cảnh sát. Tuy nhiên mọi sự đều bị đồng tiền chi phối thành cuộc đối đầu đẫm máu giữa các bên. Phụ nữ trong tác phẩm này hoặc chỉ là thú mua vui qua đường hoặc là một ác nhân máu lạnh.

4. TRÙM CUỐI (1996) (TÊN GỐC: THE LAST DON)
Đây là một tiểu thuyết đơn lẻ (standalone novel). Mafia trong gia đình tên Don trong cuốn này khác với mafia tên Don trong cuốn Bố Già (chỉ là trùng tên, một bên họ Corleone, một bên họ Clericuzio). Xuyên suốt tác phẩm là những cảnh xa hoa đúng chất vung tiền trụy lạc cờ bạc gái gú vô độ nhặng xị của giới ăn chơi từ triệu phú đến tỷ phú. VÌ vậy nên ngôn từ rất mạnh mẽ, thô nhưng thật đọc rất đúng bối cảnh đại loại như "đĩ, điếm" coi như là trải dải. Kết thúc hơi ngợp.

5. CHA CON GIÁO HOÀNG (2001) (TÊN GỐC: THE FAMILY)
Đây cũng là một tiểu thuyết đơn lẻ. Đây là một cú sốc lớn đối với những ai không theo đạo Chúa hoặc có theo nhưng chưa tìm hiểu kỹ về đạo Chúa. Dựa trên cuộc đời đầy tội lỗi có thật của một Giáo hoàng, vợ, bồ nhí và các con của ông ta. Tuy là một Giáo hoàng nhưng lại có một lối sống cuồng vọng và bệnh hoạn. Những trang đầu của tiểu thuyết đã khiến mình phải phát nôn vì tính bệnh hoạn của Đức Giáo hoàng về vấn đề quyền lực và tình dục. Tác phẩm của bác MP tất nhiên không thể thiếu cảnh cơ thể trần tục và cuốn này phơi bày còn nhiều hơn cả TRÙM CUỐI.

Tóm lại, cả 5 cuốn đều rất rất rất đáng đọc.
- Nguyễn Quỳnh Trang-
 
Bên trên