Tên tác giả: Nguyễn Trường Giang.
Tên tác phẩm: Âm Thanh Tình Yêu
__________
1. Chạy xe lững thững qua Thảo Cầm Viên, Hùng như chợt nhớ lại cái hồi ngày đầu tiên mới đi làm. Những kỷ niệm của một thời đã qua làm tim Hùng lại đập lên rộn ràng, tay chạy xe như rung rung. Hùng đứng lại, ngó vào bãi gửi xe gắn máy, tìm kiếm những gì đã qua trong những buổi tối mà Hùng và Hường đi dạo qua những hàng cây cổ thụ cao vút, cười đùa với những món đồ ăn đưa cho vài con khỉ ăn, ngó mấy con chim công tuyệt đẹp, ngồi bên ghế đá ngắm những bông súng dưới lòng hồ, chụp hình cho nhau trong tiếng cười của tình yêu thánh thiện và tươi vui.
Phía xa, Hường đang đưa mía cho con voi ăn. Không phải! Những ảo tưởng nhớ nhung làm Hùng lầm tưởng là Hường. Vài con sếu đầu đỏ đang quẩn quanh lầm lũi mò tôm tép trong cái hồ nhỏ bé, hai em bé tung tăng chạy nhảy vui đùa...
Bật cười trong lòng cùng với tiếng cười chua chát và héo úa. Hùng không dám nhìn quá lâu, sợ rằng mình khó lòng kiểm soát được cái cảm giác cô đơn và trống trải. Nổ máy xe. Xe lao đi vun vút trong buổi tối giá lạnh của những ngày cuối đông.
Ngày Hùng đến đây. Hùng còn là sinh viên của Trường Kinh tế. Cuộc sống sinh viên xa nhà, nơi phồn hoa đô thị, không ai bên cạnh làm cho Hùng như chưng hửng giữa cuộc sống. Những bữa cơm đạm bạc với rau muống, thịt luộc và chén mắm ớt đập tỏi cay xè trên cái bàn nhỏ xíu đặt như muốn nằm bệt xuống sàn nhà. Căn nhà nhỏ hẹp bốn chín mét vuông nào là để xe, cây phơi đồ, tủ vải quần áo, nồi niêu xoong chảo, bếp ga mini... Không còn chỗ để cho Hùng thở. Ngột ngạt, nóng bức và bó hẹp.
Trước sân nhà, cây bàng cao vút, cành lá xum xuê. Thỉnh thoảng có mấy cô bạn của Hùng ra chụp những bức ảnh rất xì-tin. Mấy cô bạn kéo cành lá bàng xuống, núp bên sau thân cây bàng, nhất là Kim Phụng. Cô bạn mít ướt và nhõng nhẽo nhưng cũng học giỏi nhất nhì trong lớp Hùng. Kim Phụng hay đưa tay lên bên phải, giơ hai ngón tay ra hình chữ V. Bữa nay Kim Phụng trong bộ áo mầu hồng nhạt nửa trên và trắng phía dưới, kiểu tóc đuôi gà và chiếc quần jean bó sát. Thật dễ thương, nhưng đừng lầm tưởng – Hùng tự nói với mình. Hùng cầm máy điện thoại Kim Phụng, chụp cho cô mấy kiểu hình.
Mỗi khi các bạn tới nhà, Hùng đều dụ thêm mấy cô bạn gái đến chơi. Mục đích chính là để nấu đồ và dọn dẹp giúp Hùng. Hùng sợ dọn dẹp một mình trong cái căn nhà thuê nhỏ hẹp của mình. Chén đĩa la liệt, chai rượu, ly bia để đầy nhà, đồ ăn thừa bừa bãi, hai cái bồn chén đầy ắp chén đĩa và đũa muỗng. Hùng sợ. Sợ sự cô đơn của mình trong việc dọn dẹp nhà cửa, sợ mình lau nhà lụi cụi một mình, sợ phải lau chùi toa-lét sau khi đám bạn về. Hùng sợ luôn cả cái mùi nước lau nhà chỉ có mình mình ngửi, mình mình lau, sợ phiền ồn ào đến xóm nhỏ của mình…
Bữa nay sinh nhật ở nhà trọ của Minh Hoàng. Bia rượu, thuốc lá cũng không kém ở nhà Hùng hôm rồi. Hùng lững thững chạy xe về trong ngõ nhà mình. Cái mùi bia rượu, cà phê, thuốc lá còn lẩn quẩn trong người. Hùng say ngả nghiêng, té xe ngay trước cửa nhà. Đau điếng người. Vẫn là cơn say, vẫn là khói thuốc, vẫn là té xe trước cửa nhà nhưng sao nay Hùng cảm thấy nó đau; đau từ bên ngoài vào đến cả xương tủy bên trong! Cây đàn là người bạn thân nhất đã bị trầy một vết trên thùng đàn. Vết trầy như một mảng da thịt của Hùng bị cắt ra khỏi thân thể mình. Hùng khệ nệ dựng xe lên, dẫn vào nhà. Hùng nghĩ ngay đến ngày mai nếu như Hường hỏi về cây đàn! Chắc Hường sẽ nghĩ mình là người xấu và không theo học đàn mình nữa! Phải trả lời ra sao đây! Hôm nay chủ nhà đã nhắc tiền nhà hai tháng! Hường không học nữa! Hường sẽ không bao giờ học đàn do mình dạy nữa! Những câu hỏi cứ luẩn quẩn trong đầu. Lại ngồi xuống và chơi một điệu bolero buồn trong căn nhà hoang vắng và lạnh lẽo. Điệu bolero kéo tụt Hùng vào trong tưởng tượng của buồn đau và xa vắng. Những buồn đau luẩn quẩn, những nhớ nhung vô vọng trong các nốt trắng, nốt tròn kéo dài. Giọng ca nhừa nhựa của bia rượu thở phì phà vào cây đàn đã bị bong tróc và trầy xước. Hùng ôm cây đàn ngủ gục trong giấc mơ:
Trăng đu mặt nước vỡ òa
Người vừa đã gặp ngỡ là của riêng
Phận người như bóng dưới thuyền
Mải mê ôm ấp há là duyên thay
Người, đàn gục ngã đêm ngày
Nỉ non ai oán chẳng hay phận mình
Trăng thuyền bến nước càng xinh
Giật mình tỉnh giấc thấy mình héo khô.
2. Hường vẫn học đàn bình thường mà không hỏi thăm gì về cây đàn. Lại vạch năm dòng, đồ rê mi fa sol tương ứng với các nốt trên cây đàn. Hùng dạy Hường như chưa từng được dạy.
- Đây là dây nhỏ nhất, nằm ở vị trí thấp nhất của cây đàn, ta gọi đó là dây số 1. Dây số 1 tương đương với nốt Mi (E). Nếu đọc ra tiếng Việt thì là Mí, khác với dây số 6 là Mì. Cũng tương tự như vậy, ở dây thứ 2 từ dưới lên là Si (B). Khi em đánh xuống thì các nốt tương ứng là Mì Là Rê Sol Si Mí – Hùng giảng.
Hường trả lời ngượng ngịu trong cái kiểu của người mới học:
- Dạ.
- Giờ em cầm đàn và gảy từng dây đàn và đọc từng nốt tương ứng cho anh nghe. Em thực tập như anh đã hướng dẫn – Hùng tiếp.
Khi mới chơi guitar, Hường ngượng ngùng trong việc cầm đàn, khảy dây đàn và đọc các nốt tương ứng. Để giảm căng thẳng sau năm sáu lần Hường chơi, Hùng đàn bài “Phượng hồng”. Bài học đầu tiên về guitar của Hùng cũng là thực tập theo bài này. Vừa đàn vừa ca, mắt tự tin nhìn vào Hường để tìm sự đồng cảm và tìm hiểu ý trong nàng. Tiếng ca “… mối tình đầu của tôi…” làm nàng cười tủm tỉm. Nàng bất giác lấy hai tay che mặt để thò hai mắt ra ngó và ca theo Hùng.
- Thấy em cười, anh rất vui – Hùng nói.
Mà Hùng cũng vui thật, tự nhiên được dạy cho Hường, tự nhiên được Hường ca theo điệu nhạc rất đúng nhịp điệu. Cái màu đỏ rực của hoa phượng những ngày hè chia tay bạn bè, ai mà chẳng nhớ mong, ai mà chẳng lưu luyến. Ngay cả bản thân Hùng còn giữ lại cuốn lưu bút có ép bông hoa phượng của trường cấp ba cũ mà. Giờ là tháng sáu, Hường cũng mới chỉ học hết năm hai của trường Sư Phạm. Bài “Phượng Hồng” vẫn luôn đỏ thắm trong tà áo và trái tim trong trắng của Hường. Hùng cũng có khác gì, hơn Hường hai năm chứ có bao!
- Bữa nay là bữa đầu tiên nên em chỉ học các nốt cơ bản tương ứng với các dây trên cần đàn. Em cho anh địa chỉ email để anh gửi em các website có lời bài nhạc để em có thể tham khảo trước.
Quay qua ngó Hùng, Hường nói nhõng nhẽo:
- Em bấm một chút thôi mà đau hết mấy đầu ngón tay rồi!
Cái giọng thanh thanh nũng nịu, ánh mắt sáng trong như giọt nước của những rọt rượu cốt đầu tiên mới nấu làm cho Hùng có cảm giác cháy tim, cháy gan, cháy người. Hùng phải pha với cái giọng khàn khàn của mình vào đó bằng nụ cười thân thiện và phát ra thứ âm thanh chắc nịch:
- Rồi em cũng sẽ quen thôi, em bấm sẽ không còn đau nữa. Em sẽ chuyển nốt, chuyển gam nhanh hơn.
Đêm về khuya, Hùng vẫn lục lọi mấy bài hát điệu bolero ra gửi email cho Hường. Chỉ hơn hai mươi bài nhưng Hùng phải chọn lọc, sắp xếp và đánh số các bài ưu tiên cho Hường thực tập và cảm nhận trước khi ngày mốt Hùng dạy bài thứ hai. Chọn ý, chọn từ mãi để rồi cuối cùng Hùng viết trong email:
- Tiêu đề: “Anh gửi em địa chỉ website về học nhạc
Nay anh rất vui vì nhìn thấy em cười mà trong lòng anh hôm qua thấy buồn bã. Em có thể vào địa chỉ này để xem các bản nhạc bolero thông thường. Em có thể nghe trực tuyến và click vào đây để xem. Chúc em cuối tuần vui vẻ. Anh Hùng.”
Cái buồn của Hùng là do sợ không có tiền đóng tiền nhà hay cái buồn gì! Mà cái buồn đó là cái buồn thật hay là cái đang vui trong lòng Hùng! Cả hai hòa lẫn vào nhau nhưng cái vui thì lớn hơn nhiều. Đã lớn hơn như thế mà Hùng viết vào email là buồn! “Nay anh rất vui” thế là đủ một câu rồi. Đem sự so sánh của hôm qua với hôm nay như thế chứng tỏ rằng hôm nay Hùng rất rất vui.
Hùng mong chờ Hường nhận được ngay email và trả lời anh ngay bây giờ, ngay lúc về khuya này. Nhưng không, sự mong chờ của Hùng không có kết quả ngay trong đêm. Bây giờ là mười một giờ khuya rồi!
Sáu giờ sáng, Hùng kiểm tra email và nhận được phản hồi:
- “Dạ, cảm ơn anh”
3. Nay là ngày học thứ sáu. Hường cũng đã học được các gam cơ bản, các nốt cơ bản và chuyển trên cần đàn nhanh hơn, tương đối đúng nhịp hơn. Hường cũng đã đọc được các nốt tròn, nốt trắng, nốt đơn, nốt kép, dấu nặng và một vài nhịp phách cơ bản trên một bản nhạc. Tốt rồi, Hùng kiểm tra và đưa một vài bản nhạc đã in sẵn trên giấy để Hường thực tập.
Đêm của ngày học thứ sáu. Hùng muốn gửi đến Hường vài địa chỉ diễn đàn tự học nhạc khác. Niềm vui như vỡ òa tới từ địa chỉ email của người bạn chung lớp:
- “Mai ông chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, tôi giới thiệu ông vào dạy trong trung tâm tôi rồi.”
Cầm máy điện thoại lên gọi cho bạn, Hùng cảm ơn rối rít như mới phát minh ra một cái gì đó vĩ đại và cảm ơn cái phát minh đó như Ac-xi-mét nhảy ra khỏi bồn tắm vậy. Cái bồn tắm trật trội của việc dạy đàn kiếm cơm qua ngày, cái mong chờ, cái chờ đợi, cái gò bó trong bốn bức tường của căn phòng chỉ có hai người và bây giờ Hùng đang bước ra ngoài. Hùng bước ra ngoài đường với tư cách là một giảng viên, một trung tâm, một công việc của nhiều người mới ra trường như Hùng đều ước muốn.
Có lẽ Acximet cũng sẽ bình tĩnh bước trở lại phòng tắm của mình. Hùng cũng vậy. Anh kết nối lại wifi. Anh nhấp chuột, chọn tiêu đề cũ “Anh gửi em địa chỉ website về học nhạc”. Nhấn vào nút “Trả lời”, Hùng viết:
- “Ngày mai anh bận đi với người bạn, họ vừa giới thiệu cho anh dạy tại một Trung Tâm nên ngày mai em nghỉ nhé. Anh sẽ gọi báo lại cho Ba em. Chúc em vui”
- “Dạ.”
Vẫn chỉ là từ “Dạ”. Hùng không kiếm tìm gì được hơn trong những từ ngữ mà Hường gửi. “Dạ” như một sợi dây để Hùng đu lên phía trên mà không biết ở phía trên sợi dây đó có gì. Sợi dây “dạ” đó có chặt không, có đủ để anh đu lên cái vách núi kia không, sợi dây thông qua email!
4. Các cố gắng trong công việc dạy học và nghiên cứu khoa học không còn đủ thời gian để Hùng dạy đàn nữa. Công việc đã cuốn anh vào những lo toan mới, những công việc mới và các dự tính mới. Thường thì như vậy, khi một công việc này có nhiều lợi nhuận hơn công việc khác thì người ta sẵn sàng chuyển đổi ngay công việc, nếu họ nhận thấy sự thay đổi đó là tốt cho mình.
Hùng đang có dự án mới mang đề tài cấp bộ, vừa dạy vừa làm đề tài được giao. Anh đầu tư những đồng tiền còm cõi nhất của mình cho đề tài mà anh phụ trách. Cái cảm giác cô đơn bị đẩy xa ra bên ngoài và thay vào đó là sự bận rộn trong mọi ý nghĩ và việc làm.
- “Bạn anh mới bay từ Hà Nội vào, em cho anh số điện thoại. Mai anh mời em đi ăn chung với bạn anh nhé” – Hùng gửi trong email.
- “Dạ, số của em là …” – Hường trả lời email.
Những ngày giữa tháng, nước triều cường hay dâng cao. Lục bình theo đó cũng trôi dạt về đầy bờ sông. Trên hai trăm ki-lô-mét sông rạch Sài Gòn thường có lục bình và làm cản trở giao thông đường thủy rất nhiều.
Thỉnh thoảng có vài chiếc xuồng cao tốc ghé vào quán. Tiếng hô hào “dzô dzô” ầm vang một đoạn bờ sông. Hùng thấy Hường như bông hoa hồng đang khoe sắc giữa một vườn hoa đẹp. Bờ tóc dài của Hường bay trong gió sông làm Hùng liên tưởng đến mùi hương thơm trong một khu rừng. Cảm giác như mình là người thợ săn lan rừng, Hùng chợt mỉm cười. Người săn lan rừng phải vào nơi rừng thiêng, nước độc nhưng Hùng lại săn lan trong sự lăn lộn của cuộc sống nơi phồn hoa đô thị. Hùng mỉm cười với cách suy nghĩ vớ vẩn của mình. Sao lại nghĩ vậy được! Lan là lan, Hường là Hường chứ ai lại ví von kiểu đó. Hùng say rồi!
Hùng về và loay hoay trong mơ:
Son môi quần áo lụa là
Xe người đưa đón ngỡ là xe chung
Bước chân thăm thẳm trùng trùng
Ba lô vai nặng lưng chừng đèo mây
Trong tay người vẫn dẫn tay
Về thăm cha mẹ bao ngày cách xa
Mẹ rằng: ngày tháng đã qua
Nên bề gia thất ấy là phận con
Thân cha, thân mẹ héo mòn
Chỉ trông có vậy sao còn lửng lơ
Thưa rằng: cha mẹ có ngờ
Trời se duyên đặng há chờ được chăng!
5. Cơn mưa trong đêm bắt đầu nặng hạt đổ xuống mái tôn làm chàng tỉnh giấc. Hùng lững thững bước đi xuống nhà bếp, mở tủ lạnh, kề miệng vào uống ừng ực bình nước lạnh như chưa từng được uống. Nước trong bình chảy vương vãi trên nền nhà làm ướt áo pull mà Hùng hay mặc đi ngủ. Hùng mỉm cười và miên man suy nghĩ về buổi chiều nay bên bờ sông, loáng thoáng trong đầu còn có giấc mơ về thăm cha mẹ. Ý nghĩ vu vơ và nối nhịp các suy nghĩ. Vào phòng ngủ nhìn trong gương. Hùng bật cười, cái cười của sự gặp gỡ có phải là định mệnh hay không? Hùng sẽ làm những điều gì tiếp theo trong những ngày tới?
Cơn mưa mỗi ngày càng thêm nặng hạt. Cửa phòng khách còn chưa đóng, Hùng quá say, giờ đây ngó ra ngoài đường. Nước chảy xiết, vài chiếc lá của cây bàng trước cửa bay vào sân. Con chim bị ánh sáng đèn làm thức giấc kêu “chép chép”. Con chim trong lồng trước cửa cũng như Hùng đang bị giam hãm trong luật lệ và thành kiến của xã hội. Con chim cũng sẽ ước gì được tự do bay nhảy bên ngoài, dù như bây giờ có mưa đi chăng nữa, nó vẫn thích cái tự do của thiên nhiên.
Cũng là gặp nhau bình thường như thế mà sao nay Hùng lại nhớ nhung khắc khoải về Hường. Nhớ Hường đẩy cái xe hôm nào trong đêm mưa lạnh, nhớ nụ cười tủm tỉm của Hường như nụ hoa muốn ào ào nở. Nhớ cái lúc mà chiều nay Hường lấy thỏi son, tô lại môi trên môi dưới, cái mím môi lại làm cho lớp son đều và mịn màng hơn. Nếu đó là một bông hoa thật trước mặt, Hùng sẽ đưa tay lên sờ nắn những cánh hoa, nhưng đây là môi Hường. Đưa máy điện thoại lên, Hùng chụp dòng nước cuồn cuộn. Ngày mai Hùng sẽ gửi lại cho Hường hình ảnh cái ngõ nhỏ đêm nay chảy như thác đổ và sẽ kể lại chuyện đêm nay cho Hường nghe.
Kéo giá vẽ ra ngoài phòng khách, lấy bút chì vẽ nhanh các hình khối cơ bản, vẽ nhanh tư thế Hường ngồi trên ghế mủ ở bờ sông hôm nay. Cái lưng thẳng, chân vắt chéo, khuôn mặt nhìn ra bờ sông. Một tay tựa trên thành ghế, một tay để lên đùi. Cái giỏ xách. Ồ nó chỉ là chi tiết phụ nhưng Hùng cũng vẫn nhớ nó nằm trên cái ghế mủ khác, bên tay trái của Hùng. Ở góc nhìn khác, Hùng cố tình bố trí cái giỏ xách chỉ xuất hiện với một cái quai nhô ra phía sau lưng Hường. Phác thảo cái bờ kè, phác thảo dòng bên kia sông, một tháp chuông nhô cao và ngôi nhà thờ nhỏ bên cạnh sông. Một con thuyền nho nhỏ và những hàng dừa nước nghiêng nghiêng. Hai phần ba của giấy vẽ là Hường, một phần ba còn lại là cảnh được cân bằng bởi cái nặng của tháp chuông phía xa xa. Cũng có vẻ hợp lý. Mà không, phía dưới dòng sông, nên có thêm vài đám lục bình nữa thì bố cục mới đủ nặng để có thể cân bằng được so với hình khối của Hường bên trái. Có vẻ ổn rồi. Hùng bắt đầu vẽ thêm các nét vẽ khác đè lên các nét vẽ bằng bút chì đã phác thảo. Khuôn mặt tròn tròn, mắt nhìn hướng ra ngoài sông, mái tóc, bộ đầm, cái chân và cái ghế mủ. Hùng đồ lại, thêm các chi tiết, kéo nét vẽ của mình cho mềm mại để thể hiện cá tính bao dung và giọng nói nhẹ nhàng của Hường. Ba mươi phút trôi qua, một hình ảnh phác thảo đã được Hùng dựng lên hoàn hảo. Thỏa mãn sự nhớ nhung. Hùng đã diễn tả nỗi nhớ nhung quay quắt trong đêm mưa lạnh. Hùng nằm trên bộ xa-lông mỉm cười... và chìm vào giấc ngủ trong cái chập chờn cùng Hường ở nơi biển đảo:
Hàng dương chọc gió kêu ào
Tàu xa bến đậu nuốt vào biển xanh
Trên tay người gối vết hằn
Đảo xa trăm dặm bao năm mong chờ
Hoang sơ đảo nhỏ ai ngờ
Hai hình hai bóng bên bờ cỏ lau
Trăng trong giỡn sóng muôn màu
Trời mây Phú Quý có nhau cả đời?
Tiếng chuông điện thoại báo thức làm Hùng tỉnh giấc, xoay người đủ với tay cầm cái điện thoại trên bàn tiếp khách. Hùng tắt chuông, vào mạng xa hội. Hường chưa online. Nay chủ nhật thế nào Hường cũng ngủ nướng khét lẹt – Hùng nghĩ.
- “Chúc em buổi sáng vui vẻ” – Hùng đăng nhập và nhắn tin trên mạng xã hội.
- “Cảm ơn anh, anh cũng vậy nha. Sáng nay anh ăn sáng gì?” – Hường trả lời.
Thoáng cười, Hùng nhắn:
- “Chắc anh đợi cô bán bánh mỳ, mua bánh mỳ không, rồi chiên trứng ốp la. Hì hì.”
- “Anh làm đi, chúc em tới nhà anh ăn chung ha?”
- “Đùa hoài cô nương, em mà tới!”
- “Em giỡn thôi.”
- “Trưa nay, anh mời em đi ăn trưa nha?”
- “Dạ, nay anh không đi với bạn anh à?”
- “Không em. Mấy giờ em đi được, anh đón em ở đâu?”
- “Sáng nay em lên trường có chút việc, khoảng 10 giờ xong.”
- “Vậy anh đón em ở cổng trường em nhé.”
- “Dạ.”
Hùng đã mời được Hường đi ăn. Lòng dạ bồn chồn. Hùng đi lòng vòng quanh đường Lê Duẩn, chạy ra Hồ Con Rùa, vòng lại Nguyễn Thị Minh Khai, quay về đường Đinh Tiên Hoàng. Vào quán nước bên vệ đường, ngay cạnh nhà chờ xe buýt, bỗng anh chợt nhớ những ngày xưa mình từng ngồi bên gốc cây trứng cá uống cà phê. Nghe các cô chú ở Đài Truyền Hình ra nói chuyện tếu và đọc báo buổi sáng mỗi ngày. Cây trứng cá không còn, cổng Đài Truyền Hình cũng đã khác mà sao các kỷ niệm dâng trào thời sinh viên uống cà phê ở đây! À, cũng là đợi, đợi đến giờ đi học và đợi các cô chú ra để nghe chuyện thời sự, chuyện phiếm. Bây giờ thì Hùng đợi đến thời gian để chạy đi đón Hường. Hai cái đợi ấy khác nhau mà cũng vẫn là đợi.
Những dòng xe xuôi ngược. Tiếng xe inh ỏi, tiếng kèn xe hối thúc nhau ầm ĩ. Người ta hối thúc nhau để chạy đi với thời gian, hối nhau tiến về phía trước và không muốn ai cản mình, muốn mình được chạy đường rộng thênh thang. Có khi họ cũng muốn chẳng có ai đi trên con đường này để họ chạy một mình! Hùng quan sát dòng người, ngó ngang qua bên kia… Ánh mắt Hùng dừng lại phía bên Sân Hoa Lư. Những buổi chủ nhật đi đá banh thời sinh viên lại hiện lên trong đầu. Cái sân đầy cát của ngày nào lại bủa vây tâm trí Hùng, cái xô trà đá và vài ly nước mía làm Hùng nhớ nhung và thèm khát. Thèm khát cảm giác của ngày xưa. Ngày xưa đã qua rồi. Hiện tại Hùng đang chờ đến đúng giờ là Hùng chạy xe đi. Thời gian là cơ hội và cơ hội có trong mỗi khoảnh khắc thời gian hiện tại. Bây giờ là cơ hội để Hùng ngắm những chiếc xe và những người đi qua lại. Cơ hội sau mười phút nữa được chở Hường đi ăn dưới cái nắng oi oi, din dít mồ hôi trong da thịt của Sài Gòn.
6. Cô chủ quán Khánh cười vui vẻ như mọi ngày nhưng với cái nhìn khác lạ về Hùng. Cô thấy sự khác lạ ngay trong cách mà Hùng cư xử với người bạn đi cùng - Hường. Hùng vội xua tan ý nghĩ của cô:
- Bạn anh, hì hì – Hùng vừa nói vừa cười.
Cô chủ quán đáp lại bằng nụ cười mỉm chi:
- Anh uống Heniken hay Tiger.
Hùng kêu đồ uống:
- Em cho anh chai Tiger nâu, Hường uống gì kêu luôn em.
Hường loay hoay để cái giỏ xách qua một cái ghế khác:
- Dạ
Luôn tay, Hùng cầm ly bia đổ đầy đá và uống những ngụm nhỏ. Cái điệu bộ không được tự tin ở mình, nó đến và nhanh ào ào. Hành động của Hùng lúng túng, quanh quẩn. Đây là điều mà cô chủ quán chưa bao giờ thấy trong đám bạn của Hùng hay đến quán. Nghêu hấp gừng, ghẹ rang me, hay chỉ là món cơm chiên cá mặn đều được kêu lên và ăn uống thoải mái, không như cách mà Hùng nghiêm nghị như hôm nay. Tay cầm điếu thuốc đưa lên miệng, kéo một hơi thật sâu vào lồng ngực. Quay mặt ra bên phải, Hùng phả ra một chùm khói đùng đục. Tay trái vắt ngang sang một cái ghế khác, tựa lưng vào ghế và ngồi đối diện với Hường. Hùng ngó qua bên phải, mắt hướng về sông Sài Gòn đang lững thững ôm những mảng lục bình bị đẩy theo con nước trôi chầm chậm.
- Quán có món nghêu hấp gừng ngon lắm em. Menu đây, em tự đi chợ nhé, anh ăn gì cũng được – Hùng nói với Hường.
- Anh hay đến đây ăn với bạn anh à? – Giọng nàng như dò xét.
- Ừ em. Tụi anh hay ăn và nhậu ở đây. Ở đây đồ ngon và yên tĩnh. Em thấy không, trên lầu ba nên rất thoáng. Trưa nay tuy nắng, nhưng ngồi trên này, gió từ sông Sài Gòn thổi vào. Anh cảm thấy mát hơn – Hùng phân bua.
Cũng vẫn với giọng đều đều, nàng tiếp:
- Dạ. Sao anh không rủ bạn anh ra ăn chung luôn.
Còn gì bằng nữa, chàng khấp khởi mừng thầm trong bụng. Ra quán mà không nhậu vài chai thì buồn chết, thà không ăn gì cũng được chứ uống là phải uống! Hùng tiếp ngay lời ngay:
- Ừa, anh kêu mấy đứa bạn anh ra nha. Tụi nó nhậu không hà, sẵn giới thiệu em với tụi nó luôn hén?
- Em có gì mà anh phải giới thiệu – Nàng nguýt.
Hùng quen cái cách nói thẳng, cách nói của Hùng, người khác nghe lần đầu có vẻ khó chịu khi giọng Hùng đanh đanh và chắc nịch. Nhưng trước mặt Hường, cái đanh cứng đã như cọng mỳ khô bỏ vô nước sau năm phút:
- Hì hì, anh cũng không biết. Xin lỗi em, anh kêu tụi nó ra ngồi chơi chút
7. Cái cảm giác chếnh choáng trong men bia rượu cũng không làm cho Hùng say như những hôm khác. Xe bắt đầu nổ máy. Hùng đưa nón bảo hiểm cho Hường đội và cài nón nàng cẩn thận đến mức thân thiết không ngờ. Cái trách nhiệm của người đàn ông trong chàng đang trỗi dậy, thật ân cần và nhẹ nhàng, thật đầm ấm và yêu thương, thật cưng chiều mà dứt khoát. Giọng nói nhẹ nhàng nhưng đĩnh đạc, ánh mắt yêu thương và nhân hậu từ trong chính chàng toát ra. Xách trên tay chiếc giỏ màu đỏ bộc-đô, nàng ngoan ngoãn để chàng gài dây cẩn thận. Trong men say, chàng cố gắng không để đụng tay vào người nàng, không đụng vô cằm nàng. Hường cảm nhận được các hành động và cử chỉ của Hùng. Nếu như Hùng cũng sẽ làm những cử chỉ ấy mãi mãi với Hường và cũng sẽ chỉ có với Hường!
Vừa chạy xe, Hùng mải mê suy nghĩ về việc mời Hường đi uống nước. Giờ này cũng đã gần khuya, nàng có chịu không, uống ở đâu nhỉ, hay mời Hường ra quán Bờ Sông bên Thanh Đa cho mát? Những suy nghĩ mông lung trong dòng xe vô tận và náo nhiệt, những suy nghĩ của Hùng bị chiếu rọi bởi những ánh đèn xe vào ngay mặt, ngay trong đầu óc, vào cả thân thể của chàng. Cái suy nghĩ ấy, chắc rằng Hường cũng đang nhìn thấy rõ như ban ngày. Bất giác, Hường đưa tay ôm chàng nhè nhẹ từ phía sau. Chàng cảm nhận rõ ràng sự yên ổn và hạnh phúc trong chàng dâng trào như chưa bao giờ có. Cái tiết trời se lạnh và hơi nước dòng sông trong đêm Sài Gòn chàng đang đi qua. Chàng nhẹ nhàng đưa tay trái, áp lên tay nàng phía bụng mình. Chàng vỗ lên tay nàng nhè nhẹ và nắm chặt trong lòng bàn tay.
Hùng muốn nói gì với Hường nhỉ, mà thôi Hùng không nói để cảm nhận cái da thịt trên tay Hường trong hơi lạnh. Hùng để cho bàn tay mình nói chuyện với bàn tay Hường bằng cách giữ im lặng của bàn tay. Để cái da thịt của mình nói chuyện với da thịt của Hường trên tay mình. Hùng để cho các cảm giác xúc chạm của những giây thần kinh ly ti đưa từ tay lên đầu mình và truyền những ý nghĩ đó đến với tâm trí của Hường. Chỉ khoảng mười giây thôi mà Hùng đã nói được biết bao sự yêu thương của mình, nói được sự hạnh phúc của mình khi có Hường, nói được cái tự hào của mình với bạn bè khi có Hường, nói được cái lửa tình đang trào dâng và nhịp đập thổn thức của con tim với nàng. Hùng cũng nghe được sự trừu mến, nghe được tình yêu, nghe được sự đồng ý, sự chấp nhận và nhìn được tim nàng đang giao động như quả chuông đang bị chiếc vồ đang thúc.
- Anh mời em đi ăn tối nha. Nãy giờ anh uống không à, không ăn gì, giờ đói bụng quá – Hùng nói ngay.
- Dạ.
- Em ăn gì?
- Tùy anh à, anh khó tính thấy mồ, để anh tự chọn.
- Kiếm quán hủ tiếu hoặc bún bò ăn nha em?
- Dạ.
Quán hủ tiếu về đêm càng như đông hơn, mỗi bàn mỗi cặp nam nữ ngồi ăn. Mấy anh chàng kia có đói như Hùng không nhỉ, hay họ cũng đang níu giữ thời gian như Hùng. Họ cũng nhẹ nhàng và yên lặng như Hùng. Họ cũng lấy khăn lau muỗng, lau đũa và đưa ly sữa đậu nành cho người bạn kế bên như Hùng. Hùng cười rung bụng và phát ra âm thanh hì hì của tiếng cười. Ồ, không phải Hùng và Hường giống như người khác. Ở bàn này, cách mà Hường ăn hủ tiếu thật là lạ lẫm với Hùng. Những sợi hủ tiếu được nàng cuốn quanh đầu đôi đũa như một cục bò viên thật tròn trĩnh, khéo léo và vừa đủ ăn. Những lát thịt, những miếng gan và con tôm lột nàng gắp bình thường mà sao hủ tiếu nàng lại cuốn như vậy nhỉ! Những cục bò viên mà nàng cắm đũa vô chấm nước tương và ăn kiểu đó, chắc Hùng độn thổ! Tự nhiên để ý làm gì chuyện đó nhỉ! – Hùng nghĩ.
Hùng bật cười hỏi:
- Em ăn gì mà lạ thế!
- Ăn vậy mới cảm thấy ngon anh à.
Kiểu nàng ăn kỳ lạ đến mức chàng gần như há hốc miệng lên mà ngạc nhiên:
- Hì hì, anh ăn thì phải có chút nước vô đó, chứ khô và quấn như cây kẹo mút thế, anh chưa ăn bao giờ.
- Anh thử xem, cảm giác ngon – Nàng tiếp.
Mỉm cười, Hùng nói:
- Hì hì, anh không ăn như vậy.
Cái cảm giác thô thô và ngường ngượng trong tâm trí Hùng bị xâm chiếm. Những ý nghĩ quẩn quanh và miên man về cách nàng ăn làm cho chàng nghĩ đến phong tục và xã giao về ăn uống. Chàng chợt nghĩ đến một ông Tây, bà Tây nào đó mà muốn ăn hủ tiếu, khi không biết dùng đũa thì họ phải làm sao nhỉ! Có khi họ dùng nĩa để múc và cũng có thể họ cuốn lại trên nĩa như Hường cuốn hủ tiếu trên đũa. Cách tốt nhất là ra đường Bùi Viện, kiếm quán hủ tiếu ăn và quan sát mấy ông Tây, bà Tây ăn hủ tiếu – Hùng nghĩ.
- Nhìn em ăn, anh mắc cười muốn chết – Hùng nói.
Liếc mắt nhìn chàng, Hường giải thích:
- Em hay ăn kiểu này.
Cũng do tò mò, chàng hỏi thêm:
- Ăn phở hoặc bún bò, em có ăn vậy không?
- Dạ, không anh.
Hùng cảm thấy câu hỏi vô duyên của mình đến nhanh hơn ý nghĩ, làm cho chàng không nắm lại câu nói đó mà vứt bỏ và chôn vùi ngay xuống đất được:
- Xin lỗi em, anh thấy lạ nên hỏi em như vậy – Chàng nói.
Cái xin lỗi của Hùng được coi như chàng đã đối diện được với sự ân hận, đối diện với cảm xúc thành thật trong chính lời chàng nói. Chỉ khi chàng lắng nghe Hường nói và phân tích các cảm giác, các hành động của một người khác, khác Hường, thì chàng hiểu ra cái tâm trí ngường ngượng của chàng là sai trái và không phù hợp với hoàn cảnh này. Lời xin lỗi của chàng cũng làm cho Hường tự nhiên hơn, vui hơn và cả chàng và nàng cùng hiểu biết về nhau hơn.
- Anh đang đọc cuốn sách gì? - Nàng chuyển hướng câu chuyện.
- Anh đọc cuốn “Thế Giới Đi Về Đâu” của nhà văn người Ba Lan.
- Nội dung là gì anh?
Như muốn để nàng được hiểu rõ hơn về cuốn sách, Hùng tóm tắt:
- À, viết về kinh tế ở hiện tại, quá khứ và tương lai theo cách nhìn nhận của một nhà tâm lý, cách nhìn của một nhà xã hội, cách nhìn của một nhà chính trị.
- Anh đọc lâu chưa? Sắp đọc xong chưa, em mượn đọc được không? – Nàng tiếp.
- Anh mới mua ở quầy sách trong sân bay Nội Bài tuần trước. Khi anh đọc xong, anh sẽ đưa em đọc – Hùng giải thích.
- Nay nghe các anh nói chuyện, em thấy anh hố nhiều quá. Làm ăn gì mà không coi trước sau, tin tưởng nhau quá mức thế!
Ồ, nàng quan tâm đến cả việc làm ăn bên ngoài của chàng nữa sao! Mà cũng có sao nhỉ, tính chàng minh bạch, không có gì phải dấu diếm người khác.
- Tính anh vậy rồi em – Hùng nói.
- Bạn bè là bạn bè, làm ăn là làm ăn. Anh sao phải lẫn lộn giữa hai cái đó nhỉ! Hồi chiều nghe anh nói mà phát bực!
Nàng bắt đầu thể hiện sự giận giữ của mình, điều mà Hùng chưa bao giờ thấy từ ngày gặp Hường lần đầu đến giờ. Chắc chàng đã sai nhiều nên nàng gắt như vậy. Chợt chàng nhớ ra Hường cũng luôn phụ cha mẹ trong việc kinh doanh của gia đình. Có lẽ nàng vừa nhận ra ở Hùng có điều gì bất ổn trong việc góp vốn kinh doanh chăng! Chàng lấp lửng và kể:
- Bữa hôm anh và vợ chồng anh chị ấy thương lượng và làm kế hoạch. Nhìn chị ấy giống y chang như em, cũng khuôn mặt, cũng dáng người và cách nói rứt khoát như em. Nếu có em hôm đó ở cùng anh thì hay biết mấy! Hì hì, để em ép những kèo thơm cho anh.
Nàng lấy tay che miệng cười vì cách diễn tả của Hùng. Nó ngây ngô và chất phác quá.
- Chi mà cười hoài vậy em? Bữa sau, có gì anh nhờ em hỗ trợ anh hén? – Hùng chọc.
- Em đi em ăn cho thì có, hỗ trợ anh được gì!
- Thì nếu anh sai hoặc có vấn đề gì thì em ngồi bên cạnh, nhéo đùi anh cái là anh biết.
- Anh coi lại đi, nếu đi dạy bình thường thì vẫn đi dạy. Còn việc kinh doanh, anh cũng nên từ từ suy nghĩ thêm chứ cùng một lúc làm cả hai việc, em nghĩ là khó. Em nghĩ vậy thôi, còn tùy anh – Giọng nàng như rứt khoát về các nhận định của mình.
- Ừa, anh sẽ suy nghĩ thêm – Chàng vừa cười vừa nói.
Hùng biết chắc rằng khi mình đã quyết một việc gì thì anh đeo việc ấy đến cùng và không muốn ai can thiệp theo chiều hướng ngược lại. Cũng như việc học hành ngày xưa, việc đang đeo theo Hường bấy lâu nay và bây giờ là công việc làm ăn mới. Chàng chỉ đi theo một hướng mà chàng cảm nhận: mình nhìn thấy đúng. Chạy theo một hướng cũng có khi tốt, có khi không; nhưng dù sao cũng giữ vững được niềm tin và tránh sao nhãng đi vào các con đường khác. Khi có những cản trở hoặc có những khúc quanh co đi chăng nữa thì cũng sẽ dễ dàng vượt qua hơn là đang ở con đường này mà chạy ổ voi ổ gà của con đường khác. Đường hàng không, chỉ có không khí và áp suất kia còn sốc huống chi nói đến đường đời.
Miên man suy nghĩ về những lời của Hường và rồi chàng cũng đưa Hường về đến cửa nhà. Chào cha mẹ nàng, chàng về. Những cây đèn đường cong cong soi ánh sáng ra ngoài xa lộ như đang cúi chào chàng với tư thế khom khom. Cái ánh sáng vàng vàng làm cho chàng cảm thấy ấm áp hơn trong đêm gần về khuya. Dừng lại bên lề một góc ngã tư, chàng móc trong túi ra gói thuốc hút còn một nửa. Cầm quẹt lên, chàng khum bàn tay mồi lửa và kéo một hơi dài như muốn cháy đến một phần năm điếu thuốc. Lâu rồi, bữa nay chàng mới tỉnh táo trên đường đi về nhà. Chàng nghĩ đến có những bữa cũng đến ngã tư đèn đỏ này, chàng dừng xe và té ạch trong men bia rượu và mùi thuốc lá tẩm ướp vào cái áo kẻ sọc Hàn Quốc...
Thay ra giường mới, lột trái mấy bộ đồ còn dơ, chàng gom chung với mấy bộ ở trong giỏ giặt đồ bỏ vào máy giặt. Bấm nút. Quơ cái khăn tắm và bộ đồ ngủ, chàng lao vào nhà tắm xả hết những gì còn dính vương vấn bụi bặm. Cái nước mát của vòi hoa sen xả xuống đầu chàng. Chàng ngẩng mặt lên cho nước xả vào đầu, vào mặt và hít hà mùi trong lành của oxy văng tung tóe. Cho nước vờn trên cổ và sau gáy cùng với cái nhờn nhợt của sữa tắm để kéo tuột những mảng tế bào chết ra khỏi cơ thể.
Cầm cuốn sách vào phòng ngủ, bật đèn và nhắn tin cho Hường:
- “Chúc em ngủ ngon”
Ngày chủ nhật đang dần qua, ánh đèn phòng ngủ cũng vừa đủ chiếu vào cuốn sách chàng đang đọc. Thói quen ôm sách trước khi ngủ của chàng từ những ngày đầu năm thứ nhất Đại học đến giờ; chàng không bỏ được. Ngày còn sinh viên cả nhóm đi Vũng Tàu về nhà bạn chơi, chàng còn ôm cái cuốn Niêm Giám Điện Thoại ra đọc! Mấy đứa bạn ngày hôm sau thức dậy chọc quê: “Hôm qua ông tính làm thám tử à!”. Không, Hùng không muốn làm thám tử, chàng muốn ngủ và ngủ. Những con chữ, những lời văn ru chàng vào giấc ngủ nhanh hơn, mắt chàng sụp xuống, với tay tắt đèn. Chàng chìm vào giấc ngủ:
Men say chạy thoát đổi tình
Bỏ ô uế tạp hướng mình thanh cao
Niềm vui nâng chén tình trào
Đắm say hạnh phúc chưa bao giờ từng
Trong ngoài như đặng đã ưng
Đói lòng mang cớ để ngừng thời gian
Nắm tay giữ lấy tình toàn
Ôm lòng giữ lấy lửa than của người.
-- Hết tập 1 –
-- Còn nữa --
Tên tác phẩm: Âm Thanh Tình Yêu
__________
1. Chạy xe lững thững qua Thảo Cầm Viên, Hùng như chợt nhớ lại cái hồi ngày đầu tiên mới đi làm. Những kỷ niệm của một thời đã qua làm tim Hùng lại đập lên rộn ràng, tay chạy xe như rung rung. Hùng đứng lại, ngó vào bãi gửi xe gắn máy, tìm kiếm những gì đã qua trong những buổi tối mà Hùng và Hường đi dạo qua những hàng cây cổ thụ cao vút, cười đùa với những món đồ ăn đưa cho vài con khỉ ăn, ngó mấy con chim công tuyệt đẹp, ngồi bên ghế đá ngắm những bông súng dưới lòng hồ, chụp hình cho nhau trong tiếng cười của tình yêu thánh thiện và tươi vui.
Phía xa, Hường đang đưa mía cho con voi ăn. Không phải! Những ảo tưởng nhớ nhung làm Hùng lầm tưởng là Hường. Vài con sếu đầu đỏ đang quẩn quanh lầm lũi mò tôm tép trong cái hồ nhỏ bé, hai em bé tung tăng chạy nhảy vui đùa...
Bật cười trong lòng cùng với tiếng cười chua chát và héo úa. Hùng không dám nhìn quá lâu, sợ rằng mình khó lòng kiểm soát được cái cảm giác cô đơn và trống trải. Nổ máy xe. Xe lao đi vun vút trong buổi tối giá lạnh của những ngày cuối đông.
Ngày Hùng đến đây. Hùng còn là sinh viên của Trường Kinh tế. Cuộc sống sinh viên xa nhà, nơi phồn hoa đô thị, không ai bên cạnh làm cho Hùng như chưng hửng giữa cuộc sống. Những bữa cơm đạm bạc với rau muống, thịt luộc và chén mắm ớt đập tỏi cay xè trên cái bàn nhỏ xíu đặt như muốn nằm bệt xuống sàn nhà. Căn nhà nhỏ hẹp bốn chín mét vuông nào là để xe, cây phơi đồ, tủ vải quần áo, nồi niêu xoong chảo, bếp ga mini... Không còn chỗ để cho Hùng thở. Ngột ngạt, nóng bức và bó hẹp.
Trước sân nhà, cây bàng cao vút, cành lá xum xuê. Thỉnh thoảng có mấy cô bạn của Hùng ra chụp những bức ảnh rất xì-tin. Mấy cô bạn kéo cành lá bàng xuống, núp bên sau thân cây bàng, nhất là Kim Phụng. Cô bạn mít ướt và nhõng nhẽo nhưng cũng học giỏi nhất nhì trong lớp Hùng. Kim Phụng hay đưa tay lên bên phải, giơ hai ngón tay ra hình chữ V. Bữa nay Kim Phụng trong bộ áo mầu hồng nhạt nửa trên và trắng phía dưới, kiểu tóc đuôi gà và chiếc quần jean bó sát. Thật dễ thương, nhưng đừng lầm tưởng – Hùng tự nói với mình. Hùng cầm máy điện thoại Kim Phụng, chụp cho cô mấy kiểu hình.
Mỗi khi các bạn tới nhà, Hùng đều dụ thêm mấy cô bạn gái đến chơi. Mục đích chính là để nấu đồ và dọn dẹp giúp Hùng. Hùng sợ dọn dẹp một mình trong cái căn nhà thuê nhỏ hẹp của mình. Chén đĩa la liệt, chai rượu, ly bia để đầy nhà, đồ ăn thừa bừa bãi, hai cái bồn chén đầy ắp chén đĩa và đũa muỗng. Hùng sợ. Sợ sự cô đơn của mình trong việc dọn dẹp nhà cửa, sợ mình lau nhà lụi cụi một mình, sợ phải lau chùi toa-lét sau khi đám bạn về. Hùng sợ luôn cả cái mùi nước lau nhà chỉ có mình mình ngửi, mình mình lau, sợ phiền ồn ào đến xóm nhỏ của mình…
Bữa nay sinh nhật ở nhà trọ của Minh Hoàng. Bia rượu, thuốc lá cũng không kém ở nhà Hùng hôm rồi. Hùng lững thững chạy xe về trong ngõ nhà mình. Cái mùi bia rượu, cà phê, thuốc lá còn lẩn quẩn trong người. Hùng say ngả nghiêng, té xe ngay trước cửa nhà. Đau điếng người. Vẫn là cơn say, vẫn là khói thuốc, vẫn là té xe trước cửa nhà nhưng sao nay Hùng cảm thấy nó đau; đau từ bên ngoài vào đến cả xương tủy bên trong! Cây đàn là người bạn thân nhất đã bị trầy một vết trên thùng đàn. Vết trầy như một mảng da thịt của Hùng bị cắt ra khỏi thân thể mình. Hùng khệ nệ dựng xe lên, dẫn vào nhà. Hùng nghĩ ngay đến ngày mai nếu như Hường hỏi về cây đàn! Chắc Hường sẽ nghĩ mình là người xấu và không theo học đàn mình nữa! Phải trả lời ra sao đây! Hôm nay chủ nhà đã nhắc tiền nhà hai tháng! Hường không học nữa! Hường sẽ không bao giờ học đàn do mình dạy nữa! Những câu hỏi cứ luẩn quẩn trong đầu. Lại ngồi xuống và chơi một điệu bolero buồn trong căn nhà hoang vắng và lạnh lẽo. Điệu bolero kéo tụt Hùng vào trong tưởng tượng của buồn đau và xa vắng. Những buồn đau luẩn quẩn, những nhớ nhung vô vọng trong các nốt trắng, nốt tròn kéo dài. Giọng ca nhừa nhựa của bia rượu thở phì phà vào cây đàn đã bị bong tróc và trầy xước. Hùng ôm cây đàn ngủ gục trong giấc mơ:
Trăng đu mặt nước vỡ òa
Người vừa đã gặp ngỡ là của riêng
Phận người như bóng dưới thuyền
Mải mê ôm ấp há là duyên thay
Người, đàn gục ngã đêm ngày
Nỉ non ai oán chẳng hay phận mình
Trăng thuyền bến nước càng xinh
Giật mình tỉnh giấc thấy mình héo khô.
2. Hường vẫn học đàn bình thường mà không hỏi thăm gì về cây đàn. Lại vạch năm dòng, đồ rê mi fa sol tương ứng với các nốt trên cây đàn. Hùng dạy Hường như chưa từng được dạy.
- Đây là dây nhỏ nhất, nằm ở vị trí thấp nhất của cây đàn, ta gọi đó là dây số 1. Dây số 1 tương đương với nốt Mi (E). Nếu đọc ra tiếng Việt thì là Mí, khác với dây số 6 là Mì. Cũng tương tự như vậy, ở dây thứ 2 từ dưới lên là Si (B). Khi em đánh xuống thì các nốt tương ứng là Mì Là Rê Sol Si Mí – Hùng giảng.
Hường trả lời ngượng ngịu trong cái kiểu của người mới học:
- Dạ.
- Giờ em cầm đàn và gảy từng dây đàn và đọc từng nốt tương ứng cho anh nghe. Em thực tập như anh đã hướng dẫn – Hùng tiếp.
Khi mới chơi guitar, Hường ngượng ngùng trong việc cầm đàn, khảy dây đàn và đọc các nốt tương ứng. Để giảm căng thẳng sau năm sáu lần Hường chơi, Hùng đàn bài “Phượng hồng”. Bài học đầu tiên về guitar của Hùng cũng là thực tập theo bài này. Vừa đàn vừa ca, mắt tự tin nhìn vào Hường để tìm sự đồng cảm và tìm hiểu ý trong nàng. Tiếng ca “… mối tình đầu của tôi…” làm nàng cười tủm tỉm. Nàng bất giác lấy hai tay che mặt để thò hai mắt ra ngó và ca theo Hùng.
- Thấy em cười, anh rất vui – Hùng nói.
Mà Hùng cũng vui thật, tự nhiên được dạy cho Hường, tự nhiên được Hường ca theo điệu nhạc rất đúng nhịp điệu. Cái màu đỏ rực của hoa phượng những ngày hè chia tay bạn bè, ai mà chẳng nhớ mong, ai mà chẳng lưu luyến. Ngay cả bản thân Hùng còn giữ lại cuốn lưu bút có ép bông hoa phượng của trường cấp ba cũ mà. Giờ là tháng sáu, Hường cũng mới chỉ học hết năm hai của trường Sư Phạm. Bài “Phượng Hồng” vẫn luôn đỏ thắm trong tà áo và trái tim trong trắng của Hường. Hùng cũng có khác gì, hơn Hường hai năm chứ có bao!
- Bữa nay là bữa đầu tiên nên em chỉ học các nốt cơ bản tương ứng với các dây trên cần đàn. Em cho anh địa chỉ email để anh gửi em các website có lời bài nhạc để em có thể tham khảo trước.
Quay qua ngó Hùng, Hường nói nhõng nhẽo:
- Em bấm một chút thôi mà đau hết mấy đầu ngón tay rồi!
Cái giọng thanh thanh nũng nịu, ánh mắt sáng trong như giọt nước của những rọt rượu cốt đầu tiên mới nấu làm cho Hùng có cảm giác cháy tim, cháy gan, cháy người. Hùng phải pha với cái giọng khàn khàn của mình vào đó bằng nụ cười thân thiện và phát ra thứ âm thanh chắc nịch:
- Rồi em cũng sẽ quen thôi, em bấm sẽ không còn đau nữa. Em sẽ chuyển nốt, chuyển gam nhanh hơn.
Đêm về khuya, Hùng vẫn lục lọi mấy bài hát điệu bolero ra gửi email cho Hường. Chỉ hơn hai mươi bài nhưng Hùng phải chọn lọc, sắp xếp và đánh số các bài ưu tiên cho Hường thực tập và cảm nhận trước khi ngày mốt Hùng dạy bài thứ hai. Chọn ý, chọn từ mãi để rồi cuối cùng Hùng viết trong email:
- Tiêu đề: “Anh gửi em địa chỉ website về học nhạc
Nay anh rất vui vì nhìn thấy em cười mà trong lòng anh hôm qua thấy buồn bã. Em có thể vào địa chỉ này để xem các bản nhạc bolero thông thường. Em có thể nghe trực tuyến và click vào đây để xem. Chúc em cuối tuần vui vẻ. Anh Hùng.”
Cái buồn của Hùng là do sợ không có tiền đóng tiền nhà hay cái buồn gì! Mà cái buồn đó là cái buồn thật hay là cái đang vui trong lòng Hùng! Cả hai hòa lẫn vào nhau nhưng cái vui thì lớn hơn nhiều. Đã lớn hơn như thế mà Hùng viết vào email là buồn! “Nay anh rất vui” thế là đủ một câu rồi. Đem sự so sánh của hôm qua với hôm nay như thế chứng tỏ rằng hôm nay Hùng rất rất vui.
Hùng mong chờ Hường nhận được ngay email và trả lời anh ngay bây giờ, ngay lúc về khuya này. Nhưng không, sự mong chờ của Hùng không có kết quả ngay trong đêm. Bây giờ là mười một giờ khuya rồi!
Sáu giờ sáng, Hùng kiểm tra email và nhận được phản hồi:
- “Dạ, cảm ơn anh”
3. Nay là ngày học thứ sáu. Hường cũng đã học được các gam cơ bản, các nốt cơ bản và chuyển trên cần đàn nhanh hơn, tương đối đúng nhịp hơn. Hường cũng đã đọc được các nốt tròn, nốt trắng, nốt đơn, nốt kép, dấu nặng và một vài nhịp phách cơ bản trên một bản nhạc. Tốt rồi, Hùng kiểm tra và đưa một vài bản nhạc đã in sẵn trên giấy để Hường thực tập.
Đêm của ngày học thứ sáu. Hùng muốn gửi đến Hường vài địa chỉ diễn đàn tự học nhạc khác. Niềm vui như vỡ òa tới từ địa chỉ email của người bạn chung lớp:
- “Mai ông chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, tôi giới thiệu ông vào dạy trong trung tâm tôi rồi.”
Cầm máy điện thoại lên gọi cho bạn, Hùng cảm ơn rối rít như mới phát minh ra một cái gì đó vĩ đại và cảm ơn cái phát minh đó như Ac-xi-mét nhảy ra khỏi bồn tắm vậy. Cái bồn tắm trật trội của việc dạy đàn kiếm cơm qua ngày, cái mong chờ, cái chờ đợi, cái gò bó trong bốn bức tường của căn phòng chỉ có hai người và bây giờ Hùng đang bước ra ngoài. Hùng bước ra ngoài đường với tư cách là một giảng viên, một trung tâm, một công việc của nhiều người mới ra trường như Hùng đều ước muốn.
Có lẽ Acximet cũng sẽ bình tĩnh bước trở lại phòng tắm của mình. Hùng cũng vậy. Anh kết nối lại wifi. Anh nhấp chuột, chọn tiêu đề cũ “Anh gửi em địa chỉ website về học nhạc”. Nhấn vào nút “Trả lời”, Hùng viết:
- “Ngày mai anh bận đi với người bạn, họ vừa giới thiệu cho anh dạy tại một Trung Tâm nên ngày mai em nghỉ nhé. Anh sẽ gọi báo lại cho Ba em. Chúc em vui”
- “Dạ.”
Vẫn chỉ là từ “Dạ”. Hùng không kiếm tìm gì được hơn trong những từ ngữ mà Hường gửi. “Dạ” như một sợi dây để Hùng đu lên phía trên mà không biết ở phía trên sợi dây đó có gì. Sợi dây “dạ” đó có chặt không, có đủ để anh đu lên cái vách núi kia không, sợi dây thông qua email!
4. Các cố gắng trong công việc dạy học và nghiên cứu khoa học không còn đủ thời gian để Hùng dạy đàn nữa. Công việc đã cuốn anh vào những lo toan mới, những công việc mới và các dự tính mới. Thường thì như vậy, khi một công việc này có nhiều lợi nhuận hơn công việc khác thì người ta sẵn sàng chuyển đổi ngay công việc, nếu họ nhận thấy sự thay đổi đó là tốt cho mình.
Hùng đang có dự án mới mang đề tài cấp bộ, vừa dạy vừa làm đề tài được giao. Anh đầu tư những đồng tiền còm cõi nhất của mình cho đề tài mà anh phụ trách. Cái cảm giác cô đơn bị đẩy xa ra bên ngoài và thay vào đó là sự bận rộn trong mọi ý nghĩ và việc làm.
- “Bạn anh mới bay từ Hà Nội vào, em cho anh số điện thoại. Mai anh mời em đi ăn chung với bạn anh nhé” – Hùng gửi trong email.
- “Dạ, số của em là …” – Hường trả lời email.
Những ngày giữa tháng, nước triều cường hay dâng cao. Lục bình theo đó cũng trôi dạt về đầy bờ sông. Trên hai trăm ki-lô-mét sông rạch Sài Gòn thường có lục bình và làm cản trở giao thông đường thủy rất nhiều.
Thỉnh thoảng có vài chiếc xuồng cao tốc ghé vào quán. Tiếng hô hào “dzô dzô” ầm vang một đoạn bờ sông. Hùng thấy Hường như bông hoa hồng đang khoe sắc giữa một vườn hoa đẹp. Bờ tóc dài của Hường bay trong gió sông làm Hùng liên tưởng đến mùi hương thơm trong một khu rừng. Cảm giác như mình là người thợ săn lan rừng, Hùng chợt mỉm cười. Người săn lan rừng phải vào nơi rừng thiêng, nước độc nhưng Hùng lại săn lan trong sự lăn lộn của cuộc sống nơi phồn hoa đô thị. Hùng mỉm cười với cách suy nghĩ vớ vẩn của mình. Sao lại nghĩ vậy được! Lan là lan, Hường là Hường chứ ai lại ví von kiểu đó. Hùng say rồi!
Hùng về và loay hoay trong mơ:
Son môi quần áo lụa là
Xe người đưa đón ngỡ là xe chung
Bước chân thăm thẳm trùng trùng
Ba lô vai nặng lưng chừng đèo mây
Trong tay người vẫn dẫn tay
Về thăm cha mẹ bao ngày cách xa
Mẹ rằng: ngày tháng đã qua
Nên bề gia thất ấy là phận con
Thân cha, thân mẹ héo mòn
Chỉ trông có vậy sao còn lửng lơ
Thưa rằng: cha mẹ có ngờ
Trời se duyên đặng há chờ được chăng!
5. Cơn mưa trong đêm bắt đầu nặng hạt đổ xuống mái tôn làm chàng tỉnh giấc. Hùng lững thững bước đi xuống nhà bếp, mở tủ lạnh, kề miệng vào uống ừng ực bình nước lạnh như chưa từng được uống. Nước trong bình chảy vương vãi trên nền nhà làm ướt áo pull mà Hùng hay mặc đi ngủ. Hùng mỉm cười và miên man suy nghĩ về buổi chiều nay bên bờ sông, loáng thoáng trong đầu còn có giấc mơ về thăm cha mẹ. Ý nghĩ vu vơ và nối nhịp các suy nghĩ. Vào phòng ngủ nhìn trong gương. Hùng bật cười, cái cười của sự gặp gỡ có phải là định mệnh hay không? Hùng sẽ làm những điều gì tiếp theo trong những ngày tới?
Cơn mưa mỗi ngày càng thêm nặng hạt. Cửa phòng khách còn chưa đóng, Hùng quá say, giờ đây ngó ra ngoài đường. Nước chảy xiết, vài chiếc lá của cây bàng trước cửa bay vào sân. Con chim bị ánh sáng đèn làm thức giấc kêu “chép chép”. Con chim trong lồng trước cửa cũng như Hùng đang bị giam hãm trong luật lệ và thành kiến của xã hội. Con chim cũng sẽ ước gì được tự do bay nhảy bên ngoài, dù như bây giờ có mưa đi chăng nữa, nó vẫn thích cái tự do của thiên nhiên.
Cũng là gặp nhau bình thường như thế mà sao nay Hùng lại nhớ nhung khắc khoải về Hường. Nhớ Hường đẩy cái xe hôm nào trong đêm mưa lạnh, nhớ nụ cười tủm tỉm của Hường như nụ hoa muốn ào ào nở. Nhớ cái lúc mà chiều nay Hường lấy thỏi son, tô lại môi trên môi dưới, cái mím môi lại làm cho lớp son đều và mịn màng hơn. Nếu đó là một bông hoa thật trước mặt, Hùng sẽ đưa tay lên sờ nắn những cánh hoa, nhưng đây là môi Hường. Đưa máy điện thoại lên, Hùng chụp dòng nước cuồn cuộn. Ngày mai Hùng sẽ gửi lại cho Hường hình ảnh cái ngõ nhỏ đêm nay chảy như thác đổ và sẽ kể lại chuyện đêm nay cho Hường nghe.
Kéo giá vẽ ra ngoài phòng khách, lấy bút chì vẽ nhanh các hình khối cơ bản, vẽ nhanh tư thế Hường ngồi trên ghế mủ ở bờ sông hôm nay. Cái lưng thẳng, chân vắt chéo, khuôn mặt nhìn ra bờ sông. Một tay tựa trên thành ghế, một tay để lên đùi. Cái giỏ xách. Ồ nó chỉ là chi tiết phụ nhưng Hùng cũng vẫn nhớ nó nằm trên cái ghế mủ khác, bên tay trái của Hùng. Ở góc nhìn khác, Hùng cố tình bố trí cái giỏ xách chỉ xuất hiện với một cái quai nhô ra phía sau lưng Hường. Phác thảo cái bờ kè, phác thảo dòng bên kia sông, một tháp chuông nhô cao và ngôi nhà thờ nhỏ bên cạnh sông. Một con thuyền nho nhỏ và những hàng dừa nước nghiêng nghiêng. Hai phần ba của giấy vẽ là Hường, một phần ba còn lại là cảnh được cân bằng bởi cái nặng của tháp chuông phía xa xa. Cũng có vẻ hợp lý. Mà không, phía dưới dòng sông, nên có thêm vài đám lục bình nữa thì bố cục mới đủ nặng để có thể cân bằng được so với hình khối của Hường bên trái. Có vẻ ổn rồi. Hùng bắt đầu vẽ thêm các nét vẽ khác đè lên các nét vẽ bằng bút chì đã phác thảo. Khuôn mặt tròn tròn, mắt nhìn hướng ra ngoài sông, mái tóc, bộ đầm, cái chân và cái ghế mủ. Hùng đồ lại, thêm các chi tiết, kéo nét vẽ của mình cho mềm mại để thể hiện cá tính bao dung và giọng nói nhẹ nhàng của Hường. Ba mươi phút trôi qua, một hình ảnh phác thảo đã được Hùng dựng lên hoàn hảo. Thỏa mãn sự nhớ nhung. Hùng đã diễn tả nỗi nhớ nhung quay quắt trong đêm mưa lạnh. Hùng nằm trên bộ xa-lông mỉm cười... và chìm vào giấc ngủ trong cái chập chờn cùng Hường ở nơi biển đảo:
Hàng dương chọc gió kêu ào
Tàu xa bến đậu nuốt vào biển xanh
Trên tay người gối vết hằn
Đảo xa trăm dặm bao năm mong chờ
Hoang sơ đảo nhỏ ai ngờ
Hai hình hai bóng bên bờ cỏ lau
Trăng trong giỡn sóng muôn màu
Trời mây Phú Quý có nhau cả đời?
Tiếng chuông điện thoại báo thức làm Hùng tỉnh giấc, xoay người đủ với tay cầm cái điện thoại trên bàn tiếp khách. Hùng tắt chuông, vào mạng xa hội. Hường chưa online. Nay chủ nhật thế nào Hường cũng ngủ nướng khét lẹt – Hùng nghĩ.
- “Chúc em buổi sáng vui vẻ” – Hùng đăng nhập và nhắn tin trên mạng xã hội.
- “Cảm ơn anh, anh cũng vậy nha. Sáng nay anh ăn sáng gì?” – Hường trả lời.
Thoáng cười, Hùng nhắn:
- “Chắc anh đợi cô bán bánh mỳ, mua bánh mỳ không, rồi chiên trứng ốp la. Hì hì.”
- “Anh làm đi, chúc em tới nhà anh ăn chung ha?”
- “Đùa hoài cô nương, em mà tới!”
- “Em giỡn thôi.”
- “Trưa nay, anh mời em đi ăn trưa nha?”
- “Dạ, nay anh không đi với bạn anh à?”
- “Không em. Mấy giờ em đi được, anh đón em ở đâu?”
- “Sáng nay em lên trường có chút việc, khoảng 10 giờ xong.”
- “Vậy anh đón em ở cổng trường em nhé.”
- “Dạ.”
Hùng đã mời được Hường đi ăn. Lòng dạ bồn chồn. Hùng đi lòng vòng quanh đường Lê Duẩn, chạy ra Hồ Con Rùa, vòng lại Nguyễn Thị Minh Khai, quay về đường Đinh Tiên Hoàng. Vào quán nước bên vệ đường, ngay cạnh nhà chờ xe buýt, bỗng anh chợt nhớ những ngày xưa mình từng ngồi bên gốc cây trứng cá uống cà phê. Nghe các cô chú ở Đài Truyền Hình ra nói chuyện tếu và đọc báo buổi sáng mỗi ngày. Cây trứng cá không còn, cổng Đài Truyền Hình cũng đã khác mà sao các kỷ niệm dâng trào thời sinh viên uống cà phê ở đây! À, cũng là đợi, đợi đến giờ đi học và đợi các cô chú ra để nghe chuyện thời sự, chuyện phiếm. Bây giờ thì Hùng đợi đến thời gian để chạy đi đón Hường. Hai cái đợi ấy khác nhau mà cũng vẫn là đợi.
Những dòng xe xuôi ngược. Tiếng xe inh ỏi, tiếng kèn xe hối thúc nhau ầm ĩ. Người ta hối thúc nhau để chạy đi với thời gian, hối nhau tiến về phía trước và không muốn ai cản mình, muốn mình được chạy đường rộng thênh thang. Có khi họ cũng muốn chẳng có ai đi trên con đường này để họ chạy một mình! Hùng quan sát dòng người, ngó ngang qua bên kia… Ánh mắt Hùng dừng lại phía bên Sân Hoa Lư. Những buổi chủ nhật đi đá banh thời sinh viên lại hiện lên trong đầu. Cái sân đầy cát của ngày nào lại bủa vây tâm trí Hùng, cái xô trà đá và vài ly nước mía làm Hùng nhớ nhung và thèm khát. Thèm khát cảm giác của ngày xưa. Ngày xưa đã qua rồi. Hiện tại Hùng đang chờ đến đúng giờ là Hùng chạy xe đi. Thời gian là cơ hội và cơ hội có trong mỗi khoảnh khắc thời gian hiện tại. Bây giờ là cơ hội để Hùng ngắm những chiếc xe và những người đi qua lại. Cơ hội sau mười phút nữa được chở Hường đi ăn dưới cái nắng oi oi, din dít mồ hôi trong da thịt của Sài Gòn.
6. Cô chủ quán Khánh cười vui vẻ như mọi ngày nhưng với cái nhìn khác lạ về Hùng. Cô thấy sự khác lạ ngay trong cách mà Hùng cư xử với người bạn đi cùng - Hường. Hùng vội xua tan ý nghĩ của cô:
- Bạn anh, hì hì – Hùng vừa nói vừa cười.
Cô chủ quán đáp lại bằng nụ cười mỉm chi:
- Anh uống Heniken hay Tiger.
Hùng kêu đồ uống:
- Em cho anh chai Tiger nâu, Hường uống gì kêu luôn em.
Hường loay hoay để cái giỏ xách qua một cái ghế khác:
- Dạ
Luôn tay, Hùng cầm ly bia đổ đầy đá và uống những ngụm nhỏ. Cái điệu bộ không được tự tin ở mình, nó đến và nhanh ào ào. Hành động của Hùng lúng túng, quanh quẩn. Đây là điều mà cô chủ quán chưa bao giờ thấy trong đám bạn của Hùng hay đến quán. Nghêu hấp gừng, ghẹ rang me, hay chỉ là món cơm chiên cá mặn đều được kêu lên và ăn uống thoải mái, không như cách mà Hùng nghiêm nghị như hôm nay. Tay cầm điếu thuốc đưa lên miệng, kéo một hơi thật sâu vào lồng ngực. Quay mặt ra bên phải, Hùng phả ra một chùm khói đùng đục. Tay trái vắt ngang sang một cái ghế khác, tựa lưng vào ghế và ngồi đối diện với Hường. Hùng ngó qua bên phải, mắt hướng về sông Sài Gòn đang lững thững ôm những mảng lục bình bị đẩy theo con nước trôi chầm chậm.
- Quán có món nghêu hấp gừng ngon lắm em. Menu đây, em tự đi chợ nhé, anh ăn gì cũng được – Hùng nói với Hường.
- Anh hay đến đây ăn với bạn anh à? – Giọng nàng như dò xét.
- Ừ em. Tụi anh hay ăn và nhậu ở đây. Ở đây đồ ngon và yên tĩnh. Em thấy không, trên lầu ba nên rất thoáng. Trưa nay tuy nắng, nhưng ngồi trên này, gió từ sông Sài Gòn thổi vào. Anh cảm thấy mát hơn – Hùng phân bua.
Cũng vẫn với giọng đều đều, nàng tiếp:
- Dạ. Sao anh không rủ bạn anh ra ăn chung luôn.
Còn gì bằng nữa, chàng khấp khởi mừng thầm trong bụng. Ra quán mà không nhậu vài chai thì buồn chết, thà không ăn gì cũng được chứ uống là phải uống! Hùng tiếp ngay lời ngay:
- Ừa, anh kêu mấy đứa bạn anh ra nha. Tụi nó nhậu không hà, sẵn giới thiệu em với tụi nó luôn hén?
- Em có gì mà anh phải giới thiệu – Nàng nguýt.
Hùng quen cái cách nói thẳng, cách nói của Hùng, người khác nghe lần đầu có vẻ khó chịu khi giọng Hùng đanh đanh và chắc nịch. Nhưng trước mặt Hường, cái đanh cứng đã như cọng mỳ khô bỏ vô nước sau năm phút:
- Hì hì, anh cũng không biết. Xin lỗi em, anh kêu tụi nó ra ngồi chơi chút
7. Cái cảm giác chếnh choáng trong men bia rượu cũng không làm cho Hùng say như những hôm khác. Xe bắt đầu nổ máy. Hùng đưa nón bảo hiểm cho Hường đội và cài nón nàng cẩn thận đến mức thân thiết không ngờ. Cái trách nhiệm của người đàn ông trong chàng đang trỗi dậy, thật ân cần và nhẹ nhàng, thật đầm ấm và yêu thương, thật cưng chiều mà dứt khoát. Giọng nói nhẹ nhàng nhưng đĩnh đạc, ánh mắt yêu thương và nhân hậu từ trong chính chàng toát ra. Xách trên tay chiếc giỏ màu đỏ bộc-đô, nàng ngoan ngoãn để chàng gài dây cẩn thận. Trong men say, chàng cố gắng không để đụng tay vào người nàng, không đụng vô cằm nàng. Hường cảm nhận được các hành động và cử chỉ của Hùng. Nếu như Hùng cũng sẽ làm những cử chỉ ấy mãi mãi với Hường và cũng sẽ chỉ có với Hường!
Vừa chạy xe, Hùng mải mê suy nghĩ về việc mời Hường đi uống nước. Giờ này cũng đã gần khuya, nàng có chịu không, uống ở đâu nhỉ, hay mời Hường ra quán Bờ Sông bên Thanh Đa cho mát? Những suy nghĩ mông lung trong dòng xe vô tận và náo nhiệt, những suy nghĩ của Hùng bị chiếu rọi bởi những ánh đèn xe vào ngay mặt, ngay trong đầu óc, vào cả thân thể của chàng. Cái suy nghĩ ấy, chắc rằng Hường cũng đang nhìn thấy rõ như ban ngày. Bất giác, Hường đưa tay ôm chàng nhè nhẹ từ phía sau. Chàng cảm nhận rõ ràng sự yên ổn và hạnh phúc trong chàng dâng trào như chưa bao giờ có. Cái tiết trời se lạnh và hơi nước dòng sông trong đêm Sài Gòn chàng đang đi qua. Chàng nhẹ nhàng đưa tay trái, áp lên tay nàng phía bụng mình. Chàng vỗ lên tay nàng nhè nhẹ và nắm chặt trong lòng bàn tay.
Hùng muốn nói gì với Hường nhỉ, mà thôi Hùng không nói để cảm nhận cái da thịt trên tay Hường trong hơi lạnh. Hùng để cho bàn tay mình nói chuyện với bàn tay Hường bằng cách giữ im lặng của bàn tay. Để cái da thịt của mình nói chuyện với da thịt của Hường trên tay mình. Hùng để cho các cảm giác xúc chạm của những giây thần kinh ly ti đưa từ tay lên đầu mình và truyền những ý nghĩ đó đến với tâm trí của Hường. Chỉ khoảng mười giây thôi mà Hùng đã nói được biết bao sự yêu thương của mình, nói được sự hạnh phúc của mình khi có Hường, nói được cái tự hào của mình với bạn bè khi có Hường, nói được cái lửa tình đang trào dâng và nhịp đập thổn thức của con tim với nàng. Hùng cũng nghe được sự trừu mến, nghe được tình yêu, nghe được sự đồng ý, sự chấp nhận và nhìn được tim nàng đang giao động như quả chuông đang bị chiếc vồ đang thúc.
- Anh mời em đi ăn tối nha. Nãy giờ anh uống không à, không ăn gì, giờ đói bụng quá – Hùng nói ngay.
- Dạ.
- Em ăn gì?
- Tùy anh à, anh khó tính thấy mồ, để anh tự chọn.
- Kiếm quán hủ tiếu hoặc bún bò ăn nha em?
- Dạ.
Quán hủ tiếu về đêm càng như đông hơn, mỗi bàn mỗi cặp nam nữ ngồi ăn. Mấy anh chàng kia có đói như Hùng không nhỉ, hay họ cũng đang níu giữ thời gian như Hùng. Họ cũng nhẹ nhàng và yên lặng như Hùng. Họ cũng lấy khăn lau muỗng, lau đũa và đưa ly sữa đậu nành cho người bạn kế bên như Hùng. Hùng cười rung bụng và phát ra âm thanh hì hì của tiếng cười. Ồ, không phải Hùng và Hường giống như người khác. Ở bàn này, cách mà Hường ăn hủ tiếu thật là lạ lẫm với Hùng. Những sợi hủ tiếu được nàng cuốn quanh đầu đôi đũa như một cục bò viên thật tròn trĩnh, khéo léo và vừa đủ ăn. Những lát thịt, những miếng gan và con tôm lột nàng gắp bình thường mà sao hủ tiếu nàng lại cuốn như vậy nhỉ! Những cục bò viên mà nàng cắm đũa vô chấm nước tương và ăn kiểu đó, chắc Hùng độn thổ! Tự nhiên để ý làm gì chuyện đó nhỉ! – Hùng nghĩ.
Hùng bật cười hỏi:
- Em ăn gì mà lạ thế!
- Ăn vậy mới cảm thấy ngon anh à.
Kiểu nàng ăn kỳ lạ đến mức chàng gần như há hốc miệng lên mà ngạc nhiên:
- Hì hì, anh ăn thì phải có chút nước vô đó, chứ khô và quấn như cây kẹo mút thế, anh chưa ăn bao giờ.
- Anh thử xem, cảm giác ngon – Nàng tiếp.
Mỉm cười, Hùng nói:
- Hì hì, anh không ăn như vậy.
Cái cảm giác thô thô và ngường ngượng trong tâm trí Hùng bị xâm chiếm. Những ý nghĩ quẩn quanh và miên man về cách nàng ăn làm cho chàng nghĩ đến phong tục và xã giao về ăn uống. Chàng chợt nghĩ đến một ông Tây, bà Tây nào đó mà muốn ăn hủ tiếu, khi không biết dùng đũa thì họ phải làm sao nhỉ! Có khi họ dùng nĩa để múc và cũng có thể họ cuốn lại trên nĩa như Hường cuốn hủ tiếu trên đũa. Cách tốt nhất là ra đường Bùi Viện, kiếm quán hủ tiếu ăn và quan sát mấy ông Tây, bà Tây ăn hủ tiếu – Hùng nghĩ.
- Nhìn em ăn, anh mắc cười muốn chết – Hùng nói.
Liếc mắt nhìn chàng, Hường giải thích:
- Em hay ăn kiểu này.
Cũng do tò mò, chàng hỏi thêm:
- Ăn phở hoặc bún bò, em có ăn vậy không?
- Dạ, không anh.
Hùng cảm thấy câu hỏi vô duyên của mình đến nhanh hơn ý nghĩ, làm cho chàng không nắm lại câu nói đó mà vứt bỏ và chôn vùi ngay xuống đất được:
- Xin lỗi em, anh thấy lạ nên hỏi em như vậy – Chàng nói.
Cái xin lỗi của Hùng được coi như chàng đã đối diện được với sự ân hận, đối diện với cảm xúc thành thật trong chính lời chàng nói. Chỉ khi chàng lắng nghe Hường nói và phân tích các cảm giác, các hành động của một người khác, khác Hường, thì chàng hiểu ra cái tâm trí ngường ngượng của chàng là sai trái và không phù hợp với hoàn cảnh này. Lời xin lỗi của chàng cũng làm cho Hường tự nhiên hơn, vui hơn và cả chàng và nàng cùng hiểu biết về nhau hơn.
- Anh đang đọc cuốn sách gì? - Nàng chuyển hướng câu chuyện.
- Anh đọc cuốn “Thế Giới Đi Về Đâu” của nhà văn người Ba Lan.
- Nội dung là gì anh?
Như muốn để nàng được hiểu rõ hơn về cuốn sách, Hùng tóm tắt:
- À, viết về kinh tế ở hiện tại, quá khứ và tương lai theo cách nhìn nhận của một nhà tâm lý, cách nhìn của một nhà xã hội, cách nhìn của một nhà chính trị.
- Anh đọc lâu chưa? Sắp đọc xong chưa, em mượn đọc được không? – Nàng tiếp.
- Anh mới mua ở quầy sách trong sân bay Nội Bài tuần trước. Khi anh đọc xong, anh sẽ đưa em đọc – Hùng giải thích.
- Nay nghe các anh nói chuyện, em thấy anh hố nhiều quá. Làm ăn gì mà không coi trước sau, tin tưởng nhau quá mức thế!
Ồ, nàng quan tâm đến cả việc làm ăn bên ngoài của chàng nữa sao! Mà cũng có sao nhỉ, tính chàng minh bạch, không có gì phải dấu diếm người khác.
- Tính anh vậy rồi em – Hùng nói.
- Bạn bè là bạn bè, làm ăn là làm ăn. Anh sao phải lẫn lộn giữa hai cái đó nhỉ! Hồi chiều nghe anh nói mà phát bực!
Nàng bắt đầu thể hiện sự giận giữ của mình, điều mà Hùng chưa bao giờ thấy từ ngày gặp Hường lần đầu đến giờ. Chắc chàng đã sai nhiều nên nàng gắt như vậy. Chợt chàng nhớ ra Hường cũng luôn phụ cha mẹ trong việc kinh doanh của gia đình. Có lẽ nàng vừa nhận ra ở Hùng có điều gì bất ổn trong việc góp vốn kinh doanh chăng! Chàng lấp lửng và kể:
- Bữa hôm anh và vợ chồng anh chị ấy thương lượng và làm kế hoạch. Nhìn chị ấy giống y chang như em, cũng khuôn mặt, cũng dáng người và cách nói rứt khoát như em. Nếu có em hôm đó ở cùng anh thì hay biết mấy! Hì hì, để em ép những kèo thơm cho anh.
Nàng lấy tay che miệng cười vì cách diễn tả của Hùng. Nó ngây ngô và chất phác quá.
- Chi mà cười hoài vậy em? Bữa sau, có gì anh nhờ em hỗ trợ anh hén? – Hùng chọc.
- Em đi em ăn cho thì có, hỗ trợ anh được gì!
- Thì nếu anh sai hoặc có vấn đề gì thì em ngồi bên cạnh, nhéo đùi anh cái là anh biết.
- Anh coi lại đi, nếu đi dạy bình thường thì vẫn đi dạy. Còn việc kinh doanh, anh cũng nên từ từ suy nghĩ thêm chứ cùng một lúc làm cả hai việc, em nghĩ là khó. Em nghĩ vậy thôi, còn tùy anh – Giọng nàng như rứt khoát về các nhận định của mình.
- Ừa, anh sẽ suy nghĩ thêm – Chàng vừa cười vừa nói.
Hùng biết chắc rằng khi mình đã quyết một việc gì thì anh đeo việc ấy đến cùng và không muốn ai can thiệp theo chiều hướng ngược lại. Cũng như việc học hành ngày xưa, việc đang đeo theo Hường bấy lâu nay và bây giờ là công việc làm ăn mới. Chàng chỉ đi theo một hướng mà chàng cảm nhận: mình nhìn thấy đúng. Chạy theo một hướng cũng có khi tốt, có khi không; nhưng dù sao cũng giữ vững được niềm tin và tránh sao nhãng đi vào các con đường khác. Khi có những cản trở hoặc có những khúc quanh co đi chăng nữa thì cũng sẽ dễ dàng vượt qua hơn là đang ở con đường này mà chạy ổ voi ổ gà của con đường khác. Đường hàng không, chỉ có không khí và áp suất kia còn sốc huống chi nói đến đường đời.
Miên man suy nghĩ về những lời của Hường và rồi chàng cũng đưa Hường về đến cửa nhà. Chào cha mẹ nàng, chàng về. Những cây đèn đường cong cong soi ánh sáng ra ngoài xa lộ như đang cúi chào chàng với tư thế khom khom. Cái ánh sáng vàng vàng làm cho chàng cảm thấy ấm áp hơn trong đêm gần về khuya. Dừng lại bên lề một góc ngã tư, chàng móc trong túi ra gói thuốc hút còn một nửa. Cầm quẹt lên, chàng khum bàn tay mồi lửa và kéo một hơi dài như muốn cháy đến một phần năm điếu thuốc. Lâu rồi, bữa nay chàng mới tỉnh táo trên đường đi về nhà. Chàng nghĩ đến có những bữa cũng đến ngã tư đèn đỏ này, chàng dừng xe và té ạch trong men bia rượu và mùi thuốc lá tẩm ướp vào cái áo kẻ sọc Hàn Quốc...
Thay ra giường mới, lột trái mấy bộ đồ còn dơ, chàng gom chung với mấy bộ ở trong giỏ giặt đồ bỏ vào máy giặt. Bấm nút. Quơ cái khăn tắm và bộ đồ ngủ, chàng lao vào nhà tắm xả hết những gì còn dính vương vấn bụi bặm. Cái nước mát của vòi hoa sen xả xuống đầu chàng. Chàng ngẩng mặt lên cho nước xả vào đầu, vào mặt và hít hà mùi trong lành của oxy văng tung tóe. Cho nước vờn trên cổ và sau gáy cùng với cái nhờn nhợt của sữa tắm để kéo tuột những mảng tế bào chết ra khỏi cơ thể.
Cầm cuốn sách vào phòng ngủ, bật đèn và nhắn tin cho Hường:
- “Chúc em ngủ ngon”
Ngày chủ nhật đang dần qua, ánh đèn phòng ngủ cũng vừa đủ chiếu vào cuốn sách chàng đang đọc. Thói quen ôm sách trước khi ngủ của chàng từ những ngày đầu năm thứ nhất Đại học đến giờ; chàng không bỏ được. Ngày còn sinh viên cả nhóm đi Vũng Tàu về nhà bạn chơi, chàng còn ôm cái cuốn Niêm Giám Điện Thoại ra đọc! Mấy đứa bạn ngày hôm sau thức dậy chọc quê: “Hôm qua ông tính làm thám tử à!”. Không, Hùng không muốn làm thám tử, chàng muốn ngủ và ngủ. Những con chữ, những lời văn ru chàng vào giấc ngủ nhanh hơn, mắt chàng sụp xuống, với tay tắt đèn. Chàng chìm vào giấc ngủ:
Men say chạy thoát đổi tình
Bỏ ô uế tạp hướng mình thanh cao
Niềm vui nâng chén tình trào
Đắm say hạnh phúc chưa bao giờ từng
Trong ngoài như đặng đã ưng
Đói lòng mang cớ để ngừng thời gian
Nắm tay giữ lấy tình toàn
Ôm lòng giữ lấy lửa than của người.
-- Hết tập 1 –
-- Còn nữa --
Chỉnh sửa lần cuối: