Cảm nhận [Bài dự thi viết cảm nhận thơ] - Thầm

Huyền Nhâm

Gà BT
Nhóm Tác giả
Tham gia
22/9/14
Bài viết
1.902
Gạo
1.800,0
Tôi là một người nhạy cảm với ngôn từ. Từ khi còn là học sinh phổ thông, tôi đã tự hình thành cá tính riêng khi chủ động lựa chọn cho mình những tác phẩm thơ và ca hoàn toàn không phù hợp với độ tuổi. Tôi thích nhạc Trịnh vì những giai điệu thần tiên mà não nùng, vì những ca từ tuyệt đẹp, vừa táo bạo lại độc đáo, chất thơ và tính triết lý hòa quyện đan xen mà chưa một người nhạc sĩ nào đạt được. Cũng như vậy, tôi tìm đến thơ cũng chỉ với một niềm ao ước được lấp đầy cái đói khát của tâm hồn bởi những hình ảnh khiến lòng mình rung động.

Tôi có một cuốn sổ tay chép đầy những bài thơ mình yêu thích. Thật khó để nói rằng thích bài nào nhất. Vì mỗi bài thơ đều mang những tâm sự riêng, của tác giả viết ra nó, và cũng là của chính tôi trong thời điểm phát hiện ra cũng như ghi chép lại. Nhưng nghĩ thật kĩ thì, trong vô vàn màu sắc ấy, có lẽ bài thơ: "Huyền thoại một tình yêu" của tác giả Đoàn Thị Lam Luyến là bài đã từng khiến tôi xúc động sâu sắc. Rất sâu sắc.

HUYỀN THOẠI MỘT TÌNH YÊU
Tác giả: Đoàn Thị Lam Luyến

Giá được uống một chén say mà ngủ suốt triệu năm
Lúc tỉnh dậy anh đã chia tay với người con gái ấy…
Giá được anh hẹn hò cho dù phải đợi lâu đến mấy
Em vẫn chờ như thể một tình yêu…


Em vẫn chờ.
Như hòn đá biếc xanh rêu,
Của bến sông xa mùa cạn nước.
Cơn mưa khát trong nhau từ thuở trước
Sắc cầu vồng chấp chới mé trời xa…


Em sẽ chờ anh!
Như lúa đợi sấm tháng ba.
Như vạt cải vội đơm hoa chờ ngày chia cánh bướm.
Như cô Tấm thương chồng từ kiếp trước,
Lộn lại kiếp này từ quả thị nhận ra nhau.


Em ở hiền, em có ác chi đâu…?
Mà trời xui anh bắt đầu tình yêu với người con gái khác…!
Có phải rượu đâu mà chờ cho rượu nhạt?
Có phải trầu đâu mà đợi trầu dập mới cay?


Em vẫn chờ, vẫn đợi, vẫn say
Ngâu xa nhau ngâu có ngày gặp lại
Kim Kiều lỡ duyên nhau chẳng thể là mãi mãi!


Em vẫn chờ.
Vẫn đợi.
Dẫu chỉ là
huyền thoại
một tình yêu…

Bài thơ là nỗi lòng của một cô gái về tình cảm yêu đương thầm kín với một chàng trai cô không thể nào có được. Thực ra tôi vẫn luôn nghĩ đây không phải một bài thơ quá mức đặc biệt. Thể thơ tự do, mang tính tự sự, các câu chữ ngôn từ cũng không quá mỹ miều mà rất chân phương. Nội dung cũng giản dị như vẻ bề ngoài của nó, không có ý tứ sâu xa vượt quá giới hạn của từng ấy dòng viết cả. Nhưng tôi vẫn đánh giá “Huyền thoại một tình yêu” rất cao vì cảm xúc mãnh liệt nó mang tới.

Ngay cầu đầu tiên của bài thơ, nhân vật nữ đã thốt lên: “Giá được uống một chén say mà ngủ suốt triệu năm”.

Trời ơi! Tôi thực sự bị ấn tượng bởi cặp hình ảnh đối lập“một chén say”“ngủ suốt triệu năm” này. Trước đến nay, với phái nữ thì chuyện rượu chè, lại còn uống đến “say” thường được coi là điều cấm kị. Vậy mà ở đây cô gái lại ước “giá được…” khiến tôi mường tượng ngay đến một tình cảnh nào đó bi quan trong suy nghĩ của cô gái. Tại sao cô lại muốn ngủ “suốt triệu năm”?

Chỉ để khi tỉnh dậy“anh đã chia tay với người con gái ấy”…

Chẳng phải con người ta khi tìm đến rượu thường là để giải sầu, để tìm quên thôi sao? Nhưng cô gái này lại không như vậy. Cô có một thực tại không thể nào thay đổi được. Cô muốn say hẳn "triệu năm" - một quãng thời gian rất dài, rất rất dài mà không ai có thể nghĩ tới được. Khi trải qua nó, con người ta cũng đã phải luân hồi tới hàng trăm nghìn kiếp.

Nhưng... cô lại chẳng muốn quên. Vẫn muốn tỉnh dậy và van cầu một thực tại đã cũ.

Tôi rùng mình nhận ra rằng, cô gái rất yêu chàng trai này. Phải yêu đến độ nào mà trong mơ vẫn cứ thức như vậy?

"Giá được anh hẹn hò cho dù phải đợi lâu đến mấy”, tôi thực sự tin rằng cô gái này không nói suông! Cô thực sự mong ước, thực sự đem sự tồn tại của cả vũ trụ này ra để đổi lấy một cái liếc mắt của chàng trai. Cô tuyệt vọng khi chàng trai cô yêu lại không yêu cô mà yêu một người con gái khác. Cô tuyệt vọng, nhưng không buông tay. Vẫn van nài đổi hàng triệu năm ảo mộng để lấy một lần được hò hẹn.

Nhưng chỉ là ảo mộng thôi, nên cũng vì thế mà lại càng tuyệt vọng.

Một cô gái rất mãnh liệt!

“Em vẫn chờ
Như hòn đá biếc xanh rêu
Của bến sông xa mùa cạn nước
Cơn mưa khát trong nhau từ thuở trước
Sắc cầu vồng chấp chới mé trời xa”


Một lần nữa tôi lại phải thốt lên một tiếng kêu trời. Bến sông mùa cạn nước thì đá làm sao có thể có rêu? Cơn mưa chưa tới thì sao đòi xuất hiện cầu vồng? Nhưng vẫn có đấy… Cô gái đã mượn những hình ảnh này mà thay lời thổ lộ. Mà rằng dù chàng trai không quay lại phía cô, thì cô vẫn sẽ không tắt tình cảm, không tắt mong chờ. Thậm chí càng không đạt được sở nguyện nó lại càng thêm mạnh mẽ quyết liệt.

“Lúa chờ sấm tháng ba”, “vạt cải đơm hoa chờ ngày chia cánh bướm”, hay cô Tấm đã luân hồi chuyển biết bao nhiêu kiếp chỉ để tìm về với người chồng yêu thương của mình - đó đều là những hình ảnh ẩn dụ rất mạnh. Đến mức khiến tôi phải rùng mình vì cái sự khao khát đến cháy bỏng ấy. Nó làm tôi liên tưởng đến tình yêu của Nàng Tiên Cá trong truyện cổ tích cùng tên của Andersen. Nàng Tiên Cá sẵn sàng đánh đổi giọng hát tuyệt diệu của mình để lấy những bước đi như ngàn mũi kim đâm, dẫu sao có thể tiến từng bước về phía Hoàng Tử. Nàng thà để mình chết, tan đi như một đám bọt biển một cách lặng lẽ âm thầm, dẫu sao đổi được hạnh phúc dù chỉ là phù phiếm cho chàng. Các cô gái mỏng manh ấy mà ý chí của họ làm tôi phải thán phục.

Nhưng con gái vẫn muôn đời vẫn chỉ là con gái. Yếu ớt, dễ tổn thương và luôn cần một vòng tay che chở. Nhân vật chính trong bài thơ cũng vậy, suốt từ đầu, cô đã cố tỏ ra mạnh mẽ, chỉ một mực khẳng định rằng, cô có thể vượt qua tất cả, sẵn sàng ngủ vùi suốt triệu năm, sẵn sàng chờ đợi đến khi đêm hoá ngày, chỉ cần “được anh hẹn hò”. Nhưng dường như trước sự lạnh lùng của người mình yêu, thì những ý chí, những nhiệt thành của cô lại hoá thành mũi dao đâm ngược vào lòng cô vậy.

“Em ở hiền em có ác chi đâu
Mà trời xui anh bắt đầu tình yêu với người con gái khác…?”

Cùng với hai câu đầu tiên, thì đây chính là những câu thơ tôi thích nhất trong bài. Nó như một tiếng khóc nghẹn và làm tôi cảm thấy đau xót đến từng hơi thở về mối tình đơn phương đau khổ này. Tại sao lại phải chờ, hả cô gái? "
Có phải rượu đâu mà chờ cho rượu nhạt? Có phải trầu đâu mà đợi trầu dập mới cay?" -​
tôi phải hiểu hai câu thơ này như thế nào bây giờ? Là lời oán thân trách phận của cô khi vẫn đang cố níu kéo mộng tưởng, rằng sự lạnh nhạt này chỉ là ý trời đang thử thách, rằng cô vẫn còn một cơ hội mỏng manh sau khi rượu đã nhạt, sau khi trầu đã nát chăng?
Không... Tình cảm chứ có phải chén rượu đâu mà hi vọng rằng phải đến khi thấy nhạt rồi thì mới thấm? Có phải miếng trầu đâu mà cố chịu đến khi nó dập rồi để ngóng vị cay nồng? Không phải cô ác, cũng chẳng phải vì cô chờ chưa đủ.

Chỉ là chàng không yêu cô. Đơn giản như vậy thôi...

“Em vẫn chờ vẫn đợi vẫn say
Ngâu xa nhau ngâu có ngày gặp lại
Kim Kiều lỡ duyên nhau chằng thể là mãi mãi…”


Thế nhưng trước tình cảm quá dài của mình, có lẽ một mũi dao tự đâm vào lòng vẫn là chưa đủ. Trong những câu thơ cuối cùng, cô gái gục ngã, rồi lại tự đứng lên. Lại tự an ủi bằng những lời ứa nước mắt. Rằng, Ngưu Lang Chức Nữ, xa nhau đến vậy rồi mà vẫn có thể gặp lại. Đến Thuý Kiều lưu lạc mười lăm năm trời vẫn có ngày tìm về chốn xưa. Vậy hà cớ gì mà cô lại không thể?

Và rồi, cô gái lại chờ, lại đợi, lại say. Dù lúc này trong lòng cô đã biết chắc chắn rằng, đó vĩnh viễn chỉ là một ảo tưởng. Một huyền thoại chỉ có trong truyền thuyết, mãi mãi chẳng thể nào xảy ra.

Cái bi thương nó nằm ở chỗ đó. Khi tình yêu đã trở nên quá sâu đậm, thì buông bỏ nó không chỉ đơn thuần là buông bỏ một người yêu hay một mối tình. Mà hơn tất cả là buông xuống cả bản thân, cả tuổi trẻ, cả thứ quý giá nhất đời người mang tên "kí ức". Cô gái trong bài thơ đã không thể bỏ được. Dứt khoát không bỏ. Dù rằng người cô yêu đã không thể yêu cô.

Dứt khoát không yêu...

yeu-don-phuong-phai-lam-sao-day-1.jpg

Tôi cho rằng các tác phẩm nghệ thuật luôn ẩn chứa tiếng lòng của tác giả làm ra nó. Như Xuân Diệu, một con người cả đời không được thoả mãn khát vọng yêu đương, thơ tình của ông lúc nào cũng rực cháy. Tình yêu trong thơ Xuân Diệu giống ngọn lửa mạnh trước gió, có thể thiêu trụi cả một thế giới rộng lớn bao quanh, vô cùng táo bạo và có gì đó đầy bản năng, cuồng nhiệt. “Như hôn mãi ngàn năm không thoả - Bởi yêu bờ lắm lắm em ơi…” - [Biển]. Hay Xuân Quỳnh lại có những giai điệu thật dịu dàng mà mạnh mẽ. Từng vần thơ của bà tràn ngập niềm hạnh phúc thương yêu và được yêu thương, viên mãn tròn đầy như cuộc sống hạnh phúc với người chồng tâm đầu ý hợp. “Em trở về đúng nghĩa trái tim em - Biết khao khát những gì anh mơ ước - Biết xúc động qua nhiều lần nhận thức - Biết yêu anh và biết được anh yêu…” – [Tự hát]. Hay Phan Thị Thanh Nhàn, thơ của bà không nữ tính như thơ Xuân Quỳnh, không quyết liệt như thơ Đoàn thị Lam Luyến, không trong sáng và rất “đời” như thơ Phi Tuyết Ba, và cũng không hẳn ẩn chứa nhiều nỗi niềm sâu kín về nhân tình thế thái như thơ Lâm thị Mỹ Dạ. Thơ Phan Thị Thanh Nhàn bùng phát cái tôi rất cá tính về một cô gái rất biết nhận thức về bản thân mình, mạnh mẽ nhưng vẫn chừng mực, bướng bỉnh nhưng vẫn nhẹ nhàng. “Họ nhìn nhau nhưng chẳng nói năng chi - Mắt chợt nhìn nhau rồi lại quay đi – Nào ai đã một lần dám nói…” – [Hương thầm]

Và nếu đã nói như vậy, có lẽ Đoàn thị Lam Luyến ngoài đời là một người phụ nữ có ý chí rất mạnh mẽ. Với những "Gửi tình yêu", "Gọi Thúy Kiều" và nhất là "Huyền thoại một tình yêu", tôi rụt rè phỏng đoán rằng cuộc sống hiện thực của bà không thực sự mãn nguyện. Tôi nhìn thấy sự khao khát, sự oán trách, nhưng hơn tất cả là một cái tôi kiên cường không khuất phục trải dài theo thơ bà. Chỉ những ai dám hy vọng, dám thất vọng và luôn cháy hết mình cho những ước mơ không thỏa mới có thể viết ra tác phẩm mang âm hưởng mãnh liệt như thế.

Tôi đọc bài thơ này năm mười tám tuổi. Và đến bây giờ tim vẫn cứ nhói lên trong những cảm xúc vẹn nguyên thuở nào...
 
Chỉnh sửa lần cuối:

ngocnungocnu

Gà trùm
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
11/9/14
Bài viết
5.251
Gạo
1.500,0
Re: [Bài dự thi viết cảm nhận thơ] - Thầm
Đoạn so sánh thơ của các tác giả với nhau á chị. Em nghĩ cách làm này của chị chưa hiệu quả là làm nổi bật tác giả Đoàn Thị Lam Luyến mà chỉ đơn giản là so sánh chung chung các tác giả với nhau. Em nghĩ nếu chị dùng cách so sánh này với mục đích làm bật được lên cái đặc sắc, độc đáo riêng biệt của bà ấy, bài viết của chị sẽ sâu sắc hơn nhiều ạ. :)
 

Huyền Nhâm

Gà BT
Nhóm Tác giả
Tham gia
22/9/14
Bài viết
1.902
Gạo
1.800,0
Re: [Bài dự thi viết cảm nhận thơ] - Thầm
Đoạn so sánh thơ của các tác giả với nhau á chị. Em nghĩ cách làm này của chị chưa hiệu quả là làm nổi bật tác giả Đoàn Thị Lam Luyến mà chỉ đơn giản là so sánh chung chung các tác giả với nhau. Em nghĩ nếu chị dùng cách so sánh này với mục đích làm bật được lên cái đặc sắc, độc đáo riêng biệt của bà ấy, bài viết của chị sẽ sâu sắc hơn nhiều ạ. :)
Cảm ơn em đã góp ý nhé! >:D<

Thực ra chị viết bài này chỉ đơn thuần là "bày tỏ cảm xúc", "nói ra những suy nghĩ của mình" về một bài thơ cũng như phỏng đoán về "con người tác giả chị nhìn thấy" qua vần thơ của họ một cách chủ quan thôi em ạ. Không có ý so sánh hay ca ngợi riêng một ai cả. Với lại nếu xét về tác giả, thì chị thích thơ của Phan Thị Thanh Nhàn nhất, chứ không phải là Đoàn Thị Lam Luyến. Chỉ là chị thích bài thơ này của bà thôi.

Để nói sâu xa hơn về cá tính thơ của tác giả thì phải bao quát rất nhiều bài, đặt trong từng thời kì, từng hoàn cảnh ra đời mới có thể ngấm sâu được cái chất riêng của họ. Mà nói thật là chị chưa đủ trình độ để nghiền ngẫm cho kĩ điều ấy. :( Trong phạm vi bài cảm nhận này, chị đưa các tác giả thơ khác đưa ra cũng chỉ để lấy căn cứ thêm cho cái "phỏng đoán" của mình về con người đã viết nên bài thơ trên thôi. :P Chứ còn về "kĩ thuật" của bà nó đặc sắc, riêng biệt, độc đáo ra sao thì... chị cũng không dám nói bừa, chờ đọc phân tích của các chuyên gia hiểu biết sâu hơn vậy. :D Mình là mình chỉ biết "phát biểu cảm nghĩ" sao cho trung thực nhất thôi. :))
 

vantam123

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
23/9/15
Bài viết
121
Gạo
0,0
Re: [Bài dự thi viết cảm nhận thơ] - Thầm
Tôi là một người nhạy cảm với ngôn từ. Từ khi còn là học sinh phổ thông, tôi đã tự hình thành cá tính riêng khi chủ động lựa chọn cho mình những tác phẩm thơ và ca hoàn toàn không phù hợp với độ tuổi. Tôi thích nhạc Trịnh vì những giai điệu thần tiên mà não nùng, vì những ca từ tuyệt đẹp, vừa táo bạo lại độc đáo, chất thơ và tính triết lý hòa quyện đan xen mà chưa một người nhạc sĩ nào đạt được. Cũng như vậy, tôi tìm đến thơ cũng chỉ với một niềm ao ước được lấp đầy cái đói khát của tâm hồn bởi những hình ảnh khiến lòng mình rung động.

Tôi có một cuốn sổ tay chép đầy những bài thơ mình yêu thích. Thật khó để nói rằng thích bài nào nhất. Vì mỗi bài thơ đều mang những tâm sự riêng, của tác giả viết ra nó, và cũng là của chính tôi trong thời điểm phát hiện ra cũng như ghi chép lại. Nhưng nghĩ thật kĩ thì, trong vô vàn màu sắc ấy, có lẽ bài thơ: "Huyền thoại một tình yêu" của tác giả Đoàn Thị Lam Luyến là bài đã từng khiến tôi xúc động sâu sắc. Rất sâu sắc.

HUYỀN THOẠI MỘT TÌNH YÊU
Tác giả: Đoàn Thị Lam Luyến

Giá được uống một chén say mà ngủ suốt triệu năm
Lúc tỉnh dậy anh đã chia tay với người con gái ấy…
Giá được anh hẹn hò cho dù phải đợi lâu đến mấy
Em vẫn chờ như thể một tình yêu…


Em vẫn chờ.
Như hòn đá biếc xanh rêu,
Của bến sông xa mùa cạn nước.
Cơn mưa khát trong nhau từ thuở trước
Sắc cầu vồng chấp chới mé trời xa…


Em sẽ chờ anh!
Như lúa đợi sấm tháng ba.
Như vạt cải vội đơm hoa chờ ngày chia cánh bướm.
Như cô Tấm thương chồng từ kiếp trước,
Lộn lại kiếp này từ quả thị nhận ra nhau.


Em ở hiền, em có ác chi đâu…?
Mà trời xui anh bắt đầu tình yêu với người con gái khác…!
Có phải rượu đâu mà chờ cho rượu nhạt?
Có phải trầu đâu mà đợi trầu dập mới cay?


Em vẫn chờ, vẫn đợi, vẫn say
Ngâu xa nhau ngâu có ngày gặp lại
Kim Kiều lỡ duyên nhau chẳng thể là mãi mãi!


Em vẫn chờ.
Vẫn đợi.
Dẫu chỉ là
huyền thoại
một tình yêu…

Bài thơ là nỗi lòng của một cô gái về tình cảm yêu đương thầm kín với một chàng trai cô không thể nào có được. Thực ra tôi vẫn luôn nghĩ đây không phải một bài thơ quá mức đặc biệt. Thể thơ tự do, mang tính tự sự, các câu chữ ngôn từ cũng không quá mỹ miều mà rất chân phương. Nội dung cũng giản dị như vẻ bề ngoài của nó, không có ý tứ sâu xa vượt quá giới hạn của từng ấy dòng viết cả. Nhưng tôi vẫn đánh giá “Huyền thoại một tình yêu” rất cao vì cảm xúc mãnh liệt nó mang tới.

Ngay cầu đầu tiên của bài thơ, nhân vật nữ đã thốt lên: “Giá được uống một chén say mà ngủ suốt triệu năm”.

Trời ơi! Tôi thực sự bị ấn tượng bởi cặp hình ảnh đối lập“một chén say”“ngủ suốt triệu năm” này. Trước đến nay, với phái nữ thì chuyện rượu chè, lại còn uống đến “say” thường được coi là điều cấm kị. Vậy mà ở đây cô gái lại ước “giá được…” khiến tôi mường tượng ngay đến một tình cảnh nào đó bi quan trong suy nghĩ của cô gái. Tại sao cô lại muốn ngủ “suốt triệu năm”?

Chỉ để khi tỉnh dậy“anh đã chia tay với người con gái ấy”…

Chẳng phải con người ta khi tìm đến rượu thường là để giải sầu, để tìm quên thôi sao? Nhưng cô gái này lại không như vậy. Cô có một thực tại không thể nào thay đổi được. Cô muốn say hẳn "triệu năm" - một quãng thời gian rất dài, rất rất dài mà không ai có thể nghĩ tới được. Khi trải qua nó, con người ta cũng đã phải luân hồi tới hàng trăm nghìn kiếp.

Nhưng... cô lại chẳng muốn quên. Vẫn muốn tỉnh dậy và van cầu một thực tại đã cũ.

Tôi rùng mình nhận ra rằng, cô gái rất yêu chàng trai này. Phải yêu đến độ nào mà trong mơ vẫn cứ thức như vậy?

"Giá được anh hẹn hò cho dù phải đợi lâu đến mấy”, tôi thực sự tin rằng cô gái này không nói suông! Cô thực sự mong ước, thực sự đem sự tồn tại của cả vũ trụ này ra để đổi lấy một cái liếc mắt của chàng trai. Cô tuyệt vọng khi chàng trai cô yêu lại không yêu cô mà yêu một người con gái khác. Cô tuyệt vọng, nhưng không buông tay. Vẫn van nài đổi hàng triệu năm ảo mộng để lấy một lần được hò hẹn.

Nhưng chỉ là ảo mộng thôi, nên cũng vì thế mà lại càng tuyệt vọng.

Một cô gái rất mãnh liệt!

“Em vẫn chờ
Như hòn đá biếc xanh rêu
Của bến sông xa mùa cạn nước
Cơn mưa khát trong nhau từ thuở trước
Sắc cầu vồng chấp chới mé trời xa”


Một lần nữa tôi lại phải thốt lên một tiếng kêu trời. Bến sông mùa cạn nước thì đá làm sao có thể có rêu? Cơn mưa chưa tới thì sao đòi xuất hiện cầu vồng? Nhưng vẫn có đấy… Cô gái đã mượn những hình ảnh này mà thay lời thổ lộ. Mà rằng dù chàng trai không quay lại phía cô, thì cô vẫn sẽ không tắt tình cảm, không tắt mong chờ. Thậm chí càng không đạt được sở nguyện nó lại càng thêm mạnh mẽ quyết liệt.

“Lúa chờ sấm tháng ba”, “vạt cải đơm hoa chờ ngày chia cánh bướm”, hay cô Tấm đã luân hồi chuyển biết bao nhiêu kiếp chỉ để tìm về với người chồng yêu thương của mình - đó đều là những hình ảnh ẩn dụ rất mạnh. Đến mức khiến tôi phải rùng mình vì cái sự khao khát đến cháy bỏng ấy. Nó làm tôi liên tưởng đến tình yêu của Nàng Tiên Cá trong truyện cổ tích cùng tên của Andersen. Nàng Tiên Cá sẵn sàng đánh đổi giọng hát tuyệt diệu của mình để lấy những bước đi như ngàn mũi kim đâm, dẫu sao có thể tiến từng bước về phía Hoàng Tử. Nàng thà để mình chết, tan đi như một đám bọt biển một cách lặng lẽ âm thầm, dẫu sao đổi được hạnh phúc dù chỉ là phù phiếm cho chàng. Các cô gái mỏng manh ấy mà ý chí của họ làm tôi phải thán phục.

Nhưng con gái vẫn muôn đời vẫn chỉ là con gái. Yếu ớt, dễ tổn thương và luôn cần một vòng tay che chở. Nhân vật chính trong bài thơ cũng vậy, suốt từ đầu, cô đã cố tỏ ra mạnh mẽ, chỉ một mực khẳng định rằng, cô có thể vượt qua tất cả, sẵn sàng ngủ vùi suốt triệu năm, sẵn sàng chờ đợi đến khi đêm hoá ngày, chỉ cần “được anh hẹn hò”. Nhưng dường như trước sự lạnh lùng của người mình yêu, thì những ý chí, những nhiệt thành của cô lại hoá thành mũi dao đâm ngược vào lòng cô vậy.

“Em ở hiền em có ác chi đâu
Mà trời xui anh bắt đầu tình yêu với người con gái khác…?”

Cùng với hai câu đầu tiên, thì đây chính là những câu thơ tôi thích nhất trong bài. Nó như một tiếng khóc nghẹn và làm tôi cảm thấy đau xót đến từng hơi thở về mối tình đơn phương đau khổ này. Tại sao lại phải chờ, hả cô gái? "
Có phải rượu đâu mà chờ cho rượu nhạt? Có phải trầu đâu mà đợi trầu dập mới cay?" -
tôi phải hiểu hai câu thơ này như thế nào bây giờ? Là lời oán thân trách phận của cô khi vẫn đang cố níu kéo mộng tưởng, rằng sự lạnh nhạt này chỉ là ý trời đang thử thách, rằng cô vẫn còn một cơ hội mỏng manh sau khi rượu đã nhạt, sau khi trầu đã nát chăng?
Không... Tình cảm chứ có phải chén rượu đâu mà hi vọng rằng phải đến khi thấy nhạt rồi thì mới thấm? Có phải miếng trầu đâu mà cố chịu đến khi nó dập rồi để ngóng vị cay nồng? Không phải cô ác, cũng chẳng phải vì cô chờ chưa đủ.

Chỉ là chàng không yêu cô. Đơn giản như vậy thôi...

“Em vẫn chờ vẫn đợi vẫn say
Ngâu xa nhau ngâu có ngày gặp lại
Kim Kiều lỡ duyên nhau chằng thể là mãi mãi…”


Thế nhưng trước tình cảm quá dài của mình, có lẽ một mũi dao tự đâm vào lòng vẫn là chưa đủ. Trong những câu thơ cuối cùng, cô gái gục ngã, rồi lại tự đứng lên. Lại tự an ủi bằng những lời ứa nước mắt. Rằng, Ngưu Lang Chức Nữ, xa nhau đến vậy rồi mà vẫn có thể gặp lại. Đến Thuý Kiều lưu lạc mười lăm năm trời vẫn có ngày tìm về chốn xưa. Vậy hà cớ gì mà cô lại không thể?

Và rồi, cô gái lại chờ, lại đợi, lại say. Dù lúc này trong lòng cô đã biết chắc chắn rằng, đó vĩnh viễn chỉ là một ảo tưởng. Một huyền thoại chỉ có trong truyền thuyết, mãi mãi chẳng thể nào xảy ra.

Cái bi thương nó nằm ở chỗ đó. Khi tình yêu đã trở nên quá sâu đậm, thì buông bỏ nó không chỉ đơn thuần là buông bỏ một người yêu hay một mối tình. Mà hơn tất cả là buông xuống cả bản thân, cả tuổi trẻ, cả thứ quý giá nhất đời người mang tên "kí ức". Cô gái trong bài thơ đã không thể bỏ được. Dứt khoát không bỏ. Dù rằng người cô yêu đã không thể yêu cô.

Dứt khoát không yêu...

yeu-don-phuong-phai-lam-sao-day-1.jpg

Tôi cho rằng các tác phẩm nghệ thuật luôn ẩn chứa tiếng lòng của tác giả làm ra nó. Như Xuân Diệu, một con người cả đời không được thoả mãn khát vọng yêu đương, thơ tình của ông lúc nào cũng rực cháy. Tình yêu trong thơ Xuân Diệu giống ngọn lửa mạnh trước gió, có thể thiêu trụi cả một thế giới rộng lớn bao quanh, vô cùng táo bạo và có gì đó đầy bản năng, cuồng nhiệt. “Như hôn mãi ngàn năm không thoả - Bởi yêu bờ lắm lắm em ơi…” - [Biển]. Hay Xuân Quỳnh lại có những giai điệu thật dịu dàng mà mạnh mẽ. Từng vần thơ của bà tràn ngập niềm hạnh phúc thương yêu và được yêu thương, viên mãn tròn đầy như cuộc sống hạnh phúc với người chồng tâm đầu ý hợp. “Em trở về đúng nghĩa trái tim em - Biết khao khát những gì anh mơ ước - Biết xúc động qua nhiều lần nhận thức - Biết yêu anh và biết được anh yêu…” – [Tự hát]. Hay Phan Thị Thanh Nhàn, thơ của bà không nữ tính như thơ Xuân Quỳnh, không quyết liệt như thơ Đoàn thị Lam Luyến, không trong sáng và rất “đời” như thơ Phi Tuyết Ba, và cũng không hẳn ẩn chứa nhiều nỗi niềm sâu kín về nhân tình thế thái như thơ Lâm thị Mỹ Dạ. Thơ Phan Thị Thanh Nhàn bùng phát cái tôi rất cá tính về một cô gái rất biết nhận thức về bản thân mình, mạnh mẽ nhưng vẫn chừng mực, bướng bỉnh nhưng vẫn nhẹ nhàng. “Họ nhìn nhau nhưng chẳng nói năng chi - Mắt chợt nhìn nhau rồi lại quay đi – Nào ai đã một lần dám nói…” – [Hương thầm]

Và nếu đã nói như vậy, có lẽ Đoàn thị Lam Luyến ngoài đời là một người phụ nữ có ý chí rất mạnh mẽ. Với những "Gửi tình yêu", "Gọi Thúy Kiều" và nhất là "Huyền thoại một tình yêu", tôi rụt rè phỏng đoán rằng cuộc sống hiện thực của bà không thực sự mãn nguyện. Tôi nhìn thấy sự khao khát, sự oán trách, nhưng hơn tất cả là một cái tôi kiên cường không khuất phục trải dài theo thơ bà. Chỉ những ai dám hy vọng, dám thất vọng và luôn cháy hết mình cho những ước mơ không thỏa mới có thể viết ra tác phẩm mang âm hưởng mãnh liệt như thế.

Tôi đọc bài thơ này năm mười tám tuổi. Và đến bây giờ tim vẫn cứ nhói lên trong những cảm xúc vẹn nguyên thuở nào...
Tâm thích nhạc Trịnh, bởi ca từ quá tuyệt diệu. Bài thơ mà Nhâm thích đáng tiếc là không hợp gu của Tâm. Vì Tâm đánh giá cao nghệ thuật vần, và cách dụng từ hơn là chỉ đơn giản mỗi cái ý nghĩa.

Chỉ là quan tâm Nhâm nên qua trò chuyện tý thôi. Có gì sai sót bỏ qua cho Tâm nhé. Không lại bảo Tâm vô duyên thì khổ. Hi hi...

(Thơ là dùng những từ hay nhất và xắp xếp theo cách hay nhất.)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên