Bản Nháp Tình Yêu - Cập nhật - Pine

Duy Tùng

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
15/6/14
Bài viết
7
Gạo
0,0
Tên truyện: Bản Nháp Tình Yêu
Tên tác giả: Pine (Duy Tùng)
Trình trạng truyện: Đang sáng tác
Giới hạn độ tuổi đọc: không giới hạn
Giới thiệu truyện:

Đây là một câu chuyện tình yêu bắt đầu “nhen nhóm” từ thuở thiếu thời, một tình yêu dịu dàng nhưng có cả những đắng cay, một câu chuyện lãng mạn và cảm xúc.

Phần đầu câu chuyện là sự xuất hiện của những nhân vật có những hoàn cảnh cảm động. 3 nhân vật chính trở thành “oan gia” của nhau từ tuổi 14 và số phận đã gắn kết họ trong các mối quan hệ đến khi trưởng thành và mãi về sau.Hơi tham khi vận dụng nhiều vấn đề xã hội trong cốt truyện như các vấn đề lao động trẻ em ở nông thôn, tệ nạn bắt cóc trẻ em, tình yêu đa sắc màu không phân biệt giới tính… thêm vào đó là căn bệnh tự kỉ và thói ăn chơi của một bộ phận thanh niên trẻ được vận dụng vào các tình huống truyện nhưng vẫn nhằm mục đích chính là tô vẽ cho tình yêu của các nhân vật chính thêm màu sắc.
 

Duy Tùng

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
15/6/14
Bài viết
7
Gạo
0,0
Phần I: NGÀY HÔM QUA CÓ GIÓ

Lời tựa:

Đừng khóc khi buồn, bởi nỗi đau của bạn đã thật sự lớn hơn nỗi đau của người khác chưa? Ta không phải là người đau đến tận cùng, vì còn nhiều điều khác khiến ta phải rơi lệ.

Chương 1: Những mảng màu riêng

- Em đã đề cập vấn đề với bà chưa? - giọng nói đều đều, không mạnh, không yếu và có chút buồn của ông Hoàng.

- Mẹ không lên được đâu, anh cũng biết tính bà mà... Nếu được thì bà đã ở lại với chúng ta lâu rồi - Bà Mai, vợ ông Hoàng nói cũng chẳng có dáng vẻ gì là đang vui, bà có vẻ còn buồn hơn ông Hoàng.

- Thế em đã đề cập chuyện của thằng Vương chưa? - Ông nói như quát lên - Mẹ chắc sẽ vì đứa cháu chứ!

- Em cũng đã nói! Nhưng vẫn là những lí do cũ đó thôi. Mà cái chuyện hương hoả của các cụ thì anh biết rồi còn gì? - Bà Mai nói lớn hơn nhưng vẫn không giấu đi được nét mặt u buồn.

- Thế thì cho thằng Vương về quê - ông Hoàng quả quyết.

- Nhưng mà… - thương con bà Mai không muốn đồng ý, nhưng bà cũng chẳng biết phải phản đối thế nào, vì đó là cách tốt nhất.

- Nhưng, nhưng cái gì nữa, chúng ta phải làm như vậy thôi. Cả anh và em đều không thể bỏ việc để trông chừng nó được, không làm như vậy thì em định để nó như vậy mãi nữa à! Nó đúp thêm mấy năm học nữa, rồi cứ ra ra vào vào cái trung tâm ấy như cơm bữa. Rồi liệu chúng ta có yên tâm được không? - Ông Hoàng nói một hồi như muốn trút hết mọi thứ.

Bà Mai im bặt, chẳng thốt lên được lời nào, chỉ nghẹn ngào cúi đầu, thương thằng con, bà thì thào: Vương ơi là Vương.

- Chúng ta đã chiều chuộng nó quá! Nó cậy thế con một mà làm càn, nếu thằng Thái mà…- Ông Hoàng khựng lại, ông biết rằng mình đã lỡ lời.

Ông Hoàng nheo đôi mắt, ngả người ra phía sau tựa đầu vào thành ghế, ngửa cổ nhìn trần nhà. Bà Mai cố kìm nén nhưng nước mắt vẫn chảy ra, bà ôm mặt, tựa đầu vào thành ghế khóc không lên tiếng.

Ngoài sân, những tia nắng vàng ươm trải đều, khuôn viên ngôi nhà có không gian thật đẹp nhưng nỗi buồn đang bao kín cả con người lẫn cỏ cây. Vương – cậu bé được nhắc đến trong cuộc nói chuyện, đang đứng sững giữa nhịp cầu thang, tay vịn vào những hoa văn trên gỗ được trạm khắc tinh xảo, cậu bé cũng không thể nào đứng vững, nhìn mẹ nức nở khóc mà không dám cất lên tiếng. Vương nhẹ nhàng ngồi xuống bên bậc cầu thang, không dám nhìn về phía bố mẹ ngồi, cậu bé quay vào tường với vẻ mặt buồn rười rượi. Cậu bé biết bố mẹ đang buồn về những chuyện gì. Cậu bé cũng biết bố định nói gì. Cho dù cố che giấu nhưng đã không ít lần ông Hoàng cũng đã nói ra những lời này. Hơn ai hết, Vương biết bố mẹ đang thương nhớ Thái - em trai của Vương. Trong kí ức của mình, Vương chỉ nhớ loáng thoáng có một cậu em trai, tên nó là Thái, lúc Vương 5 tuổi và em Thái 4 tuổi, sau một buổi đi học ở nhà mẫu giáo về, Vương không thấy Thái đâu nữa. Đứa em chưa tròn 4 tuổi ấy từ đó không xuất hiện trong ngôi nhà này nữa. Nhưng lúc này, Vương biết bố mẹ và cả những người làm trong ngôi nhà này đang buồn vì Vương, vì những gì mà Vương đã gây ra. Vương không hề muốn thế, nhưng Vương không thể kiếm soát được bản thân mình.



Một buổi chiều cuối xuân, những tia nắng vàng dải khắp cánh đồng, lúa đã có hạt nhưng chưa trắc. Mùi hương thơm của cây cỏ đang làm cái mũi của Vương thấy ngai ngái, đưa tay quết nhẹ lên mũi, Cậu nhìn về phía trước, thấy con đường quen quen. Vương biết là sắp đến nhà bà nội - ngôi nhà chỉ có mình bà ở. Ngôi nhà khá quen thuộc với cậu, bởi hè nào Vương cũng về chơi với bà vài ngày. Cái khung cảnh quen thuộc này, cái ngôi nhà mà bố của Vương đã sinh ra và lớn lên… Chắc chắn nó có nhiều kỉ niệm lắm nên bà mới không chịu lên ở hẳn với gia đình Vương…

Những suy nghĩ ấy bất chợt đến với Vương, một cậu bé 14 tuổi, đang là học sinh lớp 7. Vương nhìn sang mẹ và cười nhẹ, cậu bé biết mẹ thương mình lắm, nhưng vẫn quyết tâm đưa cậu về ở với bà nội. Cậu biết vì lí do gì, Cậu lúc này đang quyết tâm lắm, Cậu sẽ thật ngoan để mẹ và bà không buồn phiền vì mình nữa.

Kí…ít! - tiếng phanh của chiếc xe kêu lên, chưa bao giờ bác lái xe lại phanh gấp đến vậy. Thì ra là bà nội, bà mong ngóng đứa cháu nội đến nỗi chạy sẵn ra đón, bà ùa cả vào đầu xe. Vương cũng vội chạy nhanh xuống xe, cậu chào bà một tiếng thật to và ôm lấy cổ bà mà thơm lấy thơm để.

Đón hai mẹ con vào nhà, bà tất tưởi đưa cho mỗi người một cái khăn rồi bà dẫn hai mẹ con ra cái bể đựng nước mưa rửa mặt.

Bà Mai bước vào nhà để mặc thằng con quý tử nghịch nước và đang thích thú với lũ gà. Bà Mai bỏ mấy thứ đồ bánh kẹo, quần áo ra giường…

- Mẹ dạo này vẫn khoẻ chứ ạ! Lâu lắm rồi con mới về, việc trên ấy bận quá mẹ à - Bà Mai nói giọng quan tâm và xởi lởi đậm chất quê.

- Ừ! U biết mà! thế bố nó sao không về! Mà chuyện thằng Vương thế nào? - Bà nội Vương vừa nói vừa rót nước từ cái ấm đất rồi đưa chén cho bà Mai.

Bà Mai bước nhanh về phía chiếc Trường Kỉ đưa hai tay đón lấy chén nước, lễ phép - Vâng, U kệ con!

Bà vừa nói vừa ngồi xuống ghế – Nói ra thì thật bất hiếu, chứ thật sự độ này bọn con bận quá nếu không vì việc cháu Vương thì có lẽ con cũng chưa về thăm U được.

- Cha bố nhà các anh chị lúc nào cũng công việc - Bà nội xởi lởi đầy nhân hậu - Thế lần này cho nó ở với U bao lâu đây.

- Cũng lâu lâu U ạ! Con bảo chú tài xế làm thủ tục cho cháu nó rồi. Nó về ở với U, học ở trường làng bao giờ bỏ hẳn game thì tính tiếp.

- Ừ, nghe phong phanh qua điện thoại, thấy bố nó bảo nó nghiện gen hay gem gì ấy mà U rùng cả mình.

- Vâng! Gêm… U ạ, nó vào trung tâm để cai game 2 lần rồi, nhưng cứ về là lại tiếp tục chơi, buồn nhất là bị đúp một năm học. Thầy cô thì chán nản, bạn bè thì xa lánh. Đấy mẹ xem, nhìn nó chơi với mấy con gà kia thì ai bảo nó mấy tháng trước đánh bạn cùng lớp phải nhập viện.

- Ừ! Rõ khổ! Nhà có nó là một mình, bố mẹ mày chiều nó quá - Bà nội nói chậm rãi.

- Giá mà thằng Thái nó còn thì chắc giờ cũng học lớp 7 rồi - Bà Mai nói, đoạn quay đi để giấu những giọt nước mắt.



Chiều qua vừa đến, bà Mai sáng nay đã đi sớm, tạm biệt đứa con yêu khi mà Vương vẫn còn đang ngủ. Bà Mai không muốn gọi Vương dậy vì không muốn Vương mất giấc, không muốn để thằng con trai nhìn thấy mẹ nó khóc…

Thức dậy, Vương vội chạy đi tìm mẹ, Cậu biết hôm nay mẹ sẽ về, cậu bé tìm túi đồ của mẹ nhưng không thấy đâu cả. Cậu bé ngồi bệt xuống bậc hè, nhìn buồn ra cổng… Chưa lần nào trong suy nghĩ của Vương lại thấy hụt hẫng thế này, lần này mẹ đi không như những lần khác, không chào tạm biệt. Chắc cũng chẳng lần nào Vương làm mẹ buồn như lần này. Cậu có cảm giác mình bị bỏ rơi, cho dù cậu biết sự thật không phải vậy. Trong kí ức và tư tưởng của cậu ấm này, Vương luôn có mọi người bên cạnh, được nâng niu, chiều chuộng…

- Mẹ về rồi con à! Con ngoan, lo học rồi mẹ lại về với con – Bà Nội đến ngồi sát bên Vương, vỗ lên vai cậu – Con có hứa với bà không?

- Con hứa! – Vương chúi đầu, tựa đầu gục vào vai bà thì thào – Bà ơi, con hứa!

Một bà già quê mùa nhưng đủ để thấu hiểu đứa cháu của mình, một đứa bé đã gây ra lỗi lầm luôn sống trong bao bọc chở che. Hai tâm hồn đồng điệu vào nhau, bà lệ ướt hoen mi, cháu thút thít trong lòng bà. Vương khóc như chưa bao giờ được khóc, chỉ có vài giờ xa mẹ nhưng Vương như cảm thấy mình trưởng thành hơn. Khóc thút thít trên vai bà, nhưng Vương nhận ra điều mà cậu bé chưa bao giờ nghĩ tới, Cậu không hề muốn xa mẹ một giây phút nào. Nếu thời gian quay lại, cậu sẽ không như trước nữa, không đánh bạn và kiềm chế hành vi của mình.



Có lẽ quá khứ sẽ là những thước phim không thể mượt mà như những tác phẩm ăn khách đánh lừa mắt người xem nhưng nó sẽ là những lát cắt cuộc sống mượt mà nhất mà ta từng có… dẫu những lát cắt đó được chắp ghép từ những mảnh kí ức đã vỡ…



Nắng vàng - cái nắng thật đẹp, cánh đồng buổi sáng sớm như một dải lụa, mịn màng và dài đến tận chân trời. Khung cảnh đẹp làm tâm hồn trẻ thơ của cô bé Hiền như được hoà cùng, đạp bon bon trên con đường bê tông mới, cái dáng khắc khổ, gầy gò, liêu xiêu trước gió của con bé cũng đẹp đến lạ kì. Hiền tưởng chừng như hôm nay là ngày đẹp nhất, mắt khẽ rung dưới đôi hàng mi cong và dài, cái vẻ mặt buồn mọi ngày của Hiền bỗng nhiên hôm nay cũng vui hơn cùng nắng.

Xeeệt…! Âm thanh chạm đất khi chân của Hiền chà mạnh trên nền bê tông. Âm thanh dài và thô như có thể làm mòn mấy centimét của đôi dép nhựa cũ kĩ. Cô bé hoảng hồn nhìn tên con trai đang ngồi phệt trước bánh xe đầy đất của mình, tay cậu bé chống ra sau gần như muốn ngã ngửa. Hiền hấp tấp, miệng khẽ rung như đang thở gấp, định nói gì… nhưng tự nhiên chết lặng, đứng như trời trồng, tay cô bé vẫn cầm ghi-đông tay lái.

Vương đau điếng nhìn lên, thấy con bé gầy gò, quê mùa một cục, định bụng hét lớn nhưng nghĩ gì lại thôi. Cậu đứng dậy bước đi tiếp, ngang qua con bé quê mùa không thèm nhìn thêm một cái nào.

- Anh có sao không? – sau mấy giây chết lặng con bé cũng cất lên lời – Anh cho em xin lỗi!

Vừa nói con bé vừa run cầm cập, sợ vì mấy cái mặt nai đang rơi chỏng chơ dưới đất, sợ vì tên con trai mặt trắng búng ra sữa, quần áo chỉnh tề… sợ nó là con nhà giàu thì khổ. Thấy tên con trai không nói gì, bước qua, Hiền nhắm mắt lại vì tưởng hắn đánh mình, mấy giây không thấy có gì, Hiền hé mắt dần rồi mở to thao láo nhìn theo tên con trai vừa đi qua mình. Không khỏi bàng hoàng, ngạc nhiên, Hiền tươi tỉnh mừng thầm:

- May quá! Chắc nó bị câm.

Cô bé chống xe, nhặt mấy cái mặt nai và dụng cụ làm vàng mã lên rồi tự nhiên đi tiếp. Cô đạp xe tồng tộc như ma đuổi, không dám ngoái đầu lại, cứ cắm đầu cắm cổ chạy.

Vương bực mình nói thầm:

- Đúng là xui xẻo, vừa ra đường đã gặp Thị Nở.

Cậu ngoái đầu lại nhìn con bé, nó đang đạp xe chạy như điên dại, nhìn con bé với cái dáng liêu xiêu gió đổ, đang tồng tộc đạp xe như con rối, Vương nhoẻn miệng cười, nụ cười đẹp như nắng vàng sớm mai. Cậu bé nhìn lên bầu trời xanh, gió đang thổi nhè nhẹ, rồi lại nhìn cái dáng con bé đi xa dần, cậu cười thêm một nụ cười nữa, cậu cười vì mình đã không sửng cồ với nó, vì cậu đã kìm nén được cơn tức giận. Cậu vỗ vỗ vào hai bên quần phủi bụi, miệng thì thầm:

- Không sao, hôm nay là ngày đầu tiên mình không còn là hoàng tử mà!

Mặc những vết trầy xước, Vương tiếp tục buổi du ngoạn, buổi “vi hành” đầu tiên trong ngày mới của mình. Nhẹ nhàng, cậu bé khẽ hát mấy câu hát trong bài hát mà cậu bé chưa biết tên rồi tủm tỉm cười suốt đoạn đường…

Đang nghêu ngao câu hát, mắt Vương dừng lại tại điểm có thằng nhóc ngồi ở bờ ao, nhóc đang thư thái chờ đợi những chú cá đớp phải móc câu của mình. Lại gần, Vương khom người ngồi xuống, một tay chống vào đùi, tay kia cho vào túi quần, cậu lẳng lặng nhìn xuống mặt ao. Vương thích thú chờ đợi xem có chú cá ngốc nào cắn phải móc câu của cậu nhóc hay không. Thấy có người ngồi cạnh, cậu bé câu cá lên tiếng:

- Bạn mới từ thành phố về chơi hả?

- Hả? – Vương thốt lên vẻ ngạc nhiên, không phải vì không nghe rõ câu hỏi mà vì cậu bé đã đoán trúng phóc.

- Đúng rồi! - Cậu bé lém lỉnh, vẻ mặt trinh thám.

- Sao cậu lại biết – Vương ngạc nhiên.

- Nhìn là biết mà! - Cậu bé trả lời - Cậu tên gì? học lớp mấy? Chắc tớ và cậu bằng tuổi nhau đấy! Tớ tên Dũng.

Vương vẫn không khỏi ngạc nhiên, thoáng nghĩ thầm:

- Thằng nhóc này nhìn còm nhom vậy chắc phải ít tuổi hơn mình chứ!

Dũng đã chủ động làm quen, Vương cũng cởi mở hơn:

- Mình tên Vương, học lớp 7.

- Biết ngay mà – Dũng đánh đùi đen đét, tay cậu bé vỗ mấy cái lên đầu gối đã dám nắng của mình - Cậu to cao vậy nhưng cũng chỉ bằng tuổi tớ thôi!

Vương hơi căng mắt, mi trên đã rướn lên cao hơn, cậu bé không trả lời thêm vì có nói ra lại thành tự thú nhận là mình bị lưu ban. Cả hai im lặng một lúc, Vương nhìn vào cái xô cá nhỏ xinh của Dũng, thấy có mấy con đang lờ lờ bơi liền bắt chuyện.

- Cậu câu lâu chưa? được nhiều chứ?

- Ừ! mình mới câu, câu cho vui ấy mà! – Dũng vừa nói, vừa chăm chú nhìn mấy vết trầy xước trên tay Vương - Cậu bị ngã à! Sao chưa về bôi thuốc?

Vương bần thần, bỗng cậu cảm thấy Dũng rất thú vị. Mọi trạng thái, hành động của Dũng rất thư thái, điềm tĩnh nhưng quan sát rất tốt, Vương đáp:

- À! ừ! Không sao mình ở đây xem cậu câu cá.

- Nếu cậu thích thì lần sau mình cùng đi câu.

- Cậu hay câu ở đây à!

- Ừ! thỉnh thoảng – Dũng nhìn sang Vương, đưa cho Vương chiếc cần câu - Cậu cầm hộ mình đi!

Vương vừa cầm lấy chiếc cần câu thì thấy Dũng đứng dậy sang bụi cây bên đường. Khi quay trở lại thấy cậu bé cầm trên tay một nắm lá, Dũng cho mấy chiếc lá vào miệng, Vương thấy ngạc nhiên nhưng vẫn cố gắng tỏ vẻ thản nhiên nhìn xuống hồ. Dũng nhả bã của mấy cái lá ra lòng bàn tay, Vương thấy kinh kinh, cậu quay lại chăm chăm nhìn vào mấy cái lá, tò mò không biết cậu bạn muốn làm gì.

- Cậu đưa tay cho tớ - Dũng yêu cầu.

Vương đưa tay trước mặt trong sự ngạc nhiên, Dũng đắp mấy cái bã lá bẩn bẩn vừa rồi lên chỗ trầy xước của Vương.

Vương rít lên như gặp phải rắn: - Cái gì vậy?

- Đúng là công tử, không chết đâu mà lo, tớ cầm máu cho cậu thôi mà – Dũng cười cợt nói.

Thấy là lạ, Vương cũng không dám phản ứng gì thêm. Cậu thích được gọi là công tử nhưng không phải với kiểu như vậy…

Hai cậu bạn ngồi nói chuyện, câu cá đến khi mặt trời đứng bóng mới chịu về nhà. Chỉ mới gặp nhưng Vương và Dũng cảm thấy rất gần gũi, thân thiết, hai cậu bạn tuy khác hẳn nhau, nhưng vừa mới gặp mà như đã gặp từ bao giờ, Vương và Dũng có cảm giác thân thiết lạ kì.

……

Trời vẫn đang nắng, cái nắng vàng ươm nhưng không oi bức bởi thời tiết vẫn chưa chuyển sang hè, tia nắng đã gần như xuyên thẳng xuống mặt đất. Giờ ngọ sắp đến mà trong ngôi nhà ngói lụp xụp, trên mặt đất vẫn la liệt giấy tờ xanh đỏ, mặt nai, vàng mã… Hiền ngồi co quắp, cái lưng trùng xuống như thể muốn đổ người về phía trước, cô bé nhanh tay quết những vệt hồ cho chiếc mặt nai cuối cùng. Cái dáng gầy gò, bé bỏng, tội nghiệp của con bé đổ bóng xuống nền ngang chùm nắng xuyên qua cửa sổ ạt vào trong nhà. Bố cô bé thì đang ngồi trên chiếc ghế đẩu trước cửa nhà, miệng lẩm bẩm không thành tiếng, nhìn vô thức ra ngoài sân, nơi những viên gạch đã chuyển màu nâu đi vì đất cát. Bố cô bé ngày nào cũng ngồi như thế, ông chẳng ý thức được việc mình làm, cứ thẩn thơ, ngơ ngác như vậy cũng được mấy năm rồi. Bố cô bé ngồi yên như vậy đã là may mắn lắm cho chị em cô rồi, nếu như ông bị kích động thì có lẽ “bầu trời” sẽ có những “hạt mưa” rơi trong nắng…

Thằng út đứa em trai duy nhất của Hiền, nhìn về phía mấy bà chị lên tiếng:

- Chị ơi em đói!

- Đói rồi à! đợi các chị một chút nha! sắp xong rồi đây - Hiền quay lên nhìn em, nói nựng và yêu thương như một người mẹ, giọng điệu như người lớn.

Nhìn thấy mấy đứa em gái ngồi bên cạnh đang chăm chú làm nốt cho xong, Hiền cũng thấy bọn chúng uể oải thế nào rồi. Nhưng chẳng đứa nào dám lên tiếng, có lẽ vì chúng cũng muốn cố cho xong. Ông bố nghe thấy thằng út kêu đói cũng lẩm bẩm cất mấy tiếng theo:

- Đói, đói…

Hoà - đứa em lớn nhất của Hiền vội vén mấy cái tóc ở mái dài loã choã, nhổm dậy nhanh như cắt, bước quay ra cửa, nhưng vẫn nói với lại:

- Em xuống bếp chị nhé!

Hiền cũng vừa xong cái cuối cùng, nhưng vẫn nhanh tay quệt chổi hồ lên mấy cái mặt nai còn dở dang của hai cô em út, nói theo :

- Ừ! xuống nhanh đi, chị thu dọn cho.

Hai cô em được chị quết hồ giúp cũng kịp xong cái cuối cùng,đưa tay xếp những cái mặt nai lên nhau. Đứa em gái nhỏ nhất lanh lảnh hỏi:

- Sao mẹ vẫn chưa về chị nhỉ? – Nó hỏi bà chị trong sự uể oải của sự đói thiếu cơm.

Hiền biết là mọi ngày mẹ vẫn về muộn như thế, nhưng chẳng thấy bóng dáng mẹ đâu, tấm lòng của cô gái bé bỏng vẫn không khỏi bị lay động, lo âu. Dừng tay làm, cô nhìn lên bầu trời qua cái khung cửa ọp ẹp của gia đình, cô thấy bầu trời trong xanh quá mà sao mắt cay cay. Cô là người chị rắn rỏi và không bao giờ khóc, cô sợ các em sẽ không nghe theo lời sai bảo của cô nữa, cô không bao giờ khóc vì sợ mình mất cái uy của bà chị. Cái sự vất vả, khó khăn của gia đình, cô và các em cô bé là người trực tiếp nếm trải, nhưng sao mắt vẫn cay cay, không có nước mắt chảy ra, nhưng nét mặt u buồn của cô lúc này còn đậm buồn hơn cả khóc. Nét mặt buồn rười rượi này của cô bé như là bao bất hạnh mà gia đình cô gặp phải. Cô bé như gánh cả nỗi buồn của gia đình…

Cô bé gầy gò trong nắng đó là Hiền, 13 tuổi, chị cả của một gia đình có năm chị em. Ngoài công việc đồng áng, chị em cô phải giúp mẹ làm mặt nai, vàng mã thuê cho người ta để lấy tiền đong gạo hàng ngày. Cái nghèo thì thường đi cùng với cái sự đông con, không chỉ có thế - bố mẹ cô còn bị bệnh và cũng vì cái nghèo nên chẳng biết bao giờ sẽ khỏi…
- Hết chương 1 -
 

Duy Tùng

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
15/6/14
Bài viết
7
Gạo
0,0
Chương 2: “Oan gia” tuổi 14

Tùng ! tùng !…tùng! Tiếng trống trường đã điểm, báo hiệu đến giờ vào lớp. Sau 15’ truy bài, cả lớp nhốn nháo đợi cô giáo dạy văn, cô Hoa cũng chính là cô chủ ngiệm của lớp. Tiếng Dũng - lớp trưởng dõng dạc:

- Cả lớp chào cô giáo.

Nghe thấy hiệu lệnh của lớp trưởng cả lớp đồng loạt đứng dậy. Cô giáo bước vào cửa, đứng nghiêm trang, nhìn thẳng xuống dưới lớp. Cô khẽ gật đầu:

- Chào các em.

Cô bước về phía bàn giáo viên, dưới lớp đồng loạt học sinh ngồi xuống, cô cất tiếng giọng đầm ấm:

- Các em! - cô nói lớn hơn bình thường như để thu chú ý - hôm nay lớp chúng ta sẽ có thêm một thành viên mới.

Nghe đến đây cả lớp nhốn nháo, xì xầm trong sự tò mò.

- Vương, em vào lớp đi – cô tiếp tục.

Vương bước vào trong sự trầm trồ của cả lớp. Một tên con trai cao lênh khênh, gầy nhưng trắng, da mặt hắn như bôi thêm một lớp bột sữa, tay áo dài vén cao, để lộ mấy cái bông băng cứu thương ở cánh tay. Hắn bước những bước dài trên nền lớp, tiến gần bục giảng của cô giáo. Cả lớp nhìn nó thao láo như gặp sinh vật lạ, có mấy cô bé thốt lên những tiếng xuýt xoa khen ngợi. Hiền, con bé nhỏ con gần như nhất lớp, lọt hỏm ở giữa bàn thứ hai, đang hí hoáy với đống sách vở cũng nhìn lên. Đang từ vẻ mặt buồn buồn thường ngày, con bé trợn to mắt thao láo, miệng lắp bắp:

- Thằng câm!

Con bé nhìn trân trân vào cái bông băng trên tay của tên con trai lạ. Cả lớp chẳng ai để ý gì đến hai từ con bé vừa thốt ra, gần trăm con mắt đang đổ dồn về “sinh vật lạ”.

- Chào các bạn, mình là Vương…

Vương đang nói bỗng dừng lại khi cậu bé nhận thấy sự tò mò và cái nhìn trân trân của trăm con mắt. Vương bỗng hụt hơi, không nói thêm được lời nào nữa. Vương thấy cái vẫy tay của thằng nhóc câu cá hôm trước. Vương khẽ cười với nó, Vương thấy rất bất ngờ về sự trùng hợp ngẫu nhiên này.

- Trật tự nào các em – cô giáo nói giọng vẻ nghiêm khắc

- Kể từ hôm nay Vương sẽ học ở lớp chúng ta, các em cho bạn một tràng pháo tay chào đón nào.

Cả lớp ầm lên tiếng vỗ tay lớn, tiếng hét vang của mấy cô bé gái. Tất cả đều hào hứng như xem biểu diễn văn nghệ, chỉ có con bé còm nhom lọt hỏm giữa bàn thứ hai là ngồi yên bất động.

- Em ngồi đầu bàn ba, phía ngoài cửa sổ nhé Vương - cô giáo vừa nói, vừa chỉ tay về phía chỗ ngồi trống mà cô ấn định cho Vương.

Vương vẫn bất ngờ về sự nhiệt tình của đám bạn, dù những biểu hiện đó quê mùa thật nhưng Vương cảm thấy vui vui. Vương theo hướng tay cô chỉ về phía bàn thứ ba, cái bàn đã có hai tên con trai khác. Dũng - thằng nhóc câu cá ngồi đầu bàn bên kia, chỗ của Vương là ở đầu bên này, gần cửa sổ. Vương ngồi xuống, mắt vẫn nhìn sang tên câu cá hôm nọ. Dũng – tên lớp trưởng cũng đang chú ý nhìn Vương và tủm tỉm cười từ nãy giờ.

Còn Hiền thì trơ ra như đá, không dám quay lại nhìn tên mà cô bé gọi là “câm” đang “cố thủ” sau lưng mình, “chếch” theo hướng cửa sổ một góc 45 độ. Con bé trân trân nhìn vào vở đọc sách nhưng không biết mình đang đọc gì…



Giờ văn trôi thật nhanh, 45 phút đã qua, trống trường vang lên báo hiệu giờ giải lao. Cô giáo vừa bước ra khỏi cửa cả lớp đã nhao nhao lên về chuyện học sinh mới. Sự tò mò mà chân thật đậm chất quê của đám bạn cũng làm Vương bối rối, mấy nhóm bạn bu lại tào lao tám chuyện với nhau nhưng không giám gần Vương mà chỉ chỉ trỏ, xem xét, đánh giá. Có những lời bàn luận tích cực về Vương, nhưng cũng có người thì ganh tị, buông ra những lời không hay.

Bàn trên bàn dưới xúm lại quanh bàn thứ ba hỏi han, làm quen với người bạn mới. Chẳng mấy chốc Vương cảm thấy sự thân thiện của đám bạn. Chúng làm Vương vui lắm, đám bạn làm Vương thấy sự khác biệt ở những người bạn này gần gũi, vô tư, thật thà và hồn nhiên của dân quê thôn dã. Chỉ có Hiền - con bé ngồi bàn hai chẳng để ý gì đến xung quanh, nó đã gạt bỏ sự sợ sệt đan xen lẫn bất ngờ. Nó cặm cụi ngồi làm mấy bài tập toán còn dở dang. Vương cũng không nhận ra cái dáng gầy gò gió đổ của con bé, kẻ mà anh đã tạm đặt tên là “Thị Nở”. Bởi cậu bé đang tràn ngập trong những câu hỏi của đám bạn chưa kịp trả lời.

Tiếng trống trường lại bất ngờ xua tan cái không gian ầm ĩ của giờ ra chơi. Đã vào tiết học tiếp theo, không gian im lặng của lớp học khiến nhiều cậu bé gật gù buồn ngủ, có tên to gan còn dám nằm gục ra bàn ngáy ngon lành. Trời sắp chuyển hè, cái nóng và không khí mùa hè đã tràn về làm những đứa trẻ cảm thấy ngột ngạt bứt rứt khó chịu. Ve đã bắt đầu râm ran trên những lùm cây. Đang là giờ luyện tập toán, môn học đáng ra phải hào hứng sôi nổi lắm nhưng không khí lớp học lúc này thì trái lại, tất cả đều im lìm.

- Hiền lên bảng làm bài 3 – cô giáo nói như quát lớn, có lẽ bởi vì đang bực mình trước không khí lớp học này.

Hiền bước lên bảng thật chậm, có vẻ như con bé chưa làm bài, vẫn cái dáng lầm lũi hàng ngày nó bước dần tiến lên phía bảng. Vương đang lơ đãng nhìn mấy chú chim ngoài cửa sổ cũng vội quay lại chăm chú nhìn lên phía bảng. Mắt nó lúc này còn mở to hơn cả sự bất ngờ của đôi mắt bé Hiền lúc nãy. Nó chớp chớp mấy cái như thể xem mình có phải đang nhìn nhầm. Vương không lắp bắp mà thốt ra hai từ “Thị Nở” như phản ứng của bé Hiền ban nãy mà quay sang phía Dũng, nhìn với đôi mắt vẫn thao láo như thế. Cậu bé nhận ra rằng sự trùng hợp đã xảy ra một lần thì sao lại không thể có lần thứ hai. Dũng thấy Vương thao láo nhìn mình thì mỉm cười đáp lại. Vương biết chắc lúc này bộ dạng của mình kì cục lắm vì Dũng có biết chuyên gì đâu, Dũng có gặp phải tình huống như của Vương đâu.



Vậy là buổi học đầu tiên của Vương cũng kết thúc. Cả buổi học, kể từ khi ngỡ ngàng về sự trùng hợp với hai người bạn trong lớp, Vương không hề đến bắt chuyện với những “oan gia” này một lần nào. Có lẽ với buổi đầu tiên như thế là đủ.

Cả lớp đang nhốn nháo ra về, Hiền - con bé Thị Nở cũng đã “chuồn” về từ lúc nào, Dũng quay sang Vương:

- Cậu không sao ở tay nữa chứ! - Dũng vừa thu dọn đống sách vở trên bàn vừa quay sang hỏi - Không vấn đề gì chứ!

- Ừ, Không sao - Vương niềm nở trả lời – Hôm qua bà tớ khen cậu nhiều lắm đấy!

- Bà cậu? - Dũng ngạc nhiên.

- Ừ, Bà bảo cậu tốt bụng và thông minh tuy nhiên hơi mất vệ sinh.

Dũng cười trừ, chân đang cố vươn ra xa, bước từng bước dài cho kịp bước với Vương. Trước khi mỗi đứa mỗi đường, thằng bạn loắt choắt còn quay lại nói với Vương

- Nếu không có việc gì thì chiều nay ra bãi cỏ đầu làng đá bóng nhé!

Vương gật đầu rồi vẫy tay chào thằng bạn. Vương đạp băng băng xe về nhà, chiếc xe chú tài xế mới mang về cho Vương chiều hôm trước, chiếc xe bon bon trên đường, sáng bóng làm loá mắt mấy cô cậu bạn cùng đường.



Chắc hẳn đã có ai đó từng được chia sẻ như thế này: Khi nào mỏi mệt hãy nghe một bản nhạc yêu thích và nghĩ về thời thơ ấu của mình vì nếu bạn không cảm thấy bình yên khi nhớ về thời thơ ấu thì chẳng có tháng ngày nào nữa trong cuộc đời bạn có thể cảm thấy bình yên



Gió hiu hiu thổi, hè đã sắp sang thật rồi. Hương vị của mùa hè đã bắt đầu quện vào trong gió. Vậy là Vương đã ở đây, ngôi nhà mái ngói thiếu vắng hơi người này đã được một thời gian rồi. Trước cửa sổ, nơi ánh sáng của trời đêm hòa lẫn ánh đèn, Vương đang ngồi tựa lưng vào ghế, tay cầm bút, mắt nhìn lơ đãng ra phía ngoài như thể cậu bé bị cuốn hút bởi không gian mà chắc chắn trên thành phố không thể có này. Vương đặt bút xuống bàn, tay đưa lên trán quệt mấy giọt mồ hôi, có lẽ sự oi bức đã bắt đầu nhen nhóm không khí mùa hè. Bà nội đang nằm trên giường cạnh đó bỗng từ từ ngồi hẳn dậy, nhìn chăm chú cậu bé mấy giây rồi lên tiếng:

- Thế nào xong chưa hả cu cậu, thôi đi ngủ đi mai còn đi học chớ! – Bà nói giọng ồm ồm, hơi kéo dài ra theo giọng điệu của người đang buồn ngủ.

- Vâng, Bà ngủ trước đi ạ - Vương đáp lại lễ phép

- Ừ! Thế thì bà ngủ trước vậy, cũng ngủ sớm đi.

Ở nông thôn mọi người thường đi ngủ sớm, bà cũng không ngoại lệ, bà thường giục Vương đi ngủ nhưng rồi lại đi ngủ trước, đến ba, bốn giờ sáng bà đã thức dậy rồi. Vương mỉm cười với bà rồi quay lại phía bàn, nhìn vào vở nhưng chưa tập trung trở lại. Cậu bé đang hồi hộp, mong ngóng cho buổi trả bài kiểm tra ngày mai. Cậu chờ đợi điểm số cao mà cậu đã rất tự tin ở lần kiểm tra vừa rồi. Cậu không muốn kết quả lần này lại thua kém hai “oan gia” như lần trước. Một là Dũng lớp trưởng, hai là con bé “Thị Nở” mà cậu vẫn còn ít tiếp xúc. Nói đến con bé Hiền, Vương cũng không hiểu có sức cản vô hình nào khiến cậu ít lại gần con bé, hỏi mấy câu bâng quơ cũng không. Con bé lại càng không thèm quay lại hỏi han cậu lấy một câu cho dù chỗ ngồi rất gần nhau - kẻ bàn trên, người bàn dưới.

- Có lẽ mình đã khép mình quá chăng? – Vương nghĩ ngợi – Mình thử chủ động bắt chuyện nó trước xem sao. Ừ! Sẽ như thế! Nhất định thế! dù ngày mai có ra sao…



Giờ ra chơi nào cũng thấy con bé Hiền cặm cụi làm bài tập. Hôm nay cũng vậy, sau tiết học đầu tiên trong khi cả lớp ồn ào náo nhiệt còn con bé thì chẳng để ý gì đến xung quanh cứ lầm lũi làm bài.

- Này! – Vương chạm ngón trỏ vào vai Hiền.

Chỉ một cái chạm nhẹ nhưng cậu cũng cảm nhận thấy được vừa chạm vào xương vai, cảm nhận được sự gầy gò của cô bé.

Cô bé chết lặng, cả hai tuần qua cái tên “mặt bột” này không hề có một cuộc trò chuyện nào với cô, sao hôm nay lại làm phiền cô thế nhỉ. Hiền quay xuống hướng ra cửa sổ chếch góc 45 độ, bắt gặp ngay cái mặt bột kia đang hớn ha hớn hở nhưng trông lại rất giả tạo như đang gắng gượng cười. Vương nhanh nhảu:

- Cho tớ mượn vở Toán được không?

Hiền quay lên với lấy quyển vở Toán đưa cho Vương, cô bé không nhìn thẳng mà mặt hướng đi chỗ khác. Chỉ trong 3 giây cô bé đã quay lại phía trên ngồi học tiếp, không nói lấy nửa lời.

Sự thật thì Vương chẳng có ý mượn vở Hiền để làm gì, cậu bé muốn lấy cớ để bắt chuyện nhưng sự thể lại như thế này đây. Vương bức xúc vì cái sự lầm lì, cậy răng không ra một chữ của cô bé. So sánh cái tướng gầy gò của cô ở vụ đụng xe hôm trước với hôm nay thì chẳng có gì khác nhau. Chỉ có khác là dáng vẻ sợ sệt đến buồn cười của con bé hôm trước không còn nữa mà thay bằng sự lầm lì đến khó chịu.

- Có lẽ nó vẫn còn ngại, mình cũng vậy cơ mà – Vương nghĩ thầm.

- Này! Định tỏ ra chăm chỉ khác người à, ở nhà thì chơi búp bê cả ngày đến lớp thì chăm chỉ nhỉ! – Vương châm chọc.

Cô bé Hiền vẫn ngồi im thin thít, cô chẳng thèm trách tên công tử không hiểu chuyện, vẫn tiếp tục với bài tập của mình.

Tùng… Tùng…! Vào tiết học tiếp theo. Vương chẳng thể nói thêm với cô bé lời nào. Vương tức lắm nhưng nín nhịn để vào học tiết mới. Tiết này cô giáo trả bài kiểm tra, đúng tiết học Vương trông đợi. Cậu bé học văn kém nên điểm bảy đã làm cậu cảm thấy rất hạnh phúc, mặt cậu tươi tỉnh như nắng mùa hè vậy. Cô bé Hiền thì đang loay hoay nhìn quanh tìm bài kiểm tra của mình. Lớp trưởng đã phát hết tập giấy mà chẳng thấy bài của cô bé đâu cả. Cô bé nhìn xuống Dũng, Dũng hiểu ý lắc đầu đáp lại.

- Thưa cô, Bạn Hiền không có bài ạ - Dũng đứng dậy lễ phép hỏi.

Cô giáo vẫy tay ra hiệu cho Dũng ngồi xuống rồi điềm tĩnh nói:

- Các em đã được trả bài rồi, có ai thắc mắc về điểm số của mình không? Cô chấm đã rất thoáng rồi đấy! Còn Hiền… – Cô nhắc đến Hiền nhưng vẫn quay xuống bên dưới bao quát toàn bộ lớp.

- Trong mười mấy năm đi dạy cô chưa gặp phải một bài kiểm tra nào như của Hiền.

Cả lớp bỗng nháo nhác, rộ lên sự ồn ào vì tò mò

- Trật tự nào cả lớp! – Dũng lên tiếng

Cô giáo đợi cho lớp bớt xôn xao rồi nói tiếp:

- Cô không biết cho điểm bài văn ấy như thế nào. Dũng, em lên đây đọc bài của bạn cho cả lớp nghe.

Dũng đứng ngay ngắn giữa bục giảng dõng dạc đọc:

“Hãy viết về ước mơ của em và những hành động em đang làm để thực hiện ước mơ đó.



Ước mơ? Cô giáo vẫn chưa dạy cho em biết thế nào là ước mơ. Em chỉ biết ước mơ là những điều gì mình mong muốn. Nếu đúng như vậy thì em ước mơ nhiều lắm…

Em mơ cho bố mẹ chóng khỏi bệnh, luôn mạnh khỏe. Em mơ cho mẹ có một ngày được nghỉ ngơi, em mơ cho bố có nụ cười thật sự, bố ôm hôn chúng em như ngày bố chưa phát bệnh. Mong cho mấy đứa em được một ngày vui chơi thật sự. Em mơ vài lạng thịt mỗi ngày để mấy đứa em đủ chất mà lớn lên. Em mơ cho mấy đứa nhỏ được bộ quần áo mới. Em mơ cho thằng Út chiếc ô tô đồ chơi để nó không phải tưởng tượng cái hộp giấy đựng thuốc của mẹ là ô tô nữa. Em mơ cho mình lớn thật nhanh để kiếm nhiều tiền, để các em đỡ đói. Em mơ…”

Bài văn kiểm tra một tiết mà cô bé chẳng viết được bao nhiêu chữ. Ấy vậy mà Dũng đã dừng lại không biết bao nhiêu lần vì nghẹn ngào, cậu không khóc nhưng mắt đỏ hoe. Cô giáo cũng không nhìn xuống dưới lớp, quay mặt vào tường để giấu đi những giọt nước mắt. Hơn ai hết, cô giáo và tập thể lớp đều biết về hoàn cảnh gia đình của Hiền. Chỉ có Vương là không hay biết gì. Nhưng cậu bé cũng hiểu được phần nào qua bài văn chỉ vỏn vẹn vừa một mặt giấy của cô bé. Vương nhìn chăm chú vào đôi vai gầy, tấm lưng gầy lộ xương của cô bé bàn trên, cậu cứ nhìn như thế mà dằn vặt cho câu nói vô tâm của mình lúc nãy.

Cô bé viết bài văn ngắn nhất lớp nhưng cũng nhiều ước mơ nhất lớp. Điều làm cô giáo và cả lớp lặng người không phải vì số lượng ước mơ mà vì trong những ước mơ ấy không hề có một ước mơ nào cô bé dành cho mình.

Dũng thì đã về chỗ ngồi từ lúc nào. Cả lớp lặng đi từ nãy giờ, chẳng ai nói với ai câu nào mà chỉ nhìn về phía Hiền. Hiền cũng lặng đi như sự lặng lẽ mọi ngày, cô bé cúi đầu xuống bàn, nơi có bài kiểm tra mà Dũng vừa mới đưa cho.

Cô giáo định bụng chuyển sang bài mới nhưng cô muốn có sự cộng hưởng, muốn cho đám học trò phía dưới tự có cái nhìn đánh giá, suy xét lại mình. Cô quay về phía Hiền nhỏ nhẹ:

- Hiền!

Cô bé như giật mình, đứng dậy nhanh như cắt, lễ phép đáp lại:

- Dạ!

- Ước mơ sau này của em là được làm nghề gì?

Cô bé im lặng trước câu hỏi của cô giáo. Mấy giây sau cô bé mới dám nhìn vào đôi mắt cô giáo và trả lời:

- Làm cô giáo ạ!

Cô giáo không muốn nhìn thẳng vào đôi mắt buồn, có phần cam chịu của cô bé, cô giáo quay đi chỗ khác rồi thì thào:

- Sao em không viết nó vào bài?

- Em không viết vì nghĩ đó chỉ là một giấc mơ, giấc mơ xa vời quá – Hiền trả lời.

- Vì sao?

- Vì em học không khá lắm, em không có thời gian để học – Cô bé chầm chậm trả lời – Nếu em đi học làm cô giáo thì sẽ không có người giúp mẹ làm việc để có tiền mua gạo.

Cô giáo nín thinh, cả lớp cũng lặng im. Giờ văn hôm ấy ở trong không khí buồn như thế, cô giáo thì không đủ nhiệt tình để giảng như các tiết trước.
- còn nữa -
 

Duy Tùng

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
15/6/14
Bài viết
7
Gạo
0,0
Chương 2: “Oan gia” tuổi 14 - tiếp



Thầy giáo tuýt còi, tay thầy thể dục chỉ về phía mấy cô bé đang có xu hướng đi bộ trong vòng chạy của mình, Dũng lớp trưởng đang đứng tựa vào thân cây phượng cùng đám con trai. Vương đứng cạnh Dũng bỗng lên tiếng:

- Dũng này, Hiền có vẻ ít nói nhỉ?

- Cậu thấy vậy à?

- Ừ! Mình thấy cậu ấy cứ lầm lũi, mình ngồi bàn dưới mà chẳng mấy khi nói chuyện với cậu ấy cả.

Dũng gật gù như nhận ra điều đó, quả thật Dũng cũng thấy Hiền và Vương ít nói chuyện với nhau.

- Chắc vì cậu lạ thôi. Hiền ít nói thật nhưng cậu ấy rất cởi mở nếu cậu chọn lựa tình huống thích hợp. Sau này thân quen hơn cậu sẽ biết.

- Cậu và Hiền rất thân thì phải? – Vương hỏi

- Có lẽ… - Dũng gãi đầu

- Thưa Thầy… – tiếng gọi dài và lớn của cô bé Hoa ngồi cạnh Hiền.

Phía góc sân trường bên kia Hiền đang ngồi ôm chân. Cả lớp cùng thầy giáo xúm lại gần cô bé. Ngón chân cái của cô va phải gạch nhọn, máu đang rỉ ra từ trong móng chân.

- Đưa bạn ấy vào phòng y tế trường thôi – Thầy giáo lên tiếng.

Mấy bạn nữ đỡ Hiền nhổm dậy, Dũng từ phía ngoài đám đông chạy vào, nhanh nhẹn xốc Hiền lên lưng, chạy nhanh về phía phòng y tế. Cả lớp hơi bất ngờ về sự sốt sắng của tên lớp trưởng. Dẫu rằng là lớp trưởng phải gương mẫu nhưng Dũng có thể chỉ định mấy bạn nữ đến giúp. Vương cũng bất ngờ vì sự nhiệt tình của Dũng. Dù sao thì vết thương cũng không đến nỗi gấp quá như thế…

Dũng cõng Hiền trên lưng gấp gáp chạy về phòng y tế. Mấy bạn nữ luống cuống chạy theo sau Dũng. Tiết học thể dục vì thế mà kết thúc sớm.



Tùng… Tùng…!

- Vương, cậu giúp mình được không? – Dũng hớt hải chạy đến trước mặt Vương trong khi cậu và mấy người bạn đang bước ra khỏi cửa lớp.

- Gì vậy? – Vương nhìn Dũng hỏi

- Xe mình hết hơi, trưa rồi, mấy tiệm sửa xe đóng cửa. Cậu giúp mình cùng đưa Hiền về nhà được không?

Câu nói rời rạc nhưng Vương cũng kịp hiểu cậu bạn nói gì. Cậu khẽ gật đầu.

- Đi thôi

Vương hớt hải chạy theo Dũng. Dũng vừa gấp gáp chạy vừa kéo theo tay Vương.



Hai chiếc xe song song đi trên đường giữa trời trưa nắng. Đường đã vắng bóng người. Dũng hì hục rướn người về phía trước. Từng vòng, từng vòng xe chuyển bánh khó khăn hơn. Một phần là vì đằng sau xe có Hiền nhưng phần nhiều là do chiếc xe cà tàng của cô, có lẽ nó có từ thời phong kiến. Vương đi bên cạnh, thương cho thằng bạn. Dũng hì hục đạp xe bao nhiêu thì Vương thảnh thơi bấy nhiêu. “Ai bảo thằng nhóc muốn đèo “mĩ nhân” cơ, không nên để nó mất cơ hội” – Vương nghĩ ngợi, tủm tỉm cười thầm.

Nhà cô bé Hiền ở khá xa trường. Hai xe vừa kịp đến cổng, Dũng khó nhọc đặt chân xuống đất như thể chân cậu bé muốn rời ra khỏi cơ thể. Dũng lên tiếng:

- Công nhận Hiền cũng khỏe thật đấy, thế mà cậu đi được con ‘Dream Nhật” này suốt.

Hiền cũng vừa đặt chân xuống, nhoẻn miệng cười trừ:

- Hai cậu vào nhà uống nước cho đỡ khát đã hẵng về.

- Thôi muộn rồi, bọn mình về luôn – Dũng đáp

Cậu bé Vương thì đang nhìn quanh. Cậu chú ý đến cái cổng nhà màu trắng đã ngả sang vàng vì rêu phong. Cậu bé đang tò mò về mái ấm gia đình của cô bạn.

- Này! Vương đi thôi! – Dũng quát lớn

Dũng dựng xe, trao trả lại cho chủ nhân rồi tiến về phía sau xe của Vương. Cả hai đang định quay đầu xe ra về thì thấy bóng dáng một người phụ nữ trung niên cùng mấy bé con theo sau. Đó chính là mẹ của Hiền, bà đang dắt tay mấy đứa em chạy ùa ra khỏi cổng. Vương và Dũng chưa kịp cất tiếng chào thì hòn gạch vỡ đã chạm đất gần sát chân mấy đứa nhỏ. Một người đàn ông trung tuổi đang đuổi theo mấy mẹ con – Bố của Hiền vừa quăng nó xuống. Mắt ông đảo liên hồi. Ông lom khom cúi xuống định nhặt hòn gạch khác gần đó. Vương còn chưa hết sững sờ thì Dũng đã chạy về phía ông ta. Như đã rất thành thạo với việc này, cậu ôm chặt lấy cánh tay đang cầm gạch của ông bố đáng thương.

- Giúp tớ với – Dũng nói lớn

Vương thấy vậy chạy tới định bụng giữ chặt tay còn lại của ông. Hiền cũng nhanh chóng chạy theo, cô chỉ sau chân Vương vài bước. Vương đưa tay nhỏ bé của mình ra tóm lấy tay đang vung loạn xạ của ông bố. Hụt tay, Vương không tóm được cánh tay đó. Bố Hiền như nước vỡ bờ vung tay mạnh vào Vương. Cú vung tay vô thức đó nhằm thẳng vào mặt cậu bé. Như bị một cái đòn gánh đập vào, Vương choáng váng ngã chúi xuống đất. Hiền theo sau Vương vài giây cô bé kịp tóm chặt lấy cánh tay của bố, miệng liên hổi:

- Con xin bố, con xin bố…

Đầu vương va chạm với đám đất đá, nó đã rỉ máu. Cậu bé mơ màng loay hoay nhỏm dậy nhưng rồi lại gục xuống. Cậu chỉ loáng thoáng thấy bóng mẹ của Hiền lại gần rồi mọi thứ chỉ còn lại toàn màu đen.



Vương ngồi phắt dậy. Cậu biết rằng đây không phải là nhà bà Nội. Cậu nhìn xung quanh, chỉ toàn là giấy vàng, giấy đỏ và đống mặt nai mà cậu từng nhìn thấy hôm đụng xe với Hiền. Mấy đứa nhỏ đang ngồi quanh đống giấy hí hoáy quệt bột hồ từ trong một chậu to.

- A! Anh kia dậy rồi chị Hiền ơi – Một đứa bé phát hiện và kêu lên

Vương quay ra cửa, ông bố Hiền đang ngồi lơ ngơ nhìn vô thức ra bên ngoài. Có lẽ ông ấy đã quay trở lại trạng thái bình thường. Hiền từ ngoài bước vào nhà trên tay bưng cái bát loa to tiến về phía Vương.

- Cậu dậy rồi à! Ngại quá…! – Hiền đặt bát cháo xuống giường cạnh chỗ Vương đang ngồi rồi đưa tay gãi gãi đầu.

- Mình… Mình sao lại ở đây? – Vương hỏi

- Cậu bị thương, ngủ ở đây từ trưa – Hiền chỉ tay lên đầu cậu bé nói với vẻ ái ngại.

Vương đưa tay sờ lên đầu, lúc này cậu bé mới biết đầu mình đang quấn băng rồi hốt hoảng:

- Mình ở đây bao lâu rồi? tiêu rồi, bà mình ở nhà.

- Mẹ tớ và Dũng đã đến báo với bà cậu rồi. À cậu ăn cháo đi! Cả buổi không ăn gì rồi – Hiền đẩy bát cháo về phía Vương – mẹ mình sợ cậu khó ăn cơm nhà mình nên bảo mình nấu cháo.

Bụng đang đói nên Vương nhiệt tình đón lấy bát cháo và xúc ngon lành. Được mấy thìa cậu bé nhồm nhoàm hỏi tiếp:

- Bố cậu bình thường rồi chứ!

Hiền khẽ gật đầu. Vương tiếp tục thì thào:

- Bố không làm được việc nhà lại còn thường xuyên đánh đập, cậu có giận bố không?

Hiền suy nghĩ một lúc rồi nói rất người lớn:

- Mẹ bảo tại bố bị bệnh nên mới thế, chứ bố cũng thương mấy chị em lắm, mình không giận bố, mình thương bố.

Vương im lặng trước câu trả lời của Hiền. Trong lòng cậu bé lúc này có một cảm giác gì đó rất lạ, một cảm xúc rất khó để diễn tả với ngôn ngữ của một cậu học sinh 14 tuổi.

Một lúc lâu sau, Vương nói tiếp:

- Chân cậu không sao chứ, mình thấy chân cậu đi cà nhắc.

- Ừ! Đi lại hơi khó khăn, mình chỉ sợ không đi lấy được hàng.

Bát cháo đã được Vương ăn sạch. Cậu bé im lìm nhìn về phía mấy đứa em của Hiền. Hiền thấy vậy nhanh nhảu:

- Cậu ăn thêm nhé! Mình xuống bếp…

Không để Hiền nói hết, Vương trả lời ngay: “Mình đủ no rồi”

Hiền mang cái bát xuống bếp, chân đi cà nhắc.



Vương nhìn lại quanh căn nhà tuềnh toàng. Cậu chưa hề vào một ngôi nhà nào như vậy, ngôi nhà không lớn mà chứa đủ mọi thứ. Toàn bộ vật dụng gia đình được để quanh 3 cái giường và quanh cái tủ gỗ ở giữa nhà. Bốn bức tường của ngôi nhà đỏ tươi màu gạch cũ như thể ngôi nhà đang xây dựng dở dang. Vương nhìn cô bé Hiền, cậu bé chăm chú hơn với khuôn mặt bơ phờ, gầy gò, hiền buồn… càng nhìn càng thấy tội nghiệp. Vương nhớ đến bài văn của Hiền, cậu bé quay sang ông bố nhìn cái vẻ lơ ngơ ấy. Vương hiểu và xúc động về ước mơ của Hiền, cậu bé cảm phục cô bé nhỏ con. Nhỏ con mà cô bé đầy tình thương, nhỏ con mà cô đã để lạc mất cả nụ cười, niềm vui trẻ thơ vì các em, vì gia đình. Vương vừa thương, vừa cảm phục cô bé.

Cả buổi chiều hôm ấy ngồi trên giường, Vương nhìn xuống nơi có chị em Hiền đang cặm cụi làm vàng mã. Thỉnh thoảng mấy đứa em Hiền ngẩng lên nhìn Vương với vẻ tò mò nhưng chúng không nói gì cả, có lẽ vì chúng thấy Vương quá khác biệt.



Đưa Vương ra khỏi cổng, Hiền không ngừng nói lời xin lỗi:

- Mình thật sự xin lỗi cậu.

Có lẽ con bé không làm được gì hơn ngoài việc nói 2 từ “xin lỗi”. Vương cười tươi rồi nói lời chào tạm biệt. Trước khi đi cậu bé còn bỏ lại một cậu ngắn gọn:

- Tớ cười nhìn đẹp lắm phải không?

Câu nói đó để lại sau lưng là con bé Hiền đang thô lố mắt, chẳng biết tên nhóc vừa nói gì?

Không phải bỗng dưng Vương lại nói một câu lạ hoắc “Tớ cười nhìn đẹp lắm phải không?” trước khi ra về. Cậu bé cũng biết Hiền sẽ ngạc nhiên lắm, chắc chắn vậy bởi cô bé thật sự chưa có một nụ cười đúng nghĩa. Khuôn mặt nhỏ nhắn, da đã sạm đen vì nắng mùa hè, Hiền có đôi mắt thật đẹp nhưng buồn ẩn dưới cặp lông mày cong và dài. Cái bóng dáng nhỏ nhắn, xinh xắn, gầy trơ xương của cô bé cứ hiện lên trong đầu cậu bé suốt đoạn đường về. Cậu bé thật sự chưa bao giờ nhìn thấy nụ cười của Hiền, cô bé cứ u sầu về những lo toan cuộc sống, về hoàn cảnh gia đình mình. Nụ cười trẻ thơ của cô bé đã bị đi lạc. Vương nhất định sẽ làm cho cô bé cười, sẽ khiến cô bé lạc quan vào cuộc sống như những gì Vương đang cảm nhận, như niềm vui mà Vương đang có. Niềm vui của một cậu bé 14 tuổi, niềm vui vì cậu đã thực hiện được kiên quyết mà cậu đã đề ra tối hôm trước: “Mình thử bắt chuyện với nó trước xem sao! Ừ! Sẽ như thế, nhất định thế! Dù kết quả ngày mai sẽ ra sao…”. “Sự chân thành sẽ được đáp lại nếu bạn thật sự quan tâm đến người khác” – đó là chân lí cậu bé tự mình đúc rút lại. Trên chiếc xe thân thuộc, con đường về nhà mà Vương cảm nhận như dài hơn. Cậu bé hơi nghiêng đầu về phía ông mặt trời, thả lỏng cơ thể hưởng trọn không khí mà cậu đã quen thuộc trong thời gian qua, thật trong lành và yên bình.
- Hết chương 2 -
 

Duy Tùng

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
15/6/14
Bài viết
7
Gạo
0,0
Chương 3: Ranh giới yêu thương

Trời đã chuyển về chiều, mặt trời đã lấp ló sau những đỉnh núi nhấp nhô phía đằng xa. Dũng bước nhẹ xuống khỏi xe, cậu dựng xe ngoài sân, lê những bước mệt mỏi vào nhà, cậu bơ phờ bước lên thềm.

Nhìn vào trong nhà thấy bố đang ngồi ở ghế, cậu cất to tiếng chào vẻ đầy sợ sệt:

- Con chào bố ạ!

Ông Mạnh – bố của Dũng nhìn về phía Dũng, mắt lờ đờ nhìn về hướng mà ông nghĩ có Dũng đang đứng ở đó. Đã mất thị lực, ông xác định vị trí của cậu bé bằng thính giác. Ông quăng cái gậy dài đang cầm trên tay thật mạnh về phía cậu, hét lớn với giọng lè nhè của người uống rượu:

- Sao bây giờ mày mới về!

Chiếc gậy đập mạnh vào cánh cửa sát chỗ Dũng đang đứng rồi lăn mấy vòng trên đất. Chiếc gậy không chạm phải Dũng nhưng cậu bé cảm nhận được sự phẫn nộ của ông bố thông qua tốc độ di chuyển của chiếc gậy. Sợ sệt, Dũng đang định lên tiếng thì ông bố tiếp tục, giọng nói lớn hơn:

- Sao mày không đi luôn đi còn về làm gì nữa. Dù sao thì đây cũng đâu phải căn nhà thật sự của mày. Đối với mày đây chỉ là cái nhà trọ thôi phải không? Tốt nhất thì mày đi luôn đi cho khuất mắt tao. Cút, cút…! – Ông Mạnh hét lớn, vừa nói vừa thở hổn hển, ngứt quãng và lè nhè.

Dũng sợ sệt, ngoan ngoãn khoanh tay nói như khóc:

- Con…, con xin lỗi bố…!

Thấy bên ngoài to tiếng, Bà Minh chạy từ bên trong ra. Trước sự hùng hổ của ông mạnh, biết ông đã thấm rượu, bà không lên tiếng đứng nhìn cậu con trai. Thằng bé em của Dũng thấy vậy cũng chạy ra đứng cạnh mẹ. Nó nhìn trân trân về phía bố với vẻ mặt sợ sệt không kém Dũng.

- Với cái vẻ lãng tử, bất cần đời như mày, tao nghĩ mày là con nhà giàu đấy. Đừng ở lại cái nhà như cái ổ chuột này làm gì. Nhà tao không đủ phúc để giữ mày đâu – Ông Mạnh quát to hơn, cơn tức giận đã làm nước mắt ông cứ ứa dần ra – Tốt hơn hết là mày đi luôn đi, ở nhà này làm gì cho khổ.

Dũng vốn tôn trọng bố, cậu rất ngoan ngoan và nghe lời nhưng lần nào say rượu bố cũng lôi cái điệp khúc này ra, có lẽ tượu làm con người ta nói hết những suy nghĩ của mình bị dồn nén bấy lâu qua. Dũng như ngọn lửa gặp dầu, cậu bé bỗng mất đi sự sợ sệt mà quát lớn:

- Con cũng chán cái nhà này lắm rồi, bố chẳng ra bố, người không ra người còn suốt ngày đổ đốn.

Không để Dũng nói hết câu, mẹ tiến lại gần tát vào mặt Dũng một cái đau điếng. Dũng nhìn mẹ trong sự sững sờ, máu trong miệng nó đã rỉ ra dính ở mép môi, mắt cậu bé đã nhòe đi. Dũng biết nó không phải là con đẻ của bố mẹ. Bố thì không mấy gần gũi nhưng mẹ là người quan tâm nó nhất. Từ trước đến nay, dù sai thế nào thì mẹ đều đứng về phía nó, chưa bao giờ mẹ to tiếng quát nạt nó huống chi là đánh.

Bà Minh cũng đứng như trời trồng, tay bà đã cứng đơ như bị đóng băng. Bà run run người, nhìn cánh tay mình mà giỏ những giọt nước mắt nghẹn ngào. Đứa em nhỏ vội chạy lại gần phía mẹ, ôm chân mẹ nói như khóc:

- Mẹ ơi, mẹ đừng đánh anh… hu hu!

Mắt Dũng vẫn nhìn trân trân vào mẹ, nó không muốn khóc nhưng nước mắt cứ tự chảy ra ướt nhòe. Cậu nói như thở ra:

- Cái nhà này không cần con nữa thật rồi

Nói dứt câu, Cậu quay đầu chạy ra cổng rồi mất hút.

- Dũng, Dũng… - Mẹ Dũng gọi với theo, toan chạy theo kéo con lại.

Chân bà Minh vừa định bước đi. Ông Mạnh ngăn lại:

- Kệ nó, cứ để nó đi đi, cho nó đi đi… - Ông Mạnh nói như người bị mộng du, mắt vẫn lơ đãng nhìn về hướng lúc nãy.

Biết tính ông, Bà Minh không đuổi theo nữa, quay lại nhìn thẳng vào ông Mạnh:

- Sao ông cứ phải làm như thế, nó còn là trẻ con mà. - Bà Minh nghẹn ngào

Cả căn nhà như cũng nghẹn ngào với con người. Cả 3 người, không ai nói với ai một lời nào. Chỉ có nước mắt là lăn đều làm ướt 3 khuôn mặt hiền tội nghiệp. Thằng em nhỏ gục đầu vào chân mẹ khóc thành tiếng.

...

Có lẽ quá khứ sẽ là những thước phim không thể mượt mà như những tác phẩm ăn khách đánh lừa mắt người xem nhưng nó sẽ là những lát cắt cuộc sống mượt mà nhất mà ta từng có… dẫu những lát cắt đó được chắp ghép từ những mảnh kí ức đã vỡ…

...

Trời mưa, trăng tròn đã bị che lấp bởi đám mây đen. Mưa nhỏ không đủ làm ướt người nhưng nó thấm vào da. Gió thổi hiu hiu làm con người ta giá lạnh.

Bà Nội Vương đang tất tưởi chạy từ nhà dưới lên nhà trên. Vừa bước vào cửa, bà đã cất tiếng:

- Gió hơi lạnh, Vương đóng cửa sổ vào đi con.

Vương đang ngồi ở bàn học, phía trước là cửa sổ, cậu bé đáp lại lễ phép.

- Vâng ạ.

Cậu đứng dậy với tay kéo 2 cánh cửa rồi chốt lại. Bà cũng kéo chốt đóng cửa nhà rồi tiến về bộ Trường Kỷ ngồi nhấm nháp chén nước vối. Thấy Vương chăm chỉ với đống sách vở, Bà Nội tươi cười tiến lại gần chỗ cậu quý tử:

- Ai đây mà xinh thế! – Bà bất ngờ vỗ vai cu cậu.

Như một con mèo đang ăn vụng, Vương giật nảy mình bỏ chiếc bút chì xuống, ngước lên nhìn bà như thể đang làm chuyện xấu bị bắt quả tang.

- Bạn gái cháu à?- Bà Nội nói đầy ẩn ý

- Cái gì? Bà đúng là… Đây là cái Hiền, bạn cùng lớp cháu – Vương chỉ tay vào bức vẽ nói lắp bắp

- Trúng phóc rồi, không dưng vẽ người ta làm gì?

- Không phải mà… - Vương thanh minh

Bà tủm tỉm cười:

- Nếu đúng vậy thì đã sao, ngày xưa ông nội bằng tuổi cháu đã lấy vợ rồi đấy.

Bà nội nói như vẽ đường cho hươu chạy, các ông bà ở quê rất hay thích thú với điều này, thế mới lạ chứ!

- Cháu còn trẻ con mà – Vương ra vẻ nũng nịu – cháu không nói chuyện với bà nữa.

Vương quay về phía bàn cất bức vẽ đi, vẻ mặt giận dỗi.

Bà Nội đã biết mình đùa hơi quá nên quay ra phía giường nằm rồi nói:

- Cháu ngủ sớm đi, ngủ muộn không tốt cho vết thương đâu – Nói đoạn, bà ngả lưng nằm xuống.

- Vâng, à bà ơi – Vương nói như nhớ ra điều gì đó – Người ta cười khi nào hả bà?

- Khi vui, khi hạnh phúc chứ còn gì nữa, sao cháu lại hỏi thế - Bà trả lời

- Vậy muốn cười thì phải có niềm vui và hạnh phúc hả bà – Vương lúng túng

- Ừa! sao hỏi kì cục thế.

- À! Không có gì ạ! – Vương lém lỉnh.

Bà cười với câu hỏi ngớ ngẩn và đơn giản của cậu bé:

- Đầu cháu có bị làm sao không đấy! Hay là đang có vấn đề ở ngực trái.

Cậu ngố rừng im lặng. Không hiểu bà nói thế có ý gì, cậu mỉm cười.

….

Dũng đứng ngoài cổng nhà Vương từ nãy giờ. Trước đó Dũng còn thấy Vương ngồi học sau cửa sổ, qua hàng rào cậu thấy bà vụt qua sân, bây giờ thì cửa đóng kín mít. Định bụng vào nhà Vương ngủ nhờ một đêm nhưng nghĩ ngợi thế nào cậu bé lại thôi, quay ra khỏi ngõ.

- Mình là lớp trưởng, bọn nó mà biết mình bỏ nhà đi thế này chắc nó cười thối mũi - Dũng nghĩ thầm.

Đưa đôi tay nhỏ bé lên đầu, cậu bé vừa chạy đi vừa che đầu cho khỏi ướt. Đường đã vắng bóng người, mọi nhà đã đóng cửa sớm vì trời mưa. Dũng chạy nhanh về phía đầu làng. Sương và những hạt mưa nhỏ đã thấm vào người, gió thổi qua làm cậu rét run. Cậu ngồi thu lu ở cổng làng trong một góc có mái che, vòng tay ôm lấy 2 chân cho đỡ rét. Cậu bé gục mặt xuống cánh tay khóc rấm rứt, vừa rét, vừa đói, vừa sợ bóng đêm.
- còn nữa -
 

Duy Tùng

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
15/6/14
Bài viết
7
Gạo
0,0
Chương 3: Ranh giới yêu thương (tiếp)

Sáng nay lớp trưởng Dũng nghỉ học, mẹ Dũng giữa buổi mới đến lớp xin phép. Vắng bóng Dũng lớp mất đi sự nề nếp, sự sôi nổi của các tiết học cũng mất đi nhiều phần. Bàn thứ ba vắng chỗ một người mà làm như loãng cả không gian lớp. Cả lớp đều thắc mắc và bán tán về sự vắng mặt của Dũng. Vương và Hiền thì đã thân quen hơn sau vụ hôm trước. Tuy nhiên, 2 đứa cũng chẳng mấy khi nói chuyện với nhau bởi Hiền còn bận tranh thủ học. Trước khi ra về, Vương còn quan tâm hỏi han về vết thương ở chân Hiền. Vương còn ngỏ ý giúp Hiền đi lấy hàng nếu cô bé không đi được. Có lẽ nếu là Dũng thì Hiền sẽ đồng ý nhận lấy sự giúp đỡ. Còn Vương thì cô từ chối vì cô biết Vương không phù hợp để làm việc này.

- Hiền, mình có cái này – Vương đưa bức vẽ cho Hiền.

Hiền đang định đạp xe vụt đi, bỗng khựng lại sau câu nói của Vương – Gì vậy? – cô bé tò mò.

Vương đưa cho Hiền bức vẽ.

- Mình tặng cậu đấy!

Nói xong cậu bé vụt đi trước, không chào tạm biệt Hiền, không đợi Hiền đi cùng, cậu bé vụt đi như vội vã.

Hiền cầm lấy bức vẽ, bất giác nhìn theo hướng Vương đi mất mấy giây.

Cô nhìn toàn bộ bức vẽ, cô mở to đôi mắt ngạc nhiên. Người trong bức vẽ là Hiền, dù nhìn không giống lắm nhưng cô bé biết đó là mình. Trông mình trong bức vẽ thật xinh và nụ cười tươi như hoa hướng dương, cô bé cười tủm tỉm khi đọc dòng chữ ở dưới bức chân dung: “ Hiền cười nhìn đẹp lắm phải không?”. Sự xúc động và cảm kích tràn ngập trong đôi mắt cô bé học giỏi Văn. Từ cười mà cô chuyển dần sang khóc. Có lẽ vì quá vui nên nước mắt cứ tự chảy ra, có lẽ vì giá trị tinh thần của bức vẽ còn giá trị hơn cả ngàn lời nói. Cô bé đạp xe ra về trong ngập tràn cảm xúc, có lẽ đây là ngày vui nhất trong những vất vả, khó khăn mà cô đã trải qua, cô khẽ mấp máy đôi môi mỏng như cánh hồng: “Cảm ơn cậu”.



Người đàn ông không rõ mặt đang đuổi theo đoàn tàu chỉ trỏ. Trên tàu, đứa bé đang nhìn hắn với vẻ mặt khiếp đảm, sợ đến nỗi mặt tái xanh như không còn giọt máu. Đứa bé không khóc vì quá sợ. Nó sợ tên lạ mặt dưới kia sẽ đem nó đi đâu đó. Nó càng sợ hơn khi “ngôi nhà” với hàng trăm con người này đang di chuyển dần một nhanh. Nó muốn gọi to để mẹ tìm thấy nó nhưng nó không dám gọi. Nó sợ rằng sẽ có ai đó đến mang nó đi và quấn dây vào miệng nó một lần nữa khi cất tiếng khóc gọi mẹ.

Tiếng người đàn ông lạ phía dưới hòa cùng với tiếng rít của còi tàu:

- Thằng nhóc khốn khiếp, tao mà bắt được mày thì mày chết với tao.

Người đàn ông lạ với tay chạy theo khi đoàn tàu đi xa dần. Đứa bé khiếp sợ co rúm người lại, nhìn trân trân về phía người đàn ông đang khuất xa dần, nhỏ lại dần và biến mất…

Cậu bé lạc lõng giữa dòng người nhộn nhịp tất bật. Không ai để ý đến nó cả. Thấy bất cứ người đàn ông nào nó đều tránh xa, hễ thấy bóng người phụ nữ nào nó đều nghểnh cổ nhìn xem đó có phải là mẹ. Nó cứ đi theo bước chân của đoàn người tấp nập, đi mãi và chẳng biết về đâu. Nó muốn gọi mẹ nhưng không dám cất tiếng. Cả không gian chỉ toàn tiếng vang đến vô cùng của lời gọi: “Mẹ ơi! Mẹ ơi!”



Tiếng hét như vang trời hòa lẫn sự sơ hãi của Dũng. Mặt và trán nó đẫm mồ hôi. Đôi mắt nó bắt gặp hình ảnh đứa em trai, Dũng mới biết mình vừa mộng mị.

- Anh Dũng, mẹ ơi anh Dũng – Hùng, đứa em trai của Dũng nói như reo lên.

Bà Minh vội lại gần giường vui mừng reo lên:

- Dũng, con tỉnh thật rồi.

- Con sai rồi, mẹ ơi con xin lỗi – Dũng nhổm dậy nhìn mẹ với ánh mắt ân hận.

Bà Minh cười ôm lấy thằng con trai yêu quý. Bà cảm thấy hạnh phúc khi vừa tỉnh dậy, con trai đã biết nói lời xin lỗi.

- Con ngoan của mẹ, mẹ biết là con luôn nghĩ về gia đình này mà – Bà Minh nghẹn ngào.

Bà Minh buông con ra, đưa tay gạt nước mắt:

- Tối qua bác Tiến đi làm về khuya qua đầu làng thấy con ngồi ủ rũ ở đấy. Lúc đưa về đây con đã lịm đi từ lúc nào… Bố con…

Nói đến đây bà bỗng dưng ngừng lại.

- Con có giận bố không? – Bà Minh hỏi con.

Nói đến bố, Dũng biết mình đã hỗn với bố nhưng nó không thể nào không giận bố được. Nó nhìn xuống đôi bàn tay đang đan vào nhau của mình, im lặng.

Bà Minh nhìn con tiếp tục:

- Con còn nhớ lúc con mới về đây không?

Dũng khẽ lắc đầu. Cậu bé thật sự chẳng nhớ rõ điều gì, mọi thứ với cậu đều rất hoang mang, mơ hồ. Cậu chỉ loáng thoáng nhớ rằng sau chuyến tàu ấy mình đã xuất hiện ở ngôi nhà này kể từ đấy.

Bà Minh nheo mắt như đang lục lại kí ức

- Hồi đó gặp con đang bơ vơ ở bến tàu hỏa, bố và mẹ đưa con đến trình báo công an nhưng con sợ các chú mặc áo xanh nên nhất quyết đòi đi. Bố mẹ lúc đó chưa có con cái, có con về nhà này bố mẹ mừng vui khôn xiết. Bố vui lắm nhưng vẫn muốn con tìm được gia đình mình nên vẫn liên lạc với công an thường xuyên. Hơn một năm không có ai đến nhận, con một phần vì sợ, không tin tưởng ai cả, một phần đã thân quen, quấn quýt với ngôi nhà này. Bố mẹ chính thức ra chính quyền làm thủ tục nhận con nuôi, lúc đó con khoảng gần 5 tuổi. Bố mẹ cũng hiếm muộn, ơn trời năm con lên 9 thì mẹ sinh thằng Hùng.

Tất cả những điều mẹ nói Dũng đều biết, nó nhớ chứ sao mà quên được. Nó đã kinh hoàng, sợ sệt đến mức chẳng còn nhớ chút thông tin gì về gia đình mình. Nó ôm chặt bà Minh kể từ ngày nó gặp, nó gọi bà Minh là mẹ chẳng biết từ lúc nào.

- Con còn nhớ tại sao con có cái sẹo trên đầu không? – Bà Minh dừng lại một lúc lâu rồi nói.

- Con nhớ là con bị một chiếc xe tải đâm phải – Dũng giơ tay sờ lên vết sẹo phía sau khẽ trả lời.

Bà Minh lặng đi như nhớ lại một quá khứ đau buồn, bà nói tiếp:

- Lúc con lên 5, bố vấn không nguôi hi vọng tìm được bố mẹ đẻ cho con. Có lẽ vì thế con thường lảng tránh sự âu yếm, yêu chiều của bố. Một lần con chạy ra đường, chiếc xe tải đang chạy nhanh trên con đường trưa vắng. Bố nhìn thấy chiếc xe tải từ xa, lại thấy con đang có ý định băng qua. Bố chạy nhanh về phía con để cản con lại nhưng không kịp. Chiếc xe đã bất ngờ phanh gấp, dưới đất bố đã bất tỉnh còn con thì cũng lịm đi vì sợ ở phía bên kia đường. Không còn cách nào khác, khi biết đã không kịp ngăn con lại, vừa kịp chạy đến bên con, bố xô mạnh con ngã sang rìa đường, còn bố con…

Dũng như được hé mở về bí mật đôi mắt của bố. Cậu bé đờ người ra như bị đông cứng, mắt đỏ hoe, nước mắt chảy ra như vừa có ai bóc hành tây.

- Con thì có một vết sẹo, bố thì bị va đập ảnh hưởng đến não bộ, đôi mắt của bố cứ mờ dần và mấy tuần sau thì không thấy gì nữa.

Cậu bé không còn kiềm chế được cảm xúc của mình, nước mắt nó chảy ra như mưa. Dũng biết có khóc bao nhiêu đi chăng nữa, cậu bé có hàng trăm vết sẹo đi chăng nữa cũng không đủ để so sánh với sự mất mát của bố. Vụ tai nạn đó đã để lại trên đầu Dũng một vết sẹo, chỉ một vết sẹo mà thôi. Còn bố, bố đã đánh đổi cả ánh sáng của cuộc đời mình để bảo vệ cho Dũng. Ấy vậy mà Dũng chưa bao giờ chủ động ôm bố thật chặt. Dũng sợ bạn bè xa lánh vì mình có một ông bố mù. Tại sao khi biết được sự thật về đôi mắt của bố Dũng mới thấy thương bố. Có lẽ Dũng sẽ chẳng bao giờ hiểu được lòng bố nếu không biết được sự thật này. Đáng lẽ ra Dũng phải luôn tôn trọng bố, thương bố cho dù bố mất đi ánh sáng bởi lí do nào đi chăng nữa, cho dù ánh sáng đó không phải do chính Dũng cướp đi.

Bà Minh nói trong nước mắt:

- Đêm qua bố con không ngủ, bố luôn ngồi cạnh khi con đang ngủ, bố ôm lấy con mỗi khi con mê man gào thét. Bố con mò mẫm thay khăn chườm trán mỗi khi thấy nó đã nóng ấm. Trước khi bác Tiến đưa con về, mặc cho mưa đang rơi cùng sương đêm ông ấy cứ đứng ở đầu ngõ đợi con. Ông ấy gọi tên con mỗi khi nghe thấy bước chân người qua. Ông ấy cứng rắn ở vẻ bề ngoài vậy thôi nhưng ông ấy rất yếu đuối, muốn con tìm được bố mẹ thật sự nhưng lại luôn muốn có con ở bên mình. Con người bố con mâu thuẫn như vậy đấy, nặng lời với con nhưng chua chát ở trong lòng.

Mà Minh nói ra như trút hết tấm lòng, bà nói mà lệ tuôn rơi. Dũng ôm chầm lấy mẹ, cậu bé khóc nức nở. Cậu khóc nhiều như thay cho cả mười mấy năm tồn tại trên đời.

“Bác sẽ không đưa cháu đi công an nữa, đừng khóc nữa nhé! Ngoan nào, cho bác hỏi cái này, thế cháu bao nhiêu tuổi rồi”. – Dũng nhớ câu nói nựng của bố, nó nhớ vẻ mặt âu yếm và đôi mắt quan tâm khi bố hỏi về lai lịch của nó. Lúc ấy nó chẳng chú ý gì khác ngoài sự sợ sệt. Nó chỉ nhớ nó đã 3 tuổi. Bố mẹ đã lấy ngày gặp nó là ngày sinh trong giấy khai sinh ở tuổi thứ 4.

Giờ đây bố chẳng nhìn nó một cách âu yếm quan tâm nữa, bố chỉ có thể nhìn nó bằng tấm lòng mà tấm lòng của bố thì bao la như trời bể.

- Bố biết uống rượu kể từ khi mất đi ánh sáng, ông ấy uống ngày một nhiều hơn. Ông ấy biết rằng sẽ có một ngày ông ấy mất con, con sẽ rời xa cái nhà này – Bà Minh nói như một lời kết.

- Bố đâu hả mẹ? – Dũng nhỏm người dậy.

- Ở trong buồng, bố con đang bị cảm.

Bà Minh vừa dứt câu, Dũng đã vội lao xuống giường chạy vào buồng cho dù chân nó mỏi giã rời, cho dù nó vẫn còn đang sốt.

Bố của Dũng nằm trên giường, ông đã ngủ thiếp đi vì mệt. Trên tay ông vẫn giữ chặt chiếc vòng tay bằng bạc, đây là chiếc vòng Dũng đã đeo trên tay khi gặp bố mẹ. Dũng nắm tay của bố, cậu bé ôm bố cái ôm đầu tiên trong đời. Cái ôm mà mười năm qua Dũng mới dành cho bố. Nhìn 3 quả cầu li ti trên chiếc vòng bố đang giữ chặt, cậu đưa tay gạt đi những giọt nước mắt.



Dũng đã đi học trở lại sau mấy ngày nghỉ, cậu bé vẫn tươi vui năng nổ hoạt bát như mọi ngày. Có lớp trưởng đầu tàu gương mẫu nên cả lớp đã nề nếp, ổn định trở lại. Điều mà cậu thấy vui nhất là chỉ sau mấy ngày nghỉ đã thấy Hiền và Vương trở nên thân thiết hơn. Không còn giống ôxi với các bon níc như trước đây. Thay vì việc không ai nói với ai câu nào, coi nhau như không khí thì giờ đây họ đã cười nói vui vẻ với nhau.

Hiền thường xuyên mỉm cười hơn, vẻ mặt cô tươi vui rạng rỡ hơn trước. Mỗi khi có cơ hội là Vương lại lấy cớ mượn sách vở trò chuyện với Hiền. Có lẽ vì những nụ cười thường trực trên môi Vương mà Hiền cười nhiều hơn, cô thấy yêu đời hơn, thấy được giá trị của nụ cười. Vương thường xuyên bắt đầu cuộc nói chuyện với nụ cười thật tươi và câu hỏi quen thuộc – câu hỏi vốn không cần câu trả lời: “Tớ cười nhìn đẹp lắm phải không?”. Thật sự thì Hiền thấy việc bắt đầu câu chuyên như thế chẳng duyên tẹo nào, nhưng không hiểu sao nó khiến cô không thể ỉu xìu được. Nụ cười của Vương như một bài diễn tập khiến Hiền dần làm quen với nụ cười. Hiền đã có định nghĩa của nụ cười trong tiềm thức. Cô bé đã biết cười trước những khó khăn, cười trên cả sự nhọc nhằn và bàn tay thô ráp, trên cả sự vất vả sớm khuya.

Thấy Hiền nhàn nhã hơn mọi ngày, có lẽ hôm nay bài tập ít. Cô bé không cặm cụi làm bài trong các giờ ra chơi. Vương đưa tay lên bàn trên vỗ vào vai cô bé: “Này!”

Cô bé không còn ngại ngùng bịn rịn như trước, quay đầu nhìn xuống Vương.

- Cậu nghĩ sao về nụ cười? – Vương hỏi ngay.

Cô bé ngây ngô như không hiểu bản chất của câu hỏi, mắt cô long lanh hồn nhiên mở to hơn như suy nghĩ.

- Người ta cười khi nào? – Vương hỏi tiếp

Cô bé càng ngây người ra trước câu hỏi kì cục của Vương. “Đây là câu hỏi khó đối với một con bé thích học văn hay sao?” – Vương ngẫm nghĩ.

- Khi vui, khi hạnh phúc chứ còn gì nữa! Ngốc thế! – Vương vừa nói, vừa gõ nhẹ đầu bút lên trán con bé.

Cậu bé cười khanh khách trong khi con bé đang đờ người ra như vừa bị thôi miên. Con bé im lặng mất mấy giây.

Như vừa nhận ra được một chân lí, Hiền đưa tay gõ nhẹ chiếc bút lên trán Vương đáp trả rồi cũng tạm ứng cho cậu một nụ cười. Vương chết lặng vì nụ cười của con bé bàn trên, nụ cười tỏa lên một sức sống mãnh liệt nhưng cũng rất đẹp. Khuôn mặt con bé rực rỡ như bông sen trong đầm, thanh khiết không hề vương chút bụi.



- Tớ cho cậu mượn cái này – Vương đưa quyển sách trước mặt Hiền, cử chỉ như thể ép buộc phải cầm lấy – Cậu mang về đọc đi nhé!

Hiền cầm lấy quyển sách. Nhìn dòng tựa đề “công chúa ngủ trong rừng”, cô bé mừng rỡ mắt sáng long lanh như vừa được trao cho vật báu. Cô nói lời cảm ơn trong sự cảm kích và vui sướng:

- Tớ, tớ cảm ơn, cảm ơn nhiều.

Đôi mắt long lanh của Hiền chăm chú nhìn quyển sách. Cô bé quan sát kĩ bìa quyển sách như đang chiêm ngưỡng một viên ngọc. Cô nhẹ nhàng cất quyển sách vào cặp như thể sợ quyển sách bị đau, như thể đang nâng niu một bảo bối. Như thể cô bé đang cầm trên tay cây đèn thần của ALaĐanh, cây đèn có thể thực hiện mọi điều ước.

Vương quan sát con bé mà ngực trái như có gì đó nhói lên. Cậu bé lặng im nhìn con bé đáng thương tội nghiệp. Nhìn con bé trân trọng quyển sách mà cậu bé thấy thấm thía. Quyển sách đối với cậu, giá trị của nó rất nhỏ nhưng sao đối với con bé nó lại giá trị đến thế. Phải chăng do sự nghèo khổ bần cùng của gia đình cô? Khi mua quyển sách Vương chẳng nghĩ ngợi gì nhiều, cậu chỉ nhằm mục đích duy nhất là mong con bé yêu đời hơn, mong nhìn thấy được phần nào sự trong sáng, hồn nhiên, sự mộng mơ của tuổi thơ muôn màu sắc. Cậu bé chẳng nghĩ đến sự lớn lao, cao thượng mà chỉ đơn thuần là làm những gì mà mình muốn, làm theo suy nghĩ bên trong của mình thúc đẩy mà thôi.
- Hết chương 3 -
 
Bên trên