Tác phẩm kinh điển nhất từng đọc. Đọc xong dư âm khiến bản thân nhức nhối vô cùng. Trên cả thương hại, là khiếp sợ. Tôi vài lần suýt hét lên: "Bọn họ rốt cuộc có phải là người?"
Bọn họ - Là cha, là em, là anh rể, là tất cả đàn ông ở vùng quê hẻo lánh của Trung Đông. Tôi không nhớ chính xác tên ngôi làng vì theo tiếng Ả Rập nó khá dài, nhưng chắc chắn tôi nhớ như in biến cố ám ảnh cuộc đời Souad, dù mới xem qua một lần. Tự truyện là một mảng ký ức mà chính tác giả cũng chỉ nhớ rời rạc, một số tình tiết được lặp lại. Song, chính sự lặp lại khiến người ta khắc khoải, vì mỗi nhân vật được nhắc lại đó đối với tác giả vô cùng quan trọng.
Mười bốn chị em, bảy trong số đó là con gái, vừa sinh ra liền bị mẹ giết. Có nỗi đau đớn kinh hoàng nào hơn việc phải tận mắt chứng kiến thảm cảnh kia. Liệu ngày nào đó mình cũng sẽ bị giết như vậy, chỉ vì là con gái nên không có quyền được sống sao? Nỗi lo lắng bất an bao trùm lấy cô gái mười bốn, mười lăm tuổi. Cô gái quần quật với chuyện đồng áng, chăn cừu, chăn dê... Vậy mà cô gái luôn không ngơi nghỉ chút nào ấy bị chính cha ruột của mình dùng roi da, dùng gậy đánh không thương tiếc. Trong xã hội đó, người đàn ông có quyền lực tối cao, danh dự gia tộc quan trọng hơn mạng sống người phụ nữ. Thậm chí, con gái còn thua kém cả con bò, con cừu. Chúng bị nhốt trong chuồng nhưng ít ra còn được tự do đi lại. Hai chị em Souad vừa bị đánh, vừa bị trói.
"Là con gái ra đường tôi luôn phải cúi đầu đi thật nhanh."
Là con gái, chỉ cần bị gắn hai chữ "Chauta" liền bị giết.
Gia đình có con gái gả đi rồi quay về, gia đình đó sẽ bị coi thường, sỉ nhục và xa lánh.
Bị hành hạ dường như là bình thường, vô tình hái một quả cà chua còn xanh hay đổ vài giọt sữa bò xuống đất, họ liền bị lăn mạ, nhân phẩm, thân xác bị chà đạp đến tàn tệ. Đây rốt cuộc là một xã hội như thế nào? Người ta gắn mác "phong tục", "văn hóa địa phương", để che giấu tội ác kinh hoàng. Cái chết của một cô gái là điều hiển nhiên, ít ai truy cứu, trong lòng mọi người đều âm thầm chấp nhận lý do - Cô ta luôn luôn sai.
Thế nhưng, trong bức tường khắt khe, chèn ép người ta tới nghẹt thờ đó, tình yêu vẫn nảy nở. Souad như bông hoa dại, mãnh liệt sống, mãnh liệt đấu tranh cho hạnh phúc, tự do. Dù người cô trao thân chỉ là kẻ hèn nhát chối bỏ trách nhiệm, nhưng dám chắc Souad chưa từng hối hận khi trao thân cho gã. Vì ít ra gã đã cho cô hy vọng, mộng mơ, đợi chờ, e ấp. Cô bất hạnh như bao số phận khác trong làng. Nhưng cô hơn họ ở chỗ dám yêu thương.
Chỉ là, thằng đàn ông sẽ không cưới một cô gái đã trao cái trinh tiết cho mình.
Kết cuộc dành cho Souad là bị đổ xăng lên người thiêu sống. Song, chưa từng thấy người phụ nữ nào tràn đầy mạnh mẽ, mãnh liệt chiến đấu giành sự sống như cô. Dù biết bỏ trốn không thành, nhưng Souad không bao giờ cam chịu, không bao giờ từ bỏ... Cô cuối cùng cũng được giải thoát. Chỉ là, nỗi ám ảnh kinh hoàng theo mãi tinh thần, thể xác cả một đời.
Dù lối hành văn giản dị, không màu mè hoa lệ, nhưng một mảng trời vùng Jordanie được tái hiện rõ ràng sống động. Ngày hai buổi mặt trời lên xuống, hoàng hôn đơn giản là trời sẽ tối. Thậm chí máu và nước mắt cứ thầm lặn rơi đều đặn mỗi ngảy... Cánh đồng, căn nhà, con người với những sinh hoạt bình dị, lặp đi lặp lại, từ thế hệ này sang thế hệ khác không bao thay đổi. Cũng như nỗi đau đớn vì trót sinh ra là con gái, cuộc đời lệ thuộc đàn ông ấy, không bao giờ chấm dứt...
Bọn họ - Là cha, là em, là anh rể, là tất cả đàn ông ở vùng quê hẻo lánh của Trung Đông. Tôi không nhớ chính xác tên ngôi làng vì theo tiếng Ả Rập nó khá dài, nhưng chắc chắn tôi nhớ như in biến cố ám ảnh cuộc đời Souad, dù mới xem qua một lần. Tự truyện là một mảng ký ức mà chính tác giả cũng chỉ nhớ rời rạc, một số tình tiết được lặp lại. Song, chính sự lặp lại khiến người ta khắc khoải, vì mỗi nhân vật được nhắc lại đó đối với tác giả vô cùng quan trọng.
Mười bốn chị em, bảy trong số đó là con gái, vừa sinh ra liền bị mẹ giết. Có nỗi đau đớn kinh hoàng nào hơn việc phải tận mắt chứng kiến thảm cảnh kia. Liệu ngày nào đó mình cũng sẽ bị giết như vậy, chỉ vì là con gái nên không có quyền được sống sao? Nỗi lo lắng bất an bao trùm lấy cô gái mười bốn, mười lăm tuổi. Cô gái quần quật với chuyện đồng áng, chăn cừu, chăn dê... Vậy mà cô gái luôn không ngơi nghỉ chút nào ấy bị chính cha ruột của mình dùng roi da, dùng gậy đánh không thương tiếc. Trong xã hội đó, người đàn ông có quyền lực tối cao, danh dự gia tộc quan trọng hơn mạng sống người phụ nữ. Thậm chí, con gái còn thua kém cả con bò, con cừu. Chúng bị nhốt trong chuồng nhưng ít ra còn được tự do đi lại. Hai chị em Souad vừa bị đánh, vừa bị trói.
"Là con gái ra đường tôi luôn phải cúi đầu đi thật nhanh."
Là con gái, chỉ cần bị gắn hai chữ "Chauta" liền bị giết.
Gia đình có con gái gả đi rồi quay về, gia đình đó sẽ bị coi thường, sỉ nhục và xa lánh.
Bị hành hạ dường như là bình thường, vô tình hái một quả cà chua còn xanh hay đổ vài giọt sữa bò xuống đất, họ liền bị lăn mạ, nhân phẩm, thân xác bị chà đạp đến tàn tệ. Đây rốt cuộc là một xã hội như thế nào? Người ta gắn mác "phong tục", "văn hóa địa phương", để che giấu tội ác kinh hoàng. Cái chết của một cô gái là điều hiển nhiên, ít ai truy cứu, trong lòng mọi người đều âm thầm chấp nhận lý do - Cô ta luôn luôn sai.
Thế nhưng, trong bức tường khắt khe, chèn ép người ta tới nghẹt thờ đó, tình yêu vẫn nảy nở. Souad như bông hoa dại, mãnh liệt sống, mãnh liệt đấu tranh cho hạnh phúc, tự do. Dù người cô trao thân chỉ là kẻ hèn nhát chối bỏ trách nhiệm, nhưng dám chắc Souad chưa từng hối hận khi trao thân cho gã. Vì ít ra gã đã cho cô hy vọng, mộng mơ, đợi chờ, e ấp. Cô bất hạnh như bao số phận khác trong làng. Nhưng cô hơn họ ở chỗ dám yêu thương.
Chỉ là, thằng đàn ông sẽ không cưới một cô gái đã trao cái trinh tiết cho mình.
Kết cuộc dành cho Souad là bị đổ xăng lên người thiêu sống. Song, chưa từng thấy người phụ nữ nào tràn đầy mạnh mẽ, mãnh liệt chiến đấu giành sự sống như cô. Dù biết bỏ trốn không thành, nhưng Souad không bao giờ cam chịu, không bao giờ từ bỏ... Cô cuối cùng cũng được giải thoát. Chỉ là, nỗi ám ảnh kinh hoàng theo mãi tinh thần, thể xác cả một đời.
Dù lối hành văn giản dị, không màu mè hoa lệ, nhưng một mảng trời vùng Jordanie được tái hiện rõ ràng sống động. Ngày hai buổi mặt trời lên xuống, hoàng hôn đơn giản là trời sẽ tối. Thậm chí máu và nước mắt cứ thầm lặn rơi đều đặn mỗi ngảy... Cánh đồng, căn nhà, con người với những sinh hoạt bình dị, lặp đi lặp lại, từ thế hệ này sang thế hệ khác không bao thay đổi. Cũng như nỗi đau đớn vì trót sinh ra là con gái, cuộc đời lệ thuộc đàn ông ấy, không bao giờ chấm dứt...
Chỉnh sửa lần cuối: