“Đến một ngày, lời giải thích với bạn không còn quan trọng nữa. Đúng cũng im lặng, mà sai cũng im lặng. Chịu đựng, rồi cơn gió cũng tựa như phù du, chỉ sau một vài cảm xúc bất ổn thì bạn sẽ lại trở về với quỹ đạo thường ngày. Không vui, cũng chẳng buồn, cảm xúc rôì cứ vậy theo mây trôi biên niên. Thời gian là liều thuốc giết chết cảm xúc một cách hiệu quả nhất. Tự nhủ, ổn cả thôi! Im lặng, kẻ lì lợm đáng sợ! Dù trong lòng biết bao điều muốn nói, muốn giải thích thật nhiều. Nhưng, giải thích còn khiến bạn mệt mỏi hơn. Khi ai đó không còn muốn giải thích, khi mà đã quá mệt mỏi với những hiểu lầm... Khi mà im lặng trở thành lời giải thích hùng hồn nhất! Kẻ bị chê bai nhiều nhất, chính là kẻ biết cảm thông nhất! Kẻ phạm nhiều sai lầm, là kẻ vị tha. Kẻ đi qua đau khổ, là kẻ giỏi chữa lành vết thương... Chỉ khi làm qua một việc dù là nhỏ nhất, nhưng bạn sẽ biết được giá trị của mỗi việc ấy. Đừng vội nghĩ bạn mới là người vất vả, ai cũng vậy thôi, giá trị công việc chính là giá trị cuộc sống họ tạo ra. Hãy trân trọng, bởi có thể dù bạn làm những công việc nhiều tiền-nặng nhọc - có giá trị vật chất to lớn, nhưng có thể ngay cả việc phơi một chiếc áo đúng cách, hay đơm một bát cơm sao cho hợp lòng người bạn còn chưa được học qua đâu. Có đôi khi vẫn buông những lời nhận xét không mấy tốt đẹp đấy. Nhưng hãy cố gắng đừng để nó bám chính bản thân mình. Mà không, hãy cố gắng không chê bai ai thi hơn. Bởi không là họ, mình cũng không đi qua những gì họ đã đi qua. Hãy thận trọng và trân trọng!”
Đúng vậy, con người không ai có thể làm vừa lòng tất cả mọi người được. Có đôi lời nói vô tâm của ai đó mà làm đau lòng một người khác. Chúng ta chỉ có thể nhắc nhở một hai lần, nhưng không thể biến những lời nói đó thành một lời chê trách đối với người khác được. Vì vô tình bạn đã đưa người đó vào một trạng thái tự ti về bản thân, họ sẽ cảm thấy bản thân họ thật vô dụng vì họ không được động viên khen ngợi bao giờ. Một lời khen ngợi đúng lúc, có lẽ là nguồn động viên lớn nhất mà một người cần nó để vượt qua vấn đề cuộc sống của mình. Đó là điều khiến tôi và bố không hợp nhau chăng?
Tôi và bố có rất nhiều mâu thuẫn trong cuộc sống, không phải bố con ghét nhau, không yêu thương nhau. Mà nhiều khi vì quá nhiều mâu thuẫn trong tính cách, trong suy nghĩ mà khiến hai bố con chẳng thể hợp nhau được, và từ đó có rất nhiều sự hiểu lầm không nên có, niềm tin bố có ở tôi cũng không có nhiều. Có thể ra ngoài xã hội tôi rất hòa nhã hoặc khác hẳn những gì tôi làm với bố. Nhiều khi tôi cảm nhận được mình trong mắt bố là một đứa lì lợm và ngang bướng. Vì bố không tin tôi, bố lại càng không yên tâm về tôi và khắt khe với tôi hơn. Ngày trước khi suy nghĩ, tôi rất không thích bố, thậm chí tôi đã ước mình không là con của bố. Nhưng khi đã lớn hơn, tôi không còn ghét bố, bởi tôi nghĩ mình cũng đâu thể làm bố vui vẻ nhiều. Tôi thường buồn nhiều, đau đớn nhiều khi sự hiểu lầm giữa hai bố con đi quá xa mà tôi khó có thể lấy lại được. Càng như vậy, tôi càng không thể tâm sự với bố được nhiều, tôi luôn muốn bố nhìn mình theo một cách minh bạch và dễ hiểu, nhưng góc độ cuộc sống khiến bố tôi không thể hiểu tôi được nhiều. Bố tôi có rất nhiều điểm khiến tôi cần học hỏi và là ông bố đáng ngưỡng mộ của bao nhiêu người. Bởi cuộc đời bố đã đầu tư hết vào sự nghiệp học hành của năm chị em chúng tôi. Bố luôn sát sát sao trong quá trình học từ cấp một lên tới học chuyên nghiệp, bố nghiên cứu về các trường đại học còn thông hiểu hơn cả con cái của mình. Cách bố dạy con cái mình phải mạnh mẽ trong cuộc sống này và nhiều điều nữa.
Vậy đó, nhưng tôi và bố lại không thể hòa hợp. Ví dụ như bố không thích tôi quá tập trung vào việc nấu ăn, nhiều khi bị bố phũ khi nói “mày đừng quá tập trung vào ăn uống, tâm hồn ăn uống quá nhiều nên không suy nghĩ được gì nữa à”. Nhưng trong khi, tôi luôn muốn mình nấu ăn ngon để được người khác khen ngợi, nấu vì mọi người chứ không phải cho riêng mình và tôi là một đứa quá lười trong việc ăn uống thì đúng hơn. Bố nói tôi chậm chạp, trẻ con, lười vận động nên mới không thể khỏe mạnh,... Nhiều khi tôi muốn được bố công nhận điều gì đó một lần dù tôi hiểu bố là người không giỏi thể hiện tình cảm. Nhưng tôi lại là người rất cần một cuộc sống tình cảm. Dù biết bố chê mình để mình sửa chữa, nhưng thiết nghĩ con người cũng có thể trưởng thành bằng việc động viên. Lúc nào tôi cũng muốn để bố hiểu rằng “con người sinh ra ai cũng có khuyết điểm và ưu điểm, không ai là hoàn hảo cả, hãy nhìn vào ưu điểm của người đó để phát huy” nhưng quả thật khó có thể ngồi và nói câu nói ấy với bố. Tôi cảm nhận được sự khắt khe của bố đối với mình, mọi người trong gia đình cũng biết điều đó. Vậy mà tôi lại không thể trở thành một người con mẫu mực trong mắt bố được, tôi cứ ương bướng đi trên con đường khẳng định chính mình để mong một ngày bố có thể chấp nhận tôi là tôi, chứ không phải là người sống với tiêu chuẩn của người khác. Trong khi đáng lẽ ra con gái nên là người tình kiếp trước của bố, còn tôi lại nghĩ kiếp trước tôi và bố là chủ nợ của nhau thì đúng hơn. Điều đó làm tôi và bố đều rất buồn, có nhiều kỷ niệm rất buồn giữa hai bố con khiến tôi nghĩ lại bất kỳ lúc nào cũng thấy rất đau lòng, day dứt! Muốn nói với bố nhiều thứ, muốn bố có một cách nhìn khách quan hơn về tôi, như vậy đó. Nhưng lại chỉ có thể làm điều đó trong những cuốn nhật ký của mình.
Nếu có ai hỏi tôi trong quãng đời đã sống vì điều gì khiến tôi buồn nhiều nhất, khóc nhiều nhất tôi sẽ trả lời đó là “mối quan hệ của hai bố con tôi”. Tôi rất muốn nói bố mình cho người khác, nhưng tôi không muốn người khác hiểu nhầm về bố mình. Bởi tôi vẫn kính trọng bố và nợ bố cả cuộc đời tươi đẹp, tôi chưa làm được gì nhiều cho bố mẹ, điều mà tôi luôn muốn chứng minh với họ...
Không sao cả, rồi sẽ ổn cả thôi!
Đúng vậy, con người không ai có thể làm vừa lòng tất cả mọi người được. Có đôi lời nói vô tâm của ai đó mà làm đau lòng một người khác. Chúng ta chỉ có thể nhắc nhở một hai lần, nhưng không thể biến những lời nói đó thành một lời chê trách đối với người khác được. Vì vô tình bạn đã đưa người đó vào một trạng thái tự ti về bản thân, họ sẽ cảm thấy bản thân họ thật vô dụng vì họ không được động viên khen ngợi bao giờ. Một lời khen ngợi đúng lúc, có lẽ là nguồn động viên lớn nhất mà một người cần nó để vượt qua vấn đề cuộc sống của mình. Đó là điều khiến tôi và bố không hợp nhau chăng?
Tôi và bố có rất nhiều mâu thuẫn trong cuộc sống, không phải bố con ghét nhau, không yêu thương nhau. Mà nhiều khi vì quá nhiều mâu thuẫn trong tính cách, trong suy nghĩ mà khiến hai bố con chẳng thể hợp nhau được, và từ đó có rất nhiều sự hiểu lầm không nên có, niềm tin bố có ở tôi cũng không có nhiều. Có thể ra ngoài xã hội tôi rất hòa nhã hoặc khác hẳn những gì tôi làm với bố. Nhiều khi tôi cảm nhận được mình trong mắt bố là một đứa lì lợm và ngang bướng. Vì bố không tin tôi, bố lại càng không yên tâm về tôi và khắt khe với tôi hơn. Ngày trước khi suy nghĩ, tôi rất không thích bố, thậm chí tôi đã ước mình không là con của bố. Nhưng khi đã lớn hơn, tôi không còn ghét bố, bởi tôi nghĩ mình cũng đâu thể làm bố vui vẻ nhiều. Tôi thường buồn nhiều, đau đớn nhiều khi sự hiểu lầm giữa hai bố con đi quá xa mà tôi khó có thể lấy lại được. Càng như vậy, tôi càng không thể tâm sự với bố được nhiều, tôi luôn muốn bố nhìn mình theo một cách minh bạch và dễ hiểu, nhưng góc độ cuộc sống khiến bố tôi không thể hiểu tôi được nhiều. Bố tôi có rất nhiều điểm khiến tôi cần học hỏi và là ông bố đáng ngưỡng mộ của bao nhiêu người. Bởi cuộc đời bố đã đầu tư hết vào sự nghiệp học hành của năm chị em chúng tôi. Bố luôn sát sát sao trong quá trình học từ cấp một lên tới học chuyên nghiệp, bố nghiên cứu về các trường đại học còn thông hiểu hơn cả con cái của mình. Cách bố dạy con cái mình phải mạnh mẽ trong cuộc sống này và nhiều điều nữa.
Vậy đó, nhưng tôi và bố lại không thể hòa hợp. Ví dụ như bố không thích tôi quá tập trung vào việc nấu ăn, nhiều khi bị bố phũ khi nói “mày đừng quá tập trung vào ăn uống, tâm hồn ăn uống quá nhiều nên không suy nghĩ được gì nữa à”. Nhưng trong khi, tôi luôn muốn mình nấu ăn ngon để được người khác khen ngợi, nấu vì mọi người chứ không phải cho riêng mình và tôi là một đứa quá lười trong việc ăn uống thì đúng hơn. Bố nói tôi chậm chạp, trẻ con, lười vận động nên mới không thể khỏe mạnh,... Nhiều khi tôi muốn được bố công nhận điều gì đó một lần dù tôi hiểu bố là người không giỏi thể hiện tình cảm. Nhưng tôi lại là người rất cần một cuộc sống tình cảm. Dù biết bố chê mình để mình sửa chữa, nhưng thiết nghĩ con người cũng có thể trưởng thành bằng việc động viên. Lúc nào tôi cũng muốn để bố hiểu rằng “con người sinh ra ai cũng có khuyết điểm và ưu điểm, không ai là hoàn hảo cả, hãy nhìn vào ưu điểm của người đó để phát huy” nhưng quả thật khó có thể ngồi và nói câu nói ấy với bố. Tôi cảm nhận được sự khắt khe của bố đối với mình, mọi người trong gia đình cũng biết điều đó. Vậy mà tôi lại không thể trở thành một người con mẫu mực trong mắt bố được, tôi cứ ương bướng đi trên con đường khẳng định chính mình để mong một ngày bố có thể chấp nhận tôi là tôi, chứ không phải là người sống với tiêu chuẩn của người khác. Trong khi đáng lẽ ra con gái nên là người tình kiếp trước của bố, còn tôi lại nghĩ kiếp trước tôi và bố là chủ nợ của nhau thì đúng hơn. Điều đó làm tôi và bố đều rất buồn, có nhiều kỷ niệm rất buồn giữa hai bố con khiến tôi nghĩ lại bất kỳ lúc nào cũng thấy rất đau lòng, day dứt! Muốn nói với bố nhiều thứ, muốn bố có một cách nhìn khách quan hơn về tôi, như vậy đó. Nhưng lại chỉ có thể làm điều đó trong những cuốn nhật ký của mình.
Nếu có ai hỏi tôi trong quãng đời đã sống vì điều gì khiến tôi buồn nhiều nhất, khóc nhiều nhất tôi sẽ trả lời đó là “mối quan hệ của hai bố con tôi”. Tôi rất muốn nói bố mình cho người khác, nhưng tôi không muốn người khác hiểu nhầm về bố mình. Bởi tôi vẫn kính trọng bố và nợ bố cả cuộc đời tươi đẹp, tôi chưa làm được gì nhiều cho bố mẹ, điều mà tôi luôn muốn chứng minh với họ...
Không sao cả, rồi sẽ ổn cả thôi!