Truyện ngắn Chuyện qua ánh mắt...

Chân Nguyên

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
5/6/16
Bài viết
212
Gạo
0,0
Re: Chuyện qua ánh mắt...
Chà, giọng văn và cốt truyện tự nhiên quá! :x Mình rất thích. Nghi ngờ cao truyện lấy bối cảnh ở "nhà tù" Nguyễn Khuyến hả bạn? Giáo viên dữ thiệt, gặp mình chắc chịu không nỗi đâu. cuteonion8 Bên trường mình có một đứa bị đánh, má nó lên kiện làm cô giáo bị đình chỉ dạy một năm, thấy bất công cho cô sao á vì bạn đó có lỗi trước. Giáo viên trong truyện bạn đúng chất giáo viên xưa luôn nè, đánh tới rỉ máu. Tuy vậy mà mình thích, hóng chương mới của bạn. cuteonion27
 

EmBi

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
19/8/16
Bài viết
67
Gạo
0,0
Re: Chuyện qua ánh mắt...
Chà, giọng văn và cốt truyện tự nhiên quá! :x Mình rất thích. Nghi ngờ cao truyện lấy bối cảnh ở "nhà tù" Nguyễn Khuyến hả bạn? Giáo viên dữ thiệt, gặp mình chắc chịu không nỗi đâu. cuteonion8 Bên trường mình có một đứa bị đánh, má nó lên kiện làm cô giáo bị đình chỉ dạy một năm, thấy bất công cho cô sao á vì bạn đó có lỗi trước. Giáo viên trong truyện bạn đúng chất giáo viên xưa luôn nè, đánh tới rỉ máu. Tuy vậy mà mình thích, hóng chương mới của bạn. cuteonion27

"Nhà tù" khác bạn à! Giáo viên ở đây đánh học sinh trước mặt phụ huynh luôn. Lúc bị đánh mình cũng tức xì khói ra ấy chứ, nhưng có lỗi mà. Với cả nếu ở nhà thì cha mẹ cũng đánh, ăn ở nội trú thầy cô được coi không khác gì cha mẹ rồi.

Bà mẹ kia làm thế là hư con. Phải hỏi ngọn ngành vì sao bị đánh, chả ai ngoan mà bị đánh cả. Không muốn con bị đánh thì nên góp ý nhẹ nhàng với cô giáo. Mình là bà mẹ kia mình sẽ làm thế. :D

Cảm ơn bạn đã quan tâm. Mình sẽ cố gắng up sớm. :)
 

nhatlienhoan

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
9/6/16
Bài viết
334
Gạo
1.500,0
Re: Chuyện qua ánh mắt...
Chỉnh sửa lần cuối:

EmBi

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
19/8/16
Bài viết
67
Gạo
0,0
Re: Chuyện qua ánh mắt...
(Phần 4)

Nội trú nữ tầng ba, phòng số một, giường số mười bảy...

Nguyên nằm sấp, hai chân duỗi thẳng y hệt như lúc nằm trên bàn bị đánh. Nó bỏ cơm. Thông thường, chiều thứ bảy là ngày các học sinh mong ngóng nhất. Trong một tuần học mệt mỏi, chiều thứ bảy được chơi thể thao, học ngoại khóa. Sau bữa cơm chiều chúng cũng không phải học mà được vui chơi tự do. Ai có người nhà đến đón thì được ra ngoài. Ba mẹ Nguyên ở xa, họ hàng trong Sài Gòn cũng bận bịu. Nên khái niệm “được-đón-ra-ngoài” với nó dường như không tồn tại. Nguyên vẫn nghĩ mãi không thôi về chuyện đó. Nó mệt mỏi thiếp dần đi. Quỳnh đã ăn cơm xong, mang theo lên phòng một ly súp cua đến gần Nguyên:

- Tao mua cho mày món mày thích đây, ăn đi cho nóng “con chó”!

Nguyên vờ không nghe thấy, nằm im không động đậy, tâm trí nào mà ăn uống giờ này.

- Ơ con này, đau mông chứ đã điếc đâu. Nốc đi rồi lấy sức mà “sủa” cho tao nghe đầu đuôi xem nào!

- Mày để đấy, tao ngủ xíu rồi lát dậy ăn!

Quỳnh quá hiểu tính nó, một khi không muốn thì có ép đằng trời cũng chẳng được. Thở dài, Quỳnh lặng lẽ đặt ly súp lên chiếc bàn gấp cuối giường rồi đứng dậy lấy quần áo đi tắm.

Phòng nội trú nữ cấp hai bao gồm hết bốn khối từ lớp sáu đến lớp chín. Chiều thứ bảy thật ồn ào. Đứa thu xếp đồ đạc chuẩn bị người nhà đón ra ngoài, nhóm thì giành giật nhau cái remote ti vi để chuyển kênh mà chúng thích xem. Ti vi phát một MV Hàn Quốc đang hot, bao nhiêu tiếng trầm trồ, bàn tán anh ca sĩ ấy đẹp trai, hát cực đỉnh, nhảy cực ngầu...Đứa lại nhóp nhép ngồi nhai bánh tráng trộn và thi thoảng hít hà vì quá cay, Nguyên nghe được cả tiếng “ừng ực” đang trôi qua cổ họng lúc chúng uống co-ca để giải tỏa vị cay nồng...Những âm thanh cứ thế trôi xa dần cho đến khi nó thực sự chìm vào giấc ngủ.

Nhưng giấc ngủ cũng chỉ kéo dài được mười lăm phút...

- Nguyên, thằng Quốc tìm mày ở hành lang kìa!

Quỳnh vỗ vào vai, lay Nguyên dậy. Nó uể oải:

- Ừ, tao biết rồi!

- Nhanh không để người ta chờ!

Quỳnh hối, câu nói như có hàm ý châm chọc. Nguyên vẫn ù lỳ, mắt đã chịu mở.

Hành lanh là nơi phơi đồ. Bên cạnh là phòng Tin học. Hai hành lang được ngăm cách bởi một tấm vách gỗ tạp mỏng dính, nghe được cả bước chân và giọng nói từ hai bên. Trước kia nó là một hành lang thông suốt. Nhưng từ khi “tội phạm” trong “nhà tù” tăng lên đột biến, nhà trường đành phải ngăn cách một phần hành lang lấy chỗ cho học sinh nữ phơi quần áo.

Nó sẽ chẳng có gì đặc biệt và chỉ là một tấm gỗ ngăn cách bình thường nếu như không bị khoét một góc nhỏ bên dưới. Lỗ đủ lọt một cái đầu người. Nhưng chẳng ai dại nằm rạp xuống mà thò đầu qua, vì lỗ nằm kề sát nền nhà. Bên cạnh có một cửa sổ khá lớn, có thể quan sát hầu như mọi góc độ dưới sân trường. Lâu nay, nơi này đã được tận dụng để các cặp “tình nhân” trong trường hẹn hò. Nhất là mấy chị cấp ba tầng bốn, hay chạy xuống mượn cái lỗ ấy ở phòng Nguyên gặp người yêu. Có lần Nguyên còn thấy chị Hạnh, học mười một, cầm chiếc áo đồng phục của học sinh nam đã được là phẳng phiu nhét qua lỗ, nói với anh Vũ học cùng lớp đang ngồi cách nhau tấm vách gỗ.

- Em giặt và ủi cả bảng tên vào cho anh rồi này!

Nguyên thấy vừa đáng yêu vừa buồn cười! Quần áo của học sinh đều có “bộ phận chuyên trách” riêng của nhà trường đảm nhiệm công việc giặt giũ. Mỗi chiều các ngày lẻ trong tuần, quần áo dơ được ném vào một cái thùng lớn giữa phòng. Sẽ có người lên mang đi giải quyết, trừ đồ lót thì phải tự túc. Cảnh tượng ấy chả khác nào thăm nuôi trong nhà tù, được nhận đồ tiếp tế của thân nhân!

Tình yêu học trò ở nội trú là thế này sao?

Đẹp như thiên đường vậy sao?

Đơn giản chỉ là thập thò nói chuyện dăm ba câu qua cái khe nhỏ xíu ấy; chăm sóc cho nhau khi thì cái áo, khi lại một ly nước cam bổ dưỡng cho anh người yêu vừa chơi bóng đã mệt nhoài, mồ hôi bết bát; lúc lại là một hộp quà hình trái tim màu hường... Bao nhiêu điều được cái khe nhỏ bé ấy chứng kiến. Toàn những điều lớn lao mà chắc rằng bất kỳ ai ngồi sau tấm vách gỗ, tuy chẳng nhìn thấy mặt nhau, nhưng không ai là không cảm nhận được niềm hạnh phúc khó giấu đang lan tỏa.

Tất nhiên, hạnh phúc và nỗi đau luôn song hành. Thiên đường cũng có lúc khổ đau chứ! Chẳng thiếu những giọt nước mắt, những lần tức giận, hay nóng nảy cãi nhau của một tình yêu đầu đời xảy ra ở nơi này. Nguyên nhiều khi phải đảm nhận cái nhiệm vụ bất đắc dĩ – canh chừng. Phải canh, lỡ xui xẻo bị cô quản phòng bắt được thì xác định là...to chuyện luôn!

Nhưng canh thì canh, vẫn có lúc bị tóm cổ như thường.

- Con ra đây làm gì?

- Thằng nào đang thậm thụt bên kia nữa???

- Lần sau mà còn bén mảng lại chỗ này thì liệu hồn nghe chưa???

Chẳng đứa nào dám thú nhận đâu. Chúng toàn chối đây đẩy.

- Con ra phơi đồ!

- Con ra đứng nhìn cửa sổ!

- Con...hóng gió!

Khỉ thật, sân trường bị bịt kín mít bởi những mái vòm bằng tôn lạnh màu xanh đậm, làm gió có cơn gió nào ghé được vào đây mà...hóng!

Cô quản phòng của Nguyên đích thị là một con cọp già. Cô tên Sen, suýt soát năm mươi, người miền Tây. Người càng về già càng khó tính, đúng quá!
Tuổi ngũ tuần mang đi nhan sắc tươi trẻ thời xuân thì, để lại những vết chân chim chằng chịt đổ dồn trên khóe mắt cô. Cô níu kéo thanh xuân bằng việc xăm chân mày, xăm môi. Cặp lông mày dữ dằn và đôi môi màu hồng đậm làm mất đi vẻ thiện cảm trong mắt bọn học sinh chúng nó. Cô chỉ thích những đứa ngoan thiệt ngoan, hay gần gũi và trò chuyện với cô. À, môi trên của cô Sen còn có một nốt ruồi to bằng hạt đậu đen. Bọn chúng gọi là...”ve chó!”

Khiếp!

Còn gì miêu tả chính xác hơn từ “khiếp” nữa không trời?

Nguyên nghe mà buồn nôn. Tự hỏi bọn này chứa gì trong não mà liên tưởng đến cái sinh vật hút máu chó tanh tưởi và tởm lợm như thế. Phục bọn này sát đất luôn! Nhiều khi đi ngang qua một lũ đang ba xàm ba láp, đúng hơn là nói xấu cô Sen, Nguyên phải thốt lên:

- Các thánh có ăn gì không để con cúng ạ!

Ôi, cuộc đời! Sao lại để Nguyên ăn ở cùng với cái lũ “thánh sống” này cơ chứ! Ngày nào cũng phải rút hết ruột gan phèo phổi lòng mề mà ngoác đến rách cả miệng ra. Vừa tốn calo vừa khô hết cổ họng, tổn hại long thể quá đi mất. Chúng cũng nhìn Nguyên mà cười không nhặt nổi mồm!!!

...

Quốc tìm nó làm gì?

Lại thích chơi trò “đấu mắt” để rồi làm người ta phải thổn thức vì đôi mắt đẹp của mình à?

Thôi, quên đi nhé. Bà đây không dễ dãi mà rung động nhanh thế đâu!

Ừ, còn lâu nhé!

Cứ đợi đi nhé!

Đợi chán cũng phải bỏ cuộc thôi!

Con gái là phải thật...chảnh! Biết chưa Nguyên?

Con gái phải sống thật kiêu hãnh! Nghe chưa Nguyên?

Đừng có cái kiểu vừa thấy trai gọi đã tất tưởi chạy ra! Hiểu chưa Nguyên?

Ơ mà khoan!

Gặp ngoài hành lang, làm gì nhìn thấy nhau. Nguyên bật cười vì cái suy nghĩ củ chuối của mình. Kiêu hãnh kiểu gì mà viết giấy hỏi người ta một câu vô duyên thế kia! Ngay từ đầu đã bị đánh gục bởi ánh mắt ướt át ấy rồi, chảnh với đầu gối à?
...
Quốc cũng bỏ dĩa cơm đang ăn dở,một suy nghĩ “cực bạo” xoẹt qua đầu. Nó rảo bước lên hành lang phòng tin học. Đó không phải là bước chân của một kẻ mới ốm dậy, mà là bước chân của một kẻ hối lỗi, thương xót. Nói lời xin lỗi với Nguyên sao? Ôi, sến sẩm quá! Hỏi Nguyên bị đánh có đau không? Ô hay cái thằng cù lần này, nhìn thôi cũng biết là đau rồi, hỏi thừa thế nhỉ? Hỏi Nguyên sao không khai ra, chịu oan làm gì? Thế càng ngốc, lí do rõ mười mươi ra thế, nó biết tỏng rồi cơ mà!

Vậy nói gì bây giờ?

Khó nghĩ quá!

Nó băn khoăn không biết nên nói gì với Nguyên sau tấm vách. Dường như lời nói lúc này trở nên thừa thãi, mà gặp mặt trực tiếp lại càng không thể. Nguyên đời nào chịu gặp, mới bị đánh rớt máu ra thế kia nữa, nỡ lòng nào mình lại hành nó lết xuống sân trường.

Quốc bỗng nhớ cái bóng dáng yêu kiều của Nguyên, nhớ cô lớp phó học tập tóc mái ngố và gương mặt lì lợm. Nhớ luôn cả một ánh mắt đột nhiên ngước lên làm đôi mi nó bối rối rủ xuống. Mới một ngày không nhìn thấy Nguyên trên lớp thôi mà cảm giác lạ lẫm gì đang bao phủ lấy Quốc vậy? Kể từ ngày trả lời mảnh giấy ấy đến nay cũng ngót nghét cả tháng, Nguyên không đoái hoài gì đến nó. Chính nó còn quên cơ mà. Phong độ hằng ngày biến đi đâu mất rồi, sao lại để Quốc trơ trọi với những băn khoăn không lời đáp vì một đứa con gái thế?

Được mệnh danh là có tài biến hóa và đối đáp nhanh như chớp, hiểm như nọc rắn, rồi cuối cùng lại phải điêu đứng trước cuộc gặp gỡ với một con người con gái sắp xảy ra? Chứng tỏ Nguyên là một điều gì đặc biệt hơn bình thường trong lòng nó. Biết phải “biến hóa” thế nào trong hoàn cảnh này cho cả hai bên cùng thoải mái đây???

Trước khi đến hành lang, Nguyên ghé vào phòng nó mở vali lôi ra hộp sắt nhỏ màu xanh dương trang trí cùng những họa tiết vô cùng giản dị. Vài ba con sò nằm rải rác trên cát, biển xanh trong và bầu trời không một gợn mây. Trước ngày vào trường, chị My đã cẩn thận sắm sửa và đặt chiếc hộp sắt ấy vào vali cho nó. Quốc ngúng nguẩy:

- Hai (chị Hai) nghĩ sao em đem cái này vào trường, chúng cười cho thúi mặt à?

Chị My lừ mắt:

- Mày quậy còn hơn thằng Cuội. Không trầy trật tay chân, sứt đầu mẻ trán vì chạy nhảy, banh bóng mới lạ. Cứ đem vào trường, sẽ có lúc cần đến. Hai lo cho mày lắm Út ạ!

Chiếc hộp vẫn bị bỏ rơi, nằm trong góc vali đến hôm nay. Đúng là có lúc cần đến thật, nhưng không phải cho Quốc mà cho Nguyên.

Đến nơi, Quốc đứng im chẳng biết nên làm gì. Nghe bước chân và tiếng động, Quốc biết có người đang ra lấy đồ, định nhờ bên đó nhắn dùm Nguyên ra cho Quốc gặp thì đã nghe hành lang nữ lên tiếng:

- Tao mua súp đem lên mà nó nằm dài không chịu ăn. Cứ câm như hến, hỏi không thèm nói!

Là tiếng của Quỳnh. Quỳnh đang nói chuyện với Yến “điệu” về Nguyên. Quốc vội cất lời như sợ Quỳnh đi vào phòng sẽ chẳng còn cơ hội gặp Nguyên lần nào nữa.

- Quỳnh, mày kêu Nguyên ra tao nhờ tí!

Quỳnh đanh đá:

- Nhờ vả gì, bọn con trai chúng mày hại nó nằm bẹp dí suốt chiều giờ. Còn tính nhờ nó giấu thuốc nữa à?

- Tao Quốc á, mày giúp tao cái. Chiều thứ bảy tới tao mua “bánh mì cổng sau” cho. Hẳn hai ổ. Ok không?

Quỳnh sáng mắt, nghe ăn là bấn loạn lên hết cả nhưng vẫn làm giọng hạch sách:

- Chờ đấy!!!

Quốc thở phào, không ngờ thỏa hiệp với cái con háu ăn này dễ thế! Tưởng nó lại căn vẹo vụ thuốc lá thì cứng họng mất.

...

- Tìm Nguyên có chuyện gì thế?

Nguyên đã ra hành lang, Quốc lúng túng không biết nói gì, trông nó cầm chiếc hộp đứng bần thần dựa vào vách gỗ đến là tồ. Chẳng khác gì tỏ tình mà bị từ chối ấy, thảm quá!

Có tiếng trượt dần trên vách rồi ngồi thụp xuống, Nguyên thấy một bàn tay đang chìa chiếc hộp qua khe.

- Cầm lấy đi.

Nguyên không biết trong hộp ấy chứa gì nhưng hẳn nhiên là dành cho mình. Nó bật khóc như cơn mưa nhỏ. Sự gan lì, mạnh mẽ hoàn toàn biến mất bởi sự quan tâm bất ngờ đang đến với nó lúc này.

Ba từ Quốc vừa thốt ra nghe run rẩy hòa lẫn sự chờ đợi. Tiếng khóc bên kia vách dội vào lòng Quốc nghe yếu đuối làm sao! Nguyên nghĩ gì thế? Nguyên nói gì đi chứ! Khổ thân Nguyên quá! Là lỗi của quốc, xin hãy nói gì đó đi! Gì cũng được! Chửi rủa bọn con trai cũng được, hay hỏi chuyện thuốc lá cũng được. Vách gỗ ơi, mày tàng hình đi một lúc được không? Để Quốc được thấy Nguyên, để xua bớt đi cảm giác tội lỗi và bất lực này. Một chút thôi được không? Quốc muốn nhìn, Quốc muốn được chạm vào bờ vai nhỏ bé ấy, muốn nắm đôi tay ấy. Không phải để an ủi, mà chỉ để cảm nhận một phần cảm giác của Nguyên lúc này. Có ai nói dùm với Quốc phải làm gì đó bây giờ không? Có ai nói hộ lòng Quốc cho Nguyên biết được không? Có ai đó không???

Đầu óc Quốc chếnh choáng như người say, say bởi những giọt nước mắt đang bị cái vách gỗ chết tiệt che lấp.

Làm ơn, đừng để Nguyên khóc nữa. Quốc nghe mà thấy bản thân mình hèn lắm! Quốc thương Nguyên! Đừng khóc, đừng khóc Nguyên ơi!

Nguyên lặng lẽ cúi xuống nhận chiếc hộp.

- Ăn súp đi, đừng nằm nữa!

Quốc can đảm lên tiếng sau những phút im lặng kéo dài. Nguyên vẫn chẳng nói, chỉ còn lại tiếng bước chân dần xa. Quốc đã đi.
Nguyên bấy giờ mới ngồi bệt xuống, nâng chiếc hộp sắt lên nhìn qua màn nước mắt nhạt nhòa. Nước mắt dường như được tích tụ lâu ngày; khóc vì đau mông, khóc vì oan ức, vì giận, vì cái vỏ bọc kiên cường bị tháo gỡ...vì cả sự quan tâm.

Trong suốt những năm tháng làm người, chắc hẳn ai cũng có những chuyện, cho dù bánh xe thời gian có hối hả quay vòng và mạnh mẽ cuốn phăng đi mọi thứ cũng không bao giờ quên được. Nguyên sẽ không bao giờ quên lần đầu tiên bị đánh ở trường, lần đầu tiên biết khóc vì một người khác giới. Những cảm giác đó, tuy không giữ được tròn vạnh, nhưng dư âm còn vang mãi suốt một đời. Ấy là vào những ngày hè năm 2008.

Hóa ra, sự quan tâm còn có cả những dư vị khác!

Dư vị chẳng diễn tả nên lời.

(Còn tiếp)
 
Chỉnh sửa lần cuối:

forrestguy

Gà BT
Tham gia
22/8/14
Bài viết
1.030
Gạo
250,0
Re: Chuyện qua ánh mắt...
Đọc truyện của bạn thấy có chút phong cách Nguyễn Nhật Ánh trong đấy. Bạn chú ý mấy chỗ "???" hay "!!!" nhé, xem có cần thiết không, chứ mình thì thấy không cần phải kéo dài thế đâu.
 

kiwisummer

Gà con
Tham gia
24/6/16
Bài viết
24
Gạo
0,0
Re: Chuyện qua ánh mắt...
Bạn ơi, truyện bạn hay thật, đúng là chất văn tự nhiên, giàu cảm xúc(mà hình như ai cũng nói vậy). cuteonion41:tho8:6onion23
 

EmBi

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
19/8/16
Bài viết
67
Gạo
0,0
Re: Chuyện qua ánh mắt...
Bạn ơi, truyện bạn hay thật, đúng là chất văn tự nhiên, giàu cảm xúc(mà hình như ai cũng nói vậy). cuteonion41:tho8:6onion23

Cảm ơn bạn đã nhận xét. Mình đang chờ duyệt quyền tác giả để chuyển đổi thành truyện dài. Mong bạn tiếp tục đón đọc. :)
 
Bên trên