Tác giả Jonas Jonasson là người Thụy Điển, được độc giả Việt Nam biết đến qua hai tác phẩm: Ông trăm tuổi trèo qua cửa sổ và biến mất với Cô gái mù chữ phá bom nguyên tử do Nhà xuất bản Trẻ phát hành. Chậc, tên của hai cuốn sách nghe qua thật kích thích biết bao.
Trong tay tôi có cả hai cuốn sách của vị tác giả đáng kính này, nhưng tôi chỉ mới đọc một cuốn, và hiện giờ cái cuốn đang nằm gọn lỏn trong mớ sách trên giá sách trước mặt tôi là cuốn sách tôi chưa đọc; còn cuốn sách tôi đọc rồi nó đã “bay” qua giá sách nhà thằng bạn quý giá của tôi. Hình như, tôi đọc cuốn sách này đã sắp nửa năm rồi thì phải, mà sách hiện giờ không ở trên tay, những gì tôi sẽ chia sẻ dưới đây là những gì còn sót lại trong trí nhớ được viết một cách tùy hứng mà thôi.
À, suýt quên, cuốn sách tôi đọc là tác phẩm thứ hai được phát hành ở Việt Nam của tác giả: Cô gái mù chữ phá bom nguyên tử.
Lạ.
Thiệt mà, lạ lắm luôn đó.
Bạn có thấy qua ai mù chữ mà có thể đọc sách, làm toán, nghiên cứu khoa học… chưa? Tôi thì hiển nhiên là chưa. Tôi đây, không mù chữ nhưng với Toán Lý Hóa thì siêu tệ, trong khi bom nguyên tử chẳng phải là thứ đồ chơi, nó được “hình thành và phát triển” với một núi các công thức toán, lý, hóa học. Chẹp, nghĩ tới thôi cũng thấy lạnh người, vậy mà tác giả lại tếu táo để cho cô gái mù chữ phá nó.
Cuốn sách không phải là những cuộc phiêu lưu rùng rợn hay những câu chuyện tình ái rung động, càng không phải là chuyện trinh thám ly kỳ, nó được lấy chất liệu từ chính trị và lịch sử. Tác giả đã dẫn dắt người đọc theo chân cô gái Nam Phi có tên Nombeko đi dọc theo sự kiện lịch sử để gặp gỡ những nhân vật có thật trên nền hư cấu và phóng đại như một kiểu thâm cung bí sử của các “ông to, bà lớn” trên thế giới. Chuyện Thụy Điển với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, chuyện phương Tây với Nam Phi dưới thời Apartheid, hay mối quan hệ giữa Israel và phần còn lại của thế giới…
Một ông vua vui vẻ đi giết gà làm thịt, một thủ tướng xắn quần để nhổ khoai tây làm bữa tối? Hai vị này đều tồn tại trong “Cô gái mù chữ phá bom nguyên tử” và hiện diện ở đất nước Thụy Điển dưới ngòi bút của tác giả một cách lạ lùng và tài tình.
Kỳ quặc.
Thực ra là sáng tạo một cách kỳ quặc đầy hấp dẫn.
Nombeko mù chữ, làm nghề dọn vệ sinh, nói thẳng ra là đổ phân ở Johannesburg.
Nombeko thông minh không cần biết chữ vẫn có thể làm toán.
Nombeko mạnh mẽ học được chữ, đọc được sách và “nhặt” được (hình như) một tá kim cương từ tên đàn ông di cư vừa chết nào đó (tôi quên rồi).
Nombeko nghỉ việc, rời đi rồi vô tình bị buộc phải phục cho một quan chức chủ trì dự án bom nguyên tử ở Nam Phi. Và tại lồng giam hạn chế tự do ấy, cô quen được ba chị em người Trung Quốc, có mối liên hệ với đặc vụ Israel và thân thiết với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào lúc này hãy còn là một cán bộ cấp trung trưởng thành từ phong trào Đoàn chưa có gì đặc biệt…
Nombeko đọc tài liệu trong thư viện và bỗng dưng biết cách chế tạo cũng như phá vỡ một quả bom nguyên tử. Phải nói là cô ấy cực kì thông minh và ham học hỏi.
Nombeko lên kế hoạch bỏ trốn, trót lọt. Nhưng chẳng may thay, ba chị em người Tàu gàn dở đã gửi chính họ kèm theo quả bom nguyên tử theo chân cô sang tận Thụy Điển. Ôi chao, thật là hài hước đến khó tin.
Và câu chuyện đi theo một dòng khác.
Hai anh em sinh đôi nhà Holger với hai tính cách trái ngược nhau đại diện cho hai thế giới quan, hai cách phản ứng trật tự xã hội, một theo đuổi những lý tưởng vĩ mô, một duy lý đến chi tiết.
Hay là cô gái tính tình nóng như lửa, đầu óc lúc nào cũng nghĩ đến biểu tình, thậm chí là cướp ngân hàng.
Một lão thợ già làm gốm suốt ngày lo sợ đặc vụ gõ cửa, giết mình.
Một vụ buôn đồ gốm giả trót lọt một cách phi lý, hoặc cách ba chị em người Tàu đi tìm ông chú họ hàng khiến độc giả phì cười.
Đương nhiên, chẳng thể thiếu được cách Nombeko và một trong số hai anh em sinh đôi - Holger Hai yêu đương với nhau.
Cuối cùng, không thể không kể đến việc Nombeko dùng danh nghĩa của chính mình tặng quả bom nguyên tử cho Chủ tịch Trung Quốc. Và quả bom sẽ nằm gọn trên chuyên cơ của vị Chủ tịch kèm theo đó là chiếc Volvo cho ngài cùng với con ngựa cho phu nhân Lưu Vĩnh Thanh.
…
Đúng là kỳ quặc hết mức mà. Nhưng bởi vì thế mà độc giả chẳng thể rời khỏi sách, cứ bị cuốn đi, cuốn theo chân cuộc hành trình của cô gái “mù chữ”, theo dòng lịch sử bắt đầu từ thập niên 60 đến thế kỉ 21 một cách thích chí và sảng khoái.
Thuyết âm mưu.
Chính là cách tác giả kể lại câu chuyện dựa trên những chi tiết lịch sử đắt giá bằng sự hư cấu của chính bản thân khiến người đọc theo dõi câu chuyện cảm thấy như thể tác giả đang “bịa” hàng loạt chuyện một cách phi lý. Thực tế, Cô gái mù chữ phá bom nguyên tử là một trò chơi của chủ nghĩa phi lý, và những điều phi lý ấy lại là cách nền chính trị ngoại giao trên thế giới vận hành.
Xét đến cùng, giống như người ta đang làm ảo thuật, tác giả đủ nhanh, gọn và dứt khoát để kết thúc tất cả những gì mình đặt ra bằng một cái kết truyện xanh rờn. Rằng quả bom nguyên tử sẽ được sử dụng vào mục đích tốt đẹp. Độc giả hãy yên tâm đi!
Sâu, 2015.
Trong tay tôi có cả hai cuốn sách của vị tác giả đáng kính này, nhưng tôi chỉ mới đọc một cuốn, và hiện giờ cái cuốn đang nằm gọn lỏn trong mớ sách trên giá sách trước mặt tôi là cuốn sách tôi chưa đọc; còn cuốn sách tôi đọc rồi nó đã “bay” qua giá sách nhà thằng bạn quý giá của tôi. Hình như, tôi đọc cuốn sách này đã sắp nửa năm rồi thì phải, mà sách hiện giờ không ở trên tay, những gì tôi sẽ chia sẻ dưới đây là những gì còn sót lại trong trí nhớ được viết một cách tùy hứng mà thôi.
À, suýt quên, cuốn sách tôi đọc là tác phẩm thứ hai được phát hành ở Việt Nam của tác giả: Cô gái mù chữ phá bom nguyên tử.
Lạ.
Thiệt mà, lạ lắm luôn đó.
Bạn có thấy qua ai mù chữ mà có thể đọc sách, làm toán, nghiên cứu khoa học… chưa? Tôi thì hiển nhiên là chưa. Tôi đây, không mù chữ nhưng với Toán Lý Hóa thì siêu tệ, trong khi bom nguyên tử chẳng phải là thứ đồ chơi, nó được “hình thành và phát triển” với một núi các công thức toán, lý, hóa học. Chẹp, nghĩ tới thôi cũng thấy lạnh người, vậy mà tác giả lại tếu táo để cho cô gái mù chữ phá nó.
Cuốn sách không phải là những cuộc phiêu lưu rùng rợn hay những câu chuyện tình ái rung động, càng không phải là chuyện trinh thám ly kỳ, nó được lấy chất liệu từ chính trị và lịch sử. Tác giả đã dẫn dắt người đọc theo chân cô gái Nam Phi có tên Nombeko đi dọc theo sự kiện lịch sử để gặp gỡ những nhân vật có thật trên nền hư cấu và phóng đại như một kiểu thâm cung bí sử của các “ông to, bà lớn” trên thế giới. Chuyện Thụy Điển với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, chuyện phương Tây với Nam Phi dưới thời Apartheid, hay mối quan hệ giữa Israel và phần còn lại của thế giới…
Một ông vua vui vẻ đi giết gà làm thịt, một thủ tướng xắn quần để nhổ khoai tây làm bữa tối? Hai vị này đều tồn tại trong “Cô gái mù chữ phá bom nguyên tử” và hiện diện ở đất nước Thụy Điển dưới ngòi bút của tác giả một cách lạ lùng và tài tình.
Kỳ quặc.
Thực ra là sáng tạo một cách kỳ quặc đầy hấp dẫn.
Nombeko mù chữ, làm nghề dọn vệ sinh, nói thẳng ra là đổ phân ở Johannesburg.
Nombeko thông minh không cần biết chữ vẫn có thể làm toán.
Nombeko mạnh mẽ học được chữ, đọc được sách và “nhặt” được (hình như) một tá kim cương từ tên đàn ông di cư vừa chết nào đó (tôi quên rồi).
Nombeko nghỉ việc, rời đi rồi vô tình bị buộc phải phục cho một quan chức chủ trì dự án bom nguyên tử ở Nam Phi. Và tại lồng giam hạn chế tự do ấy, cô quen được ba chị em người Trung Quốc, có mối liên hệ với đặc vụ Israel và thân thiết với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào lúc này hãy còn là một cán bộ cấp trung trưởng thành từ phong trào Đoàn chưa có gì đặc biệt…
Nombeko đọc tài liệu trong thư viện và bỗng dưng biết cách chế tạo cũng như phá vỡ một quả bom nguyên tử. Phải nói là cô ấy cực kì thông minh và ham học hỏi.
Nombeko lên kế hoạch bỏ trốn, trót lọt. Nhưng chẳng may thay, ba chị em người Tàu gàn dở đã gửi chính họ kèm theo quả bom nguyên tử theo chân cô sang tận Thụy Điển. Ôi chao, thật là hài hước đến khó tin.
Và câu chuyện đi theo một dòng khác.
Hai anh em sinh đôi nhà Holger với hai tính cách trái ngược nhau đại diện cho hai thế giới quan, hai cách phản ứng trật tự xã hội, một theo đuổi những lý tưởng vĩ mô, một duy lý đến chi tiết.
Hay là cô gái tính tình nóng như lửa, đầu óc lúc nào cũng nghĩ đến biểu tình, thậm chí là cướp ngân hàng.
Một lão thợ già làm gốm suốt ngày lo sợ đặc vụ gõ cửa, giết mình.
Một vụ buôn đồ gốm giả trót lọt một cách phi lý, hoặc cách ba chị em người Tàu đi tìm ông chú họ hàng khiến độc giả phì cười.
Đương nhiên, chẳng thể thiếu được cách Nombeko và một trong số hai anh em sinh đôi - Holger Hai yêu đương với nhau.
Cuối cùng, không thể không kể đến việc Nombeko dùng danh nghĩa của chính mình tặng quả bom nguyên tử cho Chủ tịch Trung Quốc. Và quả bom sẽ nằm gọn trên chuyên cơ của vị Chủ tịch kèm theo đó là chiếc Volvo cho ngài cùng với con ngựa cho phu nhân Lưu Vĩnh Thanh.
…
Đúng là kỳ quặc hết mức mà. Nhưng bởi vì thế mà độc giả chẳng thể rời khỏi sách, cứ bị cuốn đi, cuốn theo chân cuộc hành trình của cô gái “mù chữ”, theo dòng lịch sử bắt đầu từ thập niên 60 đến thế kỉ 21 một cách thích chí và sảng khoái.
Thuyết âm mưu.
Chính là cách tác giả kể lại câu chuyện dựa trên những chi tiết lịch sử đắt giá bằng sự hư cấu của chính bản thân khiến người đọc theo dõi câu chuyện cảm thấy như thể tác giả đang “bịa” hàng loạt chuyện một cách phi lý. Thực tế, Cô gái mù chữ phá bom nguyên tử là một trò chơi của chủ nghĩa phi lý, và những điều phi lý ấy lại là cách nền chính trị ngoại giao trên thế giới vận hành.
Xét đến cùng, giống như người ta đang làm ảo thuật, tác giả đủ nhanh, gọn và dứt khoát để kết thúc tất cả những gì mình đặt ra bằng một cái kết truyện xanh rờn. Rằng quả bom nguyên tử sẽ được sử dụng vào mục đích tốt đẹp. Độc giả hãy yên tâm đi!
Sâu, 2015.