Con sói quàng khăn đỏ - Cập nhật - Seamant

Seamant

Gà con
Tham gia
4/11/20
Bài viết
10
Gạo
0,0
Tên truyện: CON SÓI QUÀNG KHĂN ĐỎ
Tác giả: Seamant
Tình trạng sáng tác: Cập nhật (85%) |Tình trạng đăng: Cập nhật
Lịch đăng: 01 chương/tháng
Thể loại: Tiểu thuyết học đường (Lên án những vấn nạn học đường)
Độ dài: 20 phần (chia thành các chương nhỏ, khoảng 200.000 từ)
Giới hạn độ tuổi đọc: Không | Cảnh báo về nội dung: Không

MỤC LỤC
Chương 1
--- Chương 2 --- Chương 3 --- Chương 4 --- Chương 5 --- Chương 6 --- Chương 7 --- Chương 8

 
Chỉnh sửa lần cuối:

Seamant

Gà con
Tham gia
4/11/20
Bài viết
10
Gạo
0,0
I - CHƯƠNG 1: MỘT NGÀY KỲ LẠ

Trời bữa nay cũng đã trôi quá nửa đông, bởi vậy mà vườn tược, cây cỏ mới đầu giờ chiều đã u ám đến lạ. Ngước lên nhìn thì ra cả một màu xám ngắt, bầu trời dày đặc những cuộn mây vần vần vũ vũ, thô kệch đến tù túng, mà tưởng như chừng chúng nó sắp rơi rầm rập hết cả xuống mặt đất. Nhìn thì có vẻ dữ tợn như vậy, nhưng cũng đã cả hơn một tháng nay chưa có lấy một giọt mưa nào, sân vườn gì khô queo hết cả. Cái mùa đông ở đất Bắc Trung nó là như vậy, lạnh thì lạnh thấy buốt cả thịt da, nhưng có khi lại khô hanh cả tháng trời. Chỉ có toàn những là gió Mùa Đông Bắc rũ rượi lùa từng đợt cho lá khô bay tứ tán, nó thật đầy ngẫu hứng mà cũng luộm thuộm đến sợ. Những ngày như vậy, nhất là vào những giờ trưa, muốn tìm thấy một tĩnh động vui tươi nào cũng là cả một sự khó khăn. Những con vật nuôi lười biếng đã chui hết cả vào góc nào để “đánh” một giấc riêng tư. Như con hĩm Bút vốn tính nết “chị đại” cà tửng, ngày nào mà không thấy nó đùa giỡn, gây lộn trên dưới với mấy con chó khác trong xóm, đến thế mà hôm nay cũng mất hút đi đâu. Gọi một thôi, một hồi tới con Bút, để nó lại nghịch chơi, giỡn cợt coi bớt chán, mà mãi vẫn không thấy, Dương bước lại vào trong nhà.

Bút vốn là con lai giữa giống chó béc giê và giống chó cỏ, nhưng thực sự nó là một kết hợp rất hoàn hảo. Tầm vóc của nó không nhỏ hơn giống béc giê thuần chủng bao nhiêu, nhưng nom lại thon gọn hơn, một phần vì bộ lông của nó giống với chó cỏ, mượt mà một màu nâu bạc và không quá rậm rạp. Chân cẳng nó trông chắc khoẻ và “cơ” quá, được chăm cho ăn uống đàng hoàng nên nó trông càng “dày” và mập mạp. Mặt nó có đôi nét tếu táo, nhưng chính cái riêng này lại càng làm tôn lên vẻ lanh lợi của nó. Đôi mắt nó nâu sẫm mà trong biếc, phía ngay trên có đốm vàng nữa, nhìn đôi mắt nó lúc nào cũng như kiểu biết đưa chuyện lắm, cũng hóng hớt ra trò. Đôi tai nó lớn khoẻ, dựng thẳng ngay ngắn, ấn vàng dài giữa chán và lưng, bốn chân cũng “đeo tất” vàng nữa, và đặc biệt, nó vừa có lưỡi đốm, lại cũng có cả huyền đề, đủ mọi điểm nét mà dân quê Dương có thể gán cho nó một cái danh chó khôn. Mà thực tình là hĩm Bút rất khôn, nó được nhà Dương nuôi nấng từ khi mới biết ăn, thương yêu đặc biệt nhất so với tất cả những con chó khác từng được nuôi. Nên từ khi mới lớn, Bút đã biết ra sức bảo vệ từng người nhà gia chủ nó, mà thường nhất là thằng Dương. Bọn con nít trong xóm nó biết cái nết hĩm Bút như vậy rồi, nên cứ ra sức bày trò giả vờ trêu trọc thằng Dương cho con Bút nó bực mình chơi, đã có bao lần nó đuổi theo, vồ được mấy đứa đầu têu và suýt cắn “dằn mặt”, thằng Dương phải quát cho nó ngừng. Hay một cái là tụi kia có sừng sỏ, có chơi đồ gì con Bút cũng không thấy sợ, nó dũng cảm và nhanh nhẹn vô cùng. Nhưng chỉ cần thằng Dương mắng mỏ một tiếng là nó cụp đuôi cái rụp và thẹn thò bước sụp lại dưới chân chủ nó. Ấy thế mà hôm nay trốn mất tăm đi đâu rồi, gọi rát cổ mà không thấy, không biết nó có đang đi chơi đi lượn ở xóm nào không, hay nó cũng biết giận dỗi nữa kia, chứ bình thường tai nó thính lắm mà. Lòng Dương cũng thấy có chút bất an nhưng có ai đâu mà ngó nhà, bây giờ mò ra đường đi tìm nó thì nhà cửa để cho ai trông nom. Lo lắng một hồi, rồi lại tự trấn an chắc hĩm Bút đi đâu đó chán sẽ mò về lại, nên Dương khẽ khép cổng, tính lên bàn học góc tầng trên.

Phòng Dương sát ngay ban công, hướng ra phía đường lớn, có một cái cửa gỗ sơn đỏ bóng, phía trên có các ô kính vừa khuôn mặt nên cũng khá dễ trông chừng nhà cửa. Ngồi trong phòng này, chỉ cần khẽ liếc mắt xuống là thấy thế sự nhân gian ở dưới đang làm cái trò trống gì. Tiện làm sao là bàn học của Dương cũng kê ngay ngắn sát bên cái cửa lối ra ban công này, nên đôi khi đang ngồi học bài mà phía dưới có biến nào, có sự vụ căng thẳng ra làm sao, cũng có thể đứng lên hóng hớt đôi chút. Cái bàn học này không chỉ là cái chốn riêng tư duy nhất của Dương, là cái chốn hay dùng để bầu bạn với sự cô đơn, mà nó còn đích thị là cái căn cứ “ruột” của cậu. Có mấy lúc, đang ngồi học bài, chỉ cần nghe con hĩm Bút nó sủa lên inh ỏi, nhanh chóng chồm dậy nhìn qua khung cửa kính xuống dưới cổng chính, là biết ngay ai tới nhà. Nhưng hôm nay thì con Bút đã bỏ đi đâu mất rồi, nó mất hút cũng đã cả ba tiếng đồng hồ, đâu có đứa nào “cấp báo” tình hình bên dưới đâu, nên Dương đành đứng thẳng người, tựa nửa phải người vào một bên trái cửa, lặng lẽ nhìn xuống dưới lòng đường. Hôm nay lại là một ngày cậu đã quá mệt mỏi với chuyện trường lớp. Sáng ngày hôm nay Dương học năm tiết ở trên trường tới tận giờ trưa, cũng chả có gì đáng mệt nhọc cả nếu như cái đám loằng ngoằng trên lớp không kiếm chuyện với cậu. Cũng may là chiều nay, thầy dạy Lý báo cho cả lớp nghỉ đột xuất vì nghe đâu bà con ông thầy từ trong Nam về thăm quê. Thế cũng càng khoẻ, cậu cũng không muốn đi học chiều nay để lại gặp cái đám rắc rối đó, để qua một buổi chiều biết đâu sẽ bình tĩnh lại cả.

Nhưng còn cho tới lúc tan học, lòng Dương vẫn thấy nặng trĩu, thế mà vừa mới đạp xe về tới nhà đã thấy không có một ai cả, nhà cửa thì bừa bộn, rối lộn lung tung beng. Dương nơm nớp lo lắng không biết có chuyện gì mà mới qua một buổi sáng đã như cái nhà hoang thế này. Con Bút thì đi đâu không thấy, xung quanh hàng xóm vào giờ trưa nên cũng vắng hoe không một bóng người. Khẽ cẩn trọng mở khoá cổng, Dương hé cánh cửa, nhẹ nhàng dắt xe vào trong thì bỗng dưng, cái “rầm” một tiếng thật to làm cậu giật bắn người. Hĩm Bút chạy vọt từ dưới vườn lên, hớt hả hớt hải, miệng mũi nó có dính chút máu đỏ, người đầy bùn đất văng toé khắp cả sân. Do sân thì gạch trơn mà chân nó thì đầy bùn ướt nhem, lại đang chạy hồng hộc như điên ra phía cậu chủ nó nên không kịp giảm tốc. Nó va cái “rầm” vào xe đạp của Dương. Dương chưa kịp định hình chuyện gì cả thì “ăn” ngay cú va trời giáng của hĩm Bút, cả cái thân hình đẫy đà của nó phang ngay vào giữa xe đạp làm Dương chới với rồi ngã sập xuống sân, con Bút đè lên cái xe đạp, cái xe đạp thì đè lên chủ nó. Bùn từ con Bút văng ra khắp người có lẽ đã giúp Dương tỉnh táo và hiểu chuyện ra. Cậu bốc hoả đứng dậy vớ ngay cái chổi dừa dựa tường ngay đấy, mặc kệ con Bút đang cụp đuôi ăn năn và vẫn với cặp mắt hiểu chuyện, quất ngay hai phát vào cái mông bự chảng của nó.
- Thì ra là mày bày chuyện hả Bút, sao hôm nay lại đổ đốn
ra thế hả? Hả? Hả?
Cứ mỗi một tiếng “hả?” lại một phát đập, có trúng, có trượt, nhưng Dương cũng chỉ nhè mông hĩm Bút mà quất, được đâu tới cái thứ ba thì nó lủi ra ngoài đường mất hút. Dương vẫn chưa khỏi bực mình, quát lớn:
- Mày bỏ nhà hả, mày giỏi thì đi luôn đi!

Dắt xe vô góc nhà để ngay ngắn, Dương lo nhanh chân mang cặp sách cất lên trên lầu, nhưng chẳng buồn thay đồ mà lo chạy luôn xuống dưới để dọn ngay cái đống hổ lốn của con Bút gây ra. Bước xuống dưới lại phòng khách, lúc này Dương mới thấy mẩu giấy nguệch ngoạc dòng chữ viết vội đặt trên bàn. Cái này là chữ của bố viết: “Con ăn cơm đi nhé bố và mẹ đã ăn rồi ra luôn chỗ ruộng mía để tính vụ thu hoạch”. Thế thì chắc chắn trưa nay sẽ không ai về cả. Bố mẹ Dương có sạp hàng bán gia vị, đồ khô ở ngay góc đầu cổng chợ làng, từ hành, tỏi, muối, mắm,…đủ loại hết cả, có cả những gói gia vị nhà làm sẵn, trọn vẹn hương vị cho một món nào đó, như thịt kho, cá kho hay gà tiềm các kiểu. Bố Dương nhất định chưa chịu nhập các món hàng gia vị đóng sẵn bán đầy ở mấy tiệm tạp hoá, ông nói rằng mấy thứ hàng đó chẳng hay ho gì cả, có khi toàn hoá chất mà cũng đắt tiền nữa, chỉ được cái mẽ bao bì là ưa mắt, chứ bên trong không béo bổ gì. Thế nên ngày nào tan phiên chợ, dọn dẹp xong xuôi, bố cũng tự mình đi gom đồ tươi như sả, giềng,…ngay tại vườn của mấy nông hộ chuyên trồng cây gia vị, chỉ có mấy món như rau thơm là lấy hàng sáng sớm. Chiều nào ở nhà, Dương cũng thấy bố hì hục chuẩn bị hàng hoá, đóng gói cẩn thận cho phiên chợ ngày sau. Tính ông thì vốn khéo léo, cẩn thận, lại giỏi tính toán, hoạch định, nên mọi việc trong nhà, mẹ cũng đều để cho ông quyết hết. Chỉ có một điều đáng tiếc là ông trời lại nỡ lấy đi của ông ấy một đôi chân khoẻ mạnh.

 
Chỉnh sửa lần cuối:

Seamant

Gà con
Tham gia
4/11/20
Bài viết
10
Gạo
0,0
I - CHƯƠNG 2: MỘT NGÀY KỲ LẠ 2

Dương hay được nghe bố kể lại là khi còn nhỏ, có lần ông bị bệnh nặng, sốt cao tới mê man bất tỉnh, tưởng không qua khỏi. Bà nội phải cuốc bộ đi mời thầy thuốc có tiếng ở tít làng bên sông qua thăm chữa, may mới còn sống được. Nhưng kể từ sau trận ốm đấy, dù tỉnh táo dần nhưng người bố gầy rạc đi, muốn ngồi dậy phải có người đỡ, nằm li bì như vậy suốt cả một tháng trời, rồi mới lần dậy tập đi. Nhưng dù có cố tới cỡ nào, đôi chân ông cũng không thể chạy nhảy bình thường như người ta được, nó yếu đi nhiều và chỉ đảm bảo cho việc đi lại cơ bản. Có lần ra ruộng, ông cố thử gánh đòn rau khoai về nhà, nhưng chỉ mới men ra tới rìa đường đất, ông đã thấy trời đất trắng xoá, rồi ngã lộn nhào ra đường, làm mấy giành rau khoai văng ra tứ tung. Kể từ hôm đấy, bà nội không cho ông gánh nặng hay khuân vác gì nữa, cứ lo đỡ đần bà những công việc khác, cũng không có thiếu gì việc để làm.

Vậy nên từ khi lấy mẹ đến nay, ông chủ yếu tính toán việc làm ăn, rồi chạy việc bán buôn ở trên chợ, mẹ chỉ hỗ trợ lúc sáng sớm lên bày hàng ra cho kịp bán. Còn lại bao nhiêu công việc đồng áng ở trong nhà là một tay mẹ lo toan cả. Nhà có ruộng ngô, ruộng mía, ruộng cỏ mía, cỏ voi nho nhỏ để nuôi thêm cặp bò cái ở nhà. Cuối góc vườn ở nhà còn có thêm cái chuồng gà giăng lưới tạm xung quanh, nuôi thêm cả mấy con ngan, con vịt cho vui nữa, cũng đều đều có trứng ăn, hoặc có dư thì để bố mang ra chợ bán. Mẹ Dương thì chẳng gì lạ nữa, bà chăm nuôi trồng trọt thì mát tay có tiếng trong xóm, cặp bò con nào con nấy to khoẻ, lông sáng mượt lên, còn bầy gà thì con nào con nấy béo mây mẩy, nô chạy tung tăng nom thật vui mắt. Tính tình mẹ thật chịu khổ chịu khó, làm việc gì cũng ráng, khi nào cũng thấy mẹ luôn chân luôn tay. Nên hôm nay ra thăm ngó ruộng mía cũng sẽ vậy, sạp hàng gia vị đồ khô chắc nhờ ai trông dùm, xong xuôi bố sẽ quay lại, còn mẹ sẽ lại ráng làm thông tới chiều tối.

Khẽ gấp mẩu giấy, đặt lại xuống bàn, Dương vội trở bước ra sân. Cũng không tới nỗi quá bừa bộn, nhưng so với khung cảnh yên bình của buổi sáng trước khi cậu đi học thì cũng đáng để hoang mang lắm. Dương cũng không biết có chuyện gì mà con Bút lại phá phách ra như thế này. Bỗng nhiên, Dương chợt nghe tiếng mèo kêu nghêu ngao rầu rĩ vẻ mệt mỏi, cậu vội đảo mắt xung quanh, cho tới khi cặp đồng tử hướng thẳng xuống dưới vườn thì là cả một sự ngạc nhiên. Một con mèo mướp nom dáng có vẻ hom hem, đang ngồi bần thần trông thật tội nghiệp. Người nó nhem nhuốc những bùn là bùn, riêng cái đuôi nó đã bết lại và sắp khô nữa luôn, chỉ có đôi mắt nó là thật đặc biệt, vẫn trong veo và sáng long lanh một màu xanh dương kỳ lạ, giữa một khuôn mặt đen nhẻm bùn đất. Nó vẫn đang chăm chăm nhìn Dương. Còn Dương chợt đảo mắt sang rãnh nước phía cuối vườn, nơi gần chỗ con mèo mướp đang ngồi, thì thấy nó be bét hết cả, đám xung quanh đó rau cỏ cũng bầy hầy, gãy rập tan tác. Có vẻ như con mèo đã làm sao đó mà sa cả thân mình xuống cái vũng lầy chỗ rãnh nước, nhưng nó đã may mắn thoát ra khỏi và xem, có lẽ đã ngồi nghỉ được một lúc rồi. Nhìn bộ lông nó đã có đôi chỗ được liếm láp sạch sẽ lại, nhưng phía dưới hai chân sau vẫn còn rất ghê, như mang nguyên một cái quần nỉ màu nâu đen vậy. Nhưng bằng cách nào mà nó đã thoát khỏi được cái vũng lầy đó, người nó coi nhỏ con, yếu ớt vậy mà. Lại còn nguyên đám rau cỏ tan tác như ngả rạ, không chỉ ở cái xóm xung quanh vũng lầy, mà nguyên một đường dài ra tới sân, con mèo nhỏ không thể nào phá cỡ đấy được. Thôi đúng rồi, cái vụ đám rau cỏ đích thị là do con Bút, nhưng bình thường nó ưa tụi mèo lắm, nhất là con mèo còm tội nghiệp này, nó sẽ không nghịch phá gì đâu.

Nghĩ tới đó, Dương bước ra phía vườn để xem con mèo nhỏ có bị gì không, nếu cần có thể phải tắm rửa cho nó, rồi kiếm gì cho nó ăn nữa. Nhưng mới bước gần ra tới mép bậc thang xuống vườn, thấy tiếng động, con mèo hoảng sợ lo chạy thục mạng ra phía chuồng gà, trèo qua hàng rào rồi mất hút luôn. Còn chưa kịp định thần nữa, thật khó thể ngờ là một con mèo nom yếu ớt, lại vừa trải qua một trận ngụp lặn suýt chết tươi trong bùn, mà có thể chạy nhanh khủng khiếp như vậy. Nó chạy nhanh tới nỗi tầm mắt Dương còn không kịp đuổi theo nó, chỉ thấy lạo xạo chỗ hàng rào mấy cây mây. Dương nhìn theo hướng con mèo bỏ chạy một hồi, khẽ lắc đầu rồi quay lại tính dọn cho xong cái sân trước, thật toàn những chuyện kỳ quặc.

Cái vườn nhà Dương khá là rộng, nó rộng tương đương với cả hai lô đất, cái khoảng có sân rộng ăn tầm một lô, cái dãy nhà hai tầng thêm một lô nữa là tới bốn lô đất, nên có thể nói là rộng thênh thang. Bố mẹ Dương chạy vạy tiền để mua miếng đất này từ khi mới cưới nhau, phải nói là hai cặp bàn tay trắng đến với nhau để cất nên một đống nợ nần. Thời đấy, khu đất này còn rẻ rề, chưa có mấy người ở cả, toàn mấy cặp vợ chồng trẻ với nhau kéo đến ở, nhà thì có thêm con nhỏ, nhà thì ở chung với bố mẹ già, nhà thì chuẩn vợ chồng son. Mãi sau này, con đường chạy qua nhà Dương được nới rộng khang trang, đắp đất bằng phẳng, thông thẳng ra đường lớn, nên đất khu này nó mới bắt đầu có tầm có giá. Từ ngoài đường trải tới qua cổng một chút, nhà Dương đắp xi măng cho sạch sẽ, gọn gàng. Còn lại cho choán hết cả cái sân được lát bằng những viên gạch đỏ, mặt trơn, một cạnh cỡ bằng hai gang tay của Dương. Vườn nhà Dương thì thấp hơn phía sân tầm nửa mét rưỡi, chỉ cần bước ba bậc thang đá là đã xuống tới vườn. Ngăn cách giữa sân và vườn là một hàng rào bê tông lùn tịt cục mịch, ngoài công dụng để cho có vẻ đầy đủ kết cấu nhà cửa, thì nó cũng được dùng để đặt những chậu hoa, cây cảnh đầy sắc màu của bố Dương. Riêng phía cuối cái dãy rào bê tông, gần lối xuống chuồng bò, là nơi để mẹ xếp đặt, phơi phóng các dụng cụ nhà nông. Như hôm qua, mẹ có phơi cái tấm bạt mới vừa giặt sạch, rồi đè dăm ba bó củi khô lên để gió khỏi thổi lốc, tiện để thêm mấy cái liềm, cái dao lên nữa. Vậy mà con hĩm Bút, chỉ trong một buổi sáng nó đã kéo cho tấm bạt trải nhoài ra sân, kéo theo đống củi khô đổ xuống, đứt cái lạt buộc, nằm hổ lốn tứ tung cùng đống đồ làm nông. Thế mà cũng chưa xong, chậu hoa huệ đỏ ba củ trồng trong cái chậu sứ nâu vàng của bố đặt gần đấy đang sửa trổ bông, cũng bị kéo theo xuống bể tan tành hết cả, đất cát văng khắp nơi.

Dương từ từ gom đống củi khô xếp lại ngay ngắn, rồi lấy lạt tre buộc lại cẩn thận, xếp lại lên rào bê tông. Ba củ hoa huệ may mà cũng chưa dập nát gì cả, Dương lấy miếng bì rách bó cả củ hoa cả đất cát lại gọn gàng, rồi đặt trong góc nhà. Cuối cùng mới tới tấm bạt, thấy nó cũng khô rồi nên Dương tính sẽ gấp cất luôn. Nhưng mới khẽ nâng tấm bạt lên thì chao ôi, Dương bất ngờ khựng lại rồi bật lùi chân ra sau theo quán tính. Một, hai, ba con chuột cống to tổ chảng gần bằng quả dứa gai nhỏ. Con nào con nấy béo tròn nung núc, nhưng đã nằm chết hết cả, máu me quện với bùn be bét ra sân. Tấm bạt vì thế chắc chắn cũng phải giặt lại thôi, tởm quá rồi, nhưng mà ở đâu ra ba con chuột chết này. Lại một thứ động vật dính đầy bùn đất mà hôm nay Dương phải chứng kiến, hẳn là cũng từ cái vũng lầy kia mà ra. Chợt nhớ ra cái miệng dính chút máu của con Bút khi nãy mà Dương cứ tưởng là do nó quậy phá va phải chỗ nào đó, vậy thì chính xác ba con chuột bự này là chiến công của con Bút rồi. Nhưng dễ mà con mèo khi nãy cũng tham gia phi vụ này lắm, nó làm một con, con Bút tẩn hai con. Hoặc đúng hơn là con mèo kia yếu còn ra gió, tính ăn chết một con chuột mà rồi bị đồng bọn nó “chơi” lại tới nỗi cả đám sa lầy, mấy con chuột kia béo khoẻ lại kinh nghiệm nên thoát được, còn mèo ta thì ngậm ngùi ở lại. Vậy thì hĩm Bút là cứu tinh của mèo mướp rồi, có khi vì cứu con mèo đó nên người mới dính bùn nhơ nhớp. Rồi sau thì rượt đuổi mấy con chuột tới tận trên sân, để tụi nó không kịp gây ra chuyện gì, nhưng lại vô tình vướng vào tấm bạt rồi kéo đổ hết đồ xuống. Nghĩ tới đây, Dương thấy thật trắc ẩn, thật ăn năn và thấy mình đã hơi nóng vội khi đập hĩm Bút. Mà Bút đi đâu nãy giờ rồi, phải gọi nó về tắm rửa rồi cho nó ăn trưa nữa chứ, nó có đi chơi ở đâu không, hay là nó giận cậu chủ vì vụ khi nãy? Thôi chắc một lát nữa nó sẽ về thôi, bây giờ lo dọn dẹp cho xong cái nhà này đã.

Quét dọn, lau chùi sạch sẽ, sắp xếp đâu vào đấy cả rồi, Dương mới lo đi thay đồ tắm rửa sớm, kể cũng hợp lý vì trời mùa đông này tranh thủ tắm buổi trưa cho đỡ lạnh. Sau khi ăn xong bữa cơm mẹ nấu sẵn, Dương chuẩn bị đồ ăn cho Bút, nhưng gọi nó mãi vẫn không thấy nó đâu cả. Tính ra từ khi nó đi tới bây giờ, cũng phải ra cổng gọi nó tới ba bốn lần rồi nhưng đều biệt tăm. Dương vẫn buồn bã, trầm ngâm nhìn ra phía ô cửa kính xuống dưới khoảng sân trước cổng. Một cái nhìn đờ đẫn. Ánh vàng của chiếc đèn bàn hắt lên mặt Dương, cùng với ánh sáng mờ mịt từ ngoài ô kính chiếu vào, trông thật kì dị. Ngoài phía cổng và đường vẫn chẳng có gì vui ngoài
những đợt lá khô xào xạc rải đầy ra sân, xem để chiều tối quét một lượt luôn thể. Đang bần thần thì đột nhiên ở đâu quanh đấy ré lên tiếng cười đùa của bọn nhỏ, à thì ra là chúng nó vẫn đang chơi đùa dưới gốc cây hoa sữa, ở sau cái cửa khép kín cũng khó mà nghe được những âm thanh tụi nó chơi đùa.

Nhà Dương có một cây hoa sữa già trồng ngay trước cổng, ngay phía bên phải của căn nhà hai lầu. Xét về tuổi thì cũng đáng để Dương gọi hoa sữa bằng cô bằng chú lắm, bởi nó được trồng từ khi bố mẹ mới chuyển về miếng đất này ở, từ khi cái khu này còn là khu vợ-chồng-son kia mà. Cây hoa sữa già, thân dưới gần gốc rộng chừng hơn hai vòng tay trẻ con, rễ nó lồi hết cả lên mặt đất, to như những con trăn đang cố trườn bò khi nhắm thấy con mồi. Rễ hoa sữa già sần sùi và đen nhẻm, nhưng đầy sức sốc giữa một khoảng đất khô cằn tưởng như không có chút dưỡng chất nào cho chúng. Rễ có cái cao gần bằng ghế đẩu xổm, nên rất thích hợp là nơi tụ tập của lũ con nít trong xóm, là nơi chúng thường xuyên lui tới mài đũng quần. Kể ra, hoa sữa đại thụ cũng đã chứng kiến biết bao đổi thay của cái xóm này, gắn liền với tuổi thơ của bao nhiêu đứa trẻ trong xóm, trong đó có cả anh chị Dương và Dương. Nay anh chị đã đi xa hết cả, Dương cũng đã lớp tám rồi, đâu thể cứ thơ thẩn suốt ngày bên cây hoa sữa như hồi bé được. Nhưng kỳ thực thì Dương vẫn nhìn cây già đắm đuối mỗi khi có thể ngắm nhìn, tự trong lòng cậu hoa sữa đã là một hình ảnh, một dấu ấn dịu dàng, đẹp đẽ không bao giờ quên được. Cả tuổi thơ của Dương khóc cười cùng cây già. Có những khi tủi hờn, oan ức vì bị mẹ đánh đòn mà không biết mách với ai, Dương lao vụt ra ôm trầm lấy cây, nước mắt đầm đìa, kể lể bộ đáng thương. Cây già chẳng nói chẳng rằng, chỉ có những tán lá khẽ rì rào trong gió như âm thầm an ủi, chỉ có những làn gió mát thoảng hương cây đùa yêu những sợi tóc non trẻ như tơ. Hoa sữa già còn chứng kiến cả những niềm vui đơn sơ, hồn nhiên, những tiếng cười vang giòn vô tư của Dương cùng lũ bạn trong xóm.

 
Chỉnh sửa lần cuối:

Seamant

Gà con
Tham gia
4/11/20
Bài viết
10
Gạo
0,0
I - CHƯƠNG 3: MỘT NGÀY KỲ LẠ 3

Chạc tuổi Dương trong xóm này chỉ có con gái không là con gái, nhỏ hơn Dương một vài tuổi cũng toàn là con gái, nên những trò chơi dưới tán cây vốn dĩ đã rất nhẹ nhàng. Chỉ quanh đi quẩn lại những ô ăn quan, nhảy lò cò đủ các kiểu biến tấu, hay nhảy dây, hay những trò chơi đồ hàng, dù ban đầu không khoái những trò này một chút nào, nhưng chơi suốt với tụi con gái, Dương cũng dần quen. Dương là chúa nghĩ ra những biến thể mới, những cái luật mới cho những trò này, nhưng chơi một hồi vẫn thấy chán, tới khi ra tiểu học thì Dương nghỉ chơi dần với tụi con gái trong xóm. Thấy chán không phải là vì Dương chơi dở, dáng người Dương cao kều, nhưng chân tay thì rất thuận, chơi trò gì cũng thoăn thoắt, vì thế nên những trò con gái này đâu có là vấn đề của Dương, Dương chán đúng ra là vì nó dễ quá. Và cũng vì một điều quan trọng nữa, mỗi khi đang mải chơi những trò con gái, tụi con trai xóm khác ở đâu đi qua nhìn thấy Dương chơi điệu nghệ quá, liền đứng lại trêu chọc khiến cậu đỏ cả mặt, tụi con gái thấy thế liền cùng nhau xông ra chửi khí thế lắm, làm tụi kia hoảng quá phải lỉnh gấp. Không chỉ có mấy tụi xóm khác trêu chọc, mấy cô bán rau, bán cá đi ngang nhà trông thấy cũng cười ngả ngớn, rồi tích cực cà khịa Dương bằng những lời lẽ thật khó nghe, thô thiển tới mức một đứa con nít cũng đủ hiểu. Những lúc ấy, Dương bỏ chơi, bực tức chạy vào trong nhà, cũng có mấy lần cậu nói qua lại với người lớn, nhưng lại sợ mẹ thấy được nên thôi. Dần dần chính Dương cũng tự thấy thật kỳ cục, nên mỗi lần được tụi con gái rủ rê, cậu lại tìm cách né tránh. Mất đi một tay chơi cừ khôi, tụi con gái cũng buồn lắm chứ. Nhưng cũng không thể phủ nhận rằng, chính khoảng thời gian chơi với tụi con gái này đã làm cho Dương có một cái tính cách nhẹ nhàng, mềm mỏng hơn, dù cậu thấy mình đôi lúc cũng dễ nổi nóng lắm, may mà chơi với tụi nhỏ cậu thấy mình hiền lành ra, có hồi còn thấy nhu mì là đằng khác. Hơn nữa là Dương thấy mình cũng biết suy nghĩ, biết để ý hơn, và cũng chín chắn hơn những thằng con trai cùng tuổi khác.

Tới khi vào lớp ba, Dương mới lần đầu tiên biết chơi tới một trò chơi của tụi con trai, đó là bắn bi. Thực ra thì trước đây cũng có thấy tụi con trai xóm trên chơi, Dương chỉ đi ngang qua thấy vui mắt, rôm rả lắm, chứ cũng không biết tụi nó đang làm cái gì với những viên bi. Còn hồi lớp mầm non có mấy thằng nghịch ngợm mang bi của anh nó tới lớp chơi, tụi nó bày ra lấy oai chứ cũng còn lóng ngóng lắm. Những lúc ấy, Dương lại ước rằng kể mà anh trai cũng gần cỡ tuổi cậu thì cũng có người bạn trai chơi cùng cho đỡ buồn rồi, cũng có thể mượn bi của anh mang tới lớp lấy le vậy. Nhưng mà anh chị Dương đều lớn cả, là anh em sinh đôi, anh Dương ra trước, còn chị Dương ra sau. Lúc sinh anh chị là sau khi chuyển ra đất này, cất tạm căn nhà tranh được một năm thì mẹ mang bầu. Nhớ những ngày tháng đói khổ ấy, trong nhà đã chẳng có lấy thứ gì đáng giá, nợ thì còn một đống chưa trả, lại sinh hạ liền một lần hai đứa. Mẹ Dương thường kể bảo đẻ xong là nuôi đã đời luôn, nuôi mà muốn mờ cả mắt. Mờ mắt có thể hiểu là đẻ xong chưa nghỉ ngơi được bao lâu đã phải lao vào làm tối mắt tối mũi từ sáng đến tối muộn, bởi không làm thì lấy gì nuôi con. Mờ mắt cũng có thể hiểu đơn giản là đói tới mờ hai con mắt. Mẹ kể có những hôm chỉ có tô canh rau khoai nấu đặc bỏ muối, với tô lạc bác nấu nước mắm, mà mẹ ăn liên tục tới tám, chín chén cơm, có hôm còn phải đi nấu thêm nồi cơm nữa để tối khuya ăn, vì nhanh đói quá. Sau này, lâu lâu mẹ vẫn hay nấu lại mấy món kinh điển ấy để ăn cho đỡ thèm, như cái món lạc bác là lạc giã nhuyễn ra nấu đặc lại, Dương đã thử nhưng thấy nuốt không nổi. Còn bố Dương những ngày ấy thì chỉ dám lựa những miếng khoai độn và phần cơm khô để ăn, nhường phần cơm cho mẹ để có sữa cho anh chị. Những khi ấy, mẹ vẫn bảo thương bố vô cùng, thật là vợ chồng rớt nước mắt cùng nhau, nên những ngày sau dẫu có gian khó thì bố mẹ Dương cũng hiếm thấy nặng nề với nhau một lời. Còn ông bà nội ngoại hai bên lại đều đông con cả, bố mẹ Dương lại cũng đều là con cả, con lớn trong nhà, có muốn cũng chẳng đỡ đần được nhiều, lâu lâu ông bà lại chia nhau ra qua nhà trông cháu, bế cháu, rảnh tay thì giặt đỡ chậu đồ, nấu giúp nồi cơm. Vất vả thế đấy, nên thành ra mẹ Dương thấy có chút sợ, không phải sợ mình gian khó, mà sợ con mình phải sống gian khổ, thiếu thốn, nên nghĩ rằng chỉ nuôi nấng hai đứa thôi cho tốt. Nên phải tới hơn hẳn chục năm sau đó, khi ấy công việc trong nhà đã có đồng ra đồng vào, bố mẹ Dương mới tính tới chuyện có thêm một đứa nữa cho vui nhà vui cửa. Thế nên từ hồi biết chạy nhảy vui chơi, Dương đã chủ yếu chơi với tụi con gái trong xóm, nhiều
hôm tới tối mịt anh chị cả mới đi học về mà. Còn hồi vào lớp một, anh chị Dương đã đang bắt đầu vào năm cuối cấp rồi, thì giờ đâu mà chơi với Dương được nhiều, thậm chí tới việc học hành, người bày thêm cho Dương chủ yếu vẫn là bố. Nên tới đầu năm lớp ba, đó mới là lần đầu tiên Dương bắt đầu tập chơi bi. Dương vẫn nhớ như in buổi chiều năm ấy, thấy bố chạy con xe số cà tàng chở gánh hàng đồ khô về, Dương ra cổng đón bố thì ông liền chìa ngay ra một túi ni lông quá trời bi ve. Dương nhớ cái cảm giác hạnh phúc ấy, bằng cách nào mà ông biết Dương đã bắt đầu tập chơi bi, lại còn toàn bi mới nên Dương nhảy cẩng lên, cười toe toét. Cả chiều hôm ấy, Dương chỉ dành thời gian mân mê, chìm đắm vào những sắc màu lung linh của những viên bi ve, nhìn chúng thật sự như những hòn ngọc nơi biển cả, mang theo những cánh buồm đầy màu sắc.

Tuy mới tập chơi chưa lâu nhưng phải nói Dương là một tay thiện xạ trong lớp, bách phát bách trúng. Tay chân Dương lúc nào cũng thoăn thoắt cả, búng viên bi ngay từ vạch xuất phát đã ăn gần hết cả số bi. Theo thời gian, cái tài sản quý báu ấy của Dương tăng lên không ngừng mặc kệ những hậm hực, những câu chửi vô cớ của mấy thằng bị thua trắng. Cho tới một lần, Dương ăn quá đậm, thằng quỷ nhỏ kia vốn nghe tiếng Dương chơi bi hay đã thấy không ưa, nay bị thua trước mặt bao đứa, nó đâm tức tối lao vào đấm Dương một cái bất chợt ngay trúng giữa mặt. Dương không kịp phản ứng thì đã ngã nhào xuống sân làm đống bi trong tay, trong túi quần đổ ra nhảy tưng tưng, vương vãi khắp nơi. Chưa kịp ngồi dậy, thằng kia đã kịp lao vào đạp phát nữa nhắm thẳng vào mặt Dương. Chao ôi cái tướng nó to khoẻ, đạp một phát thì Dương chỉ có đập đầu cái rầm xuống nền bê tông. Dù hoa mắt, choáng váng nhưng Dương chỉ nhìn thấy đám bạn đứa thì đứng cười ha hả, đứa thì xô đẩy nhau tranh giành những viên bi ve đang lăn lốc cốc trên sân, không một đứa nào chịu lại can ngăn thằng kia. Cũng may thằng đầu gấu kia đánh hai cú thì thấy đã chân đã tay nên nó chịu dừng, dù gì thì số bi của thằng Dương cũng đã mất sạch, cho chừa cái tội chơi hay. Tụi nó bỏ đi hết, Dương mới lồm cồm bò dậy, cậu chẳng buồn tức tối, chỉ thấy thật chán nản, và một chút thất vọng. Sau hôm ấy, cậu chôn tất cả đống bi ve mình đang có vào xuống dưới góc vườn phía gần đường lớn, tự lấy cái bay đào thật sâu thật sâu, đổ cả hộp bi ve vào và lấp lại. Vừa lấp lại xong rồi mới thấy cay cay sống mũi, rồi nước mắt rơi lã chã. Những viên bố mua, những viên mấy đứa bạn gái trong xóm tặng cho, những viên khi chơi thắng cười phách lối cùng những thằng bạn, bao nhiêu là ký ức, nhưng chôn hết, chôn toàn bộ. Trò chơi con trai đầu tiên của Dương, Dương ham hố tức thời, cũng bỏ ăn, cũng trốn học, Dương cũng hiếu thắng, ngạo nghễ, Dương cũng tham lam, bất chấp. Và điều mong mỏi cùng niềm hy vọng, đó là những tình bạn đẹp, Dương sẽ có những người bạn mới thân thiết, cùng chơi cùng vui cười với nhau. Nhưng ngày hôm ấy, nụ cười đám đông mà Dương nhìn thấy đã cho Dương thấy điều gì? Có bao giờ sau mỗi niềm vui chiến thắng, thay vì đắm chìm vào những sắc bi long lanh, Dương chịu quan tâm vào ánh mắt những người bạn của Dương chưa? Thì ra là vậy, một cái trò chơi mà ngay cả khi dù bạn có chơi thật tốt cũng chưa hẳn đã là những điều mà bạn thực sự mong muốn. Niềm hạnh phúc sâu thẳm đôi khi lại không được đặt vào niềm vui chiến thắng. Dương chôn những viên bi, chôn theo những ký ức lạ lẫm, những nhầm lẫn đầu đời. Đôi mắt Dương bỗng chợt bừng tỉnh như vẻ cậu nhớ ra điều gì. Cũng đã năm năm rồi kể từ ngày cậu chôn những viên bi ấy, không biết chừng bây giờ tụi nó đã biến thành ngọc, thành vàng hết rồi cũng nên, thật nực cười. Mà vừa hay, cái chỗ chôn bi nó cũng nằm ngay chỗ cái vũng lầy mà mấy con vật khi nãy rượt đuổi nhau, không biết chúng có bới những viên bi lên không. Mà quan trọng là, thôi xong rồi, khi nãy dọn xong cái sân, cậu vẫn quên chưa dọn vườn. Để mẹ thấy luống rau đang mơn mởn bị dập gãy hết như vậy là con hĩm Bút chỉ có lo mà ăn thêm đòn.

Dương lo tắt đèn bước xuống dưới vườn, nhìn thấy đám rau cải bị dập nhiều nhất, thôi được, sẽ hái hết vào để chiều nay có bữa canh rau cải thịt bằm. Cậu cũng lo chôn cất luôn ba con chuột béo núc khi nãy để tạm vào góc vườn. Những luống rau còn lại cũng không bị ảnh hưởng lắm, cây nào bị dập mai mốt nó cũng tự lành lại. Chủ yếu là đất bùn kìa, nhất là chỗ vùng lầy, cậu sẽ lấy đất lấp nó lại luôn. Cậu cầm cái xẻng, men theo rãnh nước, bước dần tới cái vũng lầy. Vừa đứng ở rìa toan bới đất lên để lấp cái vũng thì thấy có gì cộm cộm dưới ủng. Cậu nhấc chân lên thì thấy một viên bi ve thật đẹp, đang lấp ló trong bùn đất. Thôi đúng luôn, có khi đây là một trong những viên bi mà cậu đã chôn năm năm trước cũng nên, chứ ở cái xó này sao có mấy viên bi lạc vào đây được. Khẽ lấy tay vạt những bùn đất xung quanh thì Dương phát hiện ra viên bi này đã bị nứt vỡ rồi. Nó có màu xanh dương sáng long lanh như màu biển cả, trông màu xanh này nhất định là rất quen.

Dương khẽ nhấc viên bi lên ngắm thì thấy có một cảm giác thật lạ, như có một luồng điện nhẹ khẽ chạy qua người cậu. Dương đứng thẳng người dậy, khẽ ngắm viên bi, những đầu ngón tay mân mê, nhẹ xoay viên bi để tiện ngắm nghía, nhưng cũng không ngăn nổi một mảnh bắt đầu vỡ ra và rớt xuống. Không ngờ viên bi này bén thế, mảnh vỡ đó vừa rơi ra thì đầu ngón trỏ của Dương chạm tới vết nứt, thế là nó cứa một vết nhỏ làm ngón tay Dương chảy máu. Nhưng chưa kịp định thần thì chỗ vết cứa nhỏ đã tiếp xúc ngay với những viền màu xanh dương ở trong lớp thuỷ tinh mà Dương vẫn hay gọi là cánh buồm. Bỗng dưng, Dương thấy vết cứa rát bỏng kinh khủng khiếp. Nó bắt đầu đau tới tưởng như muốn đứt lìa luôn bàn tay phải. Dương liền buông viên bi ra nhưng nó không chịu dứt, cố giãy tay mà nó cũng không chịu lìa. Dương bỗng thấy toàn thân nhẹ như không trọng lượng, như hồn muốn lìa khỏi xác. Mắt cậu bắt đầu thấy mờ mờ ảo ảo, cậu nhìn xuống bàn tay thì thấy hiện lên những gân máu màu xanh dương trông thật kinh khủng khiếp. Bàng hoàng không hiểu chuyện gì, cậu loạng choạng rồi bỗng ngã ngửa ra cạnh đống bùn. Cậu nằm xuống bất giác, nửa tỉnh nửa mê. Trong cơn mơ màng, cậu nhìn thấy dải lụa màu xanh dương toả ra hào quang lấp lánh trôi dạt giữa một khoảng không đen tối kỳ ảo. Cậu nhìn thấy những sức mạnh khủng khiếp, những kết nối dài vô tận. Rồi cậu nhìn thấy một vật thể như một tảng đá khổng lồ, hình thù cục mịch trượt dài trong không gian, rồi lao xuống một hành tinh khác và bốc cháy. Cậu nhìn thấy thật nhiều những cảnh tượng của sự lan toả, sự âm ỉ, sự biến đổi, sự thích nghi, sự xâm lấn của một thứ vật chất kỳ lạ. Rồi lại tới cảnh tượng rượt đuổi lúc sáng của con mèo với bầy chuột cống. Con mèo đó vốn dĩ không hề gầy gò như những gì Dương đã thấy khi trưa, nên khi nó sa vào vũng lầy, nó đã đập khá mạnh tới mức bùn văng lên tung toé. Nhưng bỗng dưng nó cứng đơ ra trong vũng bùn, dù vẫn cố giãy giụa
vì sắp ngạt thở. Con Bút thấy động chạy xuống, liền sà quá nửa thân người vào hẳn vũng bùn, dùng mõm vớt con mèo ra khỏi vũng lầy. Xong nó đặt con mèo nằm cạnh đấy, lấy chân trước cào cào bớt bùn đất trên người, trên mặt con mèo. Đoạn giũ mình thêm mấy cái cho sạch bớt nước bùn, Bút mới chạy đuổi theo mấy con chuột đang mò lên sân nhà. Con Bút vừa chạy khỏi thì bỗng dưng con mèo mở trợn trừng mắt xanh lè, thứ ánh sáng màu nước biển chói loá quen thuộc đó đã làm Dương bất tỉnh vào một giấc ngủ mê.

 
Chỉnh sửa lần cuối:

Seamant

Gà con
Tham gia
4/11/20
Bài viết
10
Gạo
0,0
II - CHƯƠNG 4: THIÊN TÀI CÔ ĐƠN 1

Đôi mắt kỳ lạ ấy của con mèo lại làm Dương tiếp tục mơ về những viên bi long lanh. Kể từ sau ký ức chôn vùi ấy, cậu không chơi bi thêm một lần nào nữa. Lâu lâu nghỉ giờ giải lao, Dương có đi theo mấy cậu bạn ra sân đất, rồi đứng chăm chú ngắm mấy đứa chúng nó chơi bi. Trò chơi này kể ra cũng có mùa, có khi rầm rộ thì thấy tiệm tạp hoá nào dọc đường đi học cũng có bán đủ thứ bi lung linh sặc sỡ, nhưng cũng có đợt chẳng thấy có một ai chơi cả. Với cả từ dạo ấy, Dương cũng chẳng thiết tha chơi bời gì nữa cả rồi, phần lớn thời gian, cậu chỉ chú tâm vào học hành và làm việc nhà đỡ đần mẹ. Vì khi ấy mẹ cũng đã bắt đầu có tuổi rồi, bố thì phải bận rộn công việc buôn bán, còn anh chị thì đã lên đại học đi xa nhà hết cả. Cứ tan học, cậu lại lẳng lặng, lầm lũi đeo cặp sách đi một mạch về nhà. Về tới nhà là đã quen nếp sửa soạn ngay liền, hăng hái lo đi chuẩn bị cơm nước, bố mẹ đi làm về đôi khi chỉ cần nấu thêm một vài món thức ăn nữa là có bữa cơm trưa, cơm chiều ngay liền. Tuy mới lớp bốn thôi, nhưng Dương cũng đã thạo nấu được mấy món cơ bản rồi, rồi còn biết lấy ngô, lấy thóc cho con gà, cái vịt ăn nữa. Thế nên mẹ và bố càng yêu thương và tự hào về Dương nhiều hơn, bước qua nửa đoạn tứ tuần rồi mới thấy đứa con đẻ muộn như của báu trời ban. Đã vậy, Dương cũng luôn là học sinh ưu tú của lớp, luôn nằm trong nhóm học giỏi nhất lớp nhờ sự cần mẫn chăm chỉ vô cùng. Dương còn luôn được các cô, các thầy quý mến, để ý đến vì sự ngoan ngoãn, chịu khó, nhiều bạn trong lớp, nhất là các bạn nữ rất ngưỡng mộ Dương và rất chịu cái tính của cậu, ít nói mà lại hiền lành, nhẹ nhàng. Nhưng Dương thì chẳng quá quan tâm tới những điều ấy, cậu chỉ lo làm tốt phần việc của mình. Dù cậu cũng hoà đồng và chơi xã giao với tất cả các bạn trong lớp, nhưng chẳng chơi quá thân thiết với ai cả. Còn thông thường thì giờ nghỉ giải lao, cậu cũng ùa ra sân chơi đủ trò với các bạn, nhất là các trò đuổi bắt.

Tụi trẻ con đi học ngày ấy trường lớp đã đâu mấy khang trang. Thư viện thì cũng có đấy, nhưng cô thủ thư dữ như bà chằn, muốn xuống thư viện thì phải đi đông đông một chút thì hoạ may ra cô mới tiếp, chứ còn đi lèo tèo một vài đứa là thư viện dễ có lý do để hôm nay đóng cửa lắm. Xuống đọc sách cũng phải lựa tâm trạng của cô mà cư xử, cô mà không cười thì đụng chạm lung tung vào cái gì, hay ngồi đọc cách mà chọc nhau là cũng dễ mà thư viện đột ngột đóng cửa lắm. Dương nhớ có lần đang ngồi trong lớp chơi thì con bé ngồi bàn đầu chạy vào mếu máo, nước mũi nước mắt đầm đìa. Nó kêu rút quyển truyện cũ từ trên kệ ra, mà sách xếp chật quá nó làm một cái “xoẹt”, quyển sách đi ra còn tờ bìa ở lại. Cô thủ thư mắng nó xối xả, rồi doạ mấy câu làm con bé tái xanh tái mét cả mặt mày, chạy lên tới lớp rồi mà vẫn khóc lóc mặt mũi ướt nhèm, bết hết cả tóc tai. Thế là tụi lớp Dương ngán hẳn phòng thư viện, tính ra chỉ có cái sân trường là dễ chịu nhất. Từ cổng trường vào là một khoảng sân rộng rãi vô cùng, lát xi măng bằng phẳng. Xen kẽ là những bồn hoa cân xứng hai bên lối từ cổng vào, bồn nào cũng đầy ắp hoa cỏ và nom sạch sẽ lắm. Đơn giản vì mỗi một lớp sẽ chịu trách nhiệm cho một bồn cây cảnh, hay nói cách khác, mỗi một bồn cây sẽ như là gương mặt đại diện của một lớp vậy, nên tụi học trò cũng ganh đua lẫn nhau để bồn cây lớp mình đẹp nhất trường. Chỉ cần xếp hạng bồn hoa rớt điểm thôi, là lớp Dương đã nháo nhào, cuống quýt lên lo phân công trực nhật nghiêm túc lại, và chỉ cần cô giáo chủ nhiệm ngỏ một lời thôi, là tụi nó sẵn sàng bứng cây hoa đẹp nhất trong vườn nhà mang tới trong buổi lao động của lớp. Thế nên mười hai cái bồn hoa khắp sân trường, cái nào cũng trông rộn ràng sức sống, muôn sắc ngập tràn.

Thêm những bồn hoa, sân trường vẫn còn rộng ghê lắm, đủ để tụi học trò bày ra đủ thứ nghịch ngợm. Trong các trò đuổi bắt vẫn hay chơi trên trường, mấy đứa lớp Dương hay chơi nhất là trò cướp cờ và ném lon. Những trò này thì cả lớp cùng chơi, nên vui nhộn nháo nhào không đâu cho hết. Trò cướp cờ thì dễ lắm, chỉ cần lấy viên phấn kẻ hai cái vạch hai bên, rồi chia nhau đi nhặt, đi chôm mấy cục gạch đặt nằm dọc ngay ngắn trên sân, bẻ thêm mấy cành lá như lá cây nhãn cắm vào mấy cái lỗ gạch là xong. Còn trò ném lon thì cũng dễ luôn, một đứa trong lớp xung phong mang cái lon sữa đặc mới keng tới, kẻ thêm cái ô đặt lon và cái vạch xuất phát là xong. Đứa đứng trông lon tụi nó gọi là con đỉa, mấy đứa ở dưới thì thi nhau cầm dép ném cho cái lon bay khỏi ô để con đỉa phải lo chạy đi nhặt. Vậy nên hôm nào có “lịch” chơi ném lon, là tụi nó ráng mang những đôi dép bự nhất đi học, có đứa còn lén đi cả dép của anh, của bố thì thật hết nói. Dương thì chẳng cần tới, cậu chơi những trò này đúng nghĩa chỉ để cho vui với bạn bè, nhưng vô tình thì trò nào thì Dương cũng là số một của lớp. Về cái khoản chạy nhảy và nhắm mục tiêu thì không đứa nào qua nổi Dương cả, cậu chạy nhanh với tốc độ khó tin. Vậy nên tới khi chơi cướp cờ thì có Dương chơi về đội nào thì đội đứa đó phải chấp bớt người, phải bớt đi hẳn bốn, năm đứa, và mỗi lần Dương chạy lên cướp thì đội còn lại cũng mặc định được tương đương với ba đứa khác chạy lên. Còn chơi ném lon thì khỏi nói luôn, chưa bao giờ Dương phải nếm cảm giác làm con đỉa, mà những con đỉa khác thì phải nếm cảm giác lo lắng, mất kiên nhẫn khi hôm đó có
Dương vào chơi. Tụi chơi luôn bàn bạc để Dương ném những cú quyết định, thường là khi cả đám đã ném hết dép xuống “ruộng” mà lon vẫn chưa đổ, vì cậu ném là chắc chắn trúng, cả bọn sẽ nháo nhào nhặt dép chạy về. Còn Dương thì cần gì lon phải đổ, cậu ung dung lên nhặt dép chạy về, mấy con đỉa còn khuya mới rượt nổi.

Có lần chơi nọ, trúng con bé mít ướt bàn đầu làm đỉa, tụi con trai khoái quá, chọc cho nó bực mình chơi. Nó làm đỉa mà mồm thì quát tháo, chửi rủa liên tục, rồi thỉnh thoảng đang trông chừng dép mấy đứa mà lon đổ, vừa cuống quít lo đi nhặt, mặt nó vừa mếu máo trông thật thảm. Lần này là nó đã cố nín nhịn, chứ từ lúc ra chơi tới bây giờ chỉ có một mình nó làm đỉa. Dương thấy cũng tội nó thật tình, nhưng một loạt những ánh mắt khẩn cầu tha thiết phía trên khiến cậu đành ném trúng lon nhưng không làm nó bay quá xa. Vậy mà con bé cũng loạng choạng, đặt xong cái lon cũng không vợt được đứa nào thế chỗ. Dương lại lên lấy dép chạy về, nó tức tối rượt theo. Đang chạy, Dương chỉ cần lách nhẹ một cái là đổi hướng chạy liền. Con bé hụt đà, trượt chân ngã cái rầm ra phía trước xuống sân xi măng. Cả sân trường bỗng nhiên giật mình, đưa ánh mặt ngơ ngác về hướng có tiếng la hét thất thanh. Khiếp thật cho cái miệng của con nhỏ. Nó ngã một cú trời giáng, miệng mũi bầm dập, máu me chảy ra hết cả. Chưa kịp hoàn hồn là nó đã rú hét lên, rồi sau đó mới có cảm giác thứ âm thanh đó dần bắt đầu giống tiếng kêu khóc của một sự hoảng hốt và đau đớn bất ngờ. Nó đưa tay lên quẹt mũi, lau mồm, ra thấy đầy máu nó lại càng hoảng hơn, âm thanh la hét bất ngờ tăng cường đợt hai. Dương bối rối, ăn năn và lo lắng kinh khủng. Cậu vội chạy lại đỡ bạn gái dậy, con bé vẫn đủ tỉnh táo gạt phắt tay thằng Dương:
- Mi biến đi đồ con quỷ, chỉ có con quỷ mới chạy kiểu đó thôi, mi là con quỷ hại người. Tao phải đi mách cô hu hu, tao không thể học chung với một con quỷ được. Thế là Dương bèn dạt ra một bên để mấy bạn gái khác lại lau chùi, phủi dọn cho con bé. Cũng may là con bé đó không bị chấn thương gì nặng lắm, răng lợi cũng còn nguyên đều, chỉ là môi dập sưng vù, mũi bầm chảy máu, má cũng bầm dập luôn, nên cái mặt nó sau giờ ra chơi sưng lên kỳ quặc, vừa tội nghiệp mà cũng vừa mắc cười. Nhưng con bé này được cái nói là làm, nó cũng đi mách cô thằng Dương là con quỷ, nó cố tình hãm hại con bé. Dù có mấy đứa trong lớp ngỏ ý bênh vực Dương, nhưng cô giáo chủ nhiệm vẫn cho cậu ra ngoài cửa lớp đứng đến cuối giờ tan học. Dương ít khi nào khóc cả, nhưng không ngờ tới lúc này khoé mắt cậu lại rưng rưng. Chưa bao giờ Dương có thể nghĩ là mình lại phải đứng ở một vị trí như thế này, chỗ này chỉ dành cho những đứa yếu kém. Cảm giác một đứa hiền lành, học giỏi nhất lớp phải đứng ở ngoài cửa khi cô đang dạy bài, chỗ mà chỉ dành cho mấy đứa ngu dốt, quấy phá. Cảm giác của một món đồ phẩm chất quý giá, thiêng liêng, hết sức nâng niu, gìn giữ tối ngày để đến một ngày sơ sẩy, nó đã lấm bẩn tức thì. Nhưng dù sao thì đến lúc này Dương cũng phải chấp nhận rằng hình ảnh mình vẽ lên, nhưng cách nhìn nhận lại là của người khác. Kẻ nào khác có thể vấy những vết dơ lên lăng kính của người đời, chứ không thể nào vấy bẩn lên nhân phẩm của cậu được. Dương buồn và thấy đau nhói vì quyết định của cô chủ nhiệm, vậy ra cô cũng vội tin hết những lời bạn gái kia kể lể, hay cô biết nhưng vẫn cố tình đưa ra lựa chọn “đúng thủ tục” này, khi mặt con bé đã bầm dập như thế kia. Vậy là hình ảnh của Dương không còn đẹp nữa rồi, và nó còn tiếp diễn như thế những ngày sau.

Mẹ con nhỏ đó ngay sáng hôm sau đã lên trường lớp làm ầm ĩ.
- Ai cho mày đụng tới con tao hả thằng ranh kia, con tao là lá ngọc cành vàng mà để mày làm cho mặt mũi bầm dập hết thế này hả? Mày có tin là tao cũng đánh cho mày bầm dập hết mặt mũi không hả?
Bà mẹ nom bộ hung hăng quá, người béo tối đẫy đà, ăn mặc diêm dúa, tóc tai quăn tít, mà mặt mũi cũng phấn son loè loẹt, cái miệng la lối thì con bé nhà bà này phải học mẹ nó thêm cả chục năm nữa mới vừa tầm. Cánh tay bà này to khoẻ, lúc lắc những mỡ là mỡ, mỗi nhịp túm cổ áo Dương lắc qua lắc lại là cái tảng mỡ ấy lại rất biết đung đưa theo nhịp. Bà này không ngại nể nang gì cả, ngay chốn trường học mà túm cổ áo thằng bé, quát tháo như giữa đường giữa chợ. Con bé mít ướt mặt mũi đã bớt sưng rồi, nhưng nó vẫn đứng bên cạnh mẹ nó khóc lóc nỉ non trông tội nghiệp lắm luôn. Dương vốn tính nết bình tĩnh, thần thái đĩnh đạc vượt xa mấy đứa trẻ con cùng tuổi, gặp tình cảnh này cũng vẫn nhẹ nhàng, không nao núng:
- Cháu xin cô, là do hôm qua lớp cháu chơi đùa với nhau, không may đuổi theo cháu bạn bị ngã thôi chứ cháu không hề cố ý. Cô hỏi các bạn trong lớp ạ, cháu không nói dối đâu ạ!
Mấy đứa bạn đứng bên cạnh chứng kiến cũng nhao nhao lên bênh thằng Dương, còn những đứa khác im re, chỉ đứng nhìn xem xem thế nào.
- Ai mà tin được vào cái dòng quỷ nhà mày. Mày hại con tao ra thế này rồi còn điêu ngoa đặt điều hả? Rõ ràng con tao nói là mày cố tình xô nó ngã dập mặt mà mày còn điêu hả?
Chửi chưa đã, mắt bà mẹ long lên sòng sọc trông rất đáng sợ. Dương cũng không dám nhìn vào đôi mắt ấy sợ sẽ bật khóc mất, xấu hổ chết mất. Tay bà mẹ vẫn túm lấy cổ áo Dương, kéo đến muốn ngạt thở, mỗi lần chửi rủa bà ta vẫn không ngừng rung lắc.
- Trong lớp cháu và bạn vẫn chơi và nói chuyện với nhau, bạn cũng không làm gì tới cháu để cháu phải xô bạn ngã hết ạ!
Bà mẹ bỗng nhiên không nói gì cả.
- Cháu còn quý bạn nữa đấy ạ, cháu cũng hay bày bài tập cho bạn, hôm qua bạn ngã cháu cũng muốn lại giúp bạn lắm…
- Mày im ngay đi, lắm mồm quá! Rõ ràng con bé nói với tao là mày xô nó ngã xong còn cười ha hả mà đỡ đần cái khốn gì?
Đến lúc này Dương hết biết nói làm sao cả, trong lòng cũng có chút bực bội, liền quay qua đám bạn hét lớn:
- Phải không các bạn ơi? Mình đâu có hề cố ý xô Thuẩn ngã đâu?
Tất cả im lặng, vẻ hung dữ cộc cằn của bà mẹ đã làm chúng nó sợ xanh mặt, không đứa nào dám lên tiếng vì sợ bị vạ lây.
Dương nói tiếp vẻ trách móc:
- Đừng quên chính các bạn bày trò, các bạn muốn mình cứu kia mà!

 
Chỉnh sửa lần cuối:

Seamant

Gà con
Tham gia
4/11/20
Bài viết
10
Gạo
0,0
II - CHƯƠNG 5: THIÊN TÀI CÔ ĐƠN 2

Tụi kia nghe vậy lại còn hoảng hơn, sợ thằng Dương sẽ khai hết ra vụ bày trò để con Thuẩn làm đỉa tới hết giờ ra chơi, chọc cho nó tức tối để nó khóc nhè cho vui. Mẹ con nhỏ mà biết được lại truy ra đứa đầu têu thì không thể biết được hậu quả. Liền có một, hai đứa trong nhóm mạnh dạn lên tiếng:
- Dạ đúng là Thuẩn mải đuổi theo Dương nên mới bị trượt chân ngã ạ! Tụi cháu không hề cố ý làm bạn bị ngã đâu ạ!
Lát sau, đám nhát cáy kia mới bắt đầu dựa hơi nhao nhao lên tiếng:
- Dạ đúng rồi ạ, là Thuẩn tự trượt chân ngã đấy bác ạ!
Lúc này mẹ con bé mới hậm hực buông cổ áo kèm với một cú xô mạnh làm Dương đang đeo cặp ngã nhào xuống đất. Bà ta nhìn thằng Dương, rồi đảo mắt trợn trừng nhìn cả đám con nít.
- Ranh con chúng mày, tao mà nghe con tao bị đứa nào đụng đến nữa là tao lên đập từng đứa nghe chưa?
Xong rồi làm mặt dỗ dành quay qua nói với con bé mà cố dòng nói cho thật to:
- Con vào lớp học ngoan nghe chưa? Có mẹ đây đừng sợ bố con nhà thằng nào, đứa nào làm con khóc cứ về nhà nói mẹ là mẹ lên tính sổ từng đứa.
Bà mẹ con Thuẩn ngoảnh mông đi tức thì, hướng ra chỗ cái xe máy đang đậu ngay trước cổng trường. Lúc này tụi con nít mới vãn dần đi, còn Dương thì lồm cồm bò dậy, phủi áo phủi quần. Dương thấy Thuẩn còn đang đứng đó, mẹ về một phát là nín bặt luôn, không còn chút nước mắt nào tuôn ra. Dương chạy lại tính nói chuyện, làm lành với con bé.
- Thuẩn đã khỏi chưa, còn đau không? Dương thực sự không cố ý mà!
Con bé trợn ngược mắt lên lườm nguýt.
- Mi im mồm đi con quỷ, tao không bao giờ chơi với mi nữa, tao sẽ phải cho mọi người biết mi là một con quỷ để không bị mi làm hại.

Nói là làm, con nhỏ mít ướt cũng nhiều chuyện kinh khủng, trong lớp không xong, nó đi rêu rao khắp các lớp khác chuyện thằng Dương là một con quỷ. Vì là một con quỷ nên thằng Dương mới chạy nhanh khủng khiếp như thế. Nó học giỏi cũng là do nó là một con quỷ, quỷ mà, muốn cái gì mà không được. Thấy vậy chưa đủ, con Thuẩn còn bày ra chuyện vì sinh thằng Dương ra mà chân của bố nó mới phải đi cà nhắc như vậy. Nó là một con quỷ nên ở gần ai sẽ làm cho đôi chân của người cạnh nó trở nên yếu đuối. Để gia tăng sức mạnh cho “đội ngũ tuyên truyền”, con Thuẩn mua biết bao là bánh kẹo, quà vặt mang tới lấy lòng mấy con nhiều chuyện trong trường. Dù chẳng biết thằng Dương là đứa nào, chưa chơi với nó bao giờ, nhưng con Thuẩn đã nói tới vậy thì đích thị nó là một con quỷ, cần phải cảnh báo cho cả trường cùng biết. Thật sự quá đáng, nhưng Dương đâu hề hay biết những tin đồn đó đang ngày một lan rộng ra. Cậu chỉ thấy một sự khác lạ là mỗi lần bước từ cổng trường vào tới lớp học, tụi lớp khác không ngừng túm tụm, chỉ trỏ về phía cậu và bàn tán xôn xao. Tụi trong lớp cũng dần dà chuyển từ quý mến sang làm mặt lạnh với Dương, bởi bây giờ mà nói làm bạn thằng Dương dễ mà cũng bị gán cái danh “bạn quỷ” lắm. Những đầu óc non nớt ngây thơ dễ bị áp đặt ấy, từ những buổi đầu đã biết cách phán xét thoải mái một người, rồi tự do đem những lời phán xét ấy đi reo rắc vào tâm trí những người khác. Một sự cả tin hẳn là trong sáng. Một nguồn ham muốn có vẻ chính đáng. Một sự phỉ báng chẳng truy trách nhiệm. Kiêm một sự hả hê lại chẳng hề hấn.

Dương dần sống trong sự xa lánh của bạn bè tiểu học. Mỗi lần bắt chuyện với ai đó trong lớp, bạn bè chỉ trả lời cộc lốc vài ba câu rồi thôi. Dương cũng chẳng còn tham gia chơi bất cứ trò chơi nào nữa với lớp, và lớp cậu chắc cũng chẳng muốn cho cậu chơi cùng nữa. Dương cũng chẳng thấy buồn mà chỉ thấy thật nực cười. Vốn dĩ ban đầu con Thuẩn là nạn nhân của tụi nó, của những sự trêu trọc. Rồi cũng tới lượt cậu để tụi nó lợi dụng, để thoả mãn sự ích kỷ của cả đám chúng nó, để tới lúc phải đứng ra nói lên sự thật thì không một đứa nào đủ bản lĩnh. Rồi bây giờ, cậu bị chính chúng nó xa lánh, coi cậu như là một cá thể không đủ tư cách để gia nhập với cộng đồng tụi nó vậy. Còn con Thuẩn, sự khờ dại của nó sẽ còn tiếp diễn tới bao giờ đây? Khi nào đầu óc non nớt của nó mới đủ rộng, đủ sâu để có chỗ chứa cho sự dung tha, cho sự tự kiểm điểm. Chỉ biết là bây giờ mỗi ngày đi học Dương đều cảm thấy mệt mỏi. Đỉnh điểm là có một lần trong lúc xếp hàng ra về chỗ bồn hoa, có một đám học sinh lớp nào đã tan học bắt đầu túm tụm lại xung quanh lớp Dương. Chúng bắt đầu cười toe toét và trêu chọc Dương, rồi còn đồng ca đọc bài vè ngớ ngẩn gì cho chúng nó tự chế với nhau. Dương vẫn làm mặt lạnh và lâu lâu cười nhếch mép, thực sự thì cậu chỉ đang diễn thôi chứ những lời lẽ đó cũng không có làm cậu để ý tới. Nhưng như vậy thì thật có lỗi với đám đông, sự bôi bác của tụi nó chỉ được thoả mãn khi nạn nhân chịu phản ứng lại, mà nhất lại là bực tức, hay mọi dấu hiệu khác của sự bất lực, đau đớn, yếu đuối. Thế là chúng nó càng hăng máu, càng làm quá, nói vè không xong thì chuyển qua chửi bới dung tục, và khốn nạn nhất là dám đụng tới bố mẹ cậu. Dương bất ngờ lao đến tát một cú trời giáng vào mồm thằng nhãi đang chửi bậy, làm nó ngã lộn nhào ra sân. Cậu từ tốn cởi cặp ra, ném vào một góc, bây giờ thì tụi nó cố ý hay bị xúi giục cậu cũng không thèm quan tâm nữa. Có hai thằng kia chạy đến tính đánh hội đồng, Dương liền thuận tay đấm một cú trời giáng vào mặt thằng chạy tới trước, làm nó chới với. Thằng thứ hai đã kịp móc một cú đấm nhưng hụt ngay, Dương né nhịp nhàng, hạ người và nhắm bụng, đấm cho nó một cú tới gập cả người, rồi còn lên gối ngay giữa mặt làm nó ngã ngửa ra sân. Tụi con gái đang tí tởn chửi rủa nãy giờ đột nhiên im bặt, mặt nom cũng bắt đầu hoảng sợ. Còn mấy thằng con trai đang quen nết lời ra lời vào, nhìn thấy một thằng mũi miệng chưa gì đã chảy máu chỉ sau một cú đấm, một thằng thì nằm ôm bụng khóc không ra tiếng, thì cũng đứng yên không nhúc nhích. Tụi nó bất ngờ quá, không ngờ tướng thằng Dương cao gầy vậy mà thoăn thoắt như con nhà võ, đánh miếng nào ra miếng đấy. Còn tụi bạn trong lớp thì ngạc nhiên vô cùng vì một thằng hiền lành, ngày thường ít nói như Dương mà hành động bạo như vậy. Còn Dương thì lại từ từ chỉnh lại áo quần, bước lại xách cặp lên, và không quên nói thẳng thắn:
- Tao chưa bao giờ quan tâm tới việc chúng mày nói gì về tao cả, chúng mày chỉ là một lũ khờ khạo ngu si. Nhưng hôm nay tao phải đánh một trận để chúng mày biết là tao không sợ gì chúng mày cả nghe chưa!
Từng lời nói rành mạch, dứt khoát, đĩnh đạc ra dáng đàn anh của Dương làm tụi kia tái mét cả mặt mày, im lặng không dám ho he một tiếng. Cậu quay lại xếp hàng và ra về như mọi ngày, cũng may mà không có thầy cô nào thấy sự việc vừa rồi.

Thực ra thì lần xuống tay đó gần như là hành động bạo lực đầu tiên của Dương, cậu thấy trái tim mình như rát bỏng, máu trong người như sục sôi. Cậu có đôi chút mất bình tĩnh, nhưng vẫn đủ sáng suốt để chỉ đánh dằn mặt hai đứa chứ không phải lao vào gây lộn với cả một đám đông. Có điều cố bình tĩnh nói phải quấy với tụi nó vài câu, chứ thực ra lúc ấy, cậu thấy chân tay cũng run run, đi ra khỏi cổng trường rồi mà thấy vẫn bồn chồn. Có lẽ cậu không quen với mấy trò đánh đấm thật. Nhưng cũng không thể để tụi nó được nước lấn tới, leo lên đầu lên cổ mình ngồi được. Dù biết rằng sau hôm ấy, có thể tụi nó sẽ có bằng chứng thuyết phục hơn để tin cậu là một con quỷ thực sự chăng, hay nắm được điểm yếu gì của cậu, ai mà biết được đây.

Sau mọi sự nhiễu nhăng và sự cô lập từ bạn bè, điều đó cũng không thể ngăn được việc thầy cô vẫn rất quý mến Dương và Dương vẫn là học sinh giỏi nhất lớp. Dương giỏi cho tới cả môn mỹ thuật, âm nhạc, và đặc biệt là môn Thể dục. Cậu luôn có mặt trong đội tuyển điền kinh của trường, đi thi đấu đủ giải lớn nhỏ các cấp, và chắc chắn Dương luôn mang thành tích cao nhất về cho trường. Nên dù bị bạn bè xa lánh suốt hơn một học kỳ năm lớp bốn, Dương vẫn kết thúc năm học bằng thành tích học sinh xuất sắc của trường, giải nhì thi học sinh giỏi toàn diện cấp huyện, giải nhì năng khiếu mỹ thuật và nhất môn điền kinh trong hội thi thể dục thể thao cấp huyện. Mỗi lần họp phụ huynh, bố mẹ Dương luôn cảm thấy rất hạnh phúc và hãnh diện, chưa một ngày nào bố mẹ phải đốc thúc việc học hành của Dương cả, nhưng những thành tích mà con trai đạt được luôn vượt rất xa sự mong đợi của hai người. Còn đối với những vị phụ huynh khác, Dương luôn là hình mẫu chuẩn mực của “con nhà người ta”. Học hành xuất sắc tới mức giỏi toàn diện đã đành, hồi nào qua nhà nó cũng thấy chân tay nó đang thoăn thoắt lo việc nhà. Trong khi con mình thì ngó xem, tối ngày quà bánh rồi cắm mặt cắm mày vào cái ti vi, chơi bời thì quên lối về, bữa ăn thì phải nài nỉ, o ép. Dương quá hoàn hảo trong mắt các vị phụ huynh, chỉ tội mỗi khi đem nó ra để làm hình mẫu, để răn dạy con cái mình thì chúng nó đều cãi lại rằng: “Nhưng mà nó là một con quỷ, ở trường còn chẳng có ai thèm chơi với nó kia!”.

 
Chỉnh sửa lần cuối:

Seamant

Gà con
Tham gia
4/11/20
Bài viết
10
Gạo
0,0
III - CHƯƠNG 6: SẮC HƯƠNG TRONG GIÓ

Dương quả là một cậu bé cô đơn. Trên trường lớp đã không có bạn bè nào cả, trong xóm cũng lại chỉ toàn con gái, nói chuyện câu trước câu sau, đám tụi nó đã lại chia sẻ với nhau những “việc con gái” làm Dương đỏ cả mặt. Trong xóm này, Dương chỉ thích chơi với mỗi Hương thôi, dù Hương lớn hơn Dương một tuổi. Hương xinh xắn, với một vẻ đẹp thật trong sáng, nhẹ nhàng và thuỳ mị. Mái tóc đen mượt và rất dày, mỗi nhịp chân lại buông xoã bồng bềnh trong nắng trông như một dải nhung mềm thướt tha. Mỗi khi ngồi kế bên, dải nhung ấy như toả ra một mùi hương thơm dịu nhẹ thật dễ chịu, mà cũng rất riêng như làn gió êm đềm khẽ lướt qua vườn hoa. Đôi mắt Hương trong veo như dòng sông quê mỗi sáng ban mai, nó như luôn chan chứa đầy những ngọt ngào, những yêu thương. Dương thích ngắm nhìn mải mê đôi mắt ấy, bởi nó khiến cậu cảm thấy thật yên bình, dễ chịu, và như được thấu hiểu. Ở cạnh Hương, Dương chẳng mấy khi phải chơi những trò nhảy dây hay nhảy lò cò, hai đứa chỉ cần rảo bước quanh khắp cái vườn hoa nhà Hương, vừa đi vừa tíu tít nói chuyện là đã hết mất một buổi chiều ngắn sao mà ngắn. Bởi vốn dĩ tính Hương cũng rất từ tốn và Hương chỉ thích những gì nhẹ nhàng thôi, như những cánh hoa trong vườn vậy. Nên từ hồi còn nhỏ, Hương đã không hay ăn mặc lôi thôi rồi ngồi lê lết khắp nơi như tụi con gái trong xóm, cô bé hay thường diện những bộ váy búp bê màu sáng, trông mới thật đáng yêu và xinh xắn biết bao. Nhưng không phải vì thế mà Hương tỏ ý kiêu kì, cô bé rất lễ phép với các bác hàng xóm, thân thiện và dám chơi hết tất cả các trò với những bạn gái khác lắm, nhưng có vẻ là ngoại trừ trò nhảy dây. Hương hay thường hướng cả đám tới việc chơi những trò chơi nào bớt nhếch nhác hơn, như hay kêu đám bạn qua nhà, cho tụi nó giấy và mượn màu, rồi cùng nhau miệt mài vẽ vời lung tung. Trong xóm này, đứa mà thường xuyên chơi vẽ tranh với Hương nhất là Dương chứ không ai khác. Thường mỗi buổi chiều, Dương lại lân la đi xuống dưới cổng sau nhà Hương, bởi cổng này dẫn thẳng luôn ra vườn hoa. Bố Hương đi làm xa nhà đã gần hai năm nay rồi, thỉnh thoảng mới ghé về thăm, còn mẹ Hương thì giờ này chắc vẫn còn đang ngồi bán hoa ở chợ. Nhà chỉ còn bà nội với Hương thôi, bà thì thường hay ngồi trước sân nhà chỗ cổng chính để hóng mát, trông nhà, rồi thì lâu lâu tiếp chuyện với mấy bà cụ trong xóm tới chơi. Còn Hương thì ngồi học bài trong căn phòng có cửa sổ hướng thẳng ra phía vườn hoa, nên chỉ cần tới cổng này gọi một tiếng là cô bé biết ngay. Với cả nhà Hương có một con chó ta lông vàng mượt nom dữ dằn lắm, chỉ cần mới bước tới cổng nó đã sủa inh ỏi, át cả tiếng gọi Hương. Có Hương đi cùng, con chó mới trở nên dễ chịu hơn, cũng có lúc nó còn vẫy đuôi tung tăng chạy theo Hương và Dương. Dạo bước êm đềm trong vườn hoa, có hồi thì hai đứa rủ nhau nhặt lá héo cho những cây hoa đang nở, khi thì đua nhau bắt cào cào, nhưng có khi chỉ cần vừa đi dạo vừa kể những câu chuyện về các loài hoa cho nhau nghe là đã đủ thấy vui rồi. Nhưng ở vườn hoa, vẫn không gì thú vị hơn việc ngồi vẽ vời cả. Từ thềm đá lối căn nhà có phòng học của Hương ra vườn hoa, có một bãi cỏ xanh mướt, đều mượt như tấm thảm, hai đứa thường rủ nhau ra ngồi vẽ ở bãi cỏ này. Không có gì thú vị hơn việc vừa vẽ tranh, vừa ngắm hoa, ngồi chuyện trò vô tư dưới những buổi chiều lộng gió.

Những buổi chiều dịu dàng ấy cứ êm đềm trôi đi, cho tới tận năm Dương học lớp bốn, hai đứa vẫn còn ngồi vẽ và chuyện trò cùng nhau. Nhưng tần suất thì đã bớt dần rồi, bởi vì một phần do Hương cũng đã chuyển qua trường huyện học từ năm lớp hai và Dương cũng dần thấy một khoảng cách mơ hồ giữa hai đứa dù chỉ là một tuổi. Nhưng mà chẳng có hôm nào hai đứa không nhìn thấy nhau, chỉ cần Dương trèo lên cuối hàng rào bê tông trước nhà, rồi trèo lên cái bể nước xi măng ngay kề đấy, là đã có thể nhìn thấy sân trước nhà Hương. Hôm nào nhìn qua mà thấy xe đạp của Hương còn dựng trước nhà là Dương liền thử sang thăm. Hương vẫn mang những bộ váy mềm mại dễ thương và dịu dàng như xưa, cử chỉ vẫn thật thuỳ mị, vẫn đầy yêu thương. Những tia nắng một chiều đầu hè giòn tan, vương trên mái tóc mượt mà, đen óng của cô bé. Chốc chốc, đôi môi xinh như những bông hoa trong vườn ấy lại hé nở bất chợt với một sức quyến rũ kỳ lạ. Hương vẫn đang chăm chú vào bức tranh vẽ một chốn thành thị xa vời nào đấy với những toà nhà cao ốc xuyên qua từng đám mây với đủ mọi màu sắc đầy mê hoặc. Còn Dương thì đang mơ màng về một đại dương bao la, nhưng hôm nay cậu không vẽ các sinh vật biển nữa, mà chọn vẽ bờ biển cho mới lạ. Dương vẽ một buổi hoàng hôn trên biển, mặt trời lặn đã một nửa, dát cam đỏ cả một vùng biển nơi ra, và cả những cánh hải âu đang chao liệng. Trên bờ có cảnh gia đình vui chơi bên nhau thật hạnh phúc, và cũng có một cô bé và cậu bé đang ngồi xây một chiếc lâu đài cát tròn tròn trông thật ngộ nghĩnh. Chốc chốc, hai đứa lại nhìn qua tranh của nhau, rồi nhìn nhau tủm tỉm cười.

- Vậy là Dương đã nghỉ hè rồi đó hả?
- Ừ đúng rồi! Hôm qua là ngày cuối cùng Dương tới trường rồi!
- Bên trường Hương thì phải ngày kia mới làm bế giảng. Nhưng dù sao thì mấy ngày nay cũng không có bài tập gì cả!
- Còn kỳ thi học sinh giỏi vượt cấp để vào học trường chuyên bên huyện thì sao? Hương có định thi không?
- Hương không thi nữa đâu Dương.
Nói tới đây, mặt cô bé bỗng dưng buồn thiu, đôi mắt nhìn thờ thẫn ra khóm hoa cúc vàng. Dương đặt cây sáp màu xuống hộp màu đang bày trên đám cỏ, vội hỏi đầy quan tâm:
- Sao Hương lại không thi vậy, mẹ Hương định cho đi học ở chỗ khác nữa hả?
- Ừ đúng rồi! Một trường ở một nơi rất là xa quê mình luôn.
- Ở đâu vậy? Sao tự dưng lại phải học ở trường đó vậy Hương?
Cô bé lặng thing, khuôn mặt không bộc lộ quá nhiều cảm xúc. Bỗng nhiên cô bé nhặt cây màu lên, tiếp tục tô vào bức tranh đang vẽ dở dang.
- Hương cũng chưa từng thấy nơi đó bao giờ nữa, chỉ biết đó là một thành phố có nhiều nhà tầng to lớn, ngoài đường thì có nhiều xe ô tô đi lại.
- Hương sẽ đi học bằng cách nào? Rồi Hương có về nhà này ở sau mỗi ngày không?
Bỗng dưng Dương nghe tiếng sụt sịt, tay cô bé thì vẫn miệt mài tô vẽ, nhưng có vẻ như cô ấy đang xúc động vì những chuyện sắp xảy đến.
- Bố Hương đi làm trong miền Nam với bác, công việc cũng đang thuận lợi. Gia đình bác thì đã chuyển hết vào trong ấy được ba năm nay rồi. Nên bố Hương cũng muốn đưa mẹ và Hương vào luôn. Bố nhớ mẹ và Hương nhiều lắm!
- Dương thấy bố của Hương vẫn hay về thăm nhà mà, sao đã muốn cả nhà vào trong ấy luôn?
- Bố về thăm là bởi vì còn có bà nội và nhà Hương, chứ bố bảo ở thành phố việc làm có nhiều tiền hơn, sẽ mua sắm cho mẹ và Hương được nhiều thứ hơn. Rồi Hương cũng sẽ được học ở môi trường tốt hơn nữa.
- Vậy nhà Hương đi rồi ai sẽ chăm bà nội?
- Bác Hương cũng sẽ về đưa bà đi vào trong ấy luôn thôi.

Nói tới đây, Dương dần đã hiểu ra mọi chuyện, cậu thấy một nỗi buồn dần lắng trong lòng, đè nén day dứt mỗi nhịp thở.
- Vậy…vậy Dương có được gặp Hương nữa không?
- Hương không biết nữa, nhưng chắc là sẽ rất ít khi gặp lại.
- Còn Tết thì sao? Bố Hương Tết nào cũng về mà?
- Hương cũng không biết, như nhà bác Hương thì hai mùa Tết nay đã không về nữa.
- Rồi…còn vườn hoa mẹ trồng này ai sẽ chăm nom?
- Bố Hương tính bán luôn cả căn nhà này để có tiền mua đất ở trong ấy. Bố bảo là sẽ vay thêm các bác trong nhà để mua ở khu mới vì đất đang còn rẻ. Nên vào trong ấy Hương sẽ phải ở nhà xấu, không có vườn hoa đẹp như thế này đâu.
Mắt cô bé đỏ hoe, bức tranh thành thị đang dang dở bỗng vài giọt ướt đẫm làm nó từ sặc sỡ bí ẩn trở nên gồ ghề và buồn thiu đến lạ. Nắng chiều dần yếu đi, mỏng tang trên hàng gạch lối đi từ cổng dẫn vào vườn, và ôm ấp trìu mến những cánh hoa đang khẽ đung đưa trong gió. Những cánh bướm trắng vẫn thong thả lởn vởn vui đùa cùng những bông hoa mà đâu biết rằng chỉ ít ngày nữa thôi, chúng sẽ được nhổ hết sạch để đem đi bán. Những cánh hoa dẫu có đẹp nhưng cũng chỉ là miếng cơm, manh áo. Chúng có gắng đẹp hơn một chút thì cuộc sống dầu cũng đỡ bấp bênh. Nhưng dường như sự cố gắng của chúng là chưa đủ, chúng vẫn chưa thể làm cho cuộc sống của gia đình Hương được trọn vẹn như bố Hương vẫn mong muốn.

Hương vẫn vừa tiếp tục vẽ bức tranh, vừa sụt sịt, còn Dương thì lặng lẽ cầm cây màu nhưng chẳng còn tâm trạng vẽ vời gì nữa. Dương ngồi thẫn thờ, nhìn những cánh hoa dần tối màu khi chiều buông, khung cảnh này sắp tới sẽ chẳng còn có thể nhìn ngắm nữa. Cậu thấy thương và thấy tiếc cho những cánh hoa. Dẫu mai này được cắm tỉa cầu kỳ trong một chiếc bình sang trọng, được người ta xuýt xoa khen ngợi, thì chắc hẳn chúng vẫn mong có những buổi chiều được khẽ đưa mình trong gió, thoải mái vui đùa vô tư cùng những con ong, cánh bướm. Tự dưng chưa lìa xa mà Dương đã nhớ nơi này kinh khủng, mảnh vườn như là ngôi nhà thứ hai của Dương vậy, như là nơi chớm nở của biết bao kỷ niệm thơ ấu êm đềm, của cả những trìu mến, rung động trẻ con. Dương khẽ ngắm nhìn mái tóc đen tuyền óng mượt ấy, gió chiều vẫn âu yếm vỗ về bồng bềnh. Nó phải tranh thủ đi chứ, vì chẳng bao lâu nữa, nó sẽ không còn cơ hội được hôn lên dải lụa mềm mượt thoảng dịu hương hoa ấy nữa. Bởi người bạn mà Dương hằng thương mến sẽ cùng gia đình chuyển tới một nơi mà Dương cũng chẳng biết là nơi đâu, cũng chẳng biết làm cách nào được gặp lại, được chuyện trò mỗi khi nhớ đến da diết. Rồi chẳng biết nay mai có dịp được gặp lại, bạn còn là người bạn gái yêu kiều, dịu dàng, dễ thương mà Dương từng quen biết hay không. Còn nay mai lên đường, bạn sẽ mang theo cả những buổi chiều đầy nắng gió và hương hoa, mang theo cả những mẩu chuyện không đầu không đuôi mà nhớ đến đậm sâu, và mang theo cả một góc trời tuổi thơ tươi sáng của hai đứa. Người bạn mà Dương có thể thoải mái kể những câu chuyện buồn vui, để nhận lại sự ân cần chia sẻ và thấu hiểu đầy yêu thương, người bạn mà Dương cảm thấy thoải mái và an toàn nhất khi kề bên sắp tới đã không còn kề bên Dương nữa rồi.

Đang thơ thẩn, mải mê ngắm nhìn đăm chiêu những cánh hoa, bỗng nhiên Dương thấy giọng của Hương bỗng không còn buồn nữa. Cô bé bỗng nở nụ cười tươi, đặt chiếc bảng vẽ xuống thảm cỏ ngay cạnh bên chỗ Dương ngồi. Rồi bỗng dưng đưa hai tay ra, Hương đón một chú chó con mũm mĩm, hết sức dễ thương mà cũng có chút láu lỉnh vào lòng. Thì ra trong lúc hai đứa bận suy tư đủ thứ chuyện, đắm chìm trong đủ thứ cảm xúc thì chú chó con đã “bập bõm” chạy đến bên cạnh Hương từ lúc nào. Nó đi còn chưa thật vững, chốc chốc còn tự xoè chân ngã, trông mới ngộ nghĩnh, đáng yêu làm sao. Nó chạy tới cạnh chân Hương, dụi mặt vào đầy âu yếm. Bây giờ được nằm vào lòng cô chủ rồi thì nó im lìm, đôi mắt lim dim mơ màng, nằm hẳn xuống như một cuộn bông tròn vo êm mượt.
- Chó mệ nhà Hương đã đẻ rồi đó hả?
- Ừ! Nó đẻ được năm em cún luôn, em nào cũng đáng yêu hết.
- Thế bốn em nữa đâu rồi Hương?
- Chắc bốn em kia vừa ti mẹ xong, còn đang ngủ ở trong chuồng. Chỉ có em này là láu nhất, nó biết Hương ngồi ở đây nên tự ý mò ra ngoài này đây mà.
- Hình như nó cũng sắp ngủ rồi kìa, phải có Hương nó mới chịu ngủ hả?
- Em này quấn Hương lắm thôi, nó còn nhỏ nhưng biết lắm đấy. Khi nào biết Hương ngồi ở ngoài đây là nó cũng mò ra cả, chứ không ngủ cùng với bốn em kia.

Hai đứa cùng ngắm nhìn chú chó nhỏ say sưa, nó ngủ rồi mà trông vẫn còn lém chưa kìa, khuôn mặt nó toát lên một vẻ thật là thoả mãn khi nằm trong lòng cô chủ. Thỉnh thoảng, Dương lại đưa tay vào vuốt ve chú chó, thật dễ thương tới muốn làm người khác phải quan tâm đặc biệt, thật là chủ nào tớ nấy.
- Trông em này bề ngoài cũng khác hẳn với bốn em kia luôn đó Dương, em nó có một vệt lông trắng sữa ngay giữa lưng này, bốn chân của em cũng đều đi tất trắng sạch sẽ lắm nữa đó Dương. Xinh ơi là là xinh! Hương yêu em nhất!
Hương ra điệu cuộn người lại, cúi mặt xuống nhìn chú chó, hai bàn tay nhỏ như muốn ôm ghì, nhưng lại rất nhẹ nhàng, cưng nựng chú cún nhỏ hết sức, để không làm nó tỉnh giấc. Rồi bỗng dưng, mặt Hương lại buồn hiu như ban nãy em cún chưa chạy tới, vừa nhìn chú chỏ nhỏ vừa cất giọng lại rầu rĩ:
- Vậy mà sắp tới chị lại phải bỏ em ở lại đây, chị ác quá!
Rồi cô bé lại sụt sùi, vẻ buồn bã thật đáng thương, tay vẫn không ngừng mải mê vuốt ve, âu yếm chú chó nhỏ.
- Sao bố mẹ Hương không mang mấy em cún đi cùng luôn tới nơi ở mới cho vui nhà?
- Mẹ Hương không biết mang đi bằng cách nào cả, đồ đạc hành lý mang theo cũng nhiều nữa. Với cả chỗ ở mới không rộng, không biết làm sao mà chăm sóc tốt mấy em.
- Thế thì bây giờ phải làm sao kia? Mẹ Hương tính sao?
- Mẹ Hương không muốn bán, tội mấy em. Nên mẹ nhờ dì Hải nuôi cả mấy mẹ con em cún, tới khi chúng nó lớn biết ăn cả rồi người quen ai mà muốn nuôi thì cho đi…
Cô bé ngập ngừng đôi chút, rồi quay sang nhìn thẳng vào đôi mắt Dương đầy trìu mến và khẩn cầu.
- Nhưng em cún này… Hương muốn Dương giữ dùm Hương. Hương muốn tặng Dương…Hương muốn em ấy được chăm sóc cẩn thận, để Hương được biết luôn chủ nhân của em ấy. Hương còn muốn nhìn thấy em ấy ngày trở về quê lại…Chỉ có Dương là có thể chăm sóc cho em tốt nhất thôi. Dương giúp Hương có được không?

 
Chỉnh sửa lần cuối:

Seamant

Gà con
Tham gia
4/11/20
Bài viết
10
Gạo
0,0
III - CHƯƠNG 7: SẮC HƯƠNG TRONG GIÓ 2

Dương nhìn đôi mắt cô bé long lanh, khoé mắt dưng dưng, từ khi nào đã đưa tay qua nắm trọn lấy đôi bàn tay của Dương. Dương hiểu sự bất lực của cô bé, hiểu tình yêu to lớn mà cô bé dành cho chú chỏ nhỏ. Cô bé yêu căn nhà này, yêu khu vườn này, yêu tất cả những gì thuộc về nơi đây, và rất yêu thương chú chó đặc biệt này. Nhưng cô bé không còn lựa chọn nào khác. Dương liền cảm động gật đầu.
- Dương sẽ chăm lo cho em cún tốt nhất có thể!
- Hương cảm ơn Dương thật nhiều, mong rằng sau này Hương sớm có thể được gặp lại Dương và em cún.
Cô bé nhoẻn miệng cười dịu dàng, ánh mắt vẫn chất chứa những nỗi buồn xa xăm. Còn trong lòng Dương lúc này thật trống rỗng, nhận lời nuôi chú chó nhưng cũng không đủ giúp cậu vơi đi nỗi buồn đang ngày một loang ra.
- Em cún chưa biết ăn mà phải không Hương?
- Ừ Dương, em còn ti mẹ nhưng mấy nay cũng đã thử ăn chút chút rồi. Một vài tuần nữa là sẽ ăn tốt thôi.
- Vậy chắc Dương sẽ mang em về rồi nhường hết sữa của Dương cho em nó luôn.
Câu nói nửa đùa nửa thật của Dương làm cô bé bật cười. Dương cũng mỉm cười theo và không quên dặn dò:
- Vậy Hương cứ để em ở thêm với mẹ vài ngày nữa đã, cứ để em ti sữa thêm cho khoẻ. Khi nào dì Hải xuống đưa mấy em chó kia đi thì Dương sẽ qua đưa em cún này về nhà chăm nhé!
- Vậy sẽ là hôm mà nhà Hương đi luôn. Sáng đó dì Hải sẽ xuống đưa mấy em cún về nhà, rồi cô Út thì qua ở với bà nội một hôm. Chắc phải hai tuần sau đó bác mới về đưa bà vào được.
- Ừ thế thì ngày đó Dương sẽ qua chơi với Hương rồi mang em cún về nhà luôn nhé!
Hương mỉm cười mãn nguyện, cũng thở một hơi nhẹ nhõm, như cảm giác cô bé đã đặt báu vật của mình vào một nơi thật đáng tin tưởng. Cô bé cảm thấy hãnh diện về Dương, về người bạn nam đã gắn bó với mình suốt cả một thời thơ ấu với bao nhiêu là kỷ niệm đẹp đẽ, trong sáng. Buổi chiều hôm ấy đã trôi đi trong nỗi buồn, trong cả tiếc nuối, trong những hoài niệm tới sớm, và trong những niềm tin, niềm hy vọng về nhau.

Sau hôm ấy, Hương và mẹ còn ngót một tuần ở quê, trước khi bố Hương trở về và đón hai mẹ con cùng dọn tới nơi ở mới. Hương cũng đã làm xong lễ tổng kết năm học ở trên trường cũ, xong năm nay là cô bé cũng đến thời gian vượt cấp lên lớp sáu. Nên tất cả các sách vở đã học còn giữ của năm lớp năm và lớp bốn, mẹ Hương đem lấy cho các bạn nhỏ tuổi hơn trong xóm mà hoàn cảnh gia đình không mấy khá giả. Đồ đạc trong nhà cái thì đem cho, cái thì đem bán rẻ cho anh em người quen, hàng xóm, bạn bè. Mẹ Hương chỉ giữ lại những đồ đạc cần thiết cho bà thôi, với cả sắp tới cô Út cũng qua chăm bà, cơm nước cho bà thường xuyên. Sở dĩ bố Hương quyết định bán nhà cũng vì nôn nóng muốn có tiền mua đất trước ở khu mới quy hoạch gần phía nhà bác Hương ở trong ấy. Dương nghe bảo họ hàng bên nội nhà Hương ở trong đấy cũng đông, mà cũng chịu khó bảo ban, giúp đỡ nhau làm ăn phất lên lắm. Ngay cả nhà ông bác Hương, là anh ruột của bà nội, con cái cũng đã vào trong đấy làm ăn hết cả, rồi đưa cả bố mẹ già vào luôn, mấy năm nay còn chưa có ai về thăm quê. Bác Hương cũng tính với bố Hương rồi, là sắp tới bận làm ăn chẳng có thì giờ đâu mà về thăm quê nữa, anh em trong này lại cũng đông vui, Tết nhất ở lại luôn cũng được. Còn vụ nhà cửa nếu có muốn về quê chơi thì về ở luôn nhà bác, cùng lắm về được chục ngày chứ nhiêu, nhà đất cũ cứ bán hết đi liệu tiền mà mua đất cho kịp, chứ nay mai nó lên giá ầm ầm là có muốn cũng không mua nổi. Thế nên đồ đạc cái thì đem bán, cái thì cho, căn nhà nhìn trống trải, hiu quạnh đến thê thảm. Lâu lâu Dương lại trèo lên bể nước ngó sang, thấy buồn kinh khủng lắm, không quen mắt một chút nào cả, sắp tới chắc nó sẽ còn thay đổi nhiều nữa. Ngoài dọn đồ đạc, mẹ con Hương cũng thu xếp đi thăm hỏi, đi chào hết các bác, các cô các chú hai bên nội ngoại nữa. Nhà bà nội chỉ còn mình gia đình cô Út ở lại quê, nhưng cứ phải đi thăm hết một vòng cho phải đạo. Rồi mẹ Hương còn qua với ông bà ngoại mấy hôm liên tục nữa, hôm đầu qua còn ôm chân ông bà khóc lóc quá trời, con gái đành phận theo chồng thôi chứ chưa trọn vẹn chứ hiếu, chưa báo đáp được công ơn sinh thành của cha của mẹ. Ông bà ngoại Hương không lời nào trách móc cả, dù lòng buồn lắm, nhưng chỉ dặn dò từng li từng tí, rồi xem cố gắng rảnh được thì đánh cuốc điện thoại về bên hàng xóm, hay thì lá thư để ông bà ở nhà đỡ lo, ngày Tết ngày nhất thì con với cháu tranh thủ về thăm quê cho ông bà đỡ nhớ.

Sau khi thăm hỏi hết họ hàng hai bên, mẹ với Hương bắt đầu đi chào từ biệt từng nhà một trong xóm. Vì là nhà gần nhất nên phải tới hai ngày trước khi lên đường, mẹ và Hương mới qua thăm nhà Dương. Mẹ Hương qua vào buổi chiều, khi thấy mẹ Dương đang trồng đám rau mới ngoài vườn, thế là chẳng cần khách khí chè nước gì cả, hai bà mẹ cứ thế đứng nói chuyện luôn. Còn hai đứa nhỏ thì kéo nhau vào phòng học của thằng Dương để bày trò chơi. Mãi lát sau, bố Dương chạy xe về tới nhà mới vội vàng đi pha chè, mời mẹ Hương vào nhà nói chuyện, thăm hỏi. Còn hai đứa nhỏ sau đó lại đã kéo nhau chạy sang nhà bé Hương chơi tiếp.
- Tặng Hương này!
Cô bé đang đà bước nhanh ra tới cổng nhà thì Dương níu tay lại, và nhẹ nhàng tay kia đưa ra một hộp quà nhỏ. Hộp quà có thể thấy là Dương tự bọc bằng giấy hoa, nhưng cũng khéo lắm, các nếp gấp phẳng phiu, tỉ mỉ. Hương ngạc nhiên tròn xoe đôi mắt long lanh, rồi cười tươi tắn rạng rỡ.
- Hương còn chưa có quà gì cho Dương nữa mà đã được nhận quà rồi hả?
- Ơ hay, Dương có làm gì đâu mà phải cần quà. Tặng Hương món quà này để mai mốt mang theo, Hương sẽ mãi nhớ về Dương.
Cậu bé nở nụ cười tếu táo làm cô bé e thẹn, rồi bỗng nhiên nắm chặt ngược lại tay câu bé kéo đi.
- Đi! Đi qua nhà Hương thăm em cún đi!
Thế rồi Dương để cho cô bé háo hức kéo tay cậu chạy đi. Cậu chỉ từ từ bước theo, lòng cảm nhận từng chút ấm áp và mềm mại khó tả của đôi bàn tay bé nhỏ ấy. Hai đứa lại gần chỗ mấy con cún nhỏ rồi ngồi xổm xuống. Mấy chú chó con đang mải đuổi theo bầu ti căng mẩy sữa của mẹ nó, đớp lấy đớp để, lủng lẳng như những trái bí trên giàn. Hương đặt hộp quà xuống sân xi măng trước cổng, rồi hai đứa cùng nhau ngồi mở quà. Mặt Hương háo hức thấy rõ, tay vừa mở quà mà vẫn không quên liên tục hỏi Dương xem bên trong có gì. Thì ra đó là một bộ màu sáp dầu ba mươi sáu cây mà Hương hay kể với Dương. Hương rất thích bộ màu này, cô bé từng dùng thử của bạn mà phải xuýt xoa vì nó mịn ơi là mịn, lên tranh vừa đều màu, vừa sáng. Bộ màu cũ của cô bé ít màu hơn, mà nó cũng không có mịn đều như bộ này, lại còn sắp hết nữa. Nhưng mà chẳng mấy chốc đã phải lên đường nên không mua bộ mới làm gì.
- Sao Dương có bộ màu này hay vậy? Ở chỗ mình không nhà nào có bán màu như thế này cả.
- Bố Dương qua bên hiệu sách bên thị xã mua đấy, đây là món quà bố thưởng sau kỳ học vừa rồi.
- Thế sao Dương lại lấy đem đi tặng rồi, không được đâu!
- Bố Dương biết mà, bố còn bảo sao không nói sớm, bố sẽ mua thêm cho Dương một bộ khác, thế là mỗi đứa một bộ giống nhau. Mà Hương xem còn gì khác trong hộp quà nữa không?
Hương vội lật đật nâng hộp quà lên xem, không có tờ giấy ghi lời chúc hay lời đề tặng nào như trí tưởng tượng của cô bé, chỉ có một bức tranh. Hương khẽ mở ra xem, thì ra đó là bức tranh cuối cùng của Dương khi hai đứa ngồi vẽ cùng nhau. Bức tranh có được chỉnh sửa lại đôi chỗ và đã lên màu hoàn thiện, thật là đẹp. Vẫn là cảnh hoàng hôn trên biển rộng mênh mông, ánh nắng cuối chiều trải đều trên biển như mật ong đầu mùa. Mặt trời lấp lửng hờ hững phía xa thật xa, đàn hải âu vẫn tung tăng vui đùa vô tư lự. Khung cảnh những gia đình hạnh phúc bên nhau trên bờ biển sóng trào từng đợt vẫn còn đó. Cô bé thì mải mê ngắm ánh biển hoàng hôn xa xăm, còn cậu bé vẫn miệt mài chau chuốt cho lâu đài cát thơ mộng của mình, mặc cho sóng biển có thể làm nó đổ sụp hoặc cuốn phăng nó đi luôn bất cứ khi nào không hay biết.

Hương nhận lấy món quà mà nước mắt dưng dưng, cô nâng niu nó như những báu vật vô giá ngay lúc này.
- Hương sẽ đem những người bạn này vào cùng va li với những món đồ mà Hương yêu quý nhất. Nhưng Hương chưa chuẩn bị được quà gì cho Dương cả.
Mặt cô bé bỗng dưng buồn thiu vẻ day dứt. Không để cho sự buồn bã của cô bé chờ lâu, Dương chỉ tay ngay về hướng mà chú chó con đang từ từ chạy về chỗ hai đứa.
- Đây đã là món quà vô cùng quý giá và dễ thương mà Hương tặng Dương rồi!
Chú cún nhỏ vẫn tung tăng chạy tới, nó vẫn thỉnh thoảng tự xoè chân ngã nhưng nom đã chắc chắn hơn mấy hôm trước. So với những con trong đàn thì đúng là nó đẹp hơn hẳn, dáng vẻ cũng to mập hơn, và chắc là do hoạt động nhiều nên nó đi vững nhất. Vừa để ý thấy cô chủ nó đã lại nghỉ ti để chạy tới.
- Hương còn chưa đặt tên cho em nó nữa.
Dương nhẹ nhàng đón chú cún, đặt nó nằm ngửa xuống tờ giấy hoa bọc quà, rồi thích thú tự ý đùa giỡn.
- Bây giờ, lấy giấy hoa này bọc lại em luôn, là trông em cũng như một món quà đấy nhé!
- Thế nó lại trông như những cây bút màu hả?
- Ồ đúng rồi, nhìn em cũng tròn quay như những cây màu mà, mũi lại còn nhòn nhọn rõ ghét. Vậy mình đặt tên em nó là “Cây Bút Màu” luôn đi! Rồi em nó cũng sẽ giống như hai đứa chúng mình, cùng nghiền vẽ vời và cũng sẽ vẽ tranh thật đẹp.
- Thôi, cái tên gì mà dài thế, mình gọi là “Bút” thôi. Em ấy sẽ là một chú chó thông minh, lanh lợi nhất xóm này, như cây bút mực làm bài tập, cây bút màu để vẽ tranh vậy.
- Hay quá, vậy từ nay mình gọi em là “Bút” nhé!
Hai đứa hạnh phúc với cái tên hay ho và độc đáo mới nghĩ ra, rồi hồn nhiên vui đùa cùng chú cún. Một lát sau, con chó mẹ đã chạy lại phía cô chủ, kéo theo cả bầy cún nhỏ lon ton đi theo. Chúng nghỉ ti, ùa ra vây quanh hai đứa. Con nào cũng đã no tròn nên thoả thích đùa nghịch nom thật thích mắt.
- Có lẽ Dương nên mang em Bút về hôm nay luôn đi, Hương chỉ sợ gần ngày đi mới mang qua thì gấp quá, em nó chưa quen kịp thì lại khổ.
- Hương nói cũng đúng, vậy Hương cùng theo Dương mang em Bút qua nhà Dương cho nó chơi trước cho quen đã. Sau đó cho em về một đêm nay với mẹ nữa là ngày mai Dương sẽ mang em về ở hẳn.

Thế là hai đứa hí hửng mang chú chó nhỏ qua nhà Dương, Dương ôm nó trên tay đi trước, còn Hương thì ngó chừng không để bầy chó đi theo. Chú chó con được nhẹ nhàng đặt xuống trong sân nhà Dương, nó còn lạ chốn nên ánh mắt thoáng chút sợ sệt.
- Chó con nhà bé Hương đây hả? Đẹp quá, nhà con chăm nó khéo ghê! Xem nào! Lưỡi đốm cũng có, huyền đề cũng có, sau này nó sẽ khôn lắm cho xem.
Mẹ Dương đi từ dưới vườn lên, tháo đôi ủng ra rồi đi một mạch lại bế con chó nhỏ lên xuýt xoa. Việc nhận chú chó con nhà Hương về nuôi mẹ Dương đã biết và đồng ý ngay luôn, vì trước giờ nhà cậu toàn nuôi mấy con gà, con vịt, gần đây còn có thêm mấy con bò nữa, nhưng đã lâu rồi chưa nuôi con thú cưng nào. Nhà thì ngay mặt đường, cũng đến lúc nên nuôi lại một con chó để nó giữ nhà cho. Cưng nựng chú chó xong, mẹ trở vào phòng khách trò chuyện tiếp với mẹ Hương, còn hai đứa bắt đầu bày trò cho chú cún chơi, rồi bồng bế nó đi khắp các góc nhà Dương. Chú chó con bắt đầu dạn dĩ hơn, nó vui đùa phấn khích rồi thỉnh thoảng còn dừng lại một số chỗ để đánh hơi nữa. Cho tới cuối buổi chiều, mẹ Hương chào từ biệt nhà Dương để đi về, Hương bế cún con rồi theo mẹ đi về luôn.

Sáng hôm sau thì bố Hương đã về tới nhà. Chú ấy tranh thủ hai ngày cuối tuần để về đưa mẹ con Hương đi. Như những sáng mùa hè khác, chưa tới sáu giờ là Dương đã dậy rồi. Sửa soạn ăn sáng xong, đang ngồi chơi ở gốc cây hoa sữa thì Dương bắt gặp một người đàn ông chạy xe máy chở bố Hương tới trước cổng nhà mình. Lát sau Dương nghe tiếng chó sủa, rồi tiếng Hương kêu lên đầy vui sướng. Mẹ Hương chạy ra mở cổng cho bố. Chú ấy ăn bận đơn giản, chỉ chiếc quần ka ki xám với chiếc áo cộc tay màu cam, chân đi giày tây. Hành lý của chú ấy cũng chỉ có một chiếc ba lô đeo vai nên trông cũng nhẹ nhàng. Vừa thấy Hương chạy ra khỏi cổng, chú ấy đã ôm chầm lấy Hương, hôn hít thắm thiết, rồi bế Hương lên. Sau đó vòng tay kia qua ôm mẹ Hương, rồi lại khoác vai dẫn bước vào trong nhà. Bầy chó cũng mừng rỡ tíu tít chạy nhảy dưới chân. Dương thấy một cảm giác thật lạ, vừa thấy mừng cho Hương mà cũng thấy có một nỗi buồn nặng trĩu trong lòng, mỗi nỗi buồn đã lơ lửng và không ngừng lớn hơn từ mấy hôm nay.

 
Chỉnh sửa lần cuối:

Seamant

Gà con
Tham gia
4/11/20
Bài viết
10
Gạo
0,0
III - CHƯƠNG 8: SẮC HƯƠNG TRONG GIÓ 3

Trời đã bắt đầu vào giữa hè rồi nên mới gần chín giờ sáng đã nắng chang chang. Một số nhà trong xóm đã bắt đầu gặt lúa, nên rạ mới tuốt xong ngày hôm qua, sáng nay đã bắt đầu xoã ra đầy đường. Nắng sớm gặp ngay rạ tươi của lúa chín còn sũng nước ngoài ruộng, toả ra một hương thơm đồng nội mới dễ chịu và lạ kỳ làm sao. Nó thơm ghê lắm, chỉ nắng buổi sáng và cũng chỉ rạ mới thu hoạch về nó mới có cái hương thơm thoang thoảng vậy. Dương vẫn ngồi ở gốc cây hoa sữa, hít lấy hít để hương thơm dễ chịu ấy, tay thì mân mê nghịch bó rạ non. Thỉnh thoảng cũng có lác đác tiếng ve sầu kêu, thứ âm thanh mà chỉ cần nghe đã thấy oi ả. Nhưng những âm thanh rộn ràng trước cổng nhà Hương đã át đi hết cả. Đôi mắt Dương vẫn không ngừng trông về phía ấy, mới từ sáng tới giờ đã có tới biết bao lượt khách khứa tới thăm hỏi. Chỉ sáng mai thôi, chỉ chưa đầy một ngày nữa thôi là Hương phải đi rồi, Dương chỉ muốn có thêm thời gian được bên cạnh cô bé thêm một chút, mà sao khó quá. Cậu ngồi rầu rĩ, đôi mắt vô hồn chốc chốc lại đưa ánh nhìn mong ngóng qua phía cổng nhà Hương, tay vẫn không ngừng bóp dẹt, rồi thì bẻ những cây rạ tươi.

Hàng xóm đã bắt đầu mang lúa mới tuốt và sàng hôm qua ra rải đều phơi phóng trước sân. Tụi con gái trong xóm thì đang chia phe chơi đùa, núp sau những bó rạ tươi chưa kịp xoã, chất cao như những ngọn đồi nhấp nhô. Chúng nó bắt đầu cầm từng nắm cây rạ tươi phi vào người nhau. Cũng núp xuống làm bộ căng thẳng nguy hiểm, rồi cũng lén lút hé mắt nhìn “quân địch” để cầm “tên” bắn. Chính vì hai chiến tuyến lại ở ngay hai bên dọc đường đi nên chúng nó gây ra một cảnh tượng hỗn loạn thật sự. Những cây rạ cứ bay qua bay lại không ngớt, tới mức trúng cả người đi đường đang chạy xe qua, người ta dừng lại chửi rồi mà chúng nó vẫn chưa chừa. Dĩ nhiên mấy cô mấy chú trong xóm chẳng nói gì, thì con nít mà, với cả nhờ tụi nó mà rơm rạ cũng khô nhanh hơn, có khi tụi nó chơi xong là rạ cũng đã xoã đều ra đường rồi. Đang thờ ơ nhìn lũ con gái chơi đùa, bỗng nhiên Dương thấy cái gì quệt lên mặt ướt ướt. Dương ngoảnh mặt lại thì ra là chú cún con, Hương đang bế nó ghé sát má Dương. Cô bé nhìn mặt Dương ngơ ngác thì không nhịn được cười, rồi đặt chú chó con vào lòng Dương.
- Sáng giờ Hương muốn chạy ra ngoài này chơi với mọi người lần cuối, mà các bác tới thăm đông quá, Hương phải ở nhà chơi.
- Bố Hương mới về sáng nay hả? Chú ấy có khoẻ không?
- Bố Hương khoẻ, chỉ có đường xa đi tàu hơi mệt một chút thôi.
- Vậy sắp tới Hương đi vào trong đó cũng sẽ đi tàu hả?
- Ừ, bác bên nội nhờ người quen chạy tắc xi bên thị xã qua chở cả nhà Hương xuống ga tàu. Đồ đạc thì mẹ và Hương đã chuẩn bị xong xuôi hết cả rồi!
- Bố Hương đi tàu còn bị mệt nữa, vậy sao Hương chịu nổi?
- Không sao đâu mà, Hương có bố mẹ bên cạnh rồi nên sẽ không sao đâu!
- Ngày hôm nay Hương có phải ở nhà nhiều nữa không?
- Cũng có chứ, khách nhà Hương sẽ còn tới nữa kia. Chiều nay cũng có làm tiệc gia đình ở nhà Hương.
Khuôn mặt Dương lộ rõ vẻ buồn rầu, vô vọng. Cậu nhìn chú chó con đăm chiêu, tay mải mê vuốt ve nó, lưng dựa mệt mỏi vào cây hoa sữa.
- Nhưng Hương sẽ chơi với Dương sáng nay, với cả chiều nay nữa này, Dương đừng buồn nhé!

Dương quay sang nhìn Hương mỉm cười nhẹ nhàng, cậu lại chôn mình vài giây vào ánh mắt dịu dàng, đầy yêu thương ấy. Thẳng thừng ra, cái gì đến cuối cùng sẽ vẫn phải đến. Từ lâu rồi, cậu đã tự hiểu rằng mọi thứ không chuyển động xung quanh mình, cậu không phải là trung tâm của mọi sự, nên chúng có quyền di chuyển theo quỹ đạo mà chúng muốn, chúng có quyền chẳng cần phải đi theo sự sai khiến uy mãnh hay cả sự nguyện cầu thiết tha. Nhưng cậu vẫn chẳng muốn chấp nhận sự thật này, chẳng muốn sự rời xa này đến gần. Bất chợt, Dương khẽ đưa tay gạt qua, vén những sợi tóc thơ ngây đang buông mình trên khuôn mặt xinh xắn của cô bé, rồi mỉm cười thật tươi.
- Em cún đã tạm biệt mẹ và các anh chị em chưa?
- Dì Hải xuống mang mấy em đi luôn rồi! Con chó mẹ bị rọ mõm bỏ vào trong cái bì, rồi mấy em cún cũng bị bỏ vào trong luôn để dì tiện xách về. Hương nhìn thấy mà Hương khóc luôn, quá thương mấy em đi thôi, nhưng chẳng biết làm sao được!
- Tội nghiệp em, mới còn nhỏ đã phải xa mẹ, Dương sẽ cố gắng hết sức để bù đắp cho em.
- Chúng mình cùng đưa em vào nhà đi!
Dương đã làm sẵn cho chú cún con một cái ổ nhỏ xinh. Đó là một cái thùng cạc tông đựng mì tôm mà cậu đi xin được. Cậu cắt nó vuông vức, rồi lấy rơm khô cuộn vòng xung quanh, xong lấy tấm vải cũ phủ kín lại. Cậu đặt chú cún nhỏ nằm ngay ngắn trong ổ, nom nó lại vẫn sợ sệt. Dương và Hương ngồi xuống cạnh chú chó nhỏ, vuốt ve rồi âu yếm nó, chẳng mấy chốc nó lại đã lim dim ngủ.

Cún con vừa ngủ tức thì, Hương rủ Dương cùng ra chơi với các bạn trong xóm. Tụi nó vẫn đang chơi bắn tên. Nhưng hôm nay thì Hương chẳng còn ngại dơ ngại bẩn, cô bé và Dương về cùng một đội gần ngay cổng nhà Dương. Cô bé tích cực ném rạ lắm, dù không biết là cô bé đang muốn ném nó đi đâu, vừa ném vừa cười khoái chí. Dương cũng vậy, Dương cầm bừa ném đại, chứ giả dụ cậu mà nhắm ném trúng là tụi nó sẽ giải tán hết ngay cả cho mà xem. Hai đứa vừa ném vừa đùa nhau cười khoái chí. Dương còn nhanh nhẹn cuối xuống nhặt lên hai cây rạ to khoẻ nhất, bẻ lấy phần gốc rỗng ở dưới. Sau đó cậu lấy tay bóp dập phần đầu gần cái khớp bẻ của cây rạ, tạo thành những cái kèn nhỏ kêu to ơi là to. Hai đứa ném xong, chốc chốc lại thổi vang cả xóm, rồi cười giòn vang. Chơi được một lúc thì trời nắng to quá, đứa nào đứa nấy mồ hôi nhễ nhại nên “đình chiến”. Cùng lúc ấy, mẹ Hương cũng gọi cô bé về nhà tắm rửa chuẩn bị ăn trưa.

Chiều hôm ấy, hai đứa lại tiếp tục rong ruổi cùng nhau. Hết chạy quanh vườn nhà Dương, lại chạy qua vườn nhà Hương. Vườn nhà Hương giờ nhìn trông thảm ghê gớm, nó trống hoác, chỉ còn lại vài đám rau để dành cho bà. Chẳng biết vì vô tư hay vì nay mai chẳng còn ở chốn này nữa, nhưng Dương thấy cô bé không còn buồn về những luống hoa đã mãi mãi không còn nữa. Còn Dương, lòng Dương trống trải vô cùng, đã mấy ngày nay rồi nhưng nhìn vẫn chẳng quen mắt. Hoa có phần đem bán, có phần người ta đến lấy luôn trong vườn, nên gốc rễ, lá hoa rơi vương vãi khắp nơi. Ngay bãi cỏ sạch mượt như tấm thảm hai đứa thường ngồi nay cũng dập nát, đầy đất cát bẩn thỉu. Đôi khi Dương dẫm lên nó mà như thấy đang đạp lên những ngọn ký ức chưa kịp tươi xanh. Trông Hương có vẻ đã bớt buồn hơn, một phần vì nhà cửa lúc nào cũng đông khách khứa, rồi cũng háo hức cho chuyến đi ngày mai nữa. Nhưng nỗi buồn đó như chẳng mất đi, mà như thể nó đang chuyển dần sang Dương vậy. Cậu bé trân trọng từng giây phút sắp hết được ở bên Hương, mà chẳng biết phải bao lâu nữa cậu mới có lại được. Cậu vẫn âm thầm ngắm nhìn nét đẹp thuỳ mị, nhẹ nhàng và đôi mắt dịu dàng, chất chứa những yêu thương của cô bé. Cậu muốn khắc ghi thật sâu những hình ảnh này để nó không thể nào phai nhoà cho tới ngày sớm nhất được gặp lại cô bé.

Buổi chiều êm đềm cuối cùng ấy trong miền ký ức trong sáng về nhau của hai đứa cũng đã trôi đi, và chuyện gì đến cũng sẽ đến. Sáng hôm sau, chưa tới bảy giờ sáng, bà con thân thiết và hàng xóm đã đứng đông vui trước cổng nhà Hương, xôn xao trò chuyện. Chiếc xe tắc xi bốn chỗ đã đậu trước cổng, mở sẵn cốp chờ hành lý mang ra. Bố Hương và hai chú nữa lần lượt lỉnh kỉnh xách đồ mang ra, chồng xếp ngay ngắn, cẩn thận vào cốp xe. Hành lý nhiều tới nỗi khi đóng cốp xe cũng phải đè mạnh xuống, rồi còn phải chất thêm lên nửa hàng ghế sau. Cũng sắp tới giờ lên đường, đi hơn về kém mà, nên bố mẹ Hương bắt đầu ôm hôn, bắt tay từng người một kèm theo câu chúc, lời từ biệt. Khung cảnh mới thật bịn rịn, người đi cho biết bao giờ trở về. Dương vẫn đứng dưới gốc cây hoa sữa, tay ôm em cún nhỏ, mắt không ngừng chăm chú nhìn về phía những người lớn. Cậu muốn em cún cũng được ra chào từ biệt cô chủ cũ, và Hương cũng có thể ngắm em Bút thêm một chút nữa trước khi lên đường. Hôm nay cậu mặc đồ dài, là đồ đi học trên trường chỉnh tề lắm, nhưng lại ngại, không dám chui vào trong đám đông. Chỗ toàn người lớn cả, chen lấn vào rồi đứng ngơ ra đấy làm gì. Nhưng ánh mắt Dương vẫn không ngừng như kiếm tìm, như mong mỏi đến mãnh liệt, hướng về phía cổng nhà Hương. Chốc chốc, mọi người đứng đông đúc quá lại che mất tầm nhìn, Dương đâm sốt ruột.

Một lát sau thôi, bố Hương đã dắt con gái đi ra, dẫn vào ngồi hàng ghế sau với mẹ. Các bác, các cô lần lượt ôm lấy cô bé ôm hôn. Cô bé bắt đầu rưng rưng. Dương đứng như lặng người, đôi mắt vẫn dõi theo từng cử chỉ nhỏ nhất của Hương. Rồi trước khi bước vào xe, chợt cô bé đứng khựng lại đảo mắt nhìn kỹ xung quanh. Ánh nhìn long lanh ấy bỗng dừng lại khi tới bên cây hoa sữa. Một cậu bé cao gầy, vẻ mặt hiền từ, ăn mặc chỉn chu, đang đứng ngay dưới cây hoa ấy, tay cậu ôm chú chó nhỏ. Cậu ấy đứng thẳng người, đôi mắt trìu mến, nhìn theo Hương mỉm cười đầy yêu thương. Cậu ấy như đã rất cầu kỳ cho lời từ biệt, như đã có thể bao lâu cũng được, chỉ để chờ đợi một giây phút này thôi. Nước mắt cô bé trào ra lăn dài trên hai đôi má hồng, đôi môi cố mím chặt, cô bé không khóc thành tiếng, nhưng những dòng lệ vẫn tuôn trào dữ dội. Trong phút chốc, cô bé thấy tim mình như chợt nhói lên, trong lòng trào dâng niềm thương cảm vô cùng. Rồi cô khẽ lau nước mắt, bỗng mỉm cười lại thật nhẹ nhàng, đôi môi nhỏ xinh đã đầy những nước mắt. Cô khẽ bước vào trong xe với mẹ. Cửa xe đã đóng lại rồi, mọi người vẫn tranh thủ vẫy tay chào từ biệt cả nhà Hương. Rồi chiếc xe bắt đầu lăn bánh, Dương chẳng còn có thể thấy gì trong chiếc xe nữa cả, và tới khi nó đi xa dần, xa dần. Dương vẫn ôm chặt chú cún trong tay, đôi mắt long lanh mãi đuổi theo chiếc xe ấy trong vô vọng. Một bầu trời mùa hè trong xanh, đầy nắng ở lại, nhưng có một bầu trời thật đẹp đã rời cậu tìm về miền đất xa xôi. Cậu thấy trong lòng trống rỗng, đôi mắt thì chất chứa bao nỗi niềm. Rồi cậu ôm lấy chú chó nhỏ chạy vụt vào trong nhà. Nước mắt lã chã rơi. Dương không muốn khóc, nhưng không thể ngừng nước mắt cứ rơi, cũng như cách cậu không thể ngăn cản người mà cậu yêu quý rời xa cậu. Cậu đứng chôn chân mình ngay giữa sân, ánh nắng vàng tươi của một đầu sáng mùa hè choàng lên người nóng rát, làm cậu thêm nhớ da diết những buổi chiều hồng ngát hương hoa. Những giọt nước mắt chẳng thể cuốn đi nỗi nhớ, mà chỉ mang theo những ngày cũ dịu êm, rồi rơi vỡ lộp độp trên mảnh sân khô khốc. Chú chó nhỏ bắt đầu trở mình trong vòng tay cậu chủ, nó xoay người úp mặt vào lồng ngực. Rồi cậu nhẹ nhàng bế nó lên. Cún con vươn mình lên ngang tầm mặt, để chăm chú nhìn vào ánh mắt cậu. Đôi mắt ấy sao mà thương đến thế. Chú chó nhỏ như thật hiểu chuyện, nó chồm tới cố liếm đi những giọt nước mắt cậu chủ đang tuôn trào, cố khoả lấp đi những nỗi buồn vương đang khiến tâm hồn cậu thêm trống rỗng.

Những giọt nước mắt ấy vẫn không ngừng tuôn ra theo nỗi nhớ, vẫn lăn dài trong vô thức. Dương vẫn cảm nhận được sự ấm áp, mềm mại của cún con đang cố gắng an ủi cậu chủ. Nhưng càng lúc, Dương càng thấy nó thật kỳ lạ. Cậu cảm thấy nhột nhạt và ướt lem khắp mặt mũi, thậm chí còn hơi khó thở nữa, cho tới khi có tiếng kêu thất thanh:
- Ối trời ơi là trời! Con làm sao thế này con!
Tiếng mẹ Dương đoạn vừa bước vào cổng vang lên thất thanh, hoảng sợ và lo lắng tột cùng. Dương loáng thoáng nghe thấy tiếng chiếc xe máy cà tàng chở cỏ đổ một cái rầm xuống dưới sân. Tiếng cái dao, cái liềm văng đổ ra sân kêu lẻng xẻng. Cậu bắt đầu cảm thấy ướt át và lạnh toát toàn thân, không còn cảm giác nóng rát khi nãy lúc đang phơi mình trong nắng hè nữa. Cảm giác kỳ lạ ngày một rõ ràng hơn. Dương thấy toàn thân đau nhức, ê ẩm, cảm thấy như mọi sức sống của mình đã bị lấy đi trong chớp mắt. Rồi bỗng thấy người mình lâng lâng, như không thể cử động nổi. Cậu cảm giác chiếc lưỡi của con chó nhỏ hình như càng lúc càng to ra và nó liếm láp khắp mặt cậu.

Chương 7 << | >> Chương 9​
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên