Thích bài thơ nhưng không thích cái tiêu đề!
mặn mà muổi bể
=> muối bể?
Đã edit, cảm ơn chị!
Mình thích bài này.
Nhưng nếu là mình, có lẽ mình sẽ sửa một số từ, không chắc có tác dụng không nữa. Bạn xem thử nhé.
1. Nhưng cuộc đời thật tệ
Họ chẳng hiểu thơ anh
=>
Nhưng cuộc đời, ôi sao, thật tệ
Họ chẳng hiểu thơ anh.
2.
Em thân yêu
Anh viết những bài thơ thẳm như vực biển
=>
Em thân yêu
Anh viết những bài thơ thăm thẳm vực triều
3.
Ôi sao người ta bé nhỏ
Họ chẳng hiểu thơ anh
=>
Nhưng cuộc đời, sao người ta bé nhỏ
Họ chẳng hiểu thơ anh
Thực ra mình rất thích cách viết của bạn, diễn ý rất mượt, mình thích cách so sánh "thơ anh là cỏ". Nhưng mình vẫn vẽ rắn thêm chân là do mình cảm thấy khi đang đọc một câu thơ rất dài ngắt xuống câu dưới quá ngắn sẽ gây cảm giác hơi hẫng. Không chắc ý kiến của mình là đúng không nữa
Còn chỗ sửa "thẳm như vực biển" thành "thăm thẳm vực triều" thì có hai lý do: Một là để vần hơn. Hai là theo mình "thăm thẳm" có giá trị gợi hình cao hơn, tương tự như vậy, "vực biển" chỉ gây cảm giác sâu, nhưng "vực triều" thì tạo cảm giác về cả chiều sâu, chiều rộng, tính đầy và tính tràn. Đó là ngu ý của mình
Rất vui khi nhận được góp ý của bạn.
Mình xin được trả lời:
1.
Nhưng cuộc đời, ôi sao, thật tệ
Họ chẳng hiểu thơ anh.
Mình nghĩ không cần thêm từ "ôi sao" mang tính cảm thán ở đây. Bởi lẽ ba khổ thơ đầu không phải sự thật! Nên nếu mình than "ôi sao, thật tệ" chẳng phải là mình đang quá ư buồn? "Nhưng cuộc đời thật tệ - Họ chẳng hiểu thơ anh", trách nhưng không trách.
2.
Từ láy "thăm thẳm" nhẹ nhàng hơn so với chỉ dùng từ "thẳm". Nghe từ "thăm thẳm" không biết bạn có hình dung được sự sâu dần và thay đổi màu đậm dần không? Mình dùng từ "thẳm" không đẹp, nhưng mạnh và tạo độ sâu tốt hơn. Mình không hiểu tại sao bạn muốn thay từ "vực biển" thành "vực triều" mà lại nói đến những từ như: sâu, rộng,
tính đầy, tính tràn. Hai cái từ mình bôi đen theo mình bạn dùng không hợp lý để nói về từ "vực triều" (mà theo mình từ này bạn dùng tối nghĩa), hơn nữa bản thân cái từ "tính tràn" mình thấy trừu tượng quá, "tràn cái gì?"
3.
Cách thay thế của bạn trong câu đấy khá hợp lý, nhưng vô hình chung làm phá vỡ cấu trúc của ba đoạn thơ đầu tiên. Bạn có để ý thấy hai câu cuối cùng của ba đoạn đầu đều là những câu ngắn? Thật ra khi viết mình không để ý tới số lượng từ trong một câu nhưng vô tình viết nên hai câu cuối cùng đều ngắn ở cả ba đoạn?
Có một số người quan niệm thơ tự do không nên viết quá dài, cũng không nên để một câu quá dài cạnh một câu quá ngắn. Theo quan điểm của mình. Hãy để những vần thơ làm theo kiểu tự do được tự do như cái tên của nó. Nói quá dài, quá ngắn, chẳng phải là đang hình thành trong đầu một khái niệm, quy chuẩn về thơ tự do ư? Vẫn theo quan điểm của mình: thơ tự do là một sự ngẫu hứng. Bởi ngẫu hứng, nó nên được tự nhiên như là kể một câu chuyện, nói vu vơ giữa đời thường... nhưng vẫn cần những sự sáng tạo, phá cách, chuyển hướng, bất ngờ, tìm tòi hình ảnh và lồng ghép ý tưởng... Vì thế, mình nghĩ không nên để ý tới câu dài hay ngắn, chỉ là có cảm nhận được mạch thơ hay không thôi (nhưng nếu viết nhiều bài thơ mà câu nào đọc câu nào cũng như câu văn và trăm bài một giọng của Nguyễn Phong Việt thì mình chịu. Mình thà đi cuốc đất, vật trâu còn hơn ngồi đọc, đọc mệt đứt hơi mà nhạt).
Có thể bạn hoặc ai đó sẽ thấy cái tôi và sự bảo thủ của mình. Nhưng mình nghĩ trong văn thơ, không bảo thủ, không có cái tôi thì người viết cũng từa tựa như nhau hết.
Đừng thấy người ta viết kiểu như thế cũng học mà viết, dùng từ như thế cũng nhặt lấy mà dùng (Câu này không liên quan tới bạn nhưng mình muốn nói thêm
). Mình sẽ bảo vệ quan điểm và từ ngữ của mình cho đến khi thật sự thấy rằng sự thay thế đó là tốt hơn.
Một lần nữa chân thành cảm ơn bạn đã bỏ thời gian góp ý cho mình! Rất chân thành!