Tên truyện: Diên vĩ trốn nắng.
Người viết: LyTieuTa.
Thể loại: Lãng mạn, nam x nam.
-Em ơi, gói giùm anh mấy bông này. Chỉ lấy đỏ và trắng thôi nhé.
Tôi nói với cô bán hàng đang định vơ một bó lớn diên vĩ tím cắm trong xô. Cô có vẻ không vui, chuyển tay nhặt vài bông hoa lẻ loi theo yêu cầu, bọc kiểng trong suốt, thắt nơ rồi đưa cho tôi.
-Bao nhiêu tiền vậy em?
Khẩu hình của cô rất nhỏ, tôi khó mà đoán được cô muốn nói gì, bèn chỉ vào tai mình, cười xòa:
-Xin lỗi, anh không nghe được, em có thể ra hiệu không?
Hình như cô hơi sững lại, nhìn tôi chăm chú, rồi “à” lên một tiếng đã hiểu, sau đó giơ ngón tay cho tôi biết giá tiền. Tôi nhận hoa, cảm ơn cô rồi lên xe rời đi.
Đương nãy khi tôi mới lên đường, bầu trời hãy còn trong xanh, nắng ấm nhẹ chảy đầy vai làm người ta thư thái. Ấy vậy mà chỉ trong phút chốc, từng đám mây đen từ đâu đã ùn ùn kéo tới che phủ khiến cho trời đất tối sầm. Mưa bắt đầu trút xuống như thác, dù có áo mưa nhưng người tôi vẫn ướt nhẹp. Có điều tôi không mảy may lấy thế làm phiền lòng, bởi vì người yêu tôi rất ưa thích thời tiết như này.
Nghĩ đến em, tôi vui hẳn lên.
Lần đầu gặp em là ngày Nhà giáo Việt Nam, tôi định đến thăm cô giáo chủ nhiệm cấp hai của mình. Tính tôi chủ quan, nước đến chân mới nhảy, cứ đinh ninh đến gần nhà cô chắc chắn sẽ có hàng hoa nên ở nhà không chịu mua sẵn. Ngờ đâu chung quanh chẳng có lấy một nơi nào bán, phải đi ra mãi cổng trường học gần đó để tìm.
Tôi nhìn quanh, rồi chợt thấy một người bán hoa có cách ăn mặc hơi lạ: Giày vải sờn, quần kaki, áo sơ mi dài tay cài hết khuy, cổ áo dựng thẳng. Khuôn mặt thì được mũ, kính đen và khẩu trang che kín. Tôi chỉ dám mạnh dạn đoán đó là một cậu bé bởi dáng người thấp gầy. Nếu tôi tới sớm hơn, và xung quanh còn nhiều hoa tươi hơn, thì ai mà muốn đến gần một người trông có vẻ lập dị như vậy, chưa nói đến việc mua hoa của họ. Ngày tuy nắng to, nhưng mặc thế thật là quá cẩn thận.
Không rõ người này có lớn tuổi không nên tôi hơi bối rối một chút về chuyện xưng hô, cuối cùng vẫn nghe theo phán đoán của mình:
-Em ơi, cho anh chục bông hồng.
Tôi chẳng muốn cho người khác biết mình bị điếc, bình thường toàn nhìn miệng đoán chữ, vốn tưởng hôm nay phải thú nhận khiếm khuyết của mình vì kiểu thời trang quái lạ của cậu bán hoa, không ngờ sau khi người ta nhanh nhẹn chọn hoa, bèn chỉ tay vào hai xấp giấy gói, một là giấy báo và còn lại là giấy bóng kính. Tôi không rõ cậu ta có nói gì sau lớp khẩu trang không, nhưng đã chỉ trỏ thì thuận lợi cho tôi lắm.
-Anh lấy giấy bóng nhé.
Tới khi tính tiền, nhìn thấy cậu bán hoa giơ hai bàn tay lên, một xòe năm ngón một nắm lại, tôi mới hiểu cậu không nói được.
Một tháng sau, tình cờ tôi gặp đúng người bán hoa ấy ở cổng trường mình. Có lẽ vì thời tiết mát mẻ, lần này cậu không dựng cổ áo và đeo khẩu trang nữa, nhờ vậy từ đằng xa tôi đã thấy làn da trắng như trứng gà bóc của cậu. Chẳng phải tôi nói ngoa đâu. Chúng tôi sống ở nơi nắng nhiều, đa số người dân ai nấy đều đen nhẻm, da cậu bán hoa có thể nói là trắng hơn tất cả những người tôi từng nhìn thấy.
Tôi đi tới, đúng lúc cậu đang loay hoay với cái chai dùng để tưới hoa của mình. Nước từ mấy cái lỗ trên chai phun ra tung tóe làm mặt cậu ướt cả. Trông cậu lúng túng tới nỗi khiến tôi suýt bật cười. Chiếc kính đen được cậu gỡ xuống lau khô. Vào giây phút cậu ngước lên, tôi sững sờ, hồn như bị hút vào đôi mắt màu đỏ xen lẫn xanh dương trong trẻo.
Mấy sợi tóc lòa xòa rơi ra từ mép chiếc mũ cậu đang đội, và cả những lông mi, lông mày, chúng cùng một màu với làn da. Cậu là một người bị bạch tạng.
Tôi là giáo viên, dạy nhiều, đi nhiều, cũng có đôi chút thường thức. Bệnh bạch tạng không ít, nhưng ít ai bị nặng tới cả người trắng toát, còn đôi mắt thì có màu chính xác như màu mắt của cậu trai đứng trước mặt tôi. Quả thật đây là lần đầu tiên tôi được nhìn thấy chúng.
Rất đẹp.
Cậu thấy tôi ngẩn người, vội vội vàng vàng đeo kính, bối rối xua tay trên những bông hoa, ý hỏi tôi muốn mua gì. Giờ thì tôi cười thật, giơ tay lên làm một vài kí hiệu:
-Không cần giấu anh đâu. Anh đến mua hoa cúc.
Cậu gỡ kính ra một lần nữa, tròn xoe mắt nhìn tôi:
-Anh biết thủ ngữ à?
Tôi gật đầu. Tôi là người khiếm thính, còn dạy ở trường cho trẻ khuyết tật, đương nhiên phải biết loại ngôn ngữ này.
Định nói thêm vài câu, tôi chợt thấy cậu quay đầu nhìn ra đường cái, rồi bất thình lình lao đi, để lại tôi ngơ ngác đứng cạnh xe chở hoa của mình. Khi ấy tôi mới để ý chung quanh, dường như mọi người đang hô hoán. Một cuộc rượt đuổi diễn ra phía cuối đường. Chắc là trộm cắp. Đằng sau người ta còn đang vất vả chạy theo, vậy mà cậu đuổi tới nhanh như sóc, nhảy chồm lên cái người có lẽ là tên trộm, rồi ra sức giằng lại chiếc túi vải.
Tôi không tham gia vào, chạy lung tung trên đường với người điếc mà nói rất nguy hiểm, chẳng kém gì để người mù đi qua đường mà không được trợ giúp cả. Hơn nữa cũng nên ở lại trông chiếc xe giùm cậu bán hoa. Dõi theo cậu vật lộn với gã trộm, đột nhiên tôi nhác thấy con dao gã lôi từ đâu ra. Tim tôi vọt lên tận cổ họng khi cậu đưa tay lên đỡ. Cũng may là mấy người đàn ông khỏe mạnh đã chạy đến, kịp khống chế được kẻ xấu ngay sau đó.
Cậu quay lại chỗ tôi, trên cẳng tay có một vết thương nhỏ đang chảy máu. Ấy vậy mà cậu cười rất tươi, dùng bàn tay còn lại hồ hởi ra hiệu để khoe với tôi:
-Em bắt được trộm nè. Giỏi không anh?
Nụ cười ấy, hình như làm tim tôi lỗi nhịp.
Cậu bán hoa tên Lý, năm nay mười bảy. Nhà của Lý vốn ở cách chỗ tôi hai xã, chỉ có điều cậu không về đó đã lâu rồi. Một đứa bé câm, lại mang căn bệnh tuy không nguy hiểm nhưng cũng khó mà được thoải mái đón nhận, chín tuổi đã bị bố mẹ nhẫn tâm đuổi đi. Tôi chẳng tưởng tượng nổi làm thế nào cậu bé ấy có thể một thân một mình bươn chải tới tận bây giờ. Vậy mà trông cậu chẳng có vẻ buồn khổ. Cậu kể với tôi:
-Sau này em được nghe giải thích về bệnh, chứ hồi trước em cứ nghĩ mình dị hợm, đáng sợ như yêu quái ấy. Bố mẹ em vất vả, không được đi học, em không trách họ. Mà em cũng chẳng có cách giải thích cho họ hiểu. Em thấy mình vẫn sống tốt hơn nhiều người cùng hoàn cảnh, vậy là vui rồi anh.
Tôi và Lý gặp gỡ mỗi lúc một nhiều, rồi chúng tôi thân nhau từ hồi nào không hay. Những ngày nắng, cậu đều phải mặc áo, che khẩu trang thật kín để tránh bỏng, tránh ung thư da, chẳng ai rõ mặt mũi cậu thế nào. Chỉ có lúc nghỉ ngơi bỏ khẩu trang và kính ra, mới thấy được nụ cười cậu luôn thường trực trên môi, đôi mắt thể hiện mọi cung bậc cảm xúc thay cho lời nói. Mỗi khi trò chuyện, tôi luôn thích nhìn sâu vào trong đôi mắt ấy.
Có lẽ do nghề mưu sinh, Lý thích hoa lắm. Tôi biết vậy, mua tặng cậu một quyển sách màu tên là “Ý nghĩa các loài hoa”. Cậu thích thật, gặp nhau là quấn quít đòi tôi đọc cho nghe, vì cậu chỉ được đi học vài năm, tới giờ đã quên gần hết chữ. Tôi định bụng sẽ dạy cho cậu, tiếc là cứ lần lữa mãi.
Một ngày, khi tôi tới, Lý lấy ra một bó cẩm chướng nhỏ, háo hức đưa cho tôi. Thấy tôi chỉ cười lơ ngơ, ngớ người chẳng hiểu sao mình được tặng, cậu tiu nghỉu ra mặt. Về nhà sực nhớ, lên mạng tìm, mới biết cẩm chướng tượng trưng cho tình bạn và lòng quý mến. Thú thật tôi đọc sách cho cậu thì vẫn đọc, nhưng mấy cái này chẳng vào đầu được chút nào.
Tuy vậy, để chiều lòng cậu, tôi cũng muốn đáp lễ. Hôm sau, Lý nhận được mấy bông hoa diên vĩ. Cậu hào hứng cảm ơn, rồi lập tức lấy quyển sách trong giỏ xe để tìm xem chúng có ý nghĩa gì. Xui cho cậu là trong ấy không có đâu. Tôi từ chối nói cậu biết đáp án, dù nó chẳng ghê gớm gì cho cam. Chỉ là tôi muốn trêu chọc cậu thôi.
Diên vĩ là loài hoa của lòng dũng cảm. Là em đó, Lý.
Tôi hay sử dụng thủ ngữ để nói chuyện với Lý. Vì những người không nói được như em thì thường cũng nghe không tốt. Thế rồi một ngày em cản tay tôi lại, nói với tôi điều mà trước giờ chưa ai từng nói:
-Anh nói đi. Em thích nghe anh nói.
Tôi như mở cờ trong bụng. Từ sau đợt viêm tai giữa hồi bé tí, tôi không còn biết giọng nói của mình là như thế nào. Lý đã nói vậy ắt hẳn phải hay lắm đây. Khoái quá, tôi thao thao bất tuyệt. Trên trường, học sinh của tôi là trẻ khiếm thính, không có nhiều cơ hội cho tôi nói chuyện. Ra ngoài, cả tôi và Lý đều là người chẳng được nồng nhiệt chào đón trong các cuộc giao tiếp. Nhưng chúng tôi cũng là con người, cũng mong mỏi được giao lưu, được kết nối với thế giới xung quanh. Mà trên đời nào có mấy ai kiên nhẫn tiếp chuyện với người điếc, kẻ câm cơ chứ?
Vậy là giữa chúng tôi có một sự đồng điệu, một mối dây liên kết chặt chẽ tới lạ lùng. Tôi nói, em nghe rồi dùng tay đáp lại. Hòa hợp như thể đường và sữa. Như thể sinh ra là để dành cho nhau.
Rồi từ bao giờ, tôi bắt đầu thấy nhớ Lý. Tôi nghiện cái không khí vui vẻ thanh bình quanh em. Tôi rất đỗi chờ mong thời gian gặp và trò chuyện cùng em. Có gì đó thật nhẹ mà ngọt ngào, dần manh nha trong lòng tôi. Tôi tặng hoa cho em, thật nhiều. Đều là hoa diên vĩ, tôi đi tìm rất nhiều nơi mới có. Đều là màu đỏ và màu trắng.
Như mọi lần, em chẳng thể biết tại sao tôi chọn loài hoa ấy, tại sao tôi chọn màu hoa ấy.
-Lý, sao em lại ở đây?
Tôi vừa về tới nhà, liền gặp Lý đeo túi hành lý, bên cạnh là chiếc xe đạp vẫn chở hoa hàng ngày, đang đợi tôi ở cổng.
-Cô chủ và con cô nhìn thấy mắt và tóc em, họ không cho em ở lại. Hôm nay em chưa tìm được chỗ ở, nên đến gặp anh.
Ở chỗ trọ Lý vẫn đội mũ vải, đeo kính đen vì không muốn ai sợ mình, chẳng ngờ lại xảy ra chuyện ấy. Trông em bình tĩnh, nhưng em buồn. Tôi vội giang tay ôm lấy em, vừa kịp đón lấy những giọt nước mắt mặn chát. Lý gào khóc trong im lặng. Thấy em như vậy, lòng tôi quặn thắt. Tôi biết em nghĩ đến bố mẹ em. Tôi may mắn hơn em nhiều lắm. Ít ra trước khi bố mẹ bị lũ cuốn đi, tôi cũng còn có người thân để yêu thương mình.
Sau hôm đó, tôi để em ở lại nhà tôi. Lý không muốn gây phiền hà, nhưng em chẳng có nơi để đi. Mỗi sớm thức dậy, tôi và em cùng ăn sáng, cùng tới nơi em bán hoa, rồi tôi sẽ đến trường dạy học trong tâm trạng lâng lâng bay bổng. Chiều tối, tôi hoặc em sẽ chào đón người còn lại với bữa cơm đầm ấm. Cuộc sống của tôi dường như được phủ thêm bao nhiêu lớp màu sắc rực rỡ tuyệt đẹp kể từ khi có em.
Chúng tôi đã trải qua những ngày thật sự hạnh phúc.
Tôi mãi không thể quên cái hôm em mang cho tôi những bông hoa mimosa vàng nhỏ. Tai em ửng đỏ, khuôn mặt tràn trề chờ mong. Lần này tôi không làm em thất vọng. Tôi biết, chúng là tình yêu chớm nở em dành cho tôi.
Mùa bão năm ấy, tôi có việc đi công tác xa. Một tuần sau trở về, chờ tôi không phải Lý mà là tin dữ.
Em rời xa tôi rồi.
Trận bão lớn đã gây sụt lở đất kinh hoàng ở ngay con đường nơi hàng ngày em vẫn đi lấy hoa. Lẽ ra em vẫn còn ở đây, bên cạnh tôi, nếu như hôm đó không có một đứa trẻ lẻ loi đứng ven đường, để cho em phải hi sinh thân mình cứu lấy.
Khi tôi tới, mẹ đứa bé cứ khóc mãi. Chị kể, Lý bị vùi dưới lớp đất đá dày. Phải ba ngày sau người ta mới tìm thấy em.
Đám tang trôi qua trong yên lặng, chỉ có tôi và gia đình đứa bé. Về nhà, tôi thẫn thờ cả người.
Tôi muốn khóc, muốn giận em, nhưng đâu khóc nổi.
Vì đó chính là con người em mà.
Trong trẻo, lạc quan, dũng cảm.
Tôi biết, em chẳng hề hối hận.
Nhưng còn tôi thì sao? Tôi phải làm gì khi không còn em bên cạnh?
Căn nhà của chúng tôi hãy còn đầy ắp kỉ niệm, những điều chỉ vừa mới được thêu lên tấm thảm hạnh phúc bé nhỏ.
Còn nhiều điều tôi muốn cùng em trải qua thật lâu về sau.
Còn cả những bông hoa tôi vẫn chưa kịp tặng cho em nữa.
Sau này đây, sẽ còn có ai mở lớn đôi mắt mà vui vẻ nghe tôi nói đây?
Giỗ đầu Lý, tôi đến thăm em. Cỏ dại trên mộ đã được dọn sạch, chắc nhờ người nhà cháu bé được em cứu ngày trước. Đặt bó diên vĩ lên mộ, những giọt nước mưa đọng trên cánh hoa kia, long lanh như ánh mắt em hôm nào, khiến cho cảm xúc trong tôi dâng trào.
Lý, anh nhớ em lắm.
Anh mang hoa đến cho em đây.
Em từng hỏi anh nhiều rồi, tại sao là loài hoa này, tại sao là màu hoa này.
Giờ anh sẽ nói em nghe, nhé.
Người viết: LyTieuTa.
Thể loại: Lãng mạn, nam x nam.
Diên vĩ trốn nắng
-Em ơi, gói giùm anh mấy bông này. Chỉ lấy đỏ và trắng thôi nhé.
Tôi nói với cô bán hàng đang định vơ một bó lớn diên vĩ tím cắm trong xô. Cô có vẻ không vui, chuyển tay nhặt vài bông hoa lẻ loi theo yêu cầu, bọc kiểng trong suốt, thắt nơ rồi đưa cho tôi.
-Bao nhiêu tiền vậy em?
Khẩu hình của cô rất nhỏ, tôi khó mà đoán được cô muốn nói gì, bèn chỉ vào tai mình, cười xòa:
-Xin lỗi, anh không nghe được, em có thể ra hiệu không?
Hình như cô hơi sững lại, nhìn tôi chăm chú, rồi “à” lên một tiếng đã hiểu, sau đó giơ ngón tay cho tôi biết giá tiền. Tôi nhận hoa, cảm ơn cô rồi lên xe rời đi.
Đương nãy khi tôi mới lên đường, bầu trời hãy còn trong xanh, nắng ấm nhẹ chảy đầy vai làm người ta thư thái. Ấy vậy mà chỉ trong phút chốc, từng đám mây đen từ đâu đã ùn ùn kéo tới che phủ khiến cho trời đất tối sầm. Mưa bắt đầu trút xuống như thác, dù có áo mưa nhưng người tôi vẫn ướt nhẹp. Có điều tôi không mảy may lấy thế làm phiền lòng, bởi vì người yêu tôi rất ưa thích thời tiết như này.
Nghĩ đến em, tôi vui hẳn lên.
o0o
Lần đầu gặp em là ngày Nhà giáo Việt Nam, tôi định đến thăm cô giáo chủ nhiệm cấp hai của mình. Tính tôi chủ quan, nước đến chân mới nhảy, cứ đinh ninh đến gần nhà cô chắc chắn sẽ có hàng hoa nên ở nhà không chịu mua sẵn. Ngờ đâu chung quanh chẳng có lấy một nơi nào bán, phải đi ra mãi cổng trường học gần đó để tìm.
Tôi nhìn quanh, rồi chợt thấy một người bán hoa có cách ăn mặc hơi lạ: Giày vải sờn, quần kaki, áo sơ mi dài tay cài hết khuy, cổ áo dựng thẳng. Khuôn mặt thì được mũ, kính đen và khẩu trang che kín. Tôi chỉ dám mạnh dạn đoán đó là một cậu bé bởi dáng người thấp gầy. Nếu tôi tới sớm hơn, và xung quanh còn nhiều hoa tươi hơn, thì ai mà muốn đến gần một người trông có vẻ lập dị như vậy, chưa nói đến việc mua hoa của họ. Ngày tuy nắng to, nhưng mặc thế thật là quá cẩn thận.
Không rõ người này có lớn tuổi không nên tôi hơi bối rối một chút về chuyện xưng hô, cuối cùng vẫn nghe theo phán đoán của mình:
-Em ơi, cho anh chục bông hồng.
Tôi chẳng muốn cho người khác biết mình bị điếc, bình thường toàn nhìn miệng đoán chữ, vốn tưởng hôm nay phải thú nhận khiếm khuyết của mình vì kiểu thời trang quái lạ của cậu bán hoa, không ngờ sau khi người ta nhanh nhẹn chọn hoa, bèn chỉ tay vào hai xấp giấy gói, một là giấy báo và còn lại là giấy bóng kính. Tôi không rõ cậu ta có nói gì sau lớp khẩu trang không, nhưng đã chỉ trỏ thì thuận lợi cho tôi lắm.
-Anh lấy giấy bóng nhé.
Tới khi tính tiền, nhìn thấy cậu bán hoa giơ hai bàn tay lên, một xòe năm ngón một nắm lại, tôi mới hiểu cậu không nói được.
Một tháng sau, tình cờ tôi gặp đúng người bán hoa ấy ở cổng trường mình. Có lẽ vì thời tiết mát mẻ, lần này cậu không dựng cổ áo và đeo khẩu trang nữa, nhờ vậy từ đằng xa tôi đã thấy làn da trắng như trứng gà bóc của cậu. Chẳng phải tôi nói ngoa đâu. Chúng tôi sống ở nơi nắng nhiều, đa số người dân ai nấy đều đen nhẻm, da cậu bán hoa có thể nói là trắng hơn tất cả những người tôi từng nhìn thấy.
Tôi đi tới, đúng lúc cậu đang loay hoay với cái chai dùng để tưới hoa của mình. Nước từ mấy cái lỗ trên chai phun ra tung tóe làm mặt cậu ướt cả. Trông cậu lúng túng tới nỗi khiến tôi suýt bật cười. Chiếc kính đen được cậu gỡ xuống lau khô. Vào giây phút cậu ngước lên, tôi sững sờ, hồn như bị hút vào đôi mắt màu đỏ xen lẫn xanh dương trong trẻo.
Mấy sợi tóc lòa xòa rơi ra từ mép chiếc mũ cậu đang đội, và cả những lông mi, lông mày, chúng cùng một màu với làn da. Cậu là một người bị bạch tạng.
Tôi là giáo viên, dạy nhiều, đi nhiều, cũng có đôi chút thường thức. Bệnh bạch tạng không ít, nhưng ít ai bị nặng tới cả người trắng toát, còn đôi mắt thì có màu chính xác như màu mắt của cậu trai đứng trước mặt tôi. Quả thật đây là lần đầu tiên tôi được nhìn thấy chúng.
Rất đẹp.
Cậu thấy tôi ngẩn người, vội vội vàng vàng đeo kính, bối rối xua tay trên những bông hoa, ý hỏi tôi muốn mua gì. Giờ thì tôi cười thật, giơ tay lên làm một vài kí hiệu:
-Không cần giấu anh đâu. Anh đến mua hoa cúc.
Cậu gỡ kính ra một lần nữa, tròn xoe mắt nhìn tôi:
-Anh biết thủ ngữ à?
Tôi gật đầu. Tôi là người khiếm thính, còn dạy ở trường cho trẻ khuyết tật, đương nhiên phải biết loại ngôn ngữ này.
Định nói thêm vài câu, tôi chợt thấy cậu quay đầu nhìn ra đường cái, rồi bất thình lình lao đi, để lại tôi ngơ ngác đứng cạnh xe chở hoa của mình. Khi ấy tôi mới để ý chung quanh, dường như mọi người đang hô hoán. Một cuộc rượt đuổi diễn ra phía cuối đường. Chắc là trộm cắp. Đằng sau người ta còn đang vất vả chạy theo, vậy mà cậu đuổi tới nhanh như sóc, nhảy chồm lên cái người có lẽ là tên trộm, rồi ra sức giằng lại chiếc túi vải.
Tôi không tham gia vào, chạy lung tung trên đường với người điếc mà nói rất nguy hiểm, chẳng kém gì để người mù đi qua đường mà không được trợ giúp cả. Hơn nữa cũng nên ở lại trông chiếc xe giùm cậu bán hoa. Dõi theo cậu vật lộn với gã trộm, đột nhiên tôi nhác thấy con dao gã lôi từ đâu ra. Tim tôi vọt lên tận cổ họng khi cậu đưa tay lên đỡ. Cũng may là mấy người đàn ông khỏe mạnh đã chạy đến, kịp khống chế được kẻ xấu ngay sau đó.
Cậu quay lại chỗ tôi, trên cẳng tay có một vết thương nhỏ đang chảy máu. Ấy vậy mà cậu cười rất tươi, dùng bàn tay còn lại hồ hởi ra hiệu để khoe với tôi:
-Em bắt được trộm nè. Giỏi không anh?
Nụ cười ấy, hình như làm tim tôi lỗi nhịp.
o0o
Cậu bán hoa tên Lý, năm nay mười bảy. Nhà của Lý vốn ở cách chỗ tôi hai xã, chỉ có điều cậu không về đó đã lâu rồi. Một đứa bé câm, lại mang căn bệnh tuy không nguy hiểm nhưng cũng khó mà được thoải mái đón nhận, chín tuổi đã bị bố mẹ nhẫn tâm đuổi đi. Tôi chẳng tưởng tượng nổi làm thế nào cậu bé ấy có thể một thân một mình bươn chải tới tận bây giờ. Vậy mà trông cậu chẳng có vẻ buồn khổ. Cậu kể với tôi:
-Sau này em được nghe giải thích về bệnh, chứ hồi trước em cứ nghĩ mình dị hợm, đáng sợ như yêu quái ấy. Bố mẹ em vất vả, không được đi học, em không trách họ. Mà em cũng chẳng có cách giải thích cho họ hiểu. Em thấy mình vẫn sống tốt hơn nhiều người cùng hoàn cảnh, vậy là vui rồi anh.
Tôi và Lý gặp gỡ mỗi lúc một nhiều, rồi chúng tôi thân nhau từ hồi nào không hay. Những ngày nắng, cậu đều phải mặc áo, che khẩu trang thật kín để tránh bỏng, tránh ung thư da, chẳng ai rõ mặt mũi cậu thế nào. Chỉ có lúc nghỉ ngơi bỏ khẩu trang và kính ra, mới thấy được nụ cười cậu luôn thường trực trên môi, đôi mắt thể hiện mọi cung bậc cảm xúc thay cho lời nói. Mỗi khi trò chuyện, tôi luôn thích nhìn sâu vào trong đôi mắt ấy.
Có lẽ do nghề mưu sinh, Lý thích hoa lắm. Tôi biết vậy, mua tặng cậu một quyển sách màu tên là “Ý nghĩa các loài hoa”. Cậu thích thật, gặp nhau là quấn quít đòi tôi đọc cho nghe, vì cậu chỉ được đi học vài năm, tới giờ đã quên gần hết chữ. Tôi định bụng sẽ dạy cho cậu, tiếc là cứ lần lữa mãi.
Một ngày, khi tôi tới, Lý lấy ra một bó cẩm chướng nhỏ, háo hức đưa cho tôi. Thấy tôi chỉ cười lơ ngơ, ngớ người chẳng hiểu sao mình được tặng, cậu tiu nghỉu ra mặt. Về nhà sực nhớ, lên mạng tìm, mới biết cẩm chướng tượng trưng cho tình bạn và lòng quý mến. Thú thật tôi đọc sách cho cậu thì vẫn đọc, nhưng mấy cái này chẳng vào đầu được chút nào.
Tuy vậy, để chiều lòng cậu, tôi cũng muốn đáp lễ. Hôm sau, Lý nhận được mấy bông hoa diên vĩ. Cậu hào hứng cảm ơn, rồi lập tức lấy quyển sách trong giỏ xe để tìm xem chúng có ý nghĩa gì. Xui cho cậu là trong ấy không có đâu. Tôi từ chối nói cậu biết đáp án, dù nó chẳng ghê gớm gì cho cam. Chỉ là tôi muốn trêu chọc cậu thôi.
Diên vĩ là loài hoa của lòng dũng cảm. Là em đó, Lý.
o0o
Tôi hay sử dụng thủ ngữ để nói chuyện với Lý. Vì những người không nói được như em thì thường cũng nghe không tốt. Thế rồi một ngày em cản tay tôi lại, nói với tôi điều mà trước giờ chưa ai từng nói:
-Anh nói đi. Em thích nghe anh nói.
Tôi như mở cờ trong bụng. Từ sau đợt viêm tai giữa hồi bé tí, tôi không còn biết giọng nói của mình là như thế nào. Lý đã nói vậy ắt hẳn phải hay lắm đây. Khoái quá, tôi thao thao bất tuyệt. Trên trường, học sinh của tôi là trẻ khiếm thính, không có nhiều cơ hội cho tôi nói chuyện. Ra ngoài, cả tôi và Lý đều là người chẳng được nồng nhiệt chào đón trong các cuộc giao tiếp. Nhưng chúng tôi cũng là con người, cũng mong mỏi được giao lưu, được kết nối với thế giới xung quanh. Mà trên đời nào có mấy ai kiên nhẫn tiếp chuyện với người điếc, kẻ câm cơ chứ?
Vậy là giữa chúng tôi có một sự đồng điệu, một mối dây liên kết chặt chẽ tới lạ lùng. Tôi nói, em nghe rồi dùng tay đáp lại. Hòa hợp như thể đường và sữa. Như thể sinh ra là để dành cho nhau.
Rồi từ bao giờ, tôi bắt đầu thấy nhớ Lý. Tôi nghiện cái không khí vui vẻ thanh bình quanh em. Tôi rất đỗi chờ mong thời gian gặp và trò chuyện cùng em. Có gì đó thật nhẹ mà ngọt ngào, dần manh nha trong lòng tôi. Tôi tặng hoa cho em, thật nhiều. Đều là hoa diên vĩ, tôi đi tìm rất nhiều nơi mới có. Đều là màu đỏ và màu trắng.
Như mọi lần, em chẳng thể biết tại sao tôi chọn loài hoa ấy, tại sao tôi chọn màu hoa ấy.
o0o
-Lý, sao em lại ở đây?
Tôi vừa về tới nhà, liền gặp Lý đeo túi hành lý, bên cạnh là chiếc xe đạp vẫn chở hoa hàng ngày, đang đợi tôi ở cổng.
-Cô chủ và con cô nhìn thấy mắt và tóc em, họ không cho em ở lại. Hôm nay em chưa tìm được chỗ ở, nên đến gặp anh.
Ở chỗ trọ Lý vẫn đội mũ vải, đeo kính đen vì không muốn ai sợ mình, chẳng ngờ lại xảy ra chuyện ấy. Trông em bình tĩnh, nhưng em buồn. Tôi vội giang tay ôm lấy em, vừa kịp đón lấy những giọt nước mắt mặn chát. Lý gào khóc trong im lặng. Thấy em như vậy, lòng tôi quặn thắt. Tôi biết em nghĩ đến bố mẹ em. Tôi may mắn hơn em nhiều lắm. Ít ra trước khi bố mẹ bị lũ cuốn đi, tôi cũng còn có người thân để yêu thương mình.
Sau hôm đó, tôi để em ở lại nhà tôi. Lý không muốn gây phiền hà, nhưng em chẳng có nơi để đi. Mỗi sớm thức dậy, tôi và em cùng ăn sáng, cùng tới nơi em bán hoa, rồi tôi sẽ đến trường dạy học trong tâm trạng lâng lâng bay bổng. Chiều tối, tôi hoặc em sẽ chào đón người còn lại với bữa cơm đầm ấm. Cuộc sống của tôi dường như được phủ thêm bao nhiêu lớp màu sắc rực rỡ tuyệt đẹp kể từ khi có em.
Chúng tôi đã trải qua những ngày thật sự hạnh phúc.
Tôi mãi không thể quên cái hôm em mang cho tôi những bông hoa mimosa vàng nhỏ. Tai em ửng đỏ, khuôn mặt tràn trề chờ mong. Lần này tôi không làm em thất vọng. Tôi biết, chúng là tình yêu chớm nở em dành cho tôi.
o0o
Mùa bão năm ấy, tôi có việc đi công tác xa. Một tuần sau trở về, chờ tôi không phải Lý mà là tin dữ.
Em rời xa tôi rồi.
Trận bão lớn đã gây sụt lở đất kinh hoàng ở ngay con đường nơi hàng ngày em vẫn đi lấy hoa. Lẽ ra em vẫn còn ở đây, bên cạnh tôi, nếu như hôm đó không có một đứa trẻ lẻ loi đứng ven đường, để cho em phải hi sinh thân mình cứu lấy.
Khi tôi tới, mẹ đứa bé cứ khóc mãi. Chị kể, Lý bị vùi dưới lớp đất đá dày. Phải ba ngày sau người ta mới tìm thấy em.
Đám tang trôi qua trong yên lặng, chỉ có tôi và gia đình đứa bé. Về nhà, tôi thẫn thờ cả người.
Tôi muốn khóc, muốn giận em, nhưng đâu khóc nổi.
Vì đó chính là con người em mà.
Trong trẻo, lạc quan, dũng cảm.
Tôi biết, em chẳng hề hối hận.
Nhưng còn tôi thì sao? Tôi phải làm gì khi không còn em bên cạnh?
Căn nhà của chúng tôi hãy còn đầy ắp kỉ niệm, những điều chỉ vừa mới được thêu lên tấm thảm hạnh phúc bé nhỏ.
Còn nhiều điều tôi muốn cùng em trải qua thật lâu về sau.
Còn cả những bông hoa tôi vẫn chưa kịp tặng cho em nữa.
Sau này đây, sẽ còn có ai mở lớn đôi mắt mà vui vẻ nghe tôi nói đây?
o0o
Giỗ đầu Lý, tôi đến thăm em. Cỏ dại trên mộ đã được dọn sạch, chắc nhờ người nhà cháu bé được em cứu ngày trước. Đặt bó diên vĩ lên mộ, những giọt nước mưa đọng trên cánh hoa kia, long lanh như ánh mắt em hôm nào, khiến cho cảm xúc trong tôi dâng trào.
Lý, anh nhớ em lắm.
Anh mang hoa đến cho em đây.
Em từng hỏi anh nhiều rồi, tại sao là loài hoa này, tại sao là màu hoa này.
Giờ anh sẽ nói em nghe, nhé.
Đỏ tựa đôi mắt biết nói
Trắng tặng làn da
Hoa diên vĩ cho tâm hồn quả cảm.
Trắng tặng làn da
Hoa diên vĩ cho tâm hồn quả cảm.
-Hết-