Re:
Đọc sách như thế nào? Nhanh hay Chậm?
giang-sach ơi, chị cũng muốn có quà!!!
Mình đọc sách nhanh hay chậm thì cũng tùy loại nhưng quyển nào cũng đọc kĩ bìa kể cả mặt trước mặt sau và năm xuất bản, số lần tái bản, nhà xuất bản và đương nhiên là cả tên và thông tin về tác giả nữa. Cái này chắc do thói quen nghề nghiệp nên mới "soi mói" kĩ thế, vì những thông tin đó giúp mình đánh giá được đây là cuốn sách thuộc hạng nào, Hot hay không Hot, giá trị nhiều hay ít...
Sau đó thì chăm chỉ đọc Lời cảm ơn để xem cuốn này đã được ai biên tập, đã sử dụng nguồn tài liệu từ đâu và được các cơ quan thông tấn nào duyệt chưa.
Tiếp là Lời tựa, lời nhận xét, đánh giá để có cái nhìn tổng quan về tác phẩm cũng như xem thử trong cuốn sách này có những điều mình cần hay không (vì nhiều khi mục lục không thể hiện hết). Kế đến đương nhiên là mục lục rồi -> xác định được cấu trúc nội dung cuốn sách mình đang đọc.
Thông thường là đối với những sách truyện mang tính giải trí cao như ngôn tình, văn học tuổi teen, truyện tâm lí xã hội... thì mình đọc lướt khá nhanh. Mình thường đưa mắt rà từ trên xuống và chỉ dừng lại ở những câu từ quan trọng. Cái này là kĩ năng đã được tôi thành sau nhiều năm đọc sách.
Đối với các truyện như tiểu thuyết kinh điển, kiếm hiệp Kim Dung, các bộ tiểu tuyết lịch sử nổi tiếng của thế giới và Việt Nam thì mình không dám bỏ sót chữ nào. Dù lúc đọc cũng đọc khá nhanh nhưng vì nó có khá nhiều thông tin hữu ích nên mới mất thời gian hơn.
Còn sách chuyện ngành thì... Nếu chỉ cần tra cứu một vài thông tin cần thiết thì mình sẽ đọc cái mục lục đầu tiên tìm có thứ mình cần không, sau đó lật vào nội dung đọc lướt, nếu hữu dụng thì mới đọc tới cái bìa. Nếu là sách bắt buộc phải đọc thì đọc một cách cẩn thận không sót từ nào, thậm chí là đánh dấu, ghi chép.
Híc, cái nghề của mình buộc mình phải đọc nhiều nên nhiều khi nhìn thấy sách là ngán.
Mình đọc sách nhanh hay chậm thì cũng tùy loại nhưng quyển nào cũng đọc kĩ bìa kể cả mặt trước mặt sau và năm xuất bản, số lần tái bản, nhà xuất bản và đương nhiên là cả tên và thông tin về tác giả nữa. Cái này chắc do thói quen nghề nghiệp nên mới "soi mói" kĩ thế, vì những thông tin đó giúp mình đánh giá được đây là cuốn sách thuộc hạng nào, Hot hay không Hot, giá trị nhiều hay ít...
Sau đó thì chăm chỉ đọc Lời cảm ơn để xem cuốn này đã được ai biên tập, đã sử dụng nguồn tài liệu từ đâu và được các cơ quan thông tấn nào duyệt chưa.
Tiếp là Lời tựa, lời nhận xét, đánh giá để có cái nhìn tổng quan về tác phẩm cũng như xem thử trong cuốn sách này có những điều mình cần hay không (vì nhiều khi mục lục không thể hiện hết). Kế đến đương nhiên là mục lục rồi -> xác định được cấu trúc nội dung cuốn sách mình đang đọc.
Thông thường là đối với những sách truyện mang tính giải trí cao như ngôn tình, văn học tuổi teen, truyện tâm lí xã hội... thì mình đọc lướt khá nhanh. Mình thường đưa mắt rà từ trên xuống và chỉ dừng lại ở những câu từ quan trọng. Cái này là kĩ năng đã được tôi thành sau nhiều năm đọc sách.
Đối với các truyện như tiểu thuyết kinh điển, kiếm hiệp Kim Dung, các bộ tiểu tuyết lịch sử nổi tiếng của thế giới và Việt Nam thì mình không dám bỏ sót chữ nào. Dù lúc đọc cũng đọc khá nhanh nhưng vì nó có khá nhiều thông tin hữu ích nên mới mất thời gian hơn.
Còn sách chuyện ngành thì... Nếu chỉ cần tra cứu một vài thông tin cần thiết thì mình sẽ đọc cái mục lục đầu tiên tìm có thứ mình cần không, sau đó lật vào nội dung đọc lướt, nếu hữu dụng thì mới đọc tới cái bìa. Nếu là sách bắt buộc phải đọc thì đọc một cách cẩn thận không sót từ nào, thậm chí là đánh dấu, ghi chép.
Híc, cái nghề của mình buộc mình phải đọc nhiều nên nhiều khi nhìn thấy sách là ngán.
