Hồi ức của một Geisha tên khác Đời kỹ nữ
Tác giả: Arthur Golden
Người dịch: Văn Hòa – Kim Thùy
Nhà xuất bản Văn học
Tiểu thuyết Memoirs of a geisha, đã được đạo diễn Rob Marshall dựng thành phim, với sự cộng tác của các diễn viên ngôi sao hàng đầu châu Á: Chung Tử Di, Củng Lợi, Dương Tử Quỳnh, Ken Watanabe.
Xem phim tại Youtube.
Chọn đọc tác phẩm tại Gác Sách: Đời kỹ nữ
Trích: Có lẽ những thứ cho đi vô điều kiện thường ít được trân trọng, vì người nhận – xem đó là lẽ hiển nhiên.
Cụm từ có lẽ là một hoài nghi chưa xác định, những góc cạnh của cuộc sống bị mài mòn khắc nghiệt theo năm tháng, người nhận mấy ai quan tâm đến để chạnh lòng, bởi thế nên người ta mới có câu “đời mà”. Đọc câu ấy trong Đời kỹ nữ, tôi chợt thấm thía rồi lẩn thẩn ngồi phân tích, nhưng tâm tình lại lan man thả trôi theo tiếng xe đẩy bán kẹo kéo của mấy nhóc đi qua trước cửa nhà. Nơi tôi ở không phải là khu quán ăn, nhà hàng, nên chuyện bán kẹo kéo có hát live là điều tôi biết nhưng ít được gặp. Như hôm nay, giữa đám lá cây bằng lăng rụng đầy sau cơn mưa ngoài sân kia, một cô bé bán kẹo kéo đang cất tiếng hát rất ngọt ngào, giọng nữ soprano nhấn nhá: – Khi biết em mang kiếp cầm ca… đêm đêm phòng trà dâng tiếng hát cho người đời… hỏi rằng anh ơi còn yêu em nữa không…
Tôi lắng tai nghe, rồi bật cười. Thật lòng tôi không thích ca từ ấy dù lời bài hát có số tuổi nhiều hơn tuổi đời của tôi. Bài hát nói đến tâm sự người nghệ sĩ sống dưới ánh đèn màu, ca từ gần gũi với mọi người, nó dễ nghe dễ hiểu dễ động lòng. Bạn nhỏ nhà tôi hỏi tôi vì sao không thích, tôi phân vân với câu hỏi của bạn nhỏ, không biết giải thích như thế nào về sự không thích của mình, không thích nhưng tôi vẫn công nhận rằng: cô bé bán kẹo kéo kia đang hát rất chạm lòng tôi. Nó tạo một sự cảm thông, thấu hiểu cách rất là tự nhiên cho kiếp cầm ca.
Tôi thử hình dung cô bé đổi bài hát Thương một người của TCS: – Thương ai về ngõ tối… sương rơi ướt đôi môi… Thương ai về xóm vắng… đêm nay thiếu ánh trăng… đôi vai gầy ướt mềm… Qủa thật tôi sẽ thích hơn, nhưng hiệu quả thương tiếc đời ca sĩ có lẽ không thẩm thấu bằng lời của bài Kiếp cầm ca mà cô bé đang hát ngoài kia.
Âm thanh phố xá trong trẻo quyện với tiếng hát ngọt rất ngọt của cô bé, nó dẫn đưa tâm tình của tôi lang thang vào những cái khó cái khổ của những ngành nghề. Đã bước chân vào đời, bon chen để đánh đổi lấy miếng cơm manh áo, quả thật nó là một bài toán khó mang nhiều ẩn số. Ví dụ như cô bạn tôi nói nghề chơi cũng lắm công phu chứ nói chi đến nghề tay làm hàm nhai. Thế rồi thái độ của mỗi con người đối với những nghề nhạy cảm cũng khác xa nhau, lòng từ tâm của mỗi người cũng nhiều vẻ. Rốt cuộc bất cứ ngành nghề nào, cũng phải đổ mồ hôi xương máu mới đạt được thành quả, đó là chân lý mà trong cuốn sách "Đời kỹ nữ" đang kể lại.
Rồi bất chợt tôi nhớ đến đoạn tôi đánh dấu lần trước khi tôi đọc: Hồi ức của một Geisha tác giả Arthur Golden. Đoạn đánh dấu này không phải là một câu trích “hay” trong sách mà tôi thường làm thế mỗi khi đọc thấy câu đắc ý, nó chỉ như một tiếng thở dài của cô Geisha Sayuri chèn vào lồng ngực tôi, khi cô ấy theo kế của đàn chị đi tìm cho mình một người đàn ông làm bảo hộ. Một ra hiệu ngầm tinh vi để bán sự trinh tiết lấy số tiền chuộc mình khỏi kiếp nữ nô. Con đường để trở thành một Geisha chính thức quả thật không dễ dàng và hào nhoáng như vẻ bề ngoài của nó. Chiyo thương thân, ngậm ngùi cho số phận không còn điều quý giá dành tặng người đàn ông thật sự cô ấy yêu thương. Lời cô bé bán kẹo kéo hát “Hỏi rằng anh ơi, còn yêu em nữa không?” Ngỡ là sến súa nhưng tôi tin chỉ có câu hỏi như thế, mới làm cho người ta thấy hết được sự bất an, đau đớn, muốn tỏ bày muốn được yêu thương của cô ấy nhường nào.
Hồi ức của một Geisha kể về cuộc đời của cô bé Chiyo mới 9 tuổi xuất thân trong một làng chài bị người cha bán cho một nhà Geisha ở quận Gion, Kyoto năm 1929.
Những con người ở ngôi nhà Geisha đó hành xử như thế nào với cô bé Chiyo xinh xắn có đôi mắt xám đẹp lạ lùng. Đàn chị xinh đẹp nổi tiếng vùng Gion tên là Hatsumomo và những con người khác đã đem lòng đố kị ganh ghét mà đối xử khắc nghiệt với cô bé nữ nô. Từng trang giấy cứ như thoa một lớp dầu cay, xức vào góc sâu trong lòng mà vẫn không giảm được sự đau đớn, trắc ẩn của tôi dành cho Chiyo tội nghiệp.
Và tôi bất ngờ nhất khi mối tình đầu của Chiyo dành cho ông “chủ tịch” đến từ cuộc gặp gỡ tình cờ trên cây cầu trong thành phố, động lòng vì có người quan tâm dịu dàng với mình. Hay, cô bé ấy động lòng vì sự bơ vơ của mình có người ra tay chỉ giúp phương hướng. Có nhiều lý do để giải thích cho tình yêu mới nảy nở trong tâm hồn của Chiyo. Thế rồi tôi buồn cho tình yêu ấy quá khi thấy tuổi tác, giai cấp và địa vị của Chiyo cách xa ngài chủ tịch, liệu rồi sẽ ra sao?
Trong lòng nuôi dưỡng một tình yêu sâu sắc Chiyo được Mameha một Geisha lão luyện bỏ công nâng đỡ và dạy dỗ, cô cố gắng học tập, nỗ lực học hỏi, khổ luyện và trở thành một kỹ nữ tài danh mang nghệ danh là Sayuri. Sự không ngừng hoàn thiện chính mình để rút ngắn khoảng cách đến trái tim người cô yêu, thế nhưng cuộc đời của một Geisha đã không như cô từng nghĩ, tình yêu bỗng chốc trở nên khó khăn, cuộc đời đầy bão táp. Dư âm của nó chỉ còn là một hồi ức đau buồn, bạn nhỏ hỏi thế kết cục của tình yêu trong hồi ức ấy thế nào?
Xin trích trang cuối cùng để trả lời cho câu hỏi ấy:
“Tôi không thể nói với anh cái gì đã đưa chúng tôi đến với nhau trong cuộc đời này, nhưng đối với tôi, tôi đã đến với ông chủ tịch như hòn đá phải rơi xuống đất. Khi tôi bị rách môi và gặp ông Tanaka. Khi mẹ tôi chết và tôi bị bán đi một cách tàn nhẫn, thân tôi như một dòng suối rơi xuống bờ núi đá trước khi đổ ra bể. Thậm chí bây giờ ông ấy đã chết rồi, nhưng với tôi ông ấy vẫn còn bên tôi, những kỷ niệm về ông ấy vẫn nguyên vẹn trong lòng tôi. Khi kể lại chuyện này cho anh là tôi đã sống lại cuộc đời tôi.
Qủa thật, thỉnh thoảng tôi đi qua công viên Trung Tâm, tôi lại giật mình sửng sốt trước những cảnh vật chung quanh. Những chiếc taxi màu vàng chạy vụt qua, bóp còi inh ỏi, những phụ nữ xách cặp đi ngang qua, họ có vẻ ngơ ngác bàng hoàng khi thấy một bà già nhỏ con người Nhật mặc kimono đứng bên góc đường. Nhưng có thật nếu tôi về lại Yoroido, cảnh tượng ở đấy sẽ ít kỳ lạ hơn không? Khi còn con gái, tôi tin rằng nếu ông Tanaka không lôi tôi ra khỏi ngôi nhà lúc tôi say ngủ, thì chắc đời tôi không trải qua phong ba bão táp. Nhưng bây giờ tôi thấy rằng thế giới của chúng ta chẳng khác nào ngọn sóng dâng trào trên biển cả. Cho dù chúng ta thành công hay gặp cảnh ba đào, thì đàng nào chúng ta cũng nếm mùi đau khổ, tất cả trước sau gì cũng bị thời gian cuốn trôi, như mực nước trên giấy, sẽ bị thời gian xóa mờ.”
Đọc Đời kỹ nữ của Arthur Golden chúng ta sẽ thấu hiểu một cuộc đời, cảm thông một cuộc đời. Sự thành đạt được đổi bằng nước mắt và máu của những khổ luyện, càng không được nói đến tình yêu, tình cảm ấy phải chôn chặt những khát khao lẽ thường, bởi những luật lệ khắt khe của nghề Geisha. Nhờ tác giả viết lại dưới thể loại ký này mới vén được bức màn bí mật, cho mọi người thấy đỉnh cao của sự phù du, phải trải qua những gian truân như thế nào một cách trung thực nhất, đồng thời tháo gỡ được thành kiến của người đời đối với người làm nghề Geisha.
Vài điều về nghề Geisha
– Sự ra đời của Geisha và những bước phát triển đầu tiên của nó, có sự tác động qua lại với một thể loại sân khấu Kabuki ca vũ kịch truyền thống của Nhật bản. Kabuki là môn giải trí sân khấu lâu đời của Nhật. Nó được kết hợp từ ba bộ môn ca, vũ và kịch để tạo thành. Nôm na, nó là một loại nhạc kịch đông phương gần gũi với môn hát bộ của VN. Trên sân khấu ca nhạc kịch truyền thống thuở ban sơ, chưa có đèn điện thắp sáng mà phải dùng bằng đuốc lửa, do đó các nghệ sĩ của họ cần phải vẽ mặt bằng nền bột trắng để:
– Có thể nhận ra nhau khi di chuyển trong các bước múa trên sân khấu. Và nhờ đó khán giả có thể nhận ra được cảm xúc thể hiện trên các đường nét đậm màu của họ. Tuy không kết hợp chặt chẽ với Kabuki, Geisha cũng đã thừa kế một vài nét trang phục cũng như trang điểm của bộ môn nghệ thuật sân khấu đã phát triển vững chãi từ trước đó.
– Lý do nữa, quan trọng hơn vì nó liên quan đến ý nghĩa của việc hàm chứa niềm kiêu hãnh của giới Geisha mà thế giới bên ngoài ít được biết đến… Nhất là đối với người ngoại quốc, lại còn nhiều hiểu lầm tai hại hơn về họ sau khi có những lợi dụng danh nghĩa của họ trong những hoạt động thương mại xác thân phụ nữ.
Có đọc Arthur Golden viết chúng ta mới có thể sống trong cái thế giới ấy một cách chân thật nhất, khổ luyện nhất. Để rồi có một cái nhìn ngưỡng mộ và cảm thông hơn.
Trong cuốn tiểu thuyết Hồi ức của một Geisha, nhà văn Arthur Golden có đôi lời tạ ơn và dành những lời ưu ái nhất gởi đến cô Geisha nổi danh tên là Mineko Iwasaki, thế nhưng cô Mineko lại đâm đơn kiện tác giả, lý do là Golden đã không giữ lời giao hẹn, là không được đề tên cô vào quyển sách, độc giả có thể hiểu lầm sách viết dựa theo đời tư của cô.
Vụ kiện đã được dàn xếp, sách xuất bản tại Nhật đã lấy tên cô ra khỏi trang Tạ ơn.
Nghĩ rằng đã đến lúc thế giới bên ngoài cần biết rõ hơn về cuộc sống của các nàng Geisha, cô Mineko Iwasaki đã cho ra đời cuốn hồi ký của mình: Geisha, Một Cuộc Đời. Chính thức mở cánh cửa bí mật của cuộc sống các nàng Geisha cho thế giới nhìn vào.
Nghĩa của từ Geisha
Gei: nghệ thuật
Sha: Người
Những Geisha đang tập sự được gọi là Maiko
Mai: Múa
Ko: em nhỏ
Phân biệt Geisha (Geiko) và Maiko.
Người ta chỉ cần nhìn màu của cổ áo. Cổ áo này rời không may liền với áo.
Maiko ăn mặc sặc sỡ hơn, trâm cài màu mè, hoa treo tòn teng, tóc bới tròn tròn như trái đào .
Geisha cổ áo trắng, áo màu nhã, tóc búi phía sau dựng cao hơn và không mang trâm sặc sỡ.
Búi tóc (trích tr 279)
“Mặc dù đã để kiểu tóc trái đào này nhiều năm, nhưng còn một thứ tôi không biết, mãi cho đến một thời gian sau mới có người nói cho tôi biết. Đó là cái nùi – mà tôi gọi là “cái gối kim găm” – được thành hình bằng cách vấn tóc quanh một miếng vải, ở sau nùi nơi có chỗ nứt, người ta thấy miếng vải: miếng vải có thể có hình vẽ hay có màu sắc, nhưng của các Geisha tập sự thường là bằng lụa đỏ – ít ra cũng phải một thời gian sau mới thay đổi. Một buổi tối có người đàn ông nói với tôi:
– Hầu hết những cô gái còn thơ ngây không biết cái kiểu tóc có hình “Trái đào nứt” này có ý nghĩa khêu gợi như thế nào đâu? Cô hãy tưởng tượng có người đàn ông đi sau lưng cô Geisha, những ý nghĩ tục tĩu nảy ra trong óc anh ta khiến anh ta muốn thực hiện những ý nghĩ đó, rồi anh ta thấy mái tóc trái đào nứt trên đầu cô ta, mái tóc có một miếng vải đủ lớn nằm trong cái khe… cô nghĩ đến cái gì?”
Đi giày (trích tr289)
“Tôi đã ăn mặc đúng kiểu của một Geisha tập sự nhiều giờ rồi. Bây giờ tôi phải tập đi khắp Gion với đôi giày mà chúng tôi gọi là Okobo. Giày cao và làm bằng gỗ với dây giày sơn màu rất đẹp ôm lấy bàn chân. Nhiều người cho rằng đi giày này rất lịch sự, vì nó có hình thuôn thuôn như miếng chêm, cho nên phần đế giày hẹp bằng nửa phần trên mặt giày. Nhưng tôi thấy đi giày này rất khó khăn. Tôi cảm thấy như mang hai mái nhà dưới chân.”
Geisha cổ áo trắng
Các cô Geisha là một trong những biểu tượng văn hoá của nước Nhật. Thế nhưng văn hóa nghệ thuật Geisha chỉ được người dân Nhật và thế giới biết đến từ sau thế chiến thứ hai.
Trước đây chỉ có giới thượng lưu, các nhà quý tộc, tài phiệt, doanh gia, chính trị gia “lớn” mới có đủ khả năng thưởng thức nghệ thuật đắt tiền này.
Nhiều cô Geisha nổi danh, được chiêm ngưỡng, ái mộ ngang hàng các siêu sao màn bạc bây giờ, tuy vậy đời sống của các cô vẫn là một bí mật.
Geisha là một thế giới riêng, cách biệt, có quy luật, hệ thống điều hành riêng rẽ, và người dân Nhật tôn trọng sự cách biệt này.
Không có điều luật nào ngăn cấm các cô kể chuyện, nhưng như được hiểu ngầm, các cô Geisha sau khi về hưu thường phải chôn chặt quá khứ, giữ im lặng cho đến hết đời.
Thời nay các hội đoàn, công ty có thể tổ chức những buổi tiệc liên hoan có mặt của các cô Geisha. Từ đó các cô Geisha được công chúng biết đến nhiều hơn. Và hiểu rõ hơn về một ngành nghề, mà bề ngoài của nó có một tai tiếng không lành mạnh.
K.
*Hình sách tự chụp, ảnh minh họa lấy trên mạng Gg.
Tác giả: Arthur Golden
Người dịch: Văn Hòa – Kim Thùy
Nhà xuất bản Văn học
Tiểu thuyết Memoirs of a geisha, đã được đạo diễn Rob Marshall dựng thành phim, với sự cộng tác của các diễn viên ngôi sao hàng đầu châu Á: Chung Tử Di, Củng Lợi, Dương Tử Quỳnh, Ken Watanabe.
Xem phim tại Youtube.
Chọn đọc tác phẩm tại Gác Sách: Đời kỹ nữ
Trích: Có lẽ những thứ cho đi vô điều kiện thường ít được trân trọng, vì người nhận – xem đó là lẽ hiển nhiên.
Cụm từ có lẽ là một hoài nghi chưa xác định, những góc cạnh của cuộc sống bị mài mòn khắc nghiệt theo năm tháng, người nhận mấy ai quan tâm đến để chạnh lòng, bởi thế nên người ta mới có câu “đời mà”. Đọc câu ấy trong Đời kỹ nữ, tôi chợt thấm thía rồi lẩn thẩn ngồi phân tích, nhưng tâm tình lại lan man thả trôi theo tiếng xe đẩy bán kẹo kéo của mấy nhóc đi qua trước cửa nhà. Nơi tôi ở không phải là khu quán ăn, nhà hàng, nên chuyện bán kẹo kéo có hát live là điều tôi biết nhưng ít được gặp. Như hôm nay, giữa đám lá cây bằng lăng rụng đầy sau cơn mưa ngoài sân kia, một cô bé bán kẹo kéo đang cất tiếng hát rất ngọt ngào, giọng nữ soprano nhấn nhá: – Khi biết em mang kiếp cầm ca… đêm đêm phòng trà dâng tiếng hát cho người đời… hỏi rằng anh ơi còn yêu em nữa không…
Tôi lắng tai nghe, rồi bật cười. Thật lòng tôi không thích ca từ ấy dù lời bài hát có số tuổi nhiều hơn tuổi đời của tôi. Bài hát nói đến tâm sự người nghệ sĩ sống dưới ánh đèn màu, ca từ gần gũi với mọi người, nó dễ nghe dễ hiểu dễ động lòng. Bạn nhỏ nhà tôi hỏi tôi vì sao không thích, tôi phân vân với câu hỏi của bạn nhỏ, không biết giải thích như thế nào về sự không thích của mình, không thích nhưng tôi vẫn công nhận rằng: cô bé bán kẹo kéo kia đang hát rất chạm lòng tôi. Nó tạo một sự cảm thông, thấu hiểu cách rất là tự nhiên cho kiếp cầm ca.
Tôi thử hình dung cô bé đổi bài hát Thương một người của TCS: – Thương ai về ngõ tối… sương rơi ướt đôi môi… Thương ai về xóm vắng… đêm nay thiếu ánh trăng… đôi vai gầy ướt mềm… Qủa thật tôi sẽ thích hơn, nhưng hiệu quả thương tiếc đời ca sĩ có lẽ không thẩm thấu bằng lời của bài Kiếp cầm ca mà cô bé đang hát ngoài kia.
Âm thanh phố xá trong trẻo quyện với tiếng hát ngọt rất ngọt của cô bé, nó dẫn đưa tâm tình của tôi lang thang vào những cái khó cái khổ của những ngành nghề. Đã bước chân vào đời, bon chen để đánh đổi lấy miếng cơm manh áo, quả thật nó là một bài toán khó mang nhiều ẩn số. Ví dụ như cô bạn tôi nói nghề chơi cũng lắm công phu chứ nói chi đến nghề tay làm hàm nhai. Thế rồi thái độ của mỗi con người đối với những nghề nhạy cảm cũng khác xa nhau, lòng từ tâm của mỗi người cũng nhiều vẻ. Rốt cuộc bất cứ ngành nghề nào, cũng phải đổ mồ hôi xương máu mới đạt được thành quả, đó là chân lý mà trong cuốn sách "Đời kỹ nữ" đang kể lại.
Rồi bất chợt tôi nhớ đến đoạn tôi đánh dấu lần trước khi tôi đọc: Hồi ức của một Geisha tác giả Arthur Golden. Đoạn đánh dấu này không phải là một câu trích “hay” trong sách mà tôi thường làm thế mỗi khi đọc thấy câu đắc ý, nó chỉ như một tiếng thở dài của cô Geisha Sayuri chèn vào lồng ngực tôi, khi cô ấy theo kế của đàn chị đi tìm cho mình một người đàn ông làm bảo hộ. Một ra hiệu ngầm tinh vi để bán sự trinh tiết lấy số tiền chuộc mình khỏi kiếp nữ nô. Con đường để trở thành một Geisha chính thức quả thật không dễ dàng và hào nhoáng như vẻ bề ngoài của nó. Chiyo thương thân, ngậm ngùi cho số phận không còn điều quý giá dành tặng người đàn ông thật sự cô ấy yêu thương. Lời cô bé bán kẹo kéo hát “Hỏi rằng anh ơi, còn yêu em nữa không?” Ngỡ là sến súa nhưng tôi tin chỉ có câu hỏi như thế, mới làm cho người ta thấy hết được sự bất an, đau đớn, muốn tỏ bày muốn được yêu thương của cô ấy nhường nào.
Hồi ức của một Geisha kể về cuộc đời của cô bé Chiyo mới 9 tuổi xuất thân trong một làng chài bị người cha bán cho một nhà Geisha ở quận Gion, Kyoto năm 1929.
Những con người ở ngôi nhà Geisha đó hành xử như thế nào với cô bé Chiyo xinh xắn có đôi mắt xám đẹp lạ lùng. Đàn chị xinh đẹp nổi tiếng vùng Gion tên là Hatsumomo và những con người khác đã đem lòng đố kị ganh ghét mà đối xử khắc nghiệt với cô bé nữ nô. Từng trang giấy cứ như thoa một lớp dầu cay, xức vào góc sâu trong lòng mà vẫn không giảm được sự đau đớn, trắc ẩn của tôi dành cho Chiyo tội nghiệp.
Và tôi bất ngờ nhất khi mối tình đầu của Chiyo dành cho ông “chủ tịch” đến từ cuộc gặp gỡ tình cờ trên cây cầu trong thành phố, động lòng vì có người quan tâm dịu dàng với mình. Hay, cô bé ấy động lòng vì sự bơ vơ của mình có người ra tay chỉ giúp phương hướng. Có nhiều lý do để giải thích cho tình yêu mới nảy nở trong tâm hồn của Chiyo. Thế rồi tôi buồn cho tình yêu ấy quá khi thấy tuổi tác, giai cấp và địa vị của Chiyo cách xa ngài chủ tịch, liệu rồi sẽ ra sao?
Trong lòng nuôi dưỡng một tình yêu sâu sắc Chiyo được Mameha một Geisha lão luyện bỏ công nâng đỡ và dạy dỗ, cô cố gắng học tập, nỗ lực học hỏi, khổ luyện và trở thành một kỹ nữ tài danh mang nghệ danh là Sayuri. Sự không ngừng hoàn thiện chính mình để rút ngắn khoảng cách đến trái tim người cô yêu, thế nhưng cuộc đời của một Geisha đã không như cô từng nghĩ, tình yêu bỗng chốc trở nên khó khăn, cuộc đời đầy bão táp. Dư âm của nó chỉ còn là một hồi ức đau buồn, bạn nhỏ hỏi thế kết cục của tình yêu trong hồi ức ấy thế nào?
Xin trích trang cuối cùng để trả lời cho câu hỏi ấy:
“Tôi không thể nói với anh cái gì đã đưa chúng tôi đến với nhau trong cuộc đời này, nhưng đối với tôi, tôi đã đến với ông chủ tịch như hòn đá phải rơi xuống đất. Khi tôi bị rách môi và gặp ông Tanaka. Khi mẹ tôi chết và tôi bị bán đi một cách tàn nhẫn, thân tôi như một dòng suối rơi xuống bờ núi đá trước khi đổ ra bể. Thậm chí bây giờ ông ấy đã chết rồi, nhưng với tôi ông ấy vẫn còn bên tôi, những kỷ niệm về ông ấy vẫn nguyên vẹn trong lòng tôi. Khi kể lại chuyện này cho anh là tôi đã sống lại cuộc đời tôi.
Qủa thật, thỉnh thoảng tôi đi qua công viên Trung Tâm, tôi lại giật mình sửng sốt trước những cảnh vật chung quanh. Những chiếc taxi màu vàng chạy vụt qua, bóp còi inh ỏi, những phụ nữ xách cặp đi ngang qua, họ có vẻ ngơ ngác bàng hoàng khi thấy một bà già nhỏ con người Nhật mặc kimono đứng bên góc đường. Nhưng có thật nếu tôi về lại Yoroido, cảnh tượng ở đấy sẽ ít kỳ lạ hơn không? Khi còn con gái, tôi tin rằng nếu ông Tanaka không lôi tôi ra khỏi ngôi nhà lúc tôi say ngủ, thì chắc đời tôi không trải qua phong ba bão táp. Nhưng bây giờ tôi thấy rằng thế giới của chúng ta chẳng khác nào ngọn sóng dâng trào trên biển cả. Cho dù chúng ta thành công hay gặp cảnh ba đào, thì đàng nào chúng ta cũng nếm mùi đau khổ, tất cả trước sau gì cũng bị thời gian cuốn trôi, như mực nước trên giấy, sẽ bị thời gian xóa mờ.”
Vài điều về nghề Geisha
– Sự ra đời của Geisha và những bước phát triển đầu tiên của nó, có sự tác động qua lại với một thể loại sân khấu Kabuki ca vũ kịch truyền thống của Nhật bản. Kabuki là môn giải trí sân khấu lâu đời của Nhật. Nó được kết hợp từ ba bộ môn ca, vũ và kịch để tạo thành. Nôm na, nó là một loại nhạc kịch đông phương gần gũi với môn hát bộ của VN. Trên sân khấu ca nhạc kịch truyền thống thuở ban sơ, chưa có đèn điện thắp sáng mà phải dùng bằng đuốc lửa, do đó các nghệ sĩ của họ cần phải vẽ mặt bằng nền bột trắng để:
– Có thể nhận ra nhau khi di chuyển trong các bước múa trên sân khấu. Và nhờ đó khán giả có thể nhận ra được cảm xúc thể hiện trên các đường nét đậm màu của họ. Tuy không kết hợp chặt chẽ với Kabuki, Geisha cũng đã thừa kế một vài nét trang phục cũng như trang điểm của bộ môn nghệ thuật sân khấu đã phát triển vững chãi từ trước đó.
– Lý do nữa, quan trọng hơn vì nó liên quan đến ý nghĩa của việc hàm chứa niềm kiêu hãnh của giới Geisha mà thế giới bên ngoài ít được biết đến… Nhất là đối với người ngoại quốc, lại còn nhiều hiểu lầm tai hại hơn về họ sau khi có những lợi dụng danh nghĩa của họ trong những hoạt động thương mại xác thân phụ nữ.
Có đọc Arthur Golden viết chúng ta mới có thể sống trong cái thế giới ấy một cách chân thật nhất, khổ luyện nhất. Để rồi có một cái nhìn ngưỡng mộ và cảm thông hơn.
Trong cuốn tiểu thuyết Hồi ức của một Geisha, nhà văn Arthur Golden có đôi lời tạ ơn và dành những lời ưu ái nhất gởi đến cô Geisha nổi danh tên là Mineko Iwasaki, thế nhưng cô Mineko lại đâm đơn kiện tác giả, lý do là Golden đã không giữ lời giao hẹn, là không được đề tên cô vào quyển sách, độc giả có thể hiểu lầm sách viết dựa theo đời tư của cô.
Vụ kiện đã được dàn xếp, sách xuất bản tại Nhật đã lấy tên cô ra khỏi trang Tạ ơn.
Nghĩ rằng đã đến lúc thế giới bên ngoài cần biết rõ hơn về cuộc sống của các nàng Geisha, cô Mineko Iwasaki đã cho ra đời cuốn hồi ký của mình: Geisha, Một Cuộc Đời. Chính thức mở cánh cửa bí mật của cuộc sống các nàng Geisha cho thế giới nhìn vào.
Gei: nghệ thuật
Sha: Người
Những Geisha đang tập sự được gọi là Maiko
Mai: Múa
Ko: em nhỏ
Phân biệt Geisha (Geiko) và Maiko.
Người ta chỉ cần nhìn màu của cổ áo. Cổ áo này rời không may liền với áo.
Geisha cổ áo trắng, áo màu nhã, tóc búi phía sau dựng cao hơn và không mang trâm sặc sỡ.
“Mặc dù đã để kiểu tóc trái đào này nhiều năm, nhưng còn một thứ tôi không biết, mãi cho đến một thời gian sau mới có người nói cho tôi biết. Đó là cái nùi – mà tôi gọi là “cái gối kim găm” – được thành hình bằng cách vấn tóc quanh một miếng vải, ở sau nùi nơi có chỗ nứt, người ta thấy miếng vải: miếng vải có thể có hình vẽ hay có màu sắc, nhưng của các Geisha tập sự thường là bằng lụa đỏ – ít ra cũng phải một thời gian sau mới thay đổi. Một buổi tối có người đàn ông nói với tôi:
– Hầu hết những cô gái còn thơ ngây không biết cái kiểu tóc có hình “Trái đào nứt” này có ý nghĩa khêu gợi như thế nào đâu? Cô hãy tưởng tượng có người đàn ông đi sau lưng cô Geisha, những ý nghĩ tục tĩu nảy ra trong óc anh ta khiến anh ta muốn thực hiện những ý nghĩ đó, rồi anh ta thấy mái tóc trái đào nứt trên đầu cô ta, mái tóc có một miếng vải đủ lớn nằm trong cái khe… cô nghĩ đến cái gì?”
Đi giày (trích tr289)
“Tôi đã ăn mặc đúng kiểu của một Geisha tập sự nhiều giờ rồi. Bây giờ tôi phải tập đi khắp Gion với đôi giày mà chúng tôi gọi là Okobo. Giày cao và làm bằng gỗ với dây giày sơn màu rất đẹp ôm lấy bàn chân. Nhiều người cho rằng đi giày này rất lịch sự, vì nó có hình thuôn thuôn như miếng chêm, cho nên phần đế giày hẹp bằng nửa phần trên mặt giày. Nhưng tôi thấy đi giày này rất khó khăn. Tôi cảm thấy như mang hai mái nhà dưới chân.”
Geisha cổ áo trắng
Các cô Geisha là một trong những biểu tượng văn hoá của nước Nhật. Thế nhưng văn hóa nghệ thuật Geisha chỉ được người dân Nhật và thế giới biết đến từ sau thế chiến thứ hai.
Trước đây chỉ có giới thượng lưu, các nhà quý tộc, tài phiệt, doanh gia, chính trị gia “lớn” mới có đủ khả năng thưởng thức nghệ thuật đắt tiền này.
Nhiều cô Geisha nổi danh, được chiêm ngưỡng, ái mộ ngang hàng các siêu sao màn bạc bây giờ, tuy vậy đời sống của các cô vẫn là một bí mật.
Geisha là một thế giới riêng, cách biệt, có quy luật, hệ thống điều hành riêng rẽ, và người dân Nhật tôn trọng sự cách biệt này.
Không có điều luật nào ngăn cấm các cô kể chuyện, nhưng như được hiểu ngầm, các cô Geisha sau khi về hưu thường phải chôn chặt quá khứ, giữ im lặng cho đến hết đời.
Thời nay các hội đoàn, công ty có thể tổ chức những buổi tiệc liên hoan có mặt của các cô Geisha. Từ đó các cô Geisha được công chúng biết đến nhiều hơn. Và hiểu rõ hơn về một ngành nghề, mà bề ngoài của nó có một tai tiếng không lành mạnh.
K.
*Hình sách tự chụp, ảnh minh họa lấy trên mạng Gg.