[Dự thi viết truyện ngắn] Anh tôi.
“Anh ơi! Cha, mẹ không về nữa rồi phải không ạ?”.
Cậu bé ôm di ảnh của cha mẹ, cố kìm nước mắt nhìn cô bé nói: “Cha nói, từ nay anh sẽ chăm sóc cho em”.
Trong đêm hôm ấy, hai trái tim nhỏ gầy ôm nhau khóc nức nở, không một ai nghe thấy, chỉ có cơn mưa bụi từng giọt, từng giọt làm ướt đẩm khung cửa sổ sờn màu.
Không thể yêu thương.
12h đêm.
Tôi về đến nhà trong tình trạng hai mắt muốn long ra ngoài nhưng đâu có sao, nhìn lại thành quả ngày hôm nay đạt được tôi có thể tự hào mà chỉ tay vào mặt đám cấp dưới bép xép và nói: “Các cậu phải rèn luyện nhiều hơn nữa mới có thể làm đối thủ của tôi”. Đúng vậy, họ cho rằng có thể dùng lời nói ngu xuẩn của mình để đè bẹp những gì tôi tạo ra sao? Tôi thừa nhận cơ chế thị trường là cạnh tranh và thủ đoạn, được thôi, họ muốn phá thì cứ để họ phá nhưng người cuối cùng phải dọn chiến trường vẫn mãi là họ.
“Ana…”.
Duy tiến lại phía tôi trên mặt hiện lên mồn một hai chữ “lo lắng”.
Tôi mỉm cười nhìn cậu ta rồi không kìm nén nỗi niềm vui mừng, nhanh nhảu kể chuyện: “ Duy này, kể cho cậu nghe một chuyện vui lắm. Hôm nay ở công ty tôi đã…”.
“Anh cậu về rồi!”.
Chùm chìa khóa trên tay rơi cộp xuống đất, đầu óc tôi chợt bừng tỉnh, cuối cùng anh ta cũng về rồi.
“Anh ấy nhắn với tớ muốn gặp cậu”.
Tôi nhìn thẳng vào mắt cậu ta, cười lạnh lùng hỏi: “Cậu làm thuyết khách cho anh tôi từ khi nào vậy. Nghe đây Duy vì cậu là người bạn quan trọng nhất đối với tôi nên tôi chỉ nói thêm lần này nữa thôi. Cậu đừng can thiệp vào chuyện giữa tôi và anh trai tôi nữa. Được chứ?”.
Không thèm đợi cậu ấy trả lời, tôi vào phòng và khóa trái cửa, những gì tôi cảm nhận thấy người ngoài như cậu ta làm sao hiểu nỗi.
“Ana, ai rồi cũng sẽ mắc lỗi, cậu không thể oán trách anh trai mình mãi thế. Anh ấy đã chịu khổ đủ rồi, cậu là người thân duy nhất của anh ấy, nếu cậu không cho anh ấy cơ hội thì còn ai dám tin anh ấy nữa đây. Ba giờ chiều mai, ở quán café cũ tôi sẽ đưa anh cậu tới”.
Màn đêm cứ thế bủa vây tôi trong cơn phẫn nộ, sợ hãi cùng căm ghét, “anh trai” hai tiếng này tưởng chừng cả thế kỷ rồi cơ đấy.
Ký ức tràn về như một con sâu đục mòn não bộ đến tê liệt, anh ta nói sẽ chăm sóc cho tôi, tôi đã tin cho đến khi anh ta vào tù. Lúc ấy, tôi mới hơn tám tuổi cái cảm giác thơ ngây khiến tôi chẳng biết sợ là gì, hễ có người nói xấu anh, tôi sẽ cầm gậy lùa kẻ đó. Năm mười tám tuổi anh vào tù lần hai, năm đó tôi thi trượt đại học, có nên cảm ơn anh ta không đây, mọi công sức mười hai năm học hành đều nhẹ nhàng phủi một cái đã tan. Trong khi tôi lăn lộn bon chen với cuộc sống thì anh ta ở đâu, luôn luôn làm những điều tệ hại, biết bao lần anh ta nói sẽ sửa nhưng mọi thứ chỉ kết thúc trên vành móng ngựa. Cha mẹ ở trên cao chắc hẳn buồn lắm!
Ngày hôm sau có mưa, tưởng đâu mưa bụi hóa ra mưa rất lớn.
Nhìn người đàn ông ngồi trước mặt mình lúc này, mái tóc điểm sương, gương mặt hao gầy cùng đôi mắt sâu hút, chiếc áo khoác trên người cũng đã phai nắng, anh ta ngập ngừng khẽ mỉm cười. Có chút chạnh lòng thoáng qua, tôi đáp lại ánh mắt dè dặt đó bằng câu nói không thể thiện cảm hơn: “Anh tìm tôi có chuyện gì?”.
Anh ấp úng: “Anh chỉ muốn đến gặp em, cũng lâu quá rồi. Em sống có tốt không?”.
“Tốt”.
“ Vậy à. Anh có về quê, nhớ trước đây em rất thích ăn bưởi quê mình nên anh đem lên cho em một ít”.
Tôi nhìn những trái bưởi da xanh được anh bọc cẩn thận trong mấy lớp túi bóng, cảm thấy hương vị của nó vẫn luẩn quẩn đâu đó nơi đầu lưỡi, nhưng chẳng thể chấp nhận anh ta.
“ Cảm ơn, nhưng đó là sở thích của tôi của hai mươi năm trước rồi!”.
Bàn tay anh khẽ run lên rồi nhanh nhẹn thu về với một nụ cười nhẹ nhàng:
“Không sao, em thích ăn gì lần sau anh…”.
“Đừng nói đến lần sau”, tôi tuyên bố.
“Anh Hòa để tôi nói thật nhé! Mỗi lần gặp anh tôi đều cảm thấy vô cùng mệt mỏi, tôi cầu xin anh có thể làm người tốt một lần được hay không. Đừng gặp tôi nữa mà chuyên tâm làm ăn chăm chỉ đi, tôi không bao giờ muốn nhận được bất cứ cuộc gọi nào nói ‘Cô có phải là người nhà của anh Nguyễn Văn Hòa hay không? Anh trai cô đã bị bắt”. Anh có hiểu không vậy?”.
“Cậu nói cái gì vậy hả?’, tiếng Duy quát lên ở phía trước làm tôi giật mình.
Cậu ta kéo tôi lên tức giận: “Sao cậu có thể nói ra những lời đó với anh trai mình chứ. Cậu có còn là người bạn mà tôi biết không thế?”.
Giọng anh tôi khàn đặc: “Duy bỏ tay Thanh ra, mau lên. Đừng làm con bé đau”.
Nỗi uất ức trong người dâng cao quá đầu, tôi đã không thể kiểm soát cơn giận dữ mà nói với anh những lời cay đắng: “Đừng gọi tên tôi, anh không có quyền. Suốt những năm tháng qua anh làm được những gì cho tôi ngoài gây ra rắc rối. Năm tôi tám tuổi, phải nằm trong bệnh viện cả tháng trời vì mổ ruột thừa lúc đó anh ở đâu, cùng đám bạn bè đi ăn trộm để rồi bị bắt. Khi tôi ngày nào cũng cật lực làm thuê lo cho từng kì học thì anh lại đang ngồi tù. Tôi bị người ta sỉ nhục, bị người khác coi thường, tôi rất muốn có anh bên cạnh nhưng anh không thể…”, nước mắt chảy dài thành dòng nhỏ xuống sàn đá men trắng, “…Làm ơn đừng bước vào cuộc sống của tôi thêm lần nào nữa. Bởi con bé tên Thanh ngu ngốc tin lời anh ngày nào đã chết rồi!”.
Mưa liên tục rơi, nước mắt liên tục chảy, đâu đó đằng xa là bóng dáng tất tưởi của người con trai vừa khóc, vừa chạy gào thét trong mưa: “Thanh ơi! Anh xin lỗi”.
Yêu thương là sợi dây tựa chỉ mảnh.
Hơn hai tháng sau, tôi mới gặp lại Duy, cậu ta mặc vet đen lịch lãm đứng trước nhà tôi cùng chiếc cặp lồng đựng đồ ăn thơm phức.
Tôi mặt lạnh hỏi cậu ấy: “Tưởng cậu từ tôi luôn rồi!”.
Cậu ấy gạt tôi khỏi cửa tự tiện bước vào: “Chúng ta đều không phải trẻ con, chỉ là chút bất đồng về quan điểm. Nếu cậu đã không chịu nhường thì đại nam nhân như tôi đành chịu lún vậy”.
Tôi bật cười quàng vai cậu ấy hớn hở: “Ừ, có thế mới là đàn ông đích thực”.
Chúng tôi lại bàn tán những chuyện xảy ra trong vòng hai tháng qua, cùng uống trà, cùng bàn bạc đến các ý tưởng mới, vừa nói vừa ăn đến lúc cơm trong cặp lồng hết sạch mới ngạc nhiên hỏi: “Cậu biết nấu cơm sao? Giờ mới phát hiện ra còn có tài này”.
“ Ngon không?”.
“Tuyệt lắm! Nếu lần sau rảnh thì cứ nấu cơm luôn phần tôi nhé!”.
Cậu ta gật đầu rồi lặng thinh chú mục vào cuốn sách trên bàn.
Trời tháng bảy hao hao những cơn mưa rào chợt đến chợt đi, những ngày này tôi không phải đi ăn căng tin vì có cơm của Duy làm. Tôi ngồi tại bàn làm việc mở hộp cơm cùng với tách trà nóng, không phải mùi thức ăn thơm nồng cũng không phải vị trà nơi cuống họng mà sao toàn thân cứ mơn man với xúc cảm ngọt ngào.
Nhớ lần đầu chúng tôi gặp nhau là vào ngày hội thể thao do trường tổ chức, khi ấy tôi và Duy đều là sinh viên năm ba. Tôi cùng một bạn nam nữa trong lớp thi đấu cầu lông với lớp Duy rồi như số phận đã sắp đặt từ trước, quả cầu lông từ tay tôi phát ra lao vào mắt cu cậu chuẩn cáí kiểu diều hâu vồ gà chíp. Ực, nghĩ đến đây lại buồn thiu vì số tiền ăn phải trích ra để chăm sóc gã trong bệnh viện. Nhưng bù lại sau này hễ gặp khó khăn thì người đầu tiên giúp đỡ tôi chỉ có mỗi cậu ấy.
Tôi chẳng nhớ rõ đã bao lần cậu ta giới thiệu bạn gái cho tôi xem mắt, tôi chỉ cười rồi nói: “Được đấy, yêu đi thôi!”, thế là chưa đầy ba ngày sau gã rủ tôi đi uống rượu và than rằng: “Bỏ bạn gái rồi!”. Tôi hỏi: “Sao lại bỏ?”, cậu ta chỉ làm mặt mèo rồi quyết tâm: “Vì cậu nói chỉ ‘được’ thôi nên tôi sẽ tìm một cô gái tốt hơn hàng trăm lần nữa”. Thế rồi thời gian cứ lẳng lặng trôi đi, bảy năm qua Duy vẫn là một ế nam chính hiệu chuyên tán phét cùng đại ế nữ là tôi.
Thực ra trong thâm tâm tôi có chút cảm tình với cậu ấy, nhưng không thể nói ra điều đó được. Bởi bản thân đã thần tượng hoá cậu ta lên làm chủ nợ của mình, mà một con nợ thì không nên yêu chủ nợ.
“Này”, cậu ta ném vào tay tôi chiếc vé tham quan vườn bách thú rồi lãng xẹt nói: “Nghe nói hôm nay sở thú mới đưa về một con sư tử cái rất dữ, tôi định dẫn cậu đến xem thử, biết đâu lại có cùng họ hàng thì sao?”.
Tôi thụi cho gã một cái, mỉa mai: “Muốn đi tìm vợ thì cứ nói thẳng một câu. Tôi cũng không ngại nếu vợ cậu có bộ lông dài và răng nanh đâu”.
Duy bó tay, cười đau khổ nhìn tôi. Chẳng rõ nụ cười ấy hàm chứa gì mà cứ thế buồn dần, buồn dần rồi tắt hẳn.
Đây là lần đầu tiên tôi đến sở thú, cảm thấy như bị lạc luôn trong trí tưởng tượng từ ngày còn bé tí. Ngày ấy, tôi cứ bám theo anh trai, hỏi anh ấy đủ chuyện trên trời dưới đất, cuối cùng một ngày anh ấy rời xa tôi, tôi cũng quên luôn mình từng ao ước đến đây thế nào.
“Kem của cậu này, hương trà. Mà tôi cũng thấy kì thật, sao cậu lại thích hương trà nhỉ?”.
Tôi ăn một miếng, cười nói vu vơ: “Vì mùi hương của nó ngọt ngào”.
Nơi khóe mắt khẽ trào ngược nóng hổi, tôi giả bộ chạy lên trước lau vội dòng nước mặn, có rất nhiều thứ thật khó để tẩy sạch.
“Anh ơi! Sao lại trồng trà”.
“Chúng ta có thể lấy lá xanh đem bán ngoài chợ, lá già có thể phơi khô làm chè. Anh sẽ lấy tiền bán trà để nuôi em”.
“Tuyệt quá! Đến khi đó em có thể mua quần áo mới phải không ạ?”.
“Ừ, anh sẽ mua cho em những gì em thích. Tất cả”.
“Ấy chết, chú gì ơi! Không sao chứ?”, tiếng kêu của cô bé học sinh đằng sau làm tôi giật mình quay lại. Người đàn ông đang vịn tay vào lan can cố kéo mình đứng lên kia chẳng phải là anh tôi sao. Tôi quay sang Duy thấy cậu đã sẵn sàng lao lại chỗ anh ấy, tôi chợt hiểu ra họ cùng một ruột. Tôi nắm lấy tay cậu ta kéo lại chỗ anh trai mình, cười nhạt nhẽo: “Hai người diễn hay thật. Chúc mừng anh đã thành công khi kéo người bạn duy nhất trong đời tôi về phe mình. Mong rằng anh đã thỏa mãn”.
Tiếng khóc muộn màng.
Những ngày tháng qua như cơn ác mộng, tôi lao đầu vào công việc chỉ để quên đi những nỗi buồn mà họ đã gây ra cho mình. Tôi không dám về nhà, vì sợ cậu ta đến tìm, có lẽ tôi lại sẽ mềm lòng và tha thứ cho nên tránh mặt Duy là biện pháp không tồi.
Gần một tháng với những chuyến công tác ra bắc vào nam, cả người tôi mệt lữ như cọng bún nước xiêu qua, xiêu lại.
Mỹ Anh bước vào cùng sấp tài liệu dày cộp: “Chị Ana, báo cáo tháng qua cùng bưu phẩm của chị đây ạ!”.
Trên bưu phẩm có đề tên người gửi là Duy, tôi tò mò mở lớp bọc ra xem, bên trong không có gì ngoài những hóa đơn chuyển tiền.
Hai bàn tay tôi run rẩy, lật từng tờ, từng tờ một, tên người gửi trên tất cả hóa đơn đều là Nguyễn Văn Hòa- người nhận Phan Duy, mắt tôi đẫm lệ.
Tôi gọi ngay cho cậu ta, cần có một lời giải thích cho mọi chuyện nhưng người bắt máy lại là anh trai tôi.
Vẫn bằng câu nói đó, anh bắt đầu: “Thanh à! Anh xin lỗi!”.
“Rốt cuộc anh lại giỡ trò gì vậy hả? Đống hóa đơn từ bảy năm trước đó là thế nào?”.
Tôi nghe thấy tiếng anh nghẹn ngào: “Ước gì anh có thể chăm sóc cho em tốt hơn. Anh tệ thật hứa rồi mà không làm được. Em nhớ không, cây trà mà anh em mình cùng trồng ấy, thì ra nó chưa chết, lần trước anh về nó đã cao tận ba mét rồi. Còn cả quyển lưu bút của em nữa, ở trong ngăn kéo hôm trước anh tìm thấy…khụ…khụ…”.
Cơn ho kéo dài làm tôi phát hoảng thét lên trong điện thoại: “Anh, anh ơi! Làm sao thế?”.
Giọng anh yếu ớt, nói một câu không đầu không cuối: “Thanh à! Anh nhớ em quá!”.
Nước mắt tuôn ào làm nhòe cả màn hình điện thoại, tôi đâu phải con ngốc mà chỉ cố tình giả bộ làm con ngốc. Vì tôi không dám tin vào sự thật rằng tất cả mọi thứ tôi có ngày hôm nay đều đâu phải do Duy giúp đỡ mình mà người đứng sau cậu ấy chính là anh trai tôi. Anh luôn chăm sóc tôi, hy sinh vì tôi và có lẽ anh ngồi tù cũng vì tôi.
Tôi nấc lên trong điện thoại: “Anh làm cái gì vậy? Sao lại biến em thành kẻ xấu xa thế này. Em ghét anh lắm! Rất ghét anh”.
“Thanh ơi! Đừng khóc”, tôi nghe thấy tiếng anh mếu máo.
“ Anh đang ở đâu, em muốn đến gặp anh”, lúc này tôi đã lao ra khỏi công ty.
“Đừng đến”.
“Sao lại không cho em đến, anh đang giấu em điều gì vậy?”.
Anh im lặng một hồi lâu rồi kể cho tôi nghe một câu chuyện xa xưa lắm: “Em nhớ câu chuyện mà mẹ hay kể không. Chuyện kể rằng từ rất xưa, ở một ngôi làng nọ có hai anh em…”.
Mưa đổ xuống trên đỉnh đầu như trút, dòng người cứ chạy qua tôi vùn vụt, nhưng chẳng có thứ gì làm tôi để tâm ngoài tiếng anh chậm dần, chậm dần rồi im bặt…
“Anh ơi! Anh à…Em cũng nhớ anh”.
Đầu dây bên kia vọng sang tiếng gấp rút: “ Bệnh nhân hôn mê rồi! Mau tới phòng cấp cứu…”.
Mưa vẫn rơi, người con gái vẫn khóc…giờ đây cô ấy lại một mình…
Bốn tháng sau.
“ Anh ấy vẫn không nhận ra cậu à?”
Tôi quay sang nhìn anh đang ngủ ngon lành trên giường, mỉm cười: “Ừ, tôi vẫn đang đợi anh”.
Duy ngập ngừng nhìn tôi: “Ana này xin lỗi. Vì tôi đã nhận lời sẽ giữ kín mọi chuyện”.
“Đừng gọi tôi là Ana, cái tên đó chỉ dùng ở công ty thôi. Về sau hãy gọi tôi là Thanh đi”.
Cậu ấy mỉm cười, tôi cũng vậy. Chợt nhận ra trở về với con người mình rất tốt, trước đây là anh chờ tôi, cũng đã chờ hai mươi mấy năm mới khiến tôi hiểu ra anh yêu tôi đến nhường nào. Bây giờ đến lượt tôi chờ anh, tôi tin rằng dù anh nhớ ra hay không, anh cũng sẽ cảm nhận thấy tình cảm mà tôi dành cho anh.
Cậu chuyện cổ tích sẽ không kết thúc bằng việc người anh trai hi sinh mạng sống để cứu người em gái khỏi tay mụ phù thủy rồi hóa thành sắc cầu vồng thứ bảy mà sẽ có một kết thúc khác hạnh phúc hơn, tươi đẹp hơn…
Giống như: “ Người anh sau khi được vị bác sĩ già phẫu thuật cắt bỏ tảng máu đông trong đầu đã tỉnh lại và cùng cô em gái ngắm nhìn sáu sắc cầu vồng sau cơn mưa”.
Cậu bé ôm di ảnh của cha mẹ, cố kìm nước mắt nhìn cô bé nói: “Cha nói, từ nay anh sẽ chăm sóc cho em”.
Trong đêm hôm ấy, hai trái tim nhỏ gầy ôm nhau khóc nức nở, không một ai nghe thấy, chỉ có cơn mưa bụi từng giọt, từng giọt làm ướt đẩm khung cửa sổ sờn màu.
Không thể yêu thương.
12h đêm.
Tôi về đến nhà trong tình trạng hai mắt muốn long ra ngoài nhưng đâu có sao, nhìn lại thành quả ngày hôm nay đạt được tôi có thể tự hào mà chỉ tay vào mặt đám cấp dưới bép xép và nói: “Các cậu phải rèn luyện nhiều hơn nữa mới có thể làm đối thủ của tôi”. Đúng vậy, họ cho rằng có thể dùng lời nói ngu xuẩn của mình để đè bẹp những gì tôi tạo ra sao? Tôi thừa nhận cơ chế thị trường là cạnh tranh và thủ đoạn, được thôi, họ muốn phá thì cứ để họ phá nhưng người cuối cùng phải dọn chiến trường vẫn mãi là họ.
“Ana…”.
Duy tiến lại phía tôi trên mặt hiện lên mồn một hai chữ “lo lắng”.
Tôi mỉm cười nhìn cậu ta rồi không kìm nén nỗi niềm vui mừng, nhanh nhảu kể chuyện: “ Duy này, kể cho cậu nghe một chuyện vui lắm. Hôm nay ở công ty tôi đã…”.
“Anh cậu về rồi!”.
Chùm chìa khóa trên tay rơi cộp xuống đất, đầu óc tôi chợt bừng tỉnh, cuối cùng anh ta cũng về rồi.
“Anh ấy nhắn với tớ muốn gặp cậu”.
Tôi nhìn thẳng vào mắt cậu ta, cười lạnh lùng hỏi: “Cậu làm thuyết khách cho anh tôi từ khi nào vậy. Nghe đây Duy vì cậu là người bạn quan trọng nhất đối với tôi nên tôi chỉ nói thêm lần này nữa thôi. Cậu đừng can thiệp vào chuyện giữa tôi và anh trai tôi nữa. Được chứ?”.
Không thèm đợi cậu ấy trả lời, tôi vào phòng và khóa trái cửa, những gì tôi cảm nhận thấy người ngoài như cậu ta làm sao hiểu nỗi.
“Ana, ai rồi cũng sẽ mắc lỗi, cậu không thể oán trách anh trai mình mãi thế. Anh ấy đã chịu khổ đủ rồi, cậu là người thân duy nhất của anh ấy, nếu cậu không cho anh ấy cơ hội thì còn ai dám tin anh ấy nữa đây. Ba giờ chiều mai, ở quán café cũ tôi sẽ đưa anh cậu tới”.
Màn đêm cứ thế bủa vây tôi trong cơn phẫn nộ, sợ hãi cùng căm ghét, “anh trai” hai tiếng này tưởng chừng cả thế kỷ rồi cơ đấy.
Ký ức tràn về như một con sâu đục mòn não bộ đến tê liệt, anh ta nói sẽ chăm sóc cho tôi, tôi đã tin cho đến khi anh ta vào tù. Lúc ấy, tôi mới hơn tám tuổi cái cảm giác thơ ngây khiến tôi chẳng biết sợ là gì, hễ có người nói xấu anh, tôi sẽ cầm gậy lùa kẻ đó. Năm mười tám tuổi anh vào tù lần hai, năm đó tôi thi trượt đại học, có nên cảm ơn anh ta không đây, mọi công sức mười hai năm học hành đều nhẹ nhàng phủi một cái đã tan. Trong khi tôi lăn lộn bon chen với cuộc sống thì anh ta ở đâu, luôn luôn làm những điều tệ hại, biết bao lần anh ta nói sẽ sửa nhưng mọi thứ chỉ kết thúc trên vành móng ngựa. Cha mẹ ở trên cao chắc hẳn buồn lắm!
Ngày hôm sau có mưa, tưởng đâu mưa bụi hóa ra mưa rất lớn.
Nhìn người đàn ông ngồi trước mặt mình lúc này, mái tóc điểm sương, gương mặt hao gầy cùng đôi mắt sâu hút, chiếc áo khoác trên người cũng đã phai nắng, anh ta ngập ngừng khẽ mỉm cười. Có chút chạnh lòng thoáng qua, tôi đáp lại ánh mắt dè dặt đó bằng câu nói không thể thiện cảm hơn: “Anh tìm tôi có chuyện gì?”.
Anh ấp úng: “Anh chỉ muốn đến gặp em, cũng lâu quá rồi. Em sống có tốt không?”.
“Tốt”.
“ Vậy à. Anh có về quê, nhớ trước đây em rất thích ăn bưởi quê mình nên anh đem lên cho em một ít”.
Tôi nhìn những trái bưởi da xanh được anh bọc cẩn thận trong mấy lớp túi bóng, cảm thấy hương vị của nó vẫn luẩn quẩn đâu đó nơi đầu lưỡi, nhưng chẳng thể chấp nhận anh ta.
“ Cảm ơn, nhưng đó là sở thích của tôi của hai mươi năm trước rồi!”.
Bàn tay anh khẽ run lên rồi nhanh nhẹn thu về với một nụ cười nhẹ nhàng:
“Không sao, em thích ăn gì lần sau anh…”.
“Đừng nói đến lần sau”, tôi tuyên bố.
“Anh Hòa để tôi nói thật nhé! Mỗi lần gặp anh tôi đều cảm thấy vô cùng mệt mỏi, tôi cầu xin anh có thể làm người tốt một lần được hay không. Đừng gặp tôi nữa mà chuyên tâm làm ăn chăm chỉ đi, tôi không bao giờ muốn nhận được bất cứ cuộc gọi nào nói ‘Cô có phải là người nhà của anh Nguyễn Văn Hòa hay không? Anh trai cô đã bị bắt”. Anh có hiểu không vậy?”.
“Cậu nói cái gì vậy hả?’, tiếng Duy quát lên ở phía trước làm tôi giật mình.
Cậu ta kéo tôi lên tức giận: “Sao cậu có thể nói ra những lời đó với anh trai mình chứ. Cậu có còn là người bạn mà tôi biết không thế?”.
Giọng anh tôi khàn đặc: “Duy bỏ tay Thanh ra, mau lên. Đừng làm con bé đau”.
Nỗi uất ức trong người dâng cao quá đầu, tôi đã không thể kiểm soát cơn giận dữ mà nói với anh những lời cay đắng: “Đừng gọi tên tôi, anh không có quyền. Suốt những năm tháng qua anh làm được những gì cho tôi ngoài gây ra rắc rối. Năm tôi tám tuổi, phải nằm trong bệnh viện cả tháng trời vì mổ ruột thừa lúc đó anh ở đâu, cùng đám bạn bè đi ăn trộm để rồi bị bắt. Khi tôi ngày nào cũng cật lực làm thuê lo cho từng kì học thì anh lại đang ngồi tù. Tôi bị người ta sỉ nhục, bị người khác coi thường, tôi rất muốn có anh bên cạnh nhưng anh không thể…”, nước mắt chảy dài thành dòng nhỏ xuống sàn đá men trắng, “…Làm ơn đừng bước vào cuộc sống của tôi thêm lần nào nữa. Bởi con bé tên Thanh ngu ngốc tin lời anh ngày nào đã chết rồi!”.
Mưa liên tục rơi, nước mắt liên tục chảy, đâu đó đằng xa là bóng dáng tất tưởi của người con trai vừa khóc, vừa chạy gào thét trong mưa: “Thanh ơi! Anh xin lỗi”.
Yêu thương là sợi dây tựa chỉ mảnh.
Hơn hai tháng sau, tôi mới gặp lại Duy, cậu ta mặc vet đen lịch lãm đứng trước nhà tôi cùng chiếc cặp lồng đựng đồ ăn thơm phức.
Tôi mặt lạnh hỏi cậu ấy: “Tưởng cậu từ tôi luôn rồi!”.
Cậu ấy gạt tôi khỏi cửa tự tiện bước vào: “Chúng ta đều không phải trẻ con, chỉ là chút bất đồng về quan điểm. Nếu cậu đã không chịu nhường thì đại nam nhân như tôi đành chịu lún vậy”.
Tôi bật cười quàng vai cậu ấy hớn hở: “Ừ, có thế mới là đàn ông đích thực”.
Chúng tôi lại bàn tán những chuyện xảy ra trong vòng hai tháng qua, cùng uống trà, cùng bàn bạc đến các ý tưởng mới, vừa nói vừa ăn đến lúc cơm trong cặp lồng hết sạch mới ngạc nhiên hỏi: “Cậu biết nấu cơm sao? Giờ mới phát hiện ra còn có tài này”.
“ Ngon không?”.
“Tuyệt lắm! Nếu lần sau rảnh thì cứ nấu cơm luôn phần tôi nhé!”.
Cậu ta gật đầu rồi lặng thinh chú mục vào cuốn sách trên bàn.
Trời tháng bảy hao hao những cơn mưa rào chợt đến chợt đi, những ngày này tôi không phải đi ăn căng tin vì có cơm của Duy làm. Tôi ngồi tại bàn làm việc mở hộp cơm cùng với tách trà nóng, không phải mùi thức ăn thơm nồng cũng không phải vị trà nơi cuống họng mà sao toàn thân cứ mơn man với xúc cảm ngọt ngào.
Nhớ lần đầu chúng tôi gặp nhau là vào ngày hội thể thao do trường tổ chức, khi ấy tôi và Duy đều là sinh viên năm ba. Tôi cùng một bạn nam nữa trong lớp thi đấu cầu lông với lớp Duy rồi như số phận đã sắp đặt từ trước, quả cầu lông từ tay tôi phát ra lao vào mắt cu cậu chuẩn cáí kiểu diều hâu vồ gà chíp. Ực, nghĩ đến đây lại buồn thiu vì số tiền ăn phải trích ra để chăm sóc gã trong bệnh viện. Nhưng bù lại sau này hễ gặp khó khăn thì người đầu tiên giúp đỡ tôi chỉ có mỗi cậu ấy.
Tôi chẳng nhớ rõ đã bao lần cậu ta giới thiệu bạn gái cho tôi xem mắt, tôi chỉ cười rồi nói: “Được đấy, yêu đi thôi!”, thế là chưa đầy ba ngày sau gã rủ tôi đi uống rượu và than rằng: “Bỏ bạn gái rồi!”. Tôi hỏi: “Sao lại bỏ?”, cậu ta chỉ làm mặt mèo rồi quyết tâm: “Vì cậu nói chỉ ‘được’ thôi nên tôi sẽ tìm một cô gái tốt hơn hàng trăm lần nữa”. Thế rồi thời gian cứ lẳng lặng trôi đi, bảy năm qua Duy vẫn là một ế nam chính hiệu chuyên tán phét cùng đại ế nữ là tôi.
Thực ra trong thâm tâm tôi có chút cảm tình với cậu ấy, nhưng không thể nói ra điều đó được. Bởi bản thân đã thần tượng hoá cậu ta lên làm chủ nợ của mình, mà một con nợ thì không nên yêu chủ nợ.
“Này”, cậu ta ném vào tay tôi chiếc vé tham quan vườn bách thú rồi lãng xẹt nói: “Nghe nói hôm nay sở thú mới đưa về một con sư tử cái rất dữ, tôi định dẫn cậu đến xem thử, biết đâu lại có cùng họ hàng thì sao?”.
Tôi thụi cho gã một cái, mỉa mai: “Muốn đi tìm vợ thì cứ nói thẳng một câu. Tôi cũng không ngại nếu vợ cậu có bộ lông dài và răng nanh đâu”.
Duy bó tay, cười đau khổ nhìn tôi. Chẳng rõ nụ cười ấy hàm chứa gì mà cứ thế buồn dần, buồn dần rồi tắt hẳn.
Đây là lần đầu tiên tôi đến sở thú, cảm thấy như bị lạc luôn trong trí tưởng tượng từ ngày còn bé tí. Ngày ấy, tôi cứ bám theo anh trai, hỏi anh ấy đủ chuyện trên trời dưới đất, cuối cùng một ngày anh ấy rời xa tôi, tôi cũng quên luôn mình từng ao ước đến đây thế nào.
“Kem của cậu này, hương trà. Mà tôi cũng thấy kì thật, sao cậu lại thích hương trà nhỉ?”.
Tôi ăn một miếng, cười nói vu vơ: “Vì mùi hương của nó ngọt ngào”.
Nơi khóe mắt khẽ trào ngược nóng hổi, tôi giả bộ chạy lên trước lau vội dòng nước mặn, có rất nhiều thứ thật khó để tẩy sạch.
“Anh ơi! Sao lại trồng trà”.
“Chúng ta có thể lấy lá xanh đem bán ngoài chợ, lá già có thể phơi khô làm chè. Anh sẽ lấy tiền bán trà để nuôi em”.
“Tuyệt quá! Đến khi đó em có thể mua quần áo mới phải không ạ?”.
“Ừ, anh sẽ mua cho em những gì em thích. Tất cả”.
“Ấy chết, chú gì ơi! Không sao chứ?”, tiếng kêu của cô bé học sinh đằng sau làm tôi giật mình quay lại. Người đàn ông đang vịn tay vào lan can cố kéo mình đứng lên kia chẳng phải là anh tôi sao. Tôi quay sang Duy thấy cậu đã sẵn sàng lao lại chỗ anh ấy, tôi chợt hiểu ra họ cùng một ruột. Tôi nắm lấy tay cậu ta kéo lại chỗ anh trai mình, cười nhạt nhẽo: “Hai người diễn hay thật. Chúc mừng anh đã thành công khi kéo người bạn duy nhất trong đời tôi về phe mình. Mong rằng anh đã thỏa mãn”.
Tiếng khóc muộn màng.
Những ngày tháng qua như cơn ác mộng, tôi lao đầu vào công việc chỉ để quên đi những nỗi buồn mà họ đã gây ra cho mình. Tôi không dám về nhà, vì sợ cậu ta đến tìm, có lẽ tôi lại sẽ mềm lòng và tha thứ cho nên tránh mặt Duy là biện pháp không tồi.
Gần một tháng với những chuyến công tác ra bắc vào nam, cả người tôi mệt lữ như cọng bún nước xiêu qua, xiêu lại.
Mỹ Anh bước vào cùng sấp tài liệu dày cộp: “Chị Ana, báo cáo tháng qua cùng bưu phẩm của chị đây ạ!”.
Trên bưu phẩm có đề tên người gửi là Duy, tôi tò mò mở lớp bọc ra xem, bên trong không có gì ngoài những hóa đơn chuyển tiền.
Hai bàn tay tôi run rẩy, lật từng tờ, từng tờ một, tên người gửi trên tất cả hóa đơn đều là Nguyễn Văn Hòa- người nhận Phan Duy, mắt tôi đẫm lệ.
Tôi gọi ngay cho cậu ta, cần có một lời giải thích cho mọi chuyện nhưng người bắt máy lại là anh trai tôi.
Vẫn bằng câu nói đó, anh bắt đầu: “Thanh à! Anh xin lỗi!”.
“Rốt cuộc anh lại giỡ trò gì vậy hả? Đống hóa đơn từ bảy năm trước đó là thế nào?”.
Tôi nghe thấy tiếng anh nghẹn ngào: “Ước gì anh có thể chăm sóc cho em tốt hơn. Anh tệ thật hứa rồi mà không làm được. Em nhớ không, cây trà mà anh em mình cùng trồng ấy, thì ra nó chưa chết, lần trước anh về nó đã cao tận ba mét rồi. Còn cả quyển lưu bút của em nữa, ở trong ngăn kéo hôm trước anh tìm thấy…khụ…khụ…”.
Cơn ho kéo dài làm tôi phát hoảng thét lên trong điện thoại: “Anh, anh ơi! Làm sao thế?”.
Giọng anh yếu ớt, nói một câu không đầu không cuối: “Thanh à! Anh nhớ em quá!”.
Nước mắt tuôn ào làm nhòe cả màn hình điện thoại, tôi đâu phải con ngốc mà chỉ cố tình giả bộ làm con ngốc. Vì tôi không dám tin vào sự thật rằng tất cả mọi thứ tôi có ngày hôm nay đều đâu phải do Duy giúp đỡ mình mà người đứng sau cậu ấy chính là anh trai tôi. Anh luôn chăm sóc tôi, hy sinh vì tôi và có lẽ anh ngồi tù cũng vì tôi.
Tôi nấc lên trong điện thoại: “Anh làm cái gì vậy? Sao lại biến em thành kẻ xấu xa thế này. Em ghét anh lắm! Rất ghét anh”.
“Thanh ơi! Đừng khóc”, tôi nghe thấy tiếng anh mếu máo.
“ Anh đang ở đâu, em muốn đến gặp anh”, lúc này tôi đã lao ra khỏi công ty.
“Đừng đến”.
“Sao lại không cho em đến, anh đang giấu em điều gì vậy?”.
Anh im lặng một hồi lâu rồi kể cho tôi nghe một câu chuyện xa xưa lắm: “Em nhớ câu chuyện mà mẹ hay kể không. Chuyện kể rằng từ rất xưa, ở một ngôi làng nọ có hai anh em…”.
Mưa đổ xuống trên đỉnh đầu như trút, dòng người cứ chạy qua tôi vùn vụt, nhưng chẳng có thứ gì làm tôi để tâm ngoài tiếng anh chậm dần, chậm dần rồi im bặt…
“Anh ơi! Anh à…Em cũng nhớ anh”.
Đầu dây bên kia vọng sang tiếng gấp rút: “ Bệnh nhân hôn mê rồi! Mau tới phòng cấp cứu…”.
Mưa vẫn rơi, người con gái vẫn khóc…giờ đây cô ấy lại một mình…
Bốn tháng sau.
“ Anh ấy vẫn không nhận ra cậu à?”
Tôi quay sang nhìn anh đang ngủ ngon lành trên giường, mỉm cười: “Ừ, tôi vẫn đang đợi anh”.
Duy ngập ngừng nhìn tôi: “Ana này xin lỗi. Vì tôi đã nhận lời sẽ giữ kín mọi chuyện”.
“Đừng gọi tôi là Ana, cái tên đó chỉ dùng ở công ty thôi. Về sau hãy gọi tôi là Thanh đi”.
Cậu ấy mỉm cười, tôi cũng vậy. Chợt nhận ra trở về với con người mình rất tốt, trước đây là anh chờ tôi, cũng đã chờ hai mươi mấy năm mới khiến tôi hiểu ra anh yêu tôi đến nhường nào. Bây giờ đến lượt tôi chờ anh, tôi tin rằng dù anh nhớ ra hay không, anh cũng sẽ cảm nhận thấy tình cảm mà tôi dành cho anh.
Cậu chuyện cổ tích sẽ không kết thúc bằng việc người anh trai hi sinh mạng sống để cứu người em gái khỏi tay mụ phù thủy rồi hóa thành sắc cầu vồng thứ bảy mà sẽ có một kết thúc khác hạnh phúc hơn, tươi đẹp hơn…
Giống như: “ Người anh sau khi được vị bác sĩ già phẫu thuật cắt bỏ tảng máu đông trong đầu đã tỉnh lại và cùng cô em gái ngắm nhìn sáu sắc cầu vồng sau cơn mưa”.
Chỉnh sửa lần cuối: