Tựa đề quyển sách này đã nói lên được hết nội dung của nó. Ngược thời gian, quay lại nơi đường xưa - nơi mà Bụt đã đi qua và đã tìm được đạo. "Đường xưa vẫn còn đó, mây trắng vẫn còn đó..." Kết thúc quyển sách mà mình vẫn còn bồi hồi và rất buồn bã, Bụt đã diệt độ, nhưng âm vang lại nội dung, những nơi chốn, những sự việc xảy ra khi người còn tại thế, rất ý nghĩa, mình cứ muốn sách còn hoài thôi.
Thiền sư không viết về Bụt theo cách viết thần thông quảng đại, mà ông viết về Bụt với hình ảnh Bụt là một con người vô cùng bình thường, đã nhìn thấu nhân sinh hồng trần, nhìn thấy được sự khổ đau của chúng sinh. Mình rất thích câu viết của thiền sư ở lời mở đầu cho cuốn sách này: "Có người nói Bụt dùng thần thông độ hóa cho Devadatta (Đề Bà Đạt Đa), nhưng Bụt là người giàu lòng từ bi và trí tuệ, tại sao phải dùng đến thần thông?" Đúng vậy, Bụt là người giàu lòng từ, lòng bi và trí tuệ.
Xuyên suốt cuốn sách là câu chuyện về thái tử Siddhatta thuộc dòng dõi Sakya (Thích Ca), giàu lòng nhân ái, yêu thương mọi vật trên cõi đời này, người nhận ra rằng chính tâm ta khiến bản thân ta khổ đau, nên đã tìm đường quán chiếu tự thân ta để có sự an lạc, người không bảo xuất gia tu hành là để trốn tránh cuộc đời tìm sự giải thoát, mà xuất gia là để tìm được sự an lạc. Sắc tức không, không tức sắc.
Đọc quyển sách này mình biết được rất nhiều điều về Như Lai, biết được tên người Buddha có nghĩa là Người Giác Ngộ, cây pippala nơi mà suốt đêm người đã tìm ra được đạo pháp có tên là Bodhi (Cây Bồ đề) tức là Cây Tỉnh Thức,... mình còn biết nhiều thứ nữa...
Đọc đến đoạn 2 người đệ tử thân thương nhất của Bụt đã qua đời, câu nói của Tôn giả Ananda làm mình rớm nước mắt: Bụt an ủi mọi người nhưng ai sẽ là người an ủi Bụt? Đọc đến đoạn Devadatta hấp hối đến bên Bụt xin "Con về nương tựa Bụt..." thì lại đau lòng hơn nữa, ông ấy đến cuối cuộc đời giác ngộ quay về tựa Bụt tựa Pháp, tựa Tăng. Sự từ bi của Bụt làm cho mình cảm động. Đọc đến đoạn Bụt diệt dộ, mình rất buồn, Bụt đã đi rồi, Bụt đã đi thật rồi... cũng là lúc quyển sách đến hồi khép lại. Rất cảm ơn thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết câu chuyện về Bụt để mình có duyên được biết rõ về cuộc đời của Bụt.
Khép lại quyển sách là cả một sự an lạc. Buddha....
Thiền sư không viết về Bụt theo cách viết thần thông quảng đại, mà ông viết về Bụt với hình ảnh Bụt là một con người vô cùng bình thường, đã nhìn thấu nhân sinh hồng trần, nhìn thấy được sự khổ đau của chúng sinh. Mình rất thích câu viết của thiền sư ở lời mở đầu cho cuốn sách này: "Có người nói Bụt dùng thần thông độ hóa cho Devadatta (Đề Bà Đạt Đa), nhưng Bụt là người giàu lòng từ bi và trí tuệ, tại sao phải dùng đến thần thông?" Đúng vậy, Bụt là người giàu lòng từ, lòng bi và trí tuệ.
Xuyên suốt cuốn sách là câu chuyện về thái tử Siddhatta thuộc dòng dõi Sakya (Thích Ca), giàu lòng nhân ái, yêu thương mọi vật trên cõi đời này, người nhận ra rằng chính tâm ta khiến bản thân ta khổ đau, nên đã tìm đường quán chiếu tự thân ta để có sự an lạc, người không bảo xuất gia tu hành là để trốn tránh cuộc đời tìm sự giải thoát, mà xuất gia là để tìm được sự an lạc. Sắc tức không, không tức sắc.
Đọc quyển sách này mình biết được rất nhiều điều về Như Lai, biết được tên người Buddha có nghĩa là Người Giác Ngộ, cây pippala nơi mà suốt đêm người đã tìm ra được đạo pháp có tên là Bodhi (Cây Bồ đề) tức là Cây Tỉnh Thức,... mình còn biết nhiều thứ nữa...
Đọc đến đoạn 2 người đệ tử thân thương nhất của Bụt đã qua đời, câu nói của Tôn giả Ananda làm mình rớm nước mắt: Bụt an ủi mọi người nhưng ai sẽ là người an ủi Bụt? Đọc đến đoạn Devadatta hấp hối đến bên Bụt xin "Con về nương tựa Bụt..." thì lại đau lòng hơn nữa, ông ấy đến cuối cuộc đời giác ngộ quay về tựa Bụt tựa Pháp, tựa Tăng. Sự từ bi của Bụt làm cho mình cảm động. Đọc đến đoạn Bụt diệt dộ, mình rất buồn, Bụt đã đi rồi, Bụt đã đi thật rồi... cũng là lúc quyển sách đến hồi khép lại. Rất cảm ơn thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết câu chuyện về Bụt để mình có duyên được biết rõ về cuộc đời của Bụt.
Khép lại quyển sách là cả một sự an lạc. Buddha....