Thơ Duyên-Phận-Anh-Em

THOMMASSTONE85

Gà con
Tham gia
8/5/15
Bài viết
14
Gạo
0,0
Duyên Phận vốn ở sớ trời
Nay đành ở lại ,trong tâm tôi thôi
Ép duyên sẽ không thành đôi
Bạc phận dẫu cố sầu riêng thôi rồi
Em Anh đã không thành đôi
Bạn tốt cũng chẳng nên tôi đành thôi
Anh em nếu còn nhớ tôi
Hẹn gặp khi khác đường đời có tôi
 

vivian.nguyen

Iron Maiden
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
☆☆☆
Tham gia
10/12/14
Bài viết
1.134
Gạo
6.000,0
Re: Duyên-Phận-Anh-Em
Mình có thể hiểu ý thơ, nhưng dường như vần điệu quá trúc trắc lạc nhịp nhau rồi. :|
 

Smigel Nguyễn

Gà BT
☆☆☆
Tham gia
3/7/14
Bài viết
1.235
Gạo
266,0
Re: Duyên-Phận-Anh-Em
Duyên Phận vốn ở sớ trời
Nay đành ở lại ,trong tâm tôi thôi
Ép duyên sẽ không thành đôi
Bạc phận dẫu cố sầu riêng thôi rồi
Em Anh đã không thành đôi
Bạn tốt cũng chẳng nên tôi đành thôi
Anh em nếu còn nhớ tôi
Hẹn gặp khi khác đường đời có tôi
Phận duyên vốn ở sớ trời
Nay xin giữ lại hồn tôi một mình
Duyên kia ép mãi chẳng thành
Phận này dẫu bạc, tâm tình giấu riêng
Chúng mình chẳng nổi chữ duyên
Nghĩa tình bè bạn chẳng nên, cũng đành
Giá rằng vương vấn tơ mành
Hẹn ngày gặp lại lối mình chung đôi.

Mình xin mạn phép dựa trên ý thơ của bạn mà viết lại như vậy, bạn đọc có thấy mượt hơn không vậy?
Hôm trước mình có góp ý với bạn về cách gieo vần của thơ lục bát, mình thấy bài này bạn đã biết cách gieo vần. Tuy nhiên, thơ gồm có tính hình và tính nhạc, tính hình là dựa trên câu từ và ý thơ, còn tính nhạc dựa trên cách gieo vần, về điều này bạn có thể đọc các bài thơ của các tác giả nhiều kinh nghiệm để học tập (lục bát tiêu biểu có Truyện Kiều của Nguyễn Du, hay thơ của Đinh Hùng, Nguyễn Bính,... cũng rất giàu tính nhạc).
Một vài điều mình có thể góp ý với bạn với thể thơ này là:
- Trong một câu không nên có quá nhiều chữ cùng thanh. Ví dụ câu thứ hai của bạn, "Nay đành ở lại ,trong tâm tôi thôi", nó có tới 5 chữ không dấu.
- Trong câu lục, chữ số 2 và số 6 nên luân phiên nhau về dấu dù cùng là thanh bằng. Nếu chữ thứ hai là huyền thì chữ thứ sáu nên là không dấu, và ngược lại.
Trong câu bát, chữ số 2, 6 và 8 cũng nên đổi thanh, tương tự như điều mình nói ở câu lục.
Vần từ câu lục xuống câu bát (hoặc ngược lại) cũng nên đổi thanh.

Một vài góp ý của mình, chúc bạn sớm có những bài thơ hay, vừa giàu hình vừa giàu nhạc.
 
Bên trên