Em trai tôi! Nay vừa tròn 21, cái tuổi đang độ đẹp đẽ nhất. Nhiều bạn độ này chắc đang trên giảng đường miệt mài đèn sách. Nhưng có lẽ rằng, cuộc đời ai cũng có số phận riêng mình.
Sống trên vùng miền núi chỉ có những ngọn núi dài kéo dài mãi đến cuối chân trời mà vẫn không thấy có điểm dừng. Hoàn cảnh gia đình nghèo khó, cảnh miếng ruộng chỉ đủ làm ra miếng ăn chứ đâu có đồng nào dư ra để đi học. Nhưng dẫu vất vả khiến lưng cha mẹ còng thêm, mưa nắng khiến làn da bố mẹ thêm rám, thì việc cho chúng tôi đi học vẫn không thể ngừng. Nỗi khốn cùng kéo đi những năm tháng thanh nhàn, mang đi số tuổi trẻ của hai người nên nhìn dáng họ mà tôi cứ nghĩ là già hơn chục tuổi. Vậy mà bố mẹ vẫn cứ dành những yêu thương lớn lao ấy cho chúng tôi mà không cần biết sự đáp trả ngày mai.
Học xong lớp 12, em trai thi đỗ đại học trong sự vui mừng của cả nhà. Khi đó, chị gái đã ra trường nhưng với số tiền sinh viên còn đang chất ở ngăn kéo của ngân hàng mà chưa được thanh toán một đồng nào. Và một khoản dành dụm còn lại của gia đình cũng ném gọn vào cái trò chơi gọi là tìm việc làm dưới sự "giúp đỡ" của các "thầy cô giáo" ở trên Bộ.
Còn tôi, hàng tháng vẫn mang đều số tiền từ nhà đi học. Mẹ nói rằng: "Chúng tôi mang tiền đi để nuôi giàu thành phố." Vậy mà biết tôi đi làm thêm, cha mẹ phản đối gay gắt. Sao chứ? Sao lại không đi làm được? - Chỉ vì, khi đó tôi làm thêm ở quán ăn, mệt mỏi khiến người gầy đi gần chục cân. Về đến nhà, nhìn con, mẹ tôi chỉ có thể... như vậy đó!
Em trai chăm chỉ, hiền lành từ bé. Chẳng hiểu sao, trẻ em trong làng luôn yêu thương em ấy hơn, trong khi tôi là người bế ẵm từ tấm bé.
Nhưng cầm tấm giấy mời nhập học trên tay mà em cứ lưỡng lự mãi, em nói là: "Tại em thấy lười học rồi nên cũng không muốn đi". Đến khi tôi xuống trường, nhận được điện thoại của mẹ nói em trai không đi học đâu, đã cùng bạn đi xuống mấy tỉnh phía dưới làm thuê rồi.
" Tại sao?".
"Em con nói là nó thương bố mẹ, đã vất vả nuôi hai chị rồi, nợ còn chưa trả mà con còn đi học nữa thì khi nào nhà mình mới khá lên được hả mẹ?".
Vậy là em tôi đi làm công nhân. Những ngày em mới xuống, chỉ có vài trăm nghìn mà mẹ phải chay đôn đáo đi vay mượn khắp xóm để em có chút tiền phòng thân trên người. Bắt đầu làm việc, cũng là bắt đầu của những ngày làm theo ca liên tục, hết thức thâu đêm rồi lại suốt sáng. Có tháng, mỗi ngày làm hơn mười hai tiếng mà không được nghĩ lấy ngày nào. Chị em tôi thúc giục thế nào thì em trai tôi vẫn không lay chuyển, vẫn kiên trì làm hết một năm cho đến khi tôi ra trường.
Nghỉ việc dưới này, em nói rằng: "Khổ cực em chịu được chị à. Nhưng em muốn đi làm ăn cùng với mấy anh ở trong làng sang biên giới Trung quốc buôn quần áo, dày dép. Chị yên tâm vì anh Lam - anh trai con bác - đã đi buôn được hơn hai năm rồi, có nhiều mối và yên tâm."
Và em bắt đầu chuỗi ngày đi dài sang bên đó với những lần thức trắng đêm. Chạy xe từ bên đó về đến nhà thì đã vào lúc trời tờ mờ sáng, rồi chiều hôm sau giao hàng xong lại tất tưởi đi.
Số tiền đưa cho bố mẹ ngày càng nhiều, hơn hẳn số tiền lương ít ỏi mà hàng tháng tôi có được. Căn nhà được sửa lại đẹp đẽ hơn. Khi về đến nhà, hai chị em gặp nhau; tôi thúc giục em nghỉ việc mà đi học lại đi, nhưng em nói trong khi ánh mắt mông lung: "Em có dành được thêm chút tiền rồi chị à, không thể đi mãi như vậy. Em định xong hai ba chuyến xe nữa thì ngừng thôi. Em sẽ về nhà xây một trang trại nhỏ nuôi lợn. Từ bé đã quen với những con lợn rồi nên nuôi lợn sẽ tốt hơn."
Nhưng...
Trong khi tay tôi đang bận bịu với công việc của mình, điện thoại vang lên. Mẹ gọi trong khi tiếng nấc ghẹn vẫn còn đang ngắt quãng những lời muốn nói.
"Em trai con... bị... bị... bắt rồi.. con ơi! Công... công an đến tận nhà bắt, họ nói, em con có buôn ma túy. Họ... họ lục soát nhà thì có một khoản tiền lớn thôi, nhưng họ nói đã bắt được anh Lam che giấu ma túy. Hiện đã bị bắt đi trước rồi. Phải đưa em con đi xem xét.
Mẹ chết mất thôi, em con ngoan ngoãn, không làm những việc như thế đâu."
Tai tôi ù đi, mọi sự hoạt động của cơ thể giờ đây như không hoạt động nổi. Không biết rằng bản thân đã nín thở bao lâu, chỉ biết rằng tôi đã lịm dần đi trong khi mọi thứ trước mặt ù ù quay vòng, và rồi đầu óc tôi chìm vào khoảng không đen tối.
Khi tòa có những phán xét cuối cùng, anh Lam bị xử tù 30 năm. Em trai tôi bị tù 10 năm.
Nghe xong phán quyết, cái thứ nó cứ nghèn nghẹn ở cổ mà cho dù đã cố đè nén xuống nhưng vẫn cứ ứ dần, ứ dần, đẩy lên cổ họng rồi tràn ra khóe mắt.
Nếu cho tôi một điều ước bây giờ, tôi chỉ muốn ước hiện giờ người ngồi sau song sắt kia là chính tôi chứ không phải em trai tôi.
Nếu cho tôi được quay trở lại quá khứ, tôi sẽ... không bao giờ... để cho... sự việc này có cơ hội diễn ra.
Em trai tôi! Em ấy...
Sống trên vùng miền núi chỉ có những ngọn núi dài kéo dài mãi đến cuối chân trời mà vẫn không thấy có điểm dừng. Hoàn cảnh gia đình nghèo khó, cảnh miếng ruộng chỉ đủ làm ra miếng ăn chứ đâu có đồng nào dư ra để đi học. Nhưng dẫu vất vả khiến lưng cha mẹ còng thêm, mưa nắng khiến làn da bố mẹ thêm rám, thì việc cho chúng tôi đi học vẫn không thể ngừng. Nỗi khốn cùng kéo đi những năm tháng thanh nhàn, mang đi số tuổi trẻ của hai người nên nhìn dáng họ mà tôi cứ nghĩ là già hơn chục tuổi. Vậy mà bố mẹ vẫn cứ dành những yêu thương lớn lao ấy cho chúng tôi mà không cần biết sự đáp trả ngày mai.
Học xong lớp 12, em trai thi đỗ đại học trong sự vui mừng của cả nhà. Khi đó, chị gái đã ra trường nhưng với số tiền sinh viên còn đang chất ở ngăn kéo của ngân hàng mà chưa được thanh toán một đồng nào. Và một khoản dành dụm còn lại của gia đình cũng ném gọn vào cái trò chơi gọi là tìm việc làm dưới sự "giúp đỡ" của các "thầy cô giáo" ở trên Bộ.
Còn tôi, hàng tháng vẫn mang đều số tiền từ nhà đi học. Mẹ nói rằng: "Chúng tôi mang tiền đi để nuôi giàu thành phố." Vậy mà biết tôi đi làm thêm, cha mẹ phản đối gay gắt. Sao chứ? Sao lại không đi làm được? - Chỉ vì, khi đó tôi làm thêm ở quán ăn, mệt mỏi khiến người gầy đi gần chục cân. Về đến nhà, nhìn con, mẹ tôi chỉ có thể... như vậy đó!
Em trai chăm chỉ, hiền lành từ bé. Chẳng hiểu sao, trẻ em trong làng luôn yêu thương em ấy hơn, trong khi tôi là người bế ẵm từ tấm bé.
Nhưng cầm tấm giấy mời nhập học trên tay mà em cứ lưỡng lự mãi, em nói là: "Tại em thấy lười học rồi nên cũng không muốn đi". Đến khi tôi xuống trường, nhận được điện thoại của mẹ nói em trai không đi học đâu, đã cùng bạn đi xuống mấy tỉnh phía dưới làm thuê rồi.
" Tại sao?".
"Em con nói là nó thương bố mẹ, đã vất vả nuôi hai chị rồi, nợ còn chưa trả mà con còn đi học nữa thì khi nào nhà mình mới khá lên được hả mẹ?".
Vậy là em tôi đi làm công nhân. Những ngày em mới xuống, chỉ có vài trăm nghìn mà mẹ phải chay đôn đáo đi vay mượn khắp xóm để em có chút tiền phòng thân trên người. Bắt đầu làm việc, cũng là bắt đầu của những ngày làm theo ca liên tục, hết thức thâu đêm rồi lại suốt sáng. Có tháng, mỗi ngày làm hơn mười hai tiếng mà không được nghĩ lấy ngày nào. Chị em tôi thúc giục thế nào thì em trai tôi vẫn không lay chuyển, vẫn kiên trì làm hết một năm cho đến khi tôi ra trường.
Nghỉ việc dưới này, em nói rằng: "Khổ cực em chịu được chị à. Nhưng em muốn đi làm ăn cùng với mấy anh ở trong làng sang biên giới Trung quốc buôn quần áo, dày dép. Chị yên tâm vì anh Lam - anh trai con bác - đã đi buôn được hơn hai năm rồi, có nhiều mối và yên tâm."
Và em bắt đầu chuỗi ngày đi dài sang bên đó với những lần thức trắng đêm. Chạy xe từ bên đó về đến nhà thì đã vào lúc trời tờ mờ sáng, rồi chiều hôm sau giao hàng xong lại tất tưởi đi.
Số tiền đưa cho bố mẹ ngày càng nhiều, hơn hẳn số tiền lương ít ỏi mà hàng tháng tôi có được. Căn nhà được sửa lại đẹp đẽ hơn. Khi về đến nhà, hai chị em gặp nhau; tôi thúc giục em nghỉ việc mà đi học lại đi, nhưng em nói trong khi ánh mắt mông lung: "Em có dành được thêm chút tiền rồi chị à, không thể đi mãi như vậy. Em định xong hai ba chuyến xe nữa thì ngừng thôi. Em sẽ về nhà xây một trang trại nhỏ nuôi lợn. Từ bé đã quen với những con lợn rồi nên nuôi lợn sẽ tốt hơn."
Nhưng...
Trong khi tay tôi đang bận bịu với công việc của mình, điện thoại vang lên. Mẹ gọi trong khi tiếng nấc ghẹn vẫn còn đang ngắt quãng những lời muốn nói.
"Em trai con... bị... bị... bắt rồi.. con ơi! Công... công an đến tận nhà bắt, họ nói, em con có buôn ma túy. Họ... họ lục soát nhà thì có một khoản tiền lớn thôi, nhưng họ nói đã bắt được anh Lam che giấu ma túy. Hiện đã bị bắt đi trước rồi. Phải đưa em con đi xem xét.
Mẹ chết mất thôi, em con ngoan ngoãn, không làm những việc như thế đâu."
Tai tôi ù đi, mọi sự hoạt động của cơ thể giờ đây như không hoạt động nổi. Không biết rằng bản thân đã nín thở bao lâu, chỉ biết rằng tôi đã lịm dần đi trong khi mọi thứ trước mặt ù ù quay vòng, và rồi đầu óc tôi chìm vào khoảng không đen tối.
Khi tòa có những phán xét cuối cùng, anh Lam bị xử tù 30 năm. Em trai tôi bị tù 10 năm.
Nghe xong phán quyết, cái thứ nó cứ nghèn nghẹn ở cổ mà cho dù đã cố đè nén xuống nhưng vẫn cứ ứ dần, ứ dần, đẩy lên cổ họng rồi tràn ra khóe mắt.
Nếu cho tôi một điều ước bây giờ, tôi chỉ muốn ước hiện giờ người ngồi sau song sắt kia là chính tôi chứ không phải em trai tôi.
Nếu cho tôi được quay trở lại quá khứ, tôi sẽ... không bao giờ... để cho... sự việc này có cơ hội diễn ra.
Em trai tôi! Em ấy...
Chỉnh sửa lần cuối: