Cái nắng tháng sáu ở dải đất miền Trung vốn đầy nắng và gió thật làm người ta thấy bức rức và khó chịu. Trên đường từng dòng người vẫn đi đi lại lại tấp nập vì mưu sinh bất chấp sự khắc nghiệt của thời tiết. Ai cũng cố gắng che chắn thật kĩ để tránh cái nắng như thiêu như đốt len vào cơ thể. Mỗi người một việc không ai để ý đến ai, thậm chí có người còn rất vội vã chạy vụt qua không kịp nhìn nhau dù chỉ là một giây. Cuộc sống thời hiện đại bận rộn làm con người ta trong phút chốc quên đi một điều dù giản đơn nhưng ý nghĩa: sự quan tâm.
Tâm bước vào quán khi các bạn cô đã ngồi ở đó sẵn rồi. Họ gặp nhau sau một thời gian dài cách biệt,người đi làm trong nam, người đi học, còn người thì vất vả đó đây để tìm một công việc phù hợp. Khó khăn lắm họ mới gặp được nhau đông đủ trò chuyện, kể cho nhau nghe về chuyện đời, chuyện nghề, chuyện vui buồn trong cuộc sống thường ngày. Đây là khoảng thời gian hiếm hoi nhưng đẹp như giải nhiệt cuộc sống giữa vòng xoáy cuộc đời nhiều suy ngẫm.
Tâm ngồi nhăm nhi ly nước cam mát rượi giữa cái hè nóng bức, nghe một bản nhạc vui cho tâm hồn thêm phấn khởi. Hưng kể về cuộc sống trong nam kể từ khi anh vào đó lập nghiệp. Một mình nơi đất khách quê người trăm phần vất vả. Anh chỉ biết cố gắng, cố gắng và cố gắng bám trụ để mong có ngày công thành danh toại nở mặt nở mày với thiên hạ, đền đáp công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Anh kể: “Nhiều lúc đi ngang qua bến xe, thấy ai đó về quê mà mình cũng muốn về theo.” Nỗi nhớ quê hương luôn thường trực trong tâm trí của những người con xa quê. Họ nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn, nơi gắn bó với tuổi thơ hồn nhiên và cả vòng tay yêu thương dìu dắt của cha mẹ.
Hiện tại Tâm vẫn chưa đi làm cô ở nhà ôn thi công chức. Nhưng nếu không đỗ trong kì thi này biết đâu Tâm cũng phải lặng lội đến xứ khác tìm việc như Hưng thì sao? Thời buổi kinh tế thị trường tìm việc rất khó khăn. Nơi đất khách xa xôi thân gái một mình cô biết phải làm sao? Nghĩ đến thôi cũng thấy đắng lòng không nói thêm được lời nào nữa.
Dường như nãy giờ Hương đang ngồi chăm chú nghe các bạn tâm sự mà vẫn chưa nói gì. Cuộc sống của cô có phần thoải mái hơn vì được bố mẹ chu cấp để học cao học. Nhưng con người ta không thể cứ dựa vào bố mẹ mãi mà rồi cũng đến lúc tự lập. Nghĩ đến lúc mình tự bay trên đôi cánh của mình cô càng quyết tâm học tốt để trang bị một đôi cánh thật to, thật vững chắc đủ để bay trong suốt cuộc hành trình tương lai.
Say mê trò chuyện sau những tháng ngày xa cách, không ai trong nhóm bạn để ý có ai đó đứng bên. Chợt cảm nhận một cánh tay bé xíu mềm mại vỗ vào vai từ phía sau, rồi một giọng nói âm trầm, thánh thót vang lên:
- Chị ơi, chị mua vé số đi!
Giật mình quay lại. Tâm ngạc nhiên khi thấy em bé gái tầm bảy, tám tuổi, cầm trên tay một tập vé số hầu như còn nguyên, có lẽ từ sáng đến giờ bán được rất ít, mang trên vai một chiếc túi nhỏ màu nâu đã bạc đi rất nhiều nếu để ý kĩ sẽ thấy một vài chỗ rách vừa được vá lại. Bộ đồ em đang mặc áo chật, quần ngắn chắc là mặc bính hay đã lâu lắm rồi em không có đồ mới. Đặc biệt vai áo còn hằn vết của thời gian. Em đi đôi dép lê mà quai dép đã được chắp vá nhiều lần và đội chiếc mũ dường như cũng đã cũ. Nhưng trên khuôn miệng bé bé xinh xinh luôn nở nụ cười tươi rói như ánh nắng mùa hè tươi đẹp hay đó chính là niềm lạc quan, yêu đời cho dù cuộc đời còn nhiều vất vả lo toan.
Cầm lấy tập vé số trên tay em, Tâm hỏi:
- Em ở đây luôn hay ở vùng khác đến đây bán vé số?
- Dạ… nhà em ở dưới quê. Em theo bà ngoại lên đây được một năm rồi. Em bé lí nhí đáp.
- Thế bố mẹ em đâu? Tâm hỏi tiếp.
Câu trả lời của em chỉ là một cái lắc đầu thật dễ thương làm người nghe phải đau đến xé lòng.
- Em học lớp mấy rồi? Hương hỏi em bé.
- ???
Trên gương mặt ngây thơ của em thoáng đượm một chút buồn mà có lẽ đã giấu trong lòng lâu lắm rồi.
- Sao em không trả lời? Hương hỏi tiếp.
- Dạ, em không có đi học.
Tâm ngạc nhiên nhưng không nói gì thêm. Em còn bé đã phải mồ côi, ngày ngày bán vé số kiếm sống qua ngày, tự mình vật lộn với cuộc sống mưu sinh. Đôi chân em còn quá bé, đôi bàn tay yếu ớt, đôi vai gầy mong manh sẽ làm gì trước những giông tố nổi trôi của cuộc đời? Ôi! Một mảnh đời bất hạnh.
Ba người chọn mua mỗi người hai tờ vé số rồi trả lại cho em. Cầm sáu mười nghìn đồng trên tay em cảm ơn rối rít.
Tâm nhìn theo bóng em đi từ bàn này sang bàn kia mời mua vé số rồi xa dần cho đến khi mất hút. Chiếc bóng bé xíu ấy cứ lon ton lon ton như một chú ong chăm chỉ làm việc không biết mệt mỏi.
Trong khoảnh khắc ấy, Tâm thấy mình thật may mắn và hạnh phúc vì được sinh ra và lớn lên trong đầy đủ. Cô có cả cha lẫn mẹ luôn yêu thương che chở cho cô từng ngày. Và chẳng có lúc nào như lúc này cô thấy quý trọng những gì mình đang có hơn bao giờ hết.
Giữa cuộc sống hiện đại phát triển và tiện nghi, giữa ánh hào quang của thời đại mới vẫn còn đâu đó trong góc khuất của cuộc đời những số phận bất hạnh đang ngày ngày chống chọi với cuộc sống khốn khó và cả những hiểm nguy rình rập. Trong khi rất nhiều, rất nhiều những đứa trẻ cùng trang lứa khác ngày ngày đến trường được thầy cô dạy những bài học hay, vui đùa với chúng bạn thì em phải gánh trên đôi vai gầy guộc nỗi lo cơm áo gạo tiền. Không áo ấm, không bữa ăn no, không học hành, không bạn bè tất cả những điều đó với một đứa trẻ là điều quá sức. Chắc hẳn giờ đây em cũng thèm lắm một lần đến lớp, một lần được nghe tiếng đọc bài ấm áp của cô giáo, hoặc chí ít cũng học được cách viết tên mình trên giấy.
Mỗi một người sinh ra trên thế giới được sắp đặt cho một số phận, có kẻ giàu người nghèo, có người may mắn có kẻ bất hạnh nhưng chỉ cần ta biết chung tay san sẻ những niềm vui nỗi buồn cho nhau, siết chặt tay nhau thì dù có bất hạnh đến đâu rồi cũng sẽ qua. Chỉ cần mỗi người đưa một cánh tay của mình ra, hàng trăm hàng triệu cánh tay đan vào nhau tạo nên một cánh tay không lồ giúp đỡ những mảnh đời bi đát, éo le thì có lẽ cuộc sống này sẽ bớt đau thương. Hạnh phúc sẽ được nhân đôi nếu được chia sẻ và nỗi buồn sẽ được chia đi một nửa đôi nếu được sẻ chia.
Tâm bước vào quán khi các bạn cô đã ngồi ở đó sẵn rồi. Họ gặp nhau sau một thời gian dài cách biệt,người đi làm trong nam, người đi học, còn người thì vất vả đó đây để tìm một công việc phù hợp. Khó khăn lắm họ mới gặp được nhau đông đủ trò chuyện, kể cho nhau nghe về chuyện đời, chuyện nghề, chuyện vui buồn trong cuộc sống thường ngày. Đây là khoảng thời gian hiếm hoi nhưng đẹp như giải nhiệt cuộc sống giữa vòng xoáy cuộc đời nhiều suy ngẫm.
Tâm ngồi nhăm nhi ly nước cam mát rượi giữa cái hè nóng bức, nghe một bản nhạc vui cho tâm hồn thêm phấn khởi. Hưng kể về cuộc sống trong nam kể từ khi anh vào đó lập nghiệp. Một mình nơi đất khách quê người trăm phần vất vả. Anh chỉ biết cố gắng, cố gắng và cố gắng bám trụ để mong có ngày công thành danh toại nở mặt nở mày với thiên hạ, đền đáp công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Anh kể: “Nhiều lúc đi ngang qua bến xe, thấy ai đó về quê mà mình cũng muốn về theo.” Nỗi nhớ quê hương luôn thường trực trong tâm trí của những người con xa quê. Họ nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn, nơi gắn bó với tuổi thơ hồn nhiên và cả vòng tay yêu thương dìu dắt của cha mẹ.
Hiện tại Tâm vẫn chưa đi làm cô ở nhà ôn thi công chức. Nhưng nếu không đỗ trong kì thi này biết đâu Tâm cũng phải lặng lội đến xứ khác tìm việc như Hưng thì sao? Thời buổi kinh tế thị trường tìm việc rất khó khăn. Nơi đất khách xa xôi thân gái một mình cô biết phải làm sao? Nghĩ đến thôi cũng thấy đắng lòng không nói thêm được lời nào nữa.
Dường như nãy giờ Hương đang ngồi chăm chú nghe các bạn tâm sự mà vẫn chưa nói gì. Cuộc sống của cô có phần thoải mái hơn vì được bố mẹ chu cấp để học cao học. Nhưng con người ta không thể cứ dựa vào bố mẹ mãi mà rồi cũng đến lúc tự lập. Nghĩ đến lúc mình tự bay trên đôi cánh của mình cô càng quyết tâm học tốt để trang bị một đôi cánh thật to, thật vững chắc đủ để bay trong suốt cuộc hành trình tương lai.
Say mê trò chuyện sau những tháng ngày xa cách, không ai trong nhóm bạn để ý có ai đó đứng bên. Chợt cảm nhận một cánh tay bé xíu mềm mại vỗ vào vai từ phía sau, rồi một giọng nói âm trầm, thánh thót vang lên:
- Chị ơi, chị mua vé số đi!
Giật mình quay lại. Tâm ngạc nhiên khi thấy em bé gái tầm bảy, tám tuổi, cầm trên tay một tập vé số hầu như còn nguyên, có lẽ từ sáng đến giờ bán được rất ít, mang trên vai một chiếc túi nhỏ màu nâu đã bạc đi rất nhiều nếu để ý kĩ sẽ thấy một vài chỗ rách vừa được vá lại. Bộ đồ em đang mặc áo chật, quần ngắn chắc là mặc bính hay đã lâu lắm rồi em không có đồ mới. Đặc biệt vai áo còn hằn vết của thời gian. Em đi đôi dép lê mà quai dép đã được chắp vá nhiều lần và đội chiếc mũ dường như cũng đã cũ. Nhưng trên khuôn miệng bé bé xinh xinh luôn nở nụ cười tươi rói như ánh nắng mùa hè tươi đẹp hay đó chính là niềm lạc quan, yêu đời cho dù cuộc đời còn nhiều vất vả lo toan.
Cầm lấy tập vé số trên tay em, Tâm hỏi:
- Em ở đây luôn hay ở vùng khác đến đây bán vé số?
- Dạ… nhà em ở dưới quê. Em theo bà ngoại lên đây được một năm rồi. Em bé lí nhí đáp.
- Thế bố mẹ em đâu? Tâm hỏi tiếp.
Câu trả lời của em chỉ là một cái lắc đầu thật dễ thương làm người nghe phải đau đến xé lòng.
- Em học lớp mấy rồi? Hương hỏi em bé.
- ???
Trên gương mặt ngây thơ của em thoáng đượm một chút buồn mà có lẽ đã giấu trong lòng lâu lắm rồi.
- Sao em không trả lời? Hương hỏi tiếp.
- Dạ, em không có đi học.
Tâm ngạc nhiên nhưng không nói gì thêm. Em còn bé đã phải mồ côi, ngày ngày bán vé số kiếm sống qua ngày, tự mình vật lộn với cuộc sống mưu sinh. Đôi chân em còn quá bé, đôi bàn tay yếu ớt, đôi vai gầy mong manh sẽ làm gì trước những giông tố nổi trôi của cuộc đời? Ôi! Một mảnh đời bất hạnh.
Ba người chọn mua mỗi người hai tờ vé số rồi trả lại cho em. Cầm sáu mười nghìn đồng trên tay em cảm ơn rối rít.
Tâm nhìn theo bóng em đi từ bàn này sang bàn kia mời mua vé số rồi xa dần cho đến khi mất hút. Chiếc bóng bé xíu ấy cứ lon ton lon ton như một chú ong chăm chỉ làm việc không biết mệt mỏi.
Trong khoảnh khắc ấy, Tâm thấy mình thật may mắn và hạnh phúc vì được sinh ra và lớn lên trong đầy đủ. Cô có cả cha lẫn mẹ luôn yêu thương che chở cho cô từng ngày. Và chẳng có lúc nào như lúc này cô thấy quý trọng những gì mình đang có hơn bao giờ hết.
Giữa cuộc sống hiện đại phát triển và tiện nghi, giữa ánh hào quang của thời đại mới vẫn còn đâu đó trong góc khuất của cuộc đời những số phận bất hạnh đang ngày ngày chống chọi với cuộc sống khốn khó và cả những hiểm nguy rình rập. Trong khi rất nhiều, rất nhiều những đứa trẻ cùng trang lứa khác ngày ngày đến trường được thầy cô dạy những bài học hay, vui đùa với chúng bạn thì em phải gánh trên đôi vai gầy guộc nỗi lo cơm áo gạo tiền. Không áo ấm, không bữa ăn no, không học hành, không bạn bè tất cả những điều đó với một đứa trẻ là điều quá sức. Chắc hẳn giờ đây em cũng thèm lắm một lần đến lớp, một lần được nghe tiếng đọc bài ấm áp của cô giáo, hoặc chí ít cũng học được cách viết tên mình trên giấy.
Mỗi một người sinh ra trên thế giới được sắp đặt cho một số phận, có kẻ giàu người nghèo, có người may mắn có kẻ bất hạnh nhưng chỉ cần ta biết chung tay san sẻ những niềm vui nỗi buồn cho nhau, siết chặt tay nhau thì dù có bất hạnh đến đâu rồi cũng sẽ qua. Chỉ cần mỗi người đưa một cánh tay của mình ra, hàng trăm hàng triệu cánh tay đan vào nhau tạo nên một cánh tay không lồ giúp đỡ những mảnh đời bi đát, éo le thì có lẽ cuộc sống này sẽ bớt đau thương. Hạnh phúc sẽ được nhân đôi nếu được chia sẻ và nỗi buồn sẽ được chia đi một nửa đôi nếu được sẻ chia.