Là một người phụ nữ, tôi có lòng tham vô đáy.
Là một người mẹ, tôi chỉ mong sao cho con mình hạnh phúc.
Có con là mong ước tột cùng của đa số phụ nữ, và tôi cũng thuộc vào phần đa số đấy. Tuy nhiên, nội tiết kém đã thử thách thiên chức làm mẹ của tôi vô cùng. Sau rất nhiều vất vả, tôi cũng có được chàng trai của riêng mình và luôn âu yếm gọi con “người yêu bé của mẹ”. Từ lúc con chào đời, tôi luôn như sống trên mây vì hạnh phúc.
Lòng tham vô đáy của con người trỗi dậy, tôi muốn “người yêu bé” của mình có bạn chơi, phải là 24/7 cơ và mơ ước có thiên thần thứ hai. Trời không phụ lòng người, tôi lại có thai... nhưng lần lượt các thai đều hỏng. Có lẽ nội tiết kém thật rồi, không cứu vãn được nữa!
Tôi bắt đầu tìm hiểu “thị trường thuê bụng” và nghe ngóng mọi thông tin liên quan. Tại Việt Nam, thuê bụng sinh con đến thời điểm này vẫn còn chưa được pháp luật công nhận và mọi trường hợp thuê bụng đều là phạm pháp. Tôi lại nghĩ đến chuyện sang Thái Lan, đây chính là thiên đường của thuê bụng, pháp luật công nhận, mình ký hợp đồng với hẳn bệnh viện bên Thái cơ mà. Sau 9 tháng 10 ngày mình lại có một cục cưng hoàn hảo. Tôi cứ mơ màng như thế!
Rồi tôi đọc Hái sao của Lâm Địch Nhi, một quyển tiểu thuyết ngôn tình hiện đại Trung Quốc do Nhà xuất bản Phụ nữ phát hành. Khi nói về tiểu thuyết ngôn tình, tôi thấy nhiều người có ý hơi coi thường dạng văn học này, không biết có phải tôi nhạy cảm quá không. Mặc kệ, thời gian của tôi, thú vui của tôi, tôi thích là được. Và quyển truyện này làm tôi phải đọc đi đọc lại mấy lần bởi kết cấu chặt chẽ, giọng văn trong sáng, gần gũi, đúng là kiểu viết của một nhà văn nữ trẻ.
Điều quan trọng là tôi vô cùng đồng cảm với nhân vật. Thường thì trong các tác phẩm văn học, nữ chính luôn được yêu mến rồi. Tôi cũng không thoát khỏi tình cảm này với Gia Hàng, một cô gái thông minh, sống phóng khoáng, nghĩa hiệp và luôn tràn đầy nhiệt huyết với cuộc sống. Dù còn trẻ nhưng mọi quyết định của cô luôn thuyết phục người đọc. Tác giả rất thành công khi xây dựng được một nhân vật đẹp như vậy.
Và tôi còn đồng cảm với cả nhân vật nữ phụ tên Giai Tịch, đa số sẽ không thích cô ấy đâu vì cô ấy là đầu mối cho bất hạnh của Gia Hàng khi cố tình tiếp cận và lập kế hoạch rất mánh khóe để Gia Hàng mang thai hộ, thập chí còn lấy trứng của Gia Hàng để sinh con với chồng mình. Với một người đã trải qua bao chuyện vất vả để sinh con như mình, tôi hoàn toàn hiểu được khát khao của cô ấy dù tôi không đồng tình với “kế hoạch lừa người hoàn hảo” kia. Tôi cũng giật mình khi tác giả ví những đứa trẻ sinh ra trong tình huống này là “sản phẩm tổng hợp”: tinh trùng của cha, trứng của mẹ, được một cơ thể khác, dòng máu khác nuôi dưỡng từ một phôi thành một con người.
Quá trình mang thai thiêng liên vô cùng. Người mẹ thường làm những điều tốt đẹp nhất cho con mình, dù con chỉ mới đang là một bào thai. Thế rồi sau thời kỳ vượt cạn khó khăn, đã được ông cha ta ví là “bà chửa, cửa mả”, người ta lạnh lùng mang đứa bé đi, cách li hoàn toàn với người đã nuôi con khi con chỉ là một bào thai. Xét về lí thì vợ chồng người thuê hoàn toàn đúng, chuyện này đã được pháp luật của nhiều nước bảo vệ, và đứa trẻ về mặt sinh học hoàn toàn là con của họ. Xét về tình thì với người Châu Á của chúng ta, điều này vẫn gợi lên nhiều suy nghĩ, có vẻ hơi trái với luân thường đạo lí, con phải được sinh ra từ trong bụng mẹ chứ, người mang thai cũng có bao nhiêu tình yêu với thiên thần nhỏ này cơ mà.
Tôi đã suy nghĩ rất nhiều và tôi nhận ra rằng, con cái được sinh ra là kết tinh tình yêu của bố mẹ, đấy là một con đường hạnh phúc. Tôi không bao giờ quên giây phút khi biết mình có thai tự nhiên, khi con lần đầu đạp vào thành bụng, khi chồng tôi chào con mỗi khi đi làm về, khi những cơn đau khi sinh con kéo dài, khi con cất tiếng khóc chào đời... 9 tháng 10 ngày ấy biết bao vất vả nhưng cùng biết bao hạnh phúc và với cá nhân tôi, đấy chính là “đường tới thiên đường”.
Tôi hoàn toàn thông cảm và hiểu những người phụ nữ không sinh được con, họ phải tìm mọi cách để có đứa con của riêng mình nhưng tôi quyết định không đi Thái Lan thuê bụng nữa. Tôi hạnh phúc với “người yêu bé nhỏ” của mình và sẽ tập trung nuôi dạy con thật tốt. Bỏ nhiều tiền ra, tôi có thể có thêm con do phương pháp thuê bụng mang lại nhưng tôi quyết đinh dùng số tiền đấy để con tôi có điều khiện học tốt hơn và chia sẻ với những đứa trẻ còn rất khó khăn khác sống quanh tôi.
Cảm ơn nhà văn trẻ Lâm Địch Nhi đã viết một quyển truyện rất hay như thế, cảm ơn Gác sách đã đăng truyện để tôi luôn thoải mái vẫy vùng trong thú vui của mình và cảm ơn Gác sách đã có chuyên mục “Tôi đọc-Tôi thay đổi” để tôi có cơ hội chia sẻ cảm xúc của mình về một tác phẩm tôi tâm đắc.
Mời mọi người đọc tác phẩm Hái sao của Lâm Địch Nhi tại link dưới đây của Gác sách nhé:
http://gacsach.com/gioi-thieu-sach/80251/hai-sao.html
Là một người mẹ, tôi chỉ mong sao cho con mình hạnh phúc.
Có con là mong ước tột cùng của đa số phụ nữ, và tôi cũng thuộc vào phần đa số đấy. Tuy nhiên, nội tiết kém đã thử thách thiên chức làm mẹ của tôi vô cùng. Sau rất nhiều vất vả, tôi cũng có được chàng trai của riêng mình và luôn âu yếm gọi con “người yêu bé của mẹ”. Từ lúc con chào đời, tôi luôn như sống trên mây vì hạnh phúc.
Lòng tham vô đáy của con người trỗi dậy, tôi muốn “người yêu bé” của mình có bạn chơi, phải là 24/7 cơ và mơ ước có thiên thần thứ hai. Trời không phụ lòng người, tôi lại có thai... nhưng lần lượt các thai đều hỏng. Có lẽ nội tiết kém thật rồi, không cứu vãn được nữa!
Tôi bắt đầu tìm hiểu “thị trường thuê bụng” và nghe ngóng mọi thông tin liên quan. Tại Việt Nam, thuê bụng sinh con đến thời điểm này vẫn còn chưa được pháp luật công nhận và mọi trường hợp thuê bụng đều là phạm pháp. Tôi lại nghĩ đến chuyện sang Thái Lan, đây chính là thiên đường của thuê bụng, pháp luật công nhận, mình ký hợp đồng với hẳn bệnh viện bên Thái cơ mà. Sau 9 tháng 10 ngày mình lại có một cục cưng hoàn hảo. Tôi cứ mơ màng như thế!
Rồi tôi đọc Hái sao của Lâm Địch Nhi, một quyển tiểu thuyết ngôn tình hiện đại Trung Quốc do Nhà xuất bản Phụ nữ phát hành. Khi nói về tiểu thuyết ngôn tình, tôi thấy nhiều người có ý hơi coi thường dạng văn học này, không biết có phải tôi nhạy cảm quá không. Mặc kệ, thời gian của tôi, thú vui của tôi, tôi thích là được. Và quyển truyện này làm tôi phải đọc đi đọc lại mấy lần bởi kết cấu chặt chẽ, giọng văn trong sáng, gần gũi, đúng là kiểu viết của một nhà văn nữ trẻ.
Điều quan trọng là tôi vô cùng đồng cảm với nhân vật. Thường thì trong các tác phẩm văn học, nữ chính luôn được yêu mến rồi. Tôi cũng không thoát khỏi tình cảm này với Gia Hàng, một cô gái thông minh, sống phóng khoáng, nghĩa hiệp và luôn tràn đầy nhiệt huyết với cuộc sống. Dù còn trẻ nhưng mọi quyết định của cô luôn thuyết phục người đọc. Tác giả rất thành công khi xây dựng được một nhân vật đẹp như vậy.
Và tôi còn đồng cảm với cả nhân vật nữ phụ tên Giai Tịch, đa số sẽ không thích cô ấy đâu vì cô ấy là đầu mối cho bất hạnh của Gia Hàng khi cố tình tiếp cận và lập kế hoạch rất mánh khóe để Gia Hàng mang thai hộ, thập chí còn lấy trứng của Gia Hàng để sinh con với chồng mình. Với một người đã trải qua bao chuyện vất vả để sinh con như mình, tôi hoàn toàn hiểu được khát khao của cô ấy dù tôi không đồng tình với “kế hoạch lừa người hoàn hảo” kia. Tôi cũng giật mình khi tác giả ví những đứa trẻ sinh ra trong tình huống này là “sản phẩm tổng hợp”: tinh trùng của cha, trứng của mẹ, được một cơ thể khác, dòng máu khác nuôi dưỡng từ một phôi thành một con người.
Quá trình mang thai thiêng liên vô cùng. Người mẹ thường làm những điều tốt đẹp nhất cho con mình, dù con chỉ mới đang là một bào thai. Thế rồi sau thời kỳ vượt cạn khó khăn, đã được ông cha ta ví là “bà chửa, cửa mả”, người ta lạnh lùng mang đứa bé đi, cách li hoàn toàn với người đã nuôi con khi con chỉ là một bào thai. Xét về lí thì vợ chồng người thuê hoàn toàn đúng, chuyện này đã được pháp luật của nhiều nước bảo vệ, và đứa trẻ về mặt sinh học hoàn toàn là con của họ. Xét về tình thì với người Châu Á của chúng ta, điều này vẫn gợi lên nhiều suy nghĩ, có vẻ hơi trái với luân thường đạo lí, con phải được sinh ra từ trong bụng mẹ chứ, người mang thai cũng có bao nhiêu tình yêu với thiên thần nhỏ này cơ mà.
Tôi đã suy nghĩ rất nhiều và tôi nhận ra rằng, con cái được sinh ra là kết tinh tình yêu của bố mẹ, đấy là một con đường hạnh phúc. Tôi không bao giờ quên giây phút khi biết mình có thai tự nhiên, khi con lần đầu đạp vào thành bụng, khi chồng tôi chào con mỗi khi đi làm về, khi những cơn đau khi sinh con kéo dài, khi con cất tiếng khóc chào đời... 9 tháng 10 ngày ấy biết bao vất vả nhưng cùng biết bao hạnh phúc và với cá nhân tôi, đấy chính là “đường tới thiên đường”.
Tôi hoàn toàn thông cảm và hiểu những người phụ nữ không sinh được con, họ phải tìm mọi cách để có đứa con của riêng mình nhưng tôi quyết định không đi Thái Lan thuê bụng nữa. Tôi hạnh phúc với “người yêu bé nhỏ” của mình và sẽ tập trung nuôi dạy con thật tốt. Bỏ nhiều tiền ra, tôi có thể có thêm con do phương pháp thuê bụng mang lại nhưng tôi quyết đinh dùng số tiền đấy để con tôi có điều khiện học tốt hơn và chia sẻ với những đứa trẻ còn rất khó khăn khác sống quanh tôi.
Cảm ơn nhà văn trẻ Lâm Địch Nhi đã viết một quyển truyện rất hay như thế, cảm ơn Gác sách đã đăng truyện để tôi luôn thoải mái vẫy vùng trong thú vui của mình và cảm ơn Gác sách đã có chuyên mục “Tôi đọc-Tôi thay đổi” để tôi có cơ hội chia sẻ cảm xúc của mình về một tác phẩm tôi tâm đắc.
Mời mọi người đọc tác phẩm Hái sao của Lâm Địch Nhi tại link dưới đây của Gác sách nhé:
http://gacsach.com/gioi-thieu-sach/80251/hai-sao.html
Chỉnh sửa lần cuối: