Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ có giọng thơ nồng nàn, da diết, khao khát yêu và được yêu, luôn thường trực tâm trạng lo lắng, cuống quít như thể tình yêu chỉ là một thứ bong bóng mong manh dễ vỡ. Khát vọng yêu thương ấy được nữ nghệ sĩ gửi gắm vào trong hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên.
Chỉ duy nhất với một từ dành cho nhan đề của tác phẩm, đã gợi đến cho người đọc rất nhiều liên tưởng. Sóng ở sông, ở biển hay là sóng lòng, sóng chỉ đơn thuần là sóng hay còn chất chứa nỗi niềm nào của người viết, không ai biết được nếu không tìm hiểu bài thơ của tác giả.
Trước hết muốn hiểu được “Sóng” thì phải hiểu tâm trạng người viết ra nó, đứng trong tâm thế là một người con gái đang yêu, khao khát tình yêu, nói lên tiếng lòng mình, sóng có thể hiểu theo hai nghĩa, tả thực và nghĩa biểu tượng. Sóng là sóng biển khơi, sóng cũng là nỗi niềm trăn trở của nhân vật em vào tình yêu, về những mong mỏi cũng như cung bậc cảm xúc khi yêu. Vẻ đẹp cung bậc của sóng thực và sóng biểu tượng được hòa làm một, tạo nên vẻ đẹp:
Hình ảnh đối ngược nhau hiện lên ngay khi bắt đầu bài thơ, cắt nghĩa về trạng thái của sóng biển. Xuân Quỳnh tả thực nhưng cũng là mượn hình ảnh sóng để nói về cung bậc của tình yêu. Giống như sóng, tình yêu không hề chỉ có êm đềm, cũng không phải chí đều là sóng gió. Sóng có lúc “dữ dội”, có “ồn ào” nhưng vẫn rất “dịu êm” và “lặng lẽ’. Xuân Quỳnh rất tinh ý khi cả hai dòng thơ đều đặt những tính từ mang sắc thái nhẹ nhàng ở sau mỗi dòng để chứng minh sóng dù thế nào cũng sẽ trở về với vẻ yên bình của nó, tình yêu trải qua gian khó sẽ có được sự ngọt ngào vốn thuộc về. “Sóng tìm ra tận bể” để tìm bản thể của mình, để hòa nhập với đại dương với muôn nghìn con sóng khác, người con gái đi tìm cho câu trả lời của lòng mình để thỏa mãn khát vọng tình yêu.
Ở khổ thơ thứ hai nói lên một điều có khi đã trở thành chân lí:
Sóng mãi là sóng, tình yêu muôn đời vẫn là điều khao khát của con người, nhất là người trẻ. Tính từ “bồi hồi” thể hiện nét đặc trưng nhất của tình yêu, giống như tâm trạng người con gái mong ngóng chờ đợi, để từ đó tìm ra được quy luật tình yêu:
Hành trình tìm ra biển lớn của sóng biển cũng là hành trình người con gái tìm đến tình yêu để hiểu sâu hơn về chính mình và rồi tự hỏi “từ nơi nào sóng lên”, từ khi nào em yêu anh, em biết yêu, biết trăn trở, biết băn khoăn và triết lí về những quy luật không thể cắt nghĩa: Tình yêu là gì? Bắt đầu từ đâu? Khi nào ta yêu nhau?
Xuân Quỳnh bằng trái tim nhạy cảm của không chỉ một nghệ sĩ mà còn là của một người phụ nữ đang yêu thường nghĩ về tình yêu bằng trực cảm, cảm xúc của mình trước lí trí, chính vì vậy đối với nhà thơ sóng là yêu và tình yêu như sóng, như gió, mang sức mạnh tự nhiên và vẻ đẹp tự nhiên.
(Còn tiếp..)
Bạn có thể xem thêm tại Blog Văn Học nhé
Chỉ duy nhất với một từ dành cho nhan đề của tác phẩm, đã gợi đến cho người đọc rất nhiều liên tưởng. Sóng ở sông, ở biển hay là sóng lòng, sóng chỉ đơn thuần là sóng hay còn chất chứa nỗi niềm nào của người viết, không ai biết được nếu không tìm hiểu bài thơ của tác giả.
Trước hết muốn hiểu được “Sóng” thì phải hiểu tâm trạng người viết ra nó, đứng trong tâm thế là một người con gái đang yêu, khao khát tình yêu, nói lên tiếng lòng mình, sóng có thể hiểu theo hai nghĩa, tả thực và nghĩa biểu tượng. Sóng là sóng biển khơi, sóng cũng là nỗi niềm trăn trở của nhân vật em vào tình yêu, về những mong mỏi cũng như cung bậc cảm xúc khi yêu. Vẻ đẹp cung bậc của sóng thực và sóng biểu tượng được hòa làm một, tạo nên vẻ đẹp:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”.
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”.
Hình ảnh đối ngược nhau hiện lên ngay khi bắt đầu bài thơ, cắt nghĩa về trạng thái của sóng biển. Xuân Quỳnh tả thực nhưng cũng là mượn hình ảnh sóng để nói về cung bậc của tình yêu. Giống như sóng, tình yêu không hề chỉ có êm đềm, cũng không phải chí đều là sóng gió. Sóng có lúc “dữ dội”, có “ồn ào” nhưng vẫn rất “dịu êm” và “lặng lẽ’. Xuân Quỳnh rất tinh ý khi cả hai dòng thơ đều đặt những tính từ mang sắc thái nhẹ nhàng ở sau mỗi dòng để chứng minh sóng dù thế nào cũng sẽ trở về với vẻ yên bình của nó, tình yêu trải qua gian khó sẽ có được sự ngọt ngào vốn thuộc về. “Sóng tìm ra tận bể” để tìm bản thể của mình, để hòa nhập với đại dương với muôn nghìn con sóng khác, người con gái đi tìm cho câu trả lời của lòng mình để thỏa mãn khát vọng tình yêu.
Ở khổ thơ thứ hai nói lên một điều có khi đã trở thành chân lí:
“Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”.
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”.
Sóng mãi là sóng, tình yêu muôn đời vẫn là điều khao khát của con người, nhất là người trẻ. Tính từ “bồi hồi” thể hiện nét đặc trưng nhất của tình yêu, giống như tâm trạng người con gái mong ngóng chờ đợi, để từ đó tìm ra được quy luật tình yêu:
“Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Anh nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”.
Em nghĩ về anh, em
Anh nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”.
Hành trình tìm ra biển lớn của sóng biển cũng là hành trình người con gái tìm đến tình yêu để hiểu sâu hơn về chính mình và rồi tự hỏi “từ nơi nào sóng lên”, từ khi nào em yêu anh, em biết yêu, biết trăn trở, biết băn khoăn và triết lí về những quy luật không thể cắt nghĩa: Tình yêu là gì? Bắt đầu từ đâu? Khi nào ta yêu nhau?
Xuân Quỳnh bằng trái tim nhạy cảm của không chỉ một nghệ sĩ mà còn là của một người phụ nữ đang yêu thường nghĩ về tình yêu bằng trực cảm, cảm xúc của mình trước lí trí, chính vì vậy đối với nhà thơ sóng là yêu và tình yêu như sóng, như gió, mang sức mạnh tự nhiên và vẻ đẹp tự nhiên.
(Còn tiếp..)
Bạn có thể xem thêm tại Blog Văn Học nhé