Hồ sen voi phục
tg: Chân Phương
Tủ sách Tuổi Hoa đỏ
Chín giờ sáng, đứng bên này con đường nhìn đối diện với quảng trường 10-3 nơi vừa diễn ra Lễ khai mạc Lễ hội Cà phê và kỷ niệm 40 năm chiến thắng thành phố Buôn Ma Thuột. Tôi giơ cao chiếc máy chụp hình để kịp chụp bốn chú Voi to lớn đang từ từ khuỵu hai chân trước xuống, theo nhịp cồng của người quản tượng Chú Voi vươn dài chiếc vòi ra rồi từ từ rạp mình chào mọi người, cảnh tượng rất thú vị và cảm động.
Chú Voi trong Lễ hội và nơi tôi đứng con đường mang tên bà nữ tướng, đã làm tôi nhớ nhiều đến một cuốn truyện mà tôi rất thích ngày xưa, tức thì tôi không nhớ được cái tựa là gì? Cả một ngày dài tôi loay hoay lục tìm trong ký ức, cuối cùng tôi đành dành một buổi chiều ngồi dò từng tên sách trên cái kệ của tôi và may quá tôi đã tìm thấy nó “Hồ sen voi phục” nằm tuốt trong góc phủ đầy bụi. “Hồ sen voi phục” có lẽ nó đã bằng tuổi của tôi! Một cuốn truyện của tủ sách Tuổi Hoa xưa, nó nằm trong danh mục Tuổi Hoa đỏ với cái bìa do chính Họa sĩ ViVi vẽ minh họa, được xuất bản năm 1973.
Có lẽ bạn sẽ hỏi tôi, sao thấy Voi tôi không nói đến Hai Bà Trưng hay vị nữ tướng nào khác mà lại nhắc đến bà Bùi Thị Xuân. Vâng! Tôi muốn nói đến cuốn sách “Hồ sen voi phục” của tác giả Chân Phương. Một câu chuyện lịch sử viết thành truyện dài, câu chuyện đã nâng cao niềm tự hào của tôi một cách chân thực nhất. Tôi tự hào quê hương mình có những vị nữ tướng, trong đó đặc biệt tôi yêu thích Đô đốc Bùi Thị Xuân người giỏi kiếm thuật, bắn cung, cưỡi ngựa và luyện voi.
Tôi nói đến bà Đô đốc cũng vì muốn nói đến cô bé Bạch Liên, năm Ất dậu được vua tặng quà sinh nhật là một con Voi mới sinh tên nó là Tiểu Tượng. Vì là con nhà tướng, cha mẹ miệt mài chinh chiến nên Bạch Liên ở với bà nội tại Xóm Đình, cô bé đẹp như một tiên nữ chỉ thích giúp đỡ người yếu đuối trong thôn, Bạch Liên không thích học võ bà nội cô bé nói rằng:
- Ờ, nó là con nhà tướng mà. Chả phải tập tành chi cả cũng phi ngựa cưỡi voi thuần phục đáo để.
Bạch Liên tự hào là con cháu Bà Trưng Bà Triệu, ở môi trường võ học lại không thích học võ bởi vì:
- Tại nó không thích đánh nhau, lại càng không thích trông thấy cảnh chém giết. Thầy tướng bảo nó có cốt cách thần tiên, không ưa sát phạt. Nó chỉ ham làm việc thiện để chuộc tội cho tất cả mọi người. Bà nghĩ làm được điều đó cũng xứng đáng làm con cháu bà Trưng bà Triệu...
Từ một giấc mộng dữ của bà cụ
- Canh ba đêm qua, bà nằm mộng thấy vợ chồng nhà Diệu lâm nguy. Cả hai sa xuống một cái hố sâu đầy rắn rết, cố gắng mãi không làm sao thoát lên được. Đứng trên miệng hố, con Bạch Liên dang rộng hai cánh tay yếu đuối cố cứu cả cha lẫn mẹ. Đã không lôi được ai lên thì chớ, nó lại còn chới với, ngã xuống theo... Bà giật mình tỉnh dậy, mồ hôi toát ra đầy mình, tai còn nghe văng vẳng tiếng rú thê thảm của con bé khi đụng chân vào lũ rắn...
Giấc mộng dữ này từng ngày từng ngày sau đó, những biến cố xảy đến cho gia đình quan Thiếu phó Trần Quang Diệu dồn dập. như ứng nghiệm vào giấc mơ mà bà cụ tin nó là điềm báo gở.
Đọc “Hồ sen voi phục” người đọc chậm nhất chắc chắn cũng chỉ mất một ngày là đọc xong, lời văn không cầu kỳ, tác giả không lồng tư tưởng riêng của mình vào biến cố của gia đình quan Thiếu phó Trần Quang Diệu. Sử dụng bút pháp tường thuật tác giả như người trong cuộc từng chữ từng chữ thuật lại, dẫn người đọc vào cảm xúc bâng khuâng mà hào hùng, khung cảnh ấy màu sắc ấy vẫn như mới xảy ra ngày hôm qua.
Cuốn sách chỉ ngắn gọn 10 chương và một đoạn kết, mỗi chương tác giả rất khéo léo vẽ lên từng cảnh sắc… từng gốc tre dưới đình làng, từng nét cử động thứ âm thanh một làng quê xưa. Có lúc xa có lúc gần như đang bày ra một thước phim có góc quay rất đẹp. Mỗi nhân vật được nhà văn Chân Phương vẽ lại với những cá tính riêng, mỗi một nhân vật cho người đọc một cảm nhận yêu ghét giận sợ rất tài tình. Tất cả các nhân vật ấy đều sống động bước ra từ trang Lịch sử của chúng ta.
Cách viết “Hồ sen voi phục” của nhà văn Chân Phương rất phù hợp cho các bạn yêu thích các nhân vật trong Lịch sử tìm hiểu, đặc biệt rất đáng cho các bạn có sở thích viết lách quan tâm đến nhân vật Lịch sử đã hiện diện trong tiểu thuyết như thế nào.
Món chả ram hay còn gọi chả giò mà chúng ta hay làm những khi nhà có tiệc tùng, cúng giỗ là món ăn do Bạch Liên nghĩ ra để cải thiện bữa ăn, cô con gái bé bỏng của ông bà Đô đốc mong cha mẹ mình được ngon miệng hơn khi về thăm nhà, thế rồi nó trở thành món ăn cuối cùng của gia đình cô. Lúc ấy quan Thiếu phó ăn thấy ngon đã ước ao giá biết món ấy sớm, sẽ làm cho các quân sĩ ăn thay cho chiếc bánh tráng bình thường hôm nghĩa quân Tây Sơn ăn Tết trước để kịp hành quân. Chỉ vài dòng như thế mà đã lột tả được hết tính cách của quan Thiếu phó Trần Quang Diệu…
Tên cai Tuệ tạo phản có cặp mắt ti hí đã giết chết em gái mình để âm mưu hại người không bị bại lộ. Chỉ một chương thôi mà những man trá của tên tham sống, cầu hư vinh đồi bại ấy đáng sợ đáng lên án đến mức nào?… Vài hàng nói về chú Dũng nói về chú Đồng, vài hàng tả lại cảnh trồng giáo mà đã đưa tâm trí tôi vượt hàng ngàn cây số ánh sáng thời gian để chứng kiến mà vỗ tay hoan lạc…
Điểm nổi bật của “Hồ sen voi phục” là tấm lòng trung hiếu lễ nghĩa, lòng Trung của gia đình quan Thiếu phó đối với vua Quang Trung, của mẹ già ngài Thiếu phó truyền đạt lại cho con. Lòng Hiếu được thể hiện ở lời trăn trối cuối cùng của vị tướng lâm nạn, chữ Lễ được viết rất tinh tế khi tác giả nói đến vua Cảnh Thịnh đạp đổ bàn tiệc của Nguyễn Ánh bày ra cho tử tội ăn bữa cuối cùng. Tôi đã bật khóc khi quan giám trảm quỳ lạy Trần Quang Diệu rồi mới vung đao… Tôi thương chú Dũng đã bình tĩnh bắn được con Voi ngã gục, trước khi nó giơ bàn chân giày lên xác Bạch Liên. Còn bà Đô đốc của chúng ta ư? Bà đã chết đúng với nghĩa khí con nhà võ… Đọc “Hồ sen voi phục” phẫn uất nhưng vẫn không ngăn được nước mắt xót đau một gia thế oai hùng.
Khi ngắm những con Voi đang đủng đỉnh hiền lành đi trong hàng ngũ Lễ hội, không thể ngờ rằng một cái tung vòi lên cao có thể quất tan xương nát thịt một con người, bàn chân to lớn giày lên sẽ làm thân thể con người lõa lồ nhầy nhụa… Bao nhiêu thước lụa đã che chắn cho bà Đô đốc của chúng ta khỏi những mưu trí thù địch dã man của kẻ mạnh. Loài Voi chúng từng là chiến binh lẫm liệt được người quản tượng tài giỏi là bà đô đốc luyện thành, phút cuối chúng được sử dụng làm công cụ tử hình người nữ tướng tài hoa.
“Hồ sen voi phục” phải chăng là lời tạ tội của một con vật với vị nữ tướng của mình hay chỉ là câu chuyện lòng của một chàng trai si tình đầy trung nghĩa với người mình yêu… Tựa sách đã nêu một câu hỏi rất chạm tim người thế đó. Mời bạn hãy tìm đọc nhé câu chuyện đẹp như chính mùa sen đang nở rộ trước mắt mình.
tg: Chân Phương
Tủ sách Tuổi Hoa đỏ
Chín giờ sáng, đứng bên này con đường nhìn đối diện với quảng trường 10-3 nơi vừa diễn ra Lễ khai mạc Lễ hội Cà phê và kỷ niệm 40 năm chiến thắng thành phố Buôn Ma Thuột. Tôi giơ cao chiếc máy chụp hình để kịp chụp bốn chú Voi to lớn đang từ từ khuỵu hai chân trước xuống, theo nhịp cồng của người quản tượng Chú Voi vươn dài chiếc vòi ra rồi từ từ rạp mình chào mọi người, cảnh tượng rất thú vị và cảm động.
Các chú ấy đây
Nhìn những chú Voi to lớn kềnh càng đi đều chân, nhịp hành quân theo từng bước chân người, chúng xếp hàng vào cuộc diễu hành rất nghiêm trang. Tôi đứng nép vào con đường Bùi Thị Xuân cố chọn chỗ không bị hắt sáng để lấy khuôn hình… Lúc ấy trong đầu tôi nảy ra đoạn hình ảnh bà nữ tướng Bùi Thị Xuân bị chiếc vòi của con Voi đầu đàn hất tung trên không trung. Hình ảnh rất trái ngược với quang cảnh đang diễn ra trước mắt của tôi lúc này.
Chú Voi trong Lễ hội và nơi tôi đứng con đường mang tên bà nữ tướng, đã làm tôi nhớ nhiều đến một cuốn truyện mà tôi rất thích ngày xưa, tức thì tôi không nhớ được cái tựa là gì? Cả một ngày dài tôi loay hoay lục tìm trong ký ức, cuối cùng tôi đành dành một buổi chiều ngồi dò từng tên sách trên cái kệ của tôi và may quá tôi đã tìm thấy nó “Hồ sen voi phục” nằm tuốt trong góc phủ đầy bụi. “Hồ sen voi phục” có lẽ nó đã bằng tuổi của tôi! Một cuốn truyện của tủ sách Tuổi Hoa xưa, nó nằm trong danh mục Tuổi Hoa đỏ với cái bìa do chính Họa sĩ ViVi vẽ minh họa, được xuất bản năm 1973.
Có lẽ bạn sẽ hỏi tôi, sao thấy Voi tôi không nói đến Hai Bà Trưng hay vị nữ tướng nào khác mà lại nhắc đến bà Bùi Thị Xuân. Vâng! Tôi muốn nói đến cuốn sách “Hồ sen voi phục” của tác giả Chân Phương. Một câu chuyện lịch sử viết thành truyện dài, câu chuyện đã nâng cao niềm tự hào của tôi một cách chân thực nhất. Tôi tự hào quê hương mình có những vị nữ tướng, trong đó đặc biệt tôi yêu thích Đô đốc Bùi Thị Xuân người giỏi kiếm thuật, bắn cung, cưỡi ngựa và luyện voi.
Tôi nói đến bà Đô đốc cũng vì muốn nói đến cô bé Bạch Liên, năm Ất dậu được vua tặng quà sinh nhật là một con Voi mới sinh tên nó là Tiểu Tượng. Vì là con nhà tướng, cha mẹ miệt mài chinh chiến nên Bạch Liên ở với bà nội tại Xóm Đình, cô bé đẹp như một tiên nữ chỉ thích giúp đỡ người yếu đuối trong thôn, Bạch Liên không thích học võ bà nội cô bé nói rằng:
- Ờ, nó là con nhà tướng mà. Chả phải tập tành chi cả cũng phi ngựa cưỡi voi thuần phục đáo để.
Bạch Liên tự hào là con cháu Bà Trưng Bà Triệu, ở môi trường võ học lại không thích học võ bởi vì:
- Tại nó không thích đánh nhau, lại càng không thích trông thấy cảnh chém giết. Thầy tướng bảo nó có cốt cách thần tiên, không ưa sát phạt. Nó chỉ ham làm việc thiện để chuộc tội cho tất cả mọi người. Bà nghĩ làm được điều đó cũng xứng đáng làm con cháu bà Trưng bà Triệu...
Từ một giấc mộng dữ của bà cụ
- Canh ba đêm qua, bà nằm mộng thấy vợ chồng nhà Diệu lâm nguy. Cả hai sa xuống một cái hố sâu đầy rắn rết, cố gắng mãi không làm sao thoát lên được. Đứng trên miệng hố, con Bạch Liên dang rộng hai cánh tay yếu đuối cố cứu cả cha lẫn mẹ. Đã không lôi được ai lên thì chớ, nó lại còn chới với, ngã xuống theo... Bà giật mình tỉnh dậy, mồ hôi toát ra đầy mình, tai còn nghe văng vẳng tiếng rú thê thảm của con bé khi đụng chân vào lũ rắn...
Giấc mộng dữ này từng ngày từng ngày sau đó, những biến cố xảy đến cho gia đình quan Thiếu phó Trần Quang Diệu dồn dập. như ứng nghiệm vào giấc mơ mà bà cụ tin nó là điềm báo gở.
Đọc “Hồ sen voi phục” người đọc chậm nhất chắc chắn cũng chỉ mất một ngày là đọc xong, lời văn không cầu kỳ, tác giả không lồng tư tưởng riêng của mình vào biến cố của gia đình quan Thiếu phó Trần Quang Diệu. Sử dụng bút pháp tường thuật tác giả như người trong cuộc từng chữ từng chữ thuật lại, dẫn người đọc vào cảm xúc bâng khuâng mà hào hùng, khung cảnh ấy màu sắc ấy vẫn như mới xảy ra ngày hôm qua.
Cuốn sách chỉ ngắn gọn 10 chương và một đoạn kết, mỗi chương tác giả rất khéo léo vẽ lên từng cảnh sắc… từng gốc tre dưới đình làng, từng nét cử động thứ âm thanh một làng quê xưa. Có lúc xa có lúc gần như đang bày ra một thước phim có góc quay rất đẹp. Mỗi nhân vật được nhà văn Chân Phương vẽ lại với những cá tính riêng, mỗi một nhân vật cho người đọc một cảm nhận yêu ghét giận sợ rất tài tình. Tất cả các nhân vật ấy đều sống động bước ra từ trang Lịch sử của chúng ta.
Cách viết “Hồ sen voi phục” của nhà văn Chân Phương rất phù hợp cho các bạn yêu thích các nhân vật trong Lịch sử tìm hiểu, đặc biệt rất đáng cho các bạn có sở thích viết lách quan tâm đến nhân vật Lịch sử đã hiện diện trong tiểu thuyết như thế nào.
Món chả ram hay còn gọi chả giò mà chúng ta hay làm những khi nhà có tiệc tùng, cúng giỗ là món ăn do Bạch Liên nghĩ ra để cải thiện bữa ăn, cô con gái bé bỏng của ông bà Đô đốc mong cha mẹ mình được ngon miệng hơn khi về thăm nhà, thế rồi nó trở thành món ăn cuối cùng của gia đình cô. Lúc ấy quan Thiếu phó ăn thấy ngon đã ước ao giá biết món ấy sớm, sẽ làm cho các quân sĩ ăn thay cho chiếc bánh tráng bình thường hôm nghĩa quân Tây Sơn ăn Tết trước để kịp hành quân. Chỉ vài dòng như thế mà đã lột tả được hết tính cách của quan Thiếu phó Trần Quang Diệu…
Tên cai Tuệ tạo phản có cặp mắt ti hí đã giết chết em gái mình để âm mưu hại người không bị bại lộ. Chỉ một chương thôi mà những man trá của tên tham sống, cầu hư vinh đồi bại ấy đáng sợ đáng lên án đến mức nào?… Vài hàng nói về chú Dũng nói về chú Đồng, vài hàng tả lại cảnh trồng giáo mà đã đưa tâm trí tôi vượt hàng ngàn cây số ánh sáng thời gian để chứng kiến mà vỗ tay hoan lạc…
Điểm nổi bật của “Hồ sen voi phục” là tấm lòng trung hiếu lễ nghĩa, lòng Trung của gia đình quan Thiếu phó đối với vua Quang Trung, của mẹ già ngài Thiếu phó truyền đạt lại cho con. Lòng Hiếu được thể hiện ở lời trăn trối cuối cùng của vị tướng lâm nạn, chữ Lễ được viết rất tinh tế khi tác giả nói đến vua Cảnh Thịnh đạp đổ bàn tiệc của Nguyễn Ánh bày ra cho tử tội ăn bữa cuối cùng. Tôi đã bật khóc khi quan giám trảm quỳ lạy Trần Quang Diệu rồi mới vung đao… Tôi thương chú Dũng đã bình tĩnh bắn được con Voi ngã gục, trước khi nó giơ bàn chân giày lên xác Bạch Liên. Còn bà Đô đốc của chúng ta ư? Bà đã chết đúng với nghĩa khí con nhà võ… Đọc “Hồ sen voi phục” phẫn uất nhưng vẫn không ngăn được nước mắt xót đau một gia thế oai hùng.
Khi ngắm những con Voi đang đủng đỉnh hiền lành đi trong hàng ngũ Lễ hội, không thể ngờ rằng một cái tung vòi lên cao có thể quất tan xương nát thịt một con người, bàn chân to lớn giày lên sẽ làm thân thể con người lõa lồ nhầy nhụa… Bao nhiêu thước lụa đã che chắn cho bà Đô đốc của chúng ta khỏi những mưu trí thù địch dã man của kẻ mạnh. Loài Voi chúng từng là chiến binh lẫm liệt được người quản tượng tài giỏi là bà đô đốc luyện thành, phút cuối chúng được sử dụng làm công cụ tử hình người nữ tướng tài hoa.
“Hồ sen voi phục” phải chăng là lời tạ tội của một con vật với vị nữ tướng của mình hay chỉ là câu chuyện lòng của một chàng trai si tình đầy trung nghĩa với người mình yêu… Tựa sách đã nêu một câu hỏi rất chạm tim người thế đó. Mời bạn hãy tìm đọc nhé câu chuyện đẹp như chính mùa sen đang nở rộ trước mắt mình.