1.
Đứa trẻ đó ra đời vào một ngày mưa gió đầu thập niên 80 thế kỷ trước.
Một sự ra đời không được trông chờ khi đón nó là căn nhà lụp xụp dột tứ bề, ba chị gái và ông bố say xỉn đang lè nhè chửi ở góc nhà.
Từ giây phút đầu tiên trên đời nó đã là một kẻ thất bại, thất bại từ giới tính trở đi.
Ngày nó sinh ra, ca sỹ Hồng Nhung bắt đầu có tiếng nên con bé được đặt theo cái tên nổi tiếng ấy, Nguyễn Thị Hồng Nhung. Đó là điều nó rất biết ơn mẹ khi các chị nó tên lần lượt là Thắm, Tươi, và Thêm.
---------------
“Nghèo không phải cái tội” là câu nó thường xuyên được nghe, nhưng lại không ai nói rằng nghèo là một nỗi đau khổ.
Có lẽ bởi vì nỗi đau khổ đó giống như một sợi thòng lọng thắt sẵn quanh cổ mỗi người chực chờ thít lại nên chẳng cần phải nói ra. Nó luôn hiện hữu.
Ngày ấy, trong mắt con bé con là nó, sự khốn khổ của cái nghèo chỉ đơn giản là cây kẹo, tấm bánh của đám trẻ xung quanh, là bộ quần áo sờn cũ vá víu ngày tết, là những trận đòn roi, chửi bới của bố trút lên đám “vịt trời” mỗi khi đến kỳ đóng học.
Lớn lên một chút, sự tủi nhục của cái nghèo rõ nét hơn với những lời chỉ trích mỉa mai của giáo viên khi thiếu tiền đóng các loại quỹ, những ánh nhìn thiếu thiện cảm hoặc thương hại của mọi người xung quanh. Lâu ngày thành thói quen, nó và các chị quen cụp mắt xuống và nhỏ giọng mỗi khi tiếp xúc với người khác. “Mạnh vì gạo, bạo vì tiền” mà nhà nó không có cả hai thì đương nhiên nó không thể mạnh cũng chẳng thể bạo. Nó chỉ là một con bé gầy đét, đen nhẻm, nhút nhát. Và điều tồi tệ hơn cả là nơi nó ở không phải quá nghèo, mọi người xung quanh đều ít nhất đủ ăn đủ mặc. Chỉ có gia đình nó, bố ngày xưa đi làm thợ xây bị tai nạn phải về quẩn quanh ở nhà uống rượu qua ngày, cả nhà sáu miệng ăn trông vào mấy sào ruộng khoán là nghèo xác xơ nghĩa đen.
Bố mẹ và các chị nó thường xuyên kêu ca, than thân trách phận nhưng chấp nhận hoàn cảnh như sự đương nhiên của số phận giáng xuống. Họ giật gấu vá vai, quẫy đạp trong khả năng hạn hẹp để tồn tại ngày qua ngày. Chị Thắm theo bước mẹ lấy chồng từ khi mười sáu, chồng chị là thợ xây giống bố nó ngày xưa. Chị Tươi nghe môi giới lấy chồng Trung Quốc, người đàn ông hơn bố nó cả chục tuổi nhưng khoản tiền chị để lại khiến chị trở thành đứa con “hiếu thảo” nhất nhà. Cuối cùng là chị Thêm học trên nó hai lớp nhưng đang nhăm nhe nghỉ học để đến khu công nghiệp. Khác với mọi người trong nhà, nó lặng lẽ, ít kêu ca nhưng nó hận cái nghèo, và căm thù cuộc sống loay hoay chật vật trong cái số phận hẩm hiu cay đắng này.
---------------
Thời gian thấm thoát trôi, ngoảnh đi ngoảnh lại, Hồng Nhung đã học tới cấp ba. Từ một đứa trẻ bị ghẻ lạnh, cô đã trở thành niềm tự hào của cả trường. Cô học cực giỏi và rất xinh đẹp. Không còn chút dấu vết của đứa trẻ đen đúa ngày xưa, Nhung của những ngày cấp ba phổng phao, trắng trẻo. Bộ quần áo sờn rách cũ kỹ không thể che lấp vóc dáng thanh thoát mà đậm vẻ quyến rũ, khuôn mặt thanh tú cùng đôi mắt lá răm ướt át đã làm ngẩn ngơ biết bao nam sinh trong trường. Hơn thế nữa, trên tường nhà cô treo rất nhiều bằng khen, từ giải nhất môn Toán của huyện tới giải nhất Vật lý tỉnh.
Chỉ có trong mắt bố, cô vẫn là kẻ vô dụng, bởi giấy khen không thể biến thành gạo.
“Con Nhung giờ còn xinh hơn con Tươi ngày xưa nhiều, có khi nhờ người ta mối lái lấy chồng Hàn Quốc thì hơn Trung Quốc, Đài Loan.”
Câu “tư vấn” đó đã trở thành cửa miệng của mọi người xung quanh. Nhung rùng mình mỗi lần chạm phải đôi mắt đục ngầu của bố, trong đó chỉ là tia nhìn soi mói, đánh giá như người ta thẩm định một món hàng.
“Con muốn thi đại học.”
“Dẹp, *** học với hành gì nữa, tao đốt hết.” Ông gầm lên, hơi rượu ngai ngái lẫn trong mùi thuốc lào hôi khét phả ra đậm đặc trong không gian ẩm thấp, bức bối.
“…”
Nhung im lặng, không phản ứng lại, chỉ có đôi mắt ráo hoảnh lóe lên một tia sáng quyết tâm.
---------------
Mùng tám tháng ba năm lớp mười hai.
“Nhung, mình muốn nói…” Hùng lúng túng dúi vào tay cô bông hồng gói vội trong giấy bóng kính, hai tai đỏ rực.
Cô mỉm cười, trái tim đập rộn ràng khiến khuôn mặt ửng hồng dưới nắng. Hùng là bí thư Đoàn trường, có thể coi là nam sinh nổi bật nhất trong trường, hai người nhanh chóng trở thành một cặp “đôi lứa xứng đôi”. Những rung động trong trẻo lãng mạn của tuổi học trò, nụ hôn vụng dại cùng bao nhiêu tâm tình, khát vọng tương lai những tưởng phải trở thành kỷ niệm đẹp nhưng cuối cùng lại là nỗi ám ảnh mãi mãi của Nhung. Nhiều, rất nhiều năm sau này cô vẫn luôn phong kín chúng trong một vùng ký ức cùng những dư vị đắng cay lẫn ngọt bùi ở miền quê xa xôi ấy.
---------------
Ngày lên thành phố tham gia kỳ dự tuyển vào đại học là chuyến đi xa đầu tiên của Nhung với bao bỡ ngỡ giữa đời sống phố thị xô bồ, náo nhiệt. Khoản tiền nhỏ mẹ và các chị giấm dúi cho trước khi đi nhanh chóng cạn sạch. Ngày cô bước chân ra khỏi nhà, bố đã tuyên bố từ cô nên ngoài chút tiền dắt lưng kia, Nhung phải hoàn toàn tự lo cho mình. Cô thuê một căn nhà trọ ở chung với mấy cô bạn cùng quê. Cô chủ động giặt giũ, dọn dẹp cho các bạn để mượn lại của họ sách tham khảo và tài liệu họ học thêm từ các trung tâm. Ban ngày cô lăn lộn ở các quán ăn với đủ việc chân tay nặng nhọc nhất, chỉ tối về mới có thời gian ôn tập.
Thế nhưng, hoàn cảnh càng khó khăn, ý chí càng được tôi luyện.
Không phụ kỳ vọng của bản thân, Nhung thi đỗ Đại học Dược, trở thành niềm tự hào của cả nhà khi ba chị trên cô đều không vượt qua được cấp hai. Ngay cả Hùng, sau khi tốt nghiệp, đã lên đường nhập ngũ chứ không thi đại học. Cuộc sống từ đó chia đôi ngả khiến cả hai đã phải gạt nước mắt chia tay. Kỷ niệm mối tình đầu ngọt ngào rốt cuộc chỉ vỏn vẹn vài dòng thơ cùng bông hồng ép khô trong tập sách.
Sau này nhớ lại, cô luôn cảm thấy hồi đó giống như đã mua một chiếc vé một chiều, không còn đường lùi, chỉ có thể tiến về phía trước dù chẳng biết điều gì đang chờ mình.
Đứa trẻ đó ra đời vào một ngày mưa gió đầu thập niên 80 thế kỷ trước.
Một sự ra đời không được trông chờ khi đón nó là căn nhà lụp xụp dột tứ bề, ba chị gái và ông bố say xỉn đang lè nhè chửi ở góc nhà.
Từ giây phút đầu tiên trên đời nó đã là một kẻ thất bại, thất bại từ giới tính trở đi.
Ngày nó sinh ra, ca sỹ Hồng Nhung bắt đầu có tiếng nên con bé được đặt theo cái tên nổi tiếng ấy, Nguyễn Thị Hồng Nhung. Đó là điều nó rất biết ơn mẹ khi các chị nó tên lần lượt là Thắm, Tươi, và Thêm.
---------------
“Nghèo không phải cái tội” là câu nó thường xuyên được nghe, nhưng lại không ai nói rằng nghèo là một nỗi đau khổ.
Có lẽ bởi vì nỗi đau khổ đó giống như một sợi thòng lọng thắt sẵn quanh cổ mỗi người chực chờ thít lại nên chẳng cần phải nói ra. Nó luôn hiện hữu.
Ngày ấy, trong mắt con bé con là nó, sự khốn khổ của cái nghèo chỉ đơn giản là cây kẹo, tấm bánh của đám trẻ xung quanh, là bộ quần áo sờn cũ vá víu ngày tết, là những trận đòn roi, chửi bới của bố trút lên đám “vịt trời” mỗi khi đến kỳ đóng học.
Lớn lên một chút, sự tủi nhục của cái nghèo rõ nét hơn với những lời chỉ trích mỉa mai của giáo viên khi thiếu tiền đóng các loại quỹ, những ánh nhìn thiếu thiện cảm hoặc thương hại của mọi người xung quanh. Lâu ngày thành thói quen, nó và các chị quen cụp mắt xuống và nhỏ giọng mỗi khi tiếp xúc với người khác. “Mạnh vì gạo, bạo vì tiền” mà nhà nó không có cả hai thì đương nhiên nó không thể mạnh cũng chẳng thể bạo. Nó chỉ là một con bé gầy đét, đen nhẻm, nhút nhát. Và điều tồi tệ hơn cả là nơi nó ở không phải quá nghèo, mọi người xung quanh đều ít nhất đủ ăn đủ mặc. Chỉ có gia đình nó, bố ngày xưa đi làm thợ xây bị tai nạn phải về quẩn quanh ở nhà uống rượu qua ngày, cả nhà sáu miệng ăn trông vào mấy sào ruộng khoán là nghèo xác xơ nghĩa đen.
Bố mẹ và các chị nó thường xuyên kêu ca, than thân trách phận nhưng chấp nhận hoàn cảnh như sự đương nhiên của số phận giáng xuống. Họ giật gấu vá vai, quẫy đạp trong khả năng hạn hẹp để tồn tại ngày qua ngày. Chị Thắm theo bước mẹ lấy chồng từ khi mười sáu, chồng chị là thợ xây giống bố nó ngày xưa. Chị Tươi nghe môi giới lấy chồng Trung Quốc, người đàn ông hơn bố nó cả chục tuổi nhưng khoản tiền chị để lại khiến chị trở thành đứa con “hiếu thảo” nhất nhà. Cuối cùng là chị Thêm học trên nó hai lớp nhưng đang nhăm nhe nghỉ học để đến khu công nghiệp. Khác với mọi người trong nhà, nó lặng lẽ, ít kêu ca nhưng nó hận cái nghèo, và căm thù cuộc sống loay hoay chật vật trong cái số phận hẩm hiu cay đắng này.
---------------
Thời gian thấm thoát trôi, ngoảnh đi ngoảnh lại, Hồng Nhung đã học tới cấp ba. Từ một đứa trẻ bị ghẻ lạnh, cô đã trở thành niềm tự hào của cả trường. Cô học cực giỏi và rất xinh đẹp. Không còn chút dấu vết của đứa trẻ đen đúa ngày xưa, Nhung của những ngày cấp ba phổng phao, trắng trẻo. Bộ quần áo sờn rách cũ kỹ không thể che lấp vóc dáng thanh thoát mà đậm vẻ quyến rũ, khuôn mặt thanh tú cùng đôi mắt lá răm ướt át đã làm ngẩn ngơ biết bao nam sinh trong trường. Hơn thế nữa, trên tường nhà cô treo rất nhiều bằng khen, từ giải nhất môn Toán của huyện tới giải nhất Vật lý tỉnh.
Chỉ có trong mắt bố, cô vẫn là kẻ vô dụng, bởi giấy khen không thể biến thành gạo.
“Con Nhung giờ còn xinh hơn con Tươi ngày xưa nhiều, có khi nhờ người ta mối lái lấy chồng Hàn Quốc thì hơn Trung Quốc, Đài Loan.”
Câu “tư vấn” đó đã trở thành cửa miệng của mọi người xung quanh. Nhung rùng mình mỗi lần chạm phải đôi mắt đục ngầu của bố, trong đó chỉ là tia nhìn soi mói, đánh giá như người ta thẩm định một món hàng.
“Con muốn thi đại học.”
“Dẹp, *** học với hành gì nữa, tao đốt hết.” Ông gầm lên, hơi rượu ngai ngái lẫn trong mùi thuốc lào hôi khét phả ra đậm đặc trong không gian ẩm thấp, bức bối.
“…”
Nhung im lặng, không phản ứng lại, chỉ có đôi mắt ráo hoảnh lóe lên một tia sáng quyết tâm.
---------------
Mùng tám tháng ba năm lớp mười hai.
“Nhung, mình muốn nói…” Hùng lúng túng dúi vào tay cô bông hồng gói vội trong giấy bóng kính, hai tai đỏ rực.
Cô mỉm cười, trái tim đập rộn ràng khiến khuôn mặt ửng hồng dưới nắng. Hùng là bí thư Đoàn trường, có thể coi là nam sinh nổi bật nhất trong trường, hai người nhanh chóng trở thành một cặp “đôi lứa xứng đôi”. Những rung động trong trẻo lãng mạn của tuổi học trò, nụ hôn vụng dại cùng bao nhiêu tâm tình, khát vọng tương lai những tưởng phải trở thành kỷ niệm đẹp nhưng cuối cùng lại là nỗi ám ảnh mãi mãi của Nhung. Nhiều, rất nhiều năm sau này cô vẫn luôn phong kín chúng trong một vùng ký ức cùng những dư vị đắng cay lẫn ngọt bùi ở miền quê xa xôi ấy.
---------------
Ngày lên thành phố tham gia kỳ dự tuyển vào đại học là chuyến đi xa đầu tiên của Nhung với bao bỡ ngỡ giữa đời sống phố thị xô bồ, náo nhiệt. Khoản tiền nhỏ mẹ và các chị giấm dúi cho trước khi đi nhanh chóng cạn sạch. Ngày cô bước chân ra khỏi nhà, bố đã tuyên bố từ cô nên ngoài chút tiền dắt lưng kia, Nhung phải hoàn toàn tự lo cho mình. Cô thuê một căn nhà trọ ở chung với mấy cô bạn cùng quê. Cô chủ động giặt giũ, dọn dẹp cho các bạn để mượn lại của họ sách tham khảo và tài liệu họ học thêm từ các trung tâm. Ban ngày cô lăn lộn ở các quán ăn với đủ việc chân tay nặng nhọc nhất, chỉ tối về mới có thời gian ôn tập.
Thế nhưng, hoàn cảnh càng khó khăn, ý chí càng được tôi luyện.
Không phụ kỳ vọng của bản thân, Nhung thi đỗ Đại học Dược, trở thành niềm tự hào của cả nhà khi ba chị trên cô đều không vượt qua được cấp hai. Ngay cả Hùng, sau khi tốt nghiệp, đã lên đường nhập ngũ chứ không thi đại học. Cuộc sống từ đó chia đôi ngả khiến cả hai đã phải gạt nước mắt chia tay. Kỷ niệm mối tình đầu ngọt ngào rốt cuộc chỉ vỏn vẹn vài dòng thơ cùng bông hồng ép khô trong tập sách.
Sau này nhớ lại, cô luôn cảm thấy hồi đó giống như đã mua một chiếc vé một chiều, không còn đường lùi, chỉ có thể tiến về phía trước dù chẳng biết điều gì đang chờ mình.
Chỉnh sửa lần cuối: