Hương Xuân - Cập nhật - The Little Sparrow

Sẻ Con

Gà con
Tham gia
17/11/20
Bài viết
12
Gạo
0,0
Tên truyện: Hương xuân
Tác giả: The Little Sparrow
Tình trạng sáng tác: Cập nhật
Tình trạng đăng: Cập nhật
Lịch đăng: Hàng tuần
Thể loại: Truyện ngắn
Độ dài: Cập nhật
Giới hạn độ tuổi đọc: Không
Cảnh báo về nội dung: Không
Mục lục: Cập nhật
Giới thiệu: An, buông bỏ áp lực công việc, cô tìm về cội nguồn của bản thân, tìm kiếm cho mình liều thuốc an thần cho tâm hồn bằng cách ôm trọn tình cảm gia đình, góp nhặt kỷ niệm tuổi thơ và nương theo hơi thở thiên nhiên, làm hành trang và vũ khí để tiếp tục xông pha vào cuộc sống thế kỷ XXI.
 

Sẻ Con

Gà con
Tham gia
17/11/20
Bài viết
12
Gạo
0,0
1.

Chiếc xe tấp vào bên lề đường quốc lộ, bên cạnh là con đường nhỏ mang hơi thở thôn quê. Thị trấn nhỏ vắt ngang đường quốc lộ, từ đó rẽ nhánh chân rết thành hai mươi mấy cái chân đổ vào các xã, ấp nông thôn mới, văn minh – hiện đại, đường quê trải nhựa, tráng xi măng đảm bảo sạch sẽ, tinh tươm.

Nhã An – lưng đeo ba lô bự, túi xách đeo chéo phía trước – bước xuống xe. Cô chỉ cần cuốc bộ dọc theo con đường quê sẽ tới nhà, chỉ tầm mười lăm phút đi bộ.

Chuyến xe đêm đưa cô về tới quê vào sáng sớm, nắng sớm rải thảm lên con đường về nhà, vàng tươi, óng ả. Chim chóc từ các tán cây trong vườn ríu rít gọi nhau, An nhớ đến hình ảnh chú chim sâu cần cù đi tìm sâu buổi sáng được tả trong sách tập đọc hồi tiểu học, không tự chủ cười cong cong mắt, vừa đi vừa chăm chú tìm kiếm bóng dáng các anh hùng lao động nông nghiệp kia.

Cô gió vào sáng sớm trong lành, tâm tình thư thái, “vuốt” nhẹ nhẹ lên tóc, lên má, lên mắt An. Trái tim hẫng một nhịp. Thật nhớ quê quá mà! Tâm trạng kích động, An thật muốn nhảy chân sáo! Nhưng với cái mớ tuổi hiện tại, làm vậy chòm xóm thấy thì chắc chắn sẽ điện thoại cho 115 nha!

Tâm ý tương thông, cô gió đồng thời “khoát tay”, một trận gió vừa đủ làm bung tán cây, “dụ dỗ” vài chú chim cất cánh bay lên trời đón nắng sớm. Sẵn chuyến đi, cô gió hào phóng ghé mang cho An một mùi hương!

“!!!” An lập tức dùng mắt làm ra đa, phóng tín hiệu tìm kiếm xung quanh! Kia rồi, cách gần trăm mét phía sâu trong vườn là một cây xoài cổ thụ, tán lá rộng đang tự hào khoác một chiếc áo bông màu vàng ruộm, đúng vụ bông mới nở còn vàng tươi, ánh nắng mặt trời ướp thêm cho chiếc áo bông một màu vàng rực rỡ, chói lọi, phía sau là khoảng trời xanh trong vắt làm nền, hương xoài thơm dịu tràn đầy trong gió, đánh thẳng vào tâm hồn già cỗi của đứa con gái tha hương cầu thực vừa về. Thật là thử thách khả năng kềm chế kích động của An!

“Tách! Tách! Tách” An lấy điện thoại ra chụp liền tay! Cảm thấy nếu như ông Steve Job hay nhà khoa học công nghệ nào đó sáng tạo ra được khả năng lưu giữ mùi hương khi quay video thì giải Nobel trao cho họ là không bàn cãi. An muốn giữ cả mùi hương này lại làm của để dành, để dành an ủi cho nỗi nhớ quê, cho kỷ niệm tuổi thơ, cho ai đó chưa từng được thưởng thức hương xoài dịu mát.

Sau mười phút đứng chôn chân tại chỗ thưởng thức hương xoài, cuối cùng An đã bị phát hiện!

“Ủa? Ai như con An, con chú Năm phải không con?” Cô Thúy, hàng xóm gần nhà của An, lên tiếng, từ sâu trong vườn bước ra, trên tay là buồng chuối mới chặt.

“A! Dạ, con An ạ. Con chào cô, con mới về tới ạ!” An hơi ngại ngùng khi gặp mặt hàng xóm, tại lâu quá chưa về mà. Lần nào về An cũng rơi vào tình trạng người quen người không, thiệt là khó xử. Sao ai cũng biết An mà An chẳng nhớ rõ ai hết vậy?!

“Ừ. Con lâu quá mới về ha. Dạo này thấy mập mạp, khỏe hơn đợt trước về đó” Cô Thúy đứng sát hàng rào nói chuyện, giọng thân tình rổn rảng làm cho chút ngại ngùng của An bay đi mất “Chiều rảnh qua nhà cô chơi nha, cuối tuần nên gia đình con Đáo cũng về nữa đó!”

“Dạ, con cám ơn cô. Chiều rảnh con qua ăn ké nữa nha cô! Hi hi hi” An híp mắt cười trả lời “Giờ con về ạ”.


An cầm lên chiếc ba lô lúc nãy cởi xuống ném bên chân, bước về nhà. Những mệt mỏi dường như cũng đã được gột sạch khỏi tâm hồn, để lại cho An những bước chân nhẹ hẫng, thong dong.

Nhà An cách nhà cô Thúy ba căn. Chòm xóm thân quen lâu năm, sống với nhau đúng nghĩa câu tục ngữ “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”. Đám con cháu lứa của An lớn lên thân hơn anh em ruột trong nhà, chơi chung, học chung, thậm chí qua nhà nhau ăn ké buổi cơm là chuyện bình thường. Kim Đáo – con gái cô Thúy – với Nhã An là bạn nối khố từ lúc biết đi đến giờ. Kim Đáo hơn An vài tháng tuổi, lại được thừa hưởng di truyền nổi trội của gia đình, từ nhỏ đã lớn hơn An một vòng ngang dọc, thuận tiện tự coi mình như chị lớn bảo bọc Nhã An – khi còn bé có biệt danh Cò Hương còi xương. An nhớ ra lần cuối liên lạc với Kim Đáo cũng đã lâu lắm rồi, là dịp An về quê dự đám cưới bạn của cả hai.


“Bố Mẹ, con mới về!” An từ cổng bước vào, gặp bố mẹ đang ngồi ăn sáng trên ghế đá ngoài sân.

“Ừm!” Bố, tác phong quân đội, giữ đúng phong cách lạnh nhạt không cảm xúc.

“Về sao không báo với mẹ một tiếng. Đã ăn gì chưa?” Mẹ, tác phong nội trợ, giữ đúng phong cách quan tâm rất vừa phải.

“Bớt việc nên con tranh thủ xin nghỉ phép vài ngày” An từ trong phòng, vừa trả lời, vừa soạn đồ từ ba lô ra.

Thay ra bộ đồ ở nhà thoải mái, An ra sau nhà rửa mặt, thuận tiện ngó ngang ngó dọc mảnh vườn nhỏ phía sau nhà. Nhà An không trồng cây ăn trái, chỉ có một khoảnh vườn vừa đủ trồng ít rau ăn. Mấy năm sau này, rảnh tay con cái, mẹ có thú vui chăm chút vài loại hoa xung quanh nhà, bố có sở thích uốn trồng vài cây mai chấn thủy, nguyệt quế, bông trang và đinh lăng. Rất có phong thái hưu nhàn! Tính cách ưa an tĩnh, không bon chen của An thừa hưởng hoàn hảo từ bố mẹ, chỉ tăng không giảm theo thời gian!

“Trong nhà có rau má, với trứng, con ăn mì không để mẹ nấu?” Mẹ hỏi với ra sau, trên tay là cái nồi nhỏ và hai quả trứng.

“Mẹ để đó đi, con nấu cho” An hí ha hí hửng quay vào.

“Có muốn ăn gì không để bố đi chợ mua luôn?” Từ dạo bố nghỉ hưu, mẹ thoái ẩn giang hồ, giao luôn chức trách đi chợ cho bố. Bố, hàng ngày vào buổi sáng vẫn đi loanh quanh thị trấn uống trà - đánh cờ - đàm đạo với mưu sĩ đồng hương, tiện tay cầm làn đi chợ, không ý kiến với chức trách được giao. Theo năm kinh nghiệm, khả năng đi chợ của bố bây giờ đã đạt mức không cần mẹ đi cùng, cũng không cần dặn dò gì nhiều, vẫn đảm bảo an toàn – chất lượng – tiết kiệm.

“Con thèm bao tử luộc, mà giờ trễ quá, sợ ngoài chợ không còn” An vừa bật bếp vừa láu cá nghĩ ngợi “Thôi, mẹ nói bố mua gì cũng được ạ, gì con cũng thèm”. Về nhà rồi, không sợ ai đánh giá là “nhớ ăn không nhớ đánh” “ham ăn hốt uống” các kiểu. Gì chứ? Ăn uống là sự nghiệp vĩ đại của An đó! Ăn uống đã được An đưa lên là một công cuộc lao động trọn đời, mục đích bù đắp cho tuổi thơ còi xương bất hạnh, bổ sung cho tâm lý sợ đói không sợ mập của bản thân. Đừng ai nói đến nhịn ăn giảm cân, vân vân và mây mây với An. Cô nghĩ mãi, sao phải nhịn ăn để giảm cân, muốn giảm cân thì ăn uống khoa học và tập thể dục đi chứ, bao tử nó có tội tình gì mà ngược đãi nó! Với, giờ ung thư ken-xơ (cancer) các kiểu, không khí hít thở cũng đã có hóa chất, kiêng khem sợ hãi quá cũng vậy, sống chết có số, họa phúc do trời! Ông bà mình nói là phải nghe lời nha!


AQ một chút! Mặt sẽ bớt vài vết chân chim, tâm sẽ nhẹ vài lần ấm ức! (AQ trong AQ chính truyện – Lỗ Tấn)


Không ngoài kỳ vọng, bữa trưa của nhà An đảm bảo nịnh bợ hoàn hảo cái bao tử háu ăn của cô với các món đậm truyền thống gia đình. Yêu bố mẹ nhất trên đời!

(Hết đoạn 1)
 

suongthuytinh

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
23/6/14
Bài viết
423
Gạo
300,0
1.

Chiếc xe tấp vào bên lề đường quốc lộ, bên cạnh là con đường nhỏ mang hơi thở thôn quê. Thị trấn nhỏ vắt ngang đường quốc lộ, từ đó rẽ nhánh chân rết thành hai mươi mấy cái chân đổ vào các xã, ấp nông thôn mới, văn minh – hiện đại, đường quê trải nhựa, tráng xi măng đảm bảo sạch sẽ, tinh tươm.

Nhã An – lưng đeo ba lô bự, túi xách đeo chéo phía trước – bước xuống xe. Cô chỉ cần cuốc bộ dọc theo con đường quê sẽ tới nhà, chỉ tầm mười lăm phút đi bộ.

Chuyến xe đêm đưa cô về tới quê vào sáng sớm, nắng sớm rải thảm lên con đường về nhà, vàng tươi, óng ả. Chim chóc từ các tán cây trong vườn ríu rít gọi nhau, An nhớ đến hình ảnh chú chim sâu cần cù đi tìm sâu buổi sáng được tả trong sách tập đọc hồi tiểu học, không tự chủ cười cong cong mắt, vừa đi vừa chăm chú tìm kiếm bóng dáng các anh hùng lao động nông nghiệp kia.

Cô gió vào sáng sớm trong lành, tâm tình thư thái, “vuốt” nhẹ nhẹ lên tóc, lên má, lên mắt An. Trái tim hẫng một nhịp. Thật nhớ quê quá mà! Tâm trạng kích động, An thật muốn nhảy chân sáo! Nhưng với cái mớ tuổi hiện tại, làm vậy chòm xóm thấy thì chắc chắn sẽ điện thoại cho 115 nha!

Tâm ý tương thông, cô gió đồng thời “khoát tay”, một trận gió vừa đủ làm bung tán cây, “dụ dỗ” vài chú chim cất cánh bay lên trời đón nắng sớm. Sẵn chuyến đi, cô gió hào phóng ghé mang cho An một mùi hương!

“!!!” An lập tức dùng mắt làm ra đa, phóng tín hiệu tìm kiếm xung quanh! Kia rồi, cách gần trăm mét phía sâu trong vườn là một cây xoài cổ thụ, tán lá rộng đang tự hào khoác một chiếc áo bông màu vàng ruộm, đúng vụ bông mới nở còn vàng tươi, ánh nắng mặt trời ướp thêm cho chiếc áo bông một màu vàng rực rỡ, chói lọi, phía sau là khoảng trời xanh trong vắt làm nền, hương xoài thơm dịu tràn đầy trong gió, đánh thẳng vào tâm hồn già cỗi của đứa con gái tha hương cầu thực vừa về. Thật là thử thách khả năng kềm chế kích động của An!

“Tách! Tách! Tách” An lấy điện thoại ra chụp liền tay! Cảm thấy nếu như ông Steve Job hay nhà khoa học công nghệ nào đó sáng tạo ra được khả năng lưu giữ mùi hương khi quay video thì giải Nobel trao cho họ là không bàn cãi. An muốn giữ cả mùi hương này lại làm của để dành, để dành an ủi cho nỗi nhớ quê, cho kỷ niệm tuổi thơ, cho ai đó chưa từng được thưởng thức hương xoài dịu mát.

Sau mười phút đứng chôn chân tại chỗ thưởng thức hương xoài, cuối cùng An đã bị phát hiện!

“Ủa? Ai như con An, con chú Năm phải không con?” Cô Thúy, hàng xóm gần nhà của An, lên tiếng, từ sâu trong vườn bước ra, trên tay là buồng chuối mới chặt.

“A! Dạ, con An ạ. Con chào cô, con mới về tới ạ!” An hơi ngại ngùng khi gặp mặt hàng xóm, tại lâu quá chưa về mà. Lần nào về An cũng rơi vào tình trạng người quen người không, thiệt là khó xử. Sao ai cũng biết An mà An chẳng nhớ rõ ai hết vậy?!

“Ừ. Con lâu quá mới về ha. Dạo này thấy mập mạp, khỏe hơn đợt trước về đó” Cô Thúy đứng sát hàng rào nói chuyện, giọng thân tình rổn rảng làm cho chút ngại ngùng của An bay đi mất “Chiều rảnh qua nhà cô chơi nha, cuối tuần nên gia đình con Đáo cũng về nữa đó!”

“Dạ, con cám ơn cô. Chiều rảnh con qua ăn ké nữa nha cô! Hi hi hi” An híp mắt cười trả lời “Giờ con về ạ”.


An cầm lên chiếc ba lô lúc nãy cởi xuống ném bên chân, bước về nhà. Những mệt mỏi dường như cũng đã được gột sạch khỏi tâm hồn, để lại cho An những bước chân nhẹ hẫng, thong dong.

Nhà An cách nhà cô Thúy ba căn. Chòm xóm thân quen lâu năm, sống với nhau đúng nghĩa câu tục ngữ “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”. Đám con cháu lứa của An lớn lên thân hơn anh em ruột trong nhà, chơi chung, học chung, thậm chí qua nhà nhau ăn ké buổi cơm là chuyện bình thường. Kim Đáo – con gái cô Thúy – với Nhã An là bạn nối khố từ lúc biết đi đến giờ. Kim Đáo hơn An vài tháng tuổi, lại được thừa hưởng di truyền nổi trội của gia đình, từ nhỏ đã lớn hơn An một vòng ngang dọc, thuận tiện tự coi mình như chị lớn bảo bọc Nhã An – khi còn bé có biệt danh Cò Hương còi xương. An nhớ ra lần cuối liên lạc với Kim Đáo cũng đã lâu lắm rồi, là dịp An về quê dự đám cưới bạn của cả hai.


“Bố Mẹ, con mới về!” An từ cổng bước vào, gặp bố mẹ đang ngồi ăn sáng trên ghế đá ngoài sân.

“Ừm!” Bố, tác phong quân đội, giữ đúng phong cách lạnh nhạt không cảm xúc.

“Về sao không báo với mẹ một tiếng. Đã ăn gì chưa?” Mẹ, tác phong nội trợ, giữ đúng phong cách quan tâm rất vừa phải.

“Bớt việc nên con tranh thủ xin nghỉ phép vài ngày” An từ trong phòng, vừa trả lời, vừa soạn đồ từ ba lô ra.

Thay ra bộ đồ ở nhà thoải mái, An ra sau nhà rửa mặt, thuận tiện ngó ngang ngó dọc mảnh vườn nhỏ phía sau nhà. Nhà An không trồng cây ăn trái, chỉ có một khoảnh vườn vừa đủ trồng ít rau ăn. Mấy năm sau này, rảnh tay con cái, mẹ có thú vui chăm chút vài loại hoa xung quanh nhà, bố có sở thích uốn trồng vài cây mai chấn thủy, nguyệt quế, bông trang và đinh lăng. Rất có phong thái hưu nhàn! Tính cách ưa an tĩnh, không bon chen của An thừa hưởng hoàn hảo từ bố mẹ, chỉ tăng không giảm theo thời gian!

“Trong nhà có rau má, với trứng, con ăn mì không để mẹ nấu?” Mẹ hỏi với ra sau, trên tay là cái nồi nhỏ và hai quả trứng.

“Mẹ để đó đi, con nấu cho” An hí ha hí hửng quay vào.

“Có muốn ăn gì không để bố đi chợ mua luôn?” Từ dạo bố nghỉ hưu, mẹ thoái ẩn giang hồ, giao luôn chức trách đi chợ cho bố. Bố, hàng ngày vào buổi sáng vẫn đi loanh quanh thị trấn uống trà - đánh cờ - đàm đạo với mưu sĩ đồng hương, tiện tay cầm làn đi chợ, không ý kiến với chức trách được giao. Theo năm kinh nghiệm, khả năng đi chợ của bố bây giờ đã đạt mức không cần mẹ đi cùng, cũng không cần dặn dò gì nhiều, vẫn đảm bảo an toàn – chất lượng – tiết kiệm.

“Con thèm bao tử luộc, mà giờ trễ quá, sợ ngoài chợ không còn” An vừa bật bếp vừa láu cá nghĩ ngợi “Thôi, mẹ nói bố mua gì cũng được ạ, gì con cũng thèm”. Về nhà rồi, không sợ ai đánh giá là “nhớ ăn không nhớ đánh” “ham ăn hốt uống” các kiểu. Gì chứ? Ăn uống là sự nghiệp vĩ đại của An đó! Ăn uống đã được An đưa lên là một công cuộc lao động trọn đời, mục đích bù đắp cho tuổi thơ còi xương bất hạnh, bổ sung cho tâm lý sợ đói không sợ mập của bản thân. Đừng ai nói đến nhịn ăn giảm cân, vân vân và mây mây với An. Cô nghĩ mãi, sao phải nhịn ăn để giảm cân, muốn giảm cân thì ăn uống khoa học và tập thể dục đi chứ, bao tử nó có tội tình gì mà ngược đãi nó! Với, giờ ung thư ken-xơ (cancer) các kiểu, không khí hít thở cũng đã có hóa chất, kiêng khem sợ hãi quá cũng vậy, sống chết có số, họa phúc do trời! Ông bà mình nói là phải nghe lời nha!


AQ một chút! Mặt sẽ bớt vài vết chân chim, tâm sẽ nhẹ vài lần ấm ức! (AQ trong AQ chính truyện – Lỗ Tấn)


Không ngoài kỳ vọng, bữa trưa của nhà An đảm bảo nịnh bợ hoàn hảo cái bao tử háu ăn của cô với các món đậm truyền thống gia đình. Yêu bố mẹ nhất trên đời!

(Hết đoạn 1)
Chào bạn, mình là Sương, dạo gần đây rảnh nên hay đi cmt dạo, có chút nhận xét nho nhỏ truyện của bạn nha.
Cách viết của bạn miêu tả rất tốt, có chút thơ chút tình trong đó. Truyện bạn làm mình nhớ đến những bài tập làm văn hồi cấp 2, cấp 3 quá thể. Chắc hẳn bạn là người khá môn Văn đúng không? Truyện bạn nhẹ nhàng, chưa có nhiều tình tiết, chưa có điều gì đặc sắc hay bất ngờ khiến người đọc phải cuốn hút. Mong là các chương sau sẽ từ từ mở ra nhiều tình huống để mình có thể háo hức đọc tiếp.
Thắc mắc một chi tiết nhỏ xíu là hoa xoài thật sự có hương thơm hả bạn? Vì nhà mình có cây xoài chắc cũng phải hơn mười lăm năm trước rồi, mình nhớ mỗi độ hè đến nó nở rất nhiều hoa, cơ mà mình không nhớ là nó thơm đến mức mà bạn miêu tả như trong truyện. Nếu nói quả xoài chín thơm nức mũi hay cuống lá xoài vừa ngắt xuống cành có mùi thơm ngọt ngọt thì mình công nhận. Hay tại lâu rồi mình không nhớ được nhỉ? :)
Trên đây là chút ý kiến đóng góp của mình, mong là không làm bạn phiền lòng.
 

Sẻ Con

Gà con
Tham gia
17/11/20
Bài viết
12
Gạo
0,0
Chào bạn, mình là Sương, dạo gần đây rảnh nên hay đi cmt dạo, có chút nhận xét nho nhỏ truyện của bạn nha.
Cách viết của bạn miêu tả rất tốt, có chút thơ chút tình trong đó. Truyện bạn làm mình nhớ đến những bài tập làm văn hồi cấp 2, cấp 3 quá thể. Chắc hẳn bạn là người khá môn Văn đúng không? Truyện bạn nhẹ nhàng, chưa có nhiều tình tiết, chưa có điều gì đặc sắc hay bất ngờ khiến người đọc phải cuốn hút. Mong là các chương sau sẽ từ từ mở ra nhiều tình huống để mình có thể háo hức đọc tiếp.
Thắc mắc một chi tiết nhỏ xíu là hoa xoài thật sự có hương thơm hả bạn? Vì nhà mình có cây xoài chắc cũng phải hơn mười lăm năm trước rồi, mình nhớ mỗi độ hè đến nó nở rất nhiều hoa, cơ mà mình không nhớ là nó thơm đến mức mà bạn miêu tả như trong truyện. Nếu nói quả xoài chín thơm nức mũi hay cuống lá xoài vừa ngắt xuống cành có mùi thơm ngọt ngọt thì mình công nhận. Hay tại lâu rồi mình không nhớ được nhỉ? :)
Trên đây là chút ý kiến đóng góp của mình, mong là không làm bạn phiền lòng.
Thơm thiệt đó! Buổi sáng hoặc tối trễ, đứng gần hướng gió (lạnh lạnh), bạn sẽ cảm được hương xoài: dìu dịu, nhẹ nhẹ nhưng cũng đủ nồng nàn! ^^
Cám ơn góp ý của bạn, vui vui vui
 

Sẻ Con

Gà con
Tham gia
17/11/20
Bài viết
12
Gạo
0,0
2.

“Lốp bốp…tách tách…” Tiếng lửa củi trúc cháy nổ giòn như pháo, ngọn lửa bùng lên, phả lên gương mặt bốn đứa nhóc loai choai mười một, mười hai tuổi.

“Ê, tui góp sáu trái chuối với 2 củ khoai” Là tiếng của con Đáo.

“Tui góp củi, chiều tui đi gom chỗ mấy bụi tre phơi rồi” An lên tiếng, mắt hấp háy chực chờ ném khoai và chuối vào đống lửa.

“Hai bà xê xa ra, để tui châm thêm củi này vào, chứ mấy cái củi tre của bà, xíu nữa nó tàn rồi, không có than đâu mà nướng khoai với chuối” Đông, thằng con trai đầu trò cắm trại mấy bữa nay, hào hứng thể hiện quyền chỉ huy kiêm chạy chương trình.

Thằng Long, em trai nó vừa mới bưng rổ củi mạt gỗ lén trộm của nhà ra. Thằng bé hiền khô, thường xuyên là đối tượng bị ông anh xỏ mũi đi làm chuyện kinh thiên động địa: trộm xoài ở vườn nhà bà Tư hàng xóm, chặt trộm chuối để làm bè thả sông bơi, đại diện đám nít ranh đi xin phép cha mẹ đi chơi long rong. Thằng bé xinh xắn, dễ thương, học giỏi trước tuổi, vô tình ngồi học chung với ông anh và hai bà chị hàng xóm, đúng hình mẫu “con nhà người ta” bây giờ, chả trách thằng anh hai thường xuyên lợi dụng thanh thế.

Bên trong rổ còn có bốn trái bắp sống, thằng bé mắt long lanh “hồi trưa em ra sau nhà thấy bắp lớn lớn rồi, thế là em xin mẹ mấy trái, thấy em giỏi chưa?” Cảm giác có hai cái tai đang vẫy điên cuồng trên đầu thằng bé.

“Woa, giỏi!” Đáo hào phóng khen ngợi “Em cứ phát huy đi, đừng như ông anh vô tích sự của em”

“…”

“Gì? Tui nói không đúng hay sao mà liếc tui? Ông thử coi nãy giờ ông góp cái gì hả? Hả?” Đáo, sợ làm hổ thẹn cái tên cúng cơm cha mẹ đặt cho, đáo để hết phần đám nhóc trong xóm!

“Hừ! Tui tui… đào hố để đốt lửa nè” Đông chống chế.

“Cái hố này đào ba bữa trước rồi nha ông, ông giỏi giành việc ghê luôn à”

“…”

“Ha ha ha” An và Long không hẹn cùng phá ra cười. Mỗi lần nghe Đáo và Đông cà khịa nhau, hai đứa đều như coi phim hài, nhất là gương mặt của Đông sẵn vẻ hài hước bẩm sinh, nhìn sao cũng thấy thiếu nghiêm túc.


Đầu hè này chuẩn bị lên cấp hai, bốn đứa trong xóm chơi chung từ mẫu giáo, học chung lớp cả cấp một, bắt đầu lo lắng sắp phải xa nhau. Không biết xem ở đâu, thằng Đông khơi mào đốt lửa cắm trại.

Tính từ đầu xóm đi vào, nhà của Đáo kế bên nhà của Đông – Long, cách bên nhà bà Tư, rồi đến nhà An. Bốn hộ gia đình luôn yêu thương, giúp đỡ nhau. Bọn trẻ không cần làm gì cũng tự chơi, tự thân như anh em trong nhà.

Xóm nhỏ của An, một bên là nhà, một bên là con kênh nhỏ dẫn nước tưới tiêu. Con kênh rộng chừng mười mét, mùa mưa nước dâng xâm xấp mặt đường, trò chơi phổ biến nhất là trốn ngủ trưa đi câu cá. Mùa hè nước cạn gần đáy, mấy thằng con trai cởi trần quần đùi có thể ung dung lội ngang sông không ướt quần, trò hào hứng nhất là trốn ngủ trưa đi mò trai hến. Để nâng cao hiệu quả thủy lợi, nhà nước cho nạo vét con kênh, sắn múc sình đất đổ lên đường hai bên sông. Qua vài tháng sình lầy, bà con cùng chung tay san lấp bằng phẳng, đổ thêm đá mạt lên, đường trở nên dễ đi hơn.

Ở gần sát bìa đường không được phủ đá mạt vẫn là đất, thằng Đông cách đây ba ngày đã hì hục đào một cái hố… nhỏ bằng cái tô cơm ở đó, khoảng giữa đoạn đường từ nhà bà Tư về nhà nó, làm công tác đốt lửa cắm trại.


Những đêm hè xưa cũ, tụi con nít thường ít tụ tập khuya do nhà ai cũng đóng cửa ngủ sớm. Đâu phải nhà ai cũng có ti vi hay có điện. Năm nay, bốn cô cậu nhóc lớn rồi, cha mẹ cũng không quản chặt nữa, chơi sao thì chơi nên mấy cô cậu mới có thể bày trò này ra, nhưng cũng dặn phải cẩn thận vì chơi lửa nguy hiểm mà.


“Hôm nay tui kể cho mấy bà nghe câu chuyện này hay lắm…” Thằng Đông đã ném đau thương ra sau đầu, kiên định với vai trò đạo diễn, tiếp tục khởi động miệng, được cái Đông rất là dẻo miệng, lại hoạt bát, làm ai gặp cũng sẽ mến ngay.

“Tui không nghe chuyện ma nữa đâu!” An mở to cặp mắt, tràn đầy lo lắng cắt ngang “Hôm qua về, tui sợ không dám đi chỗ tối một mình luôn, bị mẹ tui la quá trời la”

“…” Thằng bé khổ tâm không để đâu cho xiết, có được hai con bạn, một đứa dữ dằn như bà la sát, một đứa nhát cáy như con thỏ đế, tại sao hai đứa nó thân với nhau được vậy trời?


Thật ra, Đông và Long cũng ít khi chơi với hai cô bạn gái, tụi nó thường đi theo đám con trai trong xóm tham gia mấy trò con trai thôi: vặt trộm trái cây, leo trèo, bắn chim, bắt chuột, câu ếch, tạt lon, bắn bi, thả diều... Hừm, trò của con trai sao mà nhiều vậy chứ! Đến giờ Đáo vẫn rất ghen tỵ với giới tính nam ở điều đó. Đáo giỏi không kém tụi con trai, nhưng kẹt con bạn yếu xìu như bún thiu bên cạnh nên nó phải kìm nén lại ít nhiều, đành phải tụ với đám con gái ít ỏi trong xóm chơi nhà chòi, nhảy dây, lò cò thôi.


Hè này, mấy đứa trong xóm tản mác về nội, về ngoại hoặc đã được đưa đi đâu đó chơi hết trơn, còn rơi lại bốn đứa với nhau, bày mấy trò vận động thì thành ra còn chơi có ba đứa (An là một đứa con gái không phát triển hệ thần kinh vận động, chơi cái gì cũng thua sấp mặt) nên tụi nó đành chơi trò mang tính “trí tuệ” như trên, vô tình điểm xuyết ấn tượng và ấm áp cho cái sự “chào đón trưởng thành hơn” của cả đám nhóc.


“Tui có cuốn truyện hay lắm, bố tui mới mượn ngoài thư viện á” An rụt rè “hay tui về lấy ra đọc nghe, truyện “Hoàng Tử Bé” nghe nói hay lắm”.

“ Tối thui như vầy, bà thấy đường đọc không mới nói nha” Đáo thẳng thắn nhắc nhở.

“Được!” An khẳng khái trả lời.

Con bé ù ù chạy về nhà, len lén lúc bố mẹ đang bận xem chương trình thời sự VTV không chú ý, lấy cuốn sách ở đầu giường, chạy đi nhanh như gió. Con bé thấy cũng an ủi, hệ thần kinh vận động chắc không kiểm soát khả năng chạy của nó, hay tại nó nhỏ con?

Thế là bốn buổi tối tính từ hôm đó, cô bé An ngồi rù rì đọc truyện “Hoàng Tử Bé” cho chính nó và đám bạn chíp hôi của mình (Hoàng Tử Bé – Antoine de Saint-Exupéry)



Rất lâu sau này, khi bước vào đại học, khi bước chân đi làm, khi chia tay người yêu, mỗi lần về tới quê nhà, đứng trước con sông quê, cô bé An đôi khi lơ đãng nhớ về mùa hè năm nào. Cả một miền ký ức tuổi thơ phủ bụi thời gian trở nên mơ hồ, chỉ riêng ánh lửa bập bùng, bốn cái đầu bé con chụm quanh một cuốn sách thiếu nhi, mùi ngô khoai nướng nửa sống nửa chín là rõ ràng, tiếng nói tiếng cười trong veo cả một trời tuổi thơ cứ như đọng lại hết vào mấy đêm lửa đó.

An chưa bao giờ hỏi lại mấy người bạn của mình rằng họ còn nhớ mùa hè đó hay không. Nhưng với An, đống lửa trại “to lớn” đó như một mặt trời bé con chiếu sáng một khoảng tuổi thơ rụt rè, nhút nhát của cô. Ba người bạn bên cạnh chăm chú nghe giọng đọc không truyền cảm của cô, sau này chính là hình bóng cây kiềng ba chân vững chãi giúp An tự tin hơn khi đứng thuyết trình trước lớp đại học, hay khi trình bày vấn đề trong công việc. Cuốn “Hoàng Tử Bé” đến mãi khi đi làm mấy năm An mới mua trong một lần dạo nhà sách. Khi đọc cuốn sách, An mới biết, An - mười hai tuổi - không nhớ gì về “Hoàng Tử Bé”, cũng không hiểu “Hoàng Tử Bé” nói lên điều gì, nhưng An - trưởng thành - đọc “Hoàng Tử Bé” rồi mới cảm nhận sâu sắc tại sao nó chính là tác phẩm kinh điển. An ngưỡng mộ tác giả, tâm hồn của ông giống như một tấm bông mềm xốp, không thấm nước. Nó hoàn toàn không bị những ảnh hưởng tiêu cực của xã hội vùi dập, xô đổ, cũng không thấm dính bất cứ độc hại, tính toán nào. Nó chỉ đơn giản thích nghi và… vượt qua. Và An ao ước, tâm hồn mình sẽ học được điều gì đó từ “Hoàng Tử Bé”, sẽ không bị xã hội nhào nặn thành vô tình, độc ác, toan tính. An không được như ông hoàng nhỏ, nhìn hình chiếc hộp có thể thấy được cừu nhỏ bên trong (An không có khiếu về tưởng tượng và hình học đâu nha), nhưng An có thể cảm nhận được nhịp tim khẩn trương của ông hoàng nhỏ khi nhìn thấy con cừu bé xinh, nhìn thấy được gương mặt xinh xắn lo lắng về cỏ non cho cừu bé.

An, sau bao năm sống tạm, cảm nhận trái tim, tâm hồn và cả thân thể rệu rã như một con chim sẻ già ủ rũ, mệt mỏi, đa nghi, sợ bóng sợ gió.

Chiều nay, vốn không quen ngủ trưa, An lót dép ngồi ngoài tán cây lộc vừng cạnh bờ sông, chợt nhớ về mùa hè năm đó, nhớ về Hoàng Tử Bé, trái tim mềm mại đi rất nhiều, lớp mặt nạ tươi cười xã giao được treo lên từ khi đi làm, không biết từ lúc nào đã được gỡ xuống. An thơ thẩn nghĩ “Hoàng Tử Bé” được xếp vào dòng truyện thiếu nhi chắc vì nhân vật chính là ông hoàng nhỏ, chứ cuốn sách đó xứng đáng là kim chỉ nam tâm hồn cho hầu hết người trưởng thành, chỉ bởi mục đích chân chính của cuốn sách là làm mềm hóa trái tim khô cằn và tâm hồn già cỗi của các nhân sĩ bao năm bôn ba mưu sinh, bon chen trong dòng đời và bị va đập đến biến dạng những suy nghĩ đơn thuần. Còn đám nhóc con ư? “Nhân chi sơ, tánh bản thiện”.


An nhìn dòng kênh chầm chậm lôi kéo từng đám lục bình lớn trôi xuôi, những mệt mỏi tích tụ bao ngày qua chầm chậm được kéo ra khỏi đầu An, tách bạch, khúc chiết như chuyện người dưng.
 

Sẻ Con

Gà con
Tham gia
17/11/20
Bài viết
12
Gạo
0,0
3.
“An, An…”

“Ờ, ông vừa nói gì?” An hoàn hồn, hỏi lại Trung – đồng nghiệp làm chung công ty với An.

“Làm gì mà thất thần vậy cưng?” Cái phong cách tưng tửng, nửa đùa nửa thật này của Trung ban đầu làm An rất dị ứng, làm chung một thời gian mới thích nghi được. Quen rồi, An thấy Trung là một gã bạn – con trai – tuyệt cú mèo.

“Đang nghĩ linh tinh thôi” An buông đũa, món ăn mới đây còn ý vị đậm đà, bây giờ đắng ngắt không thể nuốt xuống “Hồi chiều mới ăn linh tinh với mấy con bé phòng nhân sự, giờ ăn không vô”.

Trung nhíu mày, đừng coi thường vẻ cà lơ phớt phơ của anh mà nghĩ anh vô tâm. Anh cũng buông đũa bỏ ngang “Tính tiền chú ơi!”, xong quay sang nói với An “Còn sớm quá, đi uống cà phê với anh đi cưng”

“Thôi, tui hơi mệt, bữa khác đi” Hôm nay thật sự An không còn đủ thể lực để giữ vẻ mặt bình thản, An muốn về phòng “tự kỷ”.

“Đi chút thôi, anh dẫn cưng đến quán này, ven sông, bao nên thơ” mỗi lần Trung trưng ra gương mặt lấy lòng này, khó có ai có thể từ chối. Ai biểu anh đẹp trai quá làm chi, gương mặt mềm mại nhưng góc mặt nam tính, môi mỏng cong cong như cười, mũi cao vừa phải, mắt to đen đa tình, lông mày dài đậm như tỉa đến con gái cũng phải ghen tỵ, hàng lông mi dày rợp mỗi lần cúi xuống như e ấp che giấu mắt cười. Ai lỡ rơi vào đôi mắt của Trung, chỉ sợ chết chìm trong đó mất thôi.

“…” An thật hết cách với anh. Cô mặc áo khoác vào “Đi! Đến bảy giờ thôi nha. Mà còn cưng cưng nữa thì đừng trách chị trở mặt”.


An vừa thấy người yêu – chưa hẳn là cũ – chạy xe ngang qua quán, trên xe chở một cô gái, một tay điều khiển xe, một tay nắm tay cô gái để sát trong lòng anh, chắc thói quen của anh. Khi chở An, anh cũng thường nắm bàn tay trái của An suốt cả một đoạn đường đi, thể hiện mạnh mẽ quyền sở hữu của mình. Sau này… hai đứa ít đi chung xe. Anh bận. Hai đứa làm chung thành phố, nhưng tính chất công việc của anh thường xuyên phải đi công tác, nhiều khi cả tháng không gặp. Những cuộc gọi thưa dần, An cũng không biết hỏi gì, anh cũng là người kiệm lời, có khi cả tuần chỉ một cuộc điện thoại chưa tới ba mươi giây.

Câu chia tay An đã từng nói hàng trăm lần, khi giận dỗi, khi chán nản, khi thất vọng, khi… mỏi mòn. Anh nghe và bỏ đó, đợi anh “có” thời gian, anh sẽ lại về bên An, dỗ dành cô, nâng niu cô, chăm sóc cô. Còn An, cô sẽ bỏ qua, sẽ yêu, sẽ chờ, sẽ lo lắng tiếp tục cho anh. Ngày qua ngày, tháng qua tháng, năm qua năm.

Một tháng trước, An và anh mới tách ra sau hai ngày bên nhau. Anh tiếp tục chơi trò mất tích, không một tin nhắn, không điện thoại suốt hai ngày. Mười năm! Năm năm! Ít nhất là năm năm rồi, tình trạng này cứ lặp đi lặp lại, An thậm chí không còn nước mắt để rơi.

“Ngu ngốc!” “Dại khờ!” “Không có tự trọng!” “Hạ thấp bản thân!” “Hối hận!” “U mê!”

Những từ này quanh quẩn trong đầu cô, cô biết chứ! Nhưng lần này nối lần khác, cô vẫn thử tin thêm một lần. Tình trạng của hai đứa đã kéo dài hơn hai năm nay. Mỗi lần dứt ra, thời gian càng ngày càng dài, lần này suốt bốn tháng hai đứa mới gặp lại. Vậy mà!...

An điện thoại cho anh “… Tút tút tút…”. Sau ba lần điện, anh cuối cùng cũng bắt máy.

“Alo”

“…” An cực kỳ khó chịu mỗi khi nghe cái giọng điệu hờ hững lạnh lùng này của anh.

“Alo, anh nghe nè em” Anh cũng biết là An sẽ không lên tiếng mỗi khi anh dùng tông giọng đó, anh mềm giọng lại.

“Anh, mình chia tay đi!” Giọng An ráo hoảnh, chỉ có An mới biết, trái tim cô đang như có ai bóp chặt, không thở được, thật sự đau đến không thở được, cô ngồi thụp xuống, lưng dựa vào cánh cửa phòng đang đóng.

“Gì nữa vậy em? Em cứ như vậy hoài” Giọng anh nén nóng nảy, thiếu kiên nhẫn thương lượng, mong cho xong chuyện “Anh đang đi công tác, cuối tuần anh về gặp rồi mình nói chuyện”.

“Nói chuyện? Có lần nào về mà anh nói chuyện nghiêm túc với em chưa?” An gắt giọng. Hít thở vài lần cho qua kích động, cô cố gắng giữ giọng mình bình thường “Anh dừng xe lại đi, gió quá em nghe không rõ, em nói với anh mấy câu à”.

“Em nói đi, anh dừng xe rồi”… Tiếng gió, tiếng xe chạy trên đường, tiếng còi xe từ từ lắng lại. Lần nào An cũng phải yêu cầu anh mới có thể dừng lại một chút cho An. Anh chưa bao giờ có thời gian hoàn toàn dành cho An, thời gian bên anh, An thường phải cùng chia sẻ với công việc, bạn bè, gia đình, sở thích cá nhân của anh. “Để anh tranh thủ…” là câu nói cửa miệng của anh.

“Anh à, anh buông tay đi. Coi như em xin anh đi! Mười năm rồi, anh chưa từng giữ lời hứa nào với em. Em chưa làm điều gì có lỗi với anh, đúng không anh? Còn anh? Anh đã làm gì cho em? Em không còn trẻ nữa, mười năm thanh xuân em dành cho anh rồi. Giờ em thật sự rất mệt mỏi. Anh biết em mềm lòng, chỉ cần anh về gặp em, em sẽ lại quay lại, sẽ lại cho anh một cơ hội. Nhưng, cái gì em cũng dành cho anh rồi, thật sự bây giờ em không còn gì cho anh nữa. Anh buông tha cho em đi” Nước mắt rơi! Mỗi lời cô nói như rút hồn phách để nói, nước mắt tự lăn như máu tim cô đang nhỏ xuống, từng giọt rơi trên nền gạch men, vỡ toang. Giọng cô vẫn bình thản, chỉ hơi rung nhẹ, nước mắt rơi cô cũng không biết “Anh à, em từng nghĩ em không muốn lập gia đình. Em quen anh đến bây giờ cũng không nghĩ anh sẽ cưới em, nhưng… cái kiểu quan hệ mập mờ này em không muốn. Em không muốn sống cuộc sống như vậy nữa. Em chờ anh ngày này qua năm khác, thật sự bây giờ em hết sức rồi. Em không còn thanh xuân cho anh nữa. Anh à, em yêu anh, điều này chưa từng thay đổi, chỉ là trái tim em giờ mệt lắm, em không thể chịu đựng cách sống này nữa. Em cũng không còn tin anh nữa, niềm tin em dành cho anh đã mất lâu rồi, giờ anh có làm gì thì cũng không thể hàn gắn lại, em không muốn làm khổ cả hai đứa mình nữa. Anh! Mình chia tay đi!”.

“Anh…” Giọng anh mệt mỏi không kém “về gặp rồi mình nói chuyện”

Anh cúp máy!

An nhìn chiếc điện thoại, như cố gắng tìm kiếm hình bóng một điều gì đó.

An bấm tin nhắn, đầu ngón tay run run “Anh à, mình chia tay đi! Em không tiếp tục đi con đường này nữa! Đau lắm! Em chúc anh sẽ luôn thành công – hạnh phúc – khỏe mạnh! Em cũng sẽ như vậy! Tạm biệt anh!”. Cô gửi đến anh. Chọn chặn số của anh.

Nước mắt từ từ ngừng rơi, trái tim của cô lặng dần, hít thở chầm chậm, An đã quen dần với tâm trạng nửa thanh thản nửa trống rỗng này rồi. Không phải lần đầu. Nhưng chắc chắn là lần cuối!

Vậy mà… hôm nay thấy anh chở ai đó, An nhận ra trái tim có lý lẽ riêng của nó. Nó vẫn đau! An lắc đầu cười khổ, từng cơn nhói tim lan dần từ lồng ngực xuống bàn tay phải nhắc nhở An biết cô vẫn yêu, vẫn đau, vẫn nhớ. Yêu một người mười năm, lại là tình đầu, dùng hết tâm can ra tin yêu, dựa dẫm, hi vọng, kết quả thu về… ĐẮNG!


Trung chưa từng nghe An kể về người yêu, đồng nghiệp khác của An cũng vậy. Nếu có thì chỉ đơn giản một vài câu cô nhận xét vu vơ “Anh ấy cái gì cũng biết làm” “Ổng siêng lắm, cũng không ngại khó ngại khổ”. Hơn một năm nay, ai hỏi An về người yêu, An chỉ cười nói “Chia tay rồi! Đang ế lắm đây!”. Những lời đưa đẩy với An không có tác dụng, Trung nhận ra điều đó từ chính bản thân, An hoàn toàn coi tất cả lời đưa đẩy ẩn ý là đùa vui. Một vài lời giới thiệu được đưa ra, An thẳng thắn và nhẹ nhàng từ chối “Thôi, tính tình của An khó chiều lắm, với lại, An không quen gặp người lạ, chả biết nói gì. Thôi, tùy duyên đi, giờ An chưa gấp!”. Gái đầu ba đuôi phết mà chưa gấp? Trung biết An chưa sẵn sàng mở lòng với ai khác nữa!


Đáng lý anh không gấp, tâm ý của anh dành cho cô đủ sâu để chờ cô bình ổn. Nhưng hôm qua, đột nhiên cô nộp đơn xin nghỉ việc. Cô muốn về quê? Nhà anh ở đây! Gấp lắm rồi nha! Chiều nay lấy lý do muốn biết tại sao cô đột ngột xin nghỉ việc, Trung “bắt” An dẫn anh đi ăn tối. Anh nhận ra tâm trạng của An xấu đi rất nhanh, cô gái của anh chẳng học được cách che giấu cảm xúc, sau ba năm anh biết điều đó.


Quán cà phê Trung dẫn An tới là một quán ven bờ sông, quán có một trệt, một tầng lửng, và sân thượng. Quán vắng, có lẽ là do còn sớm quá, An đi theo Trung lên thẳng sân thượng, Trung chọn một bàn sát góc rìa ngoài sát lan can, nhìn thẳng ra sông, phía sau bàn là vài chậu kiểng lớn che bớt tầm nhìn từ cầu thang đi lên. An muốn tránh xa đám đông, theo thói quen luôn thích chọn vị trí khuất tầm và thưa thốt người, anh biết. Anh để cô ngồi vào góc trong rồi mới ngồi đối diện cô. An không nói chuyện, cô kéo ghế chếch ngang, khoanh vòng hai tay để dựa hẳn người vào lan can sân thượng, chăm chú nhìn dòng sông đang thả ráng chiều ửng đỏ, hắt màu lên mặt cô lấp loáng.

Trung thất thần nhìn An, mái tóc cột đuôi ngựa cao vừa phải, màu đen ánh nâu tự nhiên, cặp kính cận che bớt đi đôi mắt màu hạt dẻ đậm. Mắt An là kiểu mắt phương đông thuần túy nhỏ vừa, mí lót, lông mi không dài, dày vừa phải, như một đường kẻ line đậm mí trên, không cong, lông mày tỉa rộng vừa phải, không quá thưa, được cô phủ chì đen đơn giản lên. Ban đầu, Trung không có ấn tượng gì với cô. An không đẹp, rất “lúa”, bình dị đến mức mờ nhạt. Anh chú ý đến cô vào một lần họp phòng, cô gái mờ nhạt đó rụt rè phát biểu ý kiến cho dự án mới của phòng. Anh ngạc nhiên, tại sao một người có thể vừa có vẻ thiếu tự tin vừa có thể trôi chảy trình bày ý tưởng bản thân một cách bình tĩnh đến vậy. Thời gian sau đó trong buổi họp, ngồi ở vị trí chếch đối diện An, anh chăm chú quan sát cô, giống như hôm nay, chợt Trung cảm thấy mấy cái deadline quái quỷ đang treo trên đầu anh từ từ nhẹ bớt. An – như tên cô – cho anh cảm giác an tĩnh!

Ban đầu Trung không tin An đã có người yêu, cô như một cô gái độc thân đúng nghĩa, không lịch hẹn hò, không hoa quà ngày lễ, không nghỉ phép thường xuyên, luôn tham gia đầy đủ các dịp phòng tổ chức liên hoan, tăng ca thường xuyên, không hình ảnh tình yêu trên mạng. Từ từ, khi đã quen thân với nhau, Trung mới tin An có người yêu. Cô rất rõ ràng trong tất cả mối quan hệ. Bình thản và tự nhiên phân rõ giới hạn quan hệ xã hội!

“Dạ, anh chị muốn dùng gì ạ?” Phục vụ quán cất tiếng, đánh gãy dòng hồi tưởng của Trung.

“Cho anh cà phê đen, pha sẵn” Trung nói, ngước mắt nhìn cô “Còn An? Lipton chanh nóng?”

“Hi hi, ừ, lipton chanh nóng” Gần như là món mỗi lần đi uống nước An sẽ gọi.


“Sao đột nhiên xin nghỉ vậy? An kiếm được việc khác hả?”

“Ờ, không. Dạo này công việc ngột ngạt quá, tui stress khủng khiếp. Ông cũng biết mà, thật sự tui không quen được với tác phong của sếp mới về. Gò bó quá!” Trung đã chuyển lên làm quản lý một phòng khác nhánh của An được hơn một năm, lại đang trong quá trình được xem xét cất nhắc vị trí phó giám đốc khu vực, nhưng An cũng không ngại, cô coi Trung là bạn thôi. Lâu lâu có chuyện buồn bực, An cũng tự nhiên nói với Trung. Cô chưa từng có ý định thăng quan tiến chức, nên không sợ bị vùi dập trong công ty. Lần này là ngoại lệ, sếp mới nhậm chức thật sự làm An không thích nghi được.

“Cũng đâu phải lần đầu. Mấy lần trước cưng còn khóc um lên đòi nghỉ với anh mà. Nhưng sao lần này đến mức nộp đơn?” Trung biết không đơn giản là chuyện công việc. Cô gái này cứng đầu hơn vẻ bề ngoài, công việc này làm ba năm không chỉ nói đến thực lực chuyên môn là trụ được, không kiên trì không trụ nổi, hao mòn sức người lắm.

An cười cười nhìn Trung, đuôi mắt nheo nheo, khóe môi vẽ một đường trăng khuyết rất bất cần (khi đã chơi thân với An, Trung mới nhận ra sự lém lỉnh và bất cần sẵn có trong cô gái này, hoàn toàn bất đồng với cái sự rụt rè khi chưa thân cận) “Anh trai à, anh thật muốn nghe?”

“Nghe không hết, anh không cho cưng về” Trung bật cười, không kịp ứng phó với thái độ thay đổi bất ngờ của An, giờ này mà cô còn có ý trêu chọc anh, tâm tình xem ra không tệ lắm.

“Được!” An thở hắt ra, dời mắt không nhìn Trung, buông xuống trêu đùa “Tui muốn thay đổi môi trường sống, ở nơi này nhiều điều áp lực quá! Đi làm ở đây hơn mười năm rồi, giờ thấy vẫn tay trắng hoàn trắng tay! Thành phố này vốn dĩ không hợp với tui.” An buông ra từng lời, như cởi ra tâm tình bản thân, nơi thành phố này, An chỉ có vài người bạn, Trung là một trong vài ngưởi đó. Cô coi anh là bạn bè hoặc như một người anh lớn để cô mượn tạm bờ vai dựa vào. Giọng cô vẫn bình thản không ra vui buồn “Tui vốn không có tính cạnh tranh, mà công việc này không thăng tiến thì sẽ bị loại thải, tui cũng nên nghỉ rồi, cố đến giờ là vì lười và sợ thay đổi. Thêm nữa, chuyện cá nhân cũng không suôn sẻ. Lần này coi như đổi mới bản thân một lần.”

“Cưng à…”

“Nè, nãy nói gì với ông hả ông kia?” An thiệt tình không chịu nổi tính đùa dai của Trung, cứ gọi kiểu này hoài, nghe vào ai không suy nghĩ chứ, sứt mẻ tình bạn hết chứ không đùa được đâu. Mấy lần bị người khác hiểu lầm rồi đó! An cũng bị làm cho lúng túng vài lần.

Trung cười híp mắt, đánh trống lảng “Rồi, rồi. Bà tính về quê làm hả?”

“Chưa biết, tui tính xin nghỉ phép ít ngày, về quê chơi đã đời rồi mới tính tiếp. Thất nghiệp vài tháng chắc không chết đói liền được đâu”.

“Chưa tìm việc đã nộp đơn?” Trung thật là hết nói nổi tính tình của cô. Tại sao có thể tồn tại các dạng tính cách đối lập trong cùng một người như vậy. Cô giống như một củ hành, bóc lớp này còn lớp khác, giỏi nhất là làm người ta chảy nước mắt “Về quê làm “nhà báo” hả? Cô chú ở nhà thật đáng thương? Già rồi vẫn phải nuôi báo cô cô con gái? Chắc tui phải về an ủi cô chú mới được!”.

An liếc muốn cháy mặt Trung. Cái người gì mà chả bao giờ đứng đắn nghiêm túc được năm phút. Hừ hừ, mà hắn nói sai sao? “Tui báo cô cha mẹ tui, ai mướn ông đau lòng giúp. Hai bác ở nhà ông chắc là tâm bình khí an quá, bao nhiêu tuổi rồi mà còn cái tính lông bông này.”

“Tui có nhà, có xe, có việc, có sắc nữa. Lông bông chỗ nào?”

“Cái này là bữa trước bác gái nói, không phải tui nói à? Nguyên văn bác nói “Cái thằng Trung nó đó, con coi nó có để ý ai hay không thì cho bác hay với, chứ gì mà ba mươi mấy tuổi rồi mà còn lông ba lông bông không chịu lập gia đình đi, đến rầu với nó”. Đó, tui còn nghĩ, có khi nào bác sợ ông là giới tính thứ ba nữa không kìa?” Phắc! An nheo nheo mắt nhìn ông bạn, tự hỏi tự hỏi…

“!!!” Trung trợn mắt nhìn An, cái thái độ đó là gì, Trung thấy sống lưng lành lạnh, trước đó còn ủ ê, giờ đã có tâm trạng suy nghĩ lung tung rồi, khâm phục thiệt chứ “Tui là trai thẳng nha bà, làm ơn đừng nhìn tui như vậy à. Bà không lo cho bà đi, bà bằng tuổi tui đó, bà nói bà chưa gấp, tui là đàn ông thì gấp cái gì”.

“Ờ… cũng phải” An nhìn Trung, ánh đèn từ cây đèn trang trí góc sân thượng đã được bật lên, hắt màu vàng dịu lên người Trung, làm tôn lên vẻ lãng tử của hắn. An nhớ ra, lúc mới vào làm, mấy chị em trong phòng đã lén lút dặn dò An cẩn thận kẻo rơi vào “hũ mật” này rồi, chơi thân quá nên lâu lâu quên mất ông bạn mình đào hoa nổi tiếng “Nhưng tui thì do xui, chưa kiếm được người, còn ông, thấy ai được thì yên ổn đi, bay nhảy quá. Nhiều khi đi với ông, tui sợ bị đánh ghen nhầm”.

“…” Trung cạn lời. Anh nào có ai, sợ đánh ghen nhầm là cớ làm sao chứ???



4.

“Ting ting… ting ting… ting ting…”

Tiếng báo tin nhắn cắt đứt dòng suy tư của An.

Cô mở lên xem, là mấy đường dẫn giới thiệu công việc Trung gửi qua. Cảm động quá đi!

Cô gửi hình bắn tim trả lời cho Trung, kèm sau đó là hình cám ơn. Nhiều khi Trung làm cô cảm động muốn khóc. Tự nhiên nhớ người bạn này rồi nha! Muốn mang về nhà nuôi, buồn buồn mang ra để hắn tán dóc một hồi là quên buồn mất tiêu!

“Cưng bắn trúng tim anh rồi đó! Chịu trách nhiệm đi!” Không bỏ cái thói đùa dai, An vừa bực vừa buồn cười khi đọc tin nhắn của Trung gửi lại.

“Đi kiếm Lan Hồng Liễu Huệ gì mà đòi, tim ở chỗ người ta, tui bắn trúng phổi thì có thể!” An ngẫm lại, hình như chơi với nhau gần ba năm, chưa từng thấy ông bạn mình giới thiệu bạn gái. Hỏi thăm mấy lần toàn cười trừ.

“Trốn tránh trách nhiệm! Anh về bắt đền phụ huynh cưng! Cưng khỏi trốn!” A! Hắn vẫn đùa! Hôm nay thứ sáu, cuối tuần deadline không đè chết hắn sao, còn rảnh mà nhắn với đùa!

“Ông dám! Đùa kiểu đó nữa tui block ráng chịu nha! Nói bao nhiêu lần rồi, để ai kia thấy rồi tui bị đánh ghen, tội tui nha nha!” An hao tâm tổn trí quá mà!

Nói chuyện với Trung lần nào cũng theo đúng trình tự: Đang buồn – quên buồn – bực lên. Tại hắn hay thả thính lung tung quá, lần nào cũng đùa, cả năm nay đùa càng ngày càng quá trớn, trái tim của mình cũng đâu phải sỏi đá.

An giờ không có tâm trạng nghĩ về yêu đương. Yêu một lần, mất mười năm, lồng ngực tự nhiên bị người dưng khoét một lỗ sâu hút đáy. Giờ mà nghĩ điều gì khác, chẳng khác là giăng bạt che tạm bợ, ai lỡ sảy chân dẫm lên sẽ rơi vào động không đáy, tội người ta, tội mình hơn. Từ từ cho vết thương liền sẹo đã. An biết, giờ An phải học cách yêu thương bản thân của mình trước. Dạo này tâm trạng càng ngày càng khó khống chế, dễ kích động quá, các trạng thái tâm lý biến động liên tục, không tốt. Chuyện tình cảm là căn cơ, chuyện công việc là bộc phát. Mọi thứ dồn dập đổ về cùng một lúc, An biết An gắng gượng, không lâu nữa sẽ có chuyện tồi tệ hơn. An cần phải điều chỉnh tâm trạng càng sớm càng tốt. Về quê là tốt nhất! Không hẳn là trốn tránh, chỉ giống một liệu pháp thư giãn tinh thần!


Buổi tối, An hẹn với Kim Đáo ở quán cà phê ngoài thị trấn. Hai đứa tâm sự đủ chuyện linh tinh. Chuyện gia đình nhỏ của cô bạn, à, thế mà đôi oan gia Đông – Đáo lại thành vợ chồng, ngày đi đám cưới, An và Long cứ đứng cạnh nhau là không tự chủ cười ha hả như phát rồ. Cái câu “Ghét của nào, trời trao của đó” sao mà đúng ngay đôi bạn! Chuyện của Long, cậu bé “con nhà người ta” ngày nào giờ đã là ông bố hai con, tạm gọi là thành công nơi phố thị. Lâu lâu, Long lại rủ bà chị già qua nhà ăn cơm “Mẹ đỡ đầu gì mà toàn phải mời mới qua coi con là sao vậy chị?” Mỗi lần nghe Long nói, An cảm thấy mình sao được cưng quá trời vậy không biết. Chuyện của An… An không kể nhiều, đơn giản vắn tắt “cũng bình thường à”. Nó không có gì đáng hãnh diện cả, chuyện nào cũng xấu hổ, ngu ngốc và thiếu sức sống đến đáng thương. Đối với An, kể hay không kể không quan trọng, An cần lắm cảm nhận được sự chân thành quan tâm của bạn bè, người thân thôi. Gặp lại bạn bè cũ, nhưng An lại như thấy lại tuổi trẻ của bản thân, căng tràn thanh xuân, không âu lo, không đắn đo, không toan tính. Hừng hực tự do, phơi phới sức sống. Liều thuốc cho trái tim đơn giản là vậy!


Hai đứa lội bộ đi, rồi lại lội bộ về. Con đường quê, sau bao năm vẫn vậy, yên bình, thoáng đãng. Xóm quê vẫn ngủ sớm, mới chín giờ mà chỉ còn lác đác vài bóng đèn ngoài hiên. Con đường quê đã có đèn đường, ánh đèn tỏa sáng vàng phủ ấm con đường, như phủ ấm tâm tình người con gái. Gió từ sông đưa lên, mang theo hương lúa đang kỳ trổ đòng đòng, hương xoài thoang thoảng đúng vụ trổ bông, còn nhiều lắm những mùi hương chỉ có nơi làng quê còn lưu giữ. An vừa rù rì nói chuyện với Đáo, vừa kín đáo cảm nhận từng hơi thở tràn vào tim phổi, cuốn đi hết những nặng nề chất chứa.

Lúc nhỏ, An cũng cảm thấy mùa từ heo may đến tết rất đặc biệt, nhưng không hiểu ra được. Đi học rồi đi làm vẫn không cảm nhận được. Có một năm, khoảng chừng năm năm trước, một lần vô tình dừng ở dưới một cây xoài mồ côi, đang trổ bông, gần nơi An làm việc. Cơn gió vô tình đưa đến cho An mùi hương của hoa xoài. An đứng tần ngần, ngơ ngác thật lâu, không rõ mùi hương này sao quen quá, sao nôn nao quá. Đến khi ngẩng đầu nhìn lên tán cây, An bừng tỉnh. Bao nhiêu năm An sống ở một nơi quá đỗi yên bình, nó thấm vào máu thịt trở nên thân thuộc đến nỗi An không phát giác ra sự có mặt của nó. Giống như ta hít thở, không khí luôn quanh ta nhưng ta không nhận ra, đến một ngày ta rơi vào một nơi thiếu khí, khi hít thở khó khăn ta mới nhận ra mình đang thiếu mất phần quan trọng như thế nào.

An vẫn nhớ cái cây đó, giăng giăng xung quanh là tầng tầng dây như một ổ lưới nhện, không có không khí lạnh, chỉ có khói xe dày đặc, ngột ngạt, ầm ĩ, cây vẫn đúng vụ trổ bông, thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng của tự nhiên đã phân phó.

An nghĩ đến bản thân, bao nhiêu năm bôn ba, chưa có chuyện gì thành công, thật… mất mặt. Nhưng nghĩ đến cây xoài nơi phố thị xa lạ, An lại nghĩ “Buồn làm chi em ơi?”, đời có bao nhiêu cái mười năm để ủ dột. Tìm một công việc bản thân yêu thích, như rất nhiều người nổi tiếng từng nói “Làm một công việc mình yêu thích thì chẳng phải làm ngày nào”. Học cách yêu thương bản thân, như một người dẫn chương trình, diễn viên nổi tiếng từng phát biểu cô yêu lứa tuổi ba mươi của mình, vì đến tuổi này cô mới thật sự học được cách yêu thương bản thân, biết mình muốn gì, làm gì và được gì. Ừ, An nghĩ An cần học cách trân trọng chính cảm xúc của An, trân trọng chính bản thân của An đã. Ai có thể yêu An khi chính An không yêu An chứ!


Buổi tối về, An nhận được tin nhắn của Trung, đúng phong cách bông đùa “Chủ nhật rủ đồng bọn xuống cưng chơi. Chuẩn bị đồ nhắm đi nhé!” kèm theo đó là một địa chỉ nhạc.


An không vội vào nhà, cô ngồi ở ghế đá ngoài sân, gió đêm lạnh lạnh tràn đầy trong sân. Nhà bà Tư có một vườn trái cây xum xuê, trong đó xoài khá nhiều, mùi thơm theo gió vương vấn đan xen vào từng tế bào khứu giác. Cô chợt nhớ tới bài viết về hoa sữa của một người con Hà Nội xa quê. Với một người sống ở miền Nam, vào những ngày đông nóng hừng hực, mùi hoa sữa quả thật… rất khó thích được, thơm nhưng pha hăng cay gắt mũi. Ôi! Nhưng giờ đây, được bao trọn trong cả một vùng không gian ngập mùi hương xoài này, An chợt hiểu được nỗi lòng của người con xa xứ Bắc đó. Đó không chỉ là một ký ức mùi hương, không chỉ là một hoài niệm xưa cũ, mà còn là liều thuốc tinh thần cho tâm hồn giúp gợi lên những kỷ niệm xưa cũ, trong lành, nguyên vẹn nhất. Dựa vào những hoài niệm đó, những người con xa quê thêm động lực phấn đấu, thêm động lực giữ gìn nguồn cội của mình.

An mở bài hát Trung gửi qua

“Về quê anh đi em à

Vùng ngoại ô cách rất xa

Ba mẹ anh ngày xưa cũng ở đấy

Đồi xanh thơm ngát những lá trà

Trong lành hát những khúc ca

Hương chiều quê nghe lúa thơm tình ta”

(Thời thanh xuân sẽ qua – Phạm Hồng Phước)

Lần này, An thầm nghĩ “hi vọng cậu ấy không đùa…”.

Cô khẽ giọng ngâm nga theo tiếng huýt sáo…


Mùa heo may

26.11.2020

The Little Sparrow
 
Bên trên