Nhân câu hỏi của bạn sienna về việc nếu thời gian có thể quay trở lại, mình sẽ muốn quay lại mốc thời gian nào trong cuộc đời, nhân câu trả lời có ý nhắc đến ăn khổ qua chín, mình nghĩ đến cái quá trình trưởng thành của mình trong việc ăn khổ qua.
Không có ảnh để minh họa cho bài viết: Cực kì khó chịu.
Khi bé, bé lắm, tất nhiên là đủ lớn để có thể ăn cơm và để nhớ mà giờ kể lại, mỗi khi mâm cơm có canh khổ qua nhồi thịt thì y như rằng mình sẽ ăn thịt bỏ khổ qua. Là con út trong nhà, mình nghiễm nhiên được quyền lợi ấy, được đích thân Ba lấy nhân thịt bên trong cho ăn với nước canh, bỏ khổ qua lại cho Ba, hoặc là cho Má, cho anh Hai hay chị Ba.
Trái khổ qua khi ấy đắng. Con nít không thích đắng.
Đó là khoảng thời gian đầu tiên trong cuộc đời mà mình nhớ được. Chưa biết chuyện, chưa hiểu chuyện, vô tư giành về mình phần ngon, bỏ phần đắng lại cho người khác thế nhưng chẳng ai la rầy.
Đó là khi lòng người tràn đầy tình yêu...
Lớn hơn một chút, có lẽ là cấp hai hoặc cấp ba cũng nên, mình bắt đầu tập ăn khổ qua nhồi thịt theo đúng cách mà nó được chế biến, nghĩa là cắn một miếng bao gồm thịt và khổ qua. Có đắng một chút nhưng chấp nhận được. Mình thích ăn mắm và mình phát minh ra cách ăn cơm với canh khổ qua nhồi thịt cùng mắm.
Trái khổ qua khi ấy bớt đắng. Vị mặn của mắm làm khổ qua bớt đắng thật.
Đó là khoảng thời gian mình mất hứng thú với việc học. Biết chuyện, hiểu chuyện và gạt phăng nó đi để nó không ảnh hưởng gì đến tâm trạng của bản thân. Lừa mình dối người?!
Đó là khi lòng người điểm xuyết những nỗi buồn...
Giờ, khi đã có gia đình, mình thậm chí có thể ăn khổ qua sống. Chén cơm chan mắm ăn cùng khổ quả sống. Mình không còn thấy nó đắng nữa. Mình thậm chí thích ăn.
Trái khổ qua khi này không đắng. Người lớn đã nếm đủ vị đắng.
Đó là khi mình biết cuộc sống không phải trải đầy cánh hồng. Cuộc sống là một bức tranh đầy màu sắc. Tông hồng đậm hay nhạt là ở lòng người.
Đó là khi lòng người đầy ắp những nghĩ suy...
Lòng người cũng như trái khổ qua vậy.
Bạn nếm thấy nó có vị đắng là bạn còn đủ hồn nhiên và trong sáng. Vị giác của bạn cũng như mọi giác quan khác đều rất thật với bản chất của nó.
Bạn nếm thấy nó bớt đắng là bạn đủ lớn để biết cách làm giảm vị đắng của nó. Lúc này, ở cái tuổi dở dở ương ương, bạn dường như không muốn chấp nhận bản chất của sự việc.
Bạn nếm thấy nó không đắng là bạn đủ trưởng thành để biết đắng hay không không quan trọng. Quan trọng là bạn có bao nhiêu bản lĩnh để thưởng thức vị đắng của nó.
Không có ảnh để minh họa cho bài viết: Cực kì khó chịu.
* * *
Khi bé, bé lắm, tất nhiên là đủ lớn để có thể ăn cơm và để nhớ mà giờ kể lại, mỗi khi mâm cơm có canh khổ qua nhồi thịt thì y như rằng mình sẽ ăn thịt bỏ khổ qua. Là con út trong nhà, mình nghiễm nhiên được quyền lợi ấy, được đích thân Ba lấy nhân thịt bên trong cho ăn với nước canh, bỏ khổ qua lại cho Ba, hoặc là cho Má, cho anh Hai hay chị Ba.
Trái khổ qua khi ấy đắng. Con nít không thích đắng.
Đó là khoảng thời gian đầu tiên trong cuộc đời mà mình nhớ được. Chưa biết chuyện, chưa hiểu chuyện, vô tư giành về mình phần ngon, bỏ phần đắng lại cho người khác thế nhưng chẳng ai la rầy.
Đó là khi lòng người tràn đầy tình yêu...
* * *
Lớn hơn một chút, có lẽ là cấp hai hoặc cấp ba cũng nên, mình bắt đầu tập ăn khổ qua nhồi thịt theo đúng cách mà nó được chế biến, nghĩa là cắn một miếng bao gồm thịt và khổ qua. Có đắng một chút nhưng chấp nhận được. Mình thích ăn mắm và mình phát minh ra cách ăn cơm với canh khổ qua nhồi thịt cùng mắm.
Trái khổ qua khi ấy bớt đắng. Vị mặn của mắm làm khổ qua bớt đắng thật.
Đó là khoảng thời gian mình mất hứng thú với việc học. Biết chuyện, hiểu chuyện và gạt phăng nó đi để nó không ảnh hưởng gì đến tâm trạng của bản thân. Lừa mình dối người?!
Đó là khi lòng người điểm xuyết những nỗi buồn...
* * *
Giờ, khi đã có gia đình, mình thậm chí có thể ăn khổ qua sống. Chén cơm chan mắm ăn cùng khổ quả sống. Mình không còn thấy nó đắng nữa. Mình thậm chí thích ăn.
Trái khổ qua khi này không đắng. Người lớn đã nếm đủ vị đắng.
Đó là khi mình biết cuộc sống không phải trải đầy cánh hồng. Cuộc sống là một bức tranh đầy màu sắc. Tông hồng đậm hay nhạt là ở lòng người.
Đó là khi lòng người đầy ắp những nghĩ suy...
* * *
Lòng người cũng như trái khổ qua vậy.
Bạn nếm thấy nó có vị đắng là bạn còn đủ hồn nhiên và trong sáng. Vị giác của bạn cũng như mọi giác quan khác đều rất thật với bản chất của nó.
Bạn nếm thấy nó bớt đắng là bạn đủ lớn để biết cách làm giảm vị đắng của nó. Lúc này, ở cái tuổi dở dở ương ương, bạn dường như không muốn chấp nhận bản chất của sự việc.
Bạn nếm thấy nó không đắng là bạn đủ trưởng thành để biết đắng hay không không quan trọng. Quan trọng là bạn có bao nhiêu bản lĩnh để thưởng thức vị đắng của nó.
* * *