Kim Các Tự – Yukio Mishima
Nhà xuất bản An Tiêm, Sài Gòn 1970
Dịch giả: Đỗ Khánh Hoan – Nguyễn Tường Minh
Sáng nay khí hậu nơi tôi ở rất oi nồng, thứ thời tiết thường có trước một cơn mưa. Ngoài kia nhịp hối hả thường ngày đang bắt đầu vào guồng quay của cuộc sống. Tiếng một chiếc xe cứu hỏa ụ còi vang vọng chạy trên đường, chiếc nọ nối chiếc kia, bỗng chốc phá vỡ sự bình lặng thường ngày ở nơi đây. Mấy nhóc nhà tôi vội vàng lấy xe máy chạy theo… xem cháy ở đâu? Cái thành phố bé tẹo nên tò mò rất lớn. Tiếng xe chữa cháy ầm ĩ, mọi thứ cứ như trong một đoạn phim đang quay, ông đạo diễn cần cái thứ không gian đầu ngày để khúc phim được chân thực nhất – có thể. Đó là trận cháy lớn một góc phố chợ ở Ban Mê, trận cháy đã thiêu trụi rất nhiều ngôi nhà ở đây. Khu phố này vốn là khu phố có nhiều ngôi nhà cũ kỹ, bằng gỗ lụp xụp.
Sau cơn hỏa hoạn là gì? Không cần mô tả, ai ai cũng hình dung ra được những mất mát đau khổ mà nó đem lại. Tại sao tôi lại kể về cơn hỏa hoạn này, vì chính những tiếng còi xe đã làm tôi hình dung đến ngọn lửa đang phất cao táp vào một ngôi chùa cổ kính ở Kyoto, cái cháy này xưa rất xưa rồi nhưng nó vẫn làm tôi tò mò muốn tìm hiểu. Đó là câu chuyện vào năm 1950, cả nước Nhật bàng hoàng trước tin ngôi chùa theo phái Thiền tông Kinkakuji hơn năm trăm năm tuổi ở Kyoto bị một tiểu tăng đốt cháy trụi. Từ sự việc có thật này, sáu năm sau, Mishima Yukio viết thành một tác phẩm mang đậm màu sắc triết học nhằm lí giải động cơ đốt chùa của kẻ yêu cái Đẹp. Yukio Mishima đã tài tình dẫn người đọc vào một vụ án Kinkakuji hoàn toàn mới, sâu sắc đầy nhân bản. Kim Các Tự trở thành cuốn tiểu thuyết khiến mọi người nhớ đến sự kiện ấy nhiều và lâu hơn.
Tôi nhớ cách đây một tháng sau khi đọc lần nữa cuốn Kim Các Tự của Yukio Mishima, tôi đã review lại câu chuyện ấy trên blog riêng, nhưng quả thật trận cháy nơi tôi ở đã chạm đến một cảm xúc khác của tôi. Nó khiến tôi muốn kể lại Kim Các Tự thêm một lần nữa.
Một lần tôi và cô bạn thân nói về Kim Các Tự, hai chúng tôi cho rằng Kim Các Tự có những dòng chữ đẹp, nhưng không dễ để chúng ta đọc một lần cho đến hết. Nó là một cuốn sách do Yukio Mishima dùng cây cọ chứ không phải dùng ngòi bút để viết lên. Những đoạn văn rất lạ lùng, xâu chuỗi lại như là lời giải thích cho một hành động của bản ngã với giọng văn đầy cao thượng và rất “Đẹp”.
Những đoạn văn ĐẸP tôi thích nhất trong Kim Các Tự
“Kim Các Tự mà lúc này tôi được thấy lại sau mấy tháng trời đang đứng lặng im thanh bình trong ánh nắng cuối hạ. Vì vừa mới gia nhập hàng ngũ tăng lữ nên tôi có cái đầu cạo trọc bóng, nhẵn thin. Tôi có cảm giác là không khí đã ôm chặt đầu tôi, tôi có cảm giác nguy hiểm lạ kỳ! Những tư tưởng bên trong đầu tôi đang tiếp xúc với hiện tượng ngoại giới qua một mảng da mỏng manh nhạy cảm. Khi ngước mắt nhìn Kim Các Tự với cái đầu mới này của mình, tôi cảm thấy tòa kiến trúc đó đang thấm nhập trong tôi, không chỉ qua đôi mắt mà còn qua cả mái đầu tôi nữa. Cũng giống như đầu tôi nóng lên khi ánh mặt trời chiếu vào, và mát lạnh khi gió ban chiều chợt thổi tới.”
Cậu bé Mizoguchi chính thức là chú tiểu, nhưng sự mừng vui được tả qua cái đầu trọc thẩm nhập tòa Kim Các Tự, có thể nói rằng đó là sự miêu tả cái đẹp rất lạ kỳ, nó như nhấn mạnh điều mà chú tiểu ấy quan tâm, vấn đề thực sự của cậu là cái đẹp toát ra từ Kim Các Tự. Cái đẹp mang chút mầm mống đe dọa của sự đấu tranh sinh tồn, cái Đẹp đã phát sinh khả năng tự che giấu. Điều này thể hiện rất rõ trong toàn bộ Kim Các Tự.
Hình trích dẫn sách
“Chính vào giây phút ấy xảy ra điều không thể làm sao tin được. Vẫn ngồi tại chỗ trong tư thế thực là nghiêm chỉnh, bất chợt người thiếu phụ tháo tung cổ áo. Tai tôi hầu như nghe rõ tiếng lụa sột soạt trong lúc nàng kéo vạt áo ra khỏi sợi dây lưng. Thế rồi bộ ngực trắng nõn của nàng lộ ra. Tôi nín thở. Nàng tự đưa hai bàn tay nâng một bầu vú căng phồng trắng nõn nà mà vạch ra ngoài, người sĩ quan chìa tách trà đậm màu ra rồi quỳ gối lần đến trước mặt nàng. Thiếu phụ đưa cả hai tay nắn bóp bầu vú mình.
Tôi chẳng thể nói là đã nhìn thấy tất cả, song tôi cảm thấy rõ mồn một như thể cảnh ấy đã xảy ra đầy đủ ngay trước mắt tôi; chất sữa âm ấm, trắng toát đã từ vú nàng bắn vọt vào chất trà xanh thẫm sủi bọt bên trong cái tách, chất sữa ấy đã hòa tan vào chất nước trong khi để sót lại những giọt sữa trắng ở trên đầu vú; mặt nước trà phẳng lặng kia đã bị cái bầu vú trắng nõn ấy làm đục màu và sủi bọt.
Chàng trai nâng tách trà lên miệng và uống cạn tách trà huyền bí ấy. Thiếu phụ kéo áo che kín bộ ngực căng tròn.”
Đó là nghi thức biệt ly giữa một sĩ quan sắp sửa lên đường ra trận với người thiếu phụ đã mang trong bụng đứa con của mình. Hình ảnh đẹp làm ngỡ ngàng cả người đọc lẫn chú tiểu khi vô tình được chứng kiến. Hình ảnh ấy khiến chú xúc động đến nỗi không tìm được lời giải thích nào, nó cứ thế mà in sâu vào tâm thức của chú.
“Trong chùa của Ba, chúng tôi không có đủ màn ngăn muỗi. Thực là một điều lạ lùng khi Má và tôi không bị lây bệnh lao của Ba, bởi cả ba người đều ngủ chung trong một cái màn; và bây giờ lại thêm cái ông Kurai này vào nữa. Tôi nhớ một đêm hè vào lúc rất khuya, một con ve sầu bay dọc theo hàng cây trong vườn và buông những tiếng kêu cộc lốc. Có lẽ chính những tiếng kêu ấy đã làm tôi thức dậy. Tiếng sóng biển vọng lại ầm ầm và cái màn xanh nhợt che muỗi rập rờn theo gió biển. Tuy nhiên, có cái gì khác thường trong cách lay động rập rờn của cái màn. Tấm màn căn phồng khi gió thổi tới, rồi miễn cưỡng lay động để gạn lọc gió biển. Như thế, hình dạng cái màn rung rinh gợn nếp không phản ánh trung thực làn gió… Điều làm cho tôi nhận ra Ba đã thực sự thức giấc ấy là nhịp thở không đều, tắc nghẹn của Ba sau gáy tôi, vì tôi nhận thấy rằng Ba đang ngăn chặn cho khỏi ho. Bất thình lình đôi mắt mở to của tôi bị một cái gì to lớn, ấm áp che kín, và tôi chẳng thấy gì. Tôi hiểu ngay tức khắc. Từ đằng sau, Ba đã đưa hai bàn tay để che cho tôi khỏi thấy. Chuyện này xảy ra nhiều năm về trước lúc tôi mười ba tuổi…”
Đoạn kể ấy đã làm rung động tâm trí tôi nhất, không phải lý do vì ngôi chùa nhiều muỗi, không vì lý do người khách ngủ chung với chủ nhà. Mà chính là tấm màn che muỗi rập rờn lay động trong gió biển. Đôi mắt mở to được một cái gì to lớn ấm áp che kín… Đoạn văn không nói về cái điều cần nói mà lại khơi gợi rất nhiều sự việc người đọc có thể cảm nhận được tất cả. Thật kỳ lạ là người đọc, tôi không nhận thấy sự trách móc hay oán giận mà chỉ thấy thứ triết học tự kỉ có khuynh hướng định dạng cho cái điều “ảo mộng đẹp hơn sự thật”. Những cái không nên nhìn, được một bàn tay to lớn che chở… đoạn văn kể bỗng trở nên “Đẹp” diệu kì, tình phụ tử được Mishima khắc họa thật tinh tế, chạm sâu vào lòng người đọc.
Cô bạn tôi lại lý giải đoạn đó như sau: Đây là một đoạn văn kể về một đêm trong một ngôi chùa có nhiều muỗi, và vì không có đủ màn nên người khách tá túc nhờ qua đêm ngủ chung với gia đình chủ. Cậu bé nửa đêm tỉnh giấc bởi những âm thanh lạ, và việc người mẹ ngoại tình ngay bên cạnh hai bố con được thể hiện qua cách lay động rập rờn của cái màn, cũng như tiếng thở tắc nghẹn của người cha sau gáy, và một bàn tay to lớn ấm áp che kín đôi mắt người con.
Còn bạn, bạn sẽ cảm nhận đoạn văn ấy theo cách của mình, tôi đoan chắc sẽ là như thế.
“Sự qua đời của Ba và cảnh bần cùng của Má chẳng ảnh hưởng gì đến sinh hoạt nội tâm của tôi hết. Tôi mơ ước đến một cái gì giống như một máy ép khổng lồ từ trên trời đổ ụp xuống nhân gian, dứt hết mọi bi kịch theo quy mô của nhân gian và nghiền nát hết mọi vật chất của nhân gian trong cùng một điều kiện như nhau.”
“Điều quan tâm của tôi, vấn đề thực sự của tôi chỉ là cái đẹp mà thôi.”
Thế là tôi nhận ra cái đẹp trong mắt chú tiểu có hơi hướng bệnh hoạn và cực đoan. Kim Các Tự sinh động đã trở nên Kim Các Tự phẳng lặng như một ngôi chùa nằm trong tranh, nó hòa nhập với mọi thứ từ bên ngoài bằng suy nghĩ của một sa di mất cân bằng trong nhận thức, điều “phải” được ví dụ như đó là một cái “Đẹp”. Ở đây đã có sự đối kháng không thể dung hòa giữa tinh thần và vật chất. Cái gì thuộc về tinh thần thì đều quyến rũ hơn vật chất. Và cái chết là gạch nối rõ ràng nhất giữa hai phạm trù ấy.
Khi cha còn sống Mizoguchi rất yêu quí cha mình, bởi ông là một người có tâm hồn thuần khiết nhưng lại bất hạnh trong cuộc sống gia đình. Vậy mà khi cha mất, cậu đã không khóc được một giọt nước mắt nào, bởi cậu tin giờ đây linh hồn ông đã bay đi, chỉ còn lại cơ thể ông, khuôn mặt ông, đơn giản chỉ là một thứ vật chất vô tri vô giác. Cơ thể ấy đã không gợi lên được chút tình cảm nào trong lòng cậu.
“Thế rồi, ngay trước mặt tôi, nàng tháo tung giải lụa thắt ngang thân mình và gỡ bỏ những dây chằng chịt… Đưa tay vén áo nàng lên, nàng nâng bầu vú bên trái chìa ra ngay trước mặt tôi. Nếu bảo rằng tôi không hề thấy choáng váng, ngất ngây thì không đúng… Cái điểm trăng trắng thần bí mà tôi đã nhìn thấy từ xa mãi tít trên nóc sơn môn không phải là cái chất lượng nhất định của một khối thịt như thế này. Ấn tượng ấy đã ấp ủ đến lên men trong lòng tôi đã quá lâu nên bầu vú mà tôi nhìn thấy lúc này hình như chỉ là một khối thịt, một thứ vật chất không hơn không kém…. Tuy vậy, tôi không muốn nói điều gì dối trá; và rõ ràng là khi nhìn thấy bộ ngực nõn nà của nàng tôi liền bị choáng váng, ngây ngất ngay tức thì. Chỉ phiền một nỗi là tôi nhìn quá kỹ lưỡng, tường tận, cho nên cái bầu vú mà tôi nhìn thấy đã vượt qua khỏi tình trạng bầu vú đàn bà để dần dần biến dạng trở nên một mảnh vụn vô ý vị. Chính lúc này đã xảy ra một sự lạ. Sau khi trải qua sự thích thú đau đớn như thế, cuối cùng bầu vú nàng làm tôi ngây ngất vì vẻ đẹp… Bây giờ, trong khoảnh khắc bầu vú thiếu phụ nối lại những liên quan với toàn thể, nó vượt lên khỏi tình trạng chỉ là một khối thịt để trở thành vật chất bất cảm bất hủ, gần với vĩnh cửu… Một lần nữa Kim Các Tự lại hiện ra trước mắt tôi. Hoặc hơn thế, tôi cần nói rằng bầu vú ấy đã biến dạng trở thành Kim Các Tự.”
Đó chính là sự vụn vỡ mảnh kí ức của chú tiểu, khi chứng kiến bầu ngực người phụ nữ từ xa, cậu nhận thấy vẻ đẹp ấy thần thánh, cái dấu ấn in sâu từ buổi chứng kiến cảnh biệt ly của viên sĩ quan dạo xưa, bầu ngực nõn nà nay chỉ còn lại là một khối thịt, cái vỡ lẻ ấy thật phũ phàng cho Mizoguchi, và để biện luận cho những mảnh vỡ vô vị ấy chú tiểu lần nữa lại đem cái Đẹp của Kim Các Tự ra mà so sánh.
Yêu cái đẹp trong mộng rất khác thực tế. Tôi chợt hiểu vì sao Yukio Mishima kể chú tiểu bị bệnh nói cà lăm. Ngôn ngữ là một cánh cửa cho mọi người gặp nhau, không có cánh cửa cho nên mọi ý nghĩ đều bị nhốt chặt trong đầu, thế thì hành động đốt chùa của chú tiểu chỉ là cách bảo vệ cái Đẹp rất thường tình, bộc phát có nguyên do và đơn lẻ mà thôi. Mọi cái Đẹp đều có nhiều mặt, hãy biết chấp nhận khi cái đẹp ấy không như mộng tưởng. Kim Các Tự, một vẻ đẹp hoàn mỹ đã từng giống như một tượng đài sùng bái biến thành tù ngục, khiến chú tiểu phải giải thoát bằng cách đốt nó đi. Hình ảnh ấy trở thành quá trình tự vùng vẫy, thiêu hủy và giải thoát để bảo lưu giá trị vĩnh hằng, một hình tượng giác ngộ tự thân không còn khó hiểu nữa. Viết về cái Đẹp bị hủy diệt, thông điệp mà Mishima muốn nói chính là: Hãy trân trọng nâng niu cái Đẹp bằng sự chân thành của chính mình.
Trận cháy lớn ở góc chợ BMT đã được dập tắt, khoảng 20 căn nhà bị cháy trụi. Theo kết quả điều tra thì hình như một cửa hàng giày dép bị chập điện phát lửa cháy lan. Tai nạn nào cũng đáng sợ, đáng lo…
K.
Ghi chú: các đoạn văn trong dấu nháy là trích đoạn trong Kim Các Tự.
Hình ảnh do đang học CF-S cách chụp hình sách, nên cảm thấy chưa đẹp. Nhưng qua đây xin gởi lời cám ơn cô giáo LQ nhiều.
Nhà xuất bản An Tiêm, Sài Gòn 1970
Dịch giả: Đỗ Khánh Hoan – Nguyễn Tường Minh
Sáng nay khí hậu nơi tôi ở rất oi nồng, thứ thời tiết thường có trước một cơn mưa. Ngoài kia nhịp hối hả thường ngày đang bắt đầu vào guồng quay của cuộc sống. Tiếng một chiếc xe cứu hỏa ụ còi vang vọng chạy trên đường, chiếc nọ nối chiếc kia, bỗng chốc phá vỡ sự bình lặng thường ngày ở nơi đây. Mấy nhóc nhà tôi vội vàng lấy xe máy chạy theo… xem cháy ở đâu? Cái thành phố bé tẹo nên tò mò rất lớn. Tiếng xe chữa cháy ầm ĩ, mọi thứ cứ như trong một đoạn phim đang quay, ông đạo diễn cần cái thứ không gian đầu ngày để khúc phim được chân thực nhất – có thể. Đó là trận cháy lớn một góc phố chợ ở Ban Mê, trận cháy đã thiêu trụi rất nhiều ngôi nhà ở đây. Khu phố này vốn là khu phố có nhiều ngôi nhà cũ kỹ, bằng gỗ lụp xụp.
Sau cơn hỏa hoạn là gì? Không cần mô tả, ai ai cũng hình dung ra được những mất mát đau khổ mà nó đem lại. Tại sao tôi lại kể về cơn hỏa hoạn này, vì chính những tiếng còi xe đã làm tôi hình dung đến ngọn lửa đang phất cao táp vào một ngôi chùa cổ kính ở Kyoto, cái cháy này xưa rất xưa rồi nhưng nó vẫn làm tôi tò mò muốn tìm hiểu. Đó là câu chuyện vào năm 1950, cả nước Nhật bàng hoàng trước tin ngôi chùa theo phái Thiền tông Kinkakuji hơn năm trăm năm tuổi ở Kyoto bị một tiểu tăng đốt cháy trụi. Từ sự việc có thật này, sáu năm sau, Mishima Yukio viết thành một tác phẩm mang đậm màu sắc triết học nhằm lí giải động cơ đốt chùa của kẻ yêu cái Đẹp. Yukio Mishima đã tài tình dẫn người đọc vào một vụ án Kinkakuji hoàn toàn mới, sâu sắc đầy nhân bản. Kim Các Tự trở thành cuốn tiểu thuyết khiến mọi người nhớ đến sự kiện ấy nhiều và lâu hơn.
Tôi nhớ cách đây một tháng sau khi đọc lần nữa cuốn Kim Các Tự của Yukio Mishima, tôi đã review lại câu chuyện ấy trên blog riêng, nhưng quả thật trận cháy nơi tôi ở đã chạm đến một cảm xúc khác của tôi. Nó khiến tôi muốn kể lại Kim Các Tự thêm một lần nữa.
Câu chuyện trong Kim Các Tự – Yukio Mishima kể về chú tiểu tên Mizoguchi – là một thiếu niên xấu xí, mắc tật cà lăm (nói lắp), sinh ra và lớn lên tại một vùng quê hẻo lánh ven biển Đông Maizuru. Cậu là con trai của một tăng lữ ở ngôi chùa nhỏ tại miền quê ấy. Từ nhỏ cậu đã được nghe cha kể về vẻ đẹp tuyệt vời của ngôi chùa Kinkakuji ở Kyoto. Hình ảnh ngôi chùa trong tâm trí của cậu lớn dần và cậu đã say mê nó lúc nào không hay biết. Vị tăng lữ ấy ốm nặng và khi biết mình không qua khỏi, ông dẫn Mizoguchi lên Kyoto gặp Hòa thượng trụ trì Kim Các Tự, người vốn là bạn đồng môn thời trẻ khi cả hai cùng tu tập để giới thiệu và gửi gắm con trai. Hi vọng dưới sự chỉ bảo của viện chủ, Mizoguchi sẽ trở thành một vị hòa thượng tốt đẹp ở tương lai.
Lần mục sở thị Kim Các Tự đầu tiên sau những lần chấp niệm ao ước, hình ảnh tòa Kim Các Tự đã làm Mizoguchi thất vọng. So với những lời mô tả khi lần đầu tiên nhìn thấy ngôi chùa thực sự, Mizoguchi thấy đó chỉ là một tòa kiến trúc xấu xí tầm thường soi bóng xuống mặt ao Kyoto đầy bèo tấm. Cậu nhận thấy Kim Các Tự trong tưởng tượng của cậu đẹp hơn nhiều so với hiện thực.
Sau khi cha mất, cậu được vị viện chủ Kim Các Tự tiếp nhận làm một chú tiểu. Sống trong ngôi chùa Kinkakuji Mizoguchi dần dần cảm nhận được vẻ đẹp mãnh liệt của nó. Ngày ngày, ngoài công việc dọn dẹp ngôi chùa, hầu hạ hòa thượng trụ trì, nghe giảng kinh đôi khi là các công án Thiền, Mizoguchi đã dành rất nhiều thời gian cho việc ngắm nghía ngôi chùa. Dần dần cậu bị nó ám ảnh đến mức nhìn thấy cái gì đẹp cậu cũng so sánh với Kim Các Tự. Sau một thời gian, cậu được hòa thượng tin yêu và cho đi học đại học.
Tại trường, với bản tính cô độc, tự ti vì sự xấu xí và tật cà lăm của bản thân, nên cậu cũng chỉ kết bạn được với một gã thọt, tính tình không tốt tên là Kashiwagi. Mizoguchi bị ảnh hưởng rất nhiều đến các công án thiền, đến các thứ triết lý tự kỉ của Kashiwaki, những suy nghĩ tiêu cực vô tình ăn sâu vào tiềm thức của Mizoguchi.
Ảnh hưởng bởi Kashiwagi, Mizoguchi cũng dần tập tành chơi bời lêu lổng, nhưng mỗi lần gần phụ nữ cậu ta không bao giờ đi đến đích được bởi những khi ấy, vẻ đẹp của Kim Các Tự lại hiện lên, ám ảnh.
Có thể nói, Mizoguchi đã bị cầm tù trong vẻ đẹp của Kim Các Tự. Trong cậu đã dần manh nha ý định đốt chùa. Ý định ấy ngày càng nung nấu khi những cuộc oanh kích của quân đội Hoa Kì bắt đầu xảy ra trên bầu trời Nhật Bản, khi chiến tranh Triều Tiên bùng nổ và khi hàng ngày, cậu được nghe giảng kinh “Gặp Phật giết Phật!” bằng đầu óc bệnh hoạn với thứ triết lí đã bị Kashiwagi nhồi vào sọ. Mizoguchi lên kế hoạch thật chi tiết để thực hiện ý định đốt Kim Các Tự. Cuối cùng ngày ấy cũng xảy ra. Nửa đêm, với một bao diêm và ba bó rơm Mizoguchi đã bình tĩnh thiêu trụi một bảo vật quốc gia. Cậu cũng từ bỏ ý định cùng chết với ngôi chùa. Sau khi đốt nó, trong cậu ngập tràn một cảm giác tự do và ham sống.
Lần mục sở thị Kim Các Tự đầu tiên sau những lần chấp niệm ao ước, hình ảnh tòa Kim Các Tự đã làm Mizoguchi thất vọng. So với những lời mô tả khi lần đầu tiên nhìn thấy ngôi chùa thực sự, Mizoguchi thấy đó chỉ là một tòa kiến trúc xấu xí tầm thường soi bóng xuống mặt ao Kyoto đầy bèo tấm. Cậu nhận thấy Kim Các Tự trong tưởng tượng của cậu đẹp hơn nhiều so với hiện thực.
Sau khi cha mất, cậu được vị viện chủ Kim Các Tự tiếp nhận làm một chú tiểu. Sống trong ngôi chùa Kinkakuji Mizoguchi dần dần cảm nhận được vẻ đẹp mãnh liệt của nó. Ngày ngày, ngoài công việc dọn dẹp ngôi chùa, hầu hạ hòa thượng trụ trì, nghe giảng kinh đôi khi là các công án Thiền, Mizoguchi đã dành rất nhiều thời gian cho việc ngắm nghía ngôi chùa. Dần dần cậu bị nó ám ảnh đến mức nhìn thấy cái gì đẹp cậu cũng so sánh với Kim Các Tự. Sau một thời gian, cậu được hòa thượng tin yêu và cho đi học đại học.
Tại trường, với bản tính cô độc, tự ti vì sự xấu xí và tật cà lăm của bản thân, nên cậu cũng chỉ kết bạn được với một gã thọt, tính tình không tốt tên là Kashiwagi. Mizoguchi bị ảnh hưởng rất nhiều đến các công án thiền, đến các thứ triết lý tự kỉ của Kashiwaki, những suy nghĩ tiêu cực vô tình ăn sâu vào tiềm thức của Mizoguchi.
Ảnh hưởng bởi Kashiwagi, Mizoguchi cũng dần tập tành chơi bời lêu lổng, nhưng mỗi lần gần phụ nữ cậu ta không bao giờ đi đến đích được bởi những khi ấy, vẻ đẹp của Kim Các Tự lại hiện lên, ám ảnh.
Có thể nói, Mizoguchi đã bị cầm tù trong vẻ đẹp của Kim Các Tự. Trong cậu đã dần manh nha ý định đốt chùa. Ý định ấy ngày càng nung nấu khi những cuộc oanh kích của quân đội Hoa Kì bắt đầu xảy ra trên bầu trời Nhật Bản, khi chiến tranh Triều Tiên bùng nổ và khi hàng ngày, cậu được nghe giảng kinh “Gặp Phật giết Phật!” bằng đầu óc bệnh hoạn với thứ triết lí đã bị Kashiwagi nhồi vào sọ. Mizoguchi lên kế hoạch thật chi tiết để thực hiện ý định đốt Kim Các Tự. Cuối cùng ngày ấy cũng xảy ra. Nửa đêm, với một bao diêm và ba bó rơm Mizoguchi đã bình tĩnh thiêu trụi một bảo vật quốc gia. Cậu cũng từ bỏ ý định cùng chết với ngôi chùa. Sau khi đốt nó, trong cậu ngập tràn một cảm giác tự do và ham sống.
Những đoạn văn ĐẸP tôi thích nhất trong Kim Các Tự
“Kim Các Tự mà lúc này tôi được thấy lại sau mấy tháng trời đang đứng lặng im thanh bình trong ánh nắng cuối hạ. Vì vừa mới gia nhập hàng ngũ tăng lữ nên tôi có cái đầu cạo trọc bóng, nhẵn thin. Tôi có cảm giác là không khí đã ôm chặt đầu tôi, tôi có cảm giác nguy hiểm lạ kỳ! Những tư tưởng bên trong đầu tôi đang tiếp xúc với hiện tượng ngoại giới qua một mảng da mỏng manh nhạy cảm. Khi ngước mắt nhìn Kim Các Tự với cái đầu mới này của mình, tôi cảm thấy tòa kiến trúc đó đang thấm nhập trong tôi, không chỉ qua đôi mắt mà còn qua cả mái đầu tôi nữa. Cũng giống như đầu tôi nóng lên khi ánh mặt trời chiếu vào, và mát lạnh khi gió ban chiều chợt thổi tới.”
Cậu bé Mizoguchi chính thức là chú tiểu, nhưng sự mừng vui được tả qua cái đầu trọc thẩm nhập tòa Kim Các Tự, có thể nói rằng đó là sự miêu tả cái đẹp rất lạ kỳ, nó như nhấn mạnh điều mà chú tiểu ấy quan tâm, vấn đề thực sự của cậu là cái đẹp toát ra từ Kim Các Tự. Cái đẹp mang chút mầm mống đe dọa của sự đấu tranh sinh tồn, cái Đẹp đã phát sinh khả năng tự che giấu. Điều này thể hiện rất rõ trong toàn bộ Kim Các Tự.
Hình trích dẫn sách
Tôi chẳng thể nói là đã nhìn thấy tất cả, song tôi cảm thấy rõ mồn một như thể cảnh ấy đã xảy ra đầy đủ ngay trước mắt tôi; chất sữa âm ấm, trắng toát đã từ vú nàng bắn vọt vào chất trà xanh thẫm sủi bọt bên trong cái tách, chất sữa ấy đã hòa tan vào chất nước trong khi để sót lại những giọt sữa trắng ở trên đầu vú; mặt nước trà phẳng lặng kia đã bị cái bầu vú trắng nõn ấy làm đục màu và sủi bọt.
Chàng trai nâng tách trà lên miệng và uống cạn tách trà huyền bí ấy. Thiếu phụ kéo áo che kín bộ ngực căng tròn.”
Đó là nghi thức biệt ly giữa một sĩ quan sắp sửa lên đường ra trận với người thiếu phụ đã mang trong bụng đứa con của mình. Hình ảnh đẹp làm ngỡ ngàng cả người đọc lẫn chú tiểu khi vô tình được chứng kiến. Hình ảnh ấy khiến chú xúc động đến nỗi không tìm được lời giải thích nào, nó cứ thế mà in sâu vào tâm thức của chú.
“Trong chùa của Ba, chúng tôi không có đủ màn ngăn muỗi. Thực là một điều lạ lùng khi Má và tôi không bị lây bệnh lao của Ba, bởi cả ba người đều ngủ chung trong một cái màn; và bây giờ lại thêm cái ông Kurai này vào nữa. Tôi nhớ một đêm hè vào lúc rất khuya, một con ve sầu bay dọc theo hàng cây trong vườn và buông những tiếng kêu cộc lốc. Có lẽ chính những tiếng kêu ấy đã làm tôi thức dậy. Tiếng sóng biển vọng lại ầm ầm và cái màn xanh nhợt che muỗi rập rờn theo gió biển. Tuy nhiên, có cái gì khác thường trong cách lay động rập rờn của cái màn. Tấm màn căn phồng khi gió thổi tới, rồi miễn cưỡng lay động để gạn lọc gió biển. Như thế, hình dạng cái màn rung rinh gợn nếp không phản ánh trung thực làn gió… Điều làm cho tôi nhận ra Ba đã thực sự thức giấc ấy là nhịp thở không đều, tắc nghẹn của Ba sau gáy tôi, vì tôi nhận thấy rằng Ba đang ngăn chặn cho khỏi ho. Bất thình lình đôi mắt mở to của tôi bị một cái gì to lớn, ấm áp che kín, và tôi chẳng thấy gì. Tôi hiểu ngay tức khắc. Từ đằng sau, Ba đã đưa hai bàn tay để che cho tôi khỏi thấy. Chuyện này xảy ra nhiều năm về trước lúc tôi mười ba tuổi…”
Đoạn kể ấy đã làm rung động tâm trí tôi nhất, không phải lý do vì ngôi chùa nhiều muỗi, không vì lý do người khách ngủ chung với chủ nhà. Mà chính là tấm màn che muỗi rập rờn lay động trong gió biển. Đôi mắt mở to được một cái gì to lớn ấm áp che kín… Đoạn văn không nói về cái điều cần nói mà lại khơi gợi rất nhiều sự việc người đọc có thể cảm nhận được tất cả. Thật kỳ lạ là người đọc, tôi không nhận thấy sự trách móc hay oán giận mà chỉ thấy thứ triết học tự kỉ có khuynh hướng định dạng cho cái điều “ảo mộng đẹp hơn sự thật”. Những cái không nên nhìn, được một bàn tay to lớn che chở… đoạn văn kể bỗng trở nên “Đẹp” diệu kì, tình phụ tử được Mishima khắc họa thật tinh tế, chạm sâu vào lòng người đọc.
Cô bạn tôi lại lý giải đoạn đó như sau: Đây là một đoạn văn kể về một đêm trong một ngôi chùa có nhiều muỗi, và vì không có đủ màn nên người khách tá túc nhờ qua đêm ngủ chung với gia đình chủ. Cậu bé nửa đêm tỉnh giấc bởi những âm thanh lạ, và việc người mẹ ngoại tình ngay bên cạnh hai bố con được thể hiện qua cách lay động rập rờn của cái màn, cũng như tiếng thở tắc nghẹn của người cha sau gáy, và một bàn tay to lớn ấm áp che kín đôi mắt người con.
Còn bạn, bạn sẽ cảm nhận đoạn văn ấy theo cách của mình, tôi đoan chắc sẽ là như thế.
“Sự qua đời của Ba và cảnh bần cùng của Má chẳng ảnh hưởng gì đến sinh hoạt nội tâm của tôi hết. Tôi mơ ước đến một cái gì giống như một máy ép khổng lồ từ trên trời đổ ụp xuống nhân gian, dứt hết mọi bi kịch theo quy mô của nhân gian và nghiền nát hết mọi vật chất của nhân gian trong cùng một điều kiện như nhau.”
“Điều quan tâm của tôi, vấn đề thực sự của tôi chỉ là cái đẹp mà thôi.”
Thế là tôi nhận ra cái đẹp trong mắt chú tiểu có hơi hướng bệnh hoạn và cực đoan. Kim Các Tự sinh động đã trở nên Kim Các Tự phẳng lặng như một ngôi chùa nằm trong tranh, nó hòa nhập với mọi thứ từ bên ngoài bằng suy nghĩ của một sa di mất cân bằng trong nhận thức, điều “phải” được ví dụ như đó là một cái “Đẹp”. Ở đây đã có sự đối kháng không thể dung hòa giữa tinh thần và vật chất. Cái gì thuộc về tinh thần thì đều quyến rũ hơn vật chất. Và cái chết là gạch nối rõ ràng nhất giữa hai phạm trù ấy.
Khi cha còn sống Mizoguchi rất yêu quí cha mình, bởi ông là một người có tâm hồn thuần khiết nhưng lại bất hạnh trong cuộc sống gia đình. Vậy mà khi cha mất, cậu đã không khóc được một giọt nước mắt nào, bởi cậu tin giờ đây linh hồn ông đã bay đi, chỉ còn lại cơ thể ông, khuôn mặt ông, đơn giản chỉ là một thứ vật chất vô tri vô giác. Cơ thể ấy đã không gợi lên được chút tình cảm nào trong lòng cậu.
“Thế rồi, ngay trước mặt tôi, nàng tháo tung giải lụa thắt ngang thân mình và gỡ bỏ những dây chằng chịt… Đưa tay vén áo nàng lên, nàng nâng bầu vú bên trái chìa ra ngay trước mặt tôi. Nếu bảo rằng tôi không hề thấy choáng váng, ngất ngây thì không đúng… Cái điểm trăng trắng thần bí mà tôi đã nhìn thấy từ xa mãi tít trên nóc sơn môn không phải là cái chất lượng nhất định của một khối thịt như thế này. Ấn tượng ấy đã ấp ủ đến lên men trong lòng tôi đã quá lâu nên bầu vú mà tôi nhìn thấy lúc này hình như chỉ là một khối thịt, một thứ vật chất không hơn không kém…. Tuy vậy, tôi không muốn nói điều gì dối trá; và rõ ràng là khi nhìn thấy bộ ngực nõn nà của nàng tôi liền bị choáng váng, ngây ngất ngay tức thì. Chỉ phiền một nỗi là tôi nhìn quá kỹ lưỡng, tường tận, cho nên cái bầu vú mà tôi nhìn thấy đã vượt qua khỏi tình trạng bầu vú đàn bà để dần dần biến dạng trở nên một mảnh vụn vô ý vị. Chính lúc này đã xảy ra một sự lạ. Sau khi trải qua sự thích thú đau đớn như thế, cuối cùng bầu vú nàng làm tôi ngây ngất vì vẻ đẹp… Bây giờ, trong khoảnh khắc bầu vú thiếu phụ nối lại những liên quan với toàn thể, nó vượt lên khỏi tình trạng chỉ là một khối thịt để trở thành vật chất bất cảm bất hủ, gần với vĩnh cửu… Một lần nữa Kim Các Tự lại hiện ra trước mắt tôi. Hoặc hơn thế, tôi cần nói rằng bầu vú ấy đã biến dạng trở thành Kim Các Tự.”
Đó chính là sự vụn vỡ mảnh kí ức của chú tiểu, khi chứng kiến bầu ngực người phụ nữ từ xa, cậu nhận thấy vẻ đẹp ấy thần thánh, cái dấu ấn in sâu từ buổi chứng kiến cảnh biệt ly của viên sĩ quan dạo xưa, bầu ngực nõn nà nay chỉ còn lại là một khối thịt, cái vỡ lẻ ấy thật phũ phàng cho Mizoguchi, và để biện luận cho những mảnh vỡ vô vị ấy chú tiểu lần nữa lại đem cái Đẹp của Kim Các Tự ra mà so sánh.
Yêu cái đẹp trong mộng rất khác thực tế. Tôi chợt hiểu vì sao Yukio Mishima kể chú tiểu bị bệnh nói cà lăm. Ngôn ngữ là một cánh cửa cho mọi người gặp nhau, không có cánh cửa cho nên mọi ý nghĩ đều bị nhốt chặt trong đầu, thế thì hành động đốt chùa của chú tiểu chỉ là cách bảo vệ cái Đẹp rất thường tình, bộc phát có nguyên do và đơn lẻ mà thôi. Mọi cái Đẹp đều có nhiều mặt, hãy biết chấp nhận khi cái đẹp ấy không như mộng tưởng. Kim Các Tự, một vẻ đẹp hoàn mỹ đã từng giống như một tượng đài sùng bái biến thành tù ngục, khiến chú tiểu phải giải thoát bằng cách đốt nó đi. Hình ảnh ấy trở thành quá trình tự vùng vẫy, thiêu hủy và giải thoát để bảo lưu giá trị vĩnh hằng, một hình tượng giác ngộ tự thân không còn khó hiểu nữa. Viết về cái Đẹp bị hủy diệt, thông điệp mà Mishima muốn nói chính là: Hãy trân trọng nâng niu cái Đẹp bằng sự chân thành của chính mình.
Trận cháy lớn ở góc chợ BMT đã được dập tắt, khoảng 20 căn nhà bị cháy trụi. Theo kết quả điều tra thì hình như một cửa hàng giày dép bị chập điện phát lửa cháy lan. Tai nạn nào cũng đáng sợ, đáng lo…
K.
Ghi chú: các đoạn văn trong dấu nháy là trích đoạn trong Kim Các Tự.
Hình ảnh do đang học CF-S cách chụp hình sách, nên cảm thấy chưa đẹp. Nhưng qua đây xin gởi lời cám ơn cô giáo LQ nhiều.
Chỉnh sửa lần cuối: