Hoàn thành Ký ức tựa mùa rơi - Hoàn thành - Nhạc Vũ

Nhạc Vũ

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
1/2/18
Bài viết
65
Gạo
29,0
Chương 1. Hoa tàn, lá rụng, một kiếp duyên.

Năm giờ sáng, tiếng chuông báo thức từ nhà tắm vọng ra. Tôi uể oải mở mắt, bò ra khỏi giường, chân vừa đặt xuống nền nhà liền co rụt lại, lạnh tái người. Tôi ngồi đực cuối đuôi giường, nhìn chằm chằm cái tivi đang phát chương trình chào buổi sáng. Tối qua lại ngủ quên lúc xem phim.

Giữa tháng chín, thành phố nhỏ chìm trong mưa ẩm, có hôm mưa liên tục mấy ngày liền, sương giá và khí lạnh quẩn quanh, không khí chưa lúc nào cao hơn mười lăm độ. Đánh răng trong cái thời tiết này quả là tra tấn, nước lạnh vừa vào khoang miệng, cả thể chất lẫn tinh thần đông cứng lại, lạnh như băng.

Sáng nay anh Khang ra tòa. Lý do: li dị.

Tôi thương anh nhất trong mấy người anh họ, chẳng ngờ cuộc sống của anh lại lâm vào bước đường này. Thời đại bây giờ, con người ta yêu nhau rồi lấy nhau, hết yêu sẽ chia tay. Nghĩ cho cùng mới thấy, thế hệ trước vĩ đại thế nào.

***

Đã năm ngày kể từ lần cuối tôi ra khỏi nhà. Nếu không phải có chuyện, tôi nghĩ có người hâm mới dậy giờ này. Việc chạy xe trong màn sương dày đặc và lạnh buốt là một sự dũng cảm không gì so sánh được.

Tôi vốn lên phố học từ cấp ba, bố mẹ và họ hàng đều ở huyện, một thân một mình tự lập cũng đã được gần mười năm có lẻ. Phiên toà hôm nay của anh họ diễn ra ở huyện nhà. Từ phố về huyện, đi xe máy chừng một tiếng. Đằng nào cũng mất công đi lại, tôi quyết định sau phiên tòa sẽ về nhà ở mấy ngày.

Lúc tôi đến tòa đã là bảy giờ hơn.

Đúng như dự đoán, anh Khang đang ngồi cô độc ở ghế chờ, hai bác và anh em đều không đến. Với một gia đình nhiều đời làm nghề giáo, xảy ra chuyện thế này cứ như là thể diện trôi đi đâu mất hết, ra đường lấm lét chả dám nhìn ai.

Ở dãy ghế phía cuối hành lang, chị dâu cùng bố mẹ, họ hàng ngồi kín hết, nói chuyện huyên náo, khí thế bừng bừng như đi đánh trận. Đôi ba lần, chị dâu lại nhìn về phía anh Khang, khuôn mặt chứa đầy căm ghét và chán nản, chẳng thể nào nhìn thấy được chút yêu thương chị từng dành cho anh. Đúng là, không ai yêu ai mãi mãi, phải học cách sống chung với nó.

Tôi thở dài, đến ngồi cạnh anh. Nhân lúc anh chưa để ý, hích vai anh một cái. Anh Khang quay sang thấy tôi, ánh mắt lộ vẻ ngạc nhiên, rồi lại xấu hổ cúi gầm mặt xuống, nói:

- Sao em biết?

- Hôm qua mẹ em gọi điện, em biết thể nào cũng chả có ai đi cùng anh.

- Nhục nhã quá. Vợ cắm sừng rồi vợ bỏ.

Nhìn anh buồn khổ, lòng tôi nặng trĩu. Đúng là làm sao mà ngờ nổi.

- Nhưng mà anh chị tranh chấp gì mà ra tòa ầm ĩ như vầy?

- Nuôi thằng Bin…

Đúng tám giờ, mọi vị trí trong phòng phán xử đã hoàn toàn ổn định, sau vài thủ tục cũ kỹ, cuộc tranh luận bắt đầu.

Chị dâu thuê hẳn luật sư, giấu nhẹm hết cả nguyên nhân li dị là do mình ngoại tình, một mực đổ lỗi do anh Khang tệ bạc, bỏ bê gia đình. Cuối cùng, anh Khang vốn có ưu thế hơn trong việc giành quyền nuôi con, lại mất quyền ấy vào tay chị.

Tôi hậm hực nhìn đám người đang ăn mừng ở dãy ghế bên kia, thấy tên luật sư đó chướng mắt kinh khủng. Dạo này phim Hàn hay có mấy vị luật sư kiểu này, đổi trắng thay đen, tham lam tiền bạc.

Hừ, may mà lúc nãy không nghe rõ tên họ người đó, không thì cả đời này tôi ghét hết mấy người mang tên ấy luôn.

Anh Khang từ tòa án bước ra, dáng liêu xiêu, cả thế giới của anh dường như đổ sụp. Thấy tôi cứ lẽo đẽo theo sau, anh quay lại, run run cất giọng:

- Cảm ơn bé, em về đi.

- Anh để xe lại đây đi, em chở anh về.

- Có xỉn rượu, đau ốm gì đâu mà chở. Anh khắc về. Về đi.

Nhìn anh lái xe ra khỏi cổng, tôi thất thểu đi lấy xe của mình, đầu óc rỗng tuếch, chán nản. Rõ là chuyện của người ta mà buồn như thể chuyện của mình, tự dưng thấy mất hết niềm tin vào tình yêu. Giờ mà có một anh đẹp trai trên trời rơi xuống muốn yêu đương với mình, chắc tôi đề nghị tình một đêm cho đỡ phí chứ chả yêu đương gì sất. Toàn giả dối.

Còn hiện tại, tay luật sư kia từ đâu rơi xuống trước mắt tôi. Cái bản mặt đáng ghét từng tấc một đấy nhìn tôi gật đầu một cái.

Đúng là thằng điên. Tôi leo lên xe, rồ ga chạy thằng.

***

Từ tòa án về nhà đã là giữa trưa, bố mẹ tôi ngồi ăn cơm dưới bếp nghe thấy tiếng xe máy liền chạy ra, mẹ trố mắt nhìn tôi:

- Sao về không nói?

- Hì hì, con về đi xem anh Khang li dị.

Bố tôi theo sau mẹ, nghe vậy liền hỏi:

- Sao?

- Thua rồi, chị Trang nuôi thằng Bin. Thuê hẳn luật sư mà…

- Cất đồ, rửa tay rồi vào ăn cơm.

Suốt bữa cơm, tôi kể lại đầy đủ cho bố mẹ nghe chuyện ở tòa, bố chỉ yên lặng lắng nghe, mẹ nói vài câu phụ họa. Nói đông nói tây, cuối cùng nói đến chuyện học hành của tôi:

- Học xong chưa?

- Xong gần cả tuần rồi mẹ.

- Thế sao hôm nay mày mới về?

- Thì còn công chuyện trên trường nên hôm nay con mới về.

Công chuyện gì đâu, ngủ no mắt cả năm ngày.

- Rồi mày tính thế nào?

- Mẹ nuôi con học tiến sĩ tiếp nha, haha.

- Nuôi bằng đó đủ rồi, học tiếp thì tự nuôi thân đi. Bố mẹ mày tuổi già sức…

Bố tôi đang yên lặng, đột nhiên lên tiếng cắt lời mẹ:

- Cứ nghỉ ngơi đi, từ từ rồi tính.

Rửa chén xong, tôi lại chui vào giường ngủ vùi đến tối. Lúc mở mắt chỉ thấy đen thui. Ngủ ở nhà thật thích, chỉ ở nhà mới có mùi này - mùi vị của ấm áp và an tâm.

Trong bóng đêm, tôi nhớ đến những lời mẹ nói hồi trưa. Lúc đó tôi chỉ muốn đùa mẹ cho vui thôi, tôi đâu muốn học nữa, ngán học lắm rồi. Trước đây tôi chưa từng nghĩ mình sẽ học lâu như thế .

Lớp mười hai, lúc làm hồ sơ thi đại học, tôi chả biết mình thích học gì, muốn làm gì. Đến hạn nộp hồ sơ, tôi chọn đại ngành sư phạm Lý vì đó là môn mình học tốt nhất. Học đại học bốn năm, ra trường gần một năm vẫn mãi không xin được việc, đi đâu ai cũng quở: “Học sư phạm làm gì.” Cuối cùng tôi nghe lời bố, học lên thạc sĩ, mới vừa hoàn thành xong.

Tuổi hai lăm, có người thành công, có người đã lập gia đình và có người như tôi. Nếu ở ngoài nhìn vào, không ít người sẽ ngưỡng mộ tôi. Học vấn cao, ngoại hình được, gia cảnh khá. Có gì sầu não nữa. Nhưng mà bản thân tôi suốt thời gian qua đã không dưới ba lần nghĩ rằng: “Hay mình chết quách đi.”

Áp lực học hành, áp lực thành công và bao nhiêu thứ áp lực vô hình đè xuống, có những lúc không cách nào chống chịu nổi. Tôi ghét nhất mấy câu nói lạc quan sáo rỗng kiểu như: “Cứ sống rồi mọi chuyện sẽ ổn thôi.” Thực ra chỉ cần một điều không ổn sẽ dẫn đến việc này việc kia đều không ổn.

Nghĩ đến đây, chẳng hiểu tại sao gương mặt của tên luật sư kia lại hiện lên trong đầu tôi. Đến cả tưởng tượng mà gương mặt anh ta cũng có thái độ lồi lõm như thật vậy. Hây, nhắc mới nhớ, biết thế hồi xưa tôi cũng học luật. Mấy năm gần đây xảy ra ngày càng nhiều vụ giết người, cướp của, ly hôn, giành giật, thiết nghĩ làm luật sư bây giờ giàu phải biết.

Lúc tôi đang mơ màng, từ ngoài cửa vọng vào tiếng bước chân, sau đó im bặt tại cửa phòng tôi. Đột ngột, mẹ tôi lên tiếng:

- Dậy, dậy ngay, định nằm sình bụng luôn hả con? Con người ta giờ này một nách hai con, tay chân bận bịu nấu ăn cho nhà chồng, còn mày thì ngủ mãi không chịu dậy. Thằng nào nó chịu lấy mày!

Nghe mẹ quát, tôi giật mình bật dậy, mặt phụng phịu ra khỏi phòng. Mẹ giống hệt như cái máy chạy DVD, mỗi lần tôi về đều tự động bật lên cái đĩa ấy, nói hoài không chán.

- Tụi mày bây giờ cứ thích đẹp trai rồi kén cá chọn canh. Ế sưng ế xỉa ra đấy. Đẹp trai, bóng bẩy suốt ngày, có làm ra tiền mà ăn không.

Tôi vừa uống nước vừa nghĩ, đẹp trai bây giờ là hái ra tiền, một đống tiền đấy. Người lớn có những lập trường không thể lý giải được. Kể cả chuyện yêu đương cũng vậy. Tôi có kén cá chọn canh bao giờ. Người mình thích, không thích mình. Người thích mình, không có. Đó là một chuyện. Một chuyện nữa, ví dụ như ai hỏi: “Bạn thích mẫu người như thế nào?” Có ai dở hơi bảo thích người xấu trai không. Mà dù có đi chăng nữa người ta cũng sẽ bảo thế này này: “Tôi không quan trọng ngoại hình, chỉ cần tốt là được.” Nhưng mẹ à, người tốt họ có người yêu cả rồi, hay mẹ muốn con yêu người vừa không tốt vừa xấu.

Tôi vừa hưởng thụ mạch suy nghĩ của mình vừa tiếp tục uống nước. Mẹ đang đứng chiên cá, đột nhiên lên tiếng:

- Bố mày xấu như thế, mẹ vẫn sống hạnh phúc lâu nay.

Phụt. Tôi sặc nước, buốt tận óc.

Bố mẹ tôi thực sự rất đối lập, suốt ngày bất đồng quan điểm, cãi nhau chí chóe. Hôm nào nhà cửa yên ắng, dường như hai người họ rất khó chịu. Vậy mà sống với nhau đã gần ba chục năm rồi.

Đến cả cách dạy dỗ và quan tâm tôi cũng khác. Bố chẳng bao giờ áp đặt điều gì, còn mẹ thì luôn yêu cầu tôi thế này thế nọ. Mẹ luôn la mắng tôi, còn bố chỉ lẳng lặng quan tâm.

Lần nào tôi về, bố cũng len lén mang đôi giày của tôi cất vào góc tủ, sợ giày con gái bị hư hay trộm mất, bố len lén đưa thêm tiền cho mẹ, bảo mẹ: "Cho nó thêm thêm, lớn rồi, trong người phải có đồng này đồng kia." Bố len lén mua về một đống sữa chua, sau đó nói: "Người ta cho đấy."

Con cái, là món nợ của bố mẹ từ kiếp trước. Còn bố mẹ, là món quà mà ông trời ban cho con cái ở kiếp này.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

A Thụy

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
7/10/16
Bài viết
358
Gạo
0,0
Bạn mới đăng một chương, phần thể loại truyện cũng chỉ ghi chung chung là "Truyện dài" nên tôi chưa nhận xét được gì về nội dung, chỉ góp ý vài lỗi chính tả và nêu chút ý kiến thôi:

Sáng nay anh Khang ra tòa. Lý do: ly dị.
- Hì hì, con về đi xem anh Khang li dị.
Chị dâu thuê hẳn luật sư, giấu nhẹm hết cả nguyên nhân li dị là do mình ngoại tình...
=> Ly dị ở trên là đúng rồi, hai câu dưới chắc gõ vội hả? :D
- Nhưng mà anh chị tranh chấp gì mà ra tòa ẫm ĩ như vầy?
=> Lỗi type.
Cuối cùng, anh Khang vốn có ưu thế hơn trong việc giành quyền nuôi con, lại mất quyền ấy vào tay vợ cũ.
=> Hiện tại phiên tòa mới bắt đầu thôi, chưa kết thúc mà. Gọi vợ cũ thì không hợp lý.
Thấy tôi cứ lẽo đẽo theo sau, anh quanh lại, run run cất giọng:
=> Nếu đang lái xe, thì là "quành" lại chứ nhỉ? Tức là vòng xe lại. Hoặc "quay lại", còn quanh lại nghe lạ tai quá. :-/
Nhìn anh lái xe ra khỏi cổng, tôi thất thiểu đi lấy xe của mình...
=> Thất thểu.
Áp lực học hành, áp lực thành công và bao nhiêu thứ áp lực vô hình đè xuống, có những lúc không cách nào chống chịu nỗi. Tôi ghét nhất mấy câu nói lạc quan xáo rỗng kiểu như...
=> Nổi, sáo rỗng.
sung ế xỉa ra đấy.
=> Sưng.
Bố mẹ tôi thực sự rất đối lập, suốt ngày bất đồng quan điểm, cải nhau chí chóe.
=> Cãi.
Còn những câu thoại của mẹ cô gái, có câu hỏi, có câu quát nhưng bạn đều chỉ kết câu bằng dấu chấm. Đọc có cảm giác như nhân vật kể chuyện trong sách hay kể lại chuyện người khác chứ không phải đang tự mình trải qua.

Tôi vốn lên phố học từ cấp ba, bố mẹ và họ hàng đều ở huyện, một thân một mình tự lập cũng đã được mười năm có lẻ.
Hiện tại cô gái này hai mươi lăm tuổi đúng không? Lên phố từ đầu cấp 3 thì "mười năm có lẻ" là mâu thuẫn rồi.
Với theo tôi thì cô này ăn học được bố mẹ chu cấp, dùng từ "tự lập" có hơi lấn cấn. Có thể hiểu cô ấy có tính tự lập, biết tự chăm sóc. Nhưng đặt vào ngữ cảnh trong câu nói thì người đọc (cụ thể là Thụy đọc) cảm giác không thuận tai lắm.

Nhận xét chỉ mang tính góp ý trên tinh thần học hỏi lẫn nhau, không có ý ném gạch đá. Hy vọng tác giả không lấy làm phiền.
Chào mừng bạn đến với Gác. :D
 

Nhạc Vũ

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
1/2/18
Bài viết
65
Gạo
29,0
Chương 2. Bầu trời, bao giờ mới thôi xanh?

Đầu tháng mười, những cơn mưa ngâu dần thưa thớt, thời tiết cũng khô ráo, mát mẻ, dễ chịu hơn.

Tôi về nhà, mỗi ngày đều cứ quanh đi quẩn lại, sáng chiều hai cử ra làm vườn giúp bố, còn thì hết ăn ngủ rồi lại ôm ti vi, thế mà đã được ba tuần.

Một buổi chiều tà đầy gió núi, tôi mệt nhoài ngồi bệt giữa đám rau, hai tay vọc đất, hướng mắt nhìn về rặng núi xa xa, thầm nghĩ, trời quang thế này, chắc trên phố cũng không mưa.

Đúng lúc này, chuông điện thoại trong túi vang lên, tôi tháo đôi bao tay cao su, lau tùy tiện bàn tay đầy mồ hôi vào áo, vội nghe điện thoại:

- Dạ alo.

- Thư à, em đang ở đâu đấy?

- Em ở nhà cô ạ.

- Em lên đây gấp đi. Cô nói này, cô Nga xin nghỉ thai sản trước hai tháng, giờ trường mình đang tìm giáo viên hợp đồng. Lên đây nhanh cô dẫn em đi nói chuyện.

- Thiệt hả cô? Vậy mai em lên liền luôn.

- Nhanh lên không là mất chỗ đấy. Nha!

- Dạ dạ, mai lên em ghé cô luôn. Em chào cô.

Cúp điện thoại xong, nhìn đám xà lách toàn cỏ là cỏ mà dù có cố ngồi nhổ đến tối cũng không xong, thấy thế, tôi một mực đứng dậy đi về.

***

Sau khi học xong cấp ba, tôi vẫn giữ liên lạc với cô chủ nhiệm và nom tới thăm cô. Hôm trước trong buổi bao vệ luận văn thạc sĩ, tôi còn được cô đến tặng hoa. Hôm đó cô cũng có dặn tôi chuyện cô Nga. Những tưởng mình còn phải chờ đợi lâu, ai ngờ chuyện vui lại đến bất chợt thế này, tôi cứ cười thầm trong bụng mãi. Rút cuộc vui quá không chịu được, tôi ré lên như phát rồ.

Liền hôm sau tôi lên lại thành phố, đi đi lại lại làm hồ sơ, chuẩn bị quà cáp. Bận rộn suốt mấy ngày liền, mãi đến thứ bảy mọi việc mới xong xuôi.

Chiều chủ nhật, tôi quyết đi ăn mừng một chuyến. Lúc định lấy điện thoại để gọi đứa bạn thân đi cùng tôi mới nhớ, nó đi du lịch với người yêu chưa về. Cuối cùng, tôi đành một mình tự thưởng.

Tôi luôn tâm niệm, đừng để mình cô độc, nhưng đừng sợ cô đơn.

Bản thân tôi không phải là người khó kết thân nhưng ra ngoài lại hơi ít nói, mọi người thấy thế lại nghĩ tôi khó gần. Suốt mấy năm đi học tôi chỉ có một đứa bạn thân và vài người bạn hay chơi cùng. Sau khi ra trường, mỗi người chúng tôi sống một cuộc sống riêng, có đôi ba lần liên lạc, rồi chẳng vì xích mích hay giận hờn gì, chỉ là cứ thế im lặng rồi cách xa nhau. Nhiều lần tôi thầm hỏi, không biết cuộc sống hiện tại của họ ra sao? Nếu tình cờ gặp lại, liệu chúng tôi có còn đối xử chân thành với nhau như thời thanh xuân tươi đẹp ấy?

Vừa đi bộ tôi vừa nhớ đến ngày xưa cũ, gió mơn man, se lạnh, thổi về những kỷ niệm đã xa.

Gần vào thu, trời cao trong vắt, nắng chứa chan, đặc một màu vàng ngọt lịm. Cái hồ lớn giữa lòng thành phố hình như đã ít nước hơn hồi mùa mưa, trông xanh ngắt, toàn màu rêu. Hàng cây bao quanh hồ lá đã ngã vàng, chốc chốc đôi ba lá yếu đuối thuận theo chiều gió mà rơi xuống nước, lênh đênh trôi đi mất.

Tôi thích đi ven hồ thế này, đã đi mười năm, nhưng lần nào cũng thế, cứ muốn hét lên thật to “Thích thật, thích quá đi!”

Tôi đến một tiệm bánh nổi tiếng của thành phố, tiệm này lúc nào cũng đông kín người, tây, ta đủ cả. Theo thói quen, bao giờ tôi cũng lấy một cái bánh chuối hấp để vào khay trước tiên, nhìn ngó chọn lựa một hồi, tôi đi thanh toán.

Sau đó, tôi quay xuống chợ đi lòng vòng, lại không kìm lòng được mua thêm một ít dâu tây, uống một ly sữa nóng, lại ăn thêm một cái bánh tráng hành mới có thể đi về, chuẩn bị tinh thần cho một ngày mai thật khác.

***

Giờ dạy đầu tiên của tôi là sau tiết chào cờ. Lần đầu tiên thực sự là một giáo viên, hồi hộp có, bỡ ngỡ có, nhưng mọi việc vẫn thuận lợi trôi qua.

Cho đến những tiết dạy của một tuần sau đó, vấn đề mới thực sự xuất hiện.

Đi dạy phiền não nhất là học sinh không nghe lời, hoặc giả bộ nghe lời, hoặc tỏ rõ thái độ chống đối. Tôi đã hỏi cô Nga về lớp mình nhận dạy, cô chỉ dặn đơn giản vài câu “Lớp học được nhưng hơi quậy, em phải nghiêm khắc vào!”

Hiện tại tôi đang phải đối mặt với việc học sinh không học bài cũ, làm bài tập qua loa và đặc biệt là vô cùng ồn ào lúc tôi đang giảng. Tôi không muốn để tình trạng này diễn ra, lại không biết giải quyết thế nào, nếu mới chỉ dạy vài ngày đã đi tìm cô chủ nhiệm của lớp thì thật không nên. Cuối cùng sau hai mươi phút cố gắng chịu đựng, tôi buông phấn, quay lại nhìn xuống lớp, ức chế nói:

- Cô sẽ không đề nghị với các em rằng nếu các em muốn học cô sẽ dạy, nếu không muốn học thì cô không dạy. Lớn rồi, phải tự có ý thức, học là trách nhiệm, chứ không phải dựa vào việc có hứng thú hay không. Cô chỉ nói một lần thôi, ở đây ai cũng có trách nhiệm của riêng mình, trách nhiệm của các em là học, và của cô là dạy, chúng ta phải thực hiện. Nếu em nào không muốn học, em có thể ra ngoài đợi tiết tiếp theo. Tất nhiên, cô sẽ ghi sổ đầu bài.

Cả lớp đang ồn ào, dần dần im bặt, ánh mắt ngạc nhiên lẫn bối rối nhìn tôi.

- Các em biết cô có cảm giác bất lực nhất là khi nào không? Là trước kỳ thi đại học 3 ngày ngồi khóc nức nở, vì cô thấy mình yếu kém, muốn học nhiều thêm nữa cũng học không nổi, muốn không học nữa lại không yên tâm. Cứ tự trách mình lười nhác, không chịu học sớm hơn.

- Sẽ có vài em cười khinh khỉnh bảo rằng mình không cần học đại học nên không cần cố gắng. Các em sai rồi, đang đi học mà không cố gắng học, vậy thì các em không cần học nữa. Chưa nói đến việc bây giờ Bộ giáo dục thay đổi cách thức thi liên tục, không chỉ riêng môn Lý, kể cả các môn khác, lơ là như mấy em bây giờ, đừng nói đến đại học, ngồi mà tự hỏi mình có qua được tốt nghiệp không?

- Còn mười lăm phút nữa, hôm nay cô cũng không dạy nữa, các em có thể nói chuyện hoặc học bài môn khác. Hôm sau cô dạy tiếp.

Nói rồi, tôi tháo kính đặt lên bàn, lẳng lặng bỏ ra ngoài hành lang.

Trường cũ kiêm trường tôi đang dạy nằm trên một ngọn đồi nhỏ, thông bao quanh tứ phía. Vào mùa gió mạnh, tiếng thông reo nghe vi vu rất rõ.

Hồi còn đi học, tôi thích nhất là giờ ra chơi đi đến góc hành lang vắng nghe tiếng thông reo. Thế mà ngay bây giờ, trong không gian yên lặng, tôi lại chẳng có đầu óc nào mà thưởng thức thú vui này được. Hôm nay phải mặc áo dài, vải tương đối mỏng, mỗi lần gió thốc vào tôi lại lạnh buốt hết cả người. Vốn đang bực bội sẵn, giờ càng khó chịu hơn.

Nhìn đồng hồ, chỉ còn ba phút nữa là hết tiết, tôi quay vô lớp xếp gọn giáo án vào giỏ, nhìn lướt đám học trò một lượt, trước khi ra về chỉ nhẹ nhàng nói một câu:

- Các em… tự quản.

***

Phía xa, ở bãi xe của trường có hai người đang đứng. Một là cô hiệu trưởng, người còn lại thì không xác định. Nhìn từ đằng sau, dáng người này thẳng tắp, cao cao, mình mặc chiếc măng-tô màu xám, bên vai đeo chiếc cặp táp màu đen.

Cô hiệu trưởng thấy tôi bước đến liền ngưng nói chuyện với người kia, nhìn tôi cười hỏi:

- Thư, hết tiết rồi hả em?

Người kia nghe vậy lập tức quay lại, nhìn tôi hơi kỳ quặc, thấy tôi đang nhìn thì lịch sự gật đầu một cái.

- Dạ, hết tiết. Em về luôn cô.

Tôi trả lời cô hiệu trưởng, lơ luôn anh ta.

- Ừ, về đi em.

Sau khi yên vị trong phòng rồi tôi vẫn thấy không thông. Người kia xuất hiện ở trường tôi, cạnh cô hiệu trưởng, vậy là sao?

Thật lùng bùng.

Dạo này trường tôi đang có tranh chấp đất đai với hộ dân bên cạnh, hy vọng anh ta chỉ liên quan đến vụ này thôi. Nếu anh ta có dây mơ rễ má gì với cô hiệu trưởng thì thật là khó ở. Dù điều đó chả liên quan gì đến tôi cả, nhưng thà không biết thì thôi, biết rồi tự dưng thấy đầu óc mình bị trở nên phức tạp.

Tôi uể oải nhìn quanh phòng mình một lượt, cuối cùng đứng dậy bật tivi, xem tivi mới làm tâm hồn hỗn loạn của tôi bình tâm được.
Chỉ là, tiếng của nó, thật dễ chịu, thật bình yên, giống như… đang ở nhà.
 

Nhạc Vũ

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
1/2/18
Bài viết
65
Gạo
29,0
Chương 3: Nếu chỉ đi ngang đời nhau, xin đừng để lại cho nhau thương nhớ.

Nếu có ai hỏi cuộc sống xa gia đình có khó khăn không? Tôi sẽ kiên quyết trả lời là không. Bởi vì chẳng qua cái xa tôi phải chịu chỉ là một tiếng đi xe hứng nắng gió, bụi đường. Nhiều hôm mệt mỏi quá, tôi vẫn có thể liều mạng chạy xe qua đèo để về nhà lúc nửa đêm. Ban đầu bố mẹ tôi còn hoảng hốt, la toáng lên, dần dà thấy quen, họ chả thèm đếm xỉa tới tôi nữa.

Nhưng mà xa nhà, tủi thân nhất là mỗi khi bị bệnh. Người mệt nhoài mà vẫn phải tự mình lết đi mua thuốc, thèm tô cháo thịt cũng không thể tỉnh táo để nấu cho nên.

Hai ngày nay tôi bị cảm nặng, uống thuốc có khỏe hơn nhưng giọng vẫn khàn đặc, nhiều khi nói chẳng ra hơi. Khó chịu nhất là phải dạy trong tình trạng này.

Hôm nay là sinh nhật tôi, dù người có chút uể oải nhưng tinh thần cũng không đến nỗi tệ. Tôi vào lớp, vui vẻ cất giọng vịt đực của mình lên nói:

- Hôm nay ngày mười bốn tháng mười một, số thứ tự mười một với mười bốn lên bảng nhé! Lâm, Nam, mời hai em.

Cả lớp phía dưới cười tủm tỉm nhìn hai cậu trò nhỏ nhăn nhó đi lên. Tôi cũng buồn cười.

Hồi xưa đi học, cô dạy Lý toàn gọi chúng tôi trả bài theo cách này. Một thời gian lớp tôi quen cách của cô, học bài đối phó, xem ngày nào số nào rồi phân công nhau học. Chằng ngờ cô đổi cách thức, mang thứ ngày đi cộng trừ nhân chia các kiểu, về sau tụi tôi sợ quá, phần ai nấy học chả dám bày trò nữa.

Tôi viết đề kiểm tra bài cũ lên bảng rồi lại quay về ghế, ngồi kiểm tra vở học sinh.

Hoàng Minh Lâm - em học sinh này khá điển trai, tương đối thông minh, nhưng lại hơi lười. Lần nào tôi đột xuất kiểm tra vở đều không thấy làm bài tập, mỗi lần như thế tôi lại bắt chép phạt hai mươi trang giấy.

Đối với học sinh cấp ba, roi đòn hay mắng nhiếc tương đối vô dụng, có khi còn phản tác dụng, đặc biệt là nam sinh. Ở lứa tuổi này, phần lớn các em rất ham chơi lại khó nghe lời. Vì thế hình thức phạt dày vò nhất là chép phạt, chép phạt vừa tốn thời gian vừa gây mất bình tĩnh thế nên rất hiệu quả. Lâm là ví dụ điển hình rõ rệt. Vở bài học, bài tập đã chịu ghi chép dù hơi nghuệch ngoạc, với tôi vậy là đủ.

Phan Hoàng Nam - học sinh ba có điển hình. Có đi học, có ngủ gật, có người yêu. Em này tương đối luộm thuộm, áo trắng không đóng thùng, giày quai hậu không chịu đeo quai. Thế mà vở lại rất đẹp, bao bọc cẩn thận, chữ viết trong tập toàn là nét của con gái, vậy nên tôi chỉ có thể suy ra là cậu chàng có người yêu. Là ai thì tôi chưa rõ, cần quan sát nhiều hơn.

- Nam, lần sau còn nhờ người yêu chép bài là cô cho chép phạt đấy nhé!

- Dạ…

Phía dưới, mấy đứa trò nhỏ cười phá lên. Tôi thích không khí này, rất vui và gần gũi.

Sau khi nhận xét vài câu rồi cho điểm, họng tôi càng khó chịu hơn, giọng nói thều thào không còn nghe rõ chữ nữa. Lúc này tôi chỉ muốn nằm bẹp dí trên giường, ngậm kẹo cay. Rốt cuộc, tôi đành chép bài lên bảng rồi hôm sau giảng lại.

Tôi chỉ dạy một lớp, ba buổi. Thật may, hôm nay tôi dạy một tiết, sau khi hết giờ có thể ngay lập tức ra về.

Khi từ lớp học đi ngang qua khu hiệu bộ để ra bãi xe, tôi lại bắt gặp cô hiệu trưởng và một người từ cửa đi vào. Như thường lệ, tôi lên tiếng chào cô rồi tiếp tục đi thằng, nào ngờ mới đi qua được vài bước cô đã kêu tôi quay lại:

- Em hết tiết rồi giờ có rãnh không?

- Dạ.

- Vậy em dẫn khách vô phòng cô được không? Cô phải lên Sở họp gấp, xe đang chờ ở ngoài.

- Dạ dạ, cô đi nhanh cho kịp.

- Em vào phòng đợi chị tí nha. Họp nhanh thôi. - Cô nói với người kia.

Cô hiệu trưởng đi rồi người kia mới gật đầu chào tôi. Tôi tiếp tục… lơ anh ta, lẳng lặng đi trước dẫn đường. Người ta bảo oan gia ngõ hẹp chớ có sai.

Sau khi đưa anh ta đến nơi cần đến, tôi định bụng chuồn lẹ. Nhưng nghĩ cho kỹ mới thấy, khách của cô, cô nhờ mình, công ăn việc làm của mình trong tay cô. Bạn thân tôi có bảo, làm người phải biết thức thời, kẻ thức thời là trang tuấn kiệt. Tôi là trang tuấn kiệt.

Anh ta vào phòng, tôi cũng theo sau, rót nước, mời trà. Trước khi đi ra, tôi miễn cưỡng nhìn anh ta nói:

- Tôi ngồi ở phòng giáo vụ ngay bên cạnh, có việc gì anh qua đó tìm tôi.

- Ồ! Cảm ơn.

Tôi vừa đi khỏi liền nghe anh ta nói chuyện điện thoại:

- Alo, Quân nghe…

Tên Quân, thì ra là Quân.

Tôi đặc biệt nhạy cảm với những cái tên.

Thời đại học, lớp tôi có một cậu bạn tên Tùng, người đó kiêu căng hống hách, nói chuyện như bà nội người ta, từ đó tôi chả cảm tình gì với những người có tên này. Ngược lại, có những người tôi chưa quen biết, nhưng nghe tên lại thấy dễ mến, đáng tin. Ví dụ như tên Thu hoặc tên Tuyền, những người này làm thủ quỷ hay thu ngân thì rất hợp.

Còn tên Quân… Những người tên Quân trong hình dung của tôi thường đẹp trai, nói nhiều và năng động, nói chung là thuộc dạng ưu tú. Và mấy người ưu tú này cũng thường chơi với những người ưu tú tương tự, tên Khôi chẳng hạn.

Mang những thứ trên ra đối chiếu, đẹp trai - người này… tạm được, nói nhiều - tất nhiên rồi, nghề của anh ta mà không xài miệng thì e rằng đến chức năng nhai của miệng cũng không còn, năng động - hoàn toàn không năng động, nhìn cách ăn mặc là biết kiểu tính cách của anh ta. So với lần trước gặp ngoài bãi xe, điểm khác biệt duy nhất tôi thấy ở anh ta là chiếc măng tô màu xám được thay bằng chiếc măng tô màu đen, hết. Kiểu người nguyên tắc, khuôn khổ và nhàm chán.

Lúc tôi đang tập trung vào những nghiên cứu mang tầm vi mô của mình thì tiếng gõ cửa vang lên, nhìn ra thì thấy anh ta ở đấy, mắt hơi híp lại, không rõ là đang cười hay đang nheo mắt nhìn tôi, nói:

- Xin lỗi cho anh hỏi mật khẩu wifi trường mình?

Tôi gật đầu thay cho câu trả lời, lôi giấy bút viết ra cho anh ta một dòng pass.

Năm phút sau, vẫn khuôn mặt đó, vẫn đôi mắt híp, tiếp tục quay lại tìm tôi:

- Có thể in dùm anh một số giấy tờ cho cô hiệu trưởng không?

- Anh đợi một chút, để… đi tìm cô văn thư in cho anh.

- Hả? Em nói gì?

Giọng tôi khàn đặc, nói một câu chữ được chữ mất, tôi khó chịu, cố gằn giọng nói cho rõ:

- Đợi một chút…

Không đợi anh ta phản ứng, tôi ra khỏi phòng giáo vụ đi tìm cô văn thư, lòng vòng một hồi mới tìm được. Cô đang ngồi ăn xoài, buôn dưa lê trong phòng kế toán. Trao đổi một lúc qua giấy cô mới hiểu hết việc tôi nói. Xong xuôi, tôi nhờ cô tiếp dùm anh ta. Hiện tại, tôi thực sự đang rất mệt và chỉ muốn ra về.

Không ít lần lúc đi trên đường, lúc vào chợ hay ngồi ở quán cafe, nếu bất chợt trông thấy một anh chàng đẹp trai nào đó, tôi sẽ ngay lập tức tưởng tượng ra cảnh anh ta theo đuổi mình, hẹn hò với mình, rồi kết hôn, sinh con đẻ cái, chung sống đến đầu bạc răng long. Nhưng thề với ông trời, chưa bao giờ tôi nhìn tên luật sư kia mà tưởng tượng được. Thực ra mà nói, tôi không hẳn ghét anh ta, nhưng cũng không có cảm tình. Ông trời muốn có ghép cặp, cũng không cách nào ghép nổi.

Mà có khi trong lúc tôi đang tự mình đa tình thế này, anh ta lại đang ôm một vợ ba con, gia đình hạnh phúc ấy chứ. Ha ha.

***

Tôi thích nhất là tháng mười một.

Thành phố nhỏ tháng mười một nắng hanh hao lả lướt, cùng với màu vàng tươi của những vạt dã quỳ rực rỡ, bao nhiêu đấy thu vào tầm mắt mà đủ để lòng háo hức yêu đời.

Mùa này, nếu đi qua những cung đường núi nối liền thánh phố và các huyện sẽ thấy nhiều hoa quỳ nhất. Những bông hoa vàng ẩn hiện, nhấp nhô bên vực núi, có khi lại chạy thành dải thật dài ven con đường đèo. Thân hoa dại nhanh nở chóng tàn, nhưng lại mang đến cho người ta thấy sức sống mạnh mẽ, an nhiên. Nếu ai chưa từng trông thấy hẳn sẽ chưa từng biết niềm hân hoan thực sự là gì.

Sinh nhật tôi vào một ngày đẹp trời như thế, bao nhiêu mệt mỏi và suy nghĩ vẩn vơ cũng trôi đi đâu mất hút.

Ba giờ chiều, tôi mang cái họng còn đau rát cùng tháng lương đầu tiên ra khỏi nhà. Tôi hẹn gặp Như ở quán bánh canh chả cá gần đài truyền hình.

Như là cô bạn thân của tôi, nó đi du lịch với người yêu mới về ít bữa. Bạn thân đúng nghĩa thân ai nấy lo. Từ ngày có bồ, lâu lâu nó mới thí cho tôi được một cuộc điện thoại, lâu lâu lại thí cho một buổi ăn chơi. Nếu không, muốn gặp được nó, tôi phải ngồi cầu trời ba ngày ba đêm, cầu cho bồ nó có công tác đột xuất, lúc ấy nó mới “tự dưng” gọi điện, nhờ tôi làm vài cuốc xe ôm.

Đứa bạn này của tôi là tiểu thư con nhà giàu, lại là con một, cho nên lúc nó đi học xa nhà, ba mẹ khóc mấy tháng trời. Nó học xong không chịu về nhà ba mẹ lại khóc thêm mấy tháng trời. Nó có người yêu ở phố ba mẹ lại khóc thêm mấy tháng nữa. Đúng là, ba mẹ nhà người ta.

Tôi nghĩ, cả thế giới này chắc chả mấy ai được như ba mẹ nó. Lần đầu tiên nó tập xe bị té trầy chân, ba mẹ nó sợ con hư hao nội thất liền ra thánh chỉ tuyệt đối không được tập xe nữa. Từ đó nó tạo công ăn việc làm cho tôi hành nghề xe ôm, nó có bồ, tôi thất nghiệp, bồ nó lâu lâu bỏ việc, tôi có nghiệp, rồi lại thất nghiệp.

Hai đứa tôi lâu rồi mới gặp, cứ thế lê la từ quán này đến quán nọ, nói từ chuyện này đến chuyện kia. Tôi đang đau họng, giọng thều thào, nói dăm ba câu nó lại lăn ra cười khanh khách, cuối cùng nói hết nổi, hai đứa mở Zalo lên, nói chuyện câm.

- Bà để ý người ta vậy có lẽ nào không thích người ta.

Tôi đánh vào đùi nó cái đét, trợn mắt đe dọa:

- Coi chừng tui bẻ răng đấy, phán lung tung.

- Không phải thì thôi, làm thấy ghê. Lỡ người ta thích bà thì sao?

- Có thể xem xét.

- Xem xét gì?

- Xem xét xác suất chuyện viễn vông đó xảy ra có lớn hơn xác suất tung được đồng xu mặt ngữa không.

- Chó điên!

Như đánh lại vào đùi tôi hai cái, cười ngặt nghẽo.

- Hay qua phòng tui ngủ đi, mai mình đi ăn bánh mì xíu mại Hoàng Diệu.

Nó ngưng chat, quay qua nhìn tôi cười điêu, nói giọng nhão nhoẹt:

- Tui bảo gấu tui qua đón rồi. Bữa khác đi, ha.

Tôi liếc xéo nó một cái, ngao ngán thở dài. Cuộc đời này, nuôi một đứa bạn thân, ắt có ngày ôm hận.

Trung thành nhất với mình chỉ có cái tivi. Bật lên là nói, bấm một cái sẽ liền chuyển kênh.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Nhạc Vũ

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
1/2/18
Bài viết
65
Gạo
29,0
Chương 4. Thời gian là thứ dễ bỏ quên.

Đầu đông, nhiệt độ dần xuống thấp hơn, giữa trưa sương vẫn chưa tàn hẳn.

Ở khu trung tâm thành phố, mọi người đang tất bật trang hoàng, chuẩn bị cho lễ hội hoa sắp tới, cũng chẳng còn bao lâu nữa là tới ngày khai mạc. Mùa lễ hội, mọi cung đường đều được trồng lại toàn hoa mới, hoa còn được trồng trong giỏ treo lên cao, từ đầu đèo hướng vô thành phố đã thấy ngàn hoa rực rỡ sắc màu.

Dịp này cũng vừa gần cuối năm, tôi bận nhiều việc trên trường đến nổi chẳng có thời gian mơ mộng. Học sinh đang mùa thi cử, tôi vừa giúp coi thi vừa ghi sổ điểm, lại giúp thêm việc bên đoàn hội, tất bật cả tháng trời.

Thời gian là thứ dễ bỏ quên, chỉ lơ một nhịp thôi khi chợt nhớ ra thì đã xa tít tắp. Chớp mắt đã đến No-en. Ngày hai tư lại vừa khéo rơi vào chủ nhật. Buổi sáng, tôi dậy sớm, hãm một bình trà táo, ngồi co ro trước tivi, nhâm nhi cho bằng hết bình trà ấy, sau đó ra khỏi nhà.

Chỉ mới sáu giờ sáng, ngoài đường đã đông nghẹt người. Mùa này, khách du lịch từ khắp nơi đổ về, thoáng chốc sự êm đềm yên ả của phố núi đột nhiên bị náo nhiệt vội vã che đi.

Lúc tôi đến quán bánh mì xíu mại đã thấy quán chật kín người. Tôi tìm một góc trống, đứng đợi có bàn để ngồi vào. Khoảng mười phút sau, thấy hai vị khách du lịch đang ngồi trước mặt đứng dậy, tôi nhanh chân ngồi vào thế chỗ. Vừa lúc đó ở ghế đối diện cũng có một người ngồi xuống. Tôi đang hạnh phúc vì xí được chỗ, miệng cười toe toét ngẩng lên nhìn người nọ. Nhìn rồi đầu nổ đùng một tiếng.

Oan gia, quả là oan gia.

Đã gần một tháng rưỡi kể từ hôm ở trường tôi mới gặp lại người này. Hôm nay anh ta hơi khác, không mặc chiếc áo măng tô dài thụng kia, không mang cặp táp theo bên vai, thay vào đó là áo len cao cổ và áo nỉ khoác ngoài. Chắc do hôm nay trời lạnh quá, hai tai, bàn tay và mũi anh ta đều đỏ ửng lên, hơi thở từ miệng bay ra trông như khói.

Rất nhanh, chú phụ bàn chạy đến đứng bên cạnh, tôi dời mắt, nhìn chú vui vẻ nói:

- Dạ cho con chén nhiều xíu mại, nhiều bì.

Chú gật đầu, quay qua nhìn người kia, ý hỏi anh ta muốn ăn gì.

- Con lấy chén xíu mại. không bì.

Chú phụ bếp đi rồi, tôi và người kia đều một mực im lặng ra vẻ không quen biết.

Tự dưng có một tên đàn ông ngồi đối diện mình, tôi hơi sượng, tay thò vô túi áo lấy điện thoại mới nhớ ra mình không mang theo. Bây giờ không có gì giải sượng, người tôi cứ thấy ngứa ngáy khắp nơi. Mắt giả bộ nhìn chăm chăm lọ tương trước mặt, ra chiều đang nghiên cứu điều gì thâm sâu lắm.

Tôi không phải đang làm bộ yểu điệu gì, nhưng trước nay ngồi ăn với con trai đã hiếm đừng nói là ngồi riêng thế này. Nếu như là xa lạ, chuyện này cũng tương đối bình thường. Đằng này tôi với người kia không xa lạ, lại cái kiểu quen không quen, lạ không lạ, như uống nước đường pha thêm chút muối ấy, kỳ không tả được.

Cũng may là sau khi bánh mì được đưa lên, tôi dời hết tâm trí vào khay đồ ăn trước mặt, tay thoăn thoắt làm việc.

Bánh mì nóng giòn tan, chấm vào chén xíu mại đã dằm nát, kèm miếng bì heo beo béo đưa vào miệng, vị ngon mười trên mười làm tôi thấy tâm hồn mình như đang bắn pháo hoa đùng đùng. Tôi chăm chú ăn quên cả sự phiền não lúc nãy, ăn hết một ổ lại gọi thêm một ổ, cuối cùng uống thêm một ly sữa đậu nành.

Người kia chỉ ăn một ổ bánh mì, uống hai ly trà ấm, vậy mà lúc tôi ăn xong anh ta cũng mới xong. Thấy tôi định kêu tính tiền, anh ta liền lên tiếng trước. Chú phụ quán chạy đến, nhìn bàn một lượt, nhẩm nhẩm trong đầu, rồi nói:

- Bốn chục hai đứa.

- Dạ, tụi con đi riêng chú, tính riêng… ơ…

Tôi còn chưa kịp nói xong đã thấy anh ta đưa tiền trả. Tôi bụng no, não chậm, ú ớ hết cả phút mới thông, lúc này nhanh tay chìa tiền ra trước mặt anh ta.

- Trả lại anh.

Anh ta mặt tỉnh rụi, đứng dậy nhìn tôi, mắt híp lại.

- Anh mời.

- Hớ!

Nói xong, anh ta gật đầu chào tôi một cái rồi đi luôn.

Tôi bật dậy, đuổi theo.

Xe tôi vừa ra đến đầu đường đã thấy xe anh ta chạy xa mất dạng, tay tôi cứ vô thức tăng ga đuổi theo sau. Đi được một đoạn đã không thấy bóng dáng người kia đâu nữa, tâm trạng tôi khó hiểu xem lẫn tò mò, bản thân cũng không hiểu mình đi theo xa như thế để làm gì.

***

Thứ hai, tôi mang khuôn mặt sung húp lên trường. Cả tiết chào cờ ngồi ngủ gà ngủ gục, mắt mở mãi không lên.

Tối qua nhân dịp No-en, tôi nằm ì trong phòng cày hết bốn phần phim Ở nhà một mình, sau đó tiếp tục xem thêm mấy bộ phim có đề tài giáng sinh.

Bước vào lớp trong tình trạng không tỉnh táo cho lắm, tôi nín cười nhìn mấy đứa trò nhỏ, đứa nào đứa nấy mắt thâm sì, dáng vẻ lơ ngơ. Lúc thấy tôi giở sổ đầu bài, trông tụi nó có vẻ bồn chồn lo lắng.

- Kiểm tra miệng nha mấy đứa?

- Không cô…

Một lớp ba mươi đứa đồng thanh lên tiếng, giọng ngân dài, tha thiết van xin:

- Không cô…

- Hôm qua đi chơi chứ gì?

- Dạ.

- Vui không?

- Vui lắm cô.

- Nam có rủ bạn gái đi cùng không em?

Cả lớp cười phá lên, đứa ngượng nghịu gãi đầu, đứa loi nhoi chọc bạn:

- Có cô, có cô. Nó sống cơ hội lắm.

- Được rồi, im lặng. Hôm nay miễn kiểm tra, hôm sau kiểm tra giấy cả lớp. Giờ học tiếp.

Mười lăm phút cuối tiết dạy, tôi để lớp ngồi làm bài tập còn mình đứng yên trên bục giảng, cơn buồn ngủ vẫn mập mờ vây quanh. Tôi nhìn lướt học trò một lượt, mắt vô tình dừng lại ở góc Nam ngồi. Cậu trò nhỏ đang tập trung nhìn vào vở, một tay hí hoáy viết, tay còn lại vọc tóc cô bạn ngồi trên. Chắc hai đứa đang quen nhau.

Tình cảm ở lứa tuổi này rất đơn sơ. Những rung động ngọt ngào, những cái nắm tay bẽn lẽn, là thích rất nhiều nhưng chưa hẳn là yêu. Cứ thế trao nhau những suy nghĩ trong sáng, chân thành nhất.

Khoảng thời gian đó, tôi cũng là một cô học trò nhỏ, chỉ biết đi học nỗ lực học, về nhà nỗ lực làm con ngoan. Hồi ấy ở trong lớp, tôi tương đối mờ nhạt, là kiểu học sinh bình thường điển hình. Mỗi năm trường tổ chức văn nghệ, tôi sẽ ngồi run rẩy thầm mong mình được chọn vô đội múa. Thỉnh thoảng nhìn nhóm bạn nữ nổi trội trong lớp tụm ba tụm bảy, tôi cũng muốn được nhập hội chung. Tôi đã sống cuộc đời bình thường như thế.

Quãng thời gian đó tôi còn thích một cậu bạn cùng bàn tên Nam, Nam học không giỏi, Nam hơi luộm thuộm, nhưng tôi lại thích Nam. Thích lúc Nam hích tay tôi, mắt cười híp híp nịnh tôi chép bài, lúc Nam hơi nhích người về phía tôi, nhờ tôi trông chừng cô cho cậu ngủ gật. Và thích nhất lúc Nam chơi bóng chuyền, cậu đứng trong sân đánh bóng, người mướt mồ hôi, từng cử chỉ nhỏ bừng lên nhiệt huyết tuổi thanh xuân. Mỗi lần được nhìn khuôn mặt ấy, tim tôi cứ không ngừng lỗi nhịp, nhiều khi hạnh phúc không tìm được lý do.

Chắc vì mảng ký ức này mà tôi để ý cậu học sinh tên Nam nhiều hơn một tí, có chút cảm tình, có chút thiên vị. Tôi tự cười thầm mình. Ngày đi học, tôi chúa ghét việc giáo viên thiên vị học sinh, bây giờ tôi chính là vị giáo viên như thế.

***

No-en mới qua, chỉ mấy hôm sau là hết năm Dương lịch. Lễ hội hoa cũng đã khai mạc được hai hôm. Chương trình lễ hội diễn ra xuyên suốt ở nhiều nơi trên thành phố, nếu ra đường dịp này, mọi người sẽ chỉ có hai từ để cảm thán là “đẹp” và “đẹp”, thế thôi.

Đêm ba mốt, sau bao ngày thành tâm cầu khấn không thành, tôi đành một mình lủi thủi lết bộ ra bờ hồ đợi xem pháo hoa. Có bạn có bồ như nuôi giun trong bụng, chả được tích sự gì.

Mười một rưỡi đêm, một vòng bờ hồ đều đã chật kín người. Từ ven hồ tràn ra cả lòng đường sang đến tận lề đường phía bên kia, người đứng, người ngồi san sát. Khó khăn lắm tôi mới luồn lách được giữa dòng người, cuối cùng tìm thấy một chỗ tương đối đẹp, hai chân tôi đứng vững giữ chỗ, quyết không để người ta xô đẩy mình.

Đúng không giờ, pháo hoa được đặt ở hai điểm khác nhau đều được bắn lên. Giữa bầu trời đêm tĩnh mịch, lấp lánh sao, pháo hoa nuối đuôi nhau bung nở đầy màu sắc, sáng rực cả một vùng. Dưới mặt hồ, nhiều hình ảnh khác nhau của pháo hoa trên trời kia in xuống, theo từng sóng nước dập dềnh loang ra.

Tám năm trước, chính là lúc như lúc này, tôi và Nam cũng đứng tại đây ngắm pháo hoa nở rộ, cậu cho tôi mượn bao tay của cậu để cứu lấy đôi bàn tay lạnh cứng của tôi. Ngày đó chúng tôi vừa gần gũi vừa xa cách, chỉ âm thầm đối xử tốt với nhau. Cho đến bây giờ, mỗi lần nhìn thấy pháo hoa trên ti vi, mỗi lần trực tiếp xem pháo hoa tôi đều nhớ khuôn mặt và đôi mắt cười của cậu.

Sau màn bắn pháo hoa kéo dài mười lăm phúy, đám đông từ từ tản ra. Bỗng dưng tôi thấy buồn hoang hoải, như có thứ gì đó trong tay mới vừa vuột mất đi. Tôi trở về, lôi ra mấy lon bia cất sâu trong góc tủ từ lâu, quyết định đêm nay uống hết.

Tôi là kiểu người không mấy lạc quan, nếu có chuyện buồn sẽ rầu rĩ suốt mấy ngày, nếu gặp chuyện không may sẽ ấm ức trách ông trời bất công, nếu đang mệt mỏi sẽ dễ trở nên cáu kình, đại loại là kiểu người như thế. Trải qua nhiều chuyện, đi nhiều, thấy nhiều, bây giờ tôi đã biết cách tiết chế mình hơn, mỗi lần thấy bản thân không ổn sẽ cố gắng tách biệt mình, qua mấy ngày bản thân sẽ tự bình tĩnh hơn.

Hiện tại, nỗi buồn của tôi đang dần tan ra trong men bia, cả người tôi mềm nhũn và đầu óc thì chuếnh choáng, trong đầu cứ vọng đi vọng lại câu hỏi mà hàng ngàn lần tôi đã tự hỏi mình. Liệu, Nam có đã từng thích tôi?
 

Nhạc Vũ

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
1/2/18
Bài viết
65
Gạo
29,0
Chương 5. Hạnh phúc để dành.

Đã gần ba tháng kể từ ngày đầu tôi đi dạy.

Gần đây dù thời tiết đã dần ấm lên nhưng về đêm vẫn lạnh. Mấy hôm trước trong lúc ngủ, tôi lại sơ sẩy để lộ chân ra khỏi mền, sáng dậy liền bị cảm. Lần cảm này so với những lần trước hình như có phần nặng hơn. Dù đã uống thuốc nhưng hôm nay bệnh của tôi càng trở nặng, mũi nghẹt đặc và họng đau rát, ăn vào vài lát bánh mì cũng bị nôn ra.

Tám giờ, tôi mệt mỏi ra khỏi nhà. Cô hiệu trưởng vừa gọi điện thoại nhắc tôi lên trường ký tiếp hợp đồng.

Nhờ cô Nga xin nghỉ đến hết năm học, tôi được kéo dài thời hạn dạy thêm vài tháng. Hợp đồng mới của tôi chỉ khác lần trước phần ngày tháng, cho nên rất nhanh chóng, tôi chỉ mất mười lăm phút đi xe lên trường và hai phút ba mươi giây cho việc hoàn tất nó.

Hôm nay là thứ sáu, tôi không có tiết dạy, sau khi ký hợp đồng liền về luôn. Lúc về đi ngang qua phòng hiệu trưởng, tôi thấy cô và vị khách thường xuyên của cô ngồi ở trong.

Tôi không rõ về kiện tụng lắm nên mỗi lần thấy anh ta, trong đầu luôn không khỏi thắc mắc, chuyện đất đai có gì mà phức tạp đến thế? Đất anh anh xài, đất tôi tôi xài, lẽ nào sai rành rành ra đấy mà vẫn gân cổ lên cãi được.

Nhưng mà đó là chuyện người ta, còn tôi hiện giờ đang phải đối mặt với sự hành hạ của cơn cảm cúm. Chẳng biết từ lúc nào chân tay tôi trở nên bủn rủn, đầu óc choáng váng và hai tai chỉ nghe ù ù.

Nhìn mấy liều thuốc và chai nước treo trên xe ban nãy vừa mua, tôi chẳng nghĩ nhiều liền uống một liều. Tôi tưởng ổn, nào ngờ lúc đang dắt xe, cổ họng tôi nhờn nhợn, mấy viên thuốc vừa uống muốn trào ngược lên trên. Tôi vội buông xe chạy về hướng gốc cây bên cạnh, cúi rạp người nôn thốc ra, dịch nhờn từ dạ dày dội ngược lên cổ họng, tanh nồng, dạ dày quặn thắt từng cơn.

Nôn xong, tôi đứng dậy, quay người đưa lưng dựa vào gốc cây, toàn thân không còn tí sức lực. Sau một hồi cứ đứng tại chỗ mà thở dốc, tôi mới để ý ngón chân mình hơi đau. Nhìn xuống thì thấy máu me be bét cả, móng ở ngón cái bàn chân phải đã bị bung ra gần hết, chỉ còn dính tí thịt treo lủng lắng. Miệng tôi chua lét, lại nôn khan thêm phen nữa.

Quá mệt mỏi, tôi cố gắng bước cẩn thận trở về nhà xe. Vì mắt cứ mải để ý ngón chân nên lúc ngẩng đầu lên mới nhận ra có người đang nhìn mình. Thấy gương mặt tôi tái nhợt, anh ta vội chạy đến.

- Bị sao vậy?

- A, không có gì.

Tôi trả lời qua loa, toan đi đến dắt xe của mình. Anh ta nghiêng người đi theo, mắt nhìn chằm chằm vào chân tôi.

- Anh thấy em đứng nôn đằng kia… Còn móng chân bị bong ra kìa, coi chừng bị nhiễm trùng uốn ván.

Tôi cười trừ, hơi thở ngắt quãng, nói:

- Xin lỗi… nhưng mà giờ anh… rãnh không ?

- …

- Nhờ anh chở… em qua bệnh viện được không?

Lời tôi vừa dứt, anh ta không do dự liền gật đầu, tiếp đó nhẹ nhàng tiến đến dìu tôi.

***

Lần cuối cùng tôi lên tiếng nhờ ai đó đã là từ năm hai đại học. Lần ấy tôi có nhờ cô bạn gần nhà mang lên ít đồ mẹ gửi, sau đó vì bận rộn quá mà quên không đi lấy. Mấy hôm sau, bạn mang thùng đồ qua phòng tôi, đập cửa rầm rầm:

- Đã mang lên cho rồi còn không qua lấy, hành người ta phải mang đến tận nơi, ai mà rãnh chứ. Phòng tớ đã chật chội lắm rồi…

Bạn về rồi tôi vừa áy náy vừa ấm ức, bởi rõ ràng là mình sai nhưng không phải mình cố tình làm như thế. Càng khó chịu hơn khi bị bạn nói xa xả vào mặt mà không chống chế được lấy một câu. Từ đó, trừ gia đình và người thân, dù có khó khăn thế nào đi chăng nữa tôi cũng cố gắng không nhờ vả hay phiền hà ai.

Nào ngờ phút này đây tôi lại nhờ một người lạ mà quen thế này.

Nếu nói rằng tôi không có ý gì với người này thì đó là nói dối. Sau buổi sáng No-en kia, mỗi lần đi qua khu hiệu bộ, tôi đều cố tình nhìn vào xem anh ta có trong phòng hiệu trưởng không, xem anh ta mặc gì, khuôn mặt có thay đổi gì không? Đối với người ưu tú như vậy, một cô gái bình thường đại chúng như tôi sao có thể không bị thu hút được.

Lâu lắm rồi tôi mới được ai đó chở sau xe, lâu lắm rồi tay mới không lạnh cứng vì vặn ga, lâu lắm rồi mắt mới được thư giản thay vì cứ nheo mắt nhìn đường.

Tôi kiệt sức, đầu đặt lên lưng anh ta, hai mắt nhắm nghiền. Sức khỏe của tôi vốn không tốt, hay bị bệnh vặt, trong một năm không đến xuể được bao nhiêu lần cảm cúm hay dị ứng. Vậy nên từ nhỏ bố mẹ đã luôn nhắc tôi phải bảo vệ sức khỏe của mình. Sau này sống xa nhà, tôi dần trở nên chểnh mảng, chả mấy quan tâm, tần suất bị bệnh dày đặc hơn.

Mỗi lần bệnh tôi đều không dám cho bố mẹ biết, càng không muốn phiền cô bạn đang bận yêu đương. Có lần thèm sự quan tâm quá, tôi bèn lên facebook đăng status, mới đăng xong lại xóa đi ngay, cứ sợ người khác đọc được sẽ nghĩ mình giả bộ, mà theo cách nói của dân mạng bây giờ chính là gieo “thính tàu” ấy.

Tôi nằm trên lưng người kia, đang lúc mơ màng, tay chợt có cảm giác bị ai đập nhẹ. Tôi ngẩng đầu dậy, rụt tay về.

- Đừng ngủ, té đấy!

Tôi ừm một tiếng, cố gắng giữ tỉnh táo, mở to mắt nhìn quanh.

Sang xuân rồi, hoa Ban Trắng đã nở trắng muốt hai bên đường. Nắng sóng sánh và mây trắng quẩn quanh, xốp tựa đôi ba chiếc kẹo bông gòn mềm mịn. Vùng trời trước mắt tôi yên ả vô cùng.

Đột nhiên tôi thấy mình xúc động, đột nhiên nước mắt rơi.

Tôi lại tủi thân rồi.

***

Tôi để xe trên trường mãi đến sang tuần. Thứ hai đi dạy, bệnh cảm của tôi đã đỡ nhiều, riêng ngón chân vẫn còn phải băng lại, vết bong chưa lành.

Tôi gõ cửa phòng cô hiệu trưởng, bước cà thọt vào xin nói chuyện với cô.

- Cô ơi…

- Ừ sao em? Sao chân lại băng bó thế kia?

- Dạ, em bị chân chống xe gạt vào.

- Ẩu quá đi. Bị hôm thứ sáu phải không? Cô thấy xe em để trong góc nhà xe từ hôm đó tới giờ.

- Dạ. À cô ơi, cô cho em xin số điện thoại anh Quân luật sư được không cô?

- À, ờ, được… Em có việc gì à.

- Dạ, họ hàng nhà em có chuyện kiện tụng, em định hỏi dùm thôi. Em cảm ơn cô.

Tôi vốn định kể rõ với cô lý do mình xin điện thoại nhưng rồi không kể. Tôi sợ dài dòng, sợ có gì đó làm cô sẽ đánh giá sai khác về tôi.

Nhớ về hôm đi bệnh viện tôi lại xấu hổ không chịu được. Lúc vào viện, tôi nằm bẹp trên giường cấp cứu, nước mắt nhòe nhoẹt, mặt mũi tèm lem, đợi cả buổi mới có người đến thăm khám cho mình. Vị bác sĩ già mặt lạnh hỏi bệnh xong thì viết một đống giấy, bắt tôi đi làm đủ thứ sinh thiết, xét nghiệm và chích ngừa uốn ván. Tôi khổ sở lê lết mấy chục vòng, đến gần giờ nghỉ buổi trưa mới mang đủ các phiếu kết quả trở về phòng thăm khám.

Vị bác sĩ kia nhận lại giấy rồi đeo kính mắt lên trông như thầy bói. Sau một hồi chăm chú nghiên cứu, ông đột nhiên nói:

- Mấy đứa thanh niên bây giờ, ỷ y còn trẻ, cứ để bệnh nặng mới chịu đi bệnh viện. Uống thuốc thì bữa bãi, ưng thì uống, ưng thì không.

- Sức đề kháng yếu đó, ăn uống đàng hoàng vào, uống thêm vitamin đi.

- Bị trào ngược thực quản, biết không?

Tôi đang cúi gằm mặt nghe chửi, chỉ dám lí nhí trả lời:

- Dạ không.

- Không biết?

- Dạ.

- Ăn vào có hay bị nôn không?

- Dạ có.

- Sao không đi khám?

- …

Tôi im lặng. Vị bác sĩ thở dài, vẻ bất lực.

- Bây giờ tôi kê thuốc uống. Cái ngón chân thì nhớ thay băng sạch sẽ, để khô ráo.

Ông ấy cứ thế tỉ mỉ dặn dò tôi cách uống thuốc, chế độ dinh dưỡng, cách phòng bệnh cảm… Tôi thở dài, đúng là khám dịch vụ có khác, đáng đồng tiền bát gạo.

Vị bác sĩ nói lâu đến nổi lúc tôi mơ mơ, tỉnh tỉnh, sắp ngủ gật mới nói xong. Câu cuối cùng ông nhắn lại là:

- Anh kia về nhớ nhắc nó. Nãy giờ tôi nói chả biết nó nghe gì không?

Cũng may anh ta ghi nhớ hết, trước khi đưa tôi về đã ghi lại cẩn thận rồi nhét lại vào bọc thuốc cho tôi.

Hôm đó anh ta chắc hẳn cũng thân tàn ma dại, bởi đã rất có tình người mà theo tôi đi khắp khắp bệnh viện. Lúc thì dìu tôi, lúc lại ngó nghiêng tìm phòng này kia. Còn chạy qua chạy lại đóng tiền dùm tôi.

Khi được chở về đến dưới nhà tôi cũng không nghĩ được nhiều, chỉ nói được mấy lần cảm ơn rồi lên phòng, chẳng mấy chốc nằm trên giường ngủ thiếp đi.

Giờ đã khỏi bệnh, tôi nghĩ mình nên cảm ơn anh ta lại thật đàng hoàng.
 

Nhạc Vũ

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
1/2/18
Bài viết
65
Gạo
29,0
Chương 6. Một khắc hoan ca.

Một ngày đầu tháng hai, tôi ngồi trong lớp, mắt nhìn học trò tập trung làm kiểm tra còn tâm trí thực ra đang ở một hành tinh nào đó ngoài hệ mặt trời.

Tháng trước, sau khi xin được số người kia, tôi suy nghĩ nát óc mà vẫn không tìm được hình thức cảm ơn nào phù hợp, thế là đành làm liều gọi đại, tùy cơ ứng biến. Gọi hai lần đều không có người nhấc máy, tôi thở phào nhẹ nhỏm, gửi qua cho anh ta một tin nhắn “Chào anh. Em là Thư. Cảm ơn anh hôm trước đưa em đi bệnh viện. Em gọi điện muốn mời anh đi ăn một bữa để cảm ơn mà chắc anh đang bận. Khi nào anh rãnh thì nói lại, em mời.”

Tin nhắn gửi đi, hình như mấy tiếng sau anh ta mới đọc, ngay sau đó liền gọi lại cho tôi. Tôi nhìn màn hình điện thoại đang nhấp nháy, cố tình không nghe máy, giả bộ như mình không biết. Chuông ngừng, qua mấy phút liền có tin nhắn đến “Không có gì. Không cần ăn uống gì đâu. Em khỏe lại chưa?”

Tôi chỉ đọc tin nhắn mà không trả lời, đến hôm nay lòng vẫn còn lấn cấn. Nếu tôi trả lời, những tin nhắn qua lại như thế sẽ tiếp tục nhiều hơn. Tôi không phải là người khéo léo, càng nói sẽ càng lộ ra cái không duyên. Tự dưng, tôi sợ anh ta biết mình là cô gái khô khan như thế.

Đám học trò thấy tôi thẩn thờ, tiếng trao đổi bài dần lớn hơn. Tôi hắng giọng, quắc mắt nhìn xuống răn đe. Yên lặng lập lại. Chúng vẫn đang âm thầm trao đổi bài. Có đứa mắt lấm lét, có đứa dùng tay ra hiệu, lại có đứa cầm phao hí hoáy tô đáp án. Tôi thấy hết, mỉm cười nhớ thời học sinh.

Học sinh thời nào mà chẳng thế này, thậm chí lớp tôi ngày trước còn lỳ lợm hơn. Trừ mấy môn tự luận, phần lớn bài kiểm tra trắc nghiệm, cả lớp đều đuợc điểm cao. Nếu cô dễ, đáp án sẽ được lớp phó viết ra giấy rồi chuyền đi một vòng quanh lớp. Nếu cô khó, đáp án được người đằng sau viết hờ lên lưng người đằng trước, kiên trì chỉ nhau làm hết cả bài trắc nghiệm. Cứ thế đoàn kết, giấu diếm cho nhau.

Làm giáo viên rồi tôi mới biết, thực ra ngày ấy thầy cô đã du di bỏ qua tất cả. Ngồi trên bục giảng, chỉ cần để ý hơn một ít, mỗi hành động nào của học trò cũng đều thu hết vào tầm mắt dù là hành động nhỏ.

Người giáo viên như tôi, trừ lúc coi thi học kỳ bị ban giám hiệu giám sát khắt khe, tôi không dám qua loa, còn những lúc kiểm tra mười lăn phút hay một tiết thế này, tôi thường bỏ qua những trao đổi nhỏ. Lớp tôi dạy có học lực đồng đều và thành tích khá tốt, điểm số thực so với việc trao đổi cũng chẳng chênh lệch nhiều. Ra đời, đi làm rồi tôi mới hiểu, những con điểm ấy thực ra chả có ý nghĩa gì. Còn các em, bây giờ đang sống vì điểm số và nhìn vào điểm số mà phấn đấu. Tôi nghĩ mình không nên quá khó với các em.

Hôm nay đã là tiết dạy cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết âm lịch. Thu bài xong, tôi cố tình nán lại một lát:

- Ăn Tết vui nha mấy đứa.

- Dạ!

- Vậy thôi ha.

Tôi đang định xách giỏ đi thì thấy mấy đứa nhỏ nhao nhao lên hỏi:

- Cô ơi, Tết tụi em đến nhà cô chơi nha?

- Cô về nhà dưới huyện, không có trên này đâu.

- Cô ở đâu tụi em xuống…

- Không được, xe cộ nguy hiểm lắm. Đợi ra Tết cô lên dẫn mấy đứa đi đạp xe đạp, chịu không?

- Chịu…

Tôi ra về. Niềm yêu đời, phấn chấn đột ngột tăng cao. Lâu rồi tinh thần mới tốt thế này. Tôi thường gánh vác những thứ tình cảm vô nghĩa, nhưng sự yêu mến nhận được này, tuyệt đối không vô nghĩa. Làm giáo viên, còn gì quý hơn điều đó nữa.

***

Gần Tết, gió mùa về mang theo cái lạnh hanh hao, những cây Mai anh đào đã nở hồng rực rỡ, không khí mùa xuân về ở khắp mọi nơi.

Chờ mãi, cuối cùng ngày mai tôi cũng được chính thức nghỉ Tết rồi. Nếu không phải tối nay còn tham gia tiệc Tất niên của trường thì sau buổi họp ban trưa tôi đã về nhà ngay.

Buổi chiều ngủ dậy, nhìn đồng hồ mới chỉ hơn ba giờ, tôi nằm lười không ra khỏi giường, tay mò mẫm tìm cái điều khiển bật tivi. Theo thói quen cứ bấm từ kênh đầu tiên đến hết, tôi bấm mấy liền lượt như thế mới dừng lại ở một chương trình thực tế Hàn Quốc tên Mẹ vắng nhà - ba là siêu nhân, tên gốc là Superman return. Mỗi lần xem chương trình này tôi đều tưởng tượng vài năm nữa mình sẽ có một ông chồng đẹp trai, sau đó sanh một đứa con xinh xắn, rồi cả gia đình cùng nhau sống hạnh phúc, thuận hòa.

Đang xem đến đoạn bố Ingook gọt táo cho con, tôi bỗng kích động, nhảy phắt xuống giường chạy đến tủ lạnh lấy quả táo với con dao, rồi ra ghế lười ngồi trước tivi. Tôi muốn tập gọt táo theo kiểu Hàn Quốc, kiểu gọt ngược từ ngoài vào trong.

Khó khăn lắm tôi mới gọt xong nửa quả thì… đứt tay. Tôi không phải đứa vụng về, trước giờ hiếm khi nào làm bếp mà bị thương. Nhưng đây là lần đầu gọt táo kiểu này, vì cầm dao không thoải mái nên chỉ hơi mạnh tay một tí liền không may làm dao sượt trúng tay trái đang cầm táo.

Tôi vội chạy vào nhà tắm, đưa tay đang chảy máu xuống dưới vòi nước. Ngón tay cái của tôi bị cắt vào sâu hoắm, giờ nước dội vào làm tôi buốt tận não, miệng không ngừng xuýt xoa. Xả một lúc cho sạch vết thương, tôi lại trở ra băng bó.

Vì vết cắt khá dài, băng cá nhân không che đi được hết miệng vết thương, tôi đành dùng bông gòn và băng gạc quấn lại. Ai mà nhìn thấy ngón tay bị quấn một cục của tôi chắc lại tưởng tôi bị thương nghiêm trọng lắm. Tôi đưa ngón tay lên sát mặt nhìn rồi thở dài, khi không lại làm trò vớ vẩn để giờ thương tích thế này.

Sáu giờ tối, tôi mang ngón tay khoa trương thương tích của mình đi ăn Tất niên. Trường tôi đặt tiệc ở một nhà hàng gần chợ, từ chỗ tôi đến đấy chỉ vài cây. Hôm nay lại là chủ nhật, chợ đêm chặn đường, tôi quyết định đi bộ. Vì dù có đi xe máy tôi vẫn phải gửi xe ở ngoài rồi đi bộ vào trong khu chợ, thế chẳng thà đi bộ luôn, chỉ mất thêm ít thời gian. Tuổi trẻ, cái gì cũng thiếu, chỉ không thiếu thời gian. Vậy nên dùng ít thời gian này đi bộ thể dục, tăng cường sức khỏe cũng không lãng phí.

Tôi đi bộ hết nửa tiếng thì đến nơi. Giáo viên và nhân viên trong trường cũng đã gần đông đủ. Cô chủ nhiệm thấy tôi đang ngơ ngác liền đứng dậy vẩy tay, kêu tôi ngồi vào bàn cô đang ngồi. Tôi đến đứng cạnh cô, lịch sự chào những giáo viên khác trong bàn rồi chỉ ngồi yên lặng lắng nghe các cô nói chuyện.

Môi trường làm việc nào cũng có cái phức tạp riêng của nó, ở trường học toàn là giáo viên nữ nên lại càng phức tạp hơn. Tôi không phải là người khéo léo, lại không muốn vướng phải những chuyện không hay nên dù đi dạy cũng được gần nửa năm, tôi vẫn giữ khoảng cách với thầy cô và đồng nghiệp trong trường. Bởi vì mình từng là học sinh của thầy cô, đã là trò, mãi mãi là trò, phải luôn lễ phép và lịch sự. Còn những giáo viên cùng lứa khác, tôi không quen thân với họ, chỉ luôn giữ ở mức đồng nghiệp xã giao.

Khi buổi Tất niên bắt đầu không lâu, cô hiệu trưởng vội vã ra ngoài. Ít phút sau cô quay lại, dẫn theo một nhóm khách ba người, trong đó có người kia. Cô đưa họ đến bàn của mấy vị lãnh đạo trên Sở, giới thiệu một vòng rồi xắp xếp chỗ ngồi cho họ, sau lại bắt đầu mời rượu một vòng.

Một khi tiệc rượu đã bắt đầu, dường như sẽ không có dầu hiệu nào ngừng lại. Bình thường thầy cô luôn điềm đạm, khó gần, hôm nay rượu vào, trong ai cũng hoạt bát, ham vui. Bàn này mời kia, người này mời người kia, cứ thế dây dưa mãi.

Tôi bị mời rượu, không thể không uống. Dù không chịu uống hay giả vờ không uống được cũng bị ép cho uống bằng được mới thôi. Uống vài ly mặt tôi liền nóng lên, hai má hồng hồng, tinh thần phấn chấn. Tiếp đó ai mời tôi cũng uống, mời bao nhiêu ly uống mấy nhiêu ly. Càng lúc càng khẳng khái, nam tính vô cùng.

Lúc này, một vị khách đi cùng người kia đang đứng mãi ở bàn tôi, ép mọi người uống hết mới chịu rời đi. Sợ tôi say, cô chủ nhiệm cản không cho tôi uống tiếp, nói khéo với vị khách đó:

- Thôi, có người uống đáp lại cậu là được rồi. Ở đây toàn chị em phụ nữ, đô thấp, uống không nổi nữa đâu.

- Không được! Lần đầu gặp mà, có duyên mới gặp, phải uống một ly chứ, uống đi em.

Tôi quay sang cô, cười trấn an. Lấy ly rượu định uống quách cho xong, nào ngờ chưa uống thì vị khách ấy bị người kia chạy đến lôi đi.

- Về bàn đi ông, say cái đi phá người khác không.

Trước khi quay đi, anh ta có nhìn tôi một cái, trong đáy mắt ẩn hiện điều gì đó khó nói nên lời.

***

Tám rưỡi đêm, tiệc tàn. Tôi đi chào thầy cô một lượt, ai trông thấy tôi cũng sẽ kéo lại hỏi han cái tay một chút, nói qua nói lại vài câu, vất vả hồi lâu, khi tôi về thì mọi người cũng đã về gần hết.

Trời đã về đêm, khí lạnh mang sương xuống vây quanh những bóng đèn đường, ánh sáng vàng vốn yếu ớt, trong màn sương đặc trông càng mờ ảo hơn. Cũng may tầm này khu phố đi bộ vẫn đang đông đúc, nếu không cảnh vật hẳn sẽ ảm đạm vô cùng.

Lúc này, trên con đường trước cổng nhà hàng vẫn còn một nhóm ba, bốn người đang đứng. Lại gần tôi mới biết là nhóm của người kia. Họ đang nói gì đó tôi không nghe rõ, chỉ thấy anh ta vừa nói vừa lắc đầu, cố gắng từ chối điều gì đó. Thấy có người đi qua, anh ta nhướn mắt nhìn sang. Bị nhìn trúng, tôi đành gật đầu chào anh ta lấy lệ.

Hôm trước tôi không trả lời tin nhắn, không biết anh ta nghĩ gì. Nếu tôi là anh ta, chắc tôi sẽ ngồi sỉ vả bảy bảy, chin chín ngày mới hả dạ. Hôm nay gặp lại, lần nào anh ta cũng nhìn tôi một cách kỳ quặc, hẳn là không tốt lành gì, có khi còn quy kết tôi vong ân bội nghĩa ấy chứ. Tôi chán nản quấn lại khăn quàng cổ, nhanh chân đi về hướng chợ đêm.

Đi đến bậc thang lối xuống khu chợ, tôi ghé vào quán kem tươi bên cạnh mua lấy một cây. Vì uống rượu hơi nhiều, bây giờ miệng tôi vừa khô vừa đắng, ăn kem là một sự lựa chọn tuyệt vời. Vị ngọt béo mát lạnh quẩn quanh đầu lưỡi làm tôi dễ chịu hơn, hơi men cũng không còn nhiều nữa.

Đang vừa ăn vừa đi xuống chợ thì bên cạnh tôi có một người bước song song cách một quãng. Tôi không để ý, tiếp tục đêm hết tâm tình đặt vào cây kem. Sau khi xuống hết bậc thang, tôi đổi hướng ra khỏi chợ, người lúc nãy cũng bước theo tương tự. Tôi quay sang, nhìn rõ thì ra là người kia. Vừa khéo, anh ta cũng nhìn tôi, miệng cười mỉm, hột gạo hai bên mép lún vào sâu hoắm, mắt híp lại.

Tôi giật mình, tay cầm kem sắp đưa đến miệng thì dừng lại, mặt nghệt ra nhìn chằm chằm anh ta. Sao tự dưng anh ta lại ở đây? Nhìn cây kem của tôi làm gì? Thèm thì tự mua mà ăn chứ!

- Chào anh…

- Ờ chào em.

Tôi bước tiếp, anh ta vẫn đi bên cạnh. Đầu tôi rỗng tuếch, không hiểu nổi tình hình, cây kem cầm trên tay quên ăn đã bắt đầu chảy nước.

- Em ăn nhanh đi nó chảy rồi kìa.

Tôi đáp bừa “à” một tiếng rồi im lặng ăn ngấu nghiến. Ăn xong mới nhận ra tay đang dính kem nhòe nhoẹt, vừa bẩn vừa rít, đã thế lại không có gì để lau sạch.

Nhìn thấy tôi khổ sở loay hoay tìm cách giải quyết cái tay bị bẩn, người kia cười hắt ra một tiếng, sau đó mở cái cặp táp đang cầm trên tay, lấy một bịch khăn giấy nhỏ, lôi ra đưa cho tôi mấy tờ.

- Cảm ơn anh.

Tôi mừng như mèo mù vớ được chuột chết, nhanh tay cầm lấy, lau lau chùi chùi. Một hồi sau, tôi hài lòng với bàn tay đã được làm sạch của mình, đem giấy bẩn bỏ vô thùng rác bên vệ đường.

Suốt quá trình đó, người kia chỉ im lặng nhìn tôi bận rộn, tôi đi thì anh ta đi, tôi đứng bỏ rác thì anh ta đứng đợi, tôi đi tiếp anh ta cũng bước theo. Tôi không khỏi tò mò, can đảm mở miệng hỏi:

- Anh đang đi đâu vậy?

- Đi về.

- Nhà anh hướng này à?

Anh ta gật đầu thay cho câu trả lời, nét cười vẫn giữ nguyên trong ánh mắt từ lúc gặp tôi trong chợ.

- Sao anh không đi xe?

- Nãy đi nhờ bạn. Giờ tụi nó đi tăng hai rồi. Còn em?

- Em lười gửi xe.

- Nhà anh ở đâu?

- Ngã năm.

- Hả?

Tôi trợn mắt quay sang nhìn anh ta. Khuôn mặt anh ta tĩnh lặng, chỉ có đôi mắt giống như đang có rất nhiều ý nghĩ đáp lại tôi. Tôi mất kiên nhẫn, hỏi dồn:

- Xa lắc. Sao anh lại đi bộ? Sao không đi taxi hoặc xe ôm?

- Anh quên ví tiền.

Một đáp án hợp lý, ngắn gọn, đơn giản. Tôi thấy mình hơi lố. Rượu vô người thật nhiều tác hại, phấn khích hơn, nói nhiều hơn. Nhưng mà cũng may có rượu, nếu không, bình thường mà đi cạnh anh ta thế này, hẳn tôi sẽ như con hến, quê mùa cục mịch.

- Em khỏi hẳn bệnh chưa?

Tôi chột dạ, cố nhân nói quả không sai, “chạy đâu cho trời khỏi nắng” ư, nắng bây giờ là nắng to, nắng nóng nhất duyên hải miền Trung luôn chứ không phải đùa.

- A, cũng hơi hơi. Hôm nào mời anh…

- Không cần mời gì đâu, khỏe là được rồi. Còn chân?

- Mọc móng rồi.

- Còn tay?

Nói rồi, anh ta nhìn xuống bàn tay đang để trong túi áo khoác của tôi. Không biết anh ta thấy từ lúc nào, lúc tôi cầm ly rượu định uống, lúc quấn khăn quàng cổ hay lúc lau tay dính kem. Anh ta là đang kiếm chuyện để nói cho đỡ buồn, hay là quan tâm tôi. Tim tôi bỗng đập nhanh hơn. Tôi sợ mình lại tự đa tình…

Im lặng hồi lâu, tôi thành thật nói:

- Hồi chiều gọt táo bị đứt tay, hì.

- Lần nào gặp, toàn thấy em hoặc bị cảm hoặc bị thương nhỉ.

- Ha ha…

Tôi cười ngu, mặt vốn đỏ vì rượu lại càng nóng hơn. Anh ta nói cũng đúng. Nếu không phải vì lần bệnh nặng đó, chắc giờ tôi với anh ta chỉ như hai người có biết mà không có quen, không hơn.

Chúng tôi đi một đoạn bờ hồ rồi rẽ lên con dốc bên cạnh sân gold. Qua đoạn đường này, người đã thưa thớt hẳn. Trong không gian tĩnh mịch chỉ có tiếng bước chân của hai người và tiếng thông reo, thỉnh thoảng có vài chiếc xe máy rồ ga lướt qua rồi im bặt.

Tôi cùng người kia luôn bước song song, thỉnh thoảng nói vài câu. Tôi không còn ngượng với anh ta nữa, cũng không khó chịu vì sự yên lặng này. Ngược lại là một sự dễ chịu, bình yên đến lạ. Tôi thích thú nhìn hai cái bóng chạy trên đường, lúc dài lúc ngắn, lúc gần lúc xa. Đi một lúc đã đến nhà.

- Chào anh!

- Ừ, bai.

- Bai bai.

Người kia vẫy tay chào mấy cái, sau đứng im nhìn tôi sang đường. Tôi mở cổng nhà bước vào trong, nhìn ra mới thấy anh ta đi tiếp. Bóng dáng cô đơn, bước những bước thật dài.

Từ chỗ nhà hàng về ngã năm có nhiều con đường ngắn hơn đường này. Hình như anh ta cố tình đi cùng tôi thì phải. Anh ta có ý gì?

Tôi nhìn bóng dáng ngày càng xa ấy, nghĩ rằng sau hôm nay, chúng tôi chắc chẳng còn gặp lại. Vụ kiện trên trường đã xong. Mời anh ta một bữa thì anh từ chối, tôi cũng không nên làm phiền nữa.

Khoảnh khắc vẫy tay chào nhau vừa rồi, chính là lúc chúng tôi lại trở thành xa lạ. Phải không?
 

Nhạc Vũ

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
1/2/18
Bài viết
65
Gạo
29,0
Chương 7. Tôi đi tìm một mùa hoa cải không tàn.

Từ hôm tôi về nghỉ Tết, mỗi ngày đều xảy ra tình trạng thức khuya dậy sớm.

Mỗi buổi sáng mẹ sẽ lôi tôi ra khỏi giường từ sớm để chở mẹ đi sắm Tết. Hai mẹ con cứ quẩn quanh trên chợ cả buổi mới về. Ngày nào cũng đi, ngày nào cũng xách lỉnh khỉnh cả đống đồ về. Thế mà mới chỉ về đến nhà, mẹ tôi lại bảo thiếu này thiếu kia, ngày nào cũng thiếu. Ngày qua ngày, buổi sáng nào tôi cũng bị làm chân xách dồ cho mẹ.

Đi chợ về còn chưa kịp ngồi thở, mẹ lại bảo tôi dọn nhà. Căn nhà bé xíu dọn hoài không hết, nào dọn rửa, lau chùi, giặt giũ,… Cứ thế tôi làm quần quật mấy ngày trời.

Tối đến cũng không rảnh rỗi gì, ăn cơm xong lại giúp mẹ làm mứt, làm dưa muối, làm me ngâm... Làm cho ba ngày Tết mà tôi tưởng làm để ăn cho cả mùa xuân.

Hồi nhỏ, tôi suốt ngày bận rộn rong chơi, thấy mỗi ngày mình làm bao nhiêu là việc mà vẫn chưa đến Tết. Lớn lên rồi, cả năm đều chưa làm được gì cả, chớp mắt đã đến Tết, rồi lại Tết. Nhưng mà Tết bao giờ cũng vui. Tôi thích sự bận rộn những ngày giáp Tết, thích cái nắng gió hanh hao của xuân sang.

Ngày hai tám Tết, mẹ tôi vẫn như thường lệ, vừa càm ràm vừa đánh thức tôi:

- Ngày nào cũng như ngày nào, không lo ngủ sớm mà dậy sớm. Cứ ôm tivi cả đêm. Dậy nhanh lên! Dọn nốt cho xong rồi lên bác phụ làm bánh chưng.

Tôi ngáp dài ngáp ngắn, ra khỏi giường đi mở tivi.

- Đấy đấy, mở mắt ra là tivi. Mày xem con người ta bằng tuổi mày có ai thế không?

- Con chỉ mở nghe tiếng thôi mà, có coi đâu.

- Nhanh lên, con gái con đứa lớn rồi chả được tích sự gì!

Tôi chả để tâm lời mẹ nói, lo vệ sinh cá nhân rồi rửa nốt mấy bộ ly tách của bố. Sau đó gắn thêm hoa giả lên cành mai hôm qua bố mới mua về, tiếp tục treo thêm mấy thứ linh tinh.

Mẹ tôi sau khi gọi tôi dậy thì đi đâu mất dạng, lát sau quay về tay cầm theo hủ kiệu muối.

- Cô Hạnh cho, ngon hơn nhà mình.

Tôi đang tay cài hoa, mắt nhìn tivi, quên trả lời lại. Mẹ thấy chướng mắt, bực dọc nói:

- Nhanh cái tay lên, rồi lấy nếp lấy đậu trong thùng ra.

- Dạ.

Từ nhà tôi lên nhà bác đi ngang qua chợ. Những ngày cận Tết, chợ lúc nào cũng đông, đoạn đường trước chợ ách tắc vô cùng. Người ta bày chậu hoa cây cảnh ngay cả dưới lề đường, mấy chậu Quất cảnh sai trĩu quả bị người đi ngang vặt sạch. Tôi nhìn cảnh đó, vừa buồn cười vừa xót thương.

Ba mươi phút sau, tôi và mẹ chật vật mang theo đậu, nếp lên nhà bác. Năm nào cũng thế, trước giao thừa hai hôm, nhà bác sẽ thịt một con heo lớn, họ hàng tụ tập về cùng làm thịt heo, làm bánh chưng, bánh téc, cuối ngày sẽ quay quần ăn bữa cơm cuối năm.

Tôi là đứa con gái duy nhất trong mấy anh em họ, từ nhỏ đã được bác gái và thím chỉ dạy nữ công gia chánh. Một năm mấy dịp lễ họ sẽ dạy tôi làm các loại bánh khác nhau, kiên trì dạy hai lăm năm tôi vẫn không học được, năm nay đã là năm thứ hai sáu, mọi người dường như đã bỏ cuộc.

Lúc mổ heo xong, bác gái và thím bắt đầu làm bánh. Công việc của tôi chỉ là ngồi cắt lá, nếp vơi thì thêm nếp, đậu vơi thì thêm đậu…, đến cả nêm thịt họ còn chả có dũng cảm giao cho tôi làm. Thế là sau khi cắt xong lá, tôi rãnh rỗi đi vòng vòng, lúc thì đi nhìn chú làm lạp xưởng, nhìn bố làm thịt quay, lúc lại chạy ra vườn kéo ống phụ mấy ông anh đang tưới.

Sau bữa cơm trưa gọn nhẹ, mỗi người lại quay về công việc của mình. Tôi rửa chén xong lại bắt đầu quãng thời gian thảnh thơi, ngồi trong phòng khách coi tivi.

Anh Khang từ phòng bước ra, thấy tôi ngồi hưởng thụ liền trêu chọc:

- Công chúa có khác ha.

- Nê…

Tôi bắt chước tiếng Hàn chọc lại anh.

- Ơ, anh đi đâu á?

- Đi thăm cu Bin.

- Cho em đi với.

Chưa đợi anh trả lời, tôi vọt chạy đi lấy áo khoác, chân mang giày còn chưa chỉnh chu, cứ thế lết lết ra đứng chỗ xe anh.

Anh Khang cười tít mắt, đến cốc đầu tôi một cái:

- Ế đến nơi mà còn như con nít.

- Không liên quan đâu. Con nít có bồ ầm ầm kìa.

Hai anh em tôi luôn gần gũi, tự nhiên như thế. Ban nãy anh bảo đi thăm con, nét mặt đầy hổ thẹn. Đột nhiên tôi thấy đau lòng, muốn đi cùng để nói chuyện với anh.

Sáng nay trên đường lên nhà bác, mẹ kể với tôi chuyện chị dâu làm khó, không cho anh gặp con, lần nào anh đến cũng bị đuổi về. Thậm chí lúc hai bác đến thăm cháu, chị cũng không cho gặp đàng hoàng, bà - cháu chỉ được nói chuyện với nhau qua cửa sổ.

Tôi không biết nội tình chuyện vợ chồng anh chị, không tường chuyện mẹ chồng nàng dâu nhà bác, lúc biết chị ngoại tình, biết chị đòi ly dị, tôi cũng không ghét chị. Nhưng xảy ra chuyện chị đối xử với mọi người như vậy, thiện cảm của tôi dành cho chị đã vơi đi hết hẳn.

Ngồi sau xe anh, tôi chồm người ôm anh, mặt hơi rướn về trước nói chuyện:

- Anh gọi điện xuống đó chưa?

- Chưa.

- Không gọi lỡ không được gặp thì sao?

- Gọi trước càng khó gặp. Xuống không gặp phải, dễ gặp cu Bin hơn.

- Ồ. Vậy Tết Bin có được về nhà mình không?

- Chưa biết, để hôm nay hỏi thử.

Tôi không hỏi anh nữa, ngoan ngoãn ngồi im lặng phía sau.

Gió chiều nhàn nhạt, cánh đồng hoa cải bên vệ đường cũng khẽ ngả nghiêng. Những vệt hoa vàng dưới bầu trời xanh trong trông như một bức họa đồng quê rực rỡ, đẹp nao lòng.

Nhìn thiên nhiên đẹp đẽ, lại nhìn bóng lưng mệt mỏi của anh. Tôi ước cuộc đời của mỗi người sẽ được rực rỡ như thế, nhưng mà sẽ không héo úa như cuối mỗi mùa hoa.

***

Hai mươi phút sau, chúng tôi đến nhà chị dâu. Dưới gốc cây phượng trong sân nhà chị, một cậu bé năm tuổi đang ngồi nghịch đất. Nó trông tròn ủm, tay chân mủm mỉm, cả người trắng nỏn, miệng liến thoắng nói chuyện với con gấu bông nhỏ được đặt trên xích đu. Nghe tiếng xe máy trước cồng nhà, bé quay lại nhìn rồi ù chạy ra, miệng cười toe toét:

- Ba Khang, ba Khang!

Anh tôi ngồi xụp xuống ôm bé, hôn lấy hôn để, rồi anh dùng cái cằm lớm chớm râu chà xát vào mặt nó. Chỉ chốc sau, bé ré lên rồi vùng vẫy thoát ra, cười khanh khách. Sau đó nó đảo mắt qua nhìn tôi, cất giọng ngọng nghịu, khoanh tay cúi chào:

- Con chào cô Hư.

Từ hồi tập nói, bé đã gọi tôi như thế. Tôi cười phì, định chạy đến nựng nó thì thấy chị dâu từ trong nhà đi ra. Tôi giật mình, người run bắn lên, cảm giác hồi hộp như lúc nhỏ đi ăn trộm xoài bị bắt quả tang.

Gương mặt chị sa sầm suống, nhăn nhó tỏ vẻ khó chịu:

- Bin, đi vô! Anh đến đây làm gì?

Chị quắc mắt nhìn anh tôi, không kiêng nể ai, lời nói đầy ý đuổi khách. Anh vẫn giữ thái độ hòa nhã, nhẹ nhàng trả lời:

- Thăm cu Bin, rồi đưa con ít đồ, sắp Tết rồi, mua cho con mấy bộ đồ mới.

- Không cần! Mẹ con tôi không cần gì của nhà anh vẫn sống tốt.

- Có quà cho con mừng thôi…

- Không cần! Anh về đi.

Từ nãy đến giờ, tôi yên lặng nhìn anh chị nói chuyện, lại nhìn cu Bin nép sau cánh cửa, gương mặt đang mếu dần. Bình thường, tôi hơi trầm tính. Hiếm khi nào tôi can thiệp đến chuyện người khác, trong trường hợp mình bị người ta lấn lướt, thấy không đáng cũng chả thèm đoái hoài, nhưng nếu câu chuyện trở nên quá đáng, tôi nhất định không nhường nhịn. Bây giờ, nhìn thấy sự bất lịch sự của chị, tôi bắt đầu bực bội.

Anh Khang không có vẻ gì là mất bình tĩnh, lấy mấy giỏ quà từ tay tôi đưa cho chị.

- Cầm cho con, giờ tôi về.

- Không lấy! Tôi đã bảo không lấy là không lấy.

Trước sự cương quyết của chị, anh lẳng lặng mang quà đến đặt lên xích đu rồi quay lại, kiên nhẫn nói với chị:

- Cho con… Đi về Thư.

Chúng tôi mới đi vài bước đã nghe tiếng “bịch”, “bịch” sau lưng, rồi lại nghe chị nói to:

- Mẹ con tôi không cần đồ của mấy người.

Tôi và anh Khang quay người lại, cả hai đều sững sờ trước hành động của chị. Mấy giỏ quà bị chị quăng xuống đất, đồ đạc rớt ra khắp nơi. Tôi nóng tính, quát lên:

- Chị vô lý vừa vừa thôi. Chị là giáo viên mà chị cư xử thế này à?

Lần đầu tiên chứng kiến tôi nói năng như thế, chị hơi bất ngờ, nhưng rất nhanh đã lấy lại sự cộc cằn:

- Người ngoài không biết thì đừng xen vào.

- Tất nhiên em không biết chuyện của chị. Không biết chị hận thù thâm sâu thế nào, nhưng anh Khang có quyền được gặp con, trên tòa em cũng nghe rõ. Chị thấy mình làm thế này có đúng không? Nãy giờ chỉ có mình chị gào lên, chả ai đụng chạm gì chị cả.

- Tôi không làm gì sai cả. Từ xưa đến nay mẹ con tôi vẫn sống tốt, không cần mấy người.

Nghe tiếng cải vả, bố mẹ chị trong nhà chạy ra, hàng xóm xung quanh cũng tụ tập lại xì xào. Anh tôi thấy đông người, xấu hổ kéo tay tôi, ý muốn ra về. Tôi chưa hạ hỏa, muốn nói lại vài câu.

Từ đám đông, bỗng có một người đi ra đến trước mặt chị, khuôn mặt cương nghị, trầm giọng nói:

- Chị Trang, chị phải cho chồng cũ gặp con nếu anh ấy yêu cầu. Chị làm vậy là không được.

Tôi hơi bất ngờ, mà không, phải là rất bất ngờ. Là Quân. Anh ta đột ngột xuất hiện, lẽ nào ở gần đây.

- Chị phải tuân thủ đúng những điều đã giao ước ở tòa. Nếu chị cứ thế này người ta mà kiện ngược lại là chị mất quyền nuôi con đấy.

Quân đứng hòa giải hồi lâu, đám đông dần tản ra, cuối cùng chị dâu cũng chịu cầm lấy quà và cho anh tôi gặp con thêm một lát.

Tôi bận trông cu Bin, lúc quay đầu lại đã không thấy Quân đâu. Đêm ấy tôi nghĩ rằng sẽ không gặp lại, nào ngờ lại chạm mặt trong tình huống lộn xộn này. Hôm nay trông anh ta khác hẳn những lần gặp khác. Trên người mặc quần đùi áo lỗ, dáng vẻ thoải mái có phần hơi luộm thuộm.

Nhưng mà anh ta trong dáng dấp đó trông vẫn còn khí chất ngời ngời. Còn tôi thì… cả người lọt thỏm trong chiếc áo phao to tổ bố, tóc mái thì bết dính vào, lộ cái trán dô xấu xí, da mặt bị sương ăn đỏ lên từng mảng và môi khô nứt chuẩn bị bong vảy ra.

Tôi xấu hổ không để đâu cho hết. Gặp lại, không biết là nên vui hay buồn. Vậy mới thấy bạn tôi nói đúng, thân làm gái ế, hễ lòi mặt ra ngoài là phải đẹp, đẹp bất chấp, có đi đổ rác cũng phải đẹp, vì biết đâu đệnh mệnh của mình là soái ca quét rác.

***

Chiều tàn, anh em tôi về đến nhà bác cũng đã hơn năm giờ. Từ trong bếp huyên náo vọng ra tiếng người nói, tiếng xì xèo của đồ ăn đang nấu, tiếng chén bát va chạm leng keng.

Mẹ thấy tôi thò đầu vào bếp thì lập tức sai vặt, đôi lúc vừa làm việc, vừa hỏi tôi chuyện đi thăm cu Bin ban chiều.

Tôi khoa chân múa tay, mang hết sự thật kể ra. Mẹ, bác gái và thím tôi nghe xong ai nấy đều tức giận, mỗi người góp một câu nói xấu chị dâu. Tôi vừa buồn cười vừa hả dạ. Từ lúc đó đến lúc dọn bàn cơm, ra vào đều nghe nói rôm rả chuyện này. Quả thực không có sức mạnh nào lớn hơn việc những người phụ nữ ghét chung một người.

Ngoài ra, còn một vấn đề đặc biệt khác, mà nhân vật chính đó là tôi. Người lớn thấy mặt tôi, một là hỏi thăm công việc, hai là hỏi thăm chuyện chồng con. Giống như cái sự lập gia đình của tôi là việc đáng quan tâm hàng đầu của toàn dòng họ. Người lớn có một sức kiên trì cực kỳ lớn đối với vấn đề này. Bằng cách này hay cách khác, từ câu chuyện này sang câu chuyện khác, họ luôn lái được sang chuyện lập gia đình.

Ví dụ như ban sáng, lúc tôi phụ làm bánh chưng. Bác gái đang chuyên tâm gói bánh, bỗng nói vài câu rất có chiều sâu thế này:

- Bây giờ mình còn làm bánh được, mai mốt già chắc con cháu nó ra chợ mua đại cho có. Thanh niên bây giờ chí hướng cao, làm giàu giỏi mà chả biết tí gì về truyền thống. À, lại còn sợ khổ, sợ xấu. Chồng không chịu lấy, con không chịu đẻ.

Vâng, rất liên quan. Sau đó thím tôi ngồi bên cạnh, bồi vào:

- Thím sợ bọn thanh niên chúng mày lắm.

Rồi ban trưa, chú thấy tôi ngồi cắn hột dưa, coi tivi, nửa đùa nửa thật nói:

- Bé Thư nhà mình biết hưởng thụ ghê chớ. Nhưng mà hưởng thụ đến khi lấy chồng chắc không tìm nổi người bưng lễ dùm đâu nhỉ. Tivi có bưng dùm được không?

Tôi suýt nữa bị mắc cổ vỏ hột dưa, ho sặc mấy cái rồi nhìn chú cười giả lả. Chắc chắn vụ tivi là do mẹ tôi đi truyền bá rồi. Tôi khổ tâm, xem Gia đình là số một cũng không thấy vui nữa. Giống như mình vừa gây ra đại tội, bị mọi người xem là tội nhân thiên cổ, không thì cũng là tên gián điệp bị lộ thân phận, luôn bị phe đối địch nhăm nhe trừ khử vậy.

Sau bữa cơm đoàn viên, tôi tiếp tục công việc cố định của mình: rửa chén bát. Rửa một núi chén xong lại đi xếp bánh chưng, bánh téc vào giỏ để mang về nhà.

Bố mẹ về trước tôi nửa tiếng. Khi tôi về đến đã thấy bố đào xong bếp để nấu bánh chưng, bên cạnh bếp có sẵn cái nồi lớn, chỉ đợi tôi về là nấu luôn.

Nửa đêm, không gian quạnh quẽ và lạnh buốt, tôi ngồi bên hiên nhà canh nồi bánh. Lửa rực hồng chiếu sáng một góc, khói từ bếp tỏa ra trong sương, đặc sệt. Mùi khói vừa thơm vừa ấm, mang cảm giác bình yên.

Sương xuống ngày một nhiều, đọng lại khắp nơi, làm ướt cả đống củi dùng nấu bánh. Tôi đẩy lửa thêm một lần rồi chạy ra sau nhà tìm tấm bạt phủ lên củi, sau đó nhàm chán nhìn trời, nhìn sao, nghịch lửa.

Trong màn đêm tĩnh mịch chỉ nghe tiếng lửa tí tách, điện thoại tôi chợt rung lên, phát bài nhạc Love Paradise. Bài nhạc này tôi cài riêng cho Như, mà chính xác là nó tự lấy máy tôi cài. Tôi hơi giật mình, cả năm mới nghe được tiếng nhạc này vài lần.

- Alo!

- Thư yêu dấu, bà đang làm gì vậy?

- Đồ điên, làm hết hồn. Đang canh nồi bánh chưng.

- Gì mà hết hồn, người ta nhớ người ta gọi chớ bộ.

- Hôm nay bà lên cơn à. Tự dưng thí cho tui nỗi nhớ nhung gớm giếc đó.

- Quỷ hà…

Tôi cùng Như lâu ngày mới nói chuyện, đứa này giành đứa kia, nói hoài không hết. Tôi tiện thể mang chuyện liên quan đến Quân ra kể, không giấu một chi tiết nào. Như phấn khích ré lên:

- A…A…A, hổng lẻ ổng thích bà?

- Vớ vẩn!

- Chớ không thì sao?

- Ai biết!

- Ờ, khó nói. Nhưng mà lẽ nào ổng chưa có bồ ta. Cực phẩm như thế mà chưa có bồ thì có vấn đề rồi.

- Vấn đề gì?

- Thì vấn đề về thần kinh, chắc là khó tính quá không ai chịu nổi. Hoặc là có bệnh kín. Hoặc là…

- Là gì mẹ?

- Theo mẹ nghĩ thì là vấn đề về giới tính.

Như nói xong thì cười khanh khách, tôi cũng ôm bụng cười chảy cả nước mắt.

- Bà mới có vấn đề á.

- Còn bà thì sao?

- Sao là sao?

- Thích không?

- Ai biết!

- Xạo, không thích mà cứ kể về người ta.

- Thích thì làm gì?

Thích thì làm gì? Ngày trước tôi cũng hỏi Như như thế. Như bảo “Nam chắc chắn cũng thích bà, án binh bất động, chờ Nam tỏ tình thôi.” Rút cuộc, chúng tôi cứ dở dở ương ương, đến khi tốt nghiệp cấp ba vẫn chả ai nói với ai điều cần nói, cứ thế cách xa.

- Thì xác định mục tiêu, làm rõ thân phận, rồi tổng tiến công thôi.

- Tưởng bà kêu tôi đợi nữa.

- Ầy, Thư à, Như nay đã khác Như xưa nhé. Bà cũng khác đi. Ai rồi cũng khác, có bà không chịu khác.

- Có nha, tóc tui dài rồi nha.

- Lạy mẹ. Chống chế quá. Bà phải biết rút kinh nghiệm chứ. Thà đá hỏng penalty còn hơn không đá, nhớ chưa.

- Ai biết!

- Bà còn thích Nam à?

- Ai biết!

- Nói chuyện với bà tụt mood quá. Gấu tui gọi rồi, bai nha.

- Ờ, biến.

- …

Cái gì mà hỏng với không hỏng, tôi còn chẳng biết quả penalty đó có tồn tại không, thế mà Như cứ xồn xồn lên kêu tôi đá. Đúng là chuyện của người khác, thỏa sức yêu cầu.

***

Suốt mấy ngày Tết, ngoài lúc theo mẹ đi chùa, đi chúc Tết, còn lại tôi chỉ quẩn quanh trong nhà, lúc ăn, lúc ngủ, khi thì nhàn rỗi đi ngồi lê nhà xóm, ăn chực mỗi nhà một bữa. Vậy nên điều đọng lại trong tôi khi Tết ra đi chỉ là mỡ, mỡ đắp hết lên mặt, tròn xoe.

Mùng bốn Tết, tôi buồn bã nhìn mặt mình trong gương, xấu đau đớn. Biết rằng sẽ đi họp lớp mà lại không giữ gìn được nhan sắc. Gặp bạn cũ, thật bẽ mặt!

Lần họp lớp cấp ba gần đây nhất là ba năm trước. Lần đó lớp đi gần như đầy đủ, chỉ vắng một người. Trước Tết, lớp trưởng cũ có lập một nhóm lớp trên facebook, mọi người hào hứng kết bạn, kêu gọi nhau gặp mặt.

Tôi vừa chuẩn bị xong thì Như gọi đến:

- Đi chưa bà?

- Giờ đi.

- Ờ nhanh nha.

- Rồi.

Lớp tôi chủ yếu là dân thành phố, chỉ có vài ba người ở huyện lẻ như tôi và Như. Mấy lần họp trước cũng đều tổ chức trên phố. Hôm qua Như điện thoại cho tôi, khóc lóc kể lể, ba mẹ nó không cho nó đi, sợ xe bus lên phố ngày Tết đông người, sợ lái xe chạy ẩu. Tôi đành gọi qua, xin phép chở nó đi, hứa đảm bảo an toàn cho nó. Nói cả buổi trời ba mẹ nó mới đồng ý. Cũng may ba mẹ Như luôn tin tưởng tôi, mỗi lần có việc, chỉ cần tôi xin phép, ba mẹ nó đều chấp thuận. Có lần tôi còn giúp nó lừa ba mẹ để đi chơi dài ngày với người yêu. Tội lỗi!

Tôi dắt xe ra ngoài, thở dài nhìn bố mẹ mình đang ngồi ở phòng khách, lúc tôi nói với họ mình sẽ đi họp lớp, họ chỉ ừ bừa một tiếng, còn chả buồn nói thêm một câu dư thừa.

Vì phải đi vòng để đón Như, hơn một tiếng sau chúng tôi mới lên đến phố. Lòng vòng tìm điểm hẹn thêm hai mươi phút, kết quả là trễ giờ.

Chúng tôi đến một quán café sân vườn nhỏ, bên trong được thiết kế khá đẹp, toàn hoa màu lạnh và trúc, tre. Từ cổng đi về hiên bên phải, ngang qua hòn non bộ sẽ đến một không gian mở, trông như một quán trà Nhật, một nhóm người đang ngồi trong đó, nói chuyện ồn ào.

Thấy chúng tôi bước vào, họ ồ lên những tràng dài:

- Hoa khôi đến, hoa khôi đến, đến trễ phạt nha.

Như cười toe toét, làm động tác highfive với từng người một, tột đỉnh thảo mai. Tôi mặc kệ Như đi làm trò, tìm lấy một chỗ trống ngồi xuống, chào hỏi mấy người ngồi xung quanh.

Cô bạn ngồi cạnh nhìn tôi chằm chằm, mãi mấy phút sau mới nói:

- Thư, nhìn Thư lạ quá, suýt không nhận ra.

- Phương cũng vậy, xinh quá.

- Hihi, Thư để tóc dài cũng xinh. Để tóc dài luôn nha, đừng cắt ngắn nữa.

Tôi cười trừ, chả biết bạn đang khen thiệt hay lịch sự nói thế.

Tôi để tóc ngắn từ cấp hai, khi tóc dài chấm vai liền cắt ngắn trên cằm, bộ dạng lúc đó theo lời Nam nói là “vô cùng ngố”. Vì tôi hơi bé người, cao chỉ một mét năm sáu, thêm mái tóc ngắn cũn nên trong lớp bị dí biệt danh Nấm Lùn. Sau này vào học thạc sĩ tôi mới bắt đầu để tóc dài, và nguyên nhân vì sao để tóc dài thì thực sự là rất ngớ ngẩn. Ngày đó tôi coi tivi, thấy Thanh Hằng quảng cáo Clear hất tóc đẹp quá, thế là tôi nuôi tóc dài.

Bình thường tôi luôn cột tóc đuôi ngựa hoặc thắt đuôi sam, khi đi dạy cũng sẽ cột lên một nửa để hợp với áo dài. Sáng nay soi gương, thấy mặt mình vừa tròn vừa sưng nên quyết định thả tóc để che đi mặt mập. Như nhìn tôi còn kêu lạ.

Như đi fanservice xong đến ngồi cạnh tôi, miệng kề sát tai tôi thì thầm:

- Nam kìa, thấy chưa.

Tim tôi run lên, mắt lấm lét nhìn quanh. Thấy rồi. Cậu ngồi trong góc phía bên kia, chếch hướng nhìn đối diện của tôi một góc, hơi khuất. Cậu đang nói chuyện với cậu bạn nên cạnh, vẫn nụ cười và đôi mắt híp ấy. Nhìn cậu chững chạc hơn, nét cứng cỏi đàn ông đậm hơn, phai mờ đi những đường nét trẻ con vài năm trước.

- Này, nhìn vừa vừa thôi. Nước miếng chảy ra kìa.

Như vừa nói vừa hích tay lôi, ánh mắt quan tâm. Sau lại nói:

- Buồn hả, đừng buồn.

- Không. Buồn gì. Lâu ngày mới gặp trai, phải trang thủ thưởng thức chứ.

- Tui nghe nói giờ Nam đang làm trong hội kiến trúc sư đó, lương cao lắm.

- Ừ…

Những lần họp lớp trước Nam đều không đi. Lần cuối tôi nói chuyện với Nam là vào ngày lễ ra trường. Từ đó không chính thức gặp lại cậu nữa. Vài lần trong trường đại học, tôi nhìn thấy Nam chơi bóng chuyền. Vài lần vô tình cờ lướt qua nhau, chúng tôi lặng yên mỉm cười như những người bạn cũ.

Rất lâu rồi Nam mới xuất hiện, rất lâu rồi những tinh khôi mùa cũ mới ùa về.

Họp lớp là một chuỗi các hoạt động mười lần như một, gồm nhiều tăng: hàn huyên chuyện cũ, hỏi han hiện tại, ăn uống tưng bừng, hát karaoke loạn xạ, và cuối cùng là hứa hẹn xa xăm.

Suốt buồi, nhiều lần tôi muốn tiến đến nói chuyện với Nam. Vậy mà cho đến khi chuẩn bị ra về chân tôi cũng không nhấc thêm được một bước đi về phía cậu.

Lúc dắt xe ra cổng, Như đi bên cạnh tôi tò mò hỏi:

- Định cứ thế mà về à?

- Ừ.

- Hối hận đấy!

- Không, gì đâu mà hối hận.

- …

Chúng tôi ra khỏi cổng quán karaoke thì dựng xe, bạn bè quyến luyến chào nhau, giỡn tới giỡn lui kéo dài thời gian. Tôi nhìn Nam đang đứng cùng các bạn nam, cảm xúc nặng nề khó tả, hốc mắt bắt đầu nóng lên, bỗng dưng kích động tiến về phía cậu. Nam thấy tôi đến gần, vẻ mặt có chút ngạc nhiên, có chút vui mừng.

Tôi giả vờ chào qua một lượt:

- Về nha Chiến. Về nha Thịnh. Về nha Hải…

Sau cùng, tôi cam đảm nhìn thẳng vào mắt Nam, nhẹ nói:

- Về nha…, Nam.

Tôi không đợi Nam đáp lời, giơ tay vẫy chào vài cái rồi quay đi, lập tức lái xe về.

Hôm nay, hoa cải tàn rồi.
Ngày tết năm đó, đi chùa cùng cậu, bị tàn nhang rơi xuống trên tay, vết sẹo dài ấy, tự lúc nào đã mờ rồi.

Tạm biệt Nam, tạm biệt.
 

Nhạc Vũ

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
1/2/18
Bài viết
65
Gạo
29,0
Chương 8. Những lần gặp gỡ.

Ngày đi học đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết vô cùng uể oải. Đến việc đứng chào giáo viên mà mấy đứa trò nhỏ còn chả có sức lực đứng cho đàng hoàng.

Đột nhiên tôi muốn troll chúng một vố.

- Chỉnh đốn lại tinh thần, lấy giấy ra làm bài miệng, cả lớp. Nhanh!

- Hả…Cô…

- Nhanh lên, không mặc cả.

Những đôi mắt ngây thơ trợn lên như lồi hết cả ra ngoài. Tôi nín cười.

- Cất hết sách vở đi, ai quay bài là cô bắt nhé.

Tôi nói thiệt làm thiệt. Ra đề trên bảng xong liền đi xuống lớp, vòng tới vòng lui, hễ thấy ai động đậy là đánh dấu bài.

Sau khi thu bài tôi chấm liền tại chỗ rồi phát bài ra. Lũ học trò nhìn điểm rồi nhìn tôi uất hận.

Tôi không quan tâm, nghiêm túc nói:

- Xem điểm chưa?

- Dạ rồi.

- Hô điểm nhé. Lên đứng trước bàn cô hô, đi theo thứ tự, bắt đầu từ bạn đầu bàn này.

Dưới ánh mắt ngạc nhiên của mấy đứa nhỏ, tôi lén lôi từ giỏ xách ra một xấp lì xì.

Em học sinh đầu tiên thất thiểu tiến đến trước mặt tôi, buồn bã đọc điểm:

- Năm ạ.

- Năm à, vậy thì bao này. Ráng thêm một điểm là được gấp đôi rồi.

Tôi đưa ra trước mặt em một bao lì xì.

- Nè, cầm lấy, đứng đực ra làm gì.

Lúc này cả lớp mới nhận thức được tình hình, nhốn nháo hết cả lên, vui mừng ra mặt. Tôi cười theo, sau đưa tay lên ra hiệu giữ im lặng.

Số tiền trong mỗi bao lì xì dù ít nhưng trên mỗi tờ tiền tôi đều cẩn thận viết lời chúc và xếp trái tim thật đẹp. Mấy đứa học trò trầm trồ cảm thán, tíu tít cảm ơn tôi.

Tối hôm đó, theo lời hứa tôi dẫn mấy đứa nó đi đạp xe quanh bờ hồ, sau đó hào phóng đưa chúng đi ăn bánh tráng hành, uống sữa nóng trong chợ. Cả buổi tối tiếng cười nói của bọn nhỏ luôn ở bên tai, tôi thấy mình như trẻ lại.

Trước đây tôi theo nghề này là vì bất đắc dĩ, bây giờ nhờ nó mà tìm được không ít niềm vui. Tôi nhận ra, đôi khi hạnh phúc lại đến từ chính những điều mình không thích.

***

Tháng ba, trời quang không chút gợn mây, bao nhiêu nắng vàng chiếu xuống ôm trọn thành phố nhỏ, len lỏi qua từng khe hở, mang hơi thở ấm nồng.

Ngày hai sáu tháng ba, trường tổ chức cắm trại nhân kỷ niệm ngày thành lập Đoàn. Tôi đã được tham gia cắm trại dưới mái trường này với tư cách là học sinh, là cựu học sinh và giờ là giáo viên. Bao năm qua, các thế hệ học sinh vẫn luôn thay đổi, vào vào ra ra. Chỉ còn trường học vẫn nguyên sơ, thầy cô vẫn ở đây, và nhiệt huyết tuổi trẻ mãi tràn đầy.

Tôi theo thầy bí thư đi chấm trại một vòng thì về trại chỉ huy, ngồi xuống ở một góc cổng trại nhìn học sinh tham gia trò chơi lớn.

Khoảng sân trước trường ngập tràn màu sắc, từ màu áo lớp, màu cờ giấy, màu cổng trại trộn lẫn vào nhau, sặc sỡ vô cùng. Phía sau dãy trại xếp ngang, những cây thông cao vút lên, giữa nền trời xanh dương, lá thông kim xanh thẫm rung rinh theo gió, rũ xuống xiên xiên.

Tôi thẩn thơ tản mạn thiên nhiên, lơ đểnh đến nỗi chuông điện theo reo cũng không biết. Cô phó bí thư ở trong trại nói vọng ra:

- Thư, điện thoại kêu kìa em, làm gì thất thần thế.

Tôi giật mình quay lại nhìn cô rồi lôi điện thoại ra khỏi túi áo. May mà hôm trước chưa xóa số đang gọi đến, nếu không bây giờ thấy số lạ tôi sẽ không nghe máy.

- Alo.

- Alo, chào em, anh là Quân.

- Chào anh.

Tôi biết là anh ta, nhưng mà sao tự dưng lại gọi cho tôi nhỉ, chẳng lẽ anh ta thay đổi quyết định, muốn tôi mời một bữa. Nhìn khí chất mà sao hẹp hòi thế.

- Bây giờ em có đang bận không?

- Không anh, có chuyện gì…

- À. Hình như em là giáo viên Lý?

- Dạ.

- Không biết em có nhận dạy thêm không?

- Hả? Anh hòi làm gì?

- Anh có thằng em trai học lớp mười hai muốn luyện thi đại học nên muốn tìm người dạy thêm.

- Nhưng mà em chưa có dạy thêm với luyện thi mười hai bao giờ.

- Không sao, là thế này…

Chuyện là em trai anh ta học ở một trường chuyên trong thành phố, cơ bản là giỏi giang xuất chúng hơn người, nhưng học trên lớp thầy cô dạy chưa đủ như nó mong muốn, có nhiều phần nâng cao nó muốn tìm hiểu thêm, thầy cô phải lo cho nhiều học sinh, không dạy riêng nó được ba la ba la… Tôi nghe đến đâu thì rùng mình đến đó, rõ ràng ràng là anh ta nói rất bình thường, nhưng sao tôi cứ thấy ngập màu tự luyến.

Tôi không tự tin, định thẳng thắn từ chối. Nhưng nghĩ đến việc anh ta tận tình đưa mình đi bệnh viện thì khó xử, cuối cùng đành ậm ừ đồng ý:

- Dạ, được...

- Cảm ơn em. Vậy khi nào em bắt đầu dạy được?

- Khi nào em trai anh muốn bắt đầu học?

- Nếu được thì tuần này bắt đầu luôn.

- Dạ được. Tối ba, năm, bảy đúng không?

- Ừ. Để anh gửi cho em địa chỉ, tối mai em đến thì gọi cho anh.

- Dạ rồi.

Tôi cúp máy, đầu óc mông lung. Chỉ biết chắc rằng từ nay, một tuần ba buổi tối, tôi sẽ bị bỏ lỡ bộ phim hay mình đang theo.

***

Tối hôm sau, tôi theo địa chỉ Quân gửi, đến con hẻm dốc ngay cạnh một nhà sách lớn. Giữa lưng chừng hẻm, tôi dừng lại trước một ngôi nhà nhỏ sơn màu trắng, có cửa chính làm hoàn toàn bằng kính, trong suốt và to lớn. Cổng nhà dường như chỉ có tác dụng trang trí, tương đối kiểu cách và phủ đầy hoa giấy. Khoảng sân phía trong được đổ bằng bằng bê-tông, chậu hoa cảnh xếp đầy.

Tôi dừng xe ngay trên dốc, một tay bóp chặt thắng xe, một tay dùng điện thoại bấm số anh ta, đầu dây bên kia vừa kêu lên một tiếng đi liền có người nhấc máy:

- Alo.

- Alo. Dạ, em đang đứng trước nhà anh…

- Rồi. Em đợi tí nhé.

Không lâu sau, tấm rèm sau cửa kính được vén lên, một cậu thanh niên nhỏ ló đầu ra nhìn. Cậu mở cửa chạy ra chỗ tôi đứng, mặt tươi tỉnh, nụ cười luôn chực trên môi.

- Em chào cô. Cô xuống xe đi, em dắt vào cho.

Tôi theo cậu vào nhà, mắt dáo dác nhìn quanh. Bên trong ngôi nhà cũng được sơn toàn màu trắng, nội thất tinh tế, đơn giản. Đi qua lối hành lang bên trái phòng khách sẽ đến 2 phòng ngủ, cuối cùng là nhà bếp.

- Em là Đăng, em trai anh Quân. Hi. Cô tên Thư đúng không?

- Ừ.

Đăng vừa đi vừa ngoảnh đầu lại giới thiệu mình. Cậu không có bộ dạng mọt sách như tôi tưởng tượng. Cậu bé không đeo kính, dáng người thẳng tắp, rất cao, dường như còn cao hơn cả anh mình. Trông cậu dễ thương như con gái, mặt mũi trắng bóc, da dẻ hồng hào, khi cười còn lộ ra lúm đồng tiền rất sâu.

Tôi dạy Đăng ở phòng riêng, căn phòng nhỏ tương đối sạch sẽ, gọn gàng, đồ đạc chỉ có một giá sách đồ sộ, cái máy tính bàn to tổ bố, cái bàn học và chiếc giường đơn. Trong phòng còn có nhà tắm riêng.

Chỉ vừa mới quen, hai cô trò chỉ hoàn toàn trao đổi chuyện học. may là Đăng hòa nhã, dễ gần, tôi cũng không còn cảm giác ngượng ngập ban đầu.

Lúc tôi cho nghỉ giải lao năm phút, Đăng bắt đầu hỏi han:

- Cô, cô quen anh Hai em lâu chưa?

- Cũng chưa lâu lắm.

- À…

- À gì?

- Dạ không. Em à chơi thôi.

- Anh em không có nhà hả?

- Ổng làm chưa về. Không biết chuyện quốc gia đại sự gì ấy, toàn về trễ.

- Ừ, thôi học tiếp đi.

Từ đầu buổi dạy đến giờ, Đăng rất có ý tứ giữ gìn phẩm hạnh, luôn mở cửa phòng. Tôi dạy Đăng thêm một lát thì anh cậu về. Khi đi ngang phòng Đăng, anh ta có nhìn vô một cái rồi lướt đi.

Suốt buổi Quân chỉ ở trong phòng riêng, tôi dạy xong, anh ta mới bước ra, trên người vẫn mặc bộ trang phục đi làm. Hình như anh ta cố tình ra trước, dắt xe của tôi. Thấy tôi mù mờ khó hiểu, anh ta giải thích:

- Dốc này em không tự lái xe chạy ngược lên được đâu, để anh lái lên dùm em.

- Đúng rồi cô, hụt ga là tuột dốc, té sấp mặt ấy.

Đăng sang sảng nói theo.

Tôi nhìn con dốc thẳng đứng đã thấy rùng mình, thầm nghĩ dân ở khu này chắc hẳn không có ai sợ trò chơi mạo hiểm.

- Vậy con gái trong hẻm này mỗi lần muốn đi lên thì đều phải đi nhờ người hả?

- Cũng tùy. Nếu em chạy xuống hết dốc sẽ có đường vòng ra đường lớn. Nhưng đi đường đó hơi vòng vèo, mất công.

Anh ta trả lời xong thì lên xe, nổ máy. Trong con hẻm nhỏ yên tĩnh, chiếc xe sáng đèn kêu rừ rừ, chầm chậm tiến lên. Tôi vất vả chạy theo sau xe, lên đến đường lớn thì thở không ra hơi nữa.

Quân lên trước, chống xe đứng đợi tôi, miệng cười lúc thấy lúc không.

- Cảm ơn em. Đi xe cẩn thận.

- Cảm ơn. Chào anh.

- Ừ, chào.

Tôi về nhà. Buổi tối ngủ mơ thấy mỉnh trải qua một cảnh tượng đáng sợ: Tôi đang lái xe xuống con dốc kia thì xe đứt thắng, cả người cả xe lao vun vút xuống, lao mãi lao mãi, phía trước mặt là một bức tường gạch đang xây. Trong giấc mơ, tay chân tôi vùng vẫy lung tung, miệng há hốc mà hét không ra tiếng.

Tôi nằm trên giường, chân cũng giật giật mấy cái phụ họa cho giấc mơ. Đến đoạn mình sắp bị lao vào tường gạch thì giật mình mở mắt, cả người phờ phạc, tỉnh rồi mà tim vẫn còn đập rất nhanh.

Từ đó, những ngày dạy tiếp theo tôi nhát cáy không dám chạy xe xuống con dốc đó nữa. Đến đầu dốc thì mang xe qua nhà sách gửi, đi bộ xuống nhà Quân.

Hôm nay tôi đến thì thấy xe anh ta dựng trong sân cùng hai chiếc xe máy khác. Cửa nhà mở toang và rèm được treo gọn gàng lên hết cả. Phòng bếp vọng ra tiếng nói chuyện của đàn ông.

Tôi đi nép bên tường, vào thẳng phòng Đăng. Cậu đang nằm sõng soài trên giường đọc truyện, miệng nhai kẹo cao su.

Thấy tôi xuất hiện, Đăng ngồi bật dậy, quẳng quyển truyện lên gối, chạy ra bàn học ngồi.

- Hôm nay sao cô đến sớm thế?

- Cô đi công chuyện rồi qua đây luôn. Em ăn chưa? Sao hôm nay nhà đông người thế?

- Ăn rồi, ăn sình bụng luôn.

Tôi cốc đầu Đăng một cái, nhắc nhở:

- Dạo này nói chuyện với cô ngang phè phè đấy nhé.

- Em chỉ nói thế thôi chứ thâm tâm em cô là nhất mà…

- Cà chớn! Học nhanh.

Đi dạy được mấy tuần, tôi và Đăng cũng dần thân thiết hơn. Nhiều khi cậu bé còn nói chuyện với tôi như bạn. Tôi không để ý chuyện đó lắm. Dù gì tôi cũng chỉ hơn Đăng vài tuổi, thậm chí bản thân còn ít tuổi hơn anh của cậu ta. Nếu Đăng kêu tôi bằng chị tôi cũng chịu, nhưng trước giờ luôn xưng cô trò, thay đổi thì khó quá.

Có một việc tôi luôn lấn cấn trong đầu, hôm nay không nén nổi thắc mắc, trong lúc dạy vờ vịt hỏi Đăng:

- Sao cô chả bao giờ thấy ba mẹ em nhỉ?

- Ba mẹ ở nhà.

Đăng chăm chú giải bài tập, trả lời qua loa.

- Đây không phải nhà em hả?

- Đây là nhà anh Hai.

- Là sao, nói kiểu gì thế.

- Á, sao cô cốc đầu em hoài thế. Thì ý em là đây là nhà anh Hai, ba mẹ ở nhà ba mẹ, ở huyện ấy.

- À.

Thì ra là vậy. Nhà ở huyện.

- Gần nhà chị Trang đúng không?

- Sao cô biết?

Đăng buông viết, ánh mắt tò mò.

- Cái gì cô chẳng biết.

- Vậy cô có biết tại sao thịt gà ăn với lá chanh không?

- Nhưng cô thích ăn thịt gà với mỡ hành mà. Haha.

Đăng câm nín nhìn tôi bằng vẻ hằn học, hồi sau ấm ức thì thầm:

- Sao cô không làm luật như ông kia luôn đi mà làm giáo viên làm gì.

Sau buổi dạy, Quân xuất hiện ở cửa để chào tôi như thường lệ. Lần này khác mấy lần trước, lẻo đẽo theo sau anh ta là một nhóm mấy người đàn ông. Tôi nhận ra một người trong số họ, người này cao gầy, tóc xoăn, giọng nói rất hay. Anh ta từng ép tuôi uống rượu trong buổi tất niên trường.

Có vẻ như người tóc xoăn ấy cũng nhận ra tôi.

- Người ơi, lần hai gặp gỡ.

- Chào anh.

Tôi đứng ở phòng khách nhìn đám người trước mặt, tay chân bỗng dưng luống cuống, mặt nóng dần. Đang định rời đi thật nhanh thì bị người tóc xoăn chặn lại:

- Hôm nay sinh nhật bạn Quân, em ở lại chung vui tí.

- Dạ…

Tôi nghe thấy điều này thì hết sức ngạc nhiên. Đã hiểu vì sao lại tụ tập đông người như thế. Ban nãy hỏi Đăng, nó không trả lời tôi cũng quên hỏi lại. Giờ ngớ người ra, không biết nên làm thế nào. Giữa một đám đàn ông, tôi ngồi vào thì thừa thãi quá. Còn nhất quyết ra về thì có vẻ… mất lịch sự.

Thấy tôi chần chừ, người tóc xoăn liền vòng ra sau lưng, đẩy tôi đi về hướng bếp. Mấy người còn lại cũng hùa theo, riêng Quân chỉ cười cười, không nói một câu.

Tôi bị ép ngồi xuống trước một cái bàn tròn làm bằng gỗ, dày và lớn. Bên phải là Quân, bên trái là người tóc xoăn, đối diện là Đăng. Nó đang nhe răng cười nham nhở.

Mấy lon bia bị đẩy tới trước mặt tôi, một lon đã khui sẵn, người tóc xoăn nhiệt tình hô hào, thúc giục tôi uống.

Uống thì uống, tôi không sợ. Mẹ tôi rất thích uống bia, tất nhiên là không phải nghiện. Từ khi tôi lớn, lâu lâu hai mẹ con lại nổi hứng ngồi uống cùng nhau. Mẹ bảo “Làm con gái không được ham bia, rượu, nhưng phải biết uống. Đô càng cao càng tốt, không để người ta dễ lợi dụng.” Thế là dưới sự huấn luyện của mẹ, tửu lượng của tôi trở nên rất tốt. Đôi khi ham vui uống nhiều nhưng vẫn không say đến mất tự chủ, cùng lắm là hơi choáng váng nhưng vẫn đi được.

Tôi ngồi hơn nửa tiếng nghe mấy người nói chuyện án này án kia, lâu lâu gật đầu phụ họa, trưng ra bộ mặt khinh khỉnh giả vờ có hiểu biết. Ai hỏi đến mình thì trả lời, không thì an phận uống bia. Bị ép uống đến lon thứ ba thì Quân ngăn lại.

- Tí Thư còn đi xe về, ông đừng có ép nữa. Cái tật xấu không bỏ.

- Thôi, thôi, tôi không ép. Ông làm gì mà gay gắt thế.

Hơn chín giờ đêm, cơn buồn ngủ ập đến làm mí mắt tôi nặng trĩu. Mấy người bên cạnh vẫn dây dưa không có dấu hiệu nào ngừng lại. Tôi hết kiên nhẫn, quay sang nói lí nhí với Quân:

- Em xin phép về trước nha.

- Ừ, khuya rồi. Xin lỗi anh không để ý. Em tự về được không?

- Được.

- Để anh đưa em về.

- …

Người tóc xoăn nghe tôi và Quân thì thầm liền xăm xoi, tằng hắng:

- Thế là không được đâu nhé!

- Xin phép mấy anh em về.

- Về sớm thế, đợi tụi anh về chung luôn.

- …

- Mai người ta còn đi dạy sớm, ai rãnh rỗi như mấy ông. Lè nhè quá.

Quân nói một câu giải quyết nhanh gọn tình hình. Vậy là tôi được cho lui.

Mặc tôi từ chối, Quân vẫn kiên quyết đưa tôi về. Anh ta làm quân tử, tôi cũng thuận đó mà làm thục nữ. Điều phụ nữ không nên làm nhất là từ chối sự lịch thiệp của một người đàn ông.

Ngồi sau xe anh ta, đi được nửa đường tôi mới nhận ra có gì đó sai sai, nghĩ mãi mới nhận ra, mai là chủ nhật. Tôi phì cười. Anh ta tìm bừa một lý do giải vây cho tôi vậy mà mấy người kia cũng tin là thật. Hay là họ say đến nổi đâu óc lú lẫn quên luôn ngày tháng.

- Mai là chủ nhật.

- Hửm?

- Mai là chủ nhật, em không đi dạy.

- Ừm.

Đêm muộn, đường phố vắng tanh, gió tự do dạo chơi qua từng nhành cây nhỏ. Chiếc áo len của tôi bị gió thấm qua, cả người lạnh run lên.

Quân nghe tiếng tôi suýt xoa, anh ta giảm tốc độ.

- Lạnh không?

- Hơi lạnh.

Từ đoạn đấy, Quân đi chậm hẳn. Lát sau đột nhiên lên tiếng hỏi:

- Chuyện nhà chị Trang em rõ không?

- Không rõ lắm. Nhưng em chắc chắn chị Trang sai nhiều hơn.

- Ừ.

- Sao anh lại hỏi chuyện đó? Anh là luật sư của chị mà.

- Lúc chị Trang nhờ anh biện hộ, có nhiều chuyện chị không kể. Mấy vụ li dị của những gia đình bình thường thường đơn giản, anh cũng không cần biết chi li. Anh thấy chị Trang thương con, con cái được ở với mẹ cũng sẽ sống tốt hơn nên anh giúp chị. Tết về nghe mẹ kể, anh mới biết rõ.

- Chỉ có anh trai em chịu thiệt thòi.

- Mai mốt chị Trang còn làm khó thì cứ liên lạc với anh.

- …

Chở tôi về đến nơi, Quân giao xe cho tôi, định đi xe ôm về.

Nhìn cảnh đêm tối tăm, tôi tưởng tượng đến mấy vụ giết người cướp của thường xem trên tivi, trong lòng ngập tràn sợ hãi. Tôi chạy theo Quân, kéo áo anh ta lại, sau nhét vào tay anh ta chiếc chìa khóa xe, vội vã nói:

- Anh đi xe em về đi.

- Không sao, anh đi xe ôm được mà.

- Anh đi xe em đi, mai em qua lấy.

- Không…

- Không thì em chở anh về, em tỉnh bia rồi.

- …

Quân cứng họng, bất đắc dĩ quay lại lấy xe. Tôi hài lòng theo sau. Nhiều lúc thấy mình giống như nữ cường nhân, thật ngầu.

- Anh về đây.

- Đi đường cẩn thận. À, sinh nhật vui vẻ.

- Cảm ơn em.

- Bye bye.
 
Bên trên