Cổ đại Lê hoa trong mưa

linhlan278

Gà con
Tham gia
28/12/24
Bài viết
7
Gạo
24,0
Văn án:
Lê hoa đạm bạch liễu thâm thanh,
Liễu nhứ phi thì hoa mãn thành
Trù trướng đông lan nhất chu tuyết,
Nhân sinh khan đắc kỷ thanh minh.
(Đông lan lê hoa - Tô Thức)
Hoa nở hoa tàn, cảnh còn người mất. Mơ về bóng ai dưới gốc lê hoa nở rộ, đứng đó mỉm cười. Chỉ một khoảnh khắc ta như được quay về quá khứ. Giây phút ấy chỉ mong thời gian ngừng trôi và mưa đừng rơi, hoa đừng rụng, bóng người cũng đừng rời xa để khi giật mình tỉnh mộng "Lê hoa còn đấy nhưng người còn đâu".
Truyện xưa kể rằng có một thiếu nữ sinh vào thời điểm hoa lê nở rộ giữa xuân khi những tia nắng bắt đầu mang trở lại chút hơi ấm sau một mùa đông lạnh giá nên phụ mẫu đặt cho nàng cái tên là Lê Hoa.
Chú ý:
Truyện này viết theo bối cảnh và không gian giả tưởng do mình nghĩ ra có sự tham khảo của văn hóa, địa danh các nước và không phản ánh chính xác bất cứ nền văn hóa nào trên thực tế.
Địa danh và tên riêng hoàn toàn là hư cấu, mọi sự trùng hợp chỉ là ngẫu nhiên.
Trong truyện có sử dụng nhiều kiến thức về y dược, võ thuật và quân sự. Một số là thật, một số do mình hư cấu mình sẽ ghi chú.
Có sử dụng một số bài thơ của các tác giả khác nhau sẽ ghi nguồn (nếu có)
 

Đính kèm

  • IMG_4222-1.jpeg
    IMG_4222-1.jpeg
    176,6 KB · Xem: 1
Chỉnh sửa lần cuối:

linhlan278

Gà con
Tham gia
28/12/24
Bài viết
7
Gạo
24,0
Chương 1: Qúy nữ kinh thành
Long Quốc là một quốc gia rộng lớn, có lịch sử phát triển hàng nghìn năm. Nơi đây từng trải qua nhiều biến cố gắn với sự tồn vong của nhiều triều đại mà triều đại hiện tại do hoàng đế khai quốc họ Triệu - Triệu Anh thành lập. Triệu Anh vốn là anh hùng kiệt xuất trong vạn người. Sau khi dẹp loạn ngũ đại thập quốc thống nhất lãnh thổ lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu Triệu Cao Tổ, đặt tên nước Long Quốc, chọn Long Châu làm kinh đô mới. Đến nay đã trải qua ba đời hoàng đế từ Triệu Cao Tổ - Triệu Văn Tông – Triệu Thanh Tông. Ngoài ra còn có Triệu Nhật Tông vừa mới lên ngôi.
Lê gia một trong số các thế gia thư hương lâu đời ở kinh thành. Gia chủ hiện tại là Lê Minh giữ chức vụ lễ bộ thượng thư, thê tử Tần thị nữ nhi của hàn lâm viện trưởng viện học sĩ Tần Thế. Dưới gối Lê Minh có một trai một gái đều do phu nhân chính thất sinh
Trưởng tử Lê Thái đã thành gia lập nghiệp, công danh đầy đủ. Nay đang làm quan trong triều giữ chức vụ lang trung bộ lễ.
Trưởng nữ Lê Hoa tuổi còn nhỏ nhưng sớm tinh thông cầm, kỳ, thi, thư, họa, vũ, xứng danh hai chữ tài nữ. Nhan sắc nàng tuy không kiều diễm, rực rỡ nhưng toát lên vẻ đẹp "băng thanh ngọc khiết", "xuất thủy phù dung" mang theo loại khí chất thanh tao, thoát tục.
Nghe nói nàng đính hôn với thế tử Bình An hầu – Lục Trọng. Hai nhà lại luôn quan hệ thân thiết, giữ mối giao hảo nhiều năm. Thế tử Bình An hầu – Lục Trọng từ bé đã đi theo tổ phụ cùng phụ thân rèn luyện xông pha chiến trường. Tính cách trầm ổn, cương trực, là mối nhân duyên tốt. Tất nhiên Lê Minh cũng rất vừa ý chàng rể tương lai này.
--------------------------------
Trời vừa tờ mờ sáng khi những tia nắng yếu ớt đầu tiên chiếu xuống. Trên hành lang phía đông, một tiểu nha hoàn thân mặc váy xanh họa tiết đơn giản, tóc buộc gọn gàng bằng sợi vải dài, cổ tay mảnh khảnh đeo chiếc vòng tay lục lạc tỏa sáng rực rỡ, bước đi uyển chuyển hướng đến chính viện đối diện.
“Hân tỷ tỷ, phu nhân bảo ta đến hỏi đại tiểu thư đã dậy chưa?” Tiểu nha hoàn vui vẻ, mở miệng thanh âm thanh thúy vang lên thu hút ánh nhìn Tô Hân.
“Ngọc Ý muội muội đến à, đại tiểu thư vừa dậy. Muội đợi ở đây ta vào trong thông báo.” Tô Hân mỉm cười, gật đầu, xoay lưng mở cửa đi vào phòng nơi Lê Hoa đang trang điểm, cung kính nói:
- Tiểu thư, phu nhân có chuyện mời người qua.
- Ta biết rồi! Ngươi cùng Văn Hạnh, Tố Vân giúp ta thay y phục.
Ngay lập tức phía sau có hai nha hoàn bưng khay đựng xiêm y tiến tới. Lê Hoa thong dong giơ tay nhấc chân, tùy ý để mấy nha hoàn thành thạo đem y phục mặc lên người. Xong xuôi nàng liền qua chính viện thỉnh an mẫu thân. Vừa đến nơi lão ma ma canh cửa hô to:
- Phu nhân! Đại tiểu thư tới!
Tiếng hô vừa dứt, hai nha hoàn chỉnh tề đi ra cung kính vén rèm. Đại nha hoàn Tô Hân đỡ tay Lê Hoa tiến vào bên trong. Trong phòng, trên ghế chủ tọa một quý phụ khoảng trung niên, thân hình đầy đặn cả người toát lên vẻ đoan trang quý phái. Đôi mắt đẹp hiện lên vẻ ôn nhu.
Lê Hoa cúi người hành lễ, giọng nói vạn phần thân thiết:
- Nữ nhi thỉnh an mẫu thân.
Tần thị đứng dậy nâng nữ nhi lên, kéo nàng ngồi bên cạnh mình, yêu thương nói:
- Thế tử Bình An hầu – Lục Trọng đã trở về kinh thành. Chỉ là vẫn phải đợi tổ phụ con rồi mới tiến hành định ngày lành cưới hỏi. Mẫu thân đã gửi thư cho tổ phụ hẳn không lâu sau ông ấy sẽ về nhà nên con đừng lo lắng.
Lê Hoa nhẹ nhàng gật đầu lại thấy bà nói tiếp:
- Lúc trước ta cùng phụ thân không muốn con sớm tiếp xúc với chốn kinh thành phức tạp nên các yến hội giao lưu chưa để con đi nay hoàng hậu tổ chức đặc biệt yêu cầu các công tử, tiểu thư nhà quan từ tứ phẩm trở lên tham gia. Con hãy đi cùng biểu tỷ nhà thúc phụ.
“Tất cả đều nghe theo lời mẫu thân.” Lê Hoa nhỏ nhẹ đáp.
Thấy nàng không từ chối, Tần thị hài lòng, vỗ nhẹ lên bàn tay nữ nhi, thở dài:
- Vất vả cho con rồi.
Sau đó Lê Hoa cùng Tần thị trò chuyện rất lâu chủ yếu về cuộc sống hàng ngày, các vấn đề trong phủ đệ, tình hình kinh thành. Tiện thể sắp đến giờ cơm, nàng ở lại dùng bữa cùng mẫu thân rồi mới xin phép về viện nghỉ ngơi.
Viện của Lê Hoa nằm phía đông phủ đệ. Nơi đây có một khoảng sân nhỏ trồng một cây lê lớn. Phía dưới có bộ bàn ghế bằng đá cẩm thạch. Đối diện là hồ nước trồng hoa sen trắng được xây dựng thêm một tiểu đình nhỏ, bên dưới còn có thể thấy đàn cá vàng bơi tung tăng trong nước. Giữa khoảng sân và chính viện là một vườn hoa cẩm tú, mẫu đơn được hạ nhân chăm sóc rất tốt.
Mọi ngày, nàng thích nhất là ngồi dưới tán cây chơi cờ, đánh đàn nhưng hôm nay, nàng ngồi nghỉ trên ghế gỗ, lưng tựa vào lan can ở tiểu đình, lòng mang đầy tâm sự. Nàng khi còn bé đã bộc lộ tài năng, nhan sắc xuất chúng. Phụ mẫu tuy trong lòng cũng có chút tự hào, đa phần lo lắng hơn. Phụ thân nghĩ rằng đa số tai họa luôn bắt đầu từ lòng ghen ghét, đố kị của con người. Vì vậy, ông luôn nhắc nhở huynh muội nàng phải cẩn thận trong mọi việc.
Phụ mẫu yêu thương con cái nên tính kế lâu dài. Việc ông chọn Lục Trọng làm phu quân tương lai của nàng khi đã xem xét kỹ càng mọi yếu tố như gia thế, tính cách, tài năng. Hai gia đình lại mối giao hảo nhiều năm. Tính tình trưởng bối, huynh đệ trong gia đình rất tốt sẽ bảo đảm cho nàng nửa đời sau bình an. Nàng cũng hiểu được dụng tâm cực khổ của phụ thân nên dù Lê Hoa chưa từng gặp qua Lục Trọng, nàng không hề phản bác mối lương duyên này. Chỉ là Lê Hoa vẫn rất tò mò về vị phu quân tương lai này nhất khi nghe nói Lục Trọng cũng từ biên giới trở về.
* Băng thanh ngọc khiết: Trong trắng, tinh khiết.
* Xuất thủy phù dung: Hoa sen mới chớm nở từ dòng nước. Dùng để chỉ dung mạo đẹp đẽ, trong trẻo.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

linhlan278

Gà con
Tham gia
28/12/24
Bài viết
7
Gạo
24,0
Chương 2: Yến tiệc trong cung
Vài ngày sau, biểu tỷ Tần Lan đúng hẹn đón Lê Hoa từ thượng thư phủ. Ngồi trên xe ngựa, biểu tỷ xích lại gần, nhìn nàng chăm chú, chọc ghẹo:
- Ui chao cái nhan sắc xinh đẹp khiến lòng người tương tư này, lại tiện nghi cho tên thế tử hầu phủ kia rồi hay muội đừng lấy hắn nữa. Muội thấy ta thì sao?
“Biểu tỷ đừng chọc muội nữa.” Giọng Lê Hoa lí nhí giả vờ hờn dỗi. Hai má nàng đỏ ửng làm Tần Lan bật cười khúc khích:
- Tha cho muội đó.
Lê Hoa sợ nàng ấy lại đem nàng ra đùa liền vội chuyển chủ đề:
- Sắp đến ngày cưới của tỷ, đại biểu ca có trở về không?
- Căn cứ vào thư lần trước huynh ấy gửi chắc cũng sắp về đến nơi rồi. Đại ca mà không về ta không thèm nhìn mặt huynh ấy luôn.
Trông Tần Lan vậy, Lê Hoa không khỏi lắc đầu mỉm cười.
Khoảng một lúc, xe ngựa của bọn họ dừng tại Tây Hoa Môn, hai người được một tiểu cung nữ dẫn qua hành lang dài có tường đỏ ngói vàng bao quanh. Tường ở đây rất cao mang cảm giác ngột ngạt. Vừa đến sân điện Trường Sanh Cung, Lê Hoa được bố trí ngồi hàng đầu cùng bàn với Lam Ngọc nữ nhi của binh bộ thượng thư.
Lam Ngọc có khuôn mặt vô cùng dễ thương, đôi mắt linh động đầy sức sống, là một cô nương hoạt bát, tính tình ngây thơ, dễ gần. Từ khi Lê Hoa ngồi xuống, nàng được nghe đủ thứ chuyện hài hước từ nàng ấy, tâm tình cũng vui vẻ hơn nhiều. Thỉnh thoảng, nàng còn kể một vài chuyện lịch lãm của biểu ca làm Lam Ngọc hâm mộ không dứt.
- Lê Hoa tỷ! Muội có thể qua phủ tỷ chơi được không? Tỷ vừa thú vị vừa xinh đẹp. Muội rất thích. Bên kia có mấy công tử cứ nhìn tỷ mãi, muội chỉ muốn bịt mắt họ lại.
Theo bản năng Lê Hoa chú ý hướng Lam Ngọc ra hiệu. Nhận thấy ánh mắt nàng bọn họ đều giả vờ lảng tránh, quay sang chỗ khác. Lam Ngọc nhìn vậy liền khinh thường khịt mũi khiến nàng bật cười khúc khích:
- Được rồi! Phủ tỷ luôn rộng mở chào đón muội đến!
Lời nàng vừa dứt. Giọng the thé của thái giám vang lên:”Hoàng hậu nương nương đến! Qúy phi nương nương đến! Tấn vương điện hạ đến! Trường Lạc công chúa đến!” Tất cả mọi người đều đứng dậy hành lễ.
“Bình thân.” Hoàng hậu ngồi chủ tọa, khí chất cao quý, ung dung mở lời. Thái giám bên cạnh hiểu ý hô to:”Tiệc khai.”
Tiếng nhạc rộn ràng vang vọng, ca vũ nhộn nhịp. Khi Lê Hoa đang chăm chú thưởng thức ca vũ, Lam Ngọc ghé sát tai nàng thì thầm:”Chắc tỷ cũng biết yến hội tổ chức để chọn vương phi cho Tấn vương, hoàng thượng coi trọng việc này. Muội nghĩ thế nào ngài cũng cùng thế tử Bình An hầu qua đây. Tỷ sắp gặp được hôn phu đó. Hì hì.”
Lê Hoa ngạc nhiên:
- Sao muội biết.
Nàng ấy nhún vai nói:
- Thế tử buổi chiều nay tiến cung gặp hoàng thượng báo cáo quân tình.
Qủa nhiên, yến tiệc thực sự bắt đầu ngay khi Triệu Nhật Tông đến. Phía sau ngài chính là thế tử Bình An hầu. Dù có hôn ước nhưng đây là lần đầu tiên Lê Hoa gặp Lục Trọng. Hắn năm nay hai mươi sáu tuổi, dáng vóc cao lớn. Đường nét khuôn mặt anh tuấn góc cạnh, đôi mắt sắc bén có thần, mày kiếm mũi thẳng, bước chân vững chãi có lực toát lên vẻ nam tính. Chỉ là nhìn chằm chằm vào một người đàn ông có hơi xấu hổ.
“Hoa tỷ! Tỷ ốm sao? Mặt cứ đỏ hết lên!” Lam Ngọc lo lắng tò mò hỏi.
“Không có gì.” Lê Hoa ấp úng trả lời.
Lam Ngọc dĩ nhiên không tin, hỏi tới hỏi lui một hồi nàng luôn tìm cớ thoái thác, Lê Hoa đành phải bỏ cuộc nhưng tính nàng ấy vốn vô tư, chốc lát quên mất, vui vẻ nếm trà bánh.
Hoàng đế Triệu Nhật Tông lên ngôi được bốn năm. Hậu cung ít người, sủng ái nhất hiện tại chính là Liễu quý phi con gái của Ân Định hầu – Liễu Trắc. Liễu quý phi dung mạo như hoa, trời sinh quyến rũ, đôi mắt phong tình liếc nhìn hoàng đế, đôi môi yêu kiều mở miệng:
- Bệ hạ! Không khí yến tiệc tuy náo nhiệt nhưng thần thiếp vẫn thấy thiếu điều gì đó hay mời các vị tiểu thư lên biểu diễn tài năng để góp vui!
Hoàng đế gật gù, quay sang hoàng hậu:
- Hoàng hậu nghĩ sao!
- Tất cả theo ý bệ hạ!
- Nếu đã vậy cứ theo ý quý phi! Người nào thể hiện tốt, ta sẽ có thưởng!
Mọi người vì câu nói này của hoàng đế, ai ai cũng hoan hỉ, tinh thần phấn chấn, không khí sảnh tiệc sôi động lên không ít. Bỗng có một giọng thiếu nữ kiêu ngạo vang lên:
- Thần nữ Liễu Mi xin đàn một khúc góp vui.
- Chuẩn tấu.
Liền có mấy tiểu cung nữ khệ nệ khiêng đàn đến. Ngón tay Liễu Mi thành thạo đặt lên dây đàn, khẽ gảy. Nghe qua là khúc đầu Trường Hành Ca. Tiếng đàn dù hay nhưng không thể hiện được cái hồn. Lê Hoa khẽ lắc đầu tiếc nuối.
Tiếng đàn dứt, hoàng đế cất tiếng khen ngợi. Hoàng hậu bên cạnh thuận theo tán thưởng thêm vài câu chủ yếu để bệ hạ đẹp lòng lại cho Liễu quý phi chút mặt mũi dù gì cũng là muội muội ruột của quý phi.
Liễu Mi được thỏa mãn lòng hư vinh, miệng cười tươi như hoa nói:
- Tạ hoàng thượng, hoàng hậu khen ngợi! Chỉ là tiểu nữ từ lâu đã nghe danh nữ nhi của lễ bộ thượng thư Lê Hoa theo danh cầm học tập muốn được thỉnh giáo xin bệ hạ cùng nương nương tác thành.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

linhlan278

Gà con
Tham gia
28/12/24
Bài viết
7
Gạo
24,0
Chương 3: Yến tiệc trong cung (2)
Ai cũng biết yến tiệc tổ chức với mục đích tìm Tấn vương phi. Người đã có hôn ước như nàng ngồi xem thì được chứ tham gia tuyệt đối không thể nào nên Lê Hoa chưa từng nghĩ quả khoai lang nóng này lại tính lên đầu nàng. Dù thắng Liễu Mi cũng chẳng vẻ vang khác gì đánh lên mặt thế tử Bình An hầu phủ rằng hôn thê của hắn đứng trước nhiều người muốn làm nữ nhân của nam nhân khác. Thua Liễu Mi thì không chỉ mất mặt danh sư chủ yếu là mặt mũi của thượng thư phủ. Tiến thoái lưỡng nan. Lê Hoa cố hết sức suy nghĩ cũng không biết mình đắc tội Liễu Mi lúc nào.
Trên điện, Liễu quý phi thoáng nhíu mày, đôi mắt xẹt qua tia chán ghét, tức giận nhìn Liễu Mi. Chỉ là nàng ta liên quan đến thể diện của nàng và Ân Định hầu phủ. Liễu quý phi đành tha thiết, nghẹn ngào nhìn hoàng đế:
- Muội muội thiếp tuổi nhỏ không biết nặng nhẹ đáng phạt. Chỉ là thiếp nhớ lời dạy của sư phụ dạy cầm năm xưa phải biết học hỏi từ đệ tử của danh cầm khác. Nay gặp được Lê tiểu thư mong ước nhỏ nhoi được thưởng thức tiếng đàn của nàng để không phụ một phen dạy dỗ của sư phụ. Bệ hạ có thấy thần thiếp càn quấy. Thiếp xin chịu phạt cùng muội muội.
Liễu quý phi vừa nói vừa rơi nước mắt bày ra bộ dáng “lê hoa đái vũ” hết sức đáng thương. Hoàng đế mềm lòng chủ yếu vẫn cần trọng dụng Ân Định hầu trấn giữ biên giới phía tây giáp ranh Trung Kiến Quốc:
- Tiểu muội nàng còn nhỏ suy nghĩ chưa thấu đáo. Trẫm hiểu không trách tội. Ái phi tuân thủ lời dạy của danh sư thì càng có tội tình gì. Trẫm tác thành cho nàng.
Hoàng đế ra hiệu. Tổng quản thái giám ngay sau đó hô to:
- Truyền nữ nhi lễ bộ thượng thư tiếp kiến.
Bên này, Lục Trọng từ lúc nghe câu nói của Liễu quý phi. Hắn biết vị hôn thê chưa bao giờ gặp mặt Lê Hoa sẽ không tránh được việc này vì bệ hạ lo nghĩ cho đại cuộc, ngài phải cho Liễu quý phi thể diện. Hắn cũng biết vì sao Liễu Mi lại nhắm vào nàng. Thật lòng Lục Trọng lo lắng cho Lê Hoa đồng thời hắn cảm thấy dù nàng có xử lý không tốt thì hắn vẫn bảo vệ và không trách nàng. Chung quy mọi việc đều bắt đầu từ hắn.
Bên kia, Lê Hoa liền hít một hơi thật sâu, mỉm cười dùng ánh mắt trấn an tinh thần bồn chồn của Tần Lan, Lam Ngọc mới nhẹ nhàng đứng lên. Hành động này của nàng thu hút ánh nhìn từ mọi phía đem theo tò mò, hiếu kỳ. Chỉ là khi thấy thân ảnh thiếu nữ mặc váy hoa màu hồng, tay áo bồng bềnh theo từng nhịp bước uyển chuyển mang một khí chất xuất trần, trong sáng như băng ngọc, nhan sắc nàng xinh đẹp động lòng người, hàng mi cong dài rũ xuống, "đôi lông mày thanh tú như nét núi mùa xuân", tóc mây bới cao, xõa dài khiến bọn họ không khỏi ngẩn ngơ. Thậm chí ngay cả Lục Trọng không ngờ đến nhan sắc của hôn thê xuất chúng đến thế.
“Thần nữ Lê Hoa diện kiến hoàng thượng.” Lê Hoa quỳ xuống hành lễ, giọng nàng thanh thoát, êm dịu như tiếng nước chảy khiến hoàng đế tâm tình thoải mái đưa tay về phía nàng ra hiệu bình thân ân cần nói:”Nhị tiểu thư Ân Định hầu phủ từng nghe ngươi theo danh sư học cầm. Ngươi hãy đàn một khúc để trẫm cùng mọi người thưởng thức.”
“Tuân mệnh bệ hạ.” Lê Hoa từ từ đứng dậy, lưng thẳng tắp, cử chỉ đoan trang cẩn thận ngồi xuống. Nàng đàn chính là khúc sau Trường Hành Ca và cố ý bỏ bớt phần bi thêm phần tráng, sửa đổi đôi chút tạo nên sự đối lập bổ trợ cho nhau giữa hai khúc nhạc.
Ai ai cũng biết cầm khúc Trường Hành Ca là bản hùng ca miêu tả về cuộc chiến chống giặc ngoại xâm của Long Quốc nghìn năm về trước mà khúc cầm Liễu Mi đàn hơi hướng bi lụy nhưng kết hợp với khúc cầm Lê Hoa đàn vô hình tạo thành cầm khúc hoàn chỉnh khiến hiệu quả biểu diễn của Liễu Mi đặc biệt hơn.
Toàn bộ cầm khúc miêu tả tâm trạng người lính từ lúc chia tay quê hương đến lúc dũng cảm xông pha chiến trường. Tình yêu là động lực để họ mạnh mẽ, dũng cảm đối diện với kẻ thù. Họ đầu nhập quân doanh vì bảo vệ mảnh đất quê hương để cho những người thân yêu được sống trong hòa bình và để có thể sống sót trở về cố hương. Tiếng đàn lên cao trào, dồn dập, cảnh tượng hàng vạn binh sĩ lao vào nhau chiến đấu khốc liệt. Ngay khi nhạc dứt chính là khoảnh khắc hào hùng, chiến thắng vang dội.
Dựa vào tài năng, Lê Hoa hóa giải hết thảy rắc rối thoát khỏi tình cảnh khó xử. Biểu hiện của nàng thật khiến người ta hài lòng. Liễu Mi dù không phục tuy nhiên nàng ta không ngốc biết mình vừa được lợi từ Lê Hoa cũng không tiện làm khó tiếp lại nhìn sắc mặt cảnh cáo của Liễu quý phi chỉ có thể hậm hực, khó chịu bỏ qua.
Đối với biểu hiện của Lê Hoa hoàng đế cho rằng nàng chắc chắn không phải nữ nhi tầm thường. Riêng Lục Trọng ấn tượng đầu tiên về Lê Hoa chỉ là một đại mỹ nhân trên danh nghĩa hôn thê nhưng nàng có thể đàn rõ khí khái, căn cốt của khúc Trường Hành Ca thì hắn thực sự kinh ngạc. Thậm chí hắn có chút mong chờ được tiếp xúc trực tiếp với nàng.
Hoàng đế vỗ tay nhìn hoàng hậu vui vẻ nói:
- Hoàng hậu thấy thế nào?
Hoàng hậu nhẹ nhàng mỉm cười đáp:
- Thần thiếp thấy màn biểu diễn của hai vị tiểu thư quả là sự kết hợp hoàn hảo.
Hoàng đế thích, Liễu quý phi cũng hài lòng. Dẹp chuyện thắng thua sang một bên chẳng ai muốn đề cập. Hoàng hậu không ngần ngại thể hiện sự rộng lượng tự mình ban thưởng cho Lê Hoa, Liễu Mi mỗi người một bộ trâm cài ngọc lục bảo. Sau khi tạ ơn hoàng đế, hoàng hậu, Liễu quý phi, nàng và Liễu Mi lui xuống phía dưới. Ngay lúc Lê Hoa quay người, "đôi mắt long lanh, trong trẻo như làn nước mùa thu" vô tình nhìn lên khiến vài người ngồi gần trong đó có hoàng đế và Lục Trọng ngẩn ngơ chốc lát.
Trở về chỗ ngồi, Lam Ngọc khen Lê Hoa không ngớt miệng lại biết nàng còn thắc mắc việc Liễu Mi chủ động gây rắc rối liền cố ý giải thích:
- Hai năm về trước, Liễu Mi tình cờ được thế tử cứu giúp. Từ đó đem lòng ái mộ. Chỉ có một số các tiểu thư, công tử biết. Tỷ tỷ ít ra ngoài không biết là chuyện thường tình. Chắc hẳn nàng ta biết tỷ là hôn thê của thế tử nhân dịp này chủ động gây khó dễ.
Lê Hoa gật đầu nói lời cảm ơn với Lam Ngọc rồi chăm chú thưởng thức các tiết mục tiếp theo, có người viết thư pháp, có người vẽ,…Nhưng ấn tượng, đặc sắc nhất phải kể đến tiết mục múa điêu luyện của tiểu thư thị lang hộ bộ - Trần Mộng.
Trần Mộng một thân váy đỏ khẽ kiễng chân, cử chỉ nhịp nhàng, uyển chuyển, dẻo dai, váy lụa tầng tầng xoay tròn như một đóa hoa mẫu đơn nở rộ rực rỡ, sáng lạn tên gọi của nó là Mẫu Đơn Khai. Lê Hoa từng múa qua nên điệu múa này có bao nhiêu khó khăn nàng đều hiểu rõ. Khó nhất chính là người múa phải quay đủ chín vòng trong hai lần và độ khó của nó sánh ngang Phượng Cầu Hoàng, Thập Diện Mai Phục, Bộ Bộ Sinh Liên nhưng múa ra được hình hoa mẫu đơn thì sẽ khiến lòng người chấn động.
Màn biểu diễn tuyệt mỹ như thế quả nhiên dành hạng nhất. Hoàng hậu ban thưởng đôi ngọc như ý và bộ trang sức bằng hồng ngọc quý giá. Yến hội chính thức kết thúc. Tại Tây Hoa Môn, Lê Hoa chia tay Lam Ngọc cùng biểu tỷ Tần Lan hồi phủ.
* Lê hoa đái vũ: Giống như hoa lê dính hạt mưa. Vốn miêu tả dáng vẻ khi khóc của Dương quý phi. Sau này được dùng để miêu tả sự kiều diễm của người con gái.
* Đôi lông mày thanh tú như nét núi mùa xuân - Đôi mắt long lanh, trong trẻo như làn nước mùa thu: Dựa vào câu thơ "Làn thu thủy, nét xuân sơn" của Nguyễn Du trong Truyện Kiều dùng để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

linhlan278

Gà con
Tham gia
28/12/24
Bài viết
7
Gạo
24,0
Chương 4: Gia đình hạnh phúc (1)
Sáng ngày hôm sau, toàn bộ tửu lâu, trà quán kinh thành bàn luận rôm rả, sôi nổi diễn biến yến tiệc tối qua. Xoay quanh câu chuyện nhan sắc của tiểu thư lễ bộ thượng thư – Lê Hoa và màn trình diễn cầm khúc của nàng với tiểu thư Ân Định hầu phủ – Liễu Mi hoặc điệu múa của tiểu thư thị lang hộ bộ – Trần Mộng tuyệt điễm chấn động thế nào. Tuy nhiên, kinh thành nhanh chóng đón chào sự kiện bùng nổ mới chuyển hướng chú ý của mọi người. Đó là thánh chỉ tứ hôn Trần Mộng làm Tấn vương phi.
—————————————————–
Dưới gốc cây lê, Lê Hoa ngồi trên ghế đá cẩm thạch, tâm trí tập trung nghiên cứu bàn cờ, ngón tay thon dài trắng muốt cầm một quân cờ trắng do dự chưa đặt xuống. Chỉ vì vài ngày trước nàng vô tình đọc được quyển sách cổ viết về mười hai thế cờ nổi tiếng. Bỗng đại nha hoàn Tô Hân cắt ngang suy nghĩ của nàng, cung kính thưa:
– Lão gia bảo người mời tiểu thư qua thư phòng có chuyện!
– Ta biết rồi!
Lê Hoa đặt quân cờ vào khay đựng, nhè nhẹ đứng lên. Nàng mang theo Tô Hân và hai nha hoàn bước đi về hướng thư phòng. Đến nơi, lão quản gia đợi nàng từ trước liền nhanh chóng truyền lời:
– Lão gia tiểu thư đến!
Từ bên trong giọng Lê Minh trầm khàn xen lẫn tiếng ho sù sụ đứt quãng do bị nhiễm lạnh vang lên:
– Vào đi!
Hai nha hoàn cẩn thận vén rèm sang hai bên. Trong thư phòng, Lê Minh đang dùng tay cuộn bức tranh thủy mặc cất ngay ngắn trên kệ thỉnh thoảng ông lấy tay che trước miệng ngăn cho từng tiếng ho phát ra khiến Lê Hoa hết sức lo lắng không nhịn được nhẹ giọng khuyên nhủ:
– Phụ thân! Người đang ốm phải nghỉ ngơi đừng làm việc nữa. Bảo trọng thân thể quan trọng hơn!
Ông ấm áp nhìn nàng mỉm cười xua tay phấn khởi nói:
– Ta không sao! Con đừng lo lắng! Tiện thể ta có cái này cho con!
Ngay lập tức Lê Minh từ ngăn kéo lấy ra một chiếc hộp gỗ có chứa một cây trâm cài bằng bạch ngọc chạm khắc tinh xảo hình đóa hoa lê nở rộ và một quyển sách tên Trung Kiến Quốc thắng cảnh đưa cho Lê Hoa.
“Tạ ơn phụ thân! Nữ nhi rất thích nó!” Lê Hoa hành lễ, trong lòng dâng lên cảm xúc hạnh phúc, cảm động vì sáng sớm nay người vội vàng xuất phủ hẳn có việc quan trọng, cấp bách nhưng vẫn nhớ mua quà cho nàng.
Quyển Trung Kiến Quốc thắng cảnh chính là dựa vào sở thích của Lê Hoa để chọn. Nàng thân mang phận nữ nhi bị lễ giáo, thành kiến bó buộc không thể thường xuyên “xuất đầu lộ diện” càng không thể du ngoạn khắp nơi. Biết biểu ca hay đi lịch lãm nên Lê Hoa rất tò mò, hiếu kỳ với phong cảnh, con người, tập tục,… từng vùng đất biểu ca đi qua. Thật may biểu ca là người phóng khoáng, hào sảng. Từ lời biểu tỷ hiểu ước mong của nàng. Mỗi lần hồi phủ sẽ mang rất nhiều tranh vẽ về những nơi huynh ấy thấy thú vị, ấn tượng kèm theo ghi chú nhờ biểu tỷ đưa qua cho nàng. Có lẽ vẽ tranh quá nhiều trình độ của biểu ca ngày càng tăng tiến đến nỗi tựa như thật. Lê Hoa vô cùng cảm kích biểu ca vì vậy nàng sẽ mượn danh nghĩa mẫu thân đem chút quà tặng.
“Con thích là được!” Lê Minh biểu cảm vui vẻ cười để lộ cả nếp nhăn nơi khóe mắt khiến Lê Hoa cũng vui lây.
Ngoài thư phòng, tiếng quản gia lần nữa vang lên:
– Lão gia! Đại thiếu gia muốn vào gặp ngài!
– Vào đi
– Phụ thân cùng muội muội đang trò chuyện gì vui vẻ thế!
Thân ảnh nam tử “phong độ phiên phiên”. Toàn thân toát lên khí chất ấm áp, văn nhã. Bước chân ổn định đầy lực. Ngũ quan thanh tú, mỹ mạo không hề mang cảm giác yếu đuối, hồ hởi nhìn hai người.
“Đại ca đón đại tẩu từ nhà ngoại về rồi sao?” Lê Hoa phấn khích nói.
“Đúng vậy! Ta liền qua đây gặp phụ thân xong xuôi lại qua thăm muội! Gặp muội ở đây thật tốt! Vài ngày không gặp, tiểu muội lớn, xinh đẹp hơn nhiều! Ta cùng đại tẩu mua rất nhiều quà cho muội đó!” Lê Thái yêu chiều xoa đầu nàng cười mặc kệ Lê Hoa tỏ vẻ hờn dỗi, bất mãn với hành động của hắn.
Thấy hai huynh muội thân thiết yêu thương nhau, Lê Minh hài lòng hướng Lê Thái hỏi:
– Con gặp ta có chuyện gì không?
Lê Thái khôi phục thần sắc, nghiêm túc đáp:
– Nhi tử qua bái kiến phụ thân tiện thể có chuyện bàn với người!
Lê Hoa hiểu ý, hành lễ cáo lui khỏi thư phòng. Ngay lúc bước chân ra cửa nhìn thấy Tần thị tiến về phía này. Trên tay bà đeo đôi vòng ngọc hổ phách mới, hẳn do phụ thân tặng. Khuôn mặt tràn đầy hạnh phúc, đôi má phiếm hồng, ánh mắt ngại ngùng khẽ liếc nàng khi Lê Hoa đang chú ý đến đôi vòng tay miệng còn cười tinh nghịch:
– Thẩm mỹ của phụ thân không chê vào đâu được.
Lại nhìn hộp đựng canh cầm trên tay Lưu ma ma, liền nói tiếp:
– Phụ thân và đại ca đang bàn chuyện quan trọng. Mẫu thân tí nữa hãy quay lại.
– Đại ca, đại tẩu con đã về.
– Vâng ạ! Con định qua chào hỏi đại tẩu!
Tần thị gật đầu. Trước khi đi, Tần thị còn đặc biệt dặn dò Lê Hoa:
– Bây giờ chắc đại tẩu con đang xắp xếp qua thỉnh an ta. Tiện thể con qua đó bảo nó đến tối hẵng cùng con đến chính viện dùng bữa tối với chúng ta.
– Vâng mẫu thân! Nữ nhi đã biết.
* Xuất đầu lộ diện: Xưa dùng để chỉ phụ nữ xuất hiện nơi công cộng (đạo đức phong kiến coi là điều đáng xấu hổ). Bây giờ đề cập đến một người nào đó xuất hiện trước công chúng (chủ yếu là xúc phạm).
* Phong độ phiên phiên: Chàng trai có vẻ ngoài nho nhã, tuấn tú.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

linhlan278

Gà con
Tham gia
28/12/24
Bài viết
7
Gạo
24,0
Chương 5: Gia đình hạnh phúc (2)
Qủa nhiên, Lê Hoa vừa đến cửa viện bắt gặp ngay thân hình thon thả của đại tẩu đối diện nàng. Lê Hoa nhanh chóng tiến đến chào hỏi rồi thuật lại lời mẫu thân cho đại tẩu biết. Trịnh Mai nghe xong liền không có ý kiến, nhiệt tình dẫn Lê Hoa về tiểu đình kế bên hồ nước nhỏ trò chuyện.
“Lần này về thăm nhà, ta có mang quà về cho muội trong đó có hai cuộn vải làm từ tơ lụa Vân Nam.” Trịnh Mai tươi cười, gần gũi nói.
“Tơ lụa Vân Nam nổi tiếng Trung Kiến Quốc!” Lê Hoa bất ngờ xác nhận lại.
“Đúng vậy! Khó khăn lắm đại ca tẩu mới mua được chục tấm đấy!” Trịnh Mai gật đầu, ra lệnh cho nha hoàn phía sau đem lên.
Nhìn cuộn vải làm từ tơ lụa Vân Nam trên khay. Lê Hoa trước kia đã từng may mắn ở trong các tiểu thư quý tộc mua được một cuộn. Dù không hề cảm thấy lạ lùng, nàng vẫn bất giác đưa tay sờ vào. Ngay tức khắc liền cảm nhận được chất vải mềm mại, trơn mát lại có độ mỏng nhẹ vừa phải tựa như mây khói bồng bềnh. Nghe kể, từng sợi vải đều làm từ tơ sen đặc biệt chỉ có thể trồng tại vùng Vân Nam, qua nhiều bước kỹ thuật dệt bí truyền chưa bao giờ tiết lộ ra bên ngoài tạo thành từng thước vải tiên như chính tay Chúc Nữ dệt ra nên nó còn có tên gọi khác là vải Chúc Nữ.
Vải này khan hiếm vô cùng. Ngoài hoàng cung mỗi năm được tiến cống thì quý tộc trong kinh thành một năm mới có cơ hội mua một lần với số lượng không nhiều. Gía thậm chí có lúc lên đến hơn hai trăm lượng bạc mỗi cuộn bằng nửa năm lương của phụ thân ở chức quan lễ bộ thượng thư vì vậy nàng chỉ dám nghiến răng mua một lần duy nhất với giá một trăm năm mươi lượng bạc. Chắc hẳn phần của đại tẩu đều lấy ra cho nàng hết. Nàng thở dài nhanh chóng buông tay ra khỏi khay, lắc đầu từ chối:
– Qúa quý giá rồi. Muội thật sự không dám nhận đâu. Đại tẩu hãy giữ lại để dùng.
Trịnh Mai lườm yêu Lê Hoa mỉm cười nói:
– Ta đã cho muội có lý nào lấy lại.
Hai người giằng co mãi. Trịnh Mai thấy không ép được Lê Hoa bất đắc dĩ nhận lại một cuộn vải Vân Nam và lấy hai xấp gấm Tô Châu thay vào. Lê Hoa cũng biết mình không thể từ chối được nữa, đành đứng dậy cảm ơn đại tẩu rồi lệnh hai nha hoàn Văn Hạnh, Tố Vân đem quà về trước còn Tô Hân vẫn ở lại hầu hạ nàng.
Bỗng Trịnh Mai ngập ngừng hỏi Lê Hoa:
“Hoa nhi! Muội đã nghe về tình hình của Mân tộc chưa?”
“Mân tộc giáp ranh biên giới phía bắc cũng chính là nơi đóng quân của Bình An hầu. Chẳng phải bọn họ và chúng ta vẫn đang ngấp nghé nhau sao? Dù sao uy danh hầu gia vẫn còn đấy!” Lê Hoa lắc đầu khó hiểu, kiên nhẫn nhìn đại tẩu đang thong thả cầm chén trà nhấp môi thưởng thức.
Sau khi đặt chén trà xuống, Trịnh Mai mới ôn tồn chậm rãi giải thích cho Lê Hoa:
– Bá phụ tẩu buôn bán qua lại giữa Long Quốc với Mân tộc nhiều năm nay cũng có sự hiểu biết nhất định. Vài ngày trước, phụ thân tẩu có nói bá phụ đưa tin về việc đứa con trai thứ hai của khả hãn – Ô Châu Lợi Hiệt nối ngôi. Ô Châu Lợi Hiệt tuổi trẻ khí thịnh, hung hãn hiếu chiến sợ là sớm xảy ra chiến tranh. Đến lúc đó, thế tử buộc phải quay lại biên quan không biết lúc nào trở về nên tẩu bàn với đại ca muội nói cho phụ mẫu sớm biết. Tình hình này, ngày mai tin tức chắc chắn đến kinh thành. Bên hầu phủ khả năng sẽ thúc giục hôn sự nhanh chóng tiến hành. Muội cũng nên chuẩn bị tâm lý dần.
Lê Hoa tất nhiên hiểu được lời của đại tẩu, biết sắp phải rời xa phủ đệ thân thuộc đã gắn bó với nàng mười lăm năm, rời xa người nhà ruột thịt để bắt đầu một mái ấm mới. Chợt Lê Hoa cảm thấy lâng lâng đượm buồn, hai khóe mắt ươn ướt cứ chực chờ chảy lệ xuống.
Nhìn biểu cảm trên mặt nàng, Trịnh Mai sửng sốt lấy khăn tay nhẹ nhàng lau nước mắt cho nàng, vỗ về an ủi:
– Ta cũng từng trải qua cảm giác của muội khi không nỡ rời xa phụ mẫu, tỷ đệ yêu quý mình nhưng rồi mọi thứ sẽ ổn thôi. Muội vẫn có thể trở về thăm chúng ta mà.
Lê Hoa ngẩng đầu nhìn thẳng ánh mắt đại tẩu, tha thiết mở miệng:
– Muội bỗng dưng không muốn kết hôn nữa?
Trịnh Mai lấy ngón tay che miệng, lắc đầu phản đối:
– Lời này không thể nói khỏi miệng. Muội quên lễ nghi được dạy rồi ư. Phụ mẫu, huynh trưởng nghe thấy sẽ quở trách muội đấy.
“Muội xin lỗi chỉ là muội sợ…!” Lê Hoa ấp úng, lời từ miệng định nói ra lại nuốt ngược vào trong.
“Muội sợ mình chưa từng gặp qua thế tử không biết tính cách ngài ấy ra sao. Có dễ nói chuyện, sống chung không? Liệu ngài ấy đã có người trong lòng chưa? Muội sợ người ta tam thê tứ thiếp cả đời bị nhốt trong hậu trạch đấu đá cùng đám nữ nhi khác! Phải không?” Trịnh Mai che miệng cười khúc khích, biểu lộ sự thích thú.
Lê Hoa đỏ mặt gật đầu thỏ thẻ đáp:
– Thật ra muội không hề sợ phu quân có tam thê tứ thiếp. Chủ yếu vẫn là nhân phẩm của chàng ấy.
Trịnh Mai thu lại ý cười trên miệng, nghiêm túc trả lời:
– Muội phải tin tưởng phụ thân! Nếu người đã cho rằng thế tử là người tốt đáng để gửi gắm cuộc đời thì muội đừng nên nghi ngờ. Phụ thân sẽ không đẩy muội vào hố lửa. Ta tin vào nhân phẩm của thế tử rồi muội cũng sẽ hạnh phúc như ta khi lấy được một phu quân như đại ca muội.
Bỗng Trịnh Mai dừng lại một chút, ngập ngừng nói tiếp, giọng nhỏ đi rất nhiều chứa chút ý vị mỉa mai:
– Nữ nhi chúng ta định sẵn phải có nghĩa vụ lấy chồng sinh con, phụng dưỡng gia đình chồng. “Tam tòng, tứ đức” được dạy biết bao nhiêu lần vốn đã hiểu rõ tường tận thì cứ ngoan ngoãn nghe theo xắp xếp của phụ mẫu. Nếu phu quân lỡ có “tam thê tứ thiếp” chúng ta cũng đâu có quyền được phản đối. Phận làm thê tử chỉ đành mỉm cười chua chát chấp nhận thôi.
Dứt câu Trịnh Mai liền thở dài thườn thượt. Trong lòng có cảm giác quen thuộc như từng được nghe qua. Nhớ lại thì một năm về trước, nàng cũng từng hỏi mẫu thân như thế và câu trả lời của bà lại giống câu nàng nói cho Lê Hoa nghe. Một vòng luẩn quẩn, nực cười làm sao!
Lê Hoa không hề đáp lại lời đại tẩu. Thật tình nàng chưa bao giờ coi điều đó là đúng, đại tẩu hẳn cũng vậy. Nàng yên lặng ngồi bất động trên ghế, hướng ánh mắt lên bầu trời xanh biếc, một cái nhìn đầy xa xăm, mơ màng. Cùng thời điểm, tâm trí nàng chìm đắm trong mối suy tư vẩn vơ lại dường như không phải là vẩn vơ vì nàng ý thức rõ mình đang nghĩ gì chỉ là nàng đang không ngừng chối bỏ hay nói cách khác chính là lễ giáo đang ràng buộc nàng bằng sợi dây tiêu chuẩn tam tòng, tứ đức điển hình.
Thả trôi theo dòng suy nghĩ, hai người cứ ngẩn ngơ không làm phiền nhau. Không gian xung quanh dần chìm trong sự im lặng bất tận. Mãi khi chiều tà buông xuống, ánh đèn được thắp lên và tiếng ma ma cung kính truyền lời mời bọn họ sang chính viện dùng bữa tối. Lê Hoa mới định thần lại, ngượng ngùng cùng đại tẩu cất bước di chuyển.
Tại chính viện, Lê Minh, Tần thị và Lê Thái đã đợi trước ở trong. Lê Hoa cùng đại tẩu tiến tới hành lễ rồi ngồi xuống ghế. Trên bàn ăn đã được chuẩn bị rất nhiều món khác nhau. Tất cả đều dựa trên sở thích của nàng với đại tẩu, đại ca. Toàn bộ bữa ăn là khung cảnh hòa thuận, ấm áp làm Lê Hoa không khỏi dâng lên cảm xúc hạnh phúc khiến nàng quên hết đi mọi ưu phiền chỉ muốn hưởng thụ trọn vẹn khoảnh khắc trân quý này.
* Tam thê tứ thiếp: Câu nói để hình dung cho việc đàn ông ngày xưa có thể cưới nhiều thê thiếp, nhiều vợ lớn vợ bé.
* Tam tòng: Nói đến 3 điều trói buộc mà người phụ nữ phải tuân theo là tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử nghĩa là người phụ nữ khi còn ở nhà phải nghe theo cha, lúc lấy chồng phải nghe theo chồng, nếu chồng qua đời phải nghe theo con.
* Tứ đức: Gồm công, dung, ngôn, hạnh.
 
Bên trên