Ma cốc
Nhớ lại thời sinh viên, cái thời mà ai chẳng có đến vài lần nghịch dại. Khi đó, tôi được cả lớp gọi là "thầy" cũng bởi cái tài "ăn tục nói phét" nhìn tay mà đoán vận mệnh người khác kèm theo những lời ba hoa về các ngón nghề độc đáo như bói cốc, ma lon, gặp ma nơi ngã tư đường... mà tôi hứa hẹn sẽ thể hiện cho chúng xem vào một ngày nào đó. Và rồi, khi thực hiện cuộc chơi đó tôi đã phải hối hận mà bỏ nghề. Nay lục lại ký ức xưa, tôi xin được kể cho quý độc giả cùng nghe.
Năm đó, khi trời mới bắt đầu vào hạ, chúng tôi háo hức sắp xếp hành lý để bắt đầu chuyến đi trải nghiệm thực tế theo sự sắp xếp của nhà trường. Điểm đến là nhà máy sản xuất của tập đoàn Canon, KCN Bắc Thăng Long, Hà Nội. Đó là một nhà máy lớn với nhiều trang thiết bị hiện đại cùng những con người tuyệt vời và chúng tôi rất hào hứng khi sắp được là một trong số họ. Nhưng ở nhà máy đông vui bao nhiêu thì tại ký túc xá lại ảm đạm bấy nhiêu.
Khi xe bus đưa chúng tôi về đến nơi thì trời cũng đã sẩm tối. Trước mặt chúng tôi là một khu chung cư biệt lập với một cái sân bóng rộng nhưng cỏ lại mọc um tùm. Đâu đó là tiếng ếch nhái kêu "ộp ộp" kèm theo tiếng "choé choé" của chú nghoé xấu số nào đó đã bị rắn vồ phải. Tôi thấy cũng gai gai người nhưng vẫn tiên phong đi trước và quát:
Khi bước vào căn phòng của mình, ấn tượng đầu tiên chính là mùi ẩm mốc bốc lên kèm theo thoang thoảng mùi chuột chết khiến tôi có cảm giác như mùi tử khí vây quanh. Nhìn nước sơn còn khá cứng trên tường, tôi đoán là khu ktx này được xây dựng chưa lâu, nhưng không có người ở nên thiếu hơi người mà thôi. Tuy vậy tôi cũng thấy hơi thắc mắc là khu ktx đẹp lại rộng thế này chắc phải ở được hơn nghìn người. Tại sao người ta lại bỏ không, chẳng có nhẽ họ lại xây thừa ra chỉ để cho các khoá sinh viên thực tập đến ở??? Ờm!!! Mà thôi kệ, tính sau đi...
Đêm đó tôi và mấy đứa em cùng phòng ra ban công hóng mát. Trước mặt chúng tôi là một khoảng không rộng, tối om. Xa xa là khu dân cư với những mái nhà ma quái nhấp nhô hệt như những thây ma đang bước lên từ nấm mồ đen tối. Bỗng có một cơn gió lạnh thổi qua, thằng Hoàng liền nói khẽ vào tai tôi:
Sau những ngày đầu tiên ở đó, là hai thái cực đối lập nhau của cảm xúc. Vui khi đi làm, buồn khi trở về phòng. Tại nơi đó có một cái cảm giác rất kỳ lạ, nó man mác buồn, trống vắng và tách biệt với thế giới bên ngoài. Chúng tôi mua vui bằng nhiều cách: nhậu, đánh bài, viên xô xì tẩm quất... nhưng hoài rồi cũng chán. Một hôm, thằng Cường gợi ý:
"Thật là trời giúp người hiền, không có chiếc cốc này mình mãi mãi sẽ bị chúng nó nghĩ là chém gió, giờ hãy xem ông trổ tài đây": tôi hí hửng.
Tôi lấy một bát gạo làm bát hương, cắm ba cây nhang cho đúng "mode". Việc này là không cần thiết nếu như có cả phụ nữ, nhưng ở đây dương thịnh âm suy nên cứ đầy đủ cho chắc cú. Tôi bắt ba đứa khác cùng với tôi đặt ngón trỏ, chạm hờ vào chiếc cốc, nơi nó đang hiên ngang đứng ở chính diện bàn cầu. Tôi lầm rầm đọc thần chú. Thực ra tôi lầm rầm cho oai chứ kể từ khi bị trầm cảm mấy năm trước, tôi không thể nhớ được các nội dung hay văn bản chuẩn dù là ngắn nhất. Tôi khấn nôm và nó vẫn linh ứng. Điều đó khiến tôi tự hào vì thấy mình có tài hơn thiên hạ. Đôi lúc tôi cũng nể tôi lắm...
Dứt lời khấn, trong sự hồi hộp của bao con mắt đang cố tròn to trước sự lởn vởn của làn khói hương. Nó đã được đền đáp. Chiếc cốc bắt đầu di chuyển, nó xoay tròn quanh bàn cầu hai vòng và cuối cùng trở lại điểm trung tâm.
Các vị thần đều rất chảnh, luôn đòi hỏi phải có thứ gì đó thì mới chịu trả lời tử tế. Có vị đòi hút thuốc, có vị đòi uống rượu, chè hay thậm chí là thèm mì tôm... Nhưng câu trả lời hôm nay chỉ vỏn vẹn mỗi chữ "ĂN".
Cái lũ chết đói này, chúng ăn đến thủng cả nồi báo hại tôi phải tìm đến phòng thứ 5 mới xin được cơm. Đã thế lại toàn cháy chứ được mấy hột cơm trắng nào đâu. Mà thôi kệ "ăn mày chỉ cho thế thôi, giờ mà đi nấu cơm chắc sáng mai khỏi đi làm."
Trở lại căn phòng bi thương, cả lũ quay ngoắt lại nhìn tôi với khuôn mặt cắt không còn giọt máu. "Anh ơi thế là thật ạ": thằng Cường lụng phụng hỏi trong mồm
Cả phòng im lặng như tờ, chỉ còn lại những tiếng "kẽo kẹt" của các cô nàng mọt gỗ, đang ngân nga hát trong nền nhạc trữ tình của mấy anh chàng dế mèn: "ríc ríc ríc". Có lẽ nó đang cố mô phỏng ba tháng hè của chúng tôi sẽ dài như thế nào. Và chắc hẳn, chúng tôi đều mong muốn rằng, sáng sớm mai sẽ được ăn sáng ở Nam Định, với những ổ bánh mỳ pate ruốc thơm lừng ngay tại cổng ngôi trường thân thương của mình.
Phá tan khung cảnh tĩnh lặng đó tôi đứng dậy, cầm bát hương đi ra ban công và ném thật xa vào khoảng không đen tối trước mặt. Mọi người không ai bảo ai, tự động đi ngủ và ánh mắt như tự cam kết với nhau là sẽ không ai nói năng thêm về chuyện này nữa. Những ngày sau đó, mọi người vẫn tỏ ra như chuyện đêm đó chưa hề xảy ra. Nhưng đêm đến, thỉnh thoảng vẫn có những tiếng thét bật lên của những thằng yếu bóng vía vừa gặp phải ác mộng. Rồi có thằng đang ngủ phi đầu từ trên giường xuống đất và khẳng định là có ai đó đã đẩy mạnh vào lưng mình. Cuối cùng không thằng nào trụ được hết ba tháng thực tế đó. Có nhiều lý do khác nhau, nhưng lần lượt từng thằng một viết đơn xin về. Và khoá trải nghiệm thực tế ấy đã kết thúc chóng vánh như vậy đó.
Kể từ đó đến nay, tôi đã không bói cốc thêm một lần nào nữa. Cái giá phải trả tuy không nhiều nhưng cũng đủ để tôi thay đổi tư duy về siêu hình. Rằng "đi đêm lắm cũng có ngày gặp ma". Và tôi biết rằng mình cần phải dừng chân trước khi quá muộn. Sự thực là, con người là đáng quý, nó quý giá hơn rất nhiều so với mấy cái danh hão vớ vẩn, vô bổ. Cuối cùng, nhờ sự việc trên mà tôi có nhiều duyên lành để được tìm hiểu và khám phá sâu hơn về đạo pháp, về nguyên lý siêu hình. Khi thấu hiểu hơn về trời đất, tôi mới thấy được những sai lầm trước kia nó cũng mang ý nghĩa rất quan trọng. Để cho đến hiện tại, ngay giờ phút này, tôi phải thầm cảm ơn cuộc sống...
Tony Pham!!!
Nhớ lại thời sinh viên, cái thời mà ai chẳng có đến vài lần nghịch dại. Khi đó, tôi được cả lớp gọi là "thầy" cũng bởi cái tài "ăn tục nói phét" nhìn tay mà đoán vận mệnh người khác kèm theo những lời ba hoa về các ngón nghề độc đáo như bói cốc, ma lon, gặp ma nơi ngã tư đường... mà tôi hứa hẹn sẽ thể hiện cho chúng xem vào một ngày nào đó. Và rồi, khi thực hiện cuộc chơi đó tôi đã phải hối hận mà bỏ nghề. Nay lục lại ký ức xưa, tôi xin được kể cho quý độc giả cùng nghe.
Năm đó, khi trời mới bắt đầu vào hạ, chúng tôi háo hức sắp xếp hành lý để bắt đầu chuyến đi trải nghiệm thực tế theo sự sắp xếp của nhà trường. Điểm đến là nhà máy sản xuất của tập đoàn Canon, KCN Bắc Thăng Long, Hà Nội. Đó là một nhà máy lớn với nhiều trang thiết bị hiện đại cùng những con người tuyệt vời và chúng tôi rất hào hứng khi sắp được là một trong số họ. Nhưng ở nhà máy đông vui bao nhiêu thì tại ký túc xá lại ảm đạm bấy nhiêu.
Khi xe bus đưa chúng tôi về đến nơi thì trời cũng đã sẩm tối. Trước mặt chúng tôi là một khu chung cư biệt lập với một cái sân bóng rộng nhưng cỏ lại mọc um tùm. Đâu đó là tiếng ếch nhái kêu "ộp ộp" kèm theo tiếng "choé choé" của chú nghoé xấu số nào đó đã bị rắn vồ phải. Tôi thấy cũng gai gai người nhưng vẫn tiên phong đi trước và quát:
- chúng mày làm gì, còn không mau bê đồ vào trong!
Khi bước vào căn phòng của mình, ấn tượng đầu tiên chính là mùi ẩm mốc bốc lên kèm theo thoang thoảng mùi chuột chết khiến tôi có cảm giác như mùi tử khí vây quanh. Nhìn nước sơn còn khá cứng trên tường, tôi đoán là khu ktx này được xây dựng chưa lâu, nhưng không có người ở nên thiếu hơi người mà thôi. Tuy vậy tôi cũng thấy hơi thắc mắc là khu ktx đẹp lại rộng thế này chắc phải ở được hơn nghìn người. Tại sao người ta lại bỏ không, chẳng có nhẽ họ lại xây thừa ra chỉ để cho các khoá sinh viên thực tập đến ở??? Ờm!!! Mà thôi kệ, tính sau đi...
Đêm đó tôi và mấy đứa em cùng phòng ra ban công hóng mát. Trước mặt chúng tôi là một khoảng không rộng, tối om. Xa xa là khu dân cư với những mái nhà ma quái nhấp nhô hệt như những thây ma đang bước lên từ nấm mồ đen tối. Bỗng có một cơn gió lạnh thổi qua, thằng Hoàng liền nói khẽ vào tai tôi:
- Thầy! Theo thầy thì ở đây có ma không, em thấy hơi hai hãi!
- Ma ở đâu ra mà sợ, tao mấy lần đi bụi toàn ra nghĩa địa ngủ cho mát, có thấy mẹ gì đâu - tôi trấn an.
- Thôi, muộn rồi, vào đi ngủ đi..
Sau những ngày đầu tiên ở đó, là hai thái cực đối lập nhau của cảm xúc. Vui khi đi làm, buồn khi trở về phòng. Tại nơi đó có một cái cảm giác rất kỳ lạ, nó man mác buồn, trống vắng và tách biệt với thế giới bên ngoài. Chúng tôi mua vui bằng nhiều cách: nhậu, đánh bài, viên xô xì tẩm quất... nhưng hoài rồi cũng chán. Một hôm, thằng Cường gợi ý:
- Anh! Anh hay kể chơi nhiều trò ma quái, hay nay bày ra cho anh em chơi đi.
- Bói cốc nhé - tôi hưởng ứng liền.
- chết cha rồi, không có cốc, mà phải cốc trên bàn thờ nó mới linh.
- Cốc uống rượu được không thầy - 1 thằng nhanh nhảu đáp
- Đã điếc còn hay ngóng - tôi càu nhàu và lườm nó 1 cái rõ dài
"Thật là trời giúp người hiền, không có chiếc cốc này mình mãi mãi sẽ bị chúng nó nghĩ là chém gió, giờ hãy xem ông trổ tài đây": tôi hí hửng.
Tôi lấy một bát gạo làm bát hương, cắm ba cây nhang cho đúng "mode". Việc này là không cần thiết nếu như có cả phụ nữ, nhưng ở đây dương thịnh âm suy nên cứ đầy đủ cho chắc cú. Tôi bắt ba đứa khác cùng với tôi đặt ngón trỏ, chạm hờ vào chiếc cốc, nơi nó đang hiên ngang đứng ở chính diện bàn cầu. Tôi lầm rầm đọc thần chú. Thực ra tôi lầm rầm cho oai chứ kể từ khi bị trầm cảm mấy năm trước, tôi không thể nhớ được các nội dung hay văn bản chuẩn dù là ngắn nhất. Tôi khấn nôm và nó vẫn linh ứng. Điều đó khiến tôi tự hào vì thấy mình có tài hơn thiên hạ. Đôi lúc tôi cũng nể tôi lắm...
Dứt lời khấn, trong sự hồi hộp của bao con mắt đang cố tròn to trước sự lởn vởn của làn khói hương. Nó đã được đền đáp. Chiếc cốc bắt đầu di chuyển, nó xoay tròn quanh bàn cầu hai vòng và cuối cùng trở lại điểm trung tâm.
- "Ngài" đã về chưa ạ, nếu ngài đã về xin hãy xác nhận lại cho con biết: tôi hỏi một cách chuyên nghiệp.
Các vị thần đều rất chảnh, luôn đòi hỏi phải có thứ gì đó thì mới chịu trả lời tử tế. Có vị đòi hút thuốc, có vị đòi uống rượu, chè hay thậm chí là thèm mì tôm... Nhưng câu trả lời hôm nay chỉ vỏn vẹn mỗi chữ "ĂN".
- Chết rồi: tôi nói buột ra thành miệng.
- Mình sai lầm rồi, bình thường mình chơi nơi có thờ cúng, thỉnh lên là thần hoàng, thổ địa hay thần tài. Ở đây không thờ cúng gì hết nên rất có thể...: tôi nghĩ bụng.
- Người... có phải.. là ma đói không ạ.
- Đúng!
- Ở đây không còn cơm gạo gì đâu, người hãy đi chỗ khác xin nhé.
- ĂN: chiếc cốc trả lời
- Thôi được rồi, có cơm cá, lạc rang... người ăn gì: tôi nhượng bộ.
- Cơm.
- Cơm nguội được không?
- Được.
- Người đi mấy người?
- Hai.
Cái lũ chết đói này, chúng ăn đến thủng cả nồi báo hại tôi phải tìm đến phòng thứ 5 mới xin được cơm. Đã thế lại toàn cháy chứ được mấy hột cơm trắng nào đâu. Mà thôi kệ "ăn mày chỉ cho thế thôi, giờ mà đi nấu cơm chắc sáng mai khỏi đi làm."
Trở lại căn phòng bi thương, cả lũ quay ngoắt lại nhìn tôi với khuôn mặt cắt không còn giọt máu. "Anh ơi thế là thật ạ": thằng Cường lụng phụng hỏi trong mồm
- Thật cái gì: tôi ngơ ngác hỏi
- Nãy giờ cứ tưởng anh chủ ý doạ bọn em. Nhưng em vừa hỏi tiếp và cái cốc vẫn chạy, và khai là: 1 vong là người tàu, chết năm 1737. Một vong là người Anh, chết năm 1889. Cả 2 đều chết trận ở khu này, và cùng nhau lang thang quanh đây hàng trăm năm rồi: thằng Nam tua lại.
- Thế nãy giờ chúng mày tưởng tao đùa à, cút ra....
- Bằng này có đủ cho hai người không ạ.
- Đủ....
- Thôi, cơm no rượu say rồi, người đi đi nhé. Chúng tôi chỉ ở đây ít hôm nên mong là đừng làm phiền bọn tôi nữa nhé.
- Không đi.
Cả phòng im lặng như tờ, chỉ còn lại những tiếng "kẽo kẹt" của các cô nàng mọt gỗ, đang ngân nga hát trong nền nhạc trữ tình của mấy anh chàng dế mèn: "ríc ríc ríc". Có lẽ nó đang cố mô phỏng ba tháng hè của chúng tôi sẽ dài như thế nào. Và chắc hẳn, chúng tôi đều mong muốn rằng, sáng sớm mai sẽ được ăn sáng ở Nam Định, với những ổ bánh mỳ pate ruốc thơm lừng ngay tại cổng ngôi trường thân thương của mình.
Phá tan khung cảnh tĩnh lặng đó tôi đứng dậy, cầm bát hương đi ra ban công và ném thật xa vào khoảng không đen tối trước mặt. Mọi người không ai bảo ai, tự động đi ngủ và ánh mắt như tự cam kết với nhau là sẽ không ai nói năng thêm về chuyện này nữa. Những ngày sau đó, mọi người vẫn tỏ ra như chuyện đêm đó chưa hề xảy ra. Nhưng đêm đến, thỉnh thoảng vẫn có những tiếng thét bật lên của những thằng yếu bóng vía vừa gặp phải ác mộng. Rồi có thằng đang ngủ phi đầu từ trên giường xuống đất và khẳng định là có ai đó đã đẩy mạnh vào lưng mình. Cuối cùng không thằng nào trụ được hết ba tháng thực tế đó. Có nhiều lý do khác nhau, nhưng lần lượt từng thằng một viết đơn xin về. Và khoá trải nghiệm thực tế ấy đã kết thúc chóng vánh như vậy đó.
Kể từ đó đến nay, tôi đã không bói cốc thêm một lần nào nữa. Cái giá phải trả tuy không nhiều nhưng cũng đủ để tôi thay đổi tư duy về siêu hình. Rằng "đi đêm lắm cũng có ngày gặp ma". Và tôi biết rằng mình cần phải dừng chân trước khi quá muộn. Sự thực là, con người là đáng quý, nó quý giá hơn rất nhiều so với mấy cái danh hão vớ vẩn, vô bổ. Cuối cùng, nhờ sự việc trên mà tôi có nhiều duyên lành để được tìm hiểu và khám phá sâu hơn về đạo pháp, về nguyên lý siêu hình. Khi thấu hiểu hơn về trời đất, tôi mới thấy được những sai lầm trước kia nó cũng mang ý nghĩa rất quan trọng. Để cho đến hiện tại, ngay giờ phút này, tôi phải thầm cảm ơn cuộc sống...
Tony Pham!!!