“Mai là ngày của mẹ, và con lại xa nhà…
Chẳng hiểu tại sao nhưng cứ đến ngày này
Con lại nghĩ về mẹ của những năm về trước.
Vất vả, buồn thương, mắt đẫm lệ sầu.”
Con còn nhớ hồi con lên ba, một đêm đông gió rét, mẹ bế con đi tìm bố.
Trước căn nhà hai tầng với cánh sửa sắt màu đỏ, to và đáng sợ, mẹ cứ gọi mãi tên bố, gọi mãi. Lúc ấy con vừa sợ, lại vừa thương mẹ, không biết phải làm sao cứ ôm chặt lấy mẹ. Cứ như thế đến cả tiếng đồng hồ mới có tiếng người mở cửa, con ngoái nhìn, là bố. Con vui vẻ nghĩ rằng tìm thấy bố rồi mẹ sẽ không buồn nữa, không khóc nữa. Con nhìn bố cười, đáp lại, bố không liếc nhìn con mà thẳng tay tát vào mặt mẹ một cái như trời giáng, cả con, cả mẹ đều ngã. Mẹ ôm con khóc, con cũng ôm mẹ khóc, con bố, lững thững quay lại căn nhà có cánh cửa sắt sơn màu đỏ ấy, không quay đầu lại. Đó là cánh cửa sắt con nhớ nhất trong cả quãng thời gian tuổi thơ – cánh cửa sắt màu máu.
Khi ấy con không hiểu chuyện, không biết vì sao bố hành động như thế. Giờ thì con biết rồi. Cái con ma cờ bạc nó khiến con người ta nhẫn tâm đến vậy!
Rồi năm con lên bốn, mẹ sinh em. Trong thời gian mẹ nghỉ sinh, ngoại ở xa, lại già yếu, không thể đến đỡ đần, mẹ sợ ông bà lo lắng nên cứ an ủi rằng đã có bên nội quan tâm, ông bà không cần lo gì cả. Nhưng mà nào có ai. Bố vì cờ bạc mà cả ngày không thấy mặt ở nhà. Ông bà nội giận bố, giận lây cả mẹ, cả con. Không một ai ngó ngàng cả. Trong nhà, chỉ có tiếng khóc của em, tiếng khóc của con, rồi tiếng khóc của mẹ.
Con còn nhớ ngày ấy em rất hay bị ốm, người lúc nào cũng nóng ran lên, đầu thì sưng lên mấy cái mọng to tướng như quả mận, người thì mọc chi chít những rôm là rôm. Đã thế nó lại không ưa hơi người lạ, ngoài mẹ ra thì hàng xóm không ai bế được cả. Mà cứ hễ ngủ thì nó phải nằm trên bụng mẹ, hai tay mẹ cứ xoa lưng nó không ngừng, đến lúc cả hai tay mẹ đều mỏi nhừ, nó mới chịu ngủ. Những ngày ấy, nếu không phải ăn cơm khê thì là cá cháy, thịt khét. Con khóc đòi ăn cái khác, mẹ giỗ mãi không được cũng khóc theo con.
Đêm nào cũng như đêm nào, chỉ có ba mẹ con ôm nhau trên chiếc giường một chật hẹp, vì chiếc giường đôi duy nhất đã gán nợ cho người ta. Có đêm giật mình thức dậy giữa đêm khuya, con thấy mẹ nằm xoa lưng cho em ngủ mà nước mắt chảy ròng ròng. Con thương mẹ lắm. Nhưng lúc ấy, một đứa nhỏ bốn tuổi như con thì có thể làm gì cho mẹ? Thế là con cũng khóc, mẹ giật mình, quay sang giỗ giành con, nhưng con cứ ương bướng khóc mãi, không biết làm thế nào mẹ quát lên, nhưng càng quát con lại càng khóc to, đứa em trai bé bỏng không biết chuyện gì, giật mình khóc thét lên. Trong nhà, lại chỉ còn tiếng khóc.
Năm con vào lớp một, mẹ bận phải đi làm, trường học cũng gần nhà nên mẹ chỉ đưa con đến cổng trường, dặn con vài điều rồi vội vàng đạp xe đưa em đi trẻ để không muộn giờ làm. Còn bố thì không hề đến! Hôm ấy con đã ghen tỵ với đứa bạn thân biết bao nhiêu khi nó được bố kiệu trên vai, đưa đến tận cửa lớp.
Mẹ dặn sau giờ làm mẹ sẽ về ngay nên chắc sẽ kịp đón con, nhưng con chờ mãi mà mẹ không đến. Trường thì chỉ cách nhà một đoạn ngắn nên con nghĩ tự mình về nhà được. Và con về nhà một mình. Con ngồi trước cửa nhà đợi lâu quá chừng mà vẫn không thấy mẹ, cô hàng xóm thương con trời nắng lại phải ngồi ngoài cổng nên cho con vào nhà cô ấy, còn cho con ăn kem nữa. Chỉ vì thích quá mà con quên về nhà. Mãi đến chiều, mới thấy tiếng mẹ gọi tên con bên ngoài. Con vụt chạy ra thì thấy mẹ vừa khóc vừa tất tưởi tìm con. Thì ra mẹ đến trường đón con nhưng không thấy, cứ nghĩ con bị lạc đường nên đi tìm suốt từ trưa đến giờ. Con òa khóc.
Năm con học lớp chín, con đã rất thích thi vào đội tuyển văn của trường, cô cũng nói con thi nhất định sẽ được và khuyến khích con nhiều, nên con đã đăng kí thi. Con không kể với bố, chỉ kể với mẹ, nhưng không hiểu sao bố lại biết. Bố đem chuyện ấy đi khoe với biết bao nhiêu người, nói rằng con sẽ đậu. Nhưng năm ấy con thi trượt. Chỉ 0,25 điểm nữa thôi. Con thực sự rất buồn, và con biết mẹ cũng hiểu tâm trạng con lúc ấy. Nếu chỉ có hai mẹ con với nhau thôi thì tốt biết bao. Đối với con mà nói, dù trên đời có bao nhiêu giông tố, chỉ cần có mẹ ở bên, con không sợ gì nữa. Nhưng còn bố. Bố không hiểu rằng, đội tuyển văn là mong ước suốt bốn năm cấp hai của con, là niềm yêu thích của con, mất đi nó con buồn biết chừng nào. Bố chỉ biết con thi trượt là làm bố mất mặt với người ngoài, với bạn bè bố. Bố đánh con, con không đau, con chỉ… ghét bố. Bố càng đánh đau con chỉ càng thêm ghét bố. Nhưng mẹ cứ ôm lấy con rồi khóc. Đó mới là điều làm con đau đớn nhất.
Vậy mà mẹ nói với con: Đừng ghét bố con. Ông ấy dù tốt dù xấu vẫn cứ là bố con. Phận làm con không thể ghét bố mình. Ở đời ai cũng có nỗi khổ, bố con cũng thế. Vì khổ sở mà con người ta không còn biết thương cho cảm xúc của người khác. Khi nào lớn hơn con sẽ hiểu.
Con tin rằng, so với những chuyện buồn mà con trải qua, và con còn nhớ cho đến bây giờ, vẫn chẳng là gì so với những câu chuyện của mẹ.
Con tin rằng, so với những trận đòn mà con phải chịu, những vết thương da thịt trên người mẹ còn lớn hơn con gấp nhiều lần.
Vì vậy con thực sự đã không thể hiểu nổi tại sao mẹ có thể chịu đựng biết bao nhiêu khổ đau như thế, biết bao năm như thế mà không hề oán thán?
Thì ra là vì chúng con…
Đã lâu rồi con không còn thấy mẹ khóc, con sợ mẹ giấu đi vì không muốn con buồn, nhưng mẹ nói rằng không phải thế, rằng, trải qua nhiều chuyện, giờ mẹ cũng già rồi, bố con cũng già rồi, thay đổi nhiều rồi không còn thiếu suy nghĩ như ngày xưa nữa. Có những chuyện, dù thế nào cũng vẫn phải xảy ra, cứ khóc lóc buồn thương thì cũng đâu thể thay đổi được. Thôi thì cứ phải cười mà sống cho sướng chứ tội gì phải buộc mình vào những chuyện buồn không thể dứt rồi tự hành hạ mình. Cũng có thể là “khổ trước sướng sau”, những lúc buồn qua rồi, giờ là lúc mẹ cũng phải được sướng chứ. Đối với mẹ, có hai đứa là hạnh phúc lắm rồi. Sau này cũng phải đối xử tốt với bố, đừng bỏ mặc bố con, quãng thời gian qua ông ấy cũng chả sung sướng gì…
Trải qua bao nhiêu chuyện, mẹ vẫn nói về bố như thế, con thật không hiểu. Con là con gái bố, có nhiều lúc, đúng là muốn ghét cũng không được, nhiều lúc cũng cảm thấy bố tội nghiệp, dù ký ức của con về bố, có biết bao chuyện đau lòng. Tại sao thế? Có lẽ là vì những câu nói của mẹ, từ lúc nào chúng đã xóa đi bao bất mãn của con về chính người bố của mình.
Cho đến bây giờ, nghĩ lại tất cả, con thấy mình thật quá hạnh phúc khi lớn lên sau bao nhiêu những câu chuyện chẳng vui vẻ gì, con lại là một đứa con gái luôn lạc quan, luôn cười, luôn nói. Cũng có những lúc con buồn khi nghĩ về quá khứ, nhưng đúng như mẹ nói, quá khứ là để hoài niệm chứ không phải để tiếc nuối, chuyện gì qua rồi không thể nào thay đổi, nếu ai cũng muốn quay về quá khứ để thay đổi nó thì bao giờ mới có tương lai. Vì thế con vẫn luôn tin rằng, tương lai sẽ có nhiều điều tốt đẹp hơn đang chờ con. Con sẽ dùng tiếng cười để tìm đến tương lai của mình chứ không giữ mãi những giọt nước mắt của quá khứ.
Con yêu mẹ - người đã mang cho con cả thế giới này.
Chẳng hiểu tại sao nhưng cứ đến ngày này
Con lại nghĩ về mẹ của những năm về trước.
Vất vả, buồn thương, mắt đẫm lệ sầu.”
Con còn nhớ hồi con lên ba, một đêm đông gió rét, mẹ bế con đi tìm bố.
Trước căn nhà hai tầng với cánh sửa sắt màu đỏ, to và đáng sợ, mẹ cứ gọi mãi tên bố, gọi mãi. Lúc ấy con vừa sợ, lại vừa thương mẹ, không biết phải làm sao cứ ôm chặt lấy mẹ. Cứ như thế đến cả tiếng đồng hồ mới có tiếng người mở cửa, con ngoái nhìn, là bố. Con vui vẻ nghĩ rằng tìm thấy bố rồi mẹ sẽ không buồn nữa, không khóc nữa. Con nhìn bố cười, đáp lại, bố không liếc nhìn con mà thẳng tay tát vào mặt mẹ một cái như trời giáng, cả con, cả mẹ đều ngã. Mẹ ôm con khóc, con cũng ôm mẹ khóc, con bố, lững thững quay lại căn nhà có cánh cửa sắt sơn màu đỏ ấy, không quay đầu lại. Đó là cánh cửa sắt con nhớ nhất trong cả quãng thời gian tuổi thơ – cánh cửa sắt màu máu.
Khi ấy con không hiểu chuyện, không biết vì sao bố hành động như thế. Giờ thì con biết rồi. Cái con ma cờ bạc nó khiến con người ta nhẫn tâm đến vậy!
Rồi năm con lên bốn, mẹ sinh em. Trong thời gian mẹ nghỉ sinh, ngoại ở xa, lại già yếu, không thể đến đỡ đần, mẹ sợ ông bà lo lắng nên cứ an ủi rằng đã có bên nội quan tâm, ông bà không cần lo gì cả. Nhưng mà nào có ai. Bố vì cờ bạc mà cả ngày không thấy mặt ở nhà. Ông bà nội giận bố, giận lây cả mẹ, cả con. Không một ai ngó ngàng cả. Trong nhà, chỉ có tiếng khóc của em, tiếng khóc của con, rồi tiếng khóc của mẹ.
Con còn nhớ ngày ấy em rất hay bị ốm, người lúc nào cũng nóng ran lên, đầu thì sưng lên mấy cái mọng to tướng như quả mận, người thì mọc chi chít những rôm là rôm. Đã thế nó lại không ưa hơi người lạ, ngoài mẹ ra thì hàng xóm không ai bế được cả. Mà cứ hễ ngủ thì nó phải nằm trên bụng mẹ, hai tay mẹ cứ xoa lưng nó không ngừng, đến lúc cả hai tay mẹ đều mỏi nhừ, nó mới chịu ngủ. Những ngày ấy, nếu không phải ăn cơm khê thì là cá cháy, thịt khét. Con khóc đòi ăn cái khác, mẹ giỗ mãi không được cũng khóc theo con.
Đêm nào cũng như đêm nào, chỉ có ba mẹ con ôm nhau trên chiếc giường một chật hẹp, vì chiếc giường đôi duy nhất đã gán nợ cho người ta. Có đêm giật mình thức dậy giữa đêm khuya, con thấy mẹ nằm xoa lưng cho em ngủ mà nước mắt chảy ròng ròng. Con thương mẹ lắm. Nhưng lúc ấy, một đứa nhỏ bốn tuổi như con thì có thể làm gì cho mẹ? Thế là con cũng khóc, mẹ giật mình, quay sang giỗ giành con, nhưng con cứ ương bướng khóc mãi, không biết làm thế nào mẹ quát lên, nhưng càng quát con lại càng khóc to, đứa em trai bé bỏng không biết chuyện gì, giật mình khóc thét lên. Trong nhà, lại chỉ còn tiếng khóc.
Năm con vào lớp một, mẹ bận phải đi làm, trường học cũng gần nhà nên mẹ chỉ đưa con đến cổng trường, dặn con vài điều rồi vội vàng đạp xe đưa em đi trẻ để không muộn giờ làm. Còn bố thì không hề đến! Hôm ấy con đã ghen tỵ với đứa bạn thân biết bao nhiêu khi nó được bố kiệu trên vai, đưa đến tận cửa lớp.
Mẹ dặn sau giờ làm mẹ sẽ về ngay nên chắc sẽ kịp đón con, nhưng con chờ mãi mà mẹ không đến. Trường thì chỉ cách nhà một đoạn ngắn nên con nghĩ tự mình về nhà được. Và con về nhà một mình. Con ngồi trước cửa nhà đợi lâu quá chừng mà vẫn không thấy mẹ, cô hàng xóm thương con trời nắng lại phải ngồi ngoài cổng nên cho con vào nhà cô ấy, còn cho con ăn kem nữa. Chỉ vì thích quá mà con quên về nhà. Mãi đến chiều, mới thấy tiếng mẹ gọi tên con bên ngoài. Con vụt chạy ra thì thấy mẹ vừa khóc vừa tất tưởi tìm con. Thì ra mẹ đến trường đón con nhưng không thấy, cứ nghĩ con bị lạc đường nên đi tìm suốt từ trưa đến giờ. Con òa khóc.
Năm con học lớp chín, con đã rất thích thi vào đội tuyển văn của trường, cô cũng nói con thi nhất định sẽ được và khuyến khích con nhiều, nên con đã đăng kí thi. Con không kể với bố, chỉ kể với mẹ, nhưng không hiểu sao bố lại biết. Bố đem chuyện ấy đi khoe với biết bao nhiêu người, nói rằng con sẽ đậu. Nhưng năm ấy con thi trượt. Chỉ 0,25 điểm nữa thôi. Con thực sự rất buồn, và con biết mẹ cũng hiểu tâm trạng con lúc ấy. Nếu chỉ có hai mẹ con với nhau thôi thì tốt biết bao. Đối với con mà nói, dù trên đời có bao nhiêu giông tố, chỉ cần có mẹ ở bên, con không sợ gì nữa. Nhưng còn bố. Bố không hiểu rằng, đội tuyển văn là mong ước suốt bốn năm cấp hai của con, là niềm yêu thích của con, mất đi nó con buồn biết chừng nào. Bố chỉ biết con thi trượt là làm bố mất mặt với người ngoài, với bạn bè bố. Bố đánh con, con không đau, con chỉ… ghét bố. Bố càng đánh đau con chỉ càng thêm ghét bố. Nhưng mẹ cứ ôm lấy con rồi khóc. Đó mới là điều làm con đau đớn nhất.
Vậy mà mẹ nói với con: Đừng ghét bố con. Ông ấy dù tốt dù xấu vẫn cứ là bố con. Phận làm con không thể ghét bố mình. Ở đời ai cũng có nỗi khổ, bố con cũng thế. Vì khổ sở mà con người ta không còn biết thương cho cảm xúc của người khác. Khi nào lớn hơn con sẽ hiểu.
Con tin rằng, so với những chuyện buồn mà con trải qua, và con còn nhớ cho đến bây giờ, vẫn chẳng là gì so với những câu chuyện của mẹ.
Con tin rằng, so với những trận đòn mà con phải chịu, những vết thương da thịt trên người mẹ còn lớn hơn con gấp nhiều lần.
Vì vậy con thực sự đã không thể hiểu nổi tại sao mẹ có thể chịu đựng biết bao nhiêu khổ đau như thế, biết bao năm như thế mà không hề oán thán?
Thì ra là vì chúng con…
Đã lâu rồi con không còn thấy mẹ khóc, con sợ mẹ giấu đi vì không muốn con buồn, nhưng mẹ nói rằng không phải thế, rằng, trải qua nhiều chuyện, giờ mẹ cũng già rồi, bố con cũng già rồi, thay đổi nhiều rồi không còn thiếu suy nghĩ như ngày xưa nữa. Có những chuyện, dù thế nào cũng vẫn phải xảy ra, cứ khóc lóc buồn thương thì cũng đâu thể thay đổi được. Thôi thì cứ phải cười mà sống cho sướng chứ tội gì phải buộc mình vào những chuyện buồn không thể dứt rồi tự hành hạ mình. Cũng có thể là “khổ trước sướng sau”, những lúc buồn qua rồi, giờ là lúc mẹ cũng phải được sướng chứ. Đối với mẹ, có hai đứa là hạnh phúc lắm rồi. Sau này cũng phải đối xử tốt với bố, đừng bỏ mặc bố con, quãng thời gian qua ông ấy cũng chả sung sướng gì…
Trải qua bao nhiêu chuyện, mẹ vẫn nói về bố như thế, con thật không hiểu. Con là con gái bố, có nhiều lúc, đúng là muốn ghét cũng không được, nhiều lúc cũng cảm thấy bố tội nghiệp, dù ký ức của con về bố, có biết bao chuyện đau lòng. Tại sao thế? Có lẽ là vì những câu nói của mẹ, từ lúc nào chúng đã xóa đi bao bất mãn của con về chính người bố của mình.
Cho đến bây giờ, nghĩ lại tất cả, con thấy mình thật quá hạnh phúc khi lớn lên sau bao nhiêu những câu chuyện chẳng vui vẻ gì, con lại là một đứa con gái luôn lạc quan, luôn cười, luôn nói. Cũng có những lúc con buồn khi nghĩ về quá khứ, nhưng đúng như mẹ nói, quá khứ là để hoài niệm chứ không phải để tiếc nuối, chuyện gì qua rồi không thể nào thay đổi, nếu ai cũng muốn quay về quá khứ để thay đổi nó thì bao giờ mới có tương lai. Vì thế con vẫn luôn tin rằng, tương lai sẽ có nhiều điều tốt đẹp hơn đang chờ con. Con sẽ dùng tiếng cười để tìm đến tương lai của mình chứ không giữ mãi những giọt nước mắt của quá khứ.
Con yêu mẹ - người đã mang cho con cả thế giới này.