Thơ Mẹ

ank2tv

Gà cận
Tham gia
17/6/15
Bài viết
720
Gạo
360,0
Gió đưa lá nhẹ nhẹ rơi
Ngồi trông lá rụng, bồi hồi xót xa
Lá kia tựa bóng mẹ già
Trông thằng con ốm chẳng ra hồn người.
Sớm khuya tần tảo một đời
Bạc tiền chắt bóp lựa thời ốm đau.
Thời gian trôi, mẹ bạc đầu
Trông con buồn mẹ đớn đau muôn phần
Mẹ ơi, con tội vạn lần
To đầu, ngu dại bất cần mẹ cha.
Chạy theo cuộc sống xa hoa
Chạy theo con gái người ta suốt ngày.
Mẹ thương trẻ dại thơ ngây
Dặn con ngoảnh lại nơi đây là nhà.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Ivy_Nguyen

...quy ẩn...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
29/8/14
Bài viết
5.515
Gạo
1.500,0
Re: Mẹ
Tui thích bài thơ này của ông nhất đó nhé. Có cảm xúc có khác, viết hay ghê.
 

Mưa Mùa Hạ

Gà BT
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
6/8/14
Bài viết
2.926
Gạo
4.000,0
Re: Mẹ
Bài thơ lục bát, chỉ vài câu thôi nhưng cũng nói lên tình mẹ cho con với những trở trăn rất đời thường dành cho con cái (đặc biệt lại là đứa con không như mong đợi). Mình rất thích.
Hì, góp ý chỗ này tí. Là thơ lục bát nên thường câu bát, chữ thứ 2 gieo vần bằng nhưng câu thứ 2 của bạn gieo vần trắc không được xuôi lắm. Có thể đổi sang vần bằng kiểu như: Ngồi trông lá rụng, bồi hồi xót xa.
 

ank2tv

Gà cận
Tham gia
17/6/15
Bài viết
720
Gạo
360,0
Re: Mẹ
Bài thơ lục bát, chỉ vài câu thôi nhưng cũng nói lên tình mẹ cho con với những trở trăn rất đời thường dành cho con cái (đặc biệt lại là đứa con không như mong đợi). Mình rất thích.
Hì, góp ý chỗ này tí. Là thơ lục bát nên thường câu bát, chữ thứ 2 gieo vần bằng nhưng câu thứ 2 của bạn gieo vần trắc không được xuôi lắm. Có thể đổi sang vần bằng kiểu như: Ngồi trông lá rụng, bồi hồi xót xa.
Tớ đọc trong topic thơ việt gì đó của Tắt Nắng rồi. Thấy bảo từ 2 câu 8 là vần bằng, nhưng tớ cố ý "gieo sạn" vậy không rõ có ấn tượng hơn không :D.
 

hiya_shinsu

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
15/10/14
Bài viết
760
Gạo
500,0
Re: Mẹ
Hay đấy anh ạ!
Chuyện là bệnh giữa đêm canh
Anh thương ba mẹ, chăm anh sáng giờ.
 

Mưa Mùa Hạ

Gà BT
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
6/8/14
Bài viết
2.926
Gạo
4.000,0
Re: Mẹ
Tớ đọc trong topic thơ việt gì đó của Tắt Nắng rồi. Thấy bảo từ 2 câu 8 là vần bằng, nhưng tớ cố ý "gieo sạn" vậy không rõ có ấn tượng hơn không :D.
Bạn có thể sửa lại hoặc có thể không mà vì hồi mới làm thơ lục bát mình cũng hay gieo cách gieo vần như thế này lắm. :) nói ra để cùng tiến bộ mà.;;)

Ừm... Cũng có trường hợp ngoại lệ, mình đã đọc được nên cop về đây tham khảo nhá.

- Từ thứ 2 câu lục và câu bát phải là thanh bằng. Trường hợp bố trí từ thứ 2 câu lục là thanh trắc thì phải đưa về dạng tiểu đối. Tức là chia câu lục làm 2 về, mỗi vế 3 từ, đối nhau. Từ thứ 2, 3 phải là thanh trắc, từ thứ 6 phải là thanh bằng (như mô hình câu lục 2). Ví dụ:

Đi vạn dặm, viết nghìn trang
Khơi trong gạn đục vẻ vang một đời.


Chú ý: Từ số 5 câu lục nên dùng thanh bằng để đảm bảo đối cho cân, trường hợp hãn hữu mới dùng thanh trắc. Ví dụ:“Khi tựa gối, khi cúi đầu”... Nếu làm thơ nghệ thuật quyết không dùng trường hợp hãn hữu này.
- Từ thứ 4 câu lục và câu bát phải là thanh trắc. Để câu thơ cân đối thì từ thứ 4 phải là thanh trắc (để gánh hai thanh bằng ở từ thứ 2 và 6). Nếu ở câu bát đã gieo vần lưng vào từ thứ 4 là thanh bằng thì từ thứ 6 phải dùng thanh trắc.
- Muốn câu thơ có nhạc thì ở câu bát phải bố trí từ thứ 6 thanh không (không dấu) và từ thứ 8 thanh huyền hoặc ngược lại. Nếu bố trí cả hai từ này cùng một thanh huyền (hoặc cùng thanh không) thì câu thơ đọc lên mất tính nhạc. Ví dụ:
Hỏi thăm cô ấy có chồng chưa nào?
 

ank2tv

Gà cận
Tham gia
17/6/15
Bài viết
720
Gạo
360,0
Re: Mẹ
Bạn có thể sửa lại hoặc có thể không mà vì hồi mới làm thơ lục bát mình cũng hay gieo cách gieo vần như thế này lắm. :) nói ra để cùng tiến bộ mà.;;)

Ừm... Cũng có trường hợp ngoại lệ, mình đã đọc được nên cop về đây tham khảo nhá.

- Từ thứ 2 câu lục và câu bát phải là thanh bằng. Trường hợp bố trí từ thứ 2 câu lục là thanh trắc thì phải đưa về dạng tiểu đối. Tức là chia câu lục làm 2 về, mỗi vế 3 từ, đối nhau. Từ thứ 2, 3 phải là thanh trắc, từ thứ 6 phải là thanh bằng (như mô hình câu lục 2). Ví dụ:

Đi vạn dặm, viết nghìn trang
Khơi trong gạn đục vẻ vang một đời.


Chú ý: Từ số 5 câu lục nên dùng thanh bằng để đảm bảo đối cho cân, trường hợp hãn hữu mới dùng thanh trắc. Ví dụ:“Khi tựa gối, khi cúi đầu”... Nếu làm thơ nghệ thuật quyết không dùng trường hợp hãn hữu này.
- Từ thứ 4 câu lục và câu bát phải là thanh trắc. Để câu thơ cân đối thì từ thứ 4 phải là thanh trắc (để gánh hai thanh bằng ở từ thứ 2 và 6). Nếu ở câu bát đã gieo vần lưng vào từ thứ 4 là thanh bằng thì từ thứ 6 phải dùng thanh trắc.
- Muốn câu thơ có nhạc thì ở câu bát phải bố trí từ thứ 6 thanh không (không dấu) và từ thứ 8 thanh huyền hoặc ngược lại. Nếu bố trí cả hai từ này cùng một thanh huyền (hoặc cùng thanh không) thì câu thơ đọc lên mất tính nhạc. Ví dụ:
Hỏi thăm cô ấy có chồng chưa nào?
Ừ, thế này mình sai rồi :D. Tớ sửa cho hay hơn. Cám ơn bạn góp ý :D.
 
Bên trên