Minh Cung Truyện - Cập nhật - Trác Phương Nghiên

Trác Phương Nghiên

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
20/2/18
Bài viết
31
Gạo
0,0
Tên truyện: Minh Cung Truyện
Tác giả: Trác Phương Nghiên
Tình trạng sáng tác: Đang sáng tác | Tình trạng đăng: Cập nhật
Lịch đăng: 1 chương/tuần
Thể loại: Dã sử Trung Quốc, tình cảm, cổ đại, cung đấu
Độ dài: dự kiến 70 chương
Giới hạn độ tuổi đọc: Không | Cảnh báo về nội dung: Không

GIỚI THIỆU
Nàng, Trích Nguyệt, Nhị tiểu thư của Trương gia, bởi thân phận thứ xuất mà luôn bị mọi người xem thường, khinh miệt dù có tài và có tâm cơ.
Chàng, Chu Hậu Thông, là Thế tử thân phận tôn quý nhất trong Hưng vương phủ, cũng là biểu đệ của Hoàng đế.
Gặp nhau dưới cây hoa hồng hạnh trong Yến hoa viên, cả hai người dù thân phận khác biệt nhưng lại giống nhau ở chỗ đều cô độc một mình, không có ai đáng tin tưởng, đáng để yêu thương bên cạnh mình.
Không ai có thể lý giải tại sao hai người chỉ gặp nhau một lần lại thích nhau.
Lại còn thích trong một thời gian rất lâu, rất dài.
Thích đến mức khi biết người kia qua đời, cả hai đều khổ tâm, day dứt; trái tim theo đó mà cũng chết đi. Giữa họ có quá nhiều hiểu lầm nên luôn xa cách, không thể gặp được nhau.


Mười năm sau, vào ngày tết Thượng nguyên, hai người gặp lại dưới một thân phận mới, cái tên mới.
Nàng là Nhạc Hy, đại tiểu thư Thẩm gia, đệ nhất tài nữ đại Minh, mang phong thái ung dung, điềm đạm.
Chàng là Gia Tĩnh, đương kim Hoàng đế của Minh triều, tuổi trẻ tài cao, được vạn dân tôn kính.
Hai người lần nữa gặp lại, nhưng bởi thân phận, tên họ đều đổi thay, cho nên cả hai đều cho rằng đó là trùng hợp, không biết đối phương chính là người mình hằng nhớ mong.
Họ được gặp lại, để một lần nữa được yêu nhau. Đó chính là duyên phận, số mệnh.

Giữa hậu cung thâm độc, tiền triều rối ren, giữa những cách ngăn về thân phận thực sự, liệu rằng họ có duy trì được nguyên vẹn tình yêu son sắt ban đầu?

minh cung.jpg

-Mục lục:-
Đoạn 1: Hồng hạnh đông lâu
Chương 1: Nhất kiến - Phù dung bất cập mỹ nhân trang (Lần đầu gặp - Phù dung chẳng bằng mỹ nhân)

Chương 2: Nguyệt quang dục đáo Trường Môn điện. Biệt tác thâm cung nhất đoạn sầu (Ánh trăng đi qua Trường Môn điện. Tạo nên một đoạn sầu chốn thâm cung)
Chương 3: Tân đế đăng cơ (Hoàng đế lên ngôi)

Chương 4: Lưu thủy lạc hoa xuân khứ dã (Nước chảy hoa rơi xuân qua mất)
Chương 5: Lạc hoa tịch tịch hoàng hôn vũ (Hoa rơi quạnh quẽ trong mưa chiều tà)
Chương 6: Lưu quang dung dị bả nhân phao (Thời gian dễ bỏ người ở lại)
Chương 7: Đối nhất trường cầm, nhất hồ tửu, nhất khê văn (
Cùng đàn một điệu, cùng uống một chén, cùng làm một bài văn)
Chương 8: Chiêm vọng phất cập. Thực lao ngã tâm (Ta trông theo chẳng kịp nữa. Thật khổ cho lòng ta)
Đoạn 2: Thâm cung sơ nhập
Chương 9:
Chương 10:
Chương 11:
Chương 12:
Chương 13:
Chương 14:
Chương 15:
Chương 16:
Chương 17:
Chương 18:
Chương 19 - Ngoại truyện:
Đoạn 3: Tái kiến cố nhân
Chương 20:
Chương 21:
Chương 22:
Chương 23:
Chương 24:
Chương 25:
Chương 26:
Đoạn 4: Hậu cung phi tử
Chương 27:
Chương 28:
Chương 29:
Chương 30:
Chương 31:
Chương 32:

 
Chỉnh sửa lần cuối:

Trác Phương Nghiên

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
20/2/18
Bài viết
31
Gạo
0,0
MINH CUNG TRUYỆN - CHƯƠNG 1:

NHẤT KIẾN - PHÙ DUNG BẤT CẬP MỸ NHÂN TRANG

Lần đầu thiếp đã gặp chàng, chàng ngồi dưới cây hồng hạnh trong Yến hoa viên…

Hoa cúc, hoa thược dược nở khắp hoa viên trong cung, tỏa hương thơm ngan ngát, hương thơm đặc trưng của mùa thu. Nắng thu như màn tơ mỏng buông xuống trần, có phần nhẹ nhàng lại có phần huyền ảo.

Tử Cấm Thành. Mùa thu năm Chính Đức thứ mười lăm (tức năm 1520).
Lễ đại thọ năm mươi tuổi của Từ Thọ Thái hậu. Chính Đức Hoàng đế mở yến tiệc rất lớn, mời các các lão vương gia, công chúa [1] đến. Đặc biệt gia quyến Trương thị - dòng họ của Thái hậu - cũng có rất nhiều người có mặt. Trương gia có Trương Quốc công - Trương Diên Linh - đệ đệ của Thái hậu, cùng con gái Trương Trích Nguyệt đến. Trương gia có Trương Thái hậu như thể diều có gió, cả một dòng họ phú quý. Trương Diên Linh từ khi còn trẻ đã đảm nhiệm vị trí Quốc công, ca ca Thái hậu là Trương Hạc Linh cũng là Thượng thư của Đại Minh hoàng triều. Trưởng nữ của Trương Diên Linh là Trương Trích Hoa cũng được đưa vào cung từ khi còn nhỏ để Thái hậu đích thân nuôi dưỡng.

Năm nay, đại Minh chưa hết tang của Hiếu Trinh Thuần Thái hoàng Thái hậu, song Chính Đức bỏ ngoài tai những lời thị phi của đại thần, vẫn tổ chức yến thọ cho mẫu thân mình cực kỳ long trọng.

Cảnh Dương đài, ngày hai mươi tháng tám.
Cảnh Dương đài nằm trong Từ Ninh cung của Từ Thọ Thái hậu, là tòa đài đẹp bậc nhất về kiến trúc trong Tử Cấm Thành; lại nằm gần Ngự hoa viên cho nên được chọn làm nơi tổ chức đại yến.

Khách mời rất đông, nghe nói còn có sứ giả các nước láng giềng qua chúc mừng Thái hậu; cho nên Cảnh Dương đài phải bố trí đến gần trăm chiếc bàn cỡ dài. Thái hậu ngồi trên phượng tọa, bên hai bên tả hữu là Hoàng đế và Hoàng hậu.

Phía dưới, hạ nhân sớm đã kê bàn thành hai dãy dài, mỗi dãy có bảy hàng, mỗi hàng bảy chiếc bàn. Cung nhân trong Cảnh Nhân cung liên tục đi qua lại rót rượu, mang những loại thức ăn cực phẩm dâng lên Thái hậu và khách dự tiệc. Cảnh Dương đài tràn ngập tiếng cười nói huyên náo, nhộn nhịp.
Hoàng hậu Hạ Diên rời khỏi chỗ, khéo léo mang chén rượu đến trước Trương Thái hậu, cung kính mời bà: “Hôm nay mừng thọ mẫu hậu, nhi thần chúc mẫu hậu vạn thọ vô cương.”

Trương Thái hậu mỉm cười ôn nhu, tỏ ý hài lòng, khen ngợi: “Hoàng hậu thật là có lòng. “

Cháu gái của Thái hậu - Trương Trích Hoa, người được Thái hậu nuôi dưỡng dạy dỗ từ nhỏ, được cho ngồi ngay bên cạnh Hoàng hậu Hạ thị, cũng đứng dậy cung kính: “Hoa Nhi cũng chúc Hoàng bá mẫu phúc như Đông Hải, thọ tỷ Nam sơn, chúc bá mẫu vô cực trường lạc.”
Ai nấy trầm trồ ngợi khen Trích Hoa không chỉ xinh đẹp, ăn nói khéo léo, lại ngợi khen Thái hậu dạy được một nữ tử ngoan ngoãn. Thái hậu vừa ý, cười: “Quả đúng là Hoa Nhi của ai gia. Ai gia không có nhi nữ, con chính là niềm tự hào của ai gia, của Trương gia. Lại đây, ngồi cạnh ai gia.”

Trương Trích Hoa dịu dàng đứng dậy, bước tới chỗ Thái hậu. Trương Trích Hoa năm đó lên mười lăm tuổi, dung nhan dù lớn sẽ còn thay đổi nhưng có lộ rõ dáng dấp của một mỹ nữ khuynh thành.

Chính Đức đế cũng nở nụ cười, khen Trương Trích Hoa: “Đúng là Hoa Nhi luôn làm mẫu hậu vừa ý nhất.”

Hoàng thượng dứt lời, mấy phi tần, mấy vị phu nhân, vương gia bắt đầu chêm xen những lời nịnh nọt. Có kẻ mạnh miệng còn nói, Trương Trích Hoa ngũ quan tốt đẹp, sau này có khi trở thành Hoàng hậu.

Nghe mấy lời này, Trương Trích Nguyệt chỉ thấy buồn lòng, lại tủi thân. Tỷ tỷ là đích nữ, cho nên cái gì cũng có thể hơn Trích Nguyệt. Tỷ tỷ dung nhan xinh đẹp, lại có tài, còn được bá mẫu nàng nuôi dưỡng. Còn nàng chỉ có thể ngày ngày ở trong Trương phủ, rất ít khi có cơ hội vào trong cung. Mẫu thân nàng không phải đích thê, lại mất sớm. Từ khi tỷ tỷ nàng đi cũng chỉ còn mình nàng là tiểu thư trong Trương phủ. Trích Nguyệt cũng có tài, tiếc là không ai biết đến, chỉ vì nàng không phải trưởng nữ Trương gia, cho nên luôn bị coi nhẹ. Nhưng nàng cũng không cam lòng; khi bá mẫu biết đến tài hoa của nàng, nàng nhất định sẽ được quý trọng hơn tỷ tỷ.

Trương Trích Nguyệt nhẹ nhàng nói nhỏ với cha: “Phụ thân, Trích Nguyệt cũng hơi đau đầu. Con ra Yến viên tản bộ một lát.”

Phụ thân gật đầu qua loa rồi tiếp tục nói chuyện, cười đắc ý với mọi người xung quanh, nghe những lời nịnh từ bọn họ mà không để ý tới nàng nữa. Trong mắt phụ thân, chưa bao giờ có mẫu thân nàng, đương nhiên cũng chưa bao giờ có nàng. Người chỉ coi tỷ tỷ là con gái người. Nàng cũng không mấy để ý, liền rời khỏi bữa tiệc, đi tới Yến viên.

Mùa thu, hoa thược dược trong Yến viên nở rộ. Hoa thược dược là hoa mà Trích Nguyệt thích nhất. Thế nhưng đích mẫu [2] của nàng không thích hoa thược dược, vì thế, trong phủ đệ Trương gia không trồng loài hoa này. Gió thu thoảng qua đưa hương hoa thược dược ngan ngát khiến nàng cảm thấy dễ chịu hơn hẳn khi ở trong yến thọ của bá mẫu. Ở đây dù có vọng đến vài âm thanh từ Cảnh Dương đài nhưng hầu như rất ít. Trong không gian yên tĩnh ấy, nàng có nghe tiếng khóc nức nở cách đây không xa. Trích Nguyệt hiếu kỳ mà bước đi theo tiếng khóc tỉ tê ấy.

Dưới gốc hoa hồng hạnh trong Yến hoa viên, một nam tử tuổi tác cũng không hơn Trích Nguyệt là bao nhiêu ngồi ở đó, mặc thường y màu tím, ngồi dựa vào gốc cây mà khóc.

Có lẽ nam tử này cũng đến yến thọ mà lại về giữa chừng. Bất giác Trích Nguyệt động lòng thương cảm trước một người nàng chưa gặp, chẳng biết. Chỉ vì nàng cảm thấy giữa nàng và người kia cơ hồ có gì thân thuộc. Hai người chẳng phải giống nhau, đều phải rời tiệc giữa chừng sao? Tần ngần nhìn nam tử kia một lát, Trích Nguyệt mới lấy được can đảm để gọi hắn: “Ca ca, sao huynh lại khóc.”

Chu Hậu Thông là một người kiêu ngạo. Từ nhỏ cha dạy hắn phải sống hiên ngang, thẳng trực. Hắn rất ít khi khóc, huống hồ là khóc trước mặt một nữ tử. Cô bé ấy có gương mặt dễ thương, nhưng hắn cũng không hiểu tại sao nàng lại chau mày. Có lẽ nàng cũng như hắn, cũng đang có điều khổ tâm. Nàng mặc y phục dự yến, đầu cài một bông hoa thược dược màu hồng rất duyên dáng. Hắn ít nói chuyện với người lạ nhưng trước sự quan tâm này, nhiều năm về sau, hắn cũng không hiểu vì sao mình lại kể cho nàng nghe: “Mẫu phi mới mất, ta rất buồn.”

Mẫu phi của hắn, Tưởng thị, qua đời chưa lâu, cho nên đến yến tiệc, hắn chỉ mặc thường y chứ không mặc trường bào. Mẫu phi mất, vậy mà hắn lại phải làm gương mặt vui vẻ đến yến thọ của Thái hậu. Cha dạy hắn sống thẳng trực, nhưng cha cũng vẫn giả bộ cười trong yến thọ đấy thôi. Còn hắn, hắn buồn thì sẽ buồn, vui sẽ tự cười. Yến thọ này không điều khiển được cảm xúc của hắn.

Trích Nguyệt nghe hắn nói xong cũng cảm thấy động lòng. Có lẽ hắn và nàng lúc này buồn vì lý do khác nhau nhưng chung quy vẫn là buồn nên mới tìm đến nơi này. Hơn nữa, mẫu thân nàng cũng mất từ lúc nàng còn rất nhỏ; phụ thân không quan tâm đến nàng. Nàng thực ra cũng vậy, cũng thiếu đi tình yêu thương. Nàng nhẹ nhàng nói với hắn: “Huynh đừng khóc, nếu mẫu phi của huynh biết huynh khóc, bà ấy sẽ rất buồn.”

Lúc ấy, trong lòng hắn dường như có chế nhạo nàng. Nàng là người không quen, chỉ buông một câu an ủi, sao có thể khiến hắn thôi khóc chứ? Hắn không ngưng, nói: “Không, mẫu phi sẽ không đau lòng. Nếu người đau lòng, sao người lại để ta buồn vì người chứ?”

Hồi hắn còn nhỏ, mẫu phi nói sẽ ở cùng hắn cả đời. Hắn còn chưa qua một đời, mẫu phi đã bỏ hắn mà đi rồi. Trong lòng hắn bất giác thấy chua xót.

Trích Nguyệt biết rằng mình không thể khiến hắn hết khóc được, chỉ chua xót nói một câu rất nhẹ: “Mẫu phi huynh không đau lòng, muội đau lòng.”

Nàng coi hắn như người thân, vì vậy hắn buồn, nàng cũng đau lòng.

Khi Chu Hậu Thông nghe câu nói này của Trích Nguyệt, hắn hơi thấy ngạc nhiên. Nữ tử trước mặt như thể đã quen hắn từ rất lâu rồi ấy, nhưng thực ra mới là gặp lần đầu. Nghe câu này của nàng, hắn tự dưng cũng hết khóc, còn lấy tay áo lau nước mắt.

Trích Nguyệt nhìn hắn lau nước mắt, cảm thấy rất buồn cười. Nàng lấy tay áo ra chiếc khăn tay màu trắng ngà đưa cho hắn lau. Hắn nhận ý tốt của nàng, cầm khăn, lau nước mắt. Nàng chú ý từng động tác của hắn, gương mặt của hắn đến nhập thần. Chu Hậu Thông lau nước mắt; đột nhiên thấy mặt mình hơi rát như có thứ gì thêu nổi trên chiếc khăn cọ qua, Chu Hậu Thông mới chú ý tới hình thêu phức tạp trên chiếc khăn. Góc chiếc khăn thêu bông hoa thược dược hồng, bên cạnh còn thêu thêm chữ “Nguyệt”. Dường như cô gái này rất thích hoa thược dược, đầu cài hoa, hoa thêu lên khăn tay. Không hỏi, nhưng hắn cũng biết.

Nhìn chiếc khăn, hắn bất giác mỉm cười; không xin mà đã cất nó vào trong tay áo hắn.

Trích Nguyệt thấy tâm tình hắn vui vẻ, cũng không đòi lại chiếc khăn. Trong lòng nàng thầm nhủ, nam tử này thật xấu tính, còn giữ khăn tay của nàng. Trên khăn tay có thêu hoa thược dược. Tặng hoa thược dược… [3]

“Nha hoàn của muội nói, muội có giọng hát rất hay, để muội hát cho huynh nghe nhé!”

Trương Trích Nguyệt mỉm cười rất xinh đẹp, cất cao giọng hát.

Yến yến vu phi,
Si trì kỳ vũ.
Chi tử vu quy,
Viến tống vu dã.
Chiêm vọng phất cập,
Khấp thê như vũ



Yến yến vu phi,
Hiệt chi hàng chi.
Chi tử vu quy,
Viễn vu tương chi,
Chiêm vọng phất cập,
Trữ lập dĩ khấp.



Yến yến vu phi,
Há thướng kỳ âm.
Chi tử vu quy,
Viễn tống vu nam.
Chiêm vọng phất cập,
Thực lao ngã tâm.



Khi còn nhỏ, có lần Chu Hậu Thông từng nghe mẫu phi hát bài Yến Yến này. Ca từ hắn đương nhiên không thể hiểu hết nhưng hắn vẫn nghe thấy mùi vị của chia cắt, biệt ly. Hắn không ngờ, sau này hắn và nữ tử này cũng thế.

Lâu rồi, mẫu phi không hát lại cho hắn nghe bài Yến Yến, giờ nghe lại những kỷ niệm tuổi thơ đẹp đẽ bên mẫu phi lại ùa về trong tâm trí hắn: “Muội thật tốt. Ngoài phụ vương và mẫu phi ra, muội là người tốt với ta nhất.”

Trích Nguyệt cảm thấy trong lòng trở nên thoải mái hơn rất nhiều. Hóa ra trên đời vẫn có người cho rằng, nàng là người tốt nhất của người đó. Phụ thân nàng, đích mẫu nàng, bá mẫu nàng, tất thảy mọi người trừ nam tử này, chỉ biết đến tỷ tỷ nàng- Trương Trích Hoa diễm lệ vô song mà quên đi mất sự tồn tại của nàng. Đối với nàng, ngoài người mẹ quá cố ra, chắc hắn cũng là người đối với nàng tốt nhất.

“Thực ra muội cũng giống huynh. Muội cũng không còn mẫu thân nữa. Muội còn là thứ nữ. Phụ thân muội, người thân của muội đều coi thường muội, không quan tâm đến muội.” Trích Nguyệt nói khẽ.

Đây là lần đầu tiên nàng nói ra những điều này, mà lại là nói với một người nàng không hề quen biết.

Giữa hai người họ, quả thực có nhiều điểm tương đồng, đều cô đơn, đều có nội tâm sâu sắc. Chu Hậu Thông vỗ vào vai nàng, nhẹ nhàng an ủi: “Muội yên tâm đi, sau này, hãy coi ta như người thân của muội. Sau này, chẳng phải cứ yến thọ của Thái hậu là muội tới sao? Vậy mỗi năm, chúng ta lại gặp nhau một lần mà.”

Trích Nguyệt chợt rung động. Nàng cũng thực sự có người thân, trong lòng tự nhiên cảm thấy thật ấm áp. Thực ra, người trước mặt chẳng khác gì người thân của nàng. Tuy cũng giống như tỷ tỷ Trích Hoa, mỗi năm chỉ gặp một hai lần nhưng người này mang đến cho nàng cảm giác như được yêu thương, bảo vệ chứ không xa cách như tỷ tỷ. Nàng suýt nhìn hắn đến ngẩn ngơ, cho đến khi hắn hỏi nàng: “Muội ở cung nào vậy? Sau này ta có thể đến gặp muội.”

Nàng đột nhiên thấy buồn man mác. Thì ra hắn sống ở trong cung còn nàng thì sống trong phủ đệ. Người trước mặt nàng là một người rất tốt, trong lòng nàng thấy vậy vì chỉ có hắn cảm thấy nàng tốt, còn những người khác thì không. Nhưng rất có thể đây là lần duy nhất trong đời nàng gặp hắn. Bỗng nhiên nàng lại ghen tỵ với Hoa tỷ tỷ. Nếu nàng cũng như Hoa tỷ tỷ, cũng sống trong Từ Ninh cung với bá mẫu, có phải nàng cũng thường xuyên được gặp hắn không? Nàng tiếc nuối đáp: “Muội không sống trong cung, hôm nay là yến thọ của Thái hậu, phụ thân đưa muội đến đây.”

Trích Nguyệt tháo mảnh ngọc đeo trên người ra đưa cho Chu Hậu Thông nói: “Huynh cầm mảnh ngọc này đi. Nó vốn có một đôi, muội lúc nào cũng đeo bên người.”

Chu Hậu Thông đương nhiên hiểu rõ, nếu sau này hắn muốn tìm nàng thì chỉ cần tìm người có miếng ngọc giống như thế này thôi. Chu Hậu Thông nhìn mảnh ngọc màu trắng hình trăng khuyết, thầm nghĩ nữ tử này với mặt trăng thật là có duyên.

Trích Nguyệt cũng chẳng rõ vì sao nàng lại đưa mảnh ngọc đó cho hắn. Mẹ từng nói mảnh ngọc đó là để đính ước, trong phút chốc nàng lại nhỡ quên đi mất.

Vừa lúc ấy phụ thân nàng gọi tên nàng từ xa: “Tiểu Nguyệt, mau về thôi.”

Nàng càng thấy tiếc hơn. Yến thọ còn lâu mới kết thúc, có lẽ cha có việc bận, cho nên phải đưa nàng về trước. Nàng chỉ mỉm cười rồi cất bước. Chu Hậu Thông vội vàng hỏi nàng: “Muội tên là gì, huynh vẫn chưa được biết.”

Cha đang chờ, nàng cũng chỉ có thể trả lời qua loa: “Trích Nguyệt! Còn huynh?”

Hắn nghĩ ngợi giây lát rồi đáp lại: “Thiên Quang!” [6]

Nàng chỉ mỉm cười rồi bước đi nhanh hơn, thoáng cái nàng đã khuất đi sau bóng cây của Yến hoa viên rồi. Chu Hậu Thông vẫn nhẩm tên nàng: “Tích Nguyệt, Tích Nguyệt…”[7]

Chu Hậu Thông lúc ấy không biết rằng, chỉ sự nhầm lẫn này của hắn mà kéo dài khoảng cách giữa hắn và nàng… Tìm lại nàng rất dễ, nhưng cũng khó vì lần đó hắn không nghe rõ tên nàng. Hắn càng không biết, lần gặp gỡ tình cờ giữa hắn và nàng năm đó khiến hắn không thể nào quên được nàng.

Trương Trích Nguyệt vội vàng chạy đến chỗ cha nàng. Cha nàng khẽ quở trách: “Làm ta tìm con mãi. Mau về thôi. Ở Bắc Cương có chuyện, cha phải đến đó gấp, cho nên phải rời tiệc giữa chừng. Mau, ta đưa con về Trương phủ trước.”

Trong lòng Trương Trích Nguyệt có không nỡ rời khỏi, vì nàng nghĩ biết đâu khi người kia trở lại bữa tiệc, nàng có thể gặp được hắn. Tiếc là bây giờ nàng phải đi về rồi. Nàng quay đầu nhìn lại một lát, sau đó miễn cưỡng theo cha đi về.


Sau khi từ biệt Trương Trích Nguyệt ở Yến hoa viên, tâm tình của Chu Hậu Thông cũng tốt lên nhiều. Trở lại yến thọ của Trương Thái hậu, Chu Hậu Thông ngồi bên cạnh phụ vương hắn- Hưng vương điện hạ. Hắn đảo mắt nhìn quanh tìm cô gái tên “Tích Nguyệt” mà mình đã gặp lúc nãy nhưng vẫn không thấy nàng đâu. Lẽ nào nàng không dự yến tiệc này? Không, hắn tự phủ nhận ý nghĩ của mình: lúc hắn gặp nàng, nàng mặc y phục dự yến, sao có thể không đến đây được? Có thể nàng đã trở về từ lúc đó rồi. Hắn chợt thở dài tiếc nuối, mân mê mảnh ngọc tố nguyệt trong tay áo. Lần đầu tiên lại có một nữ tử nói đau lòng vì hắn. Tích Nguyệt, Tích Nguyệt! Trái tim hắn thầm gọi tên người con gái mới lần đầu gặp.


“Con làm sao vậy? Cứ ngẩn người thôi!” Hưng vương - phụ thân Chu Hậu Thông, ngồi bên cạnh khẽ hỏi khiến hắn bất giác giật mình, lúng túng mà chẳng kịp đáp lại. Phụ vương hắn lại thở dài nói: “Mẫu phi con mất, phụ thân cũng buồn, nhưng hôm nay đại yến, con ủ rũ như thế, Thái hậu sẽ không vui đâu!”

Chu Hậu Thông bất giác cười trong lòng. Phụ vương thường dạy hắn, hắn phải trở thành một người thẳng thắn, chính trực; nhưng chính phụ thân cũng không hề thẳng thắn, chính trực. Người rõ ràng rất đau lòng vì mẫu phi mất nhưng lại cố tỏ ra vui vẻ để Thái hậu vừa lòng. Trên đời, cũng chẳng có mấy người sống thật lòng cả.

Từ Thọ Thái hậu đoan trang ngồi trên phượng tọa, nói chuyện với Hoàng đế, Hoàng hậu, mấy vị phi tần, cung nhân.


“Xét trên dưới thiên triều Đại Minh, ai gia kỳ thực đã yên lòng nhiều phần, song chỉ có một việc… Nếu ai gia không hoàn thành được, e rằng ai gia có đi cũng không có mặt mũi nào nhìn Tiên đế và Thái hoàng Thái hậu cùng liệt tổ liệt tông Chu gia.” Thái hậu nói chua chát.


Nghe mấy từ “có đi cũng không có mặt mũi nào” của Thái hậu, ai nấy đều sợ hãi. Hoàng hậu tới trước Thái hậu, cung kính quỳ xuống, gương mặt lộ rõ ưu tư: “Mẫu hậu bách niên giai lão, thân thể vẫn còn khỏe mạnh, người nói mấy chuyện này e rằng…”

Trương Thái hậu thở dài nói với Hoàng hậu: “Ai gia là lo lắng về Thái tử Đại Minh tương lai. Tiên đế chỉ có mình ai gia là thê tử, thế nên ít con ít cháu. Hoàng đế không có huynh đệ ruột thịt nào, lại chưa có Hoàng tử. Vạn nhất Đại Minh biến cố, không có người kế vị, e lúc đó loạn trong giặc ngoài.”


Thái hậu từ trước đến nay luôn lo lắng chuyện này. Chính Đức Hoàng đế đăng cơ đã mười lăm năm, từ đó đến nay lập không ít phi tần nhưng không ai sinh được con cả. Có kẻ xấu miệng bảo rằng Hoàng đế có bệnh, có kẻ lại đồn thực ra Hoàng đế lập nhiều tần phi chỉ vì Thái hậu ép buộc, thực sự chẳng sủng hạnh ai đặc biệt. Có kẻ nói kỳ thực phi tần mang thai không ít nhưng đều bị Hoàng hậu hãm hại. Đế hậu đối mặt với những lời đồn này không phải ngày một ngày hai nhưng mỗi lần Thái hậu nhắc đến chuyện này, Hoàng đế cũng chỉ hứa ba bốn câu cho xong chuyện. Bởi cả Hoàng đế và Hoàng hậu đều hiểu rõ, thực chất Thái hậu lo lắng không chỉ vì Hoàng tộc Đại Minh có nguy cơ bị diệt trừ mà Thái hậu còn lo nếu như người kế vị không phải con trai Hoàng đế, không mang dòng máu Trương thị của Thái hậu thì thế lực Trương gia trong triều nhất định sẽ bị lay động.

Trong lòng hiểu rõ, cho nên Hoàng đế cũng chỉ đáp qua: “Lời mẫu hậu, nhi thần nhất định khắc sâu trong lòng.”

----------

[1] Từ Thọ có ba người con. Trong đó hai người mất sớm, chỉ còn lại Chính Đức đế. Bình thường mình hiểu vương gia, công chúa là huynh (đệ), tỷ (muội) của đương kim Hoàng đế, nhưng với huynh đệ tỷ muội của tiên đế hoặc thái tử cũng vẫn gọi là công chúa, vương gia. Ở đây hiểu theo ý thứ 2

[2] Đích mẫu: hiểu sơ là mẹ cả; chính thất của cha. Đích nữ là con gái trưởng hoặc con gái do đích mẫu sinh ra. Thứ nữ là con gái sau.

[3] Theo Kinh thi của Khổng Tử, nam nữ tặng hoa thược dược là để đính ước.

[4] Từ Thọ Hoàng Thái hậu Trương thị: Lấy hình tượng Từ Thọ Thái hậu trong lịch sử nhà Minh. Bà được biết đến là vị Hoàng hậu duy nhất sống theo chế độ một vợ một chồng với Hoàng đế. Do Hoàng đế chỉ lập có một Hoàng hậu là bà, không lập phi tử nào khác, cho nên rất quý trọng nhà họ Trương của bà. Thụy hiệu của Từ Thọ Thái hậu là Hiếu Thành Kính Hoàng hậu, cho nên nếu có một số chỗ mình dùng Hiếu Thành Kính thì mọi người đừng ngạc nhiên nha.

[5] Chính Đức Hoàng đế: là Minh Vũ Tông trong Lịch sử nhà Minh, lấy niên hiệu Chính Đức nên gọi là Chính Đức Hoàng đế

[6] Chu Hậu Thông nghe nhầm “Trích Nguyệt” thành “Tích Nguyệt”. “Tích Nguyệt” là trăng sáng, nên Chu Hậu Thông mới nghĩ đến tên “Thiên Quang” (ánh sáng trên bầu trời)

[7] Chu Hậu Thông nghe nhầm tên của Trích Nguyệt thành Tích Nguyệt.

* Ở chương 1, có một chi tiết không đúng với lịch sử thực tế là chi tiết Chu Hậu Thông mất mẫu phi. Thực ra, trong lịch sử, Tưởng Phi- thân mẫu Chu Hậu Thông mãi đến năm 1538 mới mất nhưng trong tiểu thuyết cải thành năm 1521

Bài hát Yến Yến mà Trích Nguyệt hát, nguyên tác nằm trong Kinh Thi, dịch nghĩa như sau:

Chim én bay đi,
Lông của nó không tề chỉnh.
Nàng Đái Quy trở về nhà cha mẹ không trở lại nữa,
Ta đưa tiễn nàng ra xa ở ngoài đồng nội,
Ta trông theo thì không thấy nàng kịp nữa.
Ta khóc thương nàng lệ đổ như mưa.



Chim én bay đi,
Bay lên bay xuống,
Nàng trở về nhà không trở lại nữa.
Ta tiễn đưa nàng ra tận ngoài xa.
Ta trông theo thì không thấy nàng kịp nữa.
Ta đứng lâu ở đấy mà khóc thương nàng.



Chim én bay đi,
Tiếng kêu khi bổng khi trầm.
Nàng trở về nhà cha mẹ, không trở lại nữa.
Ta tiễn đưa nàng về nam,
Ta trông theo thì không thấy nàng kịp nữa.
Thật lao khổ cho lòng ta.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Trác Phương Nghiên

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
20/2/18
Bài viết
31
Gạo
0,0
MINH CUNG TRUYỆN - CHƯƠNG 2:

NGUYỆT QUANG DỤC ĐÁO TRƯỜNG MÔN ĐIỆN. BIỆT TÁC THÂM CUNG NHẤT ĐOẠN SẦU.

(Ánh trăng chiếu tới Trường Môn điện. Gợi đoạn sầu đau chốn thâm cung)

Câu thơ đề này thuộc bài Trường Môn oán của Lý Bạch.

-----------------------------​

Tháng Mười hai năm Chính Đức thứ mười lăm, Chính Đức Hoàng đế lâm bệnh nặng, lúc ấy vẫn chưa có Thái tử để kế vị. Ngày hai mươi tháng mười hai, Trương Thái hậu truyền gia tộc Trương thị tới Từ Ninh cung yết kiến. Tới yết kiến Thái hậu, Trương Quốc công Trương Hạc Linh đưa theo con gái Trương Trích Nguyệt. Đại ca của Thái hậu là Trương đại tướng quân Trương Diên Linh đưa theo con trai duy nhất của mình.

“Chúng thần tham kiến Thái hậu nương nương! Thái hậu nương nương thiên tuế, thiên tuế, thiên thiên tuế!” Hai huynh đệ họ Trương đồng thanh dõng dạc bái kiến Thái hậu. Vừa dứt lời, hai người nghe thấy tiếng cung nữ đóng chặt cửa Chính điện Từ Ninh cung, trong đại điện ngoài Thương Đài - cô cô cận hầu Thái hậu - ra cũng không có bất kỳ cung nữ nào khác. Có thể đoán, Thái hậu triệu kiến vì có việc cực kỳ quan trọng.

Kế đến, Trương Trích Nguyệt cùng đại ca Trương Anh Linh - con trai của Trương Diên Linh cũng hành đại lễ ba quỳ chín dập đầu với Thái hậu: “Nhi thần thỉnh an Thái hậu nương nương! Thái hậu nương nương thiên tuế, thiên tuế, thiên thiên tuế!”

Trương Thái hậu phất nhẹ tay, ra hiệu cho phụ tử mấy người bọn họ ngồi vào ghế rồi nói với Trương Trích Hoa đang đứng bên cạnh mình: “Hoa Nhi, tới đó ngồi với Nguyệt Nhi! Bá mẫu có việc chung muốn nói với tất cả mọi người.”

Trương Trích Hoa gật đầu rồi đi xuống dưới, ngồi ghế kế bên ghế Trích Nguyệt. Trích Hoa từ lúc rất nhỏ đã được vào cung để Thái hậu dạy dỗ, vì thế dù là tỷ muội một nhà nhưng Trương Trích Hoa, Trương Trích Nguyệt một năm mới gặp nhau được một hai lần. Quan hệ giữa hai người trước nay cũng chẳng thể tính là thân thiết sâu đậm. Bởi vậy, khi bá mẫu bảo Trích Hoa xuống ngồi cùng muội muội, gương mặt Trích Hoa cũng không có biểu lộ hân hoan hay phẫn nộ.

Đợi mọi người ngồi hết vào, Trương Thái hậu mới lên tiếng: “Chắc ca ca và đệ đệ đã nghe nói đến chuyện Hoàng thượng bệnh nặng?”

Dù cả Trương Hạc Linh và Trương Diên Linh gần đây đều vào cung không nhiều song chuyện thánh thượng bị bệnh cũng đã nghe nói đến. Trương Diên Linh cẩn trọng nói: “Thần có nghe qua! Thái hậu, bệnh của Hoàng thượng có nặng không?”

Thái hậu lộ rõ vẻ chua xót: “Thái y nói với ai gia và Hoàng hậu… bệnh tình rất nghiêm trọng. E là… chỉ trụ được một hai tháng nữa. Mà có khi ít hơn!”

Nghe tới đây, không chỉ có hai vị huynh đệ của Thái hậu thấy ngạc nhiên mà cả Trích Hoa, Trích Nguyệt, cả Trương Anh Linh cũng hơi sửng sốt. Tin đồn nghe được chỉ là Hoàng thượng bị bệnh, không hề nói đến “nghiêm trọng” hay không cả. Trong lòng Trương Diên Linh và Trương Hạc Linh cũng đoán sơ được rằng: Hoàng đế không có con nối dõi. Có thể ngoại thích nhân cơ hội này tạo phản, gây họa diệt tộc. Trương Quốc công rất nhanh đã hiểu ra điều Thái hậu đang trăn trở, hỏi: “Ý Thái hậu… Là chuyện người kế vị…?”

Thái hậu gật gật đầu, khẽ thở dài một tiếng, nói: “Đó là điều ai gia đang nghĩ đến.”

Tân đế kế vị, không chỉ ảnh hưởng lớn đến Đại Minh hoàng triều mà còn ảnh hưởng đến thế lực Trương thị trong triều đình. Người kế vị không mang dòng máu Trương gia, chắc chắn thế lực Trương gia sẽ tổn hại không ít. Mục đích hôm nay Thái hậu gọi mọi người tới, chính là để bàn chuyện Trương thị sau khi tân đế đăng cơ.

Trương đại tướng quân suy nghĩ rất lâu, nghi hoặc lên tiếng: “Hoàng thượng chỉ có một thúc thúc là Hưng vương Chu Hữu Nguyên. Hưng vương cũng trạc tuổi Hoàng thượng. Nếu vạn nhất Hoàng thượng có mệnh hệ, người nối ngôi khẳng định không ai khác ngoài Hưng vương.”

Trương tướng quân như nói ra toàn bộ ý nghĩ trong đầu Thái hậu. Thái hậu chỉ gật đầu, trong lời nói có sự hoang mang: “Nếu như Hưng vương chấp chính, e Trương gia sớm ngày sẽ bị loại trừ. Chi bằng để con của Hưng vương tức Hưng vương thế tử Chu Hậu Thông lên ngôi. Theo ai gia biết, Chu Hậu Thông mới chỉ có mười lăm tuổi, hoàn toàn dễ dàng điều khiển. Còn… việc làm thế nào để người lên ngồi không phải Hưng vương mà là Hưng vương thế tử thì… đều nhờ vào cách của đại ca.”

Lời nói của Thái hậu rất đỗi nhẹ nhàng, thốt ra cũng mang khí thản nhiên như chẳng liên quan đến mình. Trương Diên Linh tướng quân thì vừa nghe đã hiểu rõ ý tứ của Thái hậu. Ý Thái hậu, chỉ có một cách để người lên ngôi không phải Hưng vương mà phải là Hưng vương thế tử. Đó là giết Hưng vương. Trương Diên Linh vừa nghĩ đến thì cơ thể đột nhiên run lên bần bật, giọng hơi run sợ, đáp lời Thái hậu: “Thần sẽ dốc lực để Hưng vương thế tử có thể lên ngôi!”

Trương Thái hậu gật đầu một cái rồi mới nói tiếp: “Để có thể mang về quyền lực cho Trương gia, ai gia có một cách.”

Mọi người đều chú ý xem, người Thái hậu nói đến là ai trong số họ thì Thái hậu đáp nói rõ ràng: “Để Hoa Nhi làm phi tử của tân đế!”

Từ trước, bà một tay nuôi dạy Trích Hoa chính là đề phòng nhỡ người kế vị không mang huyết mạch Trương gia thì Trương gia của bà vẫn đứng vững.

Trương Trích Hoa nghe mấy lời này của Thái hậu, lòng nàng không mấy bất ngờ. Nàng biết rõ, Thái hậu nuôi dưỡng, dạy dỗ nàng từ trước đến nay cũng vì điều này. Mấy năm nay, bá mẫu luôn nói với nàng, nàng là người mà bá mẫu tin tưởng, đặt hy vọng nhiều nhất trong việc mang lại quyền lực cho Trương gia trong trường hợp Hoàng thượng không có Thái tử kế vị. Hơn nữa, mong muốn của nàng trước nay không phải chính là được đứng đầu thiên hạ sao? Mong muốn này vừa là của nàng, vừa là của gia tộc nàng vì thế vào cung chính là thời cơ của nàng.

Từ đầu, nghe mọi người nói chuyện, Trương Trích Nguyệt vẫn luôn im lặng cúi đầu. Nàng hiểu rất rõ, chỉ có tỷ tỷ mới có thể mang về quyền lực cho gia tộc nàng, còn nàng chỉ có thể yên phận nhìn tỷ tỷ và ánh hào quang của tỷ ấy mà thôi. Nàng thừa nhận, mình đố kỵ với tỷ tỷ, nhưng đố kỵ không phải vì tỷ tỷ được sống trong cung vàng điện ngọc, còn nàng phải sống trong vương phủ. Nàng đố kỵ tỷ tỷ không phải vì tỷ tỷ lúc nào cũng được mặc y phục gấm quý, thêu hoa văn tinh tế còn nàng phải mặc y phục trơn. Nhưng nàng đố kỵ vì tỷ tỷ được tất thảy mọi người quý trọng chỉ vì tỷ ấy là đích nữ. Bá mẫu, phụ thân, ai cũng yêu quý tỷ tỷ hơn nàng, cũng trọng dụng tỷ ấy hơn nàng. Nàng không cầu lớn lao như tỷ tỷ, không cầu được đứng trên vạn người; nàng chỉ muốn bá mẫu quan tâm nàng hơn một chút, phụ thân yêu thương nàng hơn một chút. Từ lúc nàng còn nhỏ, mẫu thân đã qua đời; người trong gia tộc họ ngoại đã chẳng còn ai. Nàng chỉ còn phụ thân và bá mẫu thôi. Nàng có phải rất vô dụng không? Cái gì nàng cũng không cầu, cái gì nàng cũng không làm được.

Trương Thái hậu đưa mắt nhìn Trích Nguyệt đang cúi thấp đầu, đột nhiên nghĩ tới điều gì, liền gọi: “Nguyệt Nhi!”

Trích Nguyệt đang triền miên ngẫm nghĩ, bỗng giật mình khi nghe Thái hậu gọi. Rất nhanh, Trích Nguyệt đã ổn định lại, gương mặt không hề thể hiện lúng túng, rất nhanh đã đứng dậy, cúi thấp đầu, bước tới trước, cung kính quỳ xuống: “Bá mẫu có điều gì chỉ dạy?”

Trương Thái hậu khẽ cười. Lúc nãy khi bà nhìn, nàng đang suy nghĩ điều gì đó, vậy mà khi gọi nàng không hề biểu lộ sự lúng túng, thậm chí còn không hề giật mình. Trong lòng Thái hậu đột nhiên hiếu kỳ về Trích Nguyệt, liền nói với nàng: “Cháu khác với Hoa Nhi. Bá mẫu không được ở cạnh cháu nhiều, không hiểu nhiều về cháu. Trước khi mẫu thân cháu qua đời cũng từng nhờ ai gia chăm sóc cháu. Những điều này ai gia chưa hề làm được. Cháu đã học nhiều thứ chưa?”

Trong đầu Trương Trích Nguyệt mơ hồ hình dung ra ngày nhỏ, mẫu thân dạy nàng học chữ trong Tây viện của Trương gia. Sau khi người qua đời, đích mẫu và cả phụ thân cũng không dạy thêm gì cho nàng, không mời thầy đến dạy nàng; trước đến nay đều là nàng tự đến thư phòng tìm sách đọc. Sâu trong lòng, nàng có chút oán hận đích mẫu và phụ thân. Họ luôn luôn nghĩ tỷ tỷ mới là giỏi nhất, vì thế không kỳ vọng vào nàng. Nàng thầm mong, bá mẫu có thể nhận ra được, nàng không hề kém cỏi.

Nàng nhẹ nhàng đáp lời bá mẫu: “Thưa, Nguyệt Nhi từ nhỏ không được học nhiều. Hồi còn nhỏ không được gặp phụ thân nhiều, là mẫu thân Nguyệt Nhi dạy chữ; lớn lên tự đọc sách hiểu được đôi câu, biết được vài thứ.”

Lời nói của nàng càng làm dấy thêm lòng hiếu kỳ của Thái hậu. Thái hậu nghi hoặc hỏi lại nàng: “Không ai dạy cháu học sao?”

Khi nói câu này, ánh mắt bà hướng sang Trương Quốc công - phụ thân Trương Trích Nguyệt. Trương Quốc công sợ Thái hậu hiểu nhầm điều gì, liền vội vàng lý giải với người về chuyện không mời thầy dạy Trích Nguyệt: “Thần đệ có sai vài gia nữ trong nhà dạy Nguyệt Nhi nữ công nhưng không dạy chữ cho nó. Không ngờ Hà thị, mẫu thân của nó, đã dạy chữ cho nó trước rồi.”

Thái hậu thở dài một tiếng. Minh triều lễ giáo hà khắc, “nữ nhân vô tài thị đức”; biết được vài chữ đã may mắn rồi. Trương Quốc công từ trước tới giờ cũng không chú ý tới mẫu tử Trương Trích Nguyệt. Hà thị qua đời, dù Quốc công có quan tâm Trích Nguyệt hơn một chút nhưng tình phụ tử cũng không mấy đậm sâu. Niềm hy vọng của ông đều đặt vào đích nữ Trương Trích Hoa.

Trương Thái hậu muốn thử xem Trương Trích Nguyệt có thể làm công cụ hậu thuẫn cho Trương gia hay không. Bà ôn nhu hỏi nàng: “Sách vở có học qua, hiểu được đôi điều, vậy thì “Huân lung ngọc chẩm vô nhan sắc. Ngọa thính nam cung thanh lậu trường [1]”; cháu có biết nói đến ai không?”

Trích Nguyệt đột nhiên thấy may mắn. Thơ này chính là của thi gia nàng ngưỡng mộ nhất, cũng là viết về vị nữ tử nàng ngưỡng mộ nhất. Bá mẫu hỏi đúng điểm như thế, nàng cảm thấy mình thật giống như tú tài đi thi trúng tủ vậy… Nàng cũng không hề biểu lộ sự phấn khích khi bá mẫu hỏi “đúng chỗ” như thế, chỉ bình thản đáp lại lời người: “Thưa, là “Trường Tín [2] thu từ” của Vương Xương Linh [3], viết về Ban thị thời Tây Hán.”

Thái hậu gật gật đầu, cũng tỏ ý hài lòng với nàng, nói: “Cũng biết nhiều đấy! Chính là “Trường Tín thu từ” của Vương Xương Linh, viết về Ban Tiệp dư [4]. Nói bá mẫu nghe về người này.”

Trương Trích Nguyệt không hề biểu lộ hân hoan hay phẫn nộ qua gương mặt. Dù nàng trong lòng hiểu rõ, đây là cơ hội cực tốt để nàng có thể đạt được ý nguyện của mình. Nàng chỉ nói rất dịu dàng: “Thưa, Ban Tiệp dư là tần phi của Hán Thành đế [5]. Nổi tiếng là phi tử hiền đực. Không chỉ là một mỹ nhân xuất chúng thời Đông Hán mà còn là một tài nữ, thi nữ giỏi. Nàng nhập cung khi còn trẻ, được Thành Đế hết mực sủng ái; chỉ đến khi tỷ muội Triệu thị [6] xuất hiện. Ban thị từ đó bị thất sủng. Nửa đời còn lại, nàng sống trong Trường Tín cung, hầu hạ Vương Thái hậu [7]. Đến cuối đời thì nàng về trông coi lăng tẩm của Hán Thành Đế.”

Thái hậu có phần ngạc nhiên về một nữ tử không ai dạy dỗ, lại có thể trả lời đầy đủ câu hỏi văn học đến sử thi của bà trôi chảy đến thế. Nhưng là người suy tính cẩn thận, Thái hậu trong lòng cũng nghĩ tới, đó có thể là do Trích Nguyệt may mắn đọc qua. Nhưng dù sao, biết được nhiều đến thế cũng không phải dễ dàng, chắc chắn cũng phải từng đọc qua nhiều thứ.

Người bất ngờ nhất chắc vẫn là Trương Quốc công. Ông không thể ngờ con gái mình từng đọc qua sách sử.

Nhưng Thái hậu vẫn là người cẩn thận bởi cũng có thể Trương Trích Nguyệt giống như Triệu Quát, chỉ biết đến lý thuyết sáo rỗng mà chẳng có tâm cơ gì cả.

“Không học nhiều lại có thể trả lời lưu loát như thế thật không tồi!” Thái hậu khen ngợi rồi quay sang phía Trương Trích Hoa nở nụ cười: “Hoa Nhi, nếu bá mẫu nhớ không lầm, bá mẫu cũng từng kể cho cháu nghe về Ban Tiệp dư. Hôm nay bá mẫu có một câu muốn hỏi cháu.”

Trích Hoa mỉm cười, sẵn sàng nghe bá mẫu hỏi. Ánh mắt bá mẫu hiền từ khiến nàng không hề chuẩn bị tâm tư gì cho câu hỏi cả. Vì trước nay bá mẫu luôn dịu dàng ôn nhu như thế, chưa bao giờ làm khó nàng; nàng luôn yên tâm về bà ấy.

Nhưng ngược lại, Trích Nguyệt đoán được, rất có thể câu hỏi này bá mẫu nàng không chỉ hỏi một mình Trích Hoa. Bá mẫu muốn so sánh Trích Hoa với nàng để biết bên nào nặng nhẹ; bằng không đang hỏi nàng, bá mẫu sẽ không đột nhiên hỏi tới tỷ tỷ.

“Triệu Phi Yến và Triệu Hợp Đức xuất hiện, cháu là Ban Tiệp dư, cháu sẽ đối mặt thế nào? Cháu chọn đi con đường thế nào?” Thái hậu hỏi rất thản nhiên, như là hỏi đùa, nhưng thực ra bà muốn thăm dò Trích Hoa và Trích Nguyệt.

Nghĩ một lát, Trích Hoa đáp: “Ban Tiệp dư nói chung quy là một người cam chịu quá. Chỉ một lần bị Triệu Phi Yến và Triệu Hợp Đức mưu hại mà nàng ta cũng đã dè chừng thế lực của Triệu Phi Yến và Triệu Hợp Đức rồi. Nếu như Hoa Nhi là Ban thị, đương nhiên sẽ đi tìm chứng cứ tố cáo Triệu Phi Yến tư thông với nam nhân khác, hại phi tần hậu cung,… để lật đổ nàng ta giống như nàng ta từng lật đổ Hứa Hoàng hậu để lên làm mẫu nghi thiên hạ.”

Thái hậu cũng chỉ “ừ” một tiếng rồi hướng sang Trương Trích Nguyệt: “Thế còn cháu?”

Mọi chuyện dường như đi theo đúng dự tính của Trích Nguyệt, quả nhiên bá mẫu muốn lấy câu trả lời từ cả hai tỷ muội bọn họ. Nàng nhất định phải vượt qua Trương Trích Hoa, nhất định phải vượt qua. Từ lúc nãy đến bây giờ nàng đã suy nghĩ lời đáp của tỷ tỷ. Thực ra nghe bên ngoài thấy đó có thể chính là giải pháp rất tốt, song khó hiểu được đằng sau giải pháp đó kỳ thực cũng có sơ hở lớn. Thành Đế mê muội tin yêu Triệu Phi Yến, cho dù Ban Tiệp dư đi tìm được chứng cứ thì sao? Đó vẫn là lời nói một phía, chưa biết chừng Triệu Phi Yến gian xảo, còn gán thêm cho nàng tội danh ngụy tạo bằng chứng giả. Đến lúc đó Thành Đế nghĩ lại, e sẽ nghĩ Ban thị thất sủng nên đố kỵ, ngày càng xa lánh Ban Tiệp dư hơn.

“Nguyệt Nhi… nghĩ Ban Tiệp dư đúng là một hiền phi đức độ; ở lại Trường Tín cung, có thể chính là lựa chọn đúng đắn của nàng ấy!” Trích Nguyệt nói nhẹ nhàng.

Trương Trích Hoa mỉm cười, có ý chế giễu: “Muội muội quả thực dịu dàng giống như Ban Tiệp dư; đến tâm cơ cũng bé nhỏ như Ban Tiệp dư vậy. Ở lại Trường Tín cung, không phải chờ một ngày Triệu Phi Yến đè đầu cưỡi cổ sao? Nếu không tìm cách vùng lên…”

Trương Thái hậu hình như lại hứng thú với lời của Trương Trích Nguyệt, liền chặn đứng câu nói của Trương Trích Hoa: “Cháu thử nói tiếp xem nào.”

Thấy bá mẫu chịu nghe, Trương Trích Nguyệt cảm thấy yên lòng hơn nhiều. Nàng nói với Thái hậu: “Thực ra, trực tiếp tranh giành với Triệu Phi Yến bằng cách tìm bằng chứng tố tội là một cách nguy hiểm vô cùng. Hán Thành Đế mê muội vì Triệu Phi Yến, há lại tin bằng chứng Ban Tiệp dư đưa ra. Đến lúc đó, không chừng Triệu thị lại đổ lên đầu Ban Tiệp dư tội danh làm giả bằng chứng, rồi thì đố kỵ với phi tần được sủng ái. Đến lúc đó còn thảm hơn là yên phận ngồi trong cung Trường Tín. Tìm nhân chứng cũng nguy hiểm tương tự. Triệu thị đứng đầu hậu cung, còn được Hoàng đế tin yêu sủng ái. Kể cả có người biết những chuyện xấu xa ả làm, ai có thể đứng ra nói chứ? Cho nên việc trực tiếp tìm bằng chứng hay nhân chứng tố giác Triệu Phi Yến là chuyện không thể. Cho nên, ta chỉ có thể dùng cách khác.”

Trương Trích Hoa thấy muội muội nói hợp tình hợp lý, cho nên chỉ có thể cúi đầu. Trương Hạc Linh hiển nhiên bất ngờ trước lời nói rắn rỏi của con gái; quan trọng là thứ nữ ông luôn coi thường. Từ trước tới nay, Trương Diên Linh và con trai ông - Trương Anh Linh, chỉ luôn cho rằng Trương Trích Hoa là đệ nhất tài nữ, cái gì cũng giỏi, cái gì cũng biết; nhưng lúc này, thấy đệ nhất tài nữ nên là Trương Trích Nguyệt mới đúng.

Trích Nguyệt liền nói tiếp: “Nếu trực tiếp đối đầu Triệu Phi Yến gây ra nguy hiểm từ cả hai phía, chi bằng ngồi yên làm một phi tử hiền đức là được. Vương Thái hậu là người hiểu chuyện, nếu biết được Triệu Phi Yến náo loạn hậu cung như thế, chắc chắn cũng không bỏ qua. Chỉ cần tìm cách gián tiếp để Thái hậu biết được những chuyện Triệu thị làm, chắc chắn Thái hậu sẽ bất mãn, tìm cách loại trừ mầm độc hậu cung này. Khi đó, Ban Tiệp dư đương nhiên chỉ cần ngồi yên xem hổ đấu, xem Thái hậu loại trừ Triệu Phi Yến và Triệu Hợp Đức thôi. Thái hậu khi biết chuyện xấu của Triệu thị, chắc chắn không muốn Thành Đế tuyệt tự, nhất định sẽ tìm đủ cách để phế Triệu Phi Yến, cùng lắm thì huy động sự ủng hộ cả từ phía quần thần. Có sự ảnh hưởng của Vương Thái hậu, e là tỷ muội Triệu thị cũng không ngồi nổi hai vị trí đó. Lúc bấy giờ, ngôi hậu để trông, ngoài Ban Tiệp dư được lòng Thái hậu ra thì ai sẽ là Hoàng hậu chứ? Khi đó Thành Đế chán ghét ai, yêu thương ai cũng chẳng còn quan trọng. Có sự ủng hộ của Thái hậu, Ban Tiệp dư có gì mà không ở ngôi hậu được.”

Khi ấy, lịch sử có khi đã đi theo một hướng khác. Triệu Phi Yến bị loại trừ thì Hán Thành Đế không bị tuyệt tự, đến lúc đó cũng không xảy ra chuyện ngoại thích chiếm quyền, không xảy ra một loạt biến cố phía sau.

Trương Thái hậu khâm phục nữ tử trước mắt. Bằng cách này, Ban thị vẫn là một người hiền đức như trong sử sách ghi lại mà Triệu Phi Yến cũng có thể bị loại trừ. Không những thế, có khi cách này còn giúp triều đình Tây Hán không xảy ra tranh chấp ngoại tộc. Đột nhiên Thái hậu nuối tiếc nữ tử này; quả nhiên, bà đã bỏ qua một tài năng như Trương Trích Nguyệt.

Trương Trích Nguyêt, người này có lợi với bà và Trương gia hơn là Trương Trích Hoa. Nàng ta mới có sự thông minh xuất chúng mà bà cần.

------------------------------------------------------------------

[1] Gối ngọc lò hương nhan sắc nhạt,
Nam Cung nằm lắng lậu thu hờ.

[2] Trường Tín cung: Cung Trường Tín do Hán Cao Tổ cho xây từ năm 200 trCN, nay vẫn còn trong di tích cố đô Trường An trong thủ phủ Tây An, tỉnh Thiểm Tây, nguyên tên Trường Môn, sau đổi thành Trường Tín, cuối cùng là Trường Nhạc. Thời Hán Thành Đế, vua đưa các phi tần bị thất sủng tới đây, nên từ đó thi nhân viết về cung oán thường nói tới cung này qua một trong ba tên kể trên. Trường Môn, Trường Nhạc, Trường Tín đều chỉ cung này. Ngoài ra còn được gọi là Tây cung vì nó xây phía Tây.

[3] Vương Xương Linh: Một nhà thơ nổi tiếng thời Đường, có một số bài thơ đắt giá như Khuê Oán, Tây Cung oán,… Trong đó ông có một loạt bài thơ viết cho Ban Tiệp dư.

[4] Ban Tiệp dư: (班婕妤), là một phi tần của Hán Thành Đế Lưu Ngao. Bà là một nữ tác gia trứ danh, rất nổi tiếng đương thời vì có tài về từ và phú của triều đại nhà Hán.

Xuất thân thế gia, nổi tiếng về tính hiền thục, Ban tiệp dư là tổ cô củaBan Cố,Ban SiêuvàBan Chiêu, những cái tên trứ danh dưới thời Đông Hánvề sau. Bà nổi tiếng với bài Oán ca hành(怨歌行), sau còn gọi là Đoàn phiến ca(团扇歌). Nếu ai xem Ban Thục Truyền Kỳ thì Ban Thục chính là Ban Chiêu - hậu duệ của Ban Tiệp dư này đó.

[7] Hán Thành Đế: tên thật là Lưu Ngao, một kẻ ham mê tửu sắc, từng sủng ái Ban Tiệp dư, nhưng sau này vì điệu múa của Triệu Phi Yến mà ngày đêm sủng ái nàng ta.

[6] Tỷ muội Triệu thị: Triệu Phi Yến và Triệu Hợp Đức

Triệu Phi Yến: còn gọi làHiếu Thành Triệu hoàng hậu(孝成趙皇后), làhoàng hậuthứ hai củaHán Thành Đế triều đại nhà Hán. Nàng là một mỹ nhân nổi tiếng tronglịch sử Trung Quốcvới dung mạo xinh đẹp tuyệt thế, cùng em gái làTriệu Hợp Đứcđã làm khuynh đảo hậu cung của Hán Thành Đế. Hai chị em được các sử gia ví là Hồng nhan họa thủy(红颜祸水)

Triệu Hợp Đứccòn gọiTriệu chiêu nghi(趙昭儀), là một phi tần rất được sủng ái của Hán Thành Đế Lưu Ngao, vị Hoàng đế thứ 12 của triều đại nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Bà là em gái của Hiếu Thành hoàng hậu Triệu Phi Yến.

Trong lịch sử nhà Hán, hai chị em họ Triệu hưởng trọn sự sủng ái của Hán Thành Đế, tận cùng sự vinh hoa phú quý. Triệu Hợp Đức dung mạo tuyệt sắc, nhưng lòng dạ ác độc không ai bì.
(Nguồn: Wiki)
[7] Vương Thái hậu, tên thật là Vương Chính Quân, mẫu thân của Hán Thành Đế. Là một người hiểu lễ giáo, hiểu đạo lý nhưng sự nhu nhược thiếu quyết đoán của bà, sự vô dụng của Thành Đế, sự độc ác của tỷ muội Triệu thị, dẫn đến sự sụp đổ của Tây Hán triều.
 

Trác Phương Nghiên

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
20/2/18
Bài viết
31
Gạo
0,0
MINH CUNG TRUYỆN - CHƯƠNG 3:
TÂN ĐẾ ĐĂNG CƠ


-------------------------------------------------------------------​

Trương Trích Hoa nghe từng câu Trích Nguyệt nói thì đột nhiên thấy sởn người. Cách như thế mà một nữ tử mười hai tuổi, chưa từng trải qua chuyện cung đình cũng nghĩ ra được. Mặc dù cách của Trích Nguyệt chỉ là kế trên giấy, nhưng vẫn thấy rõ nó có lợi và thâm hiểm hơn nhiều so với cách nàng nghĩ ra. Nếu sau này bá mẫu có ý đưa nàng ta vào cung, e là nàng ta chính là đối thủ lớn nhất của các tần phi trong hậu cung.

Từ lúc Trích Nguyệt dứt lời, Thái hậu vẫn yên lặng, không hề nói lời khen. Nhưng thông qua ánh mắt bà, Trương Hạc Linh có thể nhìn ra sự ngưỡng mộ. Thái hậu rất ưng ý với Trích Nguyệt.

Mãi một lúc sau, Trương Thái hậu mới từ từ nói: “Hoa Nhi, đại ca, Anh Linh, ba người ra ngoài một lát, ai gia muốn nói chuyện với Nguyệt Nhi và Hạc Linh.”

Khi trong tẩm điện chỉ còn lại ba người, Thái hậu thở dài, rồi lắc đầu như thể tự oán chính mình: “Xem ra, bá mẫu thực sự không nhìn ra tài năng của cháu sớm.”

Trong lời Thái hậu, hiển nhiên lộ rõ ý khen ngợi; Trích Nguyệt chỉ cúi đầu, không biểu lộ mừng vui, chỉ nhẹ nhàng “vâng” một tiếng. Sâu trong lòng Trích Nguyệt, nàng cảm thấy mãn nguyện. Bao nhiêu năm đợi chờ thời cơ, cuối cùng bá mẫu, phụ thân cũng nhìn ra tài năng của nàng.

Thái hậu quay sang nói với Trương Quốc công, phụ thân nàng: “Hạc Linh, nghe tỷ tỷ. Về dạy đủ cầm kỳ thi họa cho Trích Nguyệt. Ai gia muốn dùng Trích Nguyệt làm nước cờ bí mật của Trương gia, tung ra khi tỷ tỷ cần nhất. Ai gia sẽ dùng nó làm hậu thuẫn của Hoa Nhi, của Trương gia.”

Trích Nguyệt chợt rung động. Hóa ra, cũng có ngày bá mẫu và phụ thân coi trọng nàng; cũng có ngày Trương gia coi trọng nàng. Cũng có ngày đệ nhất tài nữ Trương Trích Hoa, thế gia Minh triều Trương thị cũng phải coi nàng là hậu thuẫn. Hóa ra, nàng không hề vô dụng; tám năm qua, nàng tự nỗ lực, cố gắng, cuồi cùng Trương gia cũng nhìn ra cố gắng của nàng. Hai chữ “hậu thuẫn” của bá mẫu khiến nàng vừa áp lực, vừa tự hào.

“Nhi nữ sẽ dốc lòng giúp đỡ Trương gia, giúp tỷ tỷ lên ngôi Hoàng hậu.” Giọng Trích Nguyệt hơi rung nhưng lộ rõ sự quyết đoán. Lời nói của Trích Nguyệt cực kỳ thẳng thắn. Chẳng phải sao? Trích Nguyệt có thể bày ra cả cách để Ban Tiệp dư đánh bại Triệu Phi Yến, thay đổi lịch sử Hán triều thì cũng có thể đưa nữ tử họ Trương lên ngôi Hoàng hậu.

Trương Thái hậu mỉm cười hài lòng, nói với nàng: “Được, lời này rất có chí tiến thủ. Tân đế đăng cơ, Trương gia đưa Hoa Nhi vào hậu cung của tân đế. Nếu ngay lần này, Hoa Nhi thuận lợi được phong làm Hoàng hậu thì vẫn phải nhờ cháu nhiều.”

Trích Nguyệt cười. Với địa vị của Trương Trích Hoa, với ảnh hưởng của gia tộc họ Trương, Trích Hoa ở ngôi Hoàng hậu không có gì không hợp lý. Nhưng tân đế liệu có lập tỷ tỷ làm Hoàng hậu không mới là điều quan trọng.

Trích Nguyệt nói với Thái hậu: “Nhưng tân đế sẽ không lập tỷ tỷ làm Hoàng hậu.”

Gương mặt Trương Quốc công biến sắc, từ bình thường hóa thành phẫn nộ; bởi ông không hiểu vì sao Trích Nguyệt lại nói ra điều này sớm như thế. Ngược lại Thái hậu không hề bất ngờ. Vì tất cả chẳng qua là Thái hậu muốn thử lòng Trích Nguyệt. Người như bà lẽ nào không hiểu, không tính đến chuyện này? Nhưng bà muốn nghe Trích Nguyệt lý giải cho bà nghe. Bà muốn xem Trích Nguyệt nhìn xa đến đâu, có tính được những chuyện bà tính không.

Thái hậu giả bộ không hiểu những lời Trích Nguyệt nói, liền hỏi lại: “Tại sao cháu lại khẳng định thế? Hoa Nhi xuất chúng như vậy, tân đế lập nó làm hậu có gì lạ đâu?”

Những điều này cũng là điều mà Trương Quốc công thắc mắc, muốn nghe lời giải thích của Trích Nguyệt.

Trích Nguyệt giải thích: “Trương gia là đệ nhất thế gia dưới cả hai triều hoàng đế, nắm quyền lực cao nhất trong triều đình. Đó không chỉ bởi bá mẫu là Thái hậu nhiếp chính - vị trí hậu cung tối cao; mà còn vì Hoàng đế đương triều mang dòng máu Trương thị chúng ta. Nhưng tân đế kế vị không mang dòng máu Trương gia, cho nên cái gì cũng khác. Bá mẫu không phải sinh mẫu của Hoàng đế, đương nhiên không có quyền nhiếp chính. Tân đế muốn tập trung quyền lực, vì thế nhất định muốn bài trừ thế lực Trương thị từ triều đại trước. Muốn bài trừ dần thế lực, chắc chắn sẽ tìm cách để nữ tử họ Trương không thể làm Hoàng hậu.”

Trương Hạc Linh vừa nghe vừa gật đầu trầm ngâm nghĩ ngợi. Một lúc sau ông chau mày hỏi: “Tân đế mới mười lăm tuổi, liệu hắn có tính toán sâu xa đến vậy không?”

Trích Nguyệt nhẹ giọng giải thích: “Dù hắn không thể tính toán được sâu xa, vẫn có người bên cạnh tính sâu xa thay hắn. Tân đế đăng cơ trẻ tuổi, chắc chắn sẽ có nhiếp chính đại thần. Người này cho dù là trung thần hay gian thần, văn quan hay hoạn quan thì cũng có tâm cơ diệt trừ Trương gia để thao túng quyền lực.”

Thái hậu gật đầu, mỉm cười khen ngợi: “Nguyệt Nhi thông minh. Nhỏ tuổi mà nhìn xa trông rộng. Như con nói, nếu Trương gia đưa Hoa Nhi vào cung, nhất định sẽ không thuận lợi hoàn toàn được. Vậy con có cách không?”

Nhìn dáng điệu thản nhiên không chút lo lắng của Thái hậu, Trích Nguyệt đoán ngay được trong lòng Thái hậu thực đã có an bài cả nhưng người đang muốn thử mình. Cười trong lòng, nàng từ từ suy nghĩ.

“Chắc chắn tân đế vừa đăng cơ, sẽ rất nhiều kẻ đưa nhi nữ gia tộc mình vào cung. Theo Nguyệt Nhi, lần này những nữ tử này sẽ trực tiếp được phong Phi chứ không cần thông qua tuyển Tú nữ. Có thể nói đây là thời cơ tốt để được phong tước vị cao trong hậu cung. Nhưng không nên để tỷ tỷ vào cung vào đợt này vì khi đó ít nhiều sẽ để lộ tâm cơ của Trương gia ta. Đến kẻ ngốc cũng nhận ra rằng Trương gia đưa nữ nhi vào cung để vun đắp quyền lực. Khi ấy Hoàng đế sẽ nghi ngờ, càng thêm đề phòng Trương gia; mà tỷ tỷ ở trong cung cũng không an toàn. Do đó, đế hoàn toàn chắc chắn, nên đưa tỷ tỷ vào sau một chút. Theo Đại Minh Hoàng triều luật lệ, cứ tối thiểu ba năm sẽ tuyển tú một lần. Dù ba năm hơi lâu nhưng trong thời gian này, chúng ta có thể xây dựng niềm tin của Hoàng đế với Trương gia, có thể quan sát biểu hiện bên phía Hoàng đế. Quan trọng nhất là ba năm đủ để làm vơi bớt đi sự nghi kỵ của Hoàng đế với gia tộc chúng ta. Trong ba năm này, ta cứ ngồi yên làm một Trương gia trung thành với xá tắc, chờ thời cơ đưa tỷ tỷ vào cung là được.”

Tâm cơ bất phàm! Thái hậu gật đầu vừa ý. Trương Trích Nguyệt quả nhiên hợp ý bà. Những gì nàng nói ra cũng chính là những điều mà Thái hậu tính toán từ trước. Nữ tử này quả nhiên có tiền đồ. Sự thông minh của người này chính là thứ Thái hậu cần. Bà muốn biến người này thành một Trương Thái hậu thứ hai.

“Vậy còn cháu? Hoa Nhi vào cung, rồi cháu sẽ vào?”

Trương Trích Nguyệt cho dù đủ thông minh để trả lời hết thả câu hỏi của Thái hậu liên quan đến cơ nghiệp gia tộc. Nhưng đến câu hỏi này thì nàng đột nhiên bị động.

Nàng có muốn vào cung không?

Nàng không sợ vào song không muốn vào đó. Trích Nguyệt có thể nghĩ ra kế để tỷ tỷ thuận lợi vào cung, thậm chí giúp tỷ ấy đại bá hậu cung nhưng nàng không muốn đi theo con đường của tỷ tỷ. Tỷ tỷ cầu tiền đồ, cầu vinh hoa; nàng sẵn sàng giúp tỷ ấy hoàn thành tâm nguyện bởi giúp tỷ tỷ chính là giúp gia tộc nàng và nàng cũng biết, gia tộc không trụ vững, nàng cũng không thể an lạc sống qua ngày. Còn nàng, thứ nàng mong cầu đơn giản chỉ là được người trong gia tộc yêu thương, coi trọng, sau này được gả cho một phu quân tốt, an nhàn sống. Nàng còn muốn đi tìm người nàng nhớ mãi không quên đó, Thiên Quang.

“Nguyệt Nhi không muốn vào cung.”

Câu trả lời của nàng đi ngược lại hoàn toàn với suy tính của Trương Thái hậu. Bà không thể tin rằng, người con gái cơ mưu như Trương Trích Nguyệt mà không có tham vọng lớn lao gì. Không đợi Thái hậu nói thêm, Trích Nguyệt đã nói: “Nguyệt Nhi có thể không ngần ngại trả bất cứ giá nào để giúp tỷ tỷ lên ngôi Hoàng hậu. Nhưng việc vào cung Nguyệt Nhi không tính đến.”

Trương Thái hậu trong lòng có hơi tức giận, người vẫn nhẹ nhàng nói: “Được, nếu cháu không muốn cũng không sao. Chỉ là ai gia mong cháu, sau này nếu Trương gia cần cháu giúp gì, hãy nguyện ý giúp.”

Trực giác mách bảo Trương Trích Nguyệt, cái “giúp” mà Thái hậu nói không hề đơn giản chút nào. Rõ ràng bà biết Trích Nguyệt nhất định giúp đỡ Trương gia nhưng vẫn nhờ vả nàng như thế; chuyện này thực sự bất thường. Là nàng lo xa hay Thái hậu thực sự chỉ thuận miệng nói một câu đơn giản? Cuối cùng, sau một hồi đấu tranh nội tâm, nàng lễ phép đáp lời Thái hậu: “Bá mẫu xin cứ giao phó. Chỉ cần là chuyện của Trương gia, Nguyệt Nhi sẽ dốc hết sức hoàn thành.”

Thái hậu chỉ cười, bà vẫn ôn nhu như nước, dịu dàng nói: “Bá mẫu cũng chỉ nói vậy thôi. Mọi việc còn cần đợi xem tình hình sau khi Hưng vương thế tử đăng cơ mới nói được tiếp.”

Câu nói này của Thái hậu càng khiến cho Trích Nguyệt thêm nghi hoặc về cái “giúp” mà Thái hậu nói lúc nãy. Dường như chuyện mà Thái hậu nhờ nàng không hề đơn giản nhưng nàng cũng chưa thể hỏi rõ lúc này.


Tối ngày hai mươi lăm tháng Chạp năm Chính Đức thứ mười lăm, Hưng vương Chu Hữu Nguyên đột ngột qua đời, Hoàng thượng biết tin liền tổ chức tang lễ long trọng, truy phong Hưng Hiến vương; con trai là Hưng vương thế tử Chu Hậu thông thay thế chức vị Hưng vương, đưa vào cung sống.

Hôm sau, Hoàng thượng cho điều tra chuyện cháy phủ Hưng vương, tìm ra được nguyên nhân của vụ cháy. Nguyên nhân là do giá nến vô tình đổ trúng vào chỗ để kinh thư khiến cho đám cháy đã mạnh lại lan nhanh.

Nói là “vô tình”, song đều có công sức của Trương Diên Linh thêm mắm muối phía sau. Chuyện là Trương Diên Linh sai người đóng giả nô bộc trong phủ Hưng vương rồi phóng hỏa cả tẩm điện. Giá nến đổ chỉ là cái cớ do Thái hậu kết hợp với Đại lý tự ngụy tạo ra mà thôi. Vậy là trong vòng một năm ngắn ngủi, Chu Hậu Thông vừa mất mẫu phi, vừa mất phụ vương.



Tháng tư năm Chính Đức thứ mười sáu, Chính Đức Hoàng đế băng hà, truy phong miếu hiệu Minh Vũ Tông, an táng tại Vũ Lăng. Trước khi băng hà, Chính Đức Hoàng đế chỉ định biểu đệ mình là Hưng vương Chu Hậu thông kế vị, thủ phụ Dương Đình Hòa làm nhiếp chính. Ngày hai mươi sáu tháng năm cùng năm đó, Chu Hậu Thông chính thức đăng cơ Hoàng đế theo di chiếu của Tiên đế Chính Đức; đổi niên hiệu thành Gia Tĩnh.

Ngày hai mươi sáu này là ngày cuối cùng của năm Chính Đức thứ sáu. Ngày mai, ngày hai mươi bảy sẽ là ngày đầu tiên của năm Gia Tĩnh thứ nhất.

Gia Tĩnh Hoàng đế truy phong phụ vương là Hưng Hiến vương thành Hưng Hiến Hoàng đế, miếu hiệu Duệ Tông; bài vị được đặt trên cả tiên đế Chính Đức. Sau đó không lâu truy phong mẫu thân Tưởng thị thành Hoàng Thái hậu, ngang hàng với Trương Thái hậu đương vị.

Ngay sau khi lên ngôi, Gia Tĩnh Hoàng đế viết đại chiếu, kể ra hai mươi tội trạng của biểu ca mình là Tiên đế Chính Đức, ý phê phán thói hưởng lạc của Hoàng đế. Đại chiếu này được nhiều đại thần đương triều, thậm chí các nguyên lão của thời Chính Đức Hoàng đế nể trọng, khen ngợi Đương kim Hoàng đế còn trẻ tuổi đã nhìn xa trông rộng. Nhân gian ca ngợi Hoàng đế là một minh quân đức độ.

Khi những điều này truyền đến tai Thái hậu, bà hơi bất mãn nhưng không thể hiện ra ngoài. Bà vẫn án binh bất động, chờ thời cơ. Chiến đấu nơi hậu cung, thời cơ chính là thứ quan trọng nhất.

Theo lời Dương Đình Hòa, Gia Tĩnh Hoàng đế tôn phong Thái hậu tiền triều Trương thị thành Thánh mẫu Hoàng Thái hậu, tôn xưng “Thánh mẫu”, vẫn để cho Thái hậu ngự tại Cảnh Nhân cung ở phía Bắc. Hoàng hậu tiền triều Hạ thị tôn phong Hoàng tẩu Trang Túc Hoàng hậu, ngự tại Thọ Khang cung ở phía Nam; các tần phi tiền triều trở về sống trong Nam uyển, gần với Thọ Khang cung của Trang Túc Hoàng hậu.

Cũng vì đại tang Chính Đức Tiên đế và tang Duệ Tông Hoàng đế, cho nên tiệc yến đại thọ của Thái hậu năm đó cũng được bỏ đi.

Tháng mười năm Gia Tĩnh đầu tiên, mọi chuyện triều chính tương đối êm xuôi, Hoàng đế thiết triều, nói về chuyện tuyển chọn Phi tần hậu cung. Hoàng đế cho các đại thần có nữ nhi có tuổi từ mười hai đến hai mươi vào cung ứng tuyển phi tần. Đây là cơ hội ngàn năm của những gia tộc muốn vùng dậy vì lần này là ứng tuyển phi, chứ không phải qua tuyển chọn. Hoàng đế và nhiếp chính đại thần sẽ dựa vào gia thế, chân dung, ngũ quan của những nữ nhi được đưa vào này ban phi vị hoặc tần vị cho một số người. Lần này nghe nói Hoàng đế sẽ lập Hoàng hậu luôn.

Có sáu nữ tử được đưa vào cung. Hoàng đế sắc phong Trần thị, con gái Tú tài Trần Vạn Ngôn lên ngôi Hoàng hậu. Trần Vạn Ngôn từ quan Ngũ phẩm lên Tam phẩm. Ngoài ra, còn ban phẩm vị cho mấy người còn lại.



Hôm ấy, ngày tháng mười se lạnh, Thái hậu ung dung thưởng trà ngắm hoa trên Cảnh Dương đài của Cảnh Nhân cung. Cảnh Nhân cung, hai mươi mấy năm từ lúc làm Hoàng hậu đến Thánh mẫu Thái hậu đều ở trong cung điện này. Bà khẽ cười, đời người thế mà cũng đã chục năm. Dù là tháng mười se lạnh nhưng hoa cúc vẫn nở rực rỡ hoa viên Cảnh Nhân cung khiến tam tình của Thái hậu tự nhiên vui vẻ.

Nhưng sâu trong đôi mắt bà vẫn không giấu được nét bi thương vô hạn. Con trai Thái hậu qua đời, điều mà bà hằng lo lắng là tân đế kế ngôi không mang huyết mạch Trương gia cuối cùng đã xảy ra.

Thương Đài cô cô bước lên Cảnh Dương đài, cúi người nói: “Thái hậu nương nương, bên điện Kim Loan của Hoàng đế có tin tức.”

Thái hậu trong lòng đã biết được tin Thương Đài định báo liên quan tới chuyện gì. Bà chỉ cười nhẹ nhàng: “Hoàng thượng lập ai làm Hoàng hậu?”

Thương Đài không nén được bất ngờ. Thái hậu vẫn luôn thông minh, nhìn thấu người khác như thế. Chưa nghe đã biết chuyện Thương Đài định báo liên quan đến chuyện ứng phi tần hậu cung.

Thương Đài nhẹ giọng đáp: “Trần đại tiểu thư Trần Thái Uyển, con gái tú tài Trần Vạn Ngôn, quan ngũ phẩm vừa được thăng lên tam phẩm, gia thế tầm thường, không có gì nổi bật.”

Môi Thái hậu khẽ cong lên một nửa, xem ra bà và Trích Nguyệt đoán đúng rồi. Hoàng đế muốn hạn chế tối đa quyền lực ngoại thích, cho nên rất nhiều thế gia đưa nữ nhi nhà mình vào cung nhưng Hoàng thượng chỉ chọn nữ tử từ gia thế tầm thường. May mắn lần này Trương Thái hậu không để Trích Hoa vào cung, bằng không Dương Đình Hòa nhất định nhận ra mục đích đưa Trích Hoa vào cung của Trương gia, từ đó nhất định sẽ đề phòng Trương gia hơn nhiều.

Thương Đài lại báo: “Hoàng thượng còn ra quy định mới về việc tuyển chọn tần phi hằng năm. Từ nay cứ bốn năm mới tuyển chọn tâ tần phi vào hậu cung một lần thay vì ba năm như trước đây. Những thục nữ vào cung dự tuyển do Hoàng thượng và Nhiếp chính đại thần chỉ định mới được tham gia tuyển chọn. Cả hậu cung, không được lấy quá ba tần phi cùng họ.”

Thái hậu vẫn rất thản nhiên, như thể tất cả những điều này đều nằm cả trong dự tính của Thái hậu. Bà nói: “Dương Đình Hòa làm nhiếp chính tốt đấy. Chỉ trong mấy tháng đã tìm được đủ cách phế trừ thế lực của các dòng họ lớn rồi; hạn chế được tốt đa ngoại thích. Thế bên quan lại có thay đổi gì không?”

Thương Đài đi thăm dò, kín đáo hỏi han nguyên một ngày cũng mang được về tin tức mà Thái hậu cần; nàng đáp lại Thái hậu: “Thái hậu nương nương, nô tỳ nghe được… Quốc công đại nhân phong Nam hầu; Trương đại tướng quân phong Kiến Xương bá. Theo nô tỳ thấy, với tình hình này, Hoàng đế dù phong hầu bá cho gia tộc họ Trương nhưng thực chất là đang muốn loại bỏ Trương gia ra khỏi triều chính. Mấy người gia tộc khác do Trương gia chúng ta đề bạt lên cũng bị loại bỏ hết thảy. Cả Vương thị của Thái hoàng Thái hậu cũng bị bài trừ dần.”

Những điều này Thái hậu đều dự liệu trước được nhưng khi nghe Thương Đài nói về tình hình hiện tại trong triều, Thái hậu lại thấy đau lòng. Trương gia của bà từ thời Thành Hiếu Chiêu Hoàng hậu đến nay luôn là một trong những dòng họ nắm quyền lực cao nhất trong triều đình. Bà cũng muốn duy trì điều này song hoàng nhi của bà - Chính Đức Hoàng đế lại không có Thái tử kế vị. Thái hậu thở dài. Lẽ nào Trương thị sắp suy vong?
 

Trác Phương Nghiên

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
20/2/18
Bài viết
31
Gạo
0,0
MINH CUNG TRUYỆN - CHƯƠNG 4:
LƯU THỦY LẠC HOA XUÂN KHỨ DÃ
(Nước chảy hoa rơi xuân qua mất)

*Câu thơ đề nằm trong bài Lãng đào sa lệnh của Lý Hậu Chủ. Ngụ ý của câu thơ là nuối tiếc những thứ tươi đẹp.

Nhiều năm sau khi nhớ lại, nàng luôn thở dài. Làm nghĩa nữ Thẩm gia không phải điều nàng mong muốn. Nhưng nếu nàng không làm nghĩa nữ của Thẩm gia, e là cả đời, nàng sẽ không gặp lại Thiên Quang, người ngự trị trong lòng nàng.
--------------

Không, điều đó đương nhiên không phải điều bà muốn trông thấy. Chẳng phải bà vẫn còn trong tay hai quân cờ thuận lợi: một Trương Trích Hoa thông thạo cầm kỳ thi họa bà dạy dỗ mười năm; cả một Trương Trích Nguyệt thông minh sắc sảo sao? Muốn vực dậy gia tộc Trương thị không phải không có cách. Bà hoàn toàn có thể dựa vào những thế lực có sẵn, để đi lên.

“Hoàng đế bài trừ thế lực Trương thị và Vương thị, vậy thì trọng dụng gia tộc nào?” Thái hậu thản nhiên hỏi.
“Hoàng đế phong Thẩm Quang làm Định Quốc công thay vào chỗ của Trương đại nhân trước đó; còn ban chức Thượng thư cho Thẩm Luyện - con trai của Thẩm Quang. Còn phong mấy chức quan trọng trong triều cho người trong Tưởng thị, Thẩm thị và Thiệu thị.”

Thái hậu cười nghĩ bụng; mấy dòng họ này đếu là thân thích của Chu Hậu Thông cả. Tưởng thị là gia tộc họ mẹ của hắn, Thẩm thị là họ của mẫu thân Tưởng phi, Thiệu thị chính là họ của tằng tổ mẫu Chu Hậu Thông. Thái hậu khẽ “hừ” một tiếng, Hoàng đế muốn tập trung quyền lực vào mình mà không biết từ lâu Trương gia và mấy dòng họ này đã bí mật có liên kết; đặc biệt là Thẩm gia. Dù là cách gì, Thẩm gia cũng sẽ ở cùng một phía ủng hộ cho Trương thị. Thẩm thị là họ của mẫu thân Trương Trích Hoa. Sở dĩ từ lâu hai nhà Thẩm - Trương kết giao thông gia mà không ai biết bởi năm xưa, để không bị nghi ngờ, cũng là để tính đến đường lui cho Trương gia, khi mẫu thân Trương Trích Hoa vào Trương phủ làm dâu đã đổi thành họ Trương. Bây giờ Trương gia đang suy dần, Thẩm thị lại đang được trọng dụng; hạ sách chính là dựa vào Thẩm gia để đi lên từng bước. Thái hậu bất giác nở nụ cười hân hoan khiến Thương Đài không thể đoán được vì sao mình nói một chuyện không tốt như vậy mà Thái hậu lại không hề lo lắng, ngược lại lại có phần vui vẻ. Bởi tất thảy mọi thứ, Thái hậu đều đã dự tính được cách đối phó hết rồi. Hoàng đế, có cả nhiếp chính đại thần Dương Đình Hòa cho dù thông minh quyết đoán đến đâu cũng chỉ đang chơi đùa trong lòng bàn tay Thái hậu mà thôi.

Cũng đã đến lúc Thái hậu mang Trương Trích Nguyệt ra rồi, có điều nhanh hơn bà nghĩ!


Chiều hôm đó, Thái hậu bí mật truyền Thẩm Quang và Thẩm Luyện tới. Lúc Thẩm Quang và Thẩm Luyện bước vào tẩm điện Cảnh Nhạc, Thái hậu đang ngồi viết chữ trên chiếc bàn nhỏ ngay trước mặt hai người bọn họ. Hai người họ hành lễ theo đúng quy củ, cúi người cung kính: “Thần tham kiến Thánh mẫu Hoàng Thái hậu nương nương!”

Thái hậu không ngẩng đầu, chỉ phất phất tay trái cho hai người đứng dậy. Thẩm Quang trông thấy Thái hậu đang cười thì hơi run lên, nét cười của Thái hậu bao nhiêu năm nay ông nhìn đều vẫn là cảm giác như vậy.

“Ai gia nghe nói Thẩm đại nhân mới thăng chức cho nên mới muốn chúc mừng.” Giọng nói Thái hậu thoáng qua có sự châm chọc, mỉa mai.

Nói tới quan phẩm, trong lòng Thẩm Luyện và Thẩm Quang đã đoán ra hôm nay Thái hậu triệu mình tới có liên quan đến thế lực Trương gia đang dần bị bài trừ. Trước nay, Thẩm Quang là người thẳng thắn, cũng không hề vòng vo gì, nói ngay: “Xin nương nương hãy yên tâm. Thần và Thẩm gia sẽ luôn ủng hộ Trương gia.”

“Ủng hộ Trương gia?” Nói hay lắm!

Thái hậu vẫn không ngẩng đầu, chỉ nở một nụ cười nói: “Thẩm đại nhân thật thông minh. Mới vậy đã nghĩ ra ai gia định nói chuyện gì rồi. Có điều đại nhân đã thẳng thắn như vậy, ai gia cũng không giấu gì nữa. Ai gia quả thực muốn nhờ đại nhân một chuyện.”

Thẩm Quang lại cung kính cúi người: “Yến Nhi gả cho Trương phủ, Trích Hoa là cháu ngoại vi thần. Thẩm gia và Trương gia có giao tình sâu sắc. Trương gia có chuyện nhờ tới, chỉ cần thần có khả năng, nhất định sẽ dốc sức giúp đỡ.”

Thái hậu khẽ buông bút, ngẩng đầu lên nhìn Thẩm Quang đang cúi thấp đầu ở dưới đó. Nhưng Thái hậu không đi tới chỗ ông ta mà chỉ đi đến cạnh bình hoa mẫu đơn cỡ lớn đặt bên cạnh chiếc bàn, thuận tay cầm kéo cắt đi một bông hoa.

Hoa, hàm ý rất rõ ràng khiến Thẩm Quang rùng mình. Ý Thái hậu là… nếu Thẩm gia không đứng về phía Thái hậu thì Trương Trích Hoa và Thẩm Yến, mẫu thân của nàng ta, sẽ nhất định có chuyện.

Thẩm Quang chỉ có hai người con, một là Thẩm Yến, hai là Thẩm Luyện. Tôn nhi của ông cũng chỉ có hai, một là Trương Trích Hoa, con gái Thẩm Yến; hai là Thẩm Tịch Thành, con trai của Thẩm Luyện. Ông ta cho dù đi nước nào cũng muốn bảo vệ con gái và cháu ngoại, cho nên đương nhiên bất luận thế nào cũng muốn chấp nhận cái giá Thái hậu đưa ra.

“Thẩm đại nhân yên tâm đi. Ai gia không muốn ông đi tạo phản. Ai gia chỉ muốn ông nhận cháu họ của ai gia làm cháu gái.” Nghĩ được kế này, Thái hậu quả thực đã tốn nhiều tâm sức sắp xếp, nghĩ ngợi.

Thẩm Quang nghe Thái hậu nói như vậy cũng khẽ thở phào, hỏi: “Không biết nữ tử mà nương nương nói đến là…?”

Thái hậu vẫn nhẹ nhàng thản nhiên, khí thái ôn nhu như nước gợn, nói: “Ai gia có một cháu gái nữa là muội muội của Trích Hoa, Trương Trích Nguyệt. Nhưng đứa trẻ này là thứ nữ do thê thiếp sinh nên người ngoài chưa mấy người biết nó là con cháu trong Trương gia. Ngày trước, đại nhân có biết tại sao phụ thân của Hoa Nhi đưa con bé vào cung để ai gia nuôi dưỡng không?”

Thẩm Quang chau mày khó hiểu. Không phải Thái hậu muốn bồi dưỡng Trích Hoa thành quân cờ sao? Thái hậu thấy ông ta yên lặng liền nói tiếp: “Bởi Hoa Nhi và đứa trẻ này tuổi tác không hợp nhau, một đứa mười ba, một đứa mười sáu. Sau này kiểu gì ai gia cũng đưa Hoa Nhi tiến cung, sợ rằng có người khắc tuổi cùng nhà thì vận mệnh sẽ không được tốt lắm. Hơn nữa chắc đại nhân biết, dạo này trong kinh thành đang đồn thồi điều gì. Hai ba năm nay, nữ tử tên có chữ “Nguyệt” thường gặp vận không may. Vì thế ai gia muốn Quốc công đại nhân nhận Trương Trích Nguyệt này làm cháu gái để vận khí Hoa Nhi và Trương gia tốt hơn một chút.”

Thái hậu tin theo Phật giáo, điều này ai cũng biết đến; cho nên việc kỵ tuổi tác này Thái hậu tính đến cũng là điều đương nhiên. Thẩm Quang chau mày nhìn sang Thẩm Luyện. Thẩm Quang nhận đứa trẻ này làm cháu nuôi, đồng nghĩa với việc Thẩm Luyện nhận đứa trẻ này làm nghĩa nữ. Có điều Thẩm Quang trong lòng thầm coi thường Thái hậu; hóa ra bà là người mê tín đến thế. Thẩm Luyện theo sự chỉ đạo ngầm của phụ thân, tiến lên hai bước, cúi đầu nói: “Được nhận quý nữ Trương gia làm nghĩa nữ, thần và Thẩm gia thực có phúc ba đời.”

Thẩm Quang cười rất vui vẻ, nhưng đằng sau đó là ánh nhìn mưu mô. Thái hậu tính toán sai rồi. Thái hậu có thể lấy cháu gái và con gái để đe dọa ông ta thì ông ta sẽ dùng nữ tử này uy hiếp nhà họ Trương.

Thái hậu nhìn ông ta cười xảo quyệt. Thẩm Quang à Thẩm Quang, ông thực sự cho rằng ai gia mê tín sao? Ông tưởng có thể lấy Trương Trích Nguyệt ra đe dọa Trương gia sao? Ông nhầm cả rồi.

Với Trương Thái hậu, làm gì có chuyện đơn giản như thế?
Thái hậu thấy Thẩm Luyện đồng ý giao kèo, liền hân hoan nói với Thẩm Quang: “Vậy thì ít hôm nữa, ai gia để Hạc Linh đưa Nguyệt Nhi sang Thẩm phủ.”

Thẩm Quang và Thẩm Luyện đa tạ rồi cáo lui. Trong lòng mừng thầm. Trước đến nay Thái hậu lấy Trích Hoa và Thẩm Yến ra để đe dọa Thẩm gia; nay Thẩm gia cũng muốn lấy Trích Nguyệt ra để làm con tin đe dọa Trương gia nhằm tạo cục diện cân bằng cho Thẩm gia. Nhưng Thẩm gia bọn họ đâu ngờ rằng Thái hậu mưu sâu, tính toán như thần, qua mắt cả hai phụ tử họ Thẩm.

Đợi hai người bọn họ đi rồi, Thương Đài mới tiến lại bên cạnh Thái hậu, khẽ hỏi: “Nương nương, nhị tiểu thư thông minh như vậy, sao chỉ vì đại tiểu thư mà lại để nhị tiểu thư sang Thẩm gia làm nghĩa nữ?”

Thái hậu ung dung thưởng trà, thản nhiên đáp: “Mê tín này chỉ là cái cớ. Ai gia nào có ngu ngốc đến vậy? Ai gia sắp đặt Nguyệt Nhi bên Thẩm gia, vừa để xem bọn họ có ý tư lợi gì không. Thứ hai, vạn nhất sau này Trương gia có chuyện, vẫn còn hậu duệ vực dậy. Còn nếu như vạn nhất Trích Nguyệt có chuyện thì Trương gia cũng chẳng ảnh hưởng gì cả.”

Thương Đài cười nhếch môi, tán thưởng mưu sâu của Thái hậu: “Thái hậu nương nương lo nghĩ chuyện gì cũng chu toàn.”
Thái hậu cười vui vẻ, Trương gia vẫn sẽ là thế gia Minh triều!

Vừa lúc ấy, Trương Trích Hoa vui vẻ đi vào đại điện của Thái hậu. Thái hậu sực nhớ ra hôm nay để Thường Thảo đưa Trích Hoa về Trương phủ sau mười mấy năm. Thái hậu đổi từ gương mặt từ xảo quyệt tới ôn nhu rất nhanh, dịu dàng nói: “Ai gia dặn Thường Thảo đưa con về thăm Trương phủ một buổi, có vui không?”

Trước đây đều là Thẩm Yến và Trương Hạc Linh đến đây thăm Trương Trích Hoa, còn đây mới là lần đầu sau mười năm Trích Hoa trở về Trương phủ.
Trích Hoa qua loa hành lễ, cười tươi như thể một bông hoa mẫu đơn buổi sướm, hưng phấn kể với Thái hậu: “Vui ạ! Trương phủ rộng hơn cả Cảnh Nhân cung, rất bề thế. Hoa viên ở đó đẹp như Yến hoa viên của chúng ta, còn trồng cả hoa mai nở bốn mùa.”

Thái hậu khẽ cười. Nha đầu đáng yêu này! Trương phủ mười mấy năm chẳng thay đổi gì; vậy mà nha đầu này cứ như là lần đầu đến vậy. Thật đúng là.

“Lại đây nào, ngồi cạnh ai gia!”

Trích Hoa tới gần Thái hậu ngồi xuống, không đợi Thái hậu hỏi đã hào hững kể: “Hoa Nhi còn gặp Trích Nguyệt. Muội ấy kể cho Hoa Nhi bao nhiêu là chuyện hay ho. Đại học, Trung dung, Luận ngữ mà người dạy chưa bao giờ thấy có. Nha đầu đó nói mình lớn lên ở Tây viện trong Trương phủ, được nha hoàn trong nhà kể cho bao nhiêu chuyện; hôm nay đem bao nhiêu chuyện đó kể cho Hoa Nhi nghe. Trước đây gặp nhau ít lắm, mỗi lần gặp nhau lại không được lâu, cho nên giờ Hoa Nhi mới phát hiện ra Nguyệt Nhi biết nhiều thứ hay thế. Bá mẫu, sau này người thường xuyên cho Hoa Nhi tới phủ đệ phụ thân chơi nhé. Trích Nguyệt hứa với Hoa Nhi sẽ còn kể nhiều chuyện hay hơn nữa cơ.”

Thái hậu chợt sững người. Còn được gặp bao nhiêu lần nữa? Còn bao nhiêu chuyện nữa kể được. Nguyệt Nhi sắp tới Thẩm phủ rồi; nếu như bà để Trích Hoa gặp Trích Nguyệt thường xuyên thì chuyện bà tính toán sẽ bại lộ hết sạch.

“Hoa Nhi, bá mẫu xin lỗi con.” Thái hậu lại nhớ tới lúc đưa Hoa Nhi tiến cung năm nó bốn tuổi; Hoa Nhi khóc rất to, không muốn rời xa Thẩm Yến và phụ thân nó. Mười một năm nó rời phủ đệ Trương thị, phủ chẳng thay đổi gì nhưng nó không nhận ra âu cũng là lẽ thường. Cái làm Thái hậu day dứt… Tỷ muội Trích Hoa, Trích Nguyệt này… Chúng nó đáng lẽ sẽ là tỷ muội tốt nếu như bà không kéo cả hai vào âm mưu kế hoạch của bà. Bà nhớ năm đó khi Thẩm Yến rời xa Thẩm gia đến Trương phủ, nó cũng không nỡ rời xa ca ca Thẩm Luyện. Thái hậu khẽ thở dài một tiếng, bây giờ Trích Nguyệt, Trích Hoa cũng như thế.

Nhưng một khi đã lỡ sẽ không trở lại được. Đây là lúc rất quan trọng, Thái hậu không thể để cục diện bị rối loạn được.

“Ừ, bá mẫu hứa với cháu!” Thái hậu đáp qua loa, lòng ăn năn.

Trích Hoa mừng vui thấy rõ, cúi người tạ ơn: “Đa tạ bá mẫu, Hoa Nhi tới giờ học vân hòa cầm, cháu đi trước đây!”

Thường Thảo đưa Trích Hoa ra ngoài. Nhìn Trích Hoa hân hoan đi ra, Thái hậu càng thêm xót lòng. Nhưng biết làm sao được, ý bà đã quyết.


Ngay ngày hôm sau, Thái hậu lại triệu kiến Trương Trích Nguyệt vào cung nhưng không triệu phụ thân nàng vào cùng. Từ sáng sớm hôm đó, hạ nhân đã bí mật chuẩn bị xe ngựa để Trích Nguyệt nhập cung. Đi cùng nàng là nha hoàn tâm phúc Phương Hà. Xe rời Trương phủ từ rất sớm nên đường rất yên tĩnh; chỉ nghe thấy tiếng lộc cộc của bánh xe chạm vào mặt đường và tiếng bước chân ngựa chạy. Phương Hà chau mày nói với Trích Nguyệt: “Tiểu thư, bây giờ mới giữa năm mà Thái hậu đã truyền tiểu thư vào cung mấy lần. Có phải bây giờ Thái hậu nương đã coi trọng tiểu thư rồi không?”

Trương Trích Nguyệt thoáng nghĩ đến chuyện hôm qua phụ thân nói với nàng; người muốn nàng làm nghĩa nữ của Thẩm gia. Nàng không khỏi thở dài một tiếng nói với Phương Hà: “Ngươi không thấy hôm qua phụ thân nói với ta điều gì à? Người bảo muốn ta làm nghĩa nữ Thẩm gia đấy. Ý này đương nhiên là của Thái hậu! Đã như thế thì làm gì có chuyện coi trọng ta?”

Phương Hà mím môi thật chặt. Từ lúc nhị phu nhân Hà thị mất, Phương Hà luôn ở cùng Trích Nguyệt trong Tây viện Trương gia. Những thứ mà Trích Nguyệt cố gắng và mục đích cố gắng của Trích Nguyệt, Phương Hà đều hiểu được; nhưng phụ thân nàng… Phương Hà khẽ thở dài, đôi khi Phương Hà cũng oán trách thay cho chủ tử của mình.

“Phụ thân tiểu thư cũng khéo phũ phàng; nỡ để tiểu thư đi làm con nuôi nhà khác. Nhưng Phương Hà thấy, Trương gia đang suy vong dần, phụ thân tiểu thư và Thái hậu cũng muốn cho tiểu thư có một chỗ dựa tốt thôi, chẳng phải sao?”

Hít một hơi thật sâu, Trương Trích Nguyệt cười trừ như tự chế nhạo bản thân mình; nàng nói: “Ngươi nghĩ phụ thân và bá mẫu tốt bụng đến thế sao? Còn muốn tìm cho thứ nữ xuất thân kém cỏi này một chỗ dựa tốt? E là bá mẫu không đơn giản như vậy đâu!”

Phương Hà cúi đầu, Thái hậu là người cao mưu, làm gì cũng có mục đích cả. Trích Nguyệt lặng yên, hồi tưởng lại những chuyện trước đây. Lúc mẫu thân sắp qua đời, người nói muốn nàng có cuộc sống bình yên, vô lo vô nghĩ. Nhưng giờ thì sao? Nàng đang từng bước tiến vào cuộc tranh giành quyền thế của gia tộc trong hoàng triều. Nàng thậm chí còn phải làm con nuôi để phục vụ lợi ích của gia tộc nàng. Nên hay không?

Không nên cũng phải nên. Giờ người trong gia tộc mẫu thân đã chẳng còn ai, nàng chỉ còn Trương gia làm chỗ dựa. Nàng muốn người trong gia tộc yêu thương tín nhiệm, trân trọng. Những điều nàng làm chung quy chỉ vì muốn mọi người coi trọng nàng hơn mà thôi.

Hình như mong muốn của nàng quá cao, quá xa, viển vông như thể hái mặt trăng từ trên trời cao xuống.

Nàng chợt thở dài.


Phương Hà đỡ tay Trích Nguyệt bước vào cổng chính của Cảnh Nhân cung. Lúc ấy đang độ thu, dù trời hơi lạnh nhưng khắp nơi trong Cảnh Nhân cung đều rực rỡ sắc hoa. Trương Trích Nguyệt nhìn màu sắc tươi mới của muôn hoa nhưng Trương Trích Nguyệt chỉ cảm thấy mình bị bao bọc trong một tầng lạnh lẽo. Cố gắng trấn tĩnh trong chốc lát, nàng mới có thể bước đi bình thường.

Điện Cảnh Nhạc của Thái hậu đã ở ngay trước mắt nhưng dường như bước chân của Trích Nguyệt đang chậm lại. Trong thời khắc ấy, nàng nhận ra, nàng cũng sợ bị đưa sang Thẩm gia làm nghĩa nữ.

Trương Thái hậu đang ngồi bên bàn đọc sách, mắt bà hơi nheo lại như để nhìn rõ chữ. Ở bên cạnh bà, Trương Trích Hoa cũng đang luyện viết.

“Nguyệt Nhi thỉnh an Thánh mẫu Hoàng Thái hậu nương nương. Nương nương vạn phúc kim an!” Trương Trích Nguyệt hành lễ theo đúng quy củ.

Thái hậu vẫn chăm chú đọc sách, không ngẩng đầu lên, chỉ thản nhiên ra hiệu cho Trích Nguyệt đứng dậy. Trích Hoa trông thấy Trích Nguyệt tới, hớn hở chạy tới bên Trích Nguyệt, dáng vẻ hồ hởi: “Nguyệt Nhi, tỷ tỷ biết mà, hôm nay bá mẫu hứa để muội vào cung nói chuyện với tỷ tỷ.”

Trương Trích Nguyệt thầm cười trong lòng. Xem ra Trương Trích Hoa cũng chẳng phải người sâu sắc. Nếu như đơn giản chỉ là đưa Trích Nguyệt vào cung trò chuyện với Trích Hoa, Thái hậu há lại phải bí mật triệu kiến nàng.
 

Trác Phương Nghiên

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
20/2/18
Bài viết
31
Gạo
0,0
MINH CUNG TRUYỆN - CHƯƠNG 5:

LẠC HOA TỊCH TỊCH HOÀNG HÔN VŨ
(Hoa rơi quạnh quẽ trong mưa chiều tà)

*Câu thơ đề trích bài “Xuân sầu” của Vi Trang.

----------------------

Trương Trích Nguyệt nở nụ cười xinh đẹp, nói với Trích Hoa: “Phải đấy, hôm nay bá mẫu truyền muội tới để thăm tỷ tỷ.” Nói rồi, nàng còn quay sang phía Thái hậu, cười hỏi rất ôn nhu: “Bá mẫu, người nói xem, có phải không?”

Trong lòng Thái hậu có chút bực bội. Trương Trích Nguyệt ngoài mặt là hỏi nhưng kỳ thực đang chọc tức bà. Người thông minh như Trương Trích Nguyệt, chắc chắn phải đoán được ra bà gọi nàng tới đây có chuyện gì. Đã biết vậy mà còn cố ý nói với Trích Hoa như vậy để thoái thác việc đối thoại với bà. Tức giận, song Thái hậu vẫn tươi cươi cười, miệng nói rất ngọt: “Đúng đấy. Hoa Nhi muốn trò chuyện với cháu nên ai gia truyền cháu vào cung. Nhưng mà ai gia nghe Hoa Nhi nói, cháu kể chuyện rất thú vị nên cũng hiếu kỳ, muốn nói chuyện cùng cháu trước một lúc.”

Trích Nguyệt quả thực có ý thoái thác, muốn làm khó Thái hậu nhưng không ngờ Thái hậu có thể tự giải vây cho chính mình nhanh thế. Cuối cùng, nàng cũng chỉ thuận nước đẩy thuyền: “Vậy… cháu nói chuyện với bá mẫu trước, lát nữa sẽ nói chuyện với tỷ tỷ sau.”

Trương Trích Hoa định hỏi “bao giờ hai người sẽ nói chuyện xong?” thì Thái hậu đã đon đả cười với Trích Hoa, nói năng rất trôi chảy: “Ai gia thấy hình như cũng sắp tới giờ Mão hai khắc rồi, Hoa Nhi không đi hứng sương trên hoa thược dược à?”
Trương Trích Hoa như chợt ngộ ra, vội nói: “À, Hoa Nhi nhất thời quên mất. Bây giớ cháu đi với Thường Thảo, khi về, bá mẫu nhớ cho cháu mượn Trích Nguyệt nhé.”

Nói rồi, Trích Hoa cùng cung nữ Thường Thảo ra ngoài. Thái hậu nhìn theo Trích Hoa, lắc đầu bất lực. Mười năm nay, bà mới chỉ dạy kiến thức về cầm kỳ thi họa, văn chương sử sách cho Trương Trích Hoa; chưa hề dạy Trích Hoa cách nhìn nhận mọi việc. Bây giờ nhìn lại, bà nhận ra, Trương Trích Hoa bà tốn công dạy dỗ ra cũng không thể sâu sắc bằng Trương Trích Nguyệt.

Đợi Trích Hoa và Thường Thảo đi hẳn rồi, Thái hậu sai Thương Đài đóng cửa điện Cảnh Nhạc, cho tất cả cung nữ hầu hạ trong điện ra ngoài, không trừ Phương Hà. Rất nhanh, tẩm điện chỉ còn lại Thái hậu và Trương Trích Nguyệt.

Thái hậu không hề vòng vo, nói thẳng vào vấn đề chính: “Phụ thân đã nói với cháu chuyện nhà họ Thẩm chưa?”

Trương Trích Nguyệt chỉ khẽ “vâng” một tiếng nhẹ nhàng. Thái hậu cố gắng nhìn kỹ gương mặt, từng biểu hiện của nàng nhưng không thăm dò được gì từ gương mặt nàng. Gương mặt nàng luôn điềm tĩnh, có cả lãnh đạm, thản nhiên. Sống quá nửa đời người, trừ Thái hoàng Thái hậu quá cố ra, Thái hậu chưa từng gặp người nào như thế.

“Cháu có đồng ý sang đó không?”, lời Thái hậu mập mờ, có ý thăm dò.

Trích Nguyệt vẫn rất ung dung, nói: “Không đồng ý thì cháu cũng chẳng còn cách nào. Bà mẫu lấy lý do vận mệnh của cháu và tỷ tỷ tương khắc, muốn cháu đi làm con nuôi để trừ ta, cháu kể cả không muốn cũng vẫn phải đi thôi.”

Thái hậu nhất thời sửng sốt.

Trích Nguyệt bạo gan nói tiếp: “ Bá mẫu hỏi thế chẳng phải thừa sao? Thực ra, bá mẫu định hỏi cháu “Cháu có đồng ý sang Thẩm gia làm tai mắt giúp người không?””

Trương Thái hậu hơi bất ngờ. Chuyện này bà cứ ngỡ mình sắp xếp hoàn mỹ, ổn thỏa, đến phụ tử Thẩm Luyện, Thẩm Quang cũng không đoán nổi ý đồ của Thái hậu. Thế mà lý do này vẫn không đủ hoàn mỹ để giấu Trương Trích Nguyệt. Mấy lời Trích Nguyệt nói dù có bất kính, bà vẫn ngưỡng mộ tâm tư của nữ tử mười hai tuổi này.

“Trước đây ai gia nói có chuyện muốn cháu giúp, chính là chuyện này - làm tai mắt cho Trương gia.” Thái hậu nói rất thẳng.

Trương Trích Nguyệt cười thầm trong lòng. Quả nhiên, cái Thái hậu bảo “giúp” trước đây không hề đơn thuần. Trích Nguyệt cung kính đáp: “Nguyệt Nhi đồng ý giúp đỡ bá mẫu chuyện này. Còn có…” Giọng nàng hơi ngập ngừng: “Cháu cảm ơn bá mẫu đã tin tưởng cháu!”

Nàng cố gắng nhiều như thế, chẳng phải vì muốn bá mẫu nàng coi trọng, tin tưởng sao?

Thái hậu cười một tiếng rất dài đắc ý: “Trích Nguyệt ơi là Trích Nguyệt! Bá mẫu muốn tìm một người làm nội gián, hoàn toàn có thể tùy ý chọn một người. Thậm chí ai gia hoàn toàn có thể cử Thương Đài, đề bạt nàng ta làm con nuôi Thẩm Luyện mà.”

Thái hậu đắc ý nhìn nàng, cho rằng nàng sẽ xấu hổ và bẽ mặt trước lời bà nhưng Trích Nguyệt ngược lại rất tự tin, nói với Thái hậu: “Đương nhiên với mục đích gián điệp, dù bá mẫu chọn Nguyệt Nhi hay chọn Thương Đài đều như nhau hết cả. Nhưng ngoài mục đích này, bá mẫu còn có mục đích khác. Bá mẫu lo sợ vạn nhất một ngày Trương gia biến động thì vẫn còn một tia hy vọng để khôi phục Trương gia. Bá mẫu, Nguyệt Nhi ngu ngốc, không biết nói có đúng không?”

Thái hậu khẽ cong nửa môi lên. Bà không né tránh, không thăm dò thêm ở Trích Nguyệt nữa vì như thế đã để bà tin tưởng vào khả năng và sự nhạy bén của nàng rồi. Bà cười, nói với nàng: “Ai gia vẫn đánh giá thấp cháu rồi. Nếu cháu đã đoán ra được hết thảy, ai gia cũng không giấu. Ai gia muốn cháu tới Thẩm gia, không chỉ để làm nội gián mà còn để đề phòng Trương gia biến cố. Ban đầu, bá mẫu có ý đưa cháu vào cung tuyển tú vào mấy năm sau; nhưng từ nay, Hoàng đế ra luật tuyển tú, những tú nữ tham gia dự tuyển phải do Hoàng đế đích thân chọn mới được tham dự. Hoàng đế kiêng dè Trương gia chúng ta, đương nhiên không chọn nữ tử Trương gia tham dự. Ngược lại, Hoàng đế đang nghiêng về Thẩm gia, cháu sang đó làm con nuôi, hoàn toàn có lợi cho gia tộc ta.”

Trương Trích Nguyệt hơi ngẩn người. Thái hậu nói như vậy, sau này rất có thể nàng phải vào cung, có phải không? Nhưng nàng cũng không nói với Thái hậu điều này, chỉ khẽ nói: “Vâng, tới Thẩm gia, Nguyệt Nhi nhất định không phụ sự tín nhiệm của bá mẫu.”

Thái hậu nhìn đôi mắt xán lạn như sao, ấm áp tựa trăng của Trương Trích Nguyệt, thở dài một tiếng. Không hiểu sao, nghĩ tới chuyện này, lòng Thái hậu lại ăn năn. Nữ tử còn nhỏ như Trích Nguyệt, đáng lẽ nên sống một cuộc đời vô lo vô nghĩ, nhưng bà lại đẩy nàng lên đầu dao lưỡi sóng. Nhưng đã thì cũng đã rồi, giờ chỉ cầu sự thông minh của chính Trích Nguyệt có thể cứu lấy bản thân nàng mà thôi.

“Lại đây với bá mẫu!” Thái hậu chỉ vào tấm nệm trải bên chiếc bàn nhỏ, chỗ mà Trích Hoa hay ngồi, ra hiệu cho nàng đến ngồi ở đó.

Trích Nguyệt dịu dàng bước tới cạnh Thái hậu, ngồi xuống nệm. Bàn gỗ nhỏ Thái hậu ngồi không phải làm từ những loại gỗ quý, nó rất đỗi đơn giản, hoa văn cũng không cầu kỳ. Trên bàn cũng chỉ bày nghiên mực với vài cuốn sách, còn có một chiếc tráp bằng gỗ, gia công rất tinh xảo. Thái hậu thuận tay mở tráp gỗ. Tráp gỗ của Thái hậu rất sâu nhưng chỉ có một cây trâm ngọc. Chiếc trâm chế tác đặc biệt, đầu trâm có bông hoa thược dược tạc từ ngọc bích, khảm vàng ngọc quý hiếm; dây trân châu trắng rủ xuống cũng là hàng thượng hạng.

“Đây là cây trâm thược dược, được tạc từ loại ngọc bích quý nhất, là món đồ cực phẩm. Cây trâm này là Thái hoàng Thái hậu quá cố tặng cho ai gia khi ai gia bước chân vào Đông cung. Còn nhớ lúc đó, thân phận ai gia cũng không cao quý. Phụ thân của ai gia cũng chỉ là một tứ phẩm quan nhỏ bé.” Thái hậu nhỏ giọng kể.

Thời Tuyên Đức Hoàng đế, Hoàng hậu lúc đó là Thành Hiếu Chiêu Hoàng hậu Trương thị. Vì thế Trương thị sớm trở thành một gia tộc quyền quý. Nhưng gia tộc của Thái hậu chỉ là một nhánh nhỏ của thị tộc này, vì thế phụ thân người dù được làm quan tứ phẩm đương triều nhưng dòng họ cũng chưa phải là tôn quý. Những điều này, Trích Nguyệt đương nhiên đều đã được nghe thân mẫu nàng kể lại. Trích Nguyệt chỉ cúi đầu, nhỏ nhẹ nói với Thái hậu: “Đó đều là nhờ bá mẫu thông minh xuất chúng, lại tài giỏi mới có thể có Trương gia, có Nguyệt Nhi ngày hôm nay.”

Nghe mấy lời Trích Nguyệt lấy lòng, Thái hậu chỉ muốn cười, người nói với Trích Nguyệt: “Ai gia có thông minh xuất chúng nữa cũng chẳng thể qua được Thái hoàng Thái hậu. Thái hoàng Thái hậu cái gì cũng tinh thông, ai nấy trong thiên hạ đều ngợi ca người. Người giỏi văn chương, mười lăm năm về trước từng viết vở kịch Mãn Nguyệt nổi tiếng khắp kinh thành. Người giỏi bắn cung. Nữ tử chúng ta đều không thể bì được người về mảng này. Người giỏi ca vũ, vẽ tranh, năm đó trong đêm giao thừa, người từng vừa vẽ vừa múa Mai khai đào mãn ca. Con nói xem, Thái hoàng Thái hậu xuất thân chỉ là con của thị vệ. Người mới thực sự là tài năng xuất chúng.”

Và Thái hậu không thể phủ nhận được, Trích Nguyệt khiến người liên tưởng đến Thái hoàng Thái hậu. Còn nhớ lúc Trích Nguyệt đoán ra mục đích bà liên kết với Thẩm gia, trong lòng bà ngạc nhiên vô cùng. Xưa nay bà vẫn nghĩ mình suy tính hoàn mỹ thâm sâu nhưng vẫn không thể qua mắt được hai người. Đầu tiên là Thái hoàng Thái hậu, người thứ hai là Trích Nguyệt. Đến cha con lão hồ ly Thẩm Quang nghĩ vì xưa nay Thái hậu tín phật, chuộng bói toán nên mới đưa cháu gái sang Thẩm gia, nhưng Trích Nguyệt lại nhìn thấu tâm tư của Thái hậu.

Trích Nguyệt không biết tại sao đột nhiên Thái hậu lại nói đến Thái hoàng Thái hậu quá cố với nàng. Ngày xưa, mỗi lần hoàng cung có đại yến, nàng đều được vào cung mỗi năm một lần. Năm ấy, nàng cũng may mắn được trông thấy Thái hoàng Thái hậu một lần. Phong thái đó, con người đó quả thực bất phàm. Nàng nghe bá mẫu khen Thái hoàng Thái hậu, cũng không mấy bất ngờ, chỉ là càng thêm ngưỡng mộ Thái hoàng Thái hậu. Trích Nguyệt đáp rất từ tốn: “Được trông thấy cây trâm của Thái hoàng Thái hậu, Nguyệt Nhi thật có diễm phúc.”

Hoa thược dược cũng chính là loài hoa nàng thích nhất, cho nên cũng thích cây trâm này. Nàng cảm thấy Thái hậu có ý ban cây trâm cho mình nhưng cũng không hề để lộ sự bất thường gì ra ngoài mặt, chỉ ngỏ lời ngưỡng mộ cây trâm quý.

Thái hậu lại nói: “Cây trâm này là Minh Anh Tông Hoàng đế sai người thợ giỏi nhất trong Tử Cấm thành làm tặng thê tử của mình là Tiền Hoàng hậu. Sau này, Tiền Hoàng hậu ban cây trâm quý này cho con dâu của người, chính là Thái hoàng Thái hậu của chúng ta. Có thể nói cây trâm này được truyền cho ba vị Hoàng hậu của đại Minh, cho nên có thể coi nó như một bảo vật trân quý. Dù nó chưa sánh được với Xích Huyết ngọc và Như Ý trâm nhân gian luôn tìm kiếm nhưng trâm thược dược này cũng là một đồ vật hiếm có. Hôm nay ai gia tặng cây trâm này cho cháu.”

Dân gian đều biết đến truyền thuyết về hai bảo vật ngọc Xích Huyết và Như Ý trâm; Trích Nguyệt đương nhiên biết đây là hai bảo vật hiếm có. Nhưng nó chỉ nằm trong truyền thuyết, chưa biết có hay không có thật. Cây trâm thược dược này lại là cây trâm quý, được truyền cho ba đời Hoàng hậu, đương nhiên là vật có giá trị nhất trong thiên hạ lúc này.

“Cây trâm được truyền cho ba vị Hoàng hậu của Đại Minh. Hôm nay, ai gia tặng cây trâm này cho cháu.” Ý tứ của Thái hậu rất rõ ràng. Người muốn Trích Nguyệt trở thành Hoàng hậu tiếp theo của Đại Minh. Trích Nguyệt người run lên, vội vàng quỳ xuống: “Bá mẫu, Nguyệt Nhi chỉ là thứ nữ, thân phận thấp kém, không xứng với món đồ thế này. Bảo vật trân quý, chỉ hợp với người tôn quý như tỷ tỷ.”

Nàng không muốn vào cung, làm Hoàng hậu cũng không phải nguyện vọng của nàng.

Trước nay nàng là thứ nữ, không được ai để mắt tới. Mười năm nỗ lực nàng cũng chỉ mong được bá mẫu, phụ thân, ca ca, tỷ tỷ coi trọng nàng hơn một chút; vì thế nàng mới để lộ tài năng của mình. Nhưng lúc này, mọi chuyện đã đi vượt quá tầm kiểm soát của Trích Nguyệt.

Nàng biết rõ, thâm cung là nơi không có chân tình. Nàng không quên Ban Tiệp dư, không quên Hứa Hoàng hậu. Hai người bọn họ, một người là Hoàng hậu bị vu oan mà chết, một người là sủng phi, sau lại một mình một bóng trong thâm cung, chết trong u uất. Nàng dù thông minh, nhưng không thể phủ nhận bản thân mình cũng là một người kiêu ngạo, còn là một kẻ tham sống sợ chết. Chết, ai không sợ chứ? Cô độc, ai không sợ chứ?

Thái hậu thở dài rồi kể: “Thái hoàng Thái hậu từng kể cho ai gia nghe một câu chuyện thế này. Trước đây, Hiến Tông Hoàng đế từng hỏi Thái hoàng Thái hậu rằng “Nếu như được biết trước tương lai, nàng có chọn làm một nữ tử bình thường thay vì một Hoàng hậu cao quý không?”. Thái hoàng Thái hậu đã trả lời: “Nhiều năm về trước, cũng có người hỏi thần thiếp câu này. Thần thiếp đã nói muốn làm một nữ tử bình thường. Hôm nay, thần thiếp dùng một đáp án khác để trả lời câu hỏi đó. Nếu Hoàng thượng là một nam tử bình thường, thần thiếp sẽ chọn làm một nữ tử bình thường. Còn nếu như người là thiên tử đại Minh, thần thiếp cũng không tiếc giá nào để sống trong thâm cung nguy hiểm, chỉ để ở bên người.””

Trích Nguyệt nghe mà hơi sửng sốt. Nàng không ngờ một Thái hoàng Thái hậu tài giỏi xuất chúng, được bao nhiêu người ngưỡng mộ lại là một nữ tử thâm tình đến thế. Có một số người, vì người mình thích có thể bất chấp tất cả. Nàng chẳng phải cũng thế sao? Người nàng thích là con trai của Vương gia [1], sau này chỉ cần nàng có lòng tìm kiếm, nhất định là tìm được người kia. Nhưng nếu nàng vào cung, thân là tần phi, nàng nhất định phải khóa mình trong cung vàng điện ngọc; dù là trong cùng một tòa thành trì cũng không có cơ hội gặp mặt hắn. Bởi thế, nàng có thể bất chấp lời bá mẫu để không phải vào cung.

Ngừng một lát, Thái hậu nói: “Điều mà ai gia ngưỡng mộ nhất ở Thái hoàng Thái hậu, chính là người không chỉ tài giỏi, mà còn có được trái tim của trượng phu. Bao nhiêu năm, ai gia đều lấy Thái hoàng Thái hậu làm tấm gương để học tập, vì thế mới có ai gia của ngày hôm nay.”

Trích Nguyệt đương nhiên cũng ngưỡng mộ Thái hậu. Bà là vị Hoàng hậu đầu tiên trong lịch sử sống với Hoàng đế theo chế độ một thê tử, một phu quân. Hiếu Tông Hoàng đế vì Thái hậu mà không lập bất kỳ phi tử nào, hai người hòa thuận như phu thê trong dân gian. Nhờ việc Hoàng đế chỉ sủng ái, chỉ lập có mình Hoàng hậu, Trương gia cũng mới trở thành một dòng họ tôn quý cực thịnh.

Nàng cũng ngưỡng mộ Thái hoàng Thái hậu bởi dù Hoàng đế có cả tam cung lục viện nhưng cũng chỉ yêu một mình người. Tình yêu của hai người vượt qua cả những định kiến về sự vô tình của đế vương mà mọi người luôn nói đến.

“Nguyệt Nhi, trước khi ai gia vào cung, cũng lo lắng như cháu bởi “vào cửa thâm cung sâu như biển” là chân lý mọi thời. Ai gia và tiên hoàng Hoằng Trị đế [2] không hề quen biết nhau từ trước. Ai gia thậm chí phải dùng cả kế sách để giữ được trái tim người, thì người mới yêu ai gia. Lúc ấy, ai gia mới nhận ra, thâm cung lạnh lẽo cũng có chân tình, chỉ cần chúng ta nỗ lực đạt được chân tình ấy. Tranh đấu, chẳng qua vì đều muôn có chân tình của đế vương thôi.” Thái hậu cố gắng giải thích, thuyết phục.


--------------------------

[1] Vì lần gặp Chu Hậu Thông, Chu Hậu Thông kể cho Trương Trích Nguyệt nghe, mẫu phi hắn mất nên Trương Trích Nguyệt mới biết, mẫu thân của Chu Hậu Thông là vương phi. Khi đó đương nhiên có thể biết Chu Hậu Thông là con của vương gia trong triều.


[2] Hoằng Trị đế: Chính là phu quân của Thái hậu trong truyện này. Ông là một hoàng đế trị vì tốt của Đại Minh, được sử sách đánh giá cao chỉ sau hoàng đế khai quốc Chu Nguyên Chương. Ông nổi tiếng là vị hoàng đế duy nhất sống với thê tử (chính là Thái hậu trong truyện) theo chế độ một vợ, một chồng, hai người đối đãi nhau như phu thê trong dân gian.
 

Tin Siêu Nhân

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
7/4/17
Bài viết
113
Gạo
0,0
Mới đọc qua 3 chương đầu, mình thấy bạn thật sự đầu tư rất nhiều cho tác phẩm, từ thời gian cho đến ngôn ngữ và nội dung, đặc biệt là dàn nhân vật (có vẻ) khá hùng hậu. Thật sự rất thích lối viết của bạn, nghe nó nhẹ nhàng giống như thuật lại lịch sử mà lại có chút giống viết truyện (cũng chẳng biết miêu tả sao nữa. Về chính tả thì mình không có nhận xét gì, nhưng mà nếu như tuyến nhân vật lớn như vậy thì theo ý mình, bạn nên hạn chế dùng hai hoặc nhiều hơn danh xưng cho cùng 1 nhân vật (trừ khi thật sự cần thiết để làm như vậy), vì một số người đọc (ví dụ như đứa đãng trí là mình chẳng hạn :)) ) sẽ không nhớ hết được.
Vậy thôi :), mình thật sự rất mong đợi những chương tiếp theo. Chúc hố nhiều khách =D>=D>=D>!
 

Trác Phương Nghiên

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
20/2/18
Bài viết
31
Gạo
0,0
Mới đọc qua 3 chương đầu, mình thấy bạn thật sự đầu tư rất nhiều cho tác phẩm, từ thời gian cho đến ngôn ngữ và nội dung, đặc biệt là dàn nhân vật (có vẻ) khá hùng hậu. Thật sự rất thích lối viết của bạn, nghe nó nhẹ nhàng giống như thuật lại lịch sử mà lại có chút giống viết truyện (cũng chẳng biết miêu tả sao nữa. Về chính tả thì mình không có nhận xét gì, nhưng mà nếu như tuyến nhân vật lớn như vậy thì theo ý mình, bạn nên hạn chế dùng hai hoặc nhiều hơn danh xưng cho cùng 1 nhân vật (trừ khi thật sự cần thiết để làm như vậy), vì một số người đọc (ví dụ như đứa đãng trí là mình chẳng hạn :)) ) sẽ không nhớ hết được.
Vậy thôi :), mình thật sự rất mong đợi những chương tiếp theo. Chúc hố nhiều khách =D>=D>=D>!
Cảm ơn bạn vì đã đọc truyện của mình. Mình chỉ sợ nó là truyện cổ đại trung quốc nên không ai đọc. Mình sẽ hạn chế tối đa việc dùng quá nhiều danh xưng để có thể nhớ được các nhân vật trong truyện. Cảm ơn bạn nhiều lắm :D <3
 

Trác Phương Nghiên

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
20/2/18
Bài viết
31
Gạo
0,0
MINH CUNG TRUYỆN - CHƯƠNG 6:

LƯU QUANG DUNG DỊ BẢ NHÂN PHAO


(Tháng năm dễ bỏ người ở lại)
*Câu thơ đề chương truyện nằm trong bài thơ “Nhất tiễn mai – Chu quá Ngô giang”


Trong đầu Trương Trích Nguyệt lại mơ hồ hiện ra mùa thu năm ngoái, ở Yến hoa viên. Nàng đáp rất khảng khái: “Thái hoàng Thái hậu nói rất đúng, Nguyệt Nhi cũng muốn học theo Thái hoàng Thái hậu. Cháu cũng muốn được trả giá vì người mình yêu giống như Thái hoàng Thái hậu nương nương. Nhưng chân tình của Thái hoàng Thái hậu là Hoàng đế, còn chân tình của cháu thì không phải. Chàng là nam tử bình thường, vì thế Nguyệt Nhi cũng chọn làm nữ tử bình thường.”

Trương Trích Nguyệt trước nay luôn muốn Thái hậu coi trọng mình, vì thế nàng có thể đồng ý giúp Thái hậu mọi điều Thái hậu nói. Nếu có thứ gì khiến nàng làm trái đi lời Thái hậu thì chỉ có tình cảm mà thôi.

Thái hậu cũng sững sờ. Rất lâu về trước, tưởng như là từ xa xôi lắm rồi, bà từng nghe một người nói với bà, muốn cùng bà làm phu thê bình thường, cùng đi khắp thế gian. Khi nghe mấy câu nói này của nàng, trong lòng bà đồng cảm nhưng không đồng lòng. Hóa ra, cũng có người tâm cơ cao thâm mà không khát khao quyền lực. Nhưng cố bình tĩnh lại mà nghĩ, thời trẻ mà, ai chẳng muốn có cuộc đời bình dị, không muốn đua theo quyền lực phù hoa. Thời trẻ của bà chẳng phải cũng như vậy sao, Thái hoàng Thái hậu thời trẻ chẳng phải cũng như vậy sao? Thời gian phía sau, đủ dài để thay đổi tư tưởng của Trương Trích Nguyệt.

“Ừ, bá mẫu hiểu, bá mẫu cũng chỉ nói giả như thôi.” Thái hậu cười nói.

Trích Nguyệt thấy Thái hậu có điều gì bất thường, lời nói có chút không thành tâm. Nàng liền khẳng định lại: “Bá mẫu, chuyện vào cung hay không vào đối với cháu rất quan trọng. Mong bá mẫu thành toàn cho cháu.”

Lời nói của Trích Nguyệt rất rắn rỏi, quả quyết. Đây cũng là lần đầu tiên Thái hậu thấy nàng như vậy. Bà cũng chỉ “ừ” một tiếng để Trích Nguyệt yên tâm rồi nói sang chuyện khác: “Cháu tới Thẩm gia, nhất định phải thật cẩn thận. Lão hồ ly Thẩm Quang là kẻ nham hiểm, nhất định trong lòng ông ta cũng có nghi ngờ cháu là nội gián của Trương gia. Cháu có thể giấu bá mẫu tài năng lâu như vậy, bá mẫu tin cháu chắc chắn giấu được bọn họ.”

Trích Nguyệt gật nhẹ đầu, những chuyện này nàng đều đã tính toán hết cả. Nàng chần chừ chốc lát rồi nhẹ giọng nói với Thái hậu: “Bá mẫu… Có phải tới Thẩm gia rồi, cháu sẽ không được về Trương gia nữa không?”

Đột nhiên đầu Thái hậu lại hiện lên gương mặt rạng rỡ của Trích Hoa khi kể về Trích Nguyệt, trong lòng cảm thấy có lỗi. Bà khẽ cười nói: “Bá mẫu sẽ cố gắng thu xếp cho cháu gặp phụ thân bốn tháng một lần. Bá mẫu biết những chuyện này ủy khuất cho cháu, nhưng bá mẫu cũng chẳng có cách nào. Bá mẫu cũng muốn để cháu gặp tỷ tỷ thường xuyên nhưng Hoa Nhi là người nông nổi, sẽ khiến thân phận của cháu càng dễ bại lộ. Càng tránh gặp lại người của Trương gia càng tốt. Bá mẫu muốn cháu đến Thẩm gia không phải chỉ để làm tai mắt. Bá mẫu còn muốn bảo vệ cháu, bảo vệ nước cờ ẩn cuối cùng của Trương gia.”

Nước cờ? Phải, nàng cho dù có thông minh tuyệt đỉnh thì cũng vẫn chỉ là quân cờ, chơi đùa trong trong bàn cờ của Thái hậu, tiến thoái đều do Thái hậu. Những điều Thái hậu nói với nàng, nàng đương nhiên hiểu được. Từ nay về sau, cho dù gặp lại phụ thân hay bá mẫu, ngoài mặt là thăm hỏi nhưng trong chính là trao đổi tin tức. Nàng sau này phải giấu mình thêm một thời gian dài nữa. Có thể năm năm, có thể tám năm. Được gia tộc kính nể, được bá mẫu coi trọng, nàng cũng phải trả một cái giá lớn cho bản thân.

“Sau này, chẳng phải cứ yến thọ của Thái hậu là muội tới sao? Vậy mỗi năm, chúng ta lại gặp nhau một lần mà.” Câu nói đó đột nhiên lướt qua trong đầu Trích Nguyệt. Nam tử đó đã khắc sâu bóng hình của mình vào trái tim Trích Nguyệt. Người đó rất đỗi bình thường, chỉ gặp nàng có một lần nhưng đâu đó từ nam tử này, nàng tìm được chính mình trong đó. Người đó cũng cô độc như vậy, cũng lặng lẽ như vậy. Cũng chỉ có mình người đó từng nói với nàng những lời ấm áp. Nàng cũng chẳng biết những lời người đó nói là thật lòng hay không nhưng trong lòng, nàng tự nhiên cảm thấy được bảo vệ. Nhưng có lẽ sẽ không được gặp lại nữa…

Chung quy, để lộ tài năng vẫn là một quyết định sai lầm của nàng. Kết quả, nàng không những phải trả một cái giá đắt mà còn tự đặt mình lên đầu dao lưỡi sóng. Nhưng biết làm sao được. Dù đúng hay sai nó cũng là con đường nàng tự chọn lựa. Lúc này, cho dù gian nan khó khăn, nàng thà bước tiếp chứ không quay đầu.

Hít một hơi thật sâu, nàng gắng sức nói với Thái hậu bằng giọng thản nhiên: “Vâng, cháu sẽ nhớ kỹ lời dặn dò của bá mẫu.” Ngừng một lát, nàng lại nói: “Từ mai cháu sẽ trở thành Thẩm đại tiểu thư, cái tên Trích Nguyệt này, có thể sẽ không dùng nữa.”

Thái hậu gật đầu, điều này bà cũng đã từng nghĩ tới. Bà nói nhẹ nhàng: “Ừ, chữ “Nguyệt” cũng thông thường quá. Mười mấy năm trước, sau khi vở kịch Mãn Nguyệt của Thái hoàng Thái hậu được diễn, trong thành có vô số người đặt tên con gái là “Nguyệt”. Năm ấy cháu ra đời, phụ thân đặt tên cháu là Minh Nguyệt. Nhưng mẫu thân cháu nhất định muốn đặt tên cháu là Trích Nguyệt. Ngẫm đi ngẫm lại, tên Nguyệt này nhiều người trong dân gian đặt quá. Nếu như là tiểu thư nhà họ Thẩm cao quý, đặt tên này có chút không hợp tình.”

Hà thị, thân mẫu của Trương Trích Nguyệt là người bên ngoại dòng họ Bách thị của Hiền Thái phi Bách Hoa Nghiên [1] năm xưa. Năm đó, dòng họ Bách thị bị vu oan, tội tru di tam tộc; dòng họ Bách thị chỉ còn lại vài người sống sót sau ngày đó, đổi thành họ Hà, chính là họ của thân mẫu Trích Nguyệt.

Thái hậu biết mẫu thân của Trích Nguyệt không phải người thường. Dạy dỗ một đứa con gái thông minh như thế, nhất định tốn nhiều tâm sức, nhất định có mục đích của nàng ta. Nàng ta muốn dựa vào đứa con gái thông minh của mình, khôi phục gia tộc Bách thị. Ban đầu nàng ta cầu xin Thái hoàng Thái hậu cho mình làm dâu nhà họ Trương âu cũng vì muốn khôi phục gia tộc của nàng ta.

Cái tên Trích Nguyệt đặt cho con gái nàng ta đã thể hiện tất cả mục đích và tham vọng của nàng ta. Có lẽ nàng ta cũng chưa từng nói cho con gái nghe chuyện này. Nhưng không sao, nếu có một ngày Trương Trích Nguyệt có ý định trở mặt, bà sẽ đem chuyện này nói với nàng. Phàm là chuyện mẫu thân nàng ta dặn dò, nàng ta nhất định sẽ không dám trở mặt.

Trích Nguyệt nghe mấy lời Thái hậu kể, trong lòng chợt thấy xót xa vô hạn. Nàng mơ hồ có thể nhận ra, khi nàng chào đời, phụ thân không thích đặt tên cho nàng, vì vậy tìm đại một cái tên phổ biển thời đó để đặt cho nàng. Mỉm cười chua chát, nàng hỏi: “Bá mẫu, phụ thân, à còn có cả tỷ tỷ nữa, mọi người đều coi thường cháu và mẫu thân, có phải không?”

Thái hậu sững người. Có lẽ Trương Trích Nguyệt cũng nhận ra thái độ của Trương Hạc Linh khi Trích Nguyệt ra đời. Mười mấy năm trời, phụ thân Trích Nguyệt đối với mẫu tử Trích Nguyệt chẳng chút tình cảm mặn mà nào. Nếu như nói coi thường mẫu tử Trích Nguyệt, Thái hậu đương nhiên có từng coi thường. Bà nhẹ nhàng an ủi Trích Nguyệt: “Chỉ là một cái tên thôi, không có ý gì đâu. Nào, giấy bút đây!”

Thái hậu vừa nói vừa trải tờ giấy Tuyên Thành khổ lớn lên bàn. Ở góc bàn có để sẵn nghiên và bút mực. Thái hậu liền giục nàng: “Hãy viết tên mới của cháu lên đây đi.”

Trích Nguyệt chỉ thốt ra hai chữ: “Nhạc Hy!” [2]

Nói rồi, Trích Nguyệt đi tới phía bàn, vung bút viết lên giấy Tuyên Thành hai chữ ấy. Thoạt đầu Thái hậu cũng hơi bất ngờ, vì “Hy” là một chữ trong tên bà. [3]

Ban đầu, khi nghe nàng đọc hai chữ ấy lên, Thái hậu cứ tưởng đó là “bình an vui vẻ”, đến khi nàng viết lên giấy, bà mới nhận ra là chữ “Nhạc” trong “Nhạc Sơn”, chính là núi cao; chữ “Hy” trong “hiểm hy”, có nghĩ là nguy hiểm, khó đề phòng. Một chữ “Nhạc Hy”, hiểu ra hai nghĩa tương phản, ngụ ý của Trích Nguyệt là gì đây? Thái hậu đột nhiên thất kinh. Bề ngoài yên lành, vô hại, bên trong lại nguy hiểm khó lường. Cái tên Nhạc Hy này đã đủ ẩn chứa một huyền cơ.

“Tên… tên hay! Ngày mai, phụ thân đưa cháu tới Thẩm gia, từ nay cháu không còn là Trương Trích Nguyệt. Cháu là đại tiểu thư Thẩm gia - Thẩm Nhạc Hy!”

Thái hậu miệng khen tên hay, song cũng sởn da sau khi phát hiện ra điều kỳ diệu trong cái tên ấy; từ chuyện này, người cũng càng hiểu rõ hơn sự thâm sâu của Trích Nguyệt.


Ngày hôm sau.

Trương Trích Nguyệt ngày hôm nay sẽ tới Thẩm gia. Trong gian phòng phía Tây của Trương phủ, Phương Hà giúp nàng dọn dẹp đồ đạc.

Y phục của nàng không nhiều, nàng chỉ mang theo một ít sách mẫu thân để lại. Mấy cuốn sách này đều là thơ của những thi nhân nàng yêu thích, cho nên mới mang đi, những thứ còn lại đều không mang theo.

“Tiểu thư, hộp trang sức này, tiểu thư có mang theo không?”, Phương Hà nhỏ giọng hỏi nàng.

Nàng ra hiệu cho Phương Hà mang hộp trang sức tới, thuận tay mở nó ra. Bên trong chiếc hộp, ngoài cây trâm thược dược do Thái hậu tặng, cũng không có món đồ gì đáng giá. Nàng tháo mảnh ngọc tố nguyệt thường đeo bên hông ra, sau đó lấy cây trâm thược dược trong hộp, đưa cả hai thứ cho Phương Hà: “Cất nó vào túi đồ của ta, còn lại cho ngươi cả. Đằng nào thì sau này, chưa chắc ta đã dùng tới mấy thứ đồ này.” Trích Nguyệt nói thật chua chát.

Sau này nàng là đại tiểu thư cao quý nhất Thẩm gia, phàm là trang sức, đồ dùng, y phục đều sẽ là thượng phẩm, tinh xảo. Mấy thứ này mang đi kể cũng chẳng có ích gì với nàng.

Phương Hà dù được chủ nhân ban thưởng nhưng cũng không hề vui vẻ. Thị tần ngần hồi lâu, thấy Trích Nguyệt không chú ý nữa mới dám cất hộp đồ trang sức chủ nhân ban vào rương đồ của mình. Mãi lúc sau, Trích Nguyệt mới nói: “Xong cả rồi chứ? Chúng ta đi thôi!”

Phương Hà giúp Trích Nguyệt mang hành lý ra ngoài. Ra đến cửa, Phương Hà không khỏi ngoảnh đầu nhìn lại căn phòng cũ. Mấy thứ bài trí trong căn phòng đều đơn giản, cũng chẳng có thứ gì đáng giá nhưng cũng là gắn bó với nhau trong một thời gian rất dài. Phương Hà trút một tiếng thở dài não nề. Trích Nguyệt đến một cái quay đầu cũng không có, dáng vẻ hờ hững thản nhiên, không một chút tiếc nuối nào: “Đừng chậm chạp, mau đi thôi. Người của Thẩm gia đang đợi chúng ta đấy.”

Trích Nguyệt không dừng lại, thẳng đường bước đi. “Đi” mà Trích Nguyệt nói này, nghĩa là không quay trở lại nữa, có phải không?

Phương Hà vội xách hành lý, bước nhanh theo chủ nhân.

Ở tiền đường nguy nga của Trương gia, phụ thân, bá phụ, đích mẫu, biểu ca của Trích Nguyệt đều có mặt ở đó. Gia nhân trong phủ không đông nhưng đều đông đủ ở đây. Trích Nguyệt là con thứ, trước đây luôn ở trong căn phòng phía Tây, hiếm khi đến tiền đường. Nàng đảo mắt nhìn quanh. Mọi thứ đều là đồ vật trong nhà nhưng đối với nàng lại hết sức xa lạ.

“Nguyệt Nhi thỉnh an phụ thân, bá phụ, đích mẫu.” Nàng khom người kính cẩn. Phụ thân nàng cười điềm đạm, phất tay cho nàng đứng dậy rồi nói: “Bá mẫu con muốn con đổi tên họ thành Thẩm Nhạc Hy. Phụ thân và dưỡng phụ của con đều đồng ý. Từ nay con là người nhà Thẩm gia.”

Giọng phụ thân nàng rất đỗi thản nhiên. Phải, từ trước đến giờ người chưa từng coi trọng nàng, nên đến lúc nàng đi, cũng chỉ như người tung lên một nước cờ phục vụ lợi ích của chính mình mà thôi. Giữa nàng và người trước mặt, chưa từng tồn tại cái gọi là tình phụ tử.

Trích Nguyệt vẫn rất cung kính, quỳ xuống lạy đủ ba lạy rồi mới từ từ nói: “Phụ thân, Nguyệt Nhi bất hiếu không thể báo đáp công dưỡng dục của phụ thân và đích mẫu. Mong hai người lượng thứ. Chỉ nguyện phụ thân, đích mẫu, bá phụ cùng gia quyến Trương gia thân thể khỏe mạnh, trường lạc vô cực.”

Phụ thân với nàng mà nói không có công dưỡng dục, từ trước đến nay là mẹ nàng nuôi dạy nàng, nhưng dù sao, phụ thân, tỷ tỷ, còn có bá mẫu, đều là người thân của nàng.

Lần này, đích mẫu đích thân tới đỡ nàng dậy: “Nguyệt Nhi, con có ngày hôm nay, đích mẫu không dám nhận công lao gì. Con được như ngày hôm nay đều nhờ mẫu thân con dạy bảo. Mau tới hạ đường, thắp cho mẫu thân một nén hương.”

Trích Nguyệt ra hiệu cho Phương Hà không cần đi theo. Nàng một mình đi tới hạ đường của Trương gia. Bài vị của mẫu thân nàng để bên phải gian thờ cũ kỹ, đề mấy chữ “Trương Quốc công nhị phu nhân Hà thị chi bài vị”. Đốt một nén hương, nàng chỉ thốt được một câu duy nhất: “Mẫu thân, con xin lỗi.”

Nói xong nàng nhanh chóng rời khỏi gian thờ. Trấn tĩnh tinh thân, nàng quay về tiền đường, mọi người đều đang đợi.

Hành lý của nàng đều đã được đưa lên xe ngựa tự lâu. Phương Hà cũng đang đứng bên cạnh xe đợi nàng.

“Bái tế xong rồi sao?” Phụ thân hỏi nàng.

Nàng khẽ “vâng” một tiếng rất nhẹ. Bá phụ giục nàng: “Mau lên xe đi kéo muộn.”

Trương Yến, đích mẫu của nàng dặn dò thêm Phương Hà: “Phương Hà, nhớ chăm sóc tốt cho nhị tiểu thư.”

Từ nay, không có nhị tiểu thư nữa.

Là đại tiểu thư của Thẩm gia.

Trích Nguyệt không biểu lộ ra bất cứ điều gì. Nàng chỉ nói: “Đích mẫu, phụ thân, bá phụ, biểu ca, mọi người hãy bảo trọng.”

Trương Anh Linh, biểu ca của nàng chỉ nói: “Bảo trọng.”

Trích Nguyệt dứt khoát chạy về phía xe ngựa, nhanh chóng bước lên xe. Phương Hà đi lên xe cùng nàng. Xe ngựa bắt đầu chuyển bánh, từ từ rồi nhanh đều. Nàng còn nghe thấy rất nhiều người nói tiếng “Bảo trọng” với nàng, nhưng trong những âm thanh hỗn độn, nàng không thể nhận ra là giọng nói của những ai. Có lẽ sau ngày hôm nay, nàng không chỉ không nhận ra giọng nói của họ mà còn không thể nhận ra thân phận của chính mình.

Khi Trích Nguyệt đưa tay vén tấm rèm xe lên thì xe đã đi khỏi cổng. Lờ mờ trong màn sương sớm, nàng nhìn thấy tấm biển đề “Trương gia phủ đệ”. Đây là lần đầu tiên nàng trông thấy cánh cổng nguy nga của Trương gia. Những lần trước, khi phụ thân đưa nàng nhập cung dự yến, nàng ngồi trong xe ngựa nên chưa từng chú ý tới cánh cổng này. Nàng khẽ nở nụ cười. Có lẽ cánh cổng của Trương gia, đây là lần đầu nàng trông thấy, cũng sẽ là lần cuối cùng nàng trông thấy. Nàng biết cả đời nàng sẽ không quay lại nữa nhưng không chút lưu luyến gì. Suốt mười hai năm sống trong Trương gia, nàng chẳng mấy cảm nhận được sự yêu thương trân trọng từ mọi người. Đến khi bá mẫu, phụ thân thay đổi cách nhìn thì nàng lại đã rời đi. Vì thế phủ đệ này đối với nàng chẳng lưu lại nhiều dấu ấn. Nếu như không có mẫu thân và năm năm sống hạnh phúc bên cạnh người, e rằng sau này, nàng sẽ chẳng bao giờ nhớ, mình từng sống trong phủ đệ này.
 

Trác Phương Nghiên

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
20/2/18
Bài viết
31
Gạo
0,0
MINH CUNG TRUYỆN - CHƯƠNG 7:

ĐỐI NHẤT TRƯỜNG CẦM, NHẤT HỒ TỬU, NHẤT KHÊ VĂN

(Cùng đàn một điệu, cùng uống một chén, cùng làm một bài văn)


Từ trước tới nay, bởi một lý do gì đó, gia nhân tử trong Trương gia đều không được rời khỏi nhà. Thậm chí mua bán cũng là lão quản gia lâu năm đảm nhiệm cả. Có khi chủ nhân nhập cung cũng không mang người hầu, tùy tùng theo. Phương Hà cũng vậy, từ năm lên năm tuổi, mẫu thân đưa nàng vào Trương gia hầu hạ nhị tiểu thư đến tận bây giờ, nàng vẫn chưa hề bước chân ra khỏi cánh cổng Trương gia. Lần đầu được ra bên ngoài, dù là đi không trở lại, nàng cũng thấy thoải mái hơn. Phương Hà kéo rèm xe nhìn ra bên ngoài. Mọi thứ đối với Phương Hà và Trích Nguyệt đều xa lạ, thú vị vì đều là lần đầu được thấy.

Thẩm phủ cách Trương phủ không xa, xe ngựa chạy hơn hai khắc đã tới Thẩm phủ.

“Thẩm tiểu thư, tới phủ đệ Thẩm gia rồi ạ.” Phu xe khéo nhắc nhở nàng.

Trích Nguyệt hít một hơi thật sâu, nặn ra một gương mặt tươi tắn trước khi xuống xe. Phương Hà đỡ nàng đứng dậy, vén rèm xe cho nàng đi xuống rồi dỡ hành lý của hai người xuống. Trong sân lớn của Thẩm gia phủ đệ, rất nhiều người đang đứng ở đó - một lão nhân cao tuổi, một nam nhân trạc tứ tuần, một thiếu phụ trung niên, một nam tử thiếu niên tuấn tú và một vài nữ gia nhân mặc thường y đứng khom người. Dựa theo tuổi tác và y phục, Trích Nguyệt có thể đoán được lão nhân kia chính là Thẩm Quang mà bá mẫu nhắc đến; nam nhân tứ tuần kia có lẽ là con trai ông ta - Thẩm Luyện.

Trích Nguyệt theo lễ nghi, bước tới trước mọi người, hành lễ ba quỳ chín dập đầu: “Nguyệt Nhi tham kiến Quốc công đại nhân, Thượng thư đại nhân.”

Thẩm Quang đích thân đỡ nàng dậy, mỉm cười tán dương: “Quả nhiên là tiểu thư của Trương gia, dung mạo đến lễ nghi đều bất phàm.”

Sâu trong mắt ông ta, Trích Nguyệt nhìn ra sự đề phòng cảnh giác.

Trích Nguyệt cúi đầu, không để lộ chút vui vẻ nào, chỉ nhẹ giọng đáp: “Từ nhỏ mẫu thân Nguyệt Nhi đã qua đời, sách vở học hành sơ sài, vẫn mong được người trong Thẩm gia chiếu cố.”

Thiếu phụ trung niên có gương mặt thanh tao phúc hậu, mỉm cười đoan trang, nói với nàng: “Tiểu thư khiêm tốn quá. Thái hậu cũng có nhờ cậy Thẩm gia chăm sóc dạy bảo tiểu thư vì tiểu thư còn nhỏ, học chưa nhiều nhưng tiểu thư tư chất thông minh, sớm sẽ xuất chúng.”

Thẩm Quang nói: “Nếu tiểu thư đã đến, hãy tới hạ đường thắp hương làm lễ nhận tổ tiên trước.”

Ông ta cử hai gia nhân đưa nàng đến hạ đường làm lễ nhận tổ tiên Thẩm gia. Hơn một khắc giờ sau, Trích Nguyệt mới quay lại.

“Xong rồi à?” Thẩm Quang hỏi. Nàng khẽ gật đầu, nhu hòa đáp “vâng” cung kính. Thẩm Quang hài lòng nở nụ cười nói với nàng: “Vậy từ nay, cháu không còn là Trương tiểu thư nữa, cháu là Thẩm Nhạc Hy, tiểu thư Thẩm gia ta.”

Phải, từ nay, không còn Trương Trích Nguyệt, chỉ có Thẩm Nhạc Hy.

Thẩm Luyện lại nói: “Bá mẫu định đặt tên mới cho con là Nhạc Hy với ngụ ý là “vui vẻ, tươi mới” nhưng chữ “Hy” này trùng với một chữ trong tên của Thái hậu nương nương. Cho nên Thương Đài cô cô đã đổi thành một chữ “Hy” khác.”

“Vâng. Từ nhỏ con không được học hành nhiều. Tên này là do bá mẫu đặt, con cũng không hiểu được mấy phần ý nghĩa.”

Nhạc Hy quỳ xuống, nói với Thẩm Quang: “Tằng tổ phụ, xin nhận của Nhạc Hy một lạy.” Nàng lạy tạ Thẩm Quang rồi quay sang phía Thẩm Luyện: “Phụ thân, xin nhận của Nhạc Hy một lạy.”

Thẩm Quang bảo nàng: “Được rồi, đừng khách sáo thế, sau này là người một nhà, cháu chính là tiểu thư thân phận tôn quý của Thẩm gia.”

Thẩm Luyện mỉm cười, tới đỡ nàng đứng lên, nhẹ nhàng nói với nàng: “Có vài tỳ nữ ta đã sắp xếp, thích ai thì hãy chọn lấy vài người.”

Nhạc Hy đưa mắt nhìn sang đám nha hoàn Thẩm Luyện đưa đến. Đám nha hoàn này có phải tâm phúc Thẩm Luyện sắp đặt hay không, ai mà biết được. Nàng tùy ý chọn lấy hai người cho có lệ.

Thẩm Quang thấy Nhạc Hy chọn rất tự nhiên, trong lòng bớt đi vài mối lo. Nếu như nàng ta là nội gián, nhất định không muốn có người của Thẩm gia giám sát mình. Nghĩ vậy, sự đề phòng trong lòng Thẩm Quang cũng ít đi.

Thẩm Luyện sai hai nha hoàn kia đi theo nàng rồi quay sang nói với vị thiếu phụ có gương mặt phúc hậu kia: “Chiêu Mai, đưa đại tiểu thư về Đông các nghỉ ngơi, sau đó tới thỉnh an phu nhân.”

Nữ nhân tên Chiêu Mai đó “vâng” một tiếng rồi cung kính chắp tay: “Mời đại tiểu thư.”

Thẩm Nhạc Hy nhún mình hành lễ với cha con Thẩm Quang rồi nhanh chóng bước đi theo Chiêu Mai. Đợi nàng đi khuất, Thẩm Luyện ngay lập tức hỏi: “Phụ thân, người thấy Trương tiểu thư thế nào?”

Thẩm Quang hơi nhếch môi, không giấu được ý khinh thường: “Ta đánh giá cao nữ tử của Trương gia rồi.”

Trong mắt Thẩm Luyện cũng dần xuất hiện ánh nhìn chế giễu mà không biết rằng, sự sắp xếp của Thái hậu đã quá hoàn mỹ rồi.


Nhạc Hy bước song song với Chiêu Mai, càng nhìn kỹ được dáng vẻ nữ tử này. Chiêu Mai chắc cũng chỉ gần ba mươi tuổi. Ban đầu, nhìn gương mặt diễm lệ, khí chất thoát tục của nàng ta, Nhạc Hy ngỡ Chiêu Mai chính là dưỡng mẫu, phu nhân của Thẩm Luyện. Cho tới lúc Thẩm Luyện bảo Chiêu Mai đưa nàng tới Đông các, nàng mới nhận ra Chiêu Mai không phải phu nhân của Thẩm gia.

Thấy Nhạc Hy nhìn mình, dường như Chiêu Mai hiểu được, Nhạc Hy đang thắc mắc thân phận của mình vì thế không đợi Nhạc Hy hỏi, Chiêu Mai đã giải thích: “Nô tỳ là Hoàng Chiêu Mai, là quản gia của Thẩm phủ đệ; nô tỳ sau này sẽ dạy vũ đạo và họa thuật cho tiểu thư!”

Nhạc Hy khiêm nhường đáp khẽ: “Hoàng cô cô hơn tuổi Nhạc Hy, đâu cần xưng nô tỳ? Hơn nữa, sau này Nhạc Hy cũng cần cô cô chỉ bảo nhiều.”

Hoàng Chiêu Mai nở nụ cười dịu dàng, nhã nhặn: “Tiểu thư thân phận tôn quý, nô tỳ nào dám vượt phép.”

Nhạc Hy cũng chỉ cười, không nói gì thêm, rảo bước theo Chiêu Mai, tiện thể ngắm nhìn cảnh vật quanh Thẩm phủ. Thẩm phủ có thể nói là nguy nga nhưng có vẻ không rộng như Trương gia, bài trí chậu hoa, cây cảnh, đồ đạc trong phủ cũng có phần đơn giản hơn. Có điều, Nhạc Hy vẫn có thiện cảm với Thẩm phủ hơn. Chắc vì Thẩm phủ trồng nhiều thược dược - loài hoa nàng yêu thích.
Đông các mà Thẩm Luyện nói đến nằm ở tường đông Thẩm gia phủ đệ. Cách đó không xa còn có một tòa biệt viện lớn. Hoàng Chiêu Mai chỉ tay về phía biệt viện và phía Đông các, giải thích với nàng: “Đây là Đông các, sau này tiểu thư sẽ sống ở đây. Còn kia là biệt viện, nơi mà tỷ tỷ của Thượng thư sống trước đây. Mấy ngày nay, nha hoàn trong phủ đã dọn dẹp Đông các để tiểu thư chỉ việc tới ở.”

Nhạc Hy chợt nhận ra, tỷ tỷ của Thượng thư mà Chiêu Mai nhắc đến chính là đích mẫu của nàng - Trương Yến. Có lần nàng nghe nha hoàn Trương phủ nhắc tới, Trương Yến là lệnh ái nhà họ Thẩm. Khi gả đến Trương gia thì đổi thành họ Trương. Vì thế mà hai nhà Trương - Thẩm có giao hảo thông gia mà không ai biết cả. Có lẽ cũng nhờ mối giao hảo này mà Thẩm Quang đồng ý với bá mẫu nàng, nhận một người không có quan hệ huyết thống như nàng làm cháu nuôi.

Hoàng Chiêu Mai đưa Nhạc Hy bước vào căn phòng ở lầu trên của Đông các. Căn phòng này không hề hẹp, bài trí đầy đủ. Có gương trang, tẩm sàng, kệ sách. Đối diện của chính đi vào phòng có cửa phụ dẫn ra một sảnh hiên nho nhỏ. Đứng tử sảnh hiên ấy trông xuống, một nửa Thẩm phủ lọt vào tầm mắt nàng. Trong sảnh hiên nhỏ cũng bày mấy chậu hoa. Dưới sân Đông các có cây hồng hạnh tứ quý lâu năm cao nhiều trượng, cành hoa vươn tới tận sảnh hiên của căn phòng.

Đông các giáp cận với tường đông của phủ đệ Thẩm gia. Từ Đông các này cũng có thể nhìn ra bên ngoài bức tường Thẩm phủ. Đông các này so với căn phòng phía tây mà nàng sống suốt mười mấy năm ở Trương gia, tất nhiên tốt hơn vạn lần. Đột nhiên Nhạc Hy liên tưởng tới câu thơ “Thần Lý chi mỹ giả, mạc nhược thần đông gia chi tử.” mà bất giác cười [1]. Từ nay, nàng không còn là nhị tiểu thư suốt ngày bị coi thường trong Trương gia nữa. Nàng là đại tiểu thư, thân phận cao quý của Thẩm gia.


Hoàng Chiêu Mai đưa Nhạc Hy tới thỉnh an đại phu nhân, chính là mẫu thân sau này của nàng. Lúc hai người tới, đại phu nhân ngồi quay mặt về phía tường, cầm bút vẽ rất tỉ mỉ. Cũng vì thế mà Nhạc Hy không trông thấy mặt bà.

“Đại phu nhân, Mai Nhi đưa đại tiểu thư tới vấn an người.” Hoàng Chiêu Mai cung kính nói với đại phu nhân.

Không cần Chiêu Mai ra hiệu hay nhắc nhở, Nhạc Hy đã tự bước lên phía trước, hành lễ ba quỳ chín dập đầu với đại phu nhân.

“Nhạc Hy thỉnh an mẫu thân.”

Đại phu nhân hình như đã dừng động tác tay lại nhưng vẫn trầm ngâm như đang dò xét khiến Hoàng Chiêu Mai khó hiểu, mấy lần định lên tiếng. Sau cùng, đại phu nhân cũng đứng lên nhưng không quay người lại, chỉ lạnh lẽo nói với Nhạc Hy: “Đứng lên đi!”

Hoàng Chiêu Mai đưa tay đỡ Nhạc Hy đứng dậy. Chân nàng như đã mất hết đi cảm giác, phải vịn chặt vào tay Chiêu Mai mới đứng lên được. Người kia mãi mới lên tiếng: “Cô là Trương nhị tiểu thư?”

Thẩm Nhạc Hy khẽ “vâng” lên một tiếng.

Người kia bấy giờ mới xoay người về phía Nhạc Hy. Nữ nhân ấy khiến Nhạc Hy thoáng rung động. Đôi mắt bà ấy trong và sâu hút, dung nhan diễm lệ, khí chất đài các đoan trang. Bà mím môi nở nụ cười ôn hòa, xua tan cái lạnh lẽo mà Nhạc Hy cảm nhận được từ khi bước chân vào phòng. Giống như hai người quen nhau từ lâu chứ không phải lần đầu gặp mặt. Nàng nhìn nữ nhân trước mắt đến suýt ngẩn người. Xưa nay, bá mẫu là nữ nhân nàng ngưỡng mộ dung nhan nhất, nhưng nay thấy đại phu nhân mới biết, chữ tuyệt sắc giai nhân là dành cho bà.

Đại phu nhân cũng nhìn nàng thật kỹ rồi cảm thán: “Giống Hoa Nhi quá!”

Nhạc Hy cúi thấp đầu, nhỏ nhẹ đáp: “Tỷ tỷ là đệ nhất tài nữ kinh thành, còn là người có dung nhan bất phàm. Nhạc Hy được mấy phần giống tỷ ấy, thật sự may mắn.”

Qua ánh mắt của nàng, đại phu nhân nhìn ra sự sắc sảo thông minh mà Trương Trích Hoa - cho dù tài năng đến đâu cũng chưa bao giờ cho bà cảm nhận này.

“Hoàng Chiêu Mai sẽ dạy cho con họa, vũ. Ta sẽ dạy cho con tiêu, cầm, thi, lễ. Chúng ta ước định bảy năm, đến lúc đó, nếu đệ nhất tài nữ kinh thành mà không phải là con thì cũng không thể là Trương Trích Hoa.”

Nhạc Hy chỉ khẽ khàng nói: “Nhạc Hy tư chất kém cỏi, e rất khó được mọi người biết tới, huống hồ là vượt qua tỷ tỷ.”

Đại phu nhân nở nụ cười trong trẻo, quả nhiên nữ tử này đang che giấu sự thông minh sắc sảo. Nhạc Hy có thể vượt qua một Thẩm Quang, một Thẩm Luyện, một Trương Hạc Linh nhưng lại không thể qua được đại phu nhân.

Đại phu nhân quay người, đi thẳng tới bàn vẽ, nhìn bức tranh vẽ mẫu đơn dưới ánh trăng yên ả, màu vẽ còn chưa khô hoàn toàn. Bà thuận tay viết mấy chữ thanh thoát “Bách hoa bất cập nhất tàn nguyệt” rồi nói với Nhạc Hy: “Vương Bích Thụ ta sẽ để mọi người trông thấy, nữ tử của gia tộc Thẩm thị phải xuất chúng hơn nữ tử của dòng họ Trương thị.”

Lời nói của đại phu nhân khiến cho Nhạc Hy thoáng rung động. Dường như đối với Trương gia, đại phu nhân là có tư thù chứ không đơn thuần là đố kỵ với địa vị gia tộc. Nhưng những điều này, nếu nàng hỏi càng khiến phu nhân nghi ngờ, cho nên nàng đều không hỏi. Lúc này, nàng không thể là một Trương Trích Nguyệt thông minh nhạy bén được mà chỉ là một Thẩm Nhạc Hy ngốc nghếch, đến chữ cũng không biết đọc. Thời gian về sau còn rất dài, đủ để nàng tìm hiểu hết những điều thắc mắc.


Ngày sau đó, đại phu nhân yêu cầu Hoàng Chiêu Mai sống ở căn phòng nhỏ trong tòa biệt viện gần Đông các, nói là để tiện chăm sóc Nhạc Hy. Nhưng Nhạc Hy nào phải ngốc? Nàng đương nhiên hiểu đại phu nhân có đề phòng nàng.

Hoàng Chiêu Mai buổi sáng hôm đó, dành hết thời gian nói với nàng về quy tắc trong Thẩm gia. Cuối cùng, Chiêu Mai đưa nàng xem tấm bản đồ Thẩm phủ, giải thích: “Tòa viện này là nơi Đại gia và thiếu gia sống.” Tay Chiêu Mai chỉ vào tòa viện trung tâm Thẩm gia rồi nhắc nhở: “Thông thường nếu không có việc quan trọng, tiểu thư không được đến đó.”

Điều này, kể cả Hoàng Chiêu Mai không nhắc đến, Nhạc Hy cũng không có ý định bén mảng tới những nơi đó. Bằng không, nàng nhất định sẽ bị nghi ngờ và sớm bại lộ. Muốn nghe ngóng tin tức, nàng còn cách khác.

“Sau này, có lẽ người dạy chữ cho tiểu thư sẽ không phải phu nhân mà là đại thiếu gia. Phu nhân nói không được khỏe nên đã từ chối dạy thư pháp cho tiểu thư.”

Thẩm Nhạc Hy gật đầu. Trong lòng nàng có chút khinh thường. Không được khỏe có lẽ chỉ là cái cớ của đại phu nhân. Vương Bích Thụ đã đề phòng nàng, cho nên không trực tiếp dạy chữ; hoặc cũng có thể bà ấy muốn huynh muội Thẩm gia thân thiết nhau một chút để người khác bớt nghi ngờ; hoặc là bà muốn nàng học chữ kém đi một chút? Dù là mục đích nào, nàng không biết được rõ, chỉ chắc chắn đại phu nhân đã có sự đề phòng với nàng.

“Mai cô cô, vậy bao giờ cô cô sẽ dạy vũ họa cho ta?” Nhạc Hy tỏ điệu bộ ngây thơ khó hiểu.

Trước đây ái, ố, nộ, hỷ gì Nhạc Hy cũng sẽ không viết lên gương mặt. Nhưng đó chỉ là khi nàng là một Trích Nguyệt sắc sảo khôn ngoan. Còn giờ đây, đại phu nhân đã có nghi ngờ, nàng lại là một Nhạc Hy ngây thơ, phải có dáng điệu ngây thơ đơn giản.

Hoàng Chiêu Mai nở một nụ cười hiền thục, dễ gần: “Bây giờ sắp tới giờ Tỵ, nô tỳ ra chợ mua thức ăn trưa. Chiều nay nô tỳ và phu nhân sẽ bắt đầu dạy tiểu thư.”

Thẩm Nhạc Hy phát hiện ra điểm bất thường liền hỏi một câu như thể tiện miệng hỏi vui: “Thẩm gia không có nha hoàn sao? Sao đích thân quản gia như cô cô lại phải đi mua?”

Trước đây, ở Trương gia, cũng là quản gia chứ không phải nha hoàn đi ra ngoài mua đồ. Đám nha hoàn trong Trương gia chưa bao giờ được bước chân ra khỏi cánh cổng của Trương gia phủ đệ.

Hoàng Chiêu Mai thở dài một tiếng nói với nàng: “Tiểu thư mới đến phủ nên không biết. Thẩm lão gia sợ tin tức của Thẩm phủ bị truyền ra ngoài, cho nên không để đám nha hoàn bước chân ra khỏi cửa một bước. Thông thường, đám nha hoàn được chọn vào phủ đều là con của các gia đinh làm trong phủ ngày trước vào làm để đảm bảo độ tin cậy. Nô tỳ cũng là người nhà của đại phu nhân nên mới được ra ngoài.”

Nhạc Hy gật đầu. Hóa ra vì thế mà không ai biết Thẩm gia và Trương gia là thông gia cả. Hồi nàng còn nhỏ thường hay thắc mắc, Trương phủ rộng lớn như thế, nhưng mỗi đình viện trong phủ chỉ có hai đến ba người hầu hạ. Cả phủ đệ chỉ có hơn mười gia đinh và nha hoàn. Thì ra là vì Trương gia sợ lộ những tin tức bí mật ra ngoài. Nàng cũng từng không hiểu, mẹ nàng qua đời, tại sao nha hoàn của mẹ cũng không được tự do, lại phải tuẫn táng theo mẹ. Giờ đã lý giải được, có lẽ cũng vì căn nguyên này.

“Vậy à! Cũng không sớm nữa, cô cô đi nhé!” Nhạc Hy nói với giọng điệu vui vẻ hân hoan.

Hoàng Chiêu Mai rảo bước ra khỏi Đông các, Nhạc Hy nhìn theo Hoàng Chiêu Mai, vừa khéo trông thấy mấy nha hoàn của Thẩm phủ đang đi lại trong sân, nói cười vui vẻ. Cả đời này, một khi bước chân vào Thẩm phủ, e họ sẽ không thể ra ngoài nữa. Đột nhiên trong lòng Nhạc Hy vừa xót thương lại vừa đồng cảm. Chẳng phải nàng gần như cũng giống bọn họ sao?



-----------------

[1] Giai nhân trong xóm Lý. Không đâu đẹp bằng người con gái của vị hạ thần sống ở phía tường đông. Người con gái sống ở phía tường đông là người con gái đẹp, của gia đình tôn quý.
 
Bên trên