Hồi nhỏ mình từng nằm mơ, mơ thấy con sông lớn trước nhà ngoại trải một chiếc chiếu lớn. Mình chạy trên đó một phát từ bờ bên này sang bờ bên kia sông, chạy nhẹ tênh, không khác gì bay. Có lẽ vì mình xem phim kiếm hiệp quá nhiều. Ba mình là fan Kim Dung, hồi xưa ba hay mướn băng coi, hết bộ này đến bộ khác, nên nói không ngoa thì chắc từ lúc chưa biết nói có lẽ đã ý thức được hết các nhân vật trong mấy bộ phim “kinh điển” đó.
Trong phim chưởng ấy mà, cứ hễ nhân vật chính rơi xuống cốc thì sẽ gặp được chân nhân, lạc vô hang động sẽ tìm thấy được chân kinh thôi. Mấu chốt mình nói ở đây không phải là chân nhân hay chân kinh mà là rơi. Vì... Lần đó mình rơi xuống nước, đương nhiên cũng chẳng gặp vua Thủy Tề hay rùa vàng nào hết... chẳng qua chỉ phát hiện, giữa lòng nước đó cảm giác cũng không tệ. Rất êm ái, rất tĩnh lặng nên mình không vùng vẫy, mặc nhiên tận hưởng nó. Mình mở to mắt nhìn lên, thấy ánh mặt trời lấp lánh xuyên qua sóng nước xanh óng ánh. Ở độ tuổi đó, lần đầu tiên mình thấy được kì quan. Sau đó mình được vớt lên.
Trong “Dòng sông huyền bí” Yuuri xuyên không về Anatolia cổ đại, mình cũng từng nghĩ nếu mình xuyên không sẽ xuyên về đâu. Có rất nhiều vĩ nhân mình muốn gặp mặt, như là Aristotle, da Vinci, Machiavelli, vua Gia Long, Van Gogh, Tesla, và cả ông nội. Nhưng... nếu phải lựa chọn cẩn thận, có lẽ sẽ là năm 1963. Bởi vì nếu may mắn mình có thể sẽ thay đổi được vài thứ. Lịch sử có lẽ đã sai lầm trong khoảnh khắc nào đó, có nhiều thứ đáng lý không nên diễn ra như vậy. Và mình quyết giải quyết vấn đề được đặt ra chứ không chấp nhận nó như chủ nghĩa hậu hiện đại chấp nhận sự rối loạn rồi sống cùng sự lộn xộn đó.
Có lẽ mình thích chủ nghĩa hiện đại hơn. Mình thích cách tồn tại độc lập của “bình dân” và “hàn lâm”. Tại sao phải bình dân trong khi nó là hàn lâm? Tại sao phải dung hòa hai khái niệm đó? Ranh giới đó vốn không cần xóa bỏ. Và có nhiều thứ cần xóa bỏ hơn là cái ranh giới đó nhiều. Đương nhiên xóa bỏ không phải là cơ chế phòng vệ tâm lý của mình. Không có tự nhủ tiêu cực, không có PTSD, không có tự kỉ ám thị, không có anti-social, một chút OCD thì có thể.
Mà nói đến các vấn đề tâm lý, có vẻ nhạc Billie khá là... đào sâu tâm trạng của người trầm cảm. “Six feet under” mang đến cho mình thật nhiều day dứt. “would roses bloom? could roses bloom? Again.” Những gì tươi đẹp đã qua liệu có trở lại lần nữa, có đơn giản, dễ dàng như là cách mình chạm vào nước.
Mình vốn thích chạm chân lên mặt nước hoặc mấy lá sen lá súng nổi trên đó, vì như thế sẽ mang lại cảm giác đi trên nước. Chung quy cũng là do mình không biết bơi. Thật kì lạ, lúc nhỏ ở trong bụng mẹ, xung quanh toàn là nước, cũng không chết đuối. Có lẽ, người ta chỉ chết đuối khi ra khỏi bụng mẹ thôi.
Lúc đó mình cũng từng mở mắt, nhưng bây giờ không còn nhớ đã nhìn thấy gì nữa...
(2/5/2020)
Trong phim chưởng ấy mà, cứ hễ nhân vật chính rơi xuống cốc thì sẽ gặp được chân nhân, lạc vô hang động sẽ tìm thấy được chân kinh thôi. Mấu chốt mình nói ở đây không phải là chân nhân hay chân kinh mà là rơi. Vì... Lần đó mình rơi xuống nước, đương nhiên cũng chẳng gặp vua Thủy Tề hay rùa vàng nào hết... chẳng qua chỉ phát hiện, giữa lòng nước đó cảm giác cũng không tệ. Rất êm ái, rất tĩnh lặng nên mình không vùng vẫy, mặc nhiên tận hưởng nó. Mình mở to mắt nhìn lên, thấy ánh mặt trời lấp lánh xuyên qua sóng nước xanh óng ánh. Ở độ tuổi đó, lần đầu tiên mình thấy được kì quan. Sau đó mình được vớt lên.
Trong “Dòng sông huyền bí” Yuuri xuyên không về Anatolia cổ đại, mình cũng từng nghĩ nếu mình xuyên không sẽ xuyên về đâu. Có rất nhiều vĩ nhân mình muốn gặp mặt, như là Aristotle, da Vinci, Machiavelli, vua Gia Long, Van Gogh, Tesla, và cả ông nội. Nhưng... nếu phải lựa chọn cẩn thận, có lẽ sẽ là năm 1963. Bởi vì nếu may mắn mình có thể sẽ thay đổi được vài thứ. Lịch sử có lẽ đã sai lầm trong khoảnh khắc nào đó, có nhiều thứ đáng lý không nên diễn ra như vậy. Và mình quyết giải quyết vấn đề được đặt ra chứ không chấp nhận nó như chủ nghĩa hậu hiện đại chấp nhận sự rối loạn rồi sống cùng sự lộn xộn đó.
Có lẽ mình thích chủ nghĩa hiện đại hơn. Mình thích cách tồn tại độc lập của “bình dân” và “hàn lâm”. Tại sao phải bình dân trong khi nó là hàn lâm? Tại sao phải dung hòa hai khái niệm đó? Ranh giới đó vốn không cần xóa bỏ. Và có nhiều thứ cần xóa bỏ hơn là cái ranh giới đó nhiều. Đương nhiên xóa bỏ không phải là cơ chế phòng vệ tâm lý của mình. Không có tự nhủ tiêu cực, không có PTSD, không có tự kỉ ám thị, không có anti-social, một chút OCD thì có thể.
Mà nói đến các vấn đề tâm lý, có vẻ nhạc Billie khá là... đào sâu tâm trạng của người trầm cảm. “Six feet under” mang đến cho mình thật nhiều day dứt. “would roses bloom? could roses bloom? Again.” Những gì tươi đẹp đã qua liệu có trở lại lần nữa, có đơn giản, dễ dàng như là cách mình chạm vào nước.
Mình vốn thích chạm chân lên mặt nước hoặc mấy lá sen lá súng nổi trên đó, vì như thế sẽ mang lại cảm giác đi trên nước. Chung quy cũng là do mình không biết bơi. Thật kì lạ, lúc nhỏ ở trong bụng mẹ, xung quanh toàn là nước, cũng không chết đuối. Có lẽ, người ta chỉ chết đuối khi ra khỏi bụng mẹ thôi.
Lúc đó mình cũng từng mở mắt, nhưng bây giờ không còn nhớ đã nhìn thấy gì nữa...
(2/5/2020)