Thơ Mùa thu xưa

timbuondoncoi

Gà BT
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
☆☆☆
Tham gia
14/9/14
Bài viết
2.125
Gạo
300,0
ITgL5nV.jpg


Chiều nay thu về qua ngõ
Mang theo ngọn gió đầu mùa
Mang theo cả một cơn mưa
Đủ vừa để bờ vai ướt

Em nhớ lại mùa thu trước
Chúng mình tay vẫn trong tay
Mùa thu vàng trong mắt ai
Long lanh một trời hạnh phúc

Người giờ hóa thành ký ức
Thu xưa giờ cũng đã phai
Xót lòng nhìn giọt mưa bay
Không còn ai kề vai nữa

Tiếng mưa hay lòng vụn vỡ
Khóc cho dang dở cuộc tình
Anh quên kỷ niệm đôi mình
Cớ sao em còn nhớ mãi

Mối tình đầu luôn vụng dại
Nhưng nào có dễ nhạt phai
Bên anh đã có vòng tay
Cho anh nơi bình yên khác

Hạnh phúc từ lâu đi lạc
Em vẫn ngơ ngác kiếm tìm
Chỉ thấy cơn gió lặng im
Trở mình làm đau chiếc lá

Lá vàng khẽ rơi xuống đất
Trở về lòng mẹ an yên
Lá non nhú mầm xanh lên
Một vòng tuần hoàn cuộc sống

Bao giờ màn đêm bớt rộng
Bao giờ nỗi nhớ bớt sâu
Bao giờ tình yêu nhạt màu
Như vòng tuần hoàn của lá?

Mùa thu xưa đã rất xa...

_timbuondoncoi_
 

tennycin

Homo sapiens
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
18/7/14
Bài viết
2.823
Gạo
700,0
Re: Mùa thu xưa
Bài này viết hồi nào vậy chị? Em thấy có nhiều câu hay nhưng có nhiều câu lạc hết cả vần làm em hơi hẫng...:D
 

timbuondoncoi

Gà BT
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
☆☆☆
Tham gia
14/9/14
Bài viết
2.125
Gạo
300,0
Re: Mùa thu xưa
Bài này viết hồi nào vậy chị? Em thấy có nhiều câu hay nhưng có nhiều câu lạc hết cả vần làm em hơi hẫng...:D
Bài này chị sáng tác cùng ngày với ngày đăng, có nghĩa là ngày hôm qua.

Em nói có nhiều câu lạc hết cả vần, chị không đồng ý, bài này rất chặt về niêm luật, trừ một chỗ chị cố tình "phá luật" để nhấn mạnh ý tứ muốn diễn đạt.

Cảm giác hơi hẫng của em xuất hiện khi đọc thơ ít chữ, đó là cảm giác chung, vì em thường đọc thơ tự do, thơ tám chữ,... nên đối với thơ ít chữ sẽ dễ gặp phải cảm giác này và có khi ngừng nghỉ không đúng nhịp cũng sẽ tạo nên cảm giác hẫng.

Được rồi, bây giờ em có thể nào quay ngược lại đọc bài thơ của chị lần nữa, đọc với nhịp 2 - 2 - 2, trừ một số câu em phải đọc với nhịp 3 - 3, nhịp 2 - 4, ví như: "Em nhớ lại/ mùa thu trước" hay "Mùa thu xưa/ đã rất xa" hay "Đủ vừa/ để bờ vai ướt"... và đọc thật chậm, bây giờ em còn cảm giác hẫng không? Nếu có thì hẫng ở câu nào? Và nếu thấy lạc vần, thì lạc câu nào chị sẽ giải thích cho em biết.
 

tennycin

Homo sapiens
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
18/7/14
Bài viết
2.823
Gạo
700,0
Re: Mùa thu xưa
Hì, chị hiểu lầm rồi, em vẫn đọc nhịp 2/2/2 hoặc 3/3 mà. Em cảm thấy thơ ít chữ thì cách gieo vần khó hơn thơ nhiều chữ vì nếu không cẩn thận thì dễ bị trùng chữ và gây chán (kiểu như thơ con cóc, hơ, nhưnh hỏng có nói thơ chị giống vậy nhé).
Em bị hẫng ở câu thứ 3 ở các đoạn 2, 3, 5, 6 đó chị.
Em thích đọc thơ có vần có điệu, ít hay nhiều chữ không quan trong, cơ bản là em thấy có tính nhạc là được.
 

timbuondoncoi

Gà BT
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
☆☆☆
Tham gia
14/9/14
Bài viết
2.125
Gạo
300,0
Re: Mùa thu xưa
Hẫng là do tiết tấu của bài thơ, em dùng từ lạc vần là không đúng.
Bài này chị gieo vần câu 2 - 3 cùng một khổ và câu thứ 4 của khổ trước với câu đầu tiên của khổ sau là chính, nhưng vẫn linh động gieo vần, không cứng nhắc theo nguyên tắc này.
Ví dụ trực tiếp những chỗ em chỉ ra nhé.

Em nhớ lại mùa thu trước
Chúng mình tay vẫn trong tay
Mùa thu vàng trong mắt ai
Long lanh một trời hạnh phúc

Người giờ hóa thành ký ức
Thu xưa giờ cũng đã phai
Xót lòng nhìn giọt mưa bay
Không còn ai kề vai nữa

Mối tình đầu luôn vụng dại
Nhưng nào có dễ nhạt phai
Bên anh đã có vòng tay
Cho anh nơi bình yên khác

Hạnh phúc từ lâu đi lạc
Em vẫn ngơ ngác kiếm tìm
Chỉ thấy cơn gió lặng im
Trở mình làm đau chiếc lá

Nếu em nói gieo trùng vần "ai/ay" nhiều thì chị đồng ý vì nó đúng là như vậy, em dùng từ lạc vần?
 
Chỉnh sửa lần cuối:

tennycin

Homo sapiens
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
18/7/14
Bài viết
2.823
Gạo
700,0
Re: Mùa thu xưa
Việc chị gieo vần cuối của câu 2 và 3 mỗi khổ và vần cuối khổ trên với vần cuối của câu đầu khổ tiếp theo là đúng rồi. Ý của em là vần ai/ay là không hợp vần, hay là do chị là dân miền Nam nên cách phát âm hai vần này na ná như nhau ta? Chứ em đọc lên thì thấy nó chả hợp nhau gì cả.
 

timbuondoncoi

Gà BT
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
☆☆☆
Tham gia
14/9/14
Bài viết
2.125
Gạo
300,0
Re: Mùa thu xưa
Việc chị gieo vần cuối của câu 2 và 3 mỗi khổ và vần cuối khổ trên với vần cuối của câu đầu khổ tiếp theo là đúng rồi. Ý của em là vần ai/ay là không hợp vần, hay là do chị là dân miền Nam nên cách phát âm hai vần này na ná như nhau ta? Chứ em đọc lên thì thấy nó chả hợp nhau gì cả.
Em có thể tìm quy luật gieo vần để hiểu thêm, ai và ay vẫn được tính là gieo cùng một vần, không phải miền Nam hay Bắc gì cả. :D
 

timbuondoncoi

Gà BT
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
☆☆☆
Tham gia
14/9/14
Bài viết
2.125
Gạo
300,0
Re: Mùa thu xưa
Nói thêm một chút về gieo vần ví dụ như vần oi, hay ơi, hay ôi chẳng hạn, người ta vẫn tính là một cụm.
 

tennycin

Homo sapiens
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
18/7/14
Bài viết
2.823
Gạo
700,0
Re: Mùa thu xưa
Em có thể tìm quy luật gieo vần để hiểu thêm, ai và ay vẫn được tính là gieo cùng một vần, không phải miền Nam hay Bắc gì cả. :D
Có lẽ vấn đề này em chưa nắm rõ, cơ mà em chỉ nói cảm giác lúc đọc thôi. Có thể theo luật thì bài thơ chị không vấn đề gì và được xếp vào hàng chuẩn nhưng cảm giác vẫn là cảm giác thôi chị à. Thơ mà! Hì... Và cũng lắm bài thơ nhiều chỗ lạc vần mà vẫn được thiên hạ like ầm ầm đấy thui (^-^).
 

timbuondoncoi

Gà BT
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
☆☆☆
Tham gia
14/9/14
Bài viết
2.125
Gạo
300,0
Re: Mùa thu xưa
Có lẽ vấn đề này em chưa nắm rõ, cơ mà em chỉ nói cảm giác lúc đọc thôi. Có thể theo luật thì bài thơ chị không vấn đề gì và được xếp vào hàng chuẩn nhưng cảm giác vẫn là cảm giác thôi chị à. Thơ mà! Hì... Và cũng lắm bài thơ nhiều chỗ lạc vần mà vẫn được thiên hạ like ầm ầm đấy thui (^-^).
Chính vì em dùng sai từ nên chị không đồng ý, còn nếu em chỉ nhận xét là cá nhân em đọc bài thơ này lại cảm thấy hẫng thì đã khác rồi, em nói lạc vần nhiều nên em thấy hẫng.
Nói trắng ra, thơ mới hiện giờ người ta chỉ giữ lại điệu, không còn quan trọng gieo vần em ạ, nhưng chị là người tu duy văn học hơi "cổ xưa" nên dù thể loại thơ nào chị cũng cố giữ lại cả hai thứ: vần và điệu.
 
Bên trên