Mọi cuốn sách dạy kĩ năng tôi đọc đều khuyên tôi không dùng những từ ngữ có tính chất phê phán mới có thể thành công trong cuộc sống. Và cho đến bây giờ tôi vẫn không thể thành công trong cuộc sống, vì tôi đã cố nhưng không thể bỏ thói quen đó.
Bạn có giống như tôi không, từ hồi mẫu giáo đến giờ tôi chỉ biết mỗi việc học.
Việc học đối với tôi chưa bao giờ là niềm đam mê, là sự hứng thú hay yêu thích. Đó là công việc của tôi, là trách nhiệm nặng nề và duy nhất của tôi. Tính ra tôi cũng giỏi ghê lắm chứ, lúc sáu tuổi, trong khi bọn nhóc tì bằng tuổi tôi đang còn vô tư vui vẻ chơi đùa thì tôi đã bắt đầu "làm việc" và "kiếm tiền". Đến nay đã là năm thứ mười ba. Công việc của tôi khá là dễ dàng, tôi chỉ việc xách mông đến trường hàng ngày, để làm gì tôi không cần biết, Nhà trường chỉ cần tôi phải chép bài đầy đủ (theo yêu cầu giáo viên) và phải làm các bài kiểm tra đánh giá sao cho được điểm chỉ tiêu trung bình trở lên, không cần biết bằng cách gì (thường thì tôi xài "phao"). Ngoài ra tôi còn phải có hạnh kiểm tốt, hòa đồng và hợp tác với "đồng nghiệp" thì mới được tiếp tục làm việc, nếu vi phạm nội quy sẽ bị đình chỉ tùy theo mức độ vi phạm. Cha mẹ sẽ dựa vào bảng kết quả "học tập" (với tôi là bảng kết quả "làm việc") để xem xét mức lương mà tôi sẽ được nhận, thế thôi! Ngoài ra tôi còn được hưởng những chính sách ưu đãi cho người lao động, như là nghỉ vào chủ nhật mỗi tuần hay các ngày lễ, được tham gia hoạt động, đi du lịch mỗi năm,... Đặc thù công việc nên tôi lời hơn so với làm việc khác là được nghỉ thêm kì nghỉ hè (nếu tôi đạt chỉ tiêu và không bị ở lại lớp).
Khỏi phải nói học là công việc nhàn hạ nhất trần đời. Nhưng nó cũng có khá nhiều rủi ro: cái rủi ro tôi sắp đối mặt đây là ba năm nữa tôi có nguy cơ thất nghiệp. Nếu không muốn vậy tôi phải tìm việc mới. Nhưng phải làm thế nào đây, từ nhỏ tới giờ tôi chỉ biết có học và học, tôi chỉ thành thạo duy nhất việc học. Nghĩ tới việc tạo giá trị thặng dư bằng một việc khác ngoài việc học làm tôi hoang mang hết sức! Kiến thức phần lớn là kiến thức suôn, kĩ năng thì không có, thành tích học tập thì chỉ "đạt" thôi chứ không có gì nổi trội, liệu người sử dụng lao động có chịu nhận một người như vậy chăng, hoang mang quá! Nhưng tôi không thể cứ tiếp tục làm công việc cũ mãi được, ba mẹ tôi không thể "trả lương" cho tôi suốt đời, tự nhiên nghĩ ngợi rồi lại thấy đời mình thật là bế tắc.
Đời đã chán nản như thế rồi, lại còn gặp thêm lũ bạn. Mỗi hai mươi tháng mười một tập hợp lại đi thăm thầy cô là tôi ngán ngẩm. Hẹn "bảy giờ nha mấy đứa" mà tới tám giờ thì vẫn chưa thấy ma nào, gần chín giờ mới có lác đác vài tên. Lớp ba sáu đứa mà năm nào cũng chỉ có mười mấy nhân mạng quen thuộc, còn tụi kia bận đủ kiểu: "tao phải làm đồ án không về được", "hôm nay có hoạt động bắt buộc của trường, không đi mất điểm rèn luyện",... có đứa còn ngắn gọn súc tích hơn: "nhà có việc", "bận". Trừ mấy trường hợp đặc biệt ấy ra đi, nhưng số còn lại tụi bây không thể gạc những việc đó qua một bên được à? Nó quan trọng hơn bạn bè và thầy cô sao, những người đã ngồi mòn đít với tụi bây hằng ngày, gặp tụi bây còn nhiều hơn gặp mặt ba má.
Vậy là mười mấy nhân mạng sau một cuộc chờ đợi mỏi mòn bắt đầu bàn tính mua quà tặng thầy cô và lập ra một cuộc hành trình nho nhỏ. Cuộc hành trình mặc dù không mấy gian nan nhưng vài bạn trẻ vì "lí do sức khỏe" nên vẫn bỏ cuộc giữa đường, chả hiểu nổi, đi thăm thầy cô bằng cái thái độ như thế, thầy cô vẫn yêu thương tụi nó ra mặt. Nên cứ tới hai mươi tháng mười một là đứa "con ghẻ của xã hội" như tui ở nhà luôn, không thèm đi vô trường làm lễ nữa là!
Truyền thống ông bà mình, "Tôn sư trọng đạo", "Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy", cớ sao lại phân biệt thầy cô "môn chính" và thầy cô môn "phụ" (riêng thầy cô môn Anh Văn thì thôi rồi), cái nạn này báo chí nói nhiều rồi, cả nước ý thức được rồi, nhưng hằng ngày nó vẫn xảy ra, không biết nói sao nữa, vì tôi cũng là một trong số những học sinh thích "phân loại" thầy cô như thế mà! Nhưng với thầy cô tôi vẫn luôn giữ thái độ kính trọng. Có một số anh chị học sinh cứ làm như đi học trả tiền cho thầy cô rồi lầm tưởng thầy cô là osin nhà mình chắc! Nói chuyện thì thái độ kênh kiệu, vô lớp chả bao giờ học hành đàng hoàng, kêu lên bảng thì cố tình làm bẽ mặt thầy cô...; một số khác có não hơn, đóng vai nhà phê bình chỉ ra những bất cập của ngành giáo dục, nêu lên chính xác những tâm tư nguyện vọng của học sinh và yêu cầu với thầy cô, đồng thời yêu cầu một phương hướng giải quyết, các bạn ấy, xã hội hay gọi là "thanh niên cứng". Các bạn thấy các bạn làm như thế có lợi gì? Hậu quả của việc đối đầu thầy cô các bạn ý thức được chăng? Phải hiểu chúng ta chỉ là những con chuột bạch để Bộ đè ra làm thí nghiệm thôi, không phải là trụ cột đất nước gì đâu. Tôi thích nhà văn Nam Cao cũng chỉ vì câu: "Nghệ thuật là ánh trăng lừa dối", không phải người ta nói lời đường mật gì mình cũng tin được, nhất là những người đi "làm bộ".
Không hiểu được cái đất nước này nó đang nghĩ gì.
Bạn có giống như tôi không, từ hồi mẫu giáo đến giờ tôi chỉ biết mỗi việc học.
Việc học đối với tôi chưa bao giờ là niềm đam mê, là sự hứng thú hay yêu thích. Đó là công việc của tôi, là trách nhiệm nặng nề và duy nhất của tôi. Tính ra tôi cũng giỏi ghê lắm chứ, lúc sáu tuổi, trong khi bọn nhóc tì bằng tuổi tôi đang còn vô tư vui vẻ chơi đùa thì tôi đã bắt đầu "làm việc" và "kiếm tiền". Đến nay đã là năm thứ mười ba. Công việc của tôi khá là dễ dàng, tôi chỉ việc xách mông đến trường hàng ngày, để làm gì tôi không cần biết, Nhà trường chỉ cần tôi phải chép bài đầy đủ (theo yêu cầu giáo viên) và phải làm các bài kiểm tra đánh giá sao cho được điểm chỉ tiêu trung bình trở lên, không cần biết bằng cách gì (thường thì tôi xài "phao"). Ngoài ra tôi còn phải có hạnh kiểm tốt, hòa đồng và hợp tác với "đồng nghiệp" thì mới được tiếp tục làm việc, nếu vi phạm nội quy sẽ bị đình chỉ tùy theo mức độ vi phạm. Cha mẹ sẽ dựa vào bảng kết quả "học tập" (với tôi là bảng kết quả "làm việc") để xem xét mức lương mà tôi sẽ được nhận, thế thôi! Ngoài ra tôi còn được hưởng những chính sách ưu đãi cho người lao động, như là nghỉ vào chủ nhật mỗi tuần hay các ngày lễ, được tham gia hoạt động, đi du lịch mỗi năm,... Đặc thù công việc nên tôi lời hơn so với làm việc khác là được nghỉ thêm kì nghỉ hè (nếu tôi đạt chỉ tiêu và không bị ở lại lớp).
Khỏi phải nói học là công việc nhàn hạ nhất trần đời. Nhưng nó cũng có khá nhiều rủi ro: cái rủi ro tôi sắp đối mặt đây là ba năm nữa tôi có nguy cơ thất nghiệp. Nếu không muốn vậy tôi phải tìm việc mới. Nhưng phải làm thế nào đây, từ nhỏ tới giờ tôi chỉ biết có học và học, tôi chỉ thành thạo duy nhất việc học. Nghĩ tới việc tạo giá trị thặng dư bằng một việc khác ngoài việc học làm tôi hoang mang hết sức! Kiến thức phần lớn là kiến thức suôn, kĩ năng thì không có, thành tích học tập thì chỉ "đạt" thôi chứ không có gì nổi trội, liệu người sử dụng lao động có chịu nhận một người như vậy chăng, hoang mang quá! Nhưng tôi không thể cứ tiếp tục làm công việc cũ mãi được, ba mẹ tôi không thể "trả lương" cho tôi suốt đời, tự nhiên nghĩ ngợi rồi lại thấy đời mình thật là bế tắc.
Đời đã chán nản như thế rồi, lại còn gặp thêm lũ bạn. Mỗi hai mươi tháng mười một tập hợp lại đi thăm thầy cô là tôi ngán ngẩm. Hẹn "bảy giờ nha mấy đứa" mà tới tám giờ thì vẫn chưa thấy ma nào, gần chín giờ mới có lác đác vài tên. Lớp ba sáu đứa mà năm nào cũng chỉ có mười mấy nhân mạng quen thuộc, còn tụi kia bận đủ kiểu: "tao phải làm đồ án không về được", "hôm nay có hoạt động bắt buộc của trường, không đi mất điểm rèn luyện",... có đứa còn ngắn gọn súc tích hơn: "nhà có việc", "bận". Trừ mấy trường hợp đặc biệt ấy ra đi, nhưng số còn lại tụi bây không thể gạc những việc đó qua một bên được à? Nó quan trọng hơn bạn bè và thầy cô sao, những người đã ngồi mòn đít với tụi bây hằng ngày, gặp tụi bây còn nhiều hơn gặp mặt ba má.
Vậy là mười mấy nhân mạng sau một cuộc chờ đợi mỏi mòn bắt đầu bàn tính mua quà tặng thầy cô và lập ra một cuộc hành trình nho nhỏ. Cuộc hành trình mặc dù không mấy gian nan nhưng vài bạn trẻ vì "lí do sức khỏe" nên vẫn bỏ cuộc giữa đường, chả hiểu nổi, đi thăm thầy cô bằng cái thái độ như thế, thầy cô vẫn yêu thương tụi nó ra mặt. Nên cứ tới hai mươi tháng mười một là đứa "con ghẻ của xã hội" như tui ở nhà luôn, không thèm đi vô trường làm lễ nữa là!
Truyền thống ông bà mình, "Tôn sư trọng đạo", "Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy", cớ sao lại phân biệt thầy cô "môn chính" và thầy cô môn "phụ" (riêng thầy cô môn Anh Văn thì thôi rồi), cái nạn này báo chí nói nhiều rồi, cả nước ý thức được rồi, nhưng hằng ngày nó vẫn xảy ra, không biết nói sao nữa, vì tôi cũng là một trong số những học sinh thích "phân loại" thầy cô như thế mà! Nhưng với thầy cô tôi vẫn luôn giữ thái độ kính trọng. Có một số anh chị học sinh cứ làm như đi học trả tiền cho thầy cô rồi lầm tưởng thầy cô là osin nhà mình chắc! Nói chuyện thì thái độ kênh kiệu, vô lớp chả bao giờ học hành đàng hoàng, kêu lên bảng thì cố tình làm bẽ mặt thầy cô...; một số khác có não hơn, đóng vai nhà phê bình chỉ ra những bất cập của ngành giáo dục, nêu lên chính xác những tâm tư nguyện vọng của học sinh và yêu cầu với thầy cô, đồng thời yêu cầu một phương hướng giải quyết, các bạn ấy, xã hội hay gọi là "thanh niên cứng". Các bạn thấy các bạn làm như thế có lợi gì? Hậu quả của việc đối đầu thầy cô các bạn ý thức được chăng? Phải hiểu chúng ta chỉ là những con chuột bạch để Bộ đè ra làm thí nghiệm thôi, không phải là trụ cột đất nước gì đâu. Tôi thích nhà văn Nam Cao cũng chỉ vì câu: "Nghệ thuật là ánh trăng lừa dối", không phải người ta nói lời đường mật gì mình cũng tin được, nhất là những người đi "làm bộ".
Không hiểu được cái đất nước này nó đang nghĩ gì.
Chỉnh sửa lần cuối: