Trước đây, tôi chỉ biết đến tên tuổi của ông như một nhà viết kịch. Những tác phẩm của ông đã làm sôi động sân khấu Việt Nam một thời với những cái tên mà bây giờ, ai yêu kịch cũng đều nhớ đến: "Hồn Trương Ba, da hàng thịt", "Tôi và chúng ta".Các tác phẩm của Lưu Quang Vũ giàu tính hiện thực và nhân văn sâu sắc, mang đậm phong cách riêng. Sau này tôi mới biết, ông còn sáng tác thơ, tuy không nhiều, nhưng cũng được rất nhiều bạn đọc yêu thích. Thơ của ông không chỉ bay bổng, tài hoa mà còn giàu cảm xúc trăn trở. Giữa lúc tài năng đang vào độ chín, sự ra đi của ông cùng nữ sĩ Xuân Quỳnh để là nhiều xót xa và thương tiếc cho rất nhiều độc giả.
Ông sinh tại xã Thiệu Cơ, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ nhưng quê gốc lại ở phường Hải Châu, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, là con trai nhà viết kịch Lưu Quang Thuận và bà Vũ Thị Khánh, và tuổi thơ sống tại Phú Thọ cùng cha mẹ. Khi hoà bình lập lại (1954) gia đình ông chuyển về sống tại Hà Nội. Thiên hướng và năng khiếu nghệ thuật của ông đã sớm bộc lộ từ nhỏ và vùng quê trung du Bắc Bộ đó đã in dấu trong các sáng tác của ông sau này.
Tôi biết đến ông từ năm tôi học lớp sáu. Đó là lần đầu tiên tôi xem vở kịch "Hồn Trương Ba, da hàng thịt". Lúc đó, cảm nhận đầu tiên của tôi, chỉ đơn giản là thấy nó có chút gì đó vô cùng mới mẻ. Lớn thêm chút nữa, tôi đến với vở kịch "Tôi và chúng ta". Tôi bắt đầu có những suy nghĩ sâu hơn. Tôi cảm giác, tính hiện thực cũng như tính sáng tạo trong các tác phẩm của ông rất nhiều, không giống với bất kì ai.
Tôi biết, tôi chưa đủ sâu sắc hiểu hết giá trị nhân văn trong mỗi tác phẩm của ông, nhưng cảm nhận của tôi, con người ở một thế hệ trẻ như tôi đối với ông, đó là sự yêu mến và ngưỡng mộ!
Ông ngoại tôi lúc sinh thời, mỗi lần nhắc đến nhà thơ Lưu Quang Vũ, đều thể hiện nỗi niềm xót xa. Ngoại tôi rất ít khi xem kịch nhưng nếu là kịch của Lưu Quang Vũ thì đều không bỏ qua một vở nào. Chính ngoại tôi là người khiến tôi càng cảm thấy yêu mến nhà thơ Lưu Quang Vũ hơn, vì đó còn là kỉ niệm nho nhỏ mỗi lần hai ông cháu ngồi xem kịch và bình luận. Ngoại tôi mới mất đầu năm nay, có nghĩa là từ giờ trở về sau, có lẽ chỉ còn mình tôi ngồi xem kịch và ngẫm lại từng chi tiết nội dung đằng sau mỗi vở kịch đó!
Ông sinh tại xã Thiệu Cơ, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ nhưng quê gốc lại ở phường Hải Châu, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, là con trai nhà viết kịch Lưu Quang Thuận và bà Vũ Thị Khánh, và tuổi thơ sống tại Phú Thọ cùng cha mẹ. Khi hoà bình lập lại (1954) gia đình ông chuyển về sống tại Hà Nội. Thiên hướng và năng khiếu nghệ thuật của ông đã sớm bộc lộ từ nhỏ và vùng quê trung du Bắc Bộ đó đã in dấu trong các sáng tác của ông sau này.
Tôi biết đến ông từ năm tôi học lớp sáu. Đó là lần đầu tiên tôi xem vở kịch "Hồn Trương Ba, da hàng thịt". Lúc đó, cảm nhận đầu tiên của tôi, chỉ đơn giản là thấy nó có chút gì đó vô cùng mới mẻ. Lớn thêm chút nữa, tôi đến với vở kịch "Tôi và chúng ta". Tôi bắt đầu có những suy nghĩ sâu hơn. Tôi cảm giác, tính hiện thực cũng như tính sáng tạo trong các tác phẩm của ông rất nhiều, không giống với bất kì ai.
Tôi biết, tôi chưa đủ sâu sắc hiểu hết giá trị nhân văn trong mỗi tác phẩm của ông, nhưng cảm nhận của tôi, con người ở một thế hệ trẻ như tôi đối với ông, đó là sự yêu mến và ngưỡng mộ!
Ông ngoại tôi lúc sinh thời, mỗi lần nhắc đến nhà thơ Lưu Quang Vũ, đều thể hiện nỗi niềm xót xa. Ngoại tôi rất ít khi xem kịch nhưng nếu là kịch của Lưu Quang Vũ thì đều không bỏ qua một vở nào. Chính ngoại tôi là người khiến tôi càng cảm thấy yêu mến nhà thơ Lưu Quang Vũ hơn, vì đó còn là kỉ niệm nho nhỏ mỗi lần hai ông cháu ngồi xem kịch và bình luận. Ngoại tôi mới mất đầu năm nay, có nghĩa là từ giờ trở về sau, có lẽ chỉ còn mình tôi ngồi xem kịch và ngẫm lại từng chi tiết nội dung đằng sau mỗi vở kịch đó!
Chỉnh sửa lần cuối: