Sách và bạn Nhà văn Trang Thế Hy qua đời

Nhật Hy

Gà BT
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
21/5/14
Bài viết
1.610
Gạo
23,8
Gia đình nhà văn Trang Thế Hy cho biết ông đã qua đời lúc 0 giờ 50 ngày 8/12 tại nhà riêng ở Bến Tre, hưởng thọ 91 tuổi.

Nhà văn Trang Thế Hy tên thật là Võ Trọng Cảnh, sinh ngày 29/10/1924 tại Châu Thành, Bến Tre, là nhà văn Nam bộ nổi tiếng từ trong chiến tranh, từng tham gia cướp chính quyền trong Cách mạng tháng tám 1945 tại Bến Tre, hoạt động cách mạng suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Sau 1975 ông sinh hoạt văn nghệ tại TP HCM, làm biên tập viên Văn tại báo Văn nghệ TP HCM.

Ông từng viết văn, viết báo tại Sài Gòn và miền nam với các bút danh: Phạm Võ, Văn Phụng Mỹ, Triều Phong, Vũ Ái, Văn Minh Phẩm. Tác phẩm chính của ông gồm tập truyện ngắn: Nắng đẹp miền quê ngoại (1964), Mưa ấm (1981), Người yêu và mùa thu (1981), Vết thương thứ 13 (1989), Tiếng khóc và tiếng hát (1993),…

Nhà văn Trang Thế Hy từng được Giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu (1960-1965) với truyện ngắn Anh Thơm râu rồng; được tặng thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1994 với tập truyện Tiếng khóc và tiếng hát.

trangthehy2_HUQG_1.jpg

Nhà văn Trang Thế Hy được coi là một trong những cây bút tạo nên nét riêng của dòng chảy văn học Nam bộ.

Theo nhận định của giới nghiên cứu, Trang Thế Hy là một trong những cây viết đã góp phần tạo nên phong cách riêng của văn chương Nam bộ.

Là một cây viết dồi dào bút lực, Trang Thế Hy để lại một di sản văn chương khá đồ sộ. Trong danh mục tác phẩm mà NXB Trẻ ký hợp đồng độc quyền với ông hồi tháng 7/2014, có 65 truyện ngắn, 2 tiểu thuyết, chưa kể thơ và cả tác phẩm dịch.

Gia đình cho biết lễ viếng bắt đầu lúc 9 giờ hôm nay 8/12 và lễ động quan lúc 12 giờ 30 ngày 10/12. Linh cữu nhà văn được an táng tại đất nhà.

Nguồn: Zing
 
Chỉnh sửa lần cuối:

vivian.nguyen

Iron Maiden
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
☆☆☆
Tham gia
10/12/14
Bài viết
1.134
Gạo
18.689,0
Re: Nhà văn Trang Thế Hy qua đời
Tôi may mắn từng gặp nhà văn một lần tại Bến Tre, ngay tại căn nhà có phần đơn sơ mộc mạc trong một chiều nghiêng nắng. Khi đó tôi đi cùng hai người nữa. Là người ít tuổi nhất, tôi đã lúng túng vì không biết xưng hô thế nào; lúc ấy người đàn ông khắc khổ với gương mặt hằn sâu vệt chân chim đã mỉm cười: "Cứ gọi bác Tư Sâm nghe con." Tôi vẫn nhớ đó là nét cười nồng hậu và rất chân thành. Đáng tiếc sau đó tôi không còn cơ hội gặp lại nhà văn nữa.

Nhà văn Trang Thế Hy viết không nhiều, nếu so với quãng thời gian hàng thập kỷ cầm bút thì bấy nhiêu tác phẩm thậm chí còn là ít. Vậy nhưng các tác phẩm của ông luôn khơi lên sự rung cảm sâu xa nhất từ độc giả về những điều sâu sắc mà dung dị giữa cõi đời. Chỉ tiếp xúc với ông duy nhất một lần nhưng tôi cảm nhận được ông là người cẩn thận với con chữ, hay ngẫm nghĩ, và dường như trong ông ẩn giấu cả một biển những suy tưởng trầm buồn: người đàn ông dành chín mươi hai năm cuộc đời để cảm nhận, ngẫm ngợi và viết ra những câu chuyện nồng hậu, những vần thơ đầy suy lý về thế sự cuộc đời. Cứ nghĩ con người đáng kính ấy không còn nữa lại thấy lòng vương chút xót xa.

Thật sự tưởng nhớ về ông với lòng thành kính.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên