Cảm nhận cho tác phẩm “Nhân gian nằm nghiêng” của tác giả Đặng Hằng.
Người viết cảm nhận: Grand Corbeau
Tên tác phẩm: Nhân gian nằm nghiêng
Tác giả: Đặng Hằng
Thể loại: dã sử, chính kịch, lãng mạn, kì ảo
Rating: NC16
Tóm tắt: Nhân vật chính là Huỳnh trong một lần chèo thuyền trên sông với Bùi Phóng, thuyền lật khiến cho cả hai người cùng bị xuyên không (xuyên nguyên thể xác) về thời nhà Trần, chính xác là dưới thời vua Trần Nhân Tông (Trần Khâm) đang trị vì.
Đây là tác phẩm dự thi cuộc thi “Văn học tuổi 20” lần thứ VI do NXB Trẻ tổ chức và được độc giả cũng như biên tập khen ngợi nhiều. Mình cũng tò mò, lâu rồi không đọc văn do các tác giả Việt trẻ viết mà văn dã sử thì lại chưa đọc ai trẻ viết bao giờ cho nên cũng cố công đi mua quyển này dù nhà mình đã có mấy chục quyển chưa lật ra. Rồi cũng vì Trẻ sắp trao giải nên mình cũng cố xếp lịch đọc cho nóng, đọc xong rồi thì phải viết cảm nhận thôi nhỉ?
Điểm cộng của tác phẩm là hiểu biết về bối cảnh, có thể nói là tác giả chịu khó đọc nhiều tư liệu từ mạng đến sách. Dù có nhiều nguồn không hẳn là đáng tin, nhưng dù sao Đặng Hằng cũng đã đọc nhiều nhất có thể để phục dựng lại bối cảnh, xây dựng không khí cho tác phẩm và thế là đã được quá nửa rồi, nửa còn lại phụ thuộc vào ngôn từ. Tất cả từ những điều nhỏ nhặt như dùng cốc chén gì để uống, ăn uống thức gì, mặc gì, nghe/xem các loại hình nghệ thuật gì đều được đề cập để làm rõ nhất từng góc quá khứ. Điều thứ hai đáng khen là phụ lục tỉ mỉ về các nhân vật. Tuy nhiên mình nghĩ có thể để cái này ở phía trước truyện thay vì để ở sau vì lúc đầu mới đọc vào thì những đứa yếu sử như mình hơi bị choáng. Dù có thể đọc trước thì cũng không thấm nhiều nhưng ít nhất cũng biết sơ sơ về nhân vật đó, đủ để có hiểu biết cơ bản. Nhân vật mình thấy hay nhất, lạ lùng là Trần Quốc Nghiễn. Phải nói rằng cái thu hút ở một nhân vật với mình là sự chân thực, và chỉ khi nhân vật được xây dựng tốt thì nó mới có tính chân thực. Ở Trần Quốc Nghiễn có cái sắc sảo, đôi khi là hơi ghê gớm của một con người dường như không thích mở lòng cho lắm. Chính bởi sự sắc sảo ấy mà các lựa chọn hành động của ông cũng khá mạnh tay, rất lý trí chứ không theo cảm tính như nhiều nhân vật khác. Bên cạnh đó ngôn từ của Trần Quốc Nghiễn cũng khá sắc bén, mỉa mai. Một con người duy nhất từ đầu tới cuối mình thấy có sự hành xử đúng với tính cách cốt lõi mà không phải nhân vật thoáng qua (như Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư hình như xuất hiện thoáng qua có 1-2 lần). Nói về nhân vật thích nhất thì không thể bỏ qua trường đoạn mình thích nhất, đó là chương 9 tả cảnh hái sen. Thanh nhã, dịu dàng, thấm đẫm chất đẹp truyền thống dân tộc, mà ngôn từ trong chương này cũng đặc biệt uyển chuyển. Lâu lắm rồi mình mới say sưa với một cảnh tả sen như thế, và mình thật sự thưởng thức trường đoạn đó.
Điểm trừ thì có thể liệt kê khái quát như sau:
1. “Huỳnh thốt lên, kinh hãi vì câu không tròn tiếng.” (trang 5, phần dẫn) vì sao câu không tròn tiếng lại kinh hãi? Mà hẳn chúng ta còn nhớ hồi trước đây không lâu khi đang còn vụ “tròn - vuông - tam giác” chúng ta đã được dịp tìm hiểu về các đơn vị của ngôn ngữ: âm tố (phoneme) - âm tiết (syllable) - từ - câu - văn bản, quan hệ giữa các đơn vị của ngôn ngữ là quan hệ cấp bậc - các đơn vị lớn hơn sẽ bao hàm và được cấu tạo từ các đơn vị nhỏ hơn. Tiếng Việt thường gọi gần gũi đơn vị âm tiết là “tiếng”, đột nhiên đến đây mình chợt hiểu ra vì sao Huỳnh ngạc nhiên, hẳn là vì có thể loại “câu không tròn tiếng”.
2. “Huỳnh cựa người, chới với tìm một điểm tựa trôi trong làn khí.” (trang 6) Điểm tựa lại còn trôi nữa thì cũng hơi lạ.
3. “Cách xưng hô lạ lẫm khiến Huỳnh không khỏi ngạc nhiên, nhưng tâm trí chưa kịp khoác ý định tìm kiếm câu trả lời đã bị kéo tuột về tiềm thức sâu xa.” (trang 7) Tâm trí bị kéo về tiềm thức là sao?
4. “Ngay khi tuyệt vọng lên đến đỉnh điểm, một lực tác động mạnh lên gáy bòn rút toàn bộ sức lực trong người cô gái, đồng thời kịp chặn đứng mọi ý định hành động của ả.” (trang 18, chương 1) “bòn rút” là từ chỉ trạng thái mất sức lực chậm, không lẽ có một lực tác động nào có thể ngay lập tức chặn đứng hành động mà lại chỉ bòn rút chậm rãi sức lực của đối phương?
5. Người ta thì muốn chứng thực mình đang tỉnh bằng cách cấu, tát bản thân, còn Huỳnh thì “tìm một viên đá ghè đầu mình ra để chắc rằng bản thân vẫn còn cảm thấy đau, hay ít nhất là thoát khỏi cơn mê sảng quái ác.”
6. Ban đầu khi Huỳnh bị Trần Quốc Nghiễn và Trần Nhật Duật nhặt được, cô mới xuyên không còn nguyên quần áo tóc tai người hiện đại, răng thì trắng. Nhật Duật lúc đó thế mà có thể nghi cô là người của địch, tính thả ra để cô chạy về quân doanh địch, cho người đi theo để lần ra dấu vết. Lấy lí do là Nhật Duật nghĩ cô là người Tống lưu lạc sang Đại Việt, chàng lại thân với người Tống nên nhân lúc không ai để ý liền vào lều cởi trói, giục cô đi (lí do giải thích với Huỳnh). Thật sự lí do này quá gượng ép, Huỳnh ngay từ đầu được xây dựng kiểu cô gái thông minh mà cũng có thể chấp nhận lí do này không nghi ngờ thì quả thật hơi kì lạ.
7. “Ánh nắng bên ngoài dường như khiến nó phật lòng. Vừa chạm tới nguồn sáng bỏng rát ấy, hay chính xác hơn là phát hiện ra con mồi béo bở của mình đang phơi thây trên một mỏm đá như mời gọi, nó lập tức lồng lên.” (trang 25, chương 1) Thế con mồi là nguồn sáng?
8. “Anh ổn chứ?” (trang 28, chương 1) Cũng không vấn đề gì trừ việc mình không nghĩ có ai dùng câu này ngoài đời thường khi hội thoại.
9. “Góc cạnh sắc nhọn từ miếng gốm tan nát đâm toạc võng mạc, truyền vào trí óc rối loạn trong nàng luồng dự cảm bất an. Huỳnh run rẩy ngước lên, van vỉ cái nhìn đáp lại từ Nhật Duật nhưng người ấy đã không còn để tâm tới nàng nữa.
Thẳng trước mặt nàng là người đang ngồi trên ghế báu. Quyền uy từ chiếc ngai lớn xộc thẳng vào lí trí, bình ổn đi bao làn sóng cảm xúc đâm toạc nhau trong người nàng.” Gồng quá sức.
10. Bối cảnh: Trong sân đình, vua ngồi trên, ngay dưới là Trần Nhật Duật ngồi đối diện với Sài Thung, ở giữa thì đang ca mua tổ chức tiếp đón Sài Thung (đang mở tiệc) trời tối, có đèn lồng và đuốc sáng. Huỳnh bị lôi vào đứng ở giữa sân đình truy tội, Nhật Duật thế mà lại có thể nhìn thấy được độ giãn mở của đồng tử của cô để lấy đó làm căn cứ biện minh rằng cô vô tội. (tr 52, c 2)
11. “Một giọt khóc chầm chậm thành hình rồi bung thân khỏi mí mắt.” (tr.56, c.2)
“Giọt nước vừa bung khỏi mi, chưa kịp lăn xuống đã thấm trọn vào cái khăn bịt mắt.” (tr.233, c.12)
12. “Áp suất đè bẹp lồng ngực, căng tức đến khó chịu.” (tr.61, c.3) đè bẹp mà còn có thể bị căng tức được.
13. Bối cảnh: Sài Thung tự đập vỡ hổ phù rồi gán tội vạ cho một người bất kì (mà không may là Huỳnh). => Âm mưu của nó là đổ vấy cho dân Việt làm vỡ còn bù lu bù loa khá dễ hiểu mà Trần Nhật Duật vốn dĩ rất mưu trí lại còn hỏi Huỳnh “Nàng có biết lí do vì sao mình lại bị Sài Thung chọn để gán tội không?” rồi để Huỳnh phải tỏ ra mình thông minh mà trả lời “Đừng nghĩ theo hướng đấy.” (tr.64, c.3)
14. Không giải thích vì sao Huỳnh biết tiếng Hán?
15. “Con nên nhớ, dưới đôi mắt tuệ giác của đức Phật, con người chính là sự hiện hữu của thập nhị nhân duyên.” rồi Huỳnh khen đúng đắn, cảm giác được rộng mở tầm mắt? Mình thấy hơi bối rối với cái này do đây chỉ là cặp phạm trù nhân - quả trong 6 cặp phạm trù của triết học Marx thôi mà nhỉ (tr.70, c.3)
16. “Gã nô bộc cao đến gần năm thước.” (tr.74, c.4) Chú thích là năm thước = 2 mét. Dân Việt hồi đấy mà cao được thế thì chắc giờ toàn trên 2m cả.
17. ‘Mọi cảm xúc trên gương mặt ấy bỗng được bóng tối hậu thuẫn, vì thế mà khuất lấp đi phần nào. Tiếng Ích Tắc trầm ồn, từ tốn đáp lại:
“Mau báo cáo đi!” ’ (tr.75, c.4)
Thứ nhất là không phải tự dưng mặt ổng bị che hay gì để mà che khuất đi nhiều biểu cảm hơn lúc trước. Thứ hai, sai chính tả, thứ ba, đã từ tốn thì không có dấu chấm than.
18. “Cảm giác mơ hồ cứ lềnh phềnh mãi trong lòng, không cách nào ép bẹp xuống được.” (tr.77, c.4) mình không nghĩ dùng từ “lềnh phềnh” hợp lắm vì nó thường để chỉ cái gì đấy trôi nổi kiểu xác cá, rác rưởi hay gì đó.
19. “Nơi lằn ranh giới giữa sống và chết bị định đoạt bởi sự mạnh yếu, thứ chỉ cách nhau trong gang tấc, có thực sự là định mệnh của những người mang họ Trần.” (tr.80, c.4) diễn đạt quá tối nghĩa, rối rắm.
20. “Đĩa đèn dầu trên tay đã nóng ran những nàng không thể ngăn mình ngừng bấu chặt lấy nó. Khung cảnh về đêm giữa nơi đất Phật tịch mịch và ma quái đến mức có thể hù chết bất kì kẻ yếu bóng vía nào. Khói nhang từ các điện thờ đầy bóng tối hai bên hành lang nghi ngút vờn đuổi trong khí quyển…” (tr.83, c4). Từ “bấu chặt” vốn chỉ dùng khi bám vào những vật vững chãi, điểm tựa. Từ “khí quyển” dùng cũng không hợp lí.
21. “Củi khô trong trí tưởng tượng của Huỳnh ban nãy thực chất là những khúc xương người.” (tr.91, c.4) Củi khô rất giống xương người?
22. “Giọng nói của Hán Siêu đều đều đi vào tai phải, chưa kịp trở thành dải âm thanh có nghĩa đã nhanh chóng chui tuột khỏi tai còn lại.” (tr.94, c.5) Vậy ra là từ ngữ sau khi phát âm ra còn phải được mã hóa kiểu gì đó để thành dải âm thanh có nghĩa rồi mới thẩm thấu vào đầu óc con người được.
23. “Đó là lần đầu tiên gã nhận ra tìm một người giữa biểu người lại khó khăn như vậy.” (tr.95, c.5) Bùi Phóng là một người thông minh, mình không nghĩ hắn lại có thể ngốc nghếch mà cho rằng tìm ra Huỳnh giữa một biển người là dễ (trong khi còn không biết Huỳnh có xuyên cùng mình không).
24. ‘... vậy mà lời nói ra vẫn như nước chảy mây trôi, thanh cao thoát tục:
“Nhắc lại cho ta sáu bại chiến kế trong Binh pháp Tôn Tử.”’ (tr.96, c.5)
Mình không hiểu câu thoại kia thì có gì là thanh cao thoát tục.
25. Trang 99 - 100, chương 5: Ban đầu miêu tả Huỳnh đang lo sợ, “Một nỗi sợ mơ hồ vẫn lửng lơ treo trên đầu.”, thế mà ngay trang sau lại viết “Qua thời gian, chàng dần quen thuộc với thói quen của Huỳnh để nhận ra thứ cảm xúc nàng đang che giấu. Buồn tủi được phân định rạch ròi với những trạng thái cảm xúc khác bởi khi ấy, nàng im lặng. Một tuần nay, Huỳnh im lặng. Nàng trở về giống cái xác không hồn từng được người ta rước về phủ đệ hai tháng trước. Trầm lặng, dửng dưng và tách biệt.” Rốt cuộc thì độc giả cũng không hiểu nổi là Huỳnh đang sợ hay buồn tủi.
26. “Đó chắc chắn là một người tốt, nhưng có đáng tin hay không thì hai tháng tiếp xúc vẫn chưa có nàng câu trả lời trọn vẹn.” (tr.102 - 103, c.5) người tốt không đáng tin thật à?
27. Chương 6: Ích Tắc bị trúng độc, may được Bùi Phóng giúp thuốc thang (còn bón thuốc cho cơ) trong khi đó vốn dĩ Bùi Phóng không phải quá thân cận với Ích Tắc, cũng mới tới phủ. Thế mà chưa gì Ích Tắc đã phong Bùi Phóng lên làm cách tay phải của mình. Tuy sự thật là Ích Tắc và Bùi Phóng đều có dụng ý trong động tác này nhưng không tránh khỏi hơi khiên cưỡng. Ích Tắc vốn là người hơi lạnh nhạt, mà hai người cũng không ở một mình mà còn biết bao người xung quanh nhìn vào nữa.
28. “Hàng trăm con người cùng diễn tập, động tác đều đặn và chuẩn mực như một bông hoa hết xòe lại cụp.” (tr. 127, c.6) Không phải hoa gì cũng xòe rồi cụp, mà xòe cụp thì nó không có chuẩn mực.
29. “Anh không thích thằng bé à?”
“Còn dám hỏi nữa ta sẽ cắt luôn phần cơm tối của nàng.”
“Nhưng nó rất đáng yêu mà.” Thấy Nhật Duật đáp sẵng, Huỳnh bèn bĩu môi đanh đá.
Đôi ba câu hát vu vơ bỗng chốc vỡ vụn trong cổ họng. Có tiếng hét thất thanh phía sau vọng tới, xé toạc lời Nhật Duật thành hai mảng tách biệt.” (tr.131, c.6) Ô hay, ND đã nói xong lâu rồi còn gì mà xé, hơn nữa nói “xé toạc lời nói thành hai mảng” rất tối nghĩa.
30. “Sông ngòi rạch xé Văn Trinh thành nhiều mảng tách biệt [...] Gió ngụp lặn trên những đầu sóng.” (tr.137, c.7) Gió lặn xuống biển rồi trồi lên?
31. “... đồng hiện cùng mái đình vút cong, mềm mại.” (tr. 138, c.7) đã đồng hiện còn cùng.
32. “Mái ngói âm dương xếp chồng lên nhau thành lớp vảy cá chép sắp hóa rồng thiêng.” (tr.138, c.7) cá thường thì không có vảy?
33. “... tựa vốc đời người phụ nữ ấy.” (tr.140, c.7) đời = đất?
34. “Lệnh bà, con người vốn dĩ phàm tục. Liệu bao giờ chúng ta mới dứt được tam độc để có thể tiến tới cõi niết bàn như các vị La Hán.”
“Con người cần nhất là diệt khổ để tìm đến sự giác ngộ, sao còn mong có thể đoạn diệt sinh tử làm gì.” (tr.142, c.7)
Mình không hiểu cái đoạn hỏi về Phật này có liên quan gì đến truyện. Thứ hai nữa là qua được “tam độc” đâu phải là có thể tiến tới cõi Niết Bàn ngay.
35. “Việc nhà nào cũng chuẩn bị nồi gang để nấu bánh cưng khiến Bùi Phóng có đôi chút lạ lẫm.” (tr.144, c.7) Ủa ủa giờ người ta vẫn xài nồi gang nấu như thường mà. Hơn nữa Bùi Phóng có vẻ rất hiểu về sử, sao lại thấy lạ?
35. “Chuẩn bị tết nhất tưởng ít việc…” (tr.144, c.7) Ủa tầm bậy, chưa nhà nào chuẩn bị tết mà ít việc kể cả bây giờ lễ giáo đã được giản lược nhiều
36. “Vừa sáng bảnh mắt, bà cả đã gọi cả đám gia nhân cùng học trò tới, đưa cho mỗi đứa một bao giấy đỏ gấp gọn đựng tiền mừng tuổi, huyên thuyên những điều cấm kị đầu năm.” (tr.146, c.7) bà nhắc nhở chứ đâu mà nói bà cả huyên thuyên.
37. Toàn miêu tả những đoạn Huỳnh nói chuyện riêng với Nhật Duật, thân thiết lắm thế mà cứ bảo là “Thân không thân, sơ không sơ” (tr.152, c.8)
38. “Tập trung!” Nhật Duật hét rống lên. (tr. 151, c.8)
39. “Những đòn tấn công của Nhật Duật uy mãnh bao nhiêu thì đường kiếm Huỳnh xuất ra lại mềm mãi, đẹp đẽ bấy nhiêu, dù bản thân nàng đang mặc bộ áo võ thô lậu của đám đàn ông.” (tr.152, c.7) Huỳnh tới đây cũng được vài tháng thôi chứ mấy, mới học võ được vài ba ngày mà tả hay ghê vậy. Người ta khổ công học võ cả năm còn chưa ăn ai, nói gì học kiếm mà bảo đánh mượt này nọ. Để mà đẹp thì phải thuộc dạng thiên phú cực kì, mà cũng phải luyện tập qua vài năm là ít.
40. Trang 152, chương 8: Đang đấu kiếm căng não thế mà tự dưng Huỳnh lại nhắm mắt xong bắt đầu hồi tưởng này nọ? Giả sử trong lúc nguy nan như kiểu có con hổ sắp vồ mình xem các bạn có thể ở đó bắt đầu nhắm mắt hồi tưởng quá khứ được không?
41. “... Huỳnh chỉ thấy loáng thoáng vài gương mặt hốt hoảng trước khi hoàn toàn chìm vào màu xanh đục ngầu. Hình ảnh những bóng dáng bé xíu xô nhau bỏ chạy nhạt dần nơi đáy mắt. Tiếng tri hô chưa một lần chạm tới màng nhĩ.” (tr.152, c.8) Chưa chạm vào màng nhĩ = chưa nghe thấy thì sao mà biết có tiếng tri hô trong khi đang tả dưới ngôi ba giới hạn của Huỳnh?
42. “À á à à ời… À á à à ơi… [...] À á à à ơi à á à à ơi…” (tr. 155, c.8) mô phỏng tiếng ru chân thực đến không thể chân thực hơn.
43. “Huỳnh không muốn lưu lại một dấu vết gì trong xã hộ này…” (tr.159, c.8)
Bối cảnh: Huỳnh và Trần Khâm đang đàm luận về Nho giáo, đột nhiên Huỳnh lên tiếng hỏi “Quan gia, chuyện của thân vương…” (tr.160 - 161, c.8) vốn dĩ cuộc đối thoại chẳng liên quan gì về việc triều chính, nhưng rồi tự cô ta lại đề cập đến, muốn dò hỏi thông tin. Rốt cuộc không muốn lưu lại dấu vết gì thì tại sao không im lặng?
44. “Hoàng đế hít một nhúm không khí lạnh vào phổi.” (tr. 162, c.8)
45. ‘Lòng bỗng dâng lên một dòng cảm xúc xấu, Trần Khâm lập tức dìm nó xuống rồi đưa tay xoa xoa hai hốc mắt để quên đi. Người bỗng buông một câu không ăn nhập với chủ đề trước đó:
“Sống trong Phượng thành quả thật rất mệt mỏi.”’ (tr.162, c.8) Ừ muốn quên đi nhưng tự mình lại nhắc ra đằng miệng nó ngay sau đó.
46. “Hậu muốn đặt tên con là gì?”
“Mọi chuyện xin theo ý quan gia.”
“Thượng hoàng đã chuẩn bị cho trưởng hoàng tử một cái tên. Vậy ta lấy tên Khâm đặt cho con, là Trần Khâm.”
Cao hiểm, tôn kính ư? Với dân đen mà nói, họ chỉ cầu sống cuộc đời tầm thường, an nhàn đến già. Nhưng phúc phận của kẻ sau này sẽ nối nghiệp thành quả tổ tông để lại thì chẳng có cầu từ nào phù hơp hơn. Là tâm phải sâu. Là đức phải dày.
Năm ấy…
Khi khổ lụa thượng hoàng dùng để đề tên trưởng hoàng tử được mở ra, Trần thị đã ngỡ ngàng vì đó là một chữ Khâm vô nghĩa. Người trong dân gian luôn tin cái tên đầu tiên sẽ gắng liền với số kiếp của đứa trẻ mới chào đời. Mong ước sau kiếp nhân sinh đã được được thượng hoàng gửi trọn vào cái tên này.
Tên người có một chữ Cảnh, để rồi cả đời thượng hoàng dùng ánh mặt trời ấy thiêu đốt hạnh phúc của một người con gái. Con trai người, húy là Hoảng, muốn bá nghiệp vương đồ rọi sáng nghìn thu đồng nghĩa với một đời đế vương chẳng thể yên rỗi ngồi trên ngai vàng. Tiên đế đến khi thoái vị mới có thể giác đạo, ngộ rõ tính Không và sự giải thoát của trí tuệ Bát Nhã. Gốc rễ mọi thống khổ của đời người chính là ngã chấp. Cả một đời yêu ai, hận ai chẳng thể tự mình định đoạt. Phải đến khi thực chứng tính Không, tiên đến mới có thể nhổ hết mọi đau khổ trần tục trong lòng.
Chư hạnh vô thường
Thị sinh diệt pháp
Sinh diệt diệt dĩ
Tịch diệt vi Lạc.
Không là vạn sự. Vạn sự là Không.
Cái tên Khâm, xét cho cùng cũng chỉ là bản chất tục đế.
(chú thích: tục đế = sự thật tương đối, phàm tục).
Đây là một đoạn được trang Văn học tuổi 20 đăng tải trên facebook để quảng bá cho "Nhân gian nằm nghiêng".
Xét về mặt câu từ thì đoạn này rất có vấn đề. “Cuộc đời bình phàm/bình thường” khác hẳn với “cuộc đời tầm thường”. “Mong ước sau kiếp nhân sinh”? Mong ước sau khi chết?
Xét về ý thì càng có vấn đề. Rốt cuộc việc hoàng tử đặt tên thì liên quan gì đến mong muốn sống “tầm thường” của dân đen? Rồi thì phần đằng sau đang nói đến tên các vị vua, tự dưng đề cập đến chuyện tiên đế ngộ rõ tính Không làm gì? Rồi cho câu chốt lại đúng với mấy ý trên, nói chung là viết vòng vo, ý tứ không rõ ràng.
47. “Nàng ta đề phòng tất cả mọi người. Mỗi ý định, hành động của nàng ta, dù cố tình hay vô ý, thì mục đích cuối cùng đều là để tư lợi.” (tr.165, c.8)
Thế lúc trước khi bị thích khách đuổi, Huỳnh đòi đổi áo với Trần Khâm để đánh lạc hướng thì là hành động tư lợi? Dễ chết như chơi (hoàng bào màu vàng nổi lắm à nghen), bị túm thì gần như chắc chắn chỉ có nước đi đời. Chưa kể làm xong thì cũng chẳng được lợi ích gì vì rõ là Huỳnh không đòi được trả ơn gì sau đấy.
48. “Một chớm hè sót lại trên chóp mũi tháng sáu.” (tr.167, c.9) chớm hè = bắt đầu sang hè, sót lại = sắp hết.
49. “Cả vùng nước mênh mông đơn độc một chiếc thuyền nan đang chòng chành di chuyển giữa những tầng tán lô nhô cao thấp.” (tr.168, c.8) tầng tán nước? Lá cây?
50. “Ngọn đuốc trên tay Chiêu Văn vương nhịp nhàng lên xuống theo từng bước chân. Sỏi đá lục khục như ho hắng, vô tình tạo nên ngọn nguồn âm thanh sống động và hào hùng của một cuộc chiến đã chìm vào quá khứ. Đó đâu phải kí ức của nàng, càng không phải của một ai đó quen thuộc.” (tr.173, c.9) Mình không hiểu tiếng sỏi đá khua thì liên quan gì đến âm thanh hào hùng của cuộc chiến. Hơn nữa câu sau rất không ăn nhập, dĩ nhiên đó không phải kí ức của Huỳnh, còn kí ức của ai đó quen thuộc là ai? Nhật Duật hay ông bà, bố mẹ Huỳnh? Mà việc kí ức đó thuộc về ai liệu có phải là điều đáng quan tâm để đề cập?
51. “Tán cây nặng nề đổ bóng xuống nơi Huỳnh đang đứng khiến màn đêm phủ phục dưới chân càng thêm đậm màu.” (tr.180, c.9) Thế là màn đêm thì dưới chân còn trên đầu là ban ngày?
52. “Người ngoái nhìn hình ảnh Huỳnh phản chiếu méo mó trên gương. Nhìn sâu vào ánh mắt ấy, người nhận ra những dung chứa trong đó hệt như ngon nguồn cảm xúc khi nàng bình thản bước ra sân lớn lĩnh án trong đêm tối điện Tập Hiền trước kia.” (tr.186, c.9) Mình cũng không hiểu, đã tả thật là gương đồng nhìn qua thì không chân thực (hình ảnh méo mó, mà chắc chắn là mờ), lại còn tả là nhìn sâu rồi nhận ra cảm xúc này nọ?
53. “Tĩnh lặng phủ phục dưới chân con người, làm tăng thêm khiên cưỡng trong từng hơi thở.” (tr.187, c.9) Vâng, chỉ cách vài trang mà chúng ta đã gặp lại y nguyên một cấu trúc tả đó và vẫn sự phi logic đó.
54. “Tấm rèm bàng bạc mưa nắng đứng nép bên khung cửa lớn khe khẽ lay động. Lớp vải mềm mại lướt qua mu bàn tay Trần Khâm đang hờ hững chống trên cằm, không lưu lại bất kì cảm giác êm mượt nào trên da thịt.” (tr.190, c.10) Vải mềm mà bảo không lưu lại cảm giác êm mượt nào.
55. “Chân đi mãi cũng thành chốn qua lại.” (tr.190, c.10) Cái chân thành chốn qua lại?
56. “Và khác với bao tuổi trẻ say mê thuật binh khô cứng ngoài kia, ở đây, họ đã có thứ khác, đàn ông, thi vị hơn, là tiếng đàn của giai nhân.” (tr.192, c.10) Mình cũng không hiểu ai vẩy cho một rổ dấu phẩy vào câu này nữa.
57. “Mồ hôi của người nông dân ròng rã thấm vào áo, nhục nhằn đổ xuống ruộng đồng mênh mông và mãi mãi nằm im trong lòng đất mẹ.” (tr.192, c.10) Tại sao lại là “nhục nhằn”? Có gì nhục?
58. “Trà hẵng còn đầy. Trần Khâm nhấp môi, từ tốn thưởng thức cả hương và vị trong chất nước vàng đục.” (tr.193, c.10)
“Cốc trà trên tay rơi xuống. Thứ nước vàng đục đổ đầy khắp người.” (tr.227, c.12)
Rồi, mẹ mình uống trà hơn chục năm nay chưa bao giờ thấy trà mới pha màu vàng đục bao giờ luôn.
59. “Chốn nhân gian, người ta coi trà như một món giải khát mạt hạng. Trong giới quý tộc, thứ nước ấy lại đại điện cho một nếp sống tinh tế và sang trọng hơn.” (tr.193, c.10) Sai chính tả “đại điện”. Vấn đề về logic: Chốn nhân gian thì không bao gồm giới quý tộc? => giới quý tộc sống ở trên trời? Hơn nữa ngay những người nhà nông thôi chứ chưa phải phú hào gì cũng đã rất biết “thưởng trà”, cụ thể, mời đọc “Vang bóng một thời” của cụ Nguyễn Tuân để hiểu được cái thú chơi thơ, chơi hoa, thưởng trà của nhiều tầng lớp nông dân đến trí thức, nhà nghèo đến nhà giàu.
60. “Được ấp ủ bởi những cánh hoa đẹp nhất kinh thành Thăng Long, trà tâm sen cho đến ngàn đời sau vẫn sẽ giữ được cái khí chất của một người đàn ông được trui rèn kĩ lưỡng.” (tr.193, 194, c.10) mình chưa bao giờ biết đến cái ý nghĩa này của trà tâm sen luôn.
61. “Những mũi giáo, nhát gươm không hề nương nể hoàng thân, liên tiếp chọc tới từng đợt cuồn cuộn như thác lũ.” (tr.207, c.11) Mình không hiểu sao có thể so sánh với thác lũ.
62. Vấn nạn trong xây dựng tính cách nhân vật là nhân vật nào xấu cũng phải tỏ ra nguy hiểm, chui vào chỗ tối tăm không ai thấy rõ để cười đểu. Sự là trên đời những thằng khốn nạn thì nó rất giỏi đeo mặt nạ, chứ đứa nào cũng thế thì đã dễ rồi, thì Đường Tăng đã không năm lần bảy lượt bị yêu quái lừa.
63. Không biết vì sao ai ở trong này cũng bị chứng khó ngủ dù trời mát hay nóng, có thích khách hay không. Lúc nào cũng thấy nữ chính Huỳnh với Trần Nhật Duật hoặc Bùi Phóng với Ích Tắc, Trần Khâm dậy lúc nửa đêm rồi bắt đầu uống rượu thưởng trà đàm luận chuyện nhân gian. Nếu muốn họ gặp nhau, có không gian nói chuyện thì không phải cứ lôi cổ nhân vật thức đêm để xe duyên hay để tiện lúc bàn chuyện chính sự đâu.
64. “Ta muốn nàng đi Vân Đồn một chuyến.”
“Chẳng phải việc triều chính gần đây rất bận rộn sao?”
“Đừng hiểu nhầm.” Nhật Duật nhún vai như muốn trêu chọc Huỳnh, nhưng giọng chàng lại vô cùng nghiêm túc “Ta đâu nói sẽ cùng nàng tới thương cảng.” (tr.216, c.12)
Mình không hiểu câu trên của ND có ý nào làm Huỳnh ảo tưởng là ND sẽ đi với mình, thật sự nên lúc mình đọc xong mình cứ ớ ra như người ngẩn ngơ.
65. Tên phần 2 trong chương 12 là “Nhất điểm nhất họa”, chú thích trong tác phẩm bởi tác giả “Một chấm, một vẽ. Trong sách Nhan thị gia huấn, chương Thư chứng, Nhan Chi Thôi viết: Minh minh bất tri nhất điểm nhất họa, hữu hà ý yên. Dịch nghĩa: Mờ mờ không biết một chấm một vẽ; sao có ý nghĩa gì? Ở đây, nhan đề ý chỉ sự mơ hồ, không rõ ràng.” (tr.216, c.10)
Mình nói thật nhé, người ta lấy một câu thơ, mình mượn ý câu thơ nhưng chỉ muốn lấy một phần chữ thì nên chọn phần chính. Đây lại chọn cái phần phụ của phụ, “một điểm, một chấm”? Nó có nghĩa gì chứ? Nó là phần chính của câu ư?
66. “Này gái, mày đến Vân Đồn khoảng thời gian này đặng làm gì?”
“Có chuyện gì ở thương cảng hả ông?” Huỳnh cố tỏ ra ngạc nhiên.
“Không biết hở con?” Thấy nàng thật thà, lão liền chẹp miệng mấy cái rồi mới tiếp “Giờ bọn dân buôn ở đấy hoành hành gớm lắm. Mày lại thân gái một mình…” (tr.217, c.12)
Mình nói thật, cái thái độ hỏi một đằng còn hỏi ngược lại thì đến mình còn biết là đánh trống lảng nói gì ông già. Thế mà ông già còn “thấy nàng thật thà” thì mình chịu rồi.
67. “Nắng vọt tới gáy Huỳnh như muốn xuyên thủng lớp da mỏng.” (tr.221, c.12)
Nắng thì rát thôi chứ gì mà như kim châm thế này chắc người cũng sống không nổi.
68. “Chen lẫn vào đó là những lời quát tháo, chửi bới khiến luồng khó chịu đầy lên nhanh chóng trong người Huỳnh.” (tr.221, c.12)
69. “Kí ức khi còn nằm nôi sót lại…” (tr.225, c.12) Theo nghiên cứu thì kí ức sớm nhất của một người đến sau 13 tuổi còn nhớ được là từ 3 tuổi. Ai có thể nhớ được hồi trong nôi thì chắc là trong chương trình Stan Lee’s superhero rồi.
“Cánh cửa nhanh chóng khép kín, trả lại không gian sự tịch mịch vốn có. Cái mượt mà của lớp lang xiêm áo cùng mùi bồ kết nơi mái tóc như còn vương vấn đâu đây, gợi nhắc Huỳnh về một cố nhân.” (tr.227, c.12) Người ta đã ra cửa, đi rồi. Trước đó thì đào nương ngồi cách Huỳnh hơn một cái bàn, thế mà còn ngửi được mùi bồ kết thì có vẻ không giống mũi người lắm đâu.
70. “Cơn hoảng loạn quẫy đạp mãi.” (tr.233, c.12)
“Lớn hơn nỗi sợ hãi quẫy đạp trong lòng…” (tr.238, c.12)
71. “Hang Cái Bè đột ngột hiện ra trước mắt như nanh sắc của loài quỉ dữ vụt lên giữa biển khơi.” (tr.233, c.12) Mình rất thắc mắc tại sao không so nó với cái đầu con quỷ mà lại so với cái răng vụt lên trong khi không thấy đầu con quỷ đâu? Không lẽ là loài vật bị vâu trong truyền thuyết mà người đời vẫn đồn “răng đi trước, người lả lướt theo sau”?
72. “Đoàn thuyền trôi dạt như vô định trong thứ bóng tối mờ nhòe, cho đến khi cái thúng đầu tiên đâm sầm vào một mỏm đá vì đến đoạn nước cạn.” (tr.235, c.12) Lái thúng thế này thì có mà thúng bằng sắt cũng chóng hỏng chứ nói gì.
73. “Trừ khi muốn đẩy một kẻ vô danh vào tình thế này để đánh lạc hướng đám người Thát, có chết Huỳnh cũng không nghĩ ra được câu trả lời nào khác cho việc Nhật Duật nhờ nàng tới Vân Đồn.” (tr.238, c.12) Phía trên đã đề cập đến đoạn đối thoại mà Huỳnh được ND nhờ đi Vân Đồn một mình, và nói luôn là Huỳnh cũng chỉ mới tới thế giới này có 1-2 năm chứ chưa phải tay trái tay phải gì của ND để mà có được sự tin tưởng lớn như thế. Cho một mình đi kiểm đinh? Nghe cũng đã thấy rất nực cười và đáng ngờ, thế mà đến tận khi bị bắt cóc đi rồi Huỳnh mới nhận ra sự thật.
74. “Huỳnh chỉ kịp nhìn thấy máu phun ra thành vòi từ cổ tên người Thát…” chỗ này tả không rõ nghĩa chút nào, “phun ra thành vòi”, không lẽ là phun thành cái vòi?
75. Tr.241, c.12: Huỳnh chạy trốn và tìm được cái thúng nên dễ dàng chèo đi. Trước tiên, nói về việc chèo thúng là việc không hề đơn giản chút nào. Mình khá chắc 100% những ai chưa chèo bao giờ sẽ không thể chèo được vì thúng nó tròn, rất dễ bị xoay hoặc bị chèo lùi (mời các bạn xem chương trình Gordon Ramsay tới Việt Nam thưởng thức ẩm thực, ông đã được dạy chèo thúng 2 tiếng đồng hồ lận mà đến lúc thi chèo còn bị chèo lùi ngược lại.)
“Cây cối và tầng tán nhiều đến mức Huỳnh tưởng mình vừa lọt vào một bìa rừng. Những thân cây già đến trăm tuổi. Tầng rễ trồi hẳn lên mặt nước thành nhiều vòng cung khổng lồ nên thuyền không gặp quá nhiều khó khăn để lọt qua hết lớp này đến lớp khác.” Rồi, thế rừng ngập mặn thì không phải rừng sao? Hay nó là vườn rau? Còn rễ trồi lên đến mức thúng có thể qua luôn được dễ dàng thì chắc rễ phải to bằng cái cầu vồng luôn rồi.
76. “Tiếng vó ngựa xé toạc bầu khí tĩnh lặng nơi đoạn rừng phía tả ngạn sông Bạch Đằng. Thân cây dạt hết về phía sau khi người, ngựa lao đi như tên bắn.” (tr.245, c.14) Thực tế mình thấy cây sẽ bị hút về phía vật đang chạy với tốc độ cao.
77. “Nắng đọng lại trên gáy, trên vai như muốn bẻ gãy lực bàn tay chống trên nền lởm chởm sỏi đá.” (tr.247, c.14) Rồi, mình cũng không hiểu nó bẻ kiểu gì.
78. “...ánh mắt tiết kiệm cả một nét cười.” (tr.249, c.14) Thật sự là tác giả bị thích kiểu trai lạnh lùng hay sao ấy mà thấy cụm này xuất hiện không chỉ một lần đâu. Nhưng trong bối cảnh là Trần Khâm đang ngồi đọc sách, có vài người vào thì có gì mà ổng phải cười?
79. “Thoáng chốc, trang sức ong bướm cùng hoa văn phượng ổ biến mất. Khắp không gian chỉ còn lại những bậc mũ Củng Thần hòa vào màu lóng lánh của vàng, bạc phân chia phẩm trật, đính trên mũ Miện của đại liêu ban, đang cúi rạp xuống đất.” (tr.250, c.14)
Phía dưới, cụm “trang sức ong bướm” được chú thích là “đính trên mũ Củng Thần để phân biệt phẩm trật của vương hậu” thế mà không hiểu sao câu trước vừa biến mất, câu sau đã hòa vào mấy màu vàng bạc được rồi.
80. “Nắng vọt tới gáy ngay lúc hoàng đế cúi đầu, rời khỏi kiệu. Giọt âm thanh khô khốc vỡ tung dưới mũi khi giày tích đen chạm đất.” (tr.252, c.14) Ủa thế bọn nha hoàn đâu?
81. “QUỴ!!!”
Tiếng hô như sấm như mưa, như vũ bão khan rền tứ phía [...]
“GIAI QUỴ!!!” (tr.253, c.14)
Thật sự chỉ cần bảo tiếng hô như sấm là đã đủ rồi, không cần in hoa đủ cả 3 chữ rồi thêm 3 dấu chấm than đâu. Vốn dĩ không có bộ 3 dấu chấm than trong văn phong trang trọng mà nó chỉ được dùng ví dụ như trong trường hợp đả kích hoặc bộc lộ cảm xúc đặc biệt. Rõ ràng không phải trong trường hợp này.
82. “Bản triều ta đức mỏng,...” (tr.253, c.14) Bối cảnh là đang làm lễ, đọc một bài văn nhưng rồi mình không hiểu sao có câu này. Biết là phải khiêm tốn, nhưng nói thế có hơi quá không?
83. “Lực dồn xuống mạnh đến mức y phải khụy chân, căng lưng chống đỡ.” (tr.257, c.14)
“Quốc Tuấn chống kiếm, khụy xuống.” (tr.328, c.19)
“Không tìm được điểm tựa, Huỳnh đột ngột khụy ngã,...” (tr.463, c28)
Theo từ điển bác Hoàng Phê, không có từ “khụy chân” (Từ bé tới lớn chưa bao giờ nghe thấy bảo từ này đúng chính tả)
84. “Sắc vàng óng của những thân trúc đan nhau trong rừng” (tr.259, c.14)
Mình không hiểu sao trúc màu vàng.
85. “Huỳnh thức giấc khi làn nắng nhức mắt xé toạc lớp chăn đang trùm kín khắp người.” (tr.261, c.15)
Rồi, mình không hiểu sao nắng ở Sahara và chăn bằng giấy hay gì mà tả khủng khiếp cỡ vậy nữa.
86. “Đón lấy bát sứ, Huỳnh uống một ngụm nước đường ngọt thanh, chỉ thấy hương thơm đầy họng, còn bụng dạ vẫn vẹn nguyên cái mát lành và cảm giác mềm mịn kì lạ.” (tr.263, c.15)
Nước đường hay tào phớ?
87. “Bóng người trôi đi, tan nhòe nhoẹt như ánh trăng rằm bị mái chèo xé nát.” (tr.266, c.15)
Mình không hiểu sao bóng người trôi đi khi người vẫn đứng lại được, trừ khi cái bóng giống túi rác trôi đi ấy. Hơn nữa trong một bối cảnh hội lễ khá vui vẻ, nhộn nhịp không nên tả kiểu “xé nát” như thế này, rất sát phong cảnh. Dùng từ mạnh quá nhiều nó gọi là lạm dụng và như người Pháp nói thì cái gì quá thì cũng không tốt.
88. “Sau khi xin được keo, Huỳnh với tay lấy ống đựng lá xăm.” (tr.270, c.15)
Chú thích cho “xin được keo” là “tức là khi keo rơi xuống đất sẽ có một lá sấp và một lá ngửa”. Mình không hiểu sao không chú thích cho từ “keo” vì đâu phải ai cũng biết nó là cái gì, sao lại chú thích một nửa thế?
89. “Em theo hầu Chiêu Văn vương bao lâu rồi?”
Có tiếng Tảng vang lên sau lưng. Huỳnh bước chậm lại, ngoái nhìn chàng khi ấp úng:
“Ha… hai năm ạ.”
Tay cầm đèn hoa đăng bắt đầu thấy nóng ran. Nàng bỗng thở ra một hơi rất dài, nhẹ tênh như gió như mây, mờ ảo tựa bóng dáng cha già hôm nào chợt đến rồi đi trong cơn mơ chập chờn. (tr.272, c.15)
Cảnh này là Huỳnh và Hưng Vượng lên chùa chơi, coi bói, đang tình tứ sến lụa mà rồi cho phát so sánh với bóng dánh cha già làm mình đầu đầy dấu chấm hỏi.
90. “Ánh trăng bàng bạc đổ lênh láng khắp hai tầng mái lợp ngói mũi hài, chảy tràn xuống sân rồng thành từng dòng ồ ạt như thác lũ.” (tr.277, c.15) Thật ra ở đây thì có thể hiểu được là trăng rất sáng và rất rõ, nhưng mà tả đổ từng dòng ồ ạt như thác lũ thì có hơi quá rồi.
91. “Từng hơi thở trượt xuống lớp vải gấm thêu hoa rồi rơi vỡ tan tành xuống tấm thảm nhung mềm.” (tr.278, c.15) Đây là thở ra nước đá hay gì?
92. “Không gian bỗng rộ lên những tiếng cười dài. Ở đâu cũng thế, mấy thị nữ của phủ Chiêu Văn hình như luôn tỏ ra hoạt náo hơn tất thảy.” (tr.281, c.15) Ngày xưa con gái được giáo dục rất tỉ mỉ, phải nhẹ nhàng tinh tế, không thì ít nhất cũng biết khép khép cái miệng vào chứ không phải đi đâu là cười ha há đến cả phố cùng nghe thấy thế, vậy mà đoạn sau còn viết “Cứ đến mùa hội lễ, các cô mau mau chóng chóng làm hết việc nhà, rồi dành thời gian để ngắm mấy bộ áo đẹp cất kĩ trong tủ, chọn ra một cái ưng ý nhất mặc đi trẩy hội, nhỡ đâu lại kén được tấm chồng ưng ý.”
Trai nó cũng phải né mấy chị ra.
93. “Kẻ yếu nhân thì luôn yểu mệnh.” (tr.283, c.15)
Tác giả cần tra cứu số lần Fidel Castrol bị ám sát, hoặc tra cứu xem Fidel Castrol là ai.
94. “Khi chớp giật chói lòa thung Thắm, nàng có thể thấy rõ từng vòi máu phun ra sau khi đường kiếm trên tay Hưng Nhượng vương loang loáng vung đi.” (tr305, c17)
“Cùng lúc mắt nhìn tới vòi máu kẻ thù phun ra…” (tr.372, c22)
95. “Người ta coi đó là biện pháp li gián của Ngọc Hoàng. Nhưng ít nhất… mà thôi…”
Cả đời Huỳnh vẫn luôn nuốt lại vế sau của câu nói như thế, không bao giờ nói hết những gì mình nghĩ, cũng không bao giờ tự cắt nghĩa hành động kì quặc ấy. (tr.308, c.17)
Nếu không có câu sau thì chẳng có gì lạ, tự dưng chốt cho câu chắc nịch là cả đời vẫn luôn thế, chắc nữ chính bị bệnh mới về ngôn ngữ.
96. “Trước đây, lúc tôi mất tích, sao anh không đi tìm tôi?” (tr.320, c17)
Đây là lời Huỳnh nói với Phục - người đã vô tình cứu cô sau khi cô trốn khỏi trại đóng quân của Nhật Duật ngay đầu truyện. Sau khi được cứu thì cô lại bị bắt cóc mất và không gặp lại anh ta đến tận giờ. Mình cũng không hiểu cô ta lấy lí do gì để bắt Phục đi tìm mình vì anh ấy còn chả phải người bạn thân hay người yêu gì, mà cũng không gặp lại suốt từ đầu truyện đến ¾ truyện sao biết anh ấy không tìm mình? Không lẽ là nữ chính thì mình có biến tất cả thiên hạ phải cuống lên sao?
97. “Cũng phải.” Thoát Hoan ngọt nhạt đáp lại, những lời rời môi hoàn toàn trái với suy nghĩ bấy giờ đang hiện hữu trong đầu “Hai vạn quân tiếp việnc hưa kịp chạm đất Chiêm đã tan tác vì bão biển…” (tr.322, c19) Không hiểu từ này ở trong đây làm gì vì mình nghĩ người ta chỉ nói “ngọt nhạt” khi đang thuyết phục ai đó cơ. Đây chỉ là nói một cách bình thường thì dùng từ này có ám chỉ gì sao?
98. “Ngoái ra nhìn cửa lớn, y nheo mắt quan sát tỉ mỉ từng gương mặt người đang sắp thành hai hàng ngay ngắn. Tầm nhìn đọng lại trên những nấm mồ hoang lạnh đầu làng Yên Khoái, trong đầu Thoát Hoan chợt dấy lên một suy nghĩ. Liệu mấy kẻ trong số ấy còn sống đến ngày mai? Và câu trả lời khiến y khoái trá, rằng chẳng ai, kể cả Trấn Nam vương Thoát Hoan còn có cơ hội trở về.” (tr.323, c19)
Nghĩ đến chuyện mình có thể phải bỏ mạng ở đây có thể khiến người ta khoái trá thì quả nhiên cũng không phải dạng thường nhân rồi.
99. “Khói bụi tụ lại trên cao, đông đặc tựa lớp màn khổng lồ trùm lên tất cả. Xác người chất chồng thành gò đều đã được bày biện trước mắt.” (tr.326, c19)
Thứ nhất lớp màn thì nó không đông đặc như kiểu thạch dẻo thế, thứ hai xác người bày biện là sao? Bày mâm cỗ hay gì?
100. “Máu cùng mồ hôi lẫn lộn trên trán, rơi tọt xuống hốc mắt nhưng ông không dám nhắm lại.” (tr.326, c.19)
101. “Mắt đọng trên đấy, nhưng kì lạ là Thoát Hoan chẳng hề thấy hoảng sợ hay rùng mình.” (tr.337, c20) Hóa ra Thoát Hoan không chỉ có thần kinh bất thường mà cơ thể cũng bất thường, người một nơi mắt một nẻo.
102. “Mắt Huỳnh chỉ dõi vào mặt trà đang đầy lên trong bôi gốm, nhưng gương mặt nhăm nhún của Trinh Túc hiện rõ lên qua dòng nước sóng sánh lại giúp nàng đọc được hoàn toàn những cảm xúc đang đâm toạc nhau trong lòng vị phu nhân.” (tr.339, c20)
“Khi nhận ra ngay cả việc hít thờ đều đặn cũng chẳng thể bình ổn lại những luồng suy nghĩ đang đâm toạc nhau trong đầu, nàng vội rời khỏi giường.” (tr.474, c29)
Thứ nhất, bối cảnh ở đây là Huỳnh hầu rót trà bưng nước cho Trinh Túc, nhưng mình không hiểu gương mặt phản qua mặt nước trà trong cái bôi tí hin đó rõ chừng nào mà có thể nhìn được những cảm xúc trên đó. Thứ hai, đã là một gương mặt nhăn nhúm (dùng từ “nhăn nhúm” cũng dở) thì sao có thể hiện rõ lên được? Thứ ba, không phải chỉ ở đây đâu mà rất nhiều đoạn trước tác giả cũng hay dùng từ “đâm toạc” cho những danh từ trừu tượng như cảm xúc. Dùng một hai lần không sao vì nó tạo ấn tượng nhưng dùng nhiều nó thành lạm dụng.
103. “Vị rượu đắng chát vừa than trên đầu lưỡi” (tr.342, c20) Chứ không phải rượu cay sao?
104. (tr.348, c21) Mình rất khó hiểu ở chỗ là lúc mấy tướng lĩnh của Thoát Hoan ngồi hội họp ăn uống, mời đào nương vào ca múa thì có mình Thoát Hoan ngồi chán chả uống tí rượu nào nên chỉ có đám tướng kia uống bị dính độc. Ngày xưa các đấng mày râu uống rượu thay nước lã chẳng chơi, đã thế lúc tức lên Thoát Hoan còn hất cốc rượu văng lên cổng son bên mé trái (tr.349, c21), mình không hiểu trong cái chỗ đó phải rộng lắm chứ sao hất một phát mà cốc bay ra cổng được?
105. “Chợt ý thức được vị thế của mình lúc này, nàng quay đầu lại, nhìn thẳng về phía trước.” (tr.355, c21) Rõ ràng người này có hai đầu.
106. “Trời đêm cao tít, treo lủng lẳng mấy ngôi sao rạn vỡ.” (tr.364, c22)
Không hiểu sao to bằng hột vịt lộn hay gì mà thấy được nó rạn vỡ.
107. “Khi mắt đã quen dần với những luồng âm u” (tr.371, c22)
108. “Tầm mắt Huỳnh trở về phía trước mặt khi nàng cảnh giác nhận ra ánh sáng kim loại nguy hiểm đang lao về phía mình và sẽ sát kề nàng chỉ trong vài tích tắc nữa. Huỳnh có hai lựa chọn, và nàng đã chọn ném thứ vũ khí duy nhất mình có trong tay đi để cứa đứt cổ tên đánh lén chứ không phải dùng nó để tự vệ.” (tr.372, c22) Chỉ học kiếm này nọ được một vài năm mà Huỳnh đã lên đến trình độ đệ tử Tiểu Lý phi đao.
109. “Mưa rơi xuống mặt biển tạo thành những luồng âm thanh rền rĩ liên hồi như tiếng trống. Không khí xung quanh biến mất mùi tanh cá và vị mặn mòi của biển cả.” (tr.374, c22)
Mưa ở biển mà như tiếng trống? “Biến mất” vốn là nội động từ, mình không biết sao lại có thêm tân ngữ phía sau.
110. “[...] nhưng vẫn bị hướng tấn công của mũi tên lia rách bắp tai. Vết thương không quá sâu, vậy mà máu túa ra đã thấm ướt vạt áo, nhỏ giọt xuống sàn thuyền.” (tr.384, c23)
Mình không hiểu, có bắp tay bắp chân, giờ có hẳn “bắp tai” à? Chưa kể vết thương không sâu mà túa máu ra nhiều và nhanh thế kia thì cũng tài.
111. “Gió mạnh ngập đầy mặt nước đột ngột dựng đứng lên [..]” (tr.385, c23)
Gió đã mạnh mà chỉ ở mặt nước thì không lẽ là quạt? Lại còn gió dựng đứng lên là sao?
112. “Thốc ngược kiếm lên [...] ổ bụng” (tr.387, c23) rồi mình không hiểu tay Trần Khâm dài cỡ nào mà thốc ngược kiếm lên còn đâm được vào ổ bụng.
113. “Đầu tháng ba, trời nắng nóng như đổ lửa.” (tr.391, c24) Tháng ba mà nóng thì chịu luôn.
114. “Nguyên nhìn đi nơi khác. Khóe môi nhếch lên một nét cười khinh miệt, nàng đưa tay lên che miệng khi ngửa cổ cười lớn.” (tr.394, c24) Nguyên vốn cũng là tiểu thư danh giá hẳn hoi chứ có như Huỳnh đâu mà cười như đàn ông thế không biết.
115. (tr.420, c25) Nguyên giả hôn Thoát Hoan, giấu dao dưới gầm bàn để giết. Ngày xưa cái bàn chủ tướng nó rất bé, hẹp hơn cả bàn học sinh (cái bàn dài dài) bây giờ, và nó không có ngăn. Thế nên giấu kiểu gì? Thà giấu vào tay áo hay gì còn nghe được chứ thế thì giấu vào chân Thoát Hoan sao?
116. “Bàn tay Nguyên đang đặt vai Mận bất ngờ siết chặt; móng để lại trên lớp da trắng mấy đường mẩn đỏ.” (tr.422, c26) Không bàn đến dấu câu sai thì bấu tay chặt chỉ có thể in hằn lên da chứ không thể gây mẩn đỏ như kiểu bị sốt phát ban được.
117. “Thanh kiếm vác trên vai chầm chậm hạ xuống rồi rời vỏ.” (tr.430, c26) Mình mới chỉ thấy đao vác trên vai thôi.
118. “Trăng trôi nhè nhẹ trên sông nước Chương Dương. Trời đêm tĩnh lặng, chỉ đọng lại mấy tiếng dế u bay lên cao vút đè lên âm thanh sột soạt kín đáo của loài côn trùng rúc ráy dưới những trảng cỏ rậm.” (tr.439, c27) Trăng mà trôi? Mà đã có tiếng dế cao rồi tiếng côn trùng mà còn bảo tĩnh lặng được.
119. “Khẽ gật đầu dù biết cậu sẽ không thấy gì giữa bóng tối…” (tr.443, c28) Không biết là tối tới mức bịt luôn mắt hay sao mà không thấy nữa.
120. “Nguồn dưỡng khí ít ỏi đã bị thiêu rụi cùng chiến thuyền của bọn người Thát trong đám cháy. Cố dùng tầm nhìn đâm toạc lớp mù đặc, nàng kinh hãi nhận ra mọi âm thanh dường như đã mất. Không một bóng người trước mắt. Bầu trời vỡ nát. Cánh chim trời đã gãy. Mặt đất nóng ran như sắp nứt thành những cái hố giết người sâu hoắm.” (tr.444, c28) Đây là một trong những ví dụ cho việc dùng đủ kiểu từ gây ấn tượng làm chúng nó chọi nhau chan chát.
121. (tr.445, c28) Huỳnh bị đâm vào bụng mà vẫn đủ sức giằng lấy miếng băng vải mà băng bó cho người khác, cự nự các kiểu nữa.
122. “Mọi từ ngữ nghẹn lại trong họng khi Bùi Phóng bất ngờ nhận một cú phang đau điếng vào thái dương. Máu nóng rỉ ra khỏi vết nứt, chảy thành những đường chân rết loằng ngoằng.” (tr.451, c28) Đầu chứ có phải cái chum đâu mà đập vô là nứt ra.
123. “Thông tin nhà Trần cử người thâm nhập vào lòng địch khiến chúng nhất thời bối rối, những nghĩ kĩ, có việc để làm còn hơn ngồi rỗi rồi mường tường bậy bạ về tương lai.” (tr.454, c28)
124. “Từng câu chữ vỡ tung trên môi, Mận bật khóc nức nở.” (tr.456, c28)
125. (tr.457, c28) Huỳnh dùng trâm cài tóc đâm một phát khiến đối phương chết với tốc độ sét đánh “không một âm thanh đau đớn nào kịp lọt ra khỏi miệng.”
126. “Lời gã khẽ như một hơi thở. Nụ cười ấy hòa vào mắt Huỳnh, nhưng nàng đã chẳng đủ sức để chú ý.” (tr.459, c28)
127. Miệng nàng thoát ra những câu từ méo mó, nhưng đủ để gã nghe thấy:
“Là do em… Đời này, em nợ anh nhiều nhất.” (tr.459, c28)
Mình không hiểu câu thoại này thì có gì mà bị đánh giá là câu từ méo mó?
128. “Khi cơ thể nhẹ tênh trôi dạt giữa dòng chuyển động của từng múi không khí lạnh ngắt như những xác lá vô hồn, Nguyên đã nhắm mắt, trên môi vẹn nguyên một nét cười.” (tr.462, c28)
Trôi dạt trên dòng sông múi cam quýt.
129. “Tiếng tù và vang vọng, rền rĩ và đứt gãy như âm thanh của chim đỗ quyên rúc trong bụi gai, báo hiệu có kẻ đã chết. Tiềm thức chợt dội về một cơn đau dai dẳng, tự như vĩnh viễn cũng không thể mất đi.” (tr.463, c28)
Chim đỗ quyên khóc ra tiếng tù và.
130. “Giữa đêm tối, chữ Liễu ở mặt trong chiếc nhẫn bỗng tỏa ra làn sáng ngọt mắt, những chàng chỉ thấy rợn.” (tr.465, c28)
131. “Lí trí đột ngột đổ xuống, nhấn chìm dòng suy nghĩ mạch lạc, đồng thời khiến miệng Huỳnh bắt đầu lắp bắp.” (tr.465, c28)
Lí trí là cái giữ cho người ta thanh tỉnh, tĩnh tâm lại cơ mà.
132. “Vì họ nghĩ, những người con gái đẹp vốn không hề đủ sức vẽ nên một bức sơn hà cẩm tú đấy thôi.” (tr.483, c30) Ban đầu quân lính báo cáo Nhật Duật là trông Huỳnh không đẹp…
133. (tr.307, c17) Nhờ Hưng Nhượng nói cho câu “Em có tin không, một mình nó có thể làm nên cả khu rừng này?” khi thấy một đồi cây si nối rễ với nhau, thế là Huỳnh tin chắc rằng tất cả chúng đều tựu về một gốc cây chính. Mình thấy chỗ này hơi buồn cười, trong sinh học 12, chúng ta đã được học về ví dụ cây nối thông rễ để hỗ trợ nhau sống. Một cô gái thời hiện đại, nói tiếng Hán thì rõ siêu, trên thông thiên văn (đoạn ngay dưới là chỉ sao rồi kể tích truyện cho Hưng Nhượng) mà cái đó cũng ngạc nhiên rồi tin được.
Mình đã mong đợi khá nhiều khi thấy truyện được quảng bá rầm rộ với những lời khen không ngớt từ độc giả. Thế nhưng cái mình nhận được là những câu từ viết vội vàng, những nhân vật và tình tiết vô lí. Dường như cái tâm của tác giả không đặt trong những gì được viết ra. Văn học tuổi 20 là cuộc thi lớn, dành cho những tác giả trẻ tâm huyết, vốn nên là một nơi nâng đỡ cho những tài năng. Mình không tin trong số hàng trăm tác phẩm gửi về, không có tác phẩm vượt chất lượng của câu chuyện đầy rẫy thiếu sót này.
Mình biết thể loại này rất khó viết, cũng không làm khó tác giả về mặt câu từ phải mang chất cổ hay không khí phải cổ này nọ, cũng không làm khó về những phần tư liệu tra đúng hay không đúng. Dẫu sao cố gắng đọc và cố gắng đưa vào tác phẩm đã là một sự nỗ lực không tồi. Tuy nhiên bài cảm nhận này đã được viết ra nửa với mong muốn cảnh tỉnh các tác giả khác trong việc viết, đặc biệt là lỗi logic và cách dùng từ, nửa phần cũng do bất bình với một tác phẩm nhiều lỗi lớn mà tác giả lại sẵn lòng đem đi dự thi rồi nxb sẵn lòng cho in và thậm chí trao giải. Khoan dung không có nghĩa là buông thả. Mượn lời một người chị trên văn đàn mạng - “Viết là nghệ thuật. Viết là kĩ năng.” (Nguyên gốc: “Writing is an art. Writing is a skill.” - Kal Kally). Bởi là nghệ thuật nên phải có tâm, bởi là kĩ năng nên phải rèn giũa, mong rằng từ bài cảm nhận này của mình, không chỉ tác giả Đặng Hằng mà những người cầm bút khác cũng phải tự nhắc nhở bản thân hai điều ấy.
Người viết cảm nhận: Grand Corbeau
Tên tác phẩm: Nhân gian nằm nghiêng
Tác giả: Đặng Hằng
Thể loại: dã sử, chính kịch, lãng mạn, kì ảo
Rating: NC16
Tóm tắt: Nhân vật chính là Huỳnh trong một lần chèo thuyền trên sông với Bùi Phóng, thuyền lật khiến cho cả hai người cùng bị xuyên không (xuyên nguyên thể xác) về thời nhà Trần, chính xác là dưới thời vua Trần Nhân Tông (Trần Khâm) đang trị vì.
Đây là tác phẩm dự thi cuộc thi “Văn học tuổi 20” lần thứ VI do NXB Trẻ tổ chức và được độc giả cũng như biên tập khen ngợi nhiều. Mình cũng tò mò, lâu rồi không đọc văn do các tác giả Việt trẻ viết mà văn dã sử thì lại chưa đọc ai trẻ viết bao giờ cho nên cũng cố công đi mua quyển này dù nhà mình đã có mấy chục quyển chưa lật ra. Rồi cũng vì Trẻ sắp trao giải nên mình cũng cố xếp lịch đọc cho nóng, đọc xong rồi thì phải viết cảm nhận thôi nhỉ?
Điểm cộng của tác phẩm là hiểu biết về bối cảnh, có thể nói là tác giả chịu khó đọc nhiều tư liệu từ mạng đến sách. Dù có nhiều nguồn không hẳn là đáng tin, nhưng dù sao Đặng Hằng cũng đã đọc nhiều nhất có thể để phục dựng lại bối cảnh, xây dựng không khí cho tác phẩm và thế là đã được quá nửa rồi, nửa còn lại phụ thuộc vào ngôn từ. Tất cả từ những điều nhỏ nhặt như dùng cốc chén gì để uống, ăn uống thức gì, mặc gì, nghe/xem các loại hình nghệ thuật gì đều được đề cập để làm rõ nhất từng góc quá khứ. Điều thứ hai đáng khen là phụ lục tỉ mỉ về các nhân vật. Tuy nhiên mình nghĩ có thể để cái này ở phía trước truyện thay vì để ở sau vì lúc đầu mới đọc vào thì những đứa yếu sử như mình hơi bị choáng. Dù có thể đọc trước thì cũng không thấm nhiều nhưng ít nhất cũng biết sơ sơ về nhân vật đó, đủ để có hiểu biết cơ bản. Nhân vật mình thấy hay nhất, lạ lùng là Trần Quốc Nghiễn. Phải nói rằng cái thu hút ở một nhân vật với mình là sự chân thực, và chỉ khi nhân vật được xây dựng tốt thì nó mới có tính chân thực. Ở Trần Quốc Nghiễn có cái sắc sảo, đôi khi là hơi ghê gớm của một con người dường như không thích mở lòng cho lắm. Chính bởi sự sắc sảo ấy mà các lựa chọn hành động của ông cũng khá mạnh tay, rất lý trí chứ không theo cảm tính như nhiều nhân vật khác. Bên cạnh đó ngôn từ của Trần Quốc Nghiễn cũng khá sắc bén, mỉa mai. Một con người duy nhất từ đầu tới cuối mình thấy có sự hành xử đúng với tính cách cốt lõi mà không phải nhân vật thoáng qua (như Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư hình như xuất hiện thoáng qua có 1-2 lần). Nói về nhân vật thích nhất thì không thể bỏ qua trường đoạn mình thích nhất, đó là chương 9 tả cảnh hái sen. Thanh nhã, dịu dàng, thấm đẫm chất đẹp truyền thống dân tộc, mà ngôn từ trong chương này cũng đặc biệt uyển chuyển. Lâu lắm rồi mình mới say sưa với một cảnh tả sen như thế, và mình thật sự thưởng thức trường đoạn đó.
Điểm trừ thì có thể liệt kê khái quát như sau:
- Lỗi chính tả. Đặc biệt ở các chương cuối, lỗi chính tả rải rác nhiều như “khụy chân”, “mường tường”, “bắp tai”,...
- Lỗi xây dựng nhân vật: Tính cách của các nhân vật dù đã cố đặc tả nhưng vẫn mờ nhòa và nhiều khi mâu thuẫn. Ví dụ Huỳnh được xây dựng theo hình tượng cô gái mạnh mẽ nhưng cũng hơi nội tâm, tuy nhiên khi buồn phiền lúc thì tỏ ra như không có gì, lúc thì lại im lặng khác thường. Trần Quốc Toản đúng là còn bồng bột nhưng không phải kiểu trẻ con, luôn làm nũng vì phải hiểu rằng nam nhi thời đó trưởng thành rất sớm. Huống chi Quốc Toản có chí lớn, muốn lập công giữ nước chứ không chỉ là đứa trẻ choai choai. Nhân vật xấu thì lúc nào cũng phải có vài cảnh ngồi trong chỗ tối cười đểu, trên đời mà thế thì đã chẳng lắm đứa bị lừa.
- Lỗi dùng từ. Vô số kể những lỗi dùng từ mà còn lặp đi lặp lại trong tác phẩm. Ví dụ cụm từ “hít một hơi sâu hun hút”. Chưa kể đến việc lạm dụng các từ sắc thái mạnh như “đâm toạc”, “xé nát”, “bung”,... làm cho câu văn bị khoa trương, tối nghĩa.
- Lỗi logic. Lỗi này rất nặng và dàn trải trong truyện. Có những lỗi vô cùng kì lạ mà mình không hiểu sao có thể cho nó xuất hiện được ví dụ như Nhật Duật thì ngồi trên bàn (đang có tiệc tiếp đãi sứ thần vào buổi tối), Huỳnh thì bị giải vào trong sân đình, thế mà Nhật Duật có thể lấy lí do vì đồng tử không dãn nên không nói dối để bào chữa. Rồi những phép so sánh “khác thường” xuất hiện với tần suất không nhỏ như so tiếng tù và với tiếng chim đỗ quyên trong bụi gai, khúc xương người chết thì tưởng khúc gỗ mục, hơi thở nhẹ tênh tựa bóng cha già,...
- Lỗi kiến thức. Phải nói là trong truyện “khoe” rất nhiều kiến thức. Cảm giác tác giả không biết đưa vào một cách khéo léo trong bối cảnh mà cứ cố nhét tất cả những gì mình biết vào truyện với mong mỏi rằng nó sẽ tạo ra không khí cổ đại. Đó chưa phải vấn đề, vấn đề là kiến thức còn không chắc chắn, ví dụ như đoạn Huỳnh hỏi khi nào con người có thể vượt qua “tam độc” để tiến tới cõi Niết Bàn. Thực chất muốn tiến tới cõi Niết Bàn, con người còn cần vượt qua nhiều bước khác chứ không chỉ là “tam độc”.
- Lỗi tình tiết. Mình cảm giác tác giả tạo ra nhiều tình tiết hơi gượng ép, ví dụ như rất nhiều lần gặp mặt của Huỳnh và Nhật Duật, Bùi Phóng và Ích Tắc đều diễn ra khi đêm tối, không ngủ lại ra ngoài đi loanh quanh gặp nhau. Một hai lần còn được, đây cho số lần đếm không xuể nữa. Ngoài ra thì trong lịch sử vốn dĩ theo mình học thì Trần Nghiễn cứu Hưng Nhượng sau khi Hưng Nhượng bảo cha là Trần Quốc Tuấn chiếm ngôi vua. Thế mà nghiễm nhiên ở đây Huỳnh thế chỗ cho Trần Nghiễn cản một kiếm đó của Trần Quốc Tuấn. Mình nghĩ viết sao thì cũng nên tôn trọng lịch sử, huống chi tình huống cứu đó rất phi logic vì Huỳnh dùng tiễn bắn, mà với tình huống gấp gáp như thế có thể bắn chuẩn xác không làm Trần Quốc Tuấn bị thương mà vẫn cản được thì chắc hẳn không phải chuyện dễ dàng gì với một người mới đụng vào vũ khí một vài năm như Huỳnh.
1. “Huỳnh thốt lên, kinh hãi vì câu không tròn tiếng.” (trang 5, phần dẫn) vì sao câu không tròn tiếng lại kinh hãi? Mà hẳn chúng ta còn nhớ hồi trước đây không lâu khi đang còn vụ “tròn - vuông - tam giác” chúng ta đã được dịp tìm hiểu về các đơn vị của ngôn ngữ: âm tố (phoneme) - âm tiết (syllable) - từ - câu - văn bản, quan hệ giữa các đơn vị của ngôn ngữ là quan hệ cấp bậc - các đơn vị lớn hơn sẽ bao hàm và được cấu tạo từ các đơn vị nhỏ hơn. Tiếng Việt thường gọi gần gũi đơn vị âm tiết là “tiếng”, đột nhiên đến đây mình chợt hiểu ra vì sao Huỳnh ngạc nhiên, hẳn là vì có thể loại “câu không tròn tiếng”.
2. “Huỳnh cựa người, chới với tìm một điểm tựa trôi trong làn khí.” (trang 6) Điểm tựa lại còn trôi nữa thì cũng hơi lạ.
3. “Cách xưng hô lạ lẫm khiến Huỳnh không khỏi ngạc nhiên, nhưng tâm trí chưa kịp khoác ý định tìm kiếm câu trả lời đã bị kéo tuột về tiềm thức sâu xa.” (trang 7) Tâm trí bị kéo về tiềm thức là sao?
4. “Ngay khi tuyệt vọng lên đến đỉnh điểm, một lực tác động mạnh lên gáy bòn rút toàn bộ sức lực trong người cô gái, đồng thời kịp chặn đứng mọi ý định hành động của ả.” (trang 18, chương 1) “bòn rút” là từ chỉ trạng thái mất sức lực chậm, không lẽ có một lực tác động nào có thể ngay lập tức chặn đứng hành động mà lại chỉ bòn rút chậm rãi sức lực của đối phương?
5. Người ta thì muốn chứng thực mình đang tỉnh bằng cách cấu, tát bản thân, còn Huỳnh thì “tìm một viên đá ghè đầu mình ra để chắc rằng bản thân vẫn còn cảm thấy đau, hay ít nhất là thoát khỏi cơn mê sảng quái ác.”
6. Ban đầu khi Huỳnh bị Trần Quốc Nghiễn và Trần Nhật Duật nhặt được, cô mới xuyên không còn nguyên quần áo tóc tai người hiện đại, răng thì trắng. Nhật Duật lúc đó thế mà có thể nghi cô là người của địch, tính thả ra để cô chạy về quân doanh địch, cho người đi theo để lần ra dấu vết. Lấy lí do là Nhật Duật nghĩ cô là người Tống lưu lạc sang Đại Việt, chàng lại thân với người Tống nên nhân lúc không ai để ý liền vào lều cởi trói, giục cô đi (lí do giải thích với Huỳnh). Thật sự lí do này quá gượng ép, Huỳnh ngay từ đầu được xây dựng kiểu cô gái thông minh mà cũng có thể chấp nhận lí do này không nghi ngờ thì quả thật hơi kì lạ.
7. “Ánh nắng bên ngoài dường như khiến nó phật lòng. Vừa chạm tới nguồn sáng bỏng rát ấy, hay chính xác hơn là phát hiện ra con mồi béo bở của mình đang phơi thây trên một mỏm đá như mời gọi, nó lập tức lồng lên.” (trang 25, chương 1) Thế con mồi là nguồn sáng?
8. “Anh ổn chứ?” (trang 28, chương 1) Cũng không vấn đề gì trừ việc mình không nghĩ có ai dùng câu này ngoài đời thường khi hội thoại.
9. “Góc cạnh sắc nhọn từ miếng gốm tan nát đâm toạc võng mạc, truyền vào trí óc rối loạn trong nàng luồng dự cảm bất an. Huỳnh run rẩy ngước lên, van vỉ cái nhìn đáp lại từ Nhật Duật nhưng người ấy đã không còn để tâm tới nàng nữa.
Thẳng trước mặt nàng là người đang ngồi trên ghế báu. Quyền uy từ chiếc ngai lớn xộc thẳng vào lí trí, bình ổn đi bao làn sóng cảm xúc đâm toạc nhau trong người nàng.” Gồng quá sức.
10. Bối cảnh: Trong sân đình, vua ngồi trên, ngay dưới là Trần Nhật Duật ngồi đối diện với Sài Thung, ở giữa thì đang ca mua tổ chức tiếp đón Sài Thung (đang mở tiệc) trời tối, có đèn lồng và đuốc sáng. Huỳnh bị lôi vào đứng ở giữa sân đình truy tội, Nhật Duật thế mà lại có thể nhìn thấy được độ giãn mở của đồng tử của cô để lấy đó làm căn cứ biện minh rằng cô vô tội. (tr 52, c 2)
11. “Một giọt khóc chầm chậm thành hình rồi bung thân khỏi mí mắt.” (tr.56, c.2)
“Giọt nước vừa bung khỏi mi, chưa kịp lăn xuống đã thấm trọn vào cái khăn bịt mắt.” (tr.233, c.12)
12. “Áp suất đè bẹp lồng ngực, căng tức đến khó chịu.” (tr.61, c.3) đè bẹp mà còn có thể bị căng tức được.
13. Bối cảnh: Sài Thung tự đập vỡ hổ phù rồi gán tội vạ cho một người bất kì (mà không may là Huỳnh). => Âm mưu của nó là đổ vấy cho dân Việt làm vỡ còn bù lu bù loa khá dễ hiểu mà Trần Nhật Duật vốn dĩ rất mưu trí lại còn hỏi Huỳnh “Nàng có biết lí do vì sao mình lại bị Sài Thung chọn để gán tội không?” rồi để Huỳnh phải tỏ ra mình thông minh mà trả lời “Đừng nghĩ theo hướng đấy.” (tr.64, c.3)
14. Không giải thích vì sao Huỳnh biết tiếng Hán?
15. “Con nên nhớ, dưới đôi mắt tuệ giác của đức Phật, con người chính là sự hiện hữu của thập nhị nhân duyên.” rồi Huỳnh khen đúng đắn, cảm giác được rộng mở tầm mắt? Mình thấy hơi bối rối với cái này do đây chỉ là cặp phạm trù nhân - quả trong 6 cặp phạm trù của triết học Marx thôi mà nhỉ (tr.70, c.3)
16. “Gã nô bộc cao đến gần năm thước.” (tr.74, c.4) Chú thích là năm thước = 2 mét. Dân Việt hồi đấy mà cao được thế thì chắc giờ toàn trên 2m cả.
17. ‘Mọi cảm xúc trên gương mặt ấy bỗng được bóng tối hậu thuẫn, vì thế mà khuất lấp đi phần nào. Tiếng Ích Tắc trầm ồn, từ tốn đáp lại:
“Mau báo cáo đi!” ’ (tr.75, c.4)
Thứ nhất là không phải tự dưng mặt ổng bị che hay gì để mà che khuất đi nhiều biểu cảm hơn lúc trước. Thứ hai, sai chính tả, thứ ba, đã từ tốn thì không có dấu chấm than.
18. “Cảm giác mơ hồ cứ lềnh phềnh mãi trong lòng, không cách nào ép bẹp xuống được.” (tr.77, c.4) mình không nghĩ dùng từ “lềnh phềnh” hợp lắm vì nó thường để chỉ cái gì đấy trôi nổi kiểu xác cá, rác rưởi hay gì đó.
19. “Nơi lằn ranh giới giữa sống và chết bị định đoạt bởi sự mạnh yếu, thứ chỉ cách nhau trong gang tấc, có thực sự là định mệnh của những người mang họ Trần.” (tr.80, c.4) diễn đạt quá tối nghĩa, rối rắm.
20. “Đĩa đèn dầu trên tay đã nóng ran những nàng không thể ngăn mình ngừng bấu chặt lấy nó. Khung cảnh về đêm giữa nơi đất Phật tịch mịch và ma quái đến mức có thể hù chết bất kì kẻ yếu bóng vía nào. Khói nhang từ các điện thờ đầy bóng tối hai bên hành lang nghi ngút vờn đuổi trong khí quyển…” (tr.83, c4). Từ “bấu chặt” vốn chỉ dùng khi bám vào những vật vững chãi, điểm tựa. Từ “khí quyển” dùng cũng không hợp lí.
21. “Củi khô trong trí tưởng tượng của Huỳnh ban nãy thực chất là những khúc xương người.” (tr.91, c.4) Củi khô rất giống xương người?
22. “Giọng nói của Hán Siêu đều đều đi vào tai phải, chưa kịp trở thành dải âm thanh có nghĩa đã nhanh chóng chui tuột khỏi tai còn lại.” (tr.94, c.5) Vậy ra là từ ngữ sau khi phát âm ra còn phải được mã hóa kiểu gì đó để thành dải âm thanh có nghĩa rồi mới thẩm thấu vào đầu óc con người được.
23. “Đó là lần đầu tiên gã nhận ra tìm một người giữa biểu người lại khó khăn như vậy.” (tr.95, c.5) Bùi Phóng là một người thông minh, mình không nghĩ hắn lại có thể ngốc nghếch mà cho rằng tìm ra Huỳnh giữa một biển người là dễ (trong khi còn không biết Huỳnh có xuyên cùng mình không).
24. ‘... vậy mà lời nói ra vẫn như nước chảy mây trôi, thanh cao thoát tục:
“Nhắc lại cho ta sáu bại chiến kế trong Binh pháp Tôn Tử.”’ (tr.96, c.5)
Mình không hiểu câu thoại kia thì có gì là thanh cao thoát tục.
25. Trang 99 - 100, chương 5: Ban đầu miêu tả Huỳnh đang lo sợ, “Một nỗi sợ mơ hồ vẫn lửng lơ treo trên đầu.”, thế mà ngay trang sau lại viết “Qua thời gian, chàng dần quen thuộc với thói quen của Huỳnh để nhận ra thứ cảm xúc nàng đang che giấu. Buồn tủi được phân định rạch ròi với những trạng thái cảm xúc khác bởi khi ấy, nàng im lặng. Một tuần nay, Huỳnh im lặng. Nàng trở về giống cái xác không hồn từng được người ta rước về phủ đệ hai tháng trước. Trầm lặng, dửng dưng và tách biệt.” Rốt cuộc thì độc giả cũng không hiểu nổi là Huỳnh đang sợ hay buồn tủi.
26. “Đó chắc chắn là một người tốt, nhưng có đáng tin hay không thì hai tháng tiếp xúc vẫn chưa có nàng câu trả lời trọn vẹn.” (tr.102 - 103, c.5) người tốt không đáng tin thật à?
27. Chương 6: Ích Tắc bị trúng độc, may được Bùi Phóng giúp thuốc thang (còn bón thuốc cho cơ) trong khi đó vốn dĩ Bùi Phóng không phải quá thân cận với Ích Tắc, cũng mới tới phủ. Thế mà chưa gì Ích Tắc đã phong Bùi Phóng lên làm cách tay phải của mình. Tuy sự thật là Ích Tắc và Bùi Phóng đều có dụng ý trong động tác này nhưng không tránh khỏi hơi khiên cưỡng. Ích Tắc vốn là người hơi lạnh nhạt, mà hai người cũng không ở một mình mà còn biết bao người xung quanh nhìn vào nữa.
28. “Hàng trăm con người cùng diễn tập, động tác đều đặn và chuẩn mực như một bông hoa hết xòe lại cụp.” (tr. 127, c.6) Không phải hoa gì cũng xòe rồi cụp, mà xòe cụp thì nó không có chuẩn mực.
29. “Anh không thích thằng bé à?”
“Còn dám hỏi nữa ta sẽ cắt luôn phần cơm tối của nàng.”
“Nhưng nó rất đáng yêu mà.” Thấy Nhật Duật đáp sẵng, Huỳnh bèn bĩu môi đanh đá.
Đôi ba câu hát vu vơ bỗng chốc vỡ vụn trong cổ họng. Có tiếng hét thất thanh phía sau vọng tới, xé toạc lời Nhật Duật thành hai mảng tách biệt.” (tr.131, c.6) Ô hay, ND đã nói xong lâu rồi còn gì mà xé, hơn nữa nói “xé toạc lời nói thành hai mảng” rất tối nghĩa.
30. “Sông ngòi rạch xé Văn Trinh thành nhiều mảng tách biệt [...] Gió ngụp lặn trên những đầu sóng.” (tr.137, c.7) Gió lặn xuống biển rồi trồi lên?
31. “... đồng hiện cùng mái đình vút cong, mềm mại.” (tr. 138, c.7) đã đồng hiện còn cùng.
32. “Mái ngói âm dương xếp chồng lên nhau thành lớp vảy cá chép sắp hóa rồng thiêng.” (tr.138, c.7) cá thường thì không có vảy?
33. “... tựa vốc đời người phụ nữ ấy.” (tr.140, c.7) đời = đất?
34. “Lệnh bà, con người vốn dĩ phàm tục. Liệu bao giờ chúng ta mới dứt được tam độc để có thể tiến tới cõi niết bàn như các vị La Hán.”
“Con người cần nhất là diệt khổ để tìm đến sự giác ngộ, sao còn mong có thể đoạn diệt sinh tử làm gì.” (tr.142, c.7)
Mình không hiểu cái đoạn hỏi về Phật này có liên quan gì đến truyện. Thứ hai nữa là qua được “tam độc” đâu phải là có thể tiến tới cõi Niết Bàn ngay.
35. “Việc nhà nào cũng chuẩn bị nồi gang để nấu bánh cưng khiến Bùi Phóng có đôi chút lạ lẫm.” (tr.144, c.7) Ủa ủa giờ người ta vẫn xài nồi gang nấu như thường mà. Hơn nữa Bùi Phóng có vẻ rất hiểu về sử, sao lại thấy lạ?
35. “Chuẩn bị tết nhất tưởng ít việc…” (tr.144, c.7) Ủa tầm bậy, chưa nhà nào chuẩn bị tết mà ít việc kể cả bây giờ lễ giáo đã được giản lược nhiều
36. “Vừa sáng bảnh mắt, bà cả đã gọi cả đám gia nhân cùng học trò tới, đưa cho mỗi đứa một bao giấy đỏ gấp gọn đựng tiền mừng tuổi, huyên thuyên những điều cấm kị đầu năm.” (tr.146, c.7) bà nhắc nhở chứ đâu mà nói bà cả huyên thuyên.
37. Toàn miêu tả những đoạn Huỳnh nói chuyện riêng với Nhật Duật, thân thiết lắm thế mà cứ bảo là “Thân không thân, sơ không sơ” (tr.152, c.8)
38. “Tập trung!” Nhật Duật hét rống lên. (tr. 151, c.8)
39. “Những đòn tấn công của Nhật Duật uy mãnh bao nhiêu thì đường kiếm Huỳnh xuất ra lại mềm mãi, đẹp đẽ bấy nhiêu, dù bản thân nàng đang mặc bộ áo võ thô lậu của đám đàn ông.” (tr.152, c.7) Huỳnh tới đây cũng được vài tháng thôi chứ mấy, mới học võ được vài ba ngày mà tả hay ghê vậy. Người ta khổ công học võ cả năm còn chưa ăn ai, nói gì học kiếm mà bảo đánh mượt này nọ. Để mà đẹp thì phải thuộc dạng thiên phú cực kì, mà cũng phải luyện tập qua vài năm là ít.
40. Trang 152, chương 8: Đang đấu kiếm căng não thế mà tự dưng Huỳnh lại nhắm mắt xong bắt đầu hồi tưởng này nọ? Giả sử trong lúc nguy nan như kiểu có con hổ sắp vồ mình xem các bạn có thể ở đó bắt đầu nhắm mắt hồi tưởng quá khứ được không?
41. “... Huỳnh chỉ thấy loáng thoáng vài gương mặt hốt hoảng trước khi hoàn toàn chìm vào màu xanh đục ngầu. Hình ảnh những bóng dáng bé xíu xô nhau bỏ chạy nhạt dần nơi đáy mắt. Tiếng tri hô chưa một lần chạm tới màng nhĩ.” (tr.152, c.8) Chưa chạm vào màng nhĩ = chưa nghe thấy thì sao mà biết có tiếng tri hô trong khi đang tả dưới ngôi ba giới hạn của Huỳnh?
42. “À á à à ời… À á à à ơi… [...] À á à à ơi à á à à ơi…” (tr. 155, c.8) mô phỏng tiếng ru chân thực đến không thể chân thực hơn.
43. “Huỳnh không muốn lưu lại một dấu vết gì trong xã hộ này…” (tr.159, c.8)
Bối cảnh: Huỳnh và Trần Khâm đang đàm luận về Nho giáo, đột nhiên Huỳnh lên tiếng hỏi “Quan gia, chuyện của thân vương…” (tr.160 - 161, c.8) vốn dĩ cuộc đối thoại chẳng liên quan gì về việc triều chính, nhưng rồi tự cô ta lại đề cập đến, muốn dò hỏi thông tin. Rốt cuộc không muốn lưu lại dấu vết gì thì tại sao không im lặng?
44. “Hoàng đế hít một nhúm không khí lạnh vào phổi.” (tr. 162, c.8)
45. ‘Lòng bỗng dâng lên một dòng cảm xúc xấu, Trần Khâm lập tức dìm nó xuống rồi đưa tay xoa xoa hai hốc mắt để quên đi. Người bỗng buông một câu không ăn nhập với chủ đề trước đó:
“Sống trong Phượng thành quả thật rất mệt mỏi.”’ (tr.162, c.8) Ừ muốn quên đi nhưng tự mình lại nhắc ra đằng miệng nó ngay sau đó.
46. “Hậu muốn đặt tên con là gì?”
“Mọi chuyện xin theo ý quan gia.”
“Thượng hoàng đã chuẩn bị cho trưởng hoàng tử một cái tên. Vậy ta lấy tên Khâm đặt cho con, là Trần Khâm.”
Cao hiểm, tôn kính ư? Với dân đen mà nói, họ chỉ cầu sống cuộc đời tầm thường, an nhàn đến già. Nhưng phúc phận của kẻ sau này sẽ nối nghiệp thành quả tổ tông để lại thì chẳng có cầu từ nào phù hơp hơn. Là tâm phải sâu. Là đức phải dày.
Năm ấy…
Khi khổ lụa thượng hoàng dùng để đề tên trưởng hoàng tử được mở ra, Trần thị đã ngỡ ngàng vì đó là một chữ Khâm vô nghĩa. Người trong dân gian luôn tin cái tên đầu tiên sẽ gắng liền với số kiếp của đứa trẻ mới chào đời. Mong ước sau kiếp nhân sinh đã được được thượng hoàng gửi trọn vào cái tên này.
Tên người có một chữ Cảnh, để rồi cả đời thượng hoàng dùng ánh mặt trời ấy thiêu đốt hạnh phúc của một người con gái. Con trai người, húy là Hoảng, muốn bá nghiệp vương đồ rọi sáng nghìn thu đồng nghĩa với một đời đế vương chẳng thể yên rỗi ngồi trên ngai vàng. Tiên đế đến khi thoái vị mới có thể giác đạo, ngộ rõ tính Không và sự giải thoát của trí tuệ Bát Nhã. Gốc rễ mọi thống khổ của đời người chính là ngã chấp. Cả một đời yêu ai, hận ai chẳng thể tự mình định đoạt. Phải đến khi thực chứng tính Không, tiên đến mới có thể nhổ hết mọi đau khổ trần tục trong lòng.
Chư hạnh vô thường
Thị sinh diệt pháp
Sinh diệt diệt dĩ
Tịch diệt vi Lạc.
Không là vạn sự. Vạn sự là Không.
Cái tên Khâm, xét cho cùng cũng chỉ là bản chất tục đế.
(chú thích: tục đế = sự thật tương đối, phàm tục).
Đây là một đoạn được trang Văn học tuổi 20 đăng tải trên facebook để quảng bá cho "Nhân gian nằm nghiêng".
Xét về mặt câu từ thì đoạn này rất có vấn đề. “Cuộc đời bình phàm/bình thường” khác hẳn với “cuộc đời tầm thường”. “Mong ước sau kiếp nhân sinh”? Mong ước sau khi chết?
Xét về ý thì càng có vấn đề. Rốt cuộc việc hoàng tử đặt tên thì liên quan gì đến mong muốn sống “tầm thường” của dân đen? Rồi thì phần đằng sau đang nói đến tên các vị vua, tự dưng đề cập đến chuyện tiên đế ngộ rõ tính Không làm gì? Rồi cho câu chốt lại đúng với mấy ý trên, nói chung là viết vòng vo, ý tứ không rõ ràng.
47. “Nàng ta đề phòng tất cả mọi người. Mỗi ý định, hành động của nàng ta, dù cố tình hay vô ý, thì mục đích cuối cùng đều là để tư lợi.” (tr.165, c.8)
Thế lúc trước khi bị thích khách đuổi, Huỳnh đòi đổi áo với Trần Khâm để đánh lạc hướng thì là hành động tư lợi? Dễ chết như chơi (hoàng bào màu vàng nổi lắm à nghen), bị túm thì gần như chắc chắn chỉ có nước đi đời. Chưa kể làm xong thì cũng chẳng được lợi ích gì vì rõ là Huỳnh không đòi được trả ơn gì sau đấy.
48. “Một chớm hè sót lại trên chóp mũi tháng sáu.” (tr.167, c.9) chớm hè = bắt đầu sang hè, sót lại = sắp hết.
49. “Cả vùng nước mênh mông đơn độc một chiếc thuyền nan đang chòng chành di chuyển giữa những tầng tán lô nhô cao thấp.” (tr.168, c.8) tầng tán nước? Lá cây?
50. “Ngọn đuốc trên tay Chiêu Văn vương nhịp nhàng lên xuống theo từng bước chân. Sỏi đá lục khục như ho hắng, vô tình tạo nên ngọn nguồn âm thanh sống động và hào hùng của một cuộc chiến đã chìm vào quá khứ. Đó đâu phải kí ức của nàng, càng không phải của một ai đó quen thuộc.” (tr.173, c.9) Mình không hiểu tiếng sỏi đá khua thì liên quan gì đến âm thanh hào hùng của cuộc chiến. Hơn nữa câu sau rất không ăn nhập, dĩ nhiên đó không phải kí ức của Huỳnh, còn kí ức của ai đó quen thuộc là ai? Nhật Duật hay ông bà, bố mẹ Huỳnh? Mà việc kí ức đó thuộc về ai liệu có phải là điều đáng quan tâm để đề cập?
51. “Tán cây nặng nề đổ bóng xuống nơi Huỳnh đang đứng khiến màn đêm phủ phục dưới chân càng thêm đậm màu.” (tr.180, c.9) Thế là màn đêm thì dưới chân còn trên đầu là ban ngày?
52. “Người ngoái nhìn hình ảnh Huỳnh phản chiếu méo mó trên gương. Nhìn sâu vào ánh mắt ấy, người nhận ra những dung chứa trong đó hệt như ngon nguồn cảm xúc khi nàng bình thản bước ra sân lớn lĩnh án trong đêm tối điện Tập Hiền trước kia.” (tr.186, c.9) Mình cũng không hiểu, đã tả thật là gương đồng nhìn qua thì không chân thực (hình ảnh méo mó, mà chắc chắn là mờ), lại còn tả là nhìn sâu rồi nhận ra cảm xúc này nọ?
53. “Tĩnh lặng phủ phục dưới chân con người, làm tăng thêm khiên cưỡng trong từng hơi thở.” (tr.187, c.9) Vâng, chỉ cách vài trang mà chúng ta đã gặp lại y nguyên một cấu trúc tả đó và vẫn sự phi logic đó.
54. “Tấm rèm bàng bạc mưa nắng đứng nép bên khung cửa lớn khe khẽ lay động. Lớp vải mềm mại lướt qua mu bàn tay Trần Khâm đang hờ hững chống trên cằm, không lưu lại bất kì cảm giác êm mượt nào trên da thịt.” (tr.190, c.10) Vải mềm mà bảo không lưu lại cảm giác êm mượt nào.
55. “Chân đi mãi cũng thành chốn qua lại.” (tr.190, c.10) Cái chân thành chốn qua lại?
56. “Và khác với bao tuổi trẻ say mê thuật binh khô cứng ngoài kia, ở đây, họ đã có thứ khác, đàn ông, thi vị hơn, là tiếng đàn của giai nhân.” (tr.192, c.10) Mình cũng không hiểu ai vẩy cho một rổ dấu phẩy vào câu này nữa.
57. “Mồ hôi của người nông dân ròng rã thấm vào áo, nhục nhằn đổ xuống ruộng đồng mênh mông và mãi mãi nằm im trong lòng đất mẹ.” (tr.192, c.10) Tại sao lại là “nhục nhằn”? Có gì nhục?
58. “Trà hẵng còn đầy. Trần Khâm nhấp môi, từ tốn thưởng thức cả hương và vị trong chất nước vàng đục.” (tr.193, c.10)
“Cốc trà trên tay rơi xuống. Thứ nước vàng đục đổ đầy khắp người.” (tr.227, c.12)
Rồi, mẹ mình uống trà hơn chục năm nay chưa bao giờ thấy trà mới pha màu vàng đục bao giờ luôn.
59. “Chốn nhân gian, người ta coi trà như một món giải khát mạt hạng. Trong giới quý tộc, thứ nước ấy lại đại điện cho một nếp sống tinh tế và sang trọng hơn.” (tr.193, c.10) Sai chính tả “đại điện”. Vấn đề về logic: Chốn nhân gian thì không bao gồm giới quý tộc? => giới quý tộc sống ở trên trời? Hơn nữa ngay những người nhà nông thôi chứ chưa phải phú hào gì cũng đã rất biết “thưởng trà”, cụ thể, mời đọc “Vang bóng một thời” của cụ Nguyễn Tuân để hiểu được cái thú chơi thơ, chơi hoa, thưởng trà của nhiều tầng lớp nông dân đến trí thức, nhà nghèo đến nhà giàu.
60. “Được ấp ủ bởi những cánh hoa đẹp nhất kinh thành Thăng Long, trà tâm sen cho đến ngàn đời sau vẫn sẽ giữ được cái khí chất của một người đàn ông được trui rèn kĩ lưỡng.” (tr.193, 194, c.10) mình chưa bao giờ biết đến cái ý nghĩa này của trà tâm sen luôn.
61. “Những mũi giáo, nhát gươm không hề nương nể hoàng thân, liên tiếp chọc tới từng đợt cuồn cuộn như thác lũ.” (tr.207, c.11) Mình không hiểu sao có thể so sánh với thác lũ.
62. Vấn nạn trong xây dựng tính cách nhân vật là nhân vật nào xấu cũng phải tỏ ra nguy hiểm, chui vào chỗ tối tăm không ai thấy rõ để cười đểu. Sự là trên đời những thằng khốn nạn thì nó rất giỏi đeo mặt nạ, chứ đứa nào cũng thế thì đã dễ rồi, thì Đường Tăng đã không năm lần bảy lượt bị yêu quái lừa.
63. Không biết vì sao ai ở trong này cũng bị chứng khó ngủ dù trời mát hay nóng, có thích khách hay không. Lúc nào cũng thấy nữ chính Huỳnh với Trần Nhật Duật hoặc Bùi Phóng với Ích Tắc, Trần Khâm dậy lúc nửa đêm rồi bắt đầu uống rượu thưởng trà đàm luận chuyện nhân gian. Nếu muốn họ gặp nhau, có không gian nói chuyện thì không phải cứ lôi cổ nhân vật thức đêm để xe duyên hay để tiện lúc bàn chuyện chính sự đâu.
64. “Ta muốn nàng đi Vân Đồn một chuyến.”
“Chẳng phải việc triều chính gần đây rất bận rộn sao?”
“Đừng hiểu nhầm.” Nhật Duật nhún vai như muốn trêu chọc Huỳnh, nhưng giọng chàng lại vô cùng nghiêm túc “Ta đâu nói sẽ cùng nàng tới thương cảng.” (tr.216, c.12)
Mình không hiểu câu trên của ND có ý nào làm Huỳnh ảo tưởng là ND sẽ đi với mình, thật sự nên lúc mình đọc xong mình cứ ớ ra như người ngẩn ngơ.
65. Tên phần 2 trong chương 12 là “Nhất điểm nhất họa”, chú thích trong tác phẩm bởi tác giả “Một chấm, một vẽ. Trong sách Nhan thị gia huấn, chương Thư chứng, Nhan Chi Thôi viết: Minh minh bất tri nhất điểm nhất họa, hữu hà ý yên. Dịch nghĩa: Mờ mờ không biết một chấm một vẽ; sao có ý nghĩa gì? Ở đây, nhan đề ý chỉ sự mơ hồ, không rõ ràng.” (tr.216, c.10)
Mình nói thật nhé, người ta lấy một câu thơ, mình mượn ý câu thơ nhưng chỉ muốn lấy một phần chữ thì nên chọn phần chính. Đây lại chọn cái phần phụ của phụ, “một điểm, một chấm”? Nó có nghĩa gì chứ? Nó là phần chính của câu ư?
66. “Này gái, mày đến Vân Đồn khoảng thời gian này đặng làm gì?”
“Có chuyện gì ở thương cảng hả ông?” Huỳnh cố tỏ ra ngạc nhiên.
“Không biết hở con?” Thấy nàng thật thà, lão liền chẹp miệng mấy cái rồi mới tiếp “Giờ bọn dân buôn ở đấy hoành hành gớm lắm. Mày lại thân gái một mình…” (tr.217, c.12)
Mình nói thật, cái thái độ hỏi một đằng còn hỏi ngược lại thì đến mình còn biết là đánh trống lảng nói gì ông già. Thế mà ông già còn “thấy nàng thật thà” thì mình chịu rồi.
67. “Nắng vọt tới gáy Huỳnh như muốn xuyên thủng lớp da mỏng.” (tr.221, c.12)
Nắng thì rát thôi chứ gì mà như kim châm thế này chắc người cũng sống không nổi.
68. “Chen lẫn vào đó là những lời quát tháo, chửi bới khiến luồng khó chịu đầy lên nhanh chóng trong người Huỳnh.” (tr.221, c.12)
69. “Kí ức khi còn nằm nôi sót lại…” (tr.225, c.12) Theo nghiên cứu thì kí ức sớm nhất của một người đến sau 13 tuổi còn nhớ được là từ 3 tuổi. Ai có thể nhớ được hồi trong nôi thì chắc là trong chương trình Stan Lee’s superhero rồi.
“Cánh cửa nhanh chóng khép kín, trả lại không gian sự tịch mịch vốn có. Cái mượt mà của lớp lang xiêm áo cùng mùi bồ kết nơi mái tóc như còn vương vấn đâu đây, gợi nhắc Huỳnh về một cố nhân.” (tr.227, c.12) Người ta đã ra cửa, đi rồi. Trước đó thì đào nương ngồi cách Huỳnh hơn một cái bàn, thế mà còn ngửi được mùi bồ kết thì có vẻ không giống mũi người lắm đâu.
70. “Cơn hoảng loạn quẫy đạp mãi.” (tr.233, c.12)
“Lớn hơn nỗi sợ hãi quẫy đạp trong lòng…” (tr.238, c.12)
71. “Hang Cái Bè đột ngột hiện ra trước mắt như nanh sắc của loài quỉ dữ vụt lên giữa biển khơi.” (tr.233, c.12) Mình rất thắc mắc tại sao không so nó với cái đầu con quỷ mà lại so với cái răng vụt lên trong khi không thấy đầu con quỷ đâu? Không lẽ là loài vật bị vâu trong truyền thuyết mà người đời vẫn đồn “răng đi trước, người lả lướt theo sau”?
72. “Đoàn thuyền trôi dạt như vô định trong thứ bóng tối mờ nhòe, cho đến khi cái thúng đầu tiên đâm sầm vào một mỏm đá vì đến đoạn nước cạn.” (tr.235, c.12) Lái thúng thế này thì có mà thúng bằng sắt cũng chóng hỏng chứ nói gì.
73. “Trừ khi muốn đẩy một kẻ vô danh vào tình thế này để đánh lạc hướng đám người Thát, có chết Huỳnh cũng không nghĩ ra được câu trả lời nào khác cho việc Nhật Duật nhờ nàng tới Vân Đồn.” (tr.238, c.12) Phía trên đã đề cập đến đoạn đối thoại mà Huỳnh được ND nhờ đi Vân Đồn một mình, và nói luôn là Huỳnh cũng chỉ mới tới thế giới này có 1-2 năm chứ chưa phải tay trái tay phải gì của ND để mà có được sự tin tưởng lớn như thế. Cho một mình đi kiểm đinh? Nghe cũng đã thấy rất nực cười và đáng ngờ, thế mà đến tận khi bị bắt cóc đi rồi Huỳnh mới nhận ra sự thật.
74. “Huỳnh chỉ kịp nhìn thấy máu phun ra thành vòi từ cổ tên người Thát…” chỗ này tả không rõ nghĩa chút nào, “phun ra thành vòi”, không lẽ là phun thành cái vòi?
75. Tr.241, c.12: Huỳnh chạy trốn và tìm được cái thúng nên dễ dàng chèo đi. Trước tiên, nói về việc chèo thúng là việc không hề đơn giản chút nào. Mình khá chắc 100% những ai chưa chèo bao giờ sẽ không thể chèo được vì thúng nó tròn, rất dễ bị xoay hoặc bị chèo lùi (mời các bạn xem chương trình Gordon Ramsay tới Việt Nam thưởng thức ẩm thực, ông đã được dạy chèo thúng 2 tiếng đồng hồ lận mà đến lúc thi chèo còn bị chèo lùi ngược lại.)
“Cây cối và tầng tán nhiều đến mức Huỳnh tưởng mình vừa lọt vào một bìa rừng. Những thân cây già đến trăm tuổi. Tầng rễ trồi hẳn lên mặt nước thành nhiều vòng cung khổng lồ nên thuyền không gặp quá nhiều khó khăn để lọt qua hết lớp này đến lớp khác.” Rồi, thế rừng ngập mặn thì không phải rừng sao? Hay nó là vườn rau? Còn rễ trồi lên đến mức thúng có thể qua luôn được dễ dàng thì chắc rễ phải to bằng cái cầu vồng luôn rồi.
76. “Tiếng vó ngựa xé toạc bầu khí tĩnh lặng nơi đoạn rừng phía tả ngạn sông Bạch Đằng. Thân cây dạt hết về phía sau khi người, ngựa lao đi như tên bắn.” (tr.245, c.14) Thực tế mình thấy cây sẽ bị hút về phía vật đang chạy với tốc độ cao.
77. “Nắng đọng lại trên gáy, trên vai như muốn bẻ gãy lực bàn tay chống trên nền lởm chởm sỏi đá.” (tr.247, c.14) Rồi, mình cũng không hiểu nó bẻ kiểu gì.
78. “...ánh mắt tiết kiệm cả một nét cười.” (tr.249, c.14) Thật sự là tác giả bị thích kiểu trai lạnh lùng hay sao ấy mà thấy cụm này xuất hiện không chỉ một lần đâu. Nhưng trong bối cảnh là Trần Khâm đang ngồi đọc sách, có vài người vào thì có gì mà ổng phải cười?
79. “Thoáng chốc, trang sức ong bướm cùng hoa văn phượng ổ biến mất. Khắp không gian chỉ còn lại những bậc mũ Củng Thần hòa vào màu lóng lánh của vàng, bạc phân chia phẩm trật, đính trên mũ Miện của đại liêu ban, đang cúi rạp xuống đất.” (tr.250, c.14)
Phía dưới, cụm “trang sức ong bướm” được chú thích là “đính trên mũ Củng Thần để phân biệt phẩm trật của vương hậu” thế mà không hiểu sao câu trước vừa biến mất, câu sau đã hòa vào mấy màu vàng bạc được rồi.
80. “Nắng vọt tới gáy ngay lúc hoàng đế cúi đầu, rời khỏi kiệu. Giọt âm thanh khô khốc vỡ tung dưới mũi khi giày tích đen chạm đất.” (tr.252, c.14) Ủa thế bọn nha hoàn đâu?
81. “QUỴ!!!”
Tiếng hô như sấm như mưa, như vũ bão khan rền tứ phía [...]
“GIAI QUỴ!!!” (tr.253, c.14)
Thật sự chỉ cần bảo tiếng hô như sấm là đã đủ rồi, không cần in hoa đủ cả 3 chữ rồi thêm 3 dấu chấm than đâu. Vốn dĩ không có bộ 3 dấu chấm than trong văn phong trang trọng mà nó chỉ được dùng ví dụ như trong trường hợp đả kích hoặc bộc lộ cảm xúc đặc biệt. Rõ ràng không phải trong trường hợp này.
82. “Bản triều ta đức mỏng,...” (tr.253, c.14) Bối cảnh là đang làm lễ, đọc một bài văn nhưng rồi mình không hiểu sao có câu này. Biết là phải khiêm tốn, nhưng nói thế có hơi quá không?
83. “Lực dồn xuống mạnh đến mức y phải khụy chân, căng lưng chống đỡ.” (tr.257, c.14)
“Quốc Tuấn chống kiếm, khụy xuống.” (tr.328, c.19)
“Không tìm được điểm tựa, Huỳnh đột ngột khụy ngã,...” (tr.463, c28)
Theo từ điển bác Hoàng Phê, không có từ “khụy chân” (Từ bé tới lớn chưa bao giờ nghe thấy bảo từ này đúng chính tả)
84. “Sắc vàng óng của những thân trúc đan nhau trong rừng” (tr.259, c.14)
Mình không hiểu sao trúc màu vàng.
85. “Huỳnh thức giấc khi làn nắng nhức mắt xé toạc lớp chăn đang trùm kín khắp người.” (tr.261, c.15)
Rồi, mình không hiểu sao nắng ở Sahara và chăn bằng giấy hay gì mà tả khủng khiếp cỡ vậy nữa.
86. “Đón lấy bát sứ, Huỳnh uống một ngụm nước đường ngọt thanh, chỉ thấy hương thơm đầy họng, còn bụng dạ vẫn vẹn nguyên cái mát lành và cảm giác mềm mịn kì lạ.” (tr.263, c.15)
Nước đường hay tào phớ?
87. “Bóng người trôi đi, tan nhòe nhoẹt như ánh trăng rằm bị mái chèo xé nát.” (tr.266, c.15)
Mình không hiểu sao bóng người trôi đi khi người vẫn đứng lại được, trừ khi cái bóng giống túi rác trôi đi ấy. Hơn nữa trong một bối cảnh hội lễ khá vui vẻ, nhộn nhịp không nên tả kiểu “xé nát” như thế này, rất sát phong cảnh. Dùng từ mạnh quá nhiều nó gọi là lạm dụng và như người Pháp nói thì cái gì quá thì cũng không tốt.
88. “Sau khi xin được keo, Huỳnh với tay lấy ống đựng lá xăm.” (tr.270, c.15)
Chú thích cho “xin được keo” là “tức là khi keo rơi xuống đất sẽ có một lá sấp và một lá ngửa”. Mình không hiểu sao không chú thích cho từ “keo” vì đâu phải ai cũng biết nó là cái gì, sao lại chú thích một nửa thế?
89. “Em theo hầu Chiêu Văn vương bao lâu rồi?”
Có tiếng Tảng vang lên sau lưng. Huỳnh bước chậm lại, ngoái nhìn chàng khi ấp úng:
“Ha… hai năm ạ.”
Tay cầm đèn hoa đăng bắt đầu thấy nóng ran. Nàng bỗng thở ra một hơi rất dài, nhẹ tênh như gió như mây, mờ ảo tựa bóng dáng cha già hôm nào chợt đến rồi đi trong cơn mơ chập chờn. (tr.272, c.15)
Cảnh này là Huỳnh và Hưng Vượng lên chùa chơi, coi bói, đang tình tứ sến lụa mà rồi cho phát so sánh với bóng dánh cha già làm mình đầu đầy dấu chấm hỏi.
90. “Ánh trăng bàng bạc đổ lênh láng khắp hai tầng mái lợp ngói mũi hài, chảy tràn xuống sân rồng thành từng dòng ồ ạt như thác lũ.” (tr.277, c.15) Thật ra ở đây thì có thể hiểu được là trăng rất sáng và rất rõ, nhưng mà tả đổ từng dòng ồ ạt như thác lũ thì có hơi quá rồi.
91. “Từng hơi thở trượt xuống lớp vải gấm thêu hoa rồi rơi vỡ tan tành xuống tấm thảm nhung mềm.” (tr.278, c.15) Đây là thở ra nước đá hay gì?
92. “Không gian bỗng rộ lên những tiếng cười dài. Ở đâu cũng thế, mấy thị nữ của phủ Chiêu Văn hình như luôn tỏ ra hoạt náo hơn tất thảy.” (tr.281, c.15) Ngày xưa con gái được giáo dục rất tỉ mỉ, phải nhẹ nhàng tinh tế, không thì ít nhất cũng biết khép khép cái miệng vào chứ không phải đi đâu là cười ha há đến cả phố cùng nghe thấy thế, vậy mà đoạn sau còn viết “Cứ đến mùa hội lễ, các cô mau mau chóng chóng làm hết việc nhà, rồi dành thời gian để ngắm mấy bộ áo đẹp cất kĩ trong tủ, chọn ra một cái ưng ý nhất mặc đi trẩy hội, nhỡ đâu lại kén được tấm chồng ưng ý.”
Trai nó cũng phải né mấy chị ra.
93. “Kẻ yếu nhân thì luôn yểu mệnh.” (tr.283, c.15)
Tác giả cần tra cứu số lần Fidel Castrol bị ám sát, hoặc tra cứu xem Fidel Castrol là ai.
94. “Khi chớp giật chói lòa thung Thắm, nàng có thể thấy rõ từng vòi máu phun ra sau khi đường kiếm trên tay Hưng Nhượng vương loang loáng vung đi.” (tr305, c17)
“Cùng lúc mắt nhìn tới vòi máu kẻ thù phun ra…” (tr.372, c22)
95. “Người ta coi đó là biện pháp li gián của Ngọc Hoàng. Nhưng ít nhất… mà thôi…”
Cả đời Huỳnh vẫn luôn nuốt lại vế sau của câu nói như thế, không bao giờ nói hết những gì mình nghĩ, cũng không bao giờ tự cắt nghĩa hành động kì quặc ấy. (tr.308, c.17)
Nếu không có câu sau thì chẳng có gì lạ, tự dưng chốt cho câu chắc nịch là cả đời vẫn luôn thế, chắc nữ chính bị bệnh mới về ngôn ngữ.
96. “Trước đây, lúc tôi mất tích, sao anh không đi tìm tôi?” (tr.320, c17)
Đây là lời Huỳnh nói với Phục - người đã vô tình cứu cô sau khi cô trốn khỏi trại đóng quân của Nhật Duật ngay đầu truyện. Sau khi được cứu thì cô lại bị bắt cóc mất và không gặp lại anh ta đến tận giờ. Mình cũng không hiểu cô ta lấy lí do gì để bắt Phục đi tìm mình vì anh ấy còn chả phải người bạn thân hay người yêu gì, mà cũng không gặp lại suốt từ đầu truyện đến ¾ truyện sao biết anh ấy không tìm mình? Không lẽ là nữ chính thì mình có biến tất cả thiên hạ phải cuống lên sao?
97. “Cũng phải.” Thoát Hoan ngọt nhạt đáp lại, những lời rời môi hoàn toàn trái với suy nghĩ bấy giờ đang hiện hữu trong đầu “Hai vạn quân tiếp việnc hưa kịp chạm đất Chiêm đã tan tác vì bão biển…” (tr.322, c19) Không hiểu từ này ở trong đây làm gì vì mình nghĩ người ta chỉ nói “ngọt nhạt” khi đang thuyết phục ai đó cơ. Đây chỉ là nói một cách bình thường thì dùng từ này có ám chỉ gì sao?
98. “Ngoái ra nhìn cửa lớn, y nheo mắt quan sát tỉ mỉ từng gương mặt người đang sắp thành hai hàng ngay ngắn. Tầm nhìn đọng lại trên những nấm mồ hoang lạnh đầu làng Yên Khoái, trong đầu Thoát Hoan chợt dấy lên một suy nghĩ. Liệu mấy kẻ trong số ấy còn sống đến ngày mai? Và câu trả lời khiến y khoái trá, rằng chẳng ai, kể cả Trấn Nam vương Thoát Hoan còn có cơ hội trở về.” (tr.323, c19)
Nghĩ đến chuyện mình có thể phải bỏ mạng ở đây có thể khiến người ta khoái trá thì quả nhiên cũng không phải dạng thường nhân rồi.
99. “Khói bụi tụ lại trên cao, đông đặc tựa lớp màn khổng lồ trùm lên tất cả. Xác người chất chồng thành gò đều đã được bày biện trước mắt.” (tr.326, c19)
Thứ nhất lớp màn thì nó không đông đặc như kiểu thạch dẻo thế, thứ hai xác người bày biện là sao? Bày mâm cỗ hay gì?
100. “Máu cùng mồ hôi lẫn lộn trên trán, rơi tọt xuống hốc mắt nhưng ông không dám nhắm lại.” (tr.326, c.19)
101. “Mắt đọng trên đấy, nhưng kì lạ là Thoát Hoan chẳng hề thấy hoảng sợ hay rùng mình.” (tr.337, c20) Hóa ra Thoát Hoan không chỉ có thần kinh bất thường mà cơ thể cũng bất thường, người một nơi mắt một nẻo.
102. “Mắt Huỳnh chỉ dõi vào mặt trà đang đầy lên trong bôi gốm, nhưng gương mặt nhăm nhún của Trinh Túc hiện rõ lên qua dòng nước sóng sánh lại giúp nàng đọc được hoàn toàn những cảm xúc đang đâm toạc nhau trong lòng vị phu nhân.” (tr.339, c20)
“Khi nhận ra ngay cả việc hít thờ đều đặn cũng chẳng thể bình ổn lại những luồng suy nghĩ đang đâm toạc nhau trong đầu, nàng vội rời khỏi giường.” (tr.474, c29)
Thứ nhất, bối cảnh ở đây là Huỳnh hầu rót trà bưng nước cho Trinh Túc, nhưng mình không hiểu gương mặt phản qua mặt nước trà trong cái bôi tí hin đó rõ chừng nào mà có thể nhìn được những cảm xúc trên đó. Thứ hai, đã là một gương mặt nhăn nhúm (dùng từ “nhăn nhúm” cũng dở) thì sao có thể hiện rõ lên được? Thứ ba, không phải chỉ ở đây đâu mà rất nhiều đoạn trước tác giả cũng hay dùng từ “đâm toạc” cho những danh từ trừu tượng như cảm xúc. Dùng một hai lần không sao vì nó tạo ấn tượng nhưng dùng nhiều nó thành lạm dụng.
103. “Vị rượu đắng chát vừa than trên đầu lưỡi” (tr.342, c20) Chứ không phải rượu cay sao?
104. (tr.348, c21) Mình rất khó hiểu ở chỗ là lúc mấy tướng lĩnh của Thoát Hoan ngồi hội họp ăn uống, mời đào nương vào ca múa thì có mình Thoát Hoan ngồi chán chả uống tí rượu nào nên chỉ có đám tướng kia uống bị dính độc. Ngày xưa các đấng mày râu uống rượu thay nước lã chẳng chơi, đã thế lúc tức lên Thoát Hoan còn hất cốc rượu văng lên cổng son bên mé trái (tr.349, c21), mình không hiểu trong cái chỗ đó phải rộng lắm chứ sao hất một phát mà cốc bay ra cổng được?
105. “Chợt ý thức được vị thế của mình lúc này, nàng quay đầu lại, nhìn thẳng về phía trước.” (tr.355, c21) Rõ ràng người này có hai đầu.
106. “Trời đêm cao tít, treo lủng lẳng mấy ngôi sao rạn vỡ.” (tr.364, c22)
Không hiểu sao to bằng hột vịt lộn hay gì mà thấy được nó rạn vỡ.
107. “Khi mắt đã quen dần với những luồng âm u” (tr.371, c22)
108. “Tầm mắt Huỳnh trở về phía trước mặt khi nàng cảnh giác nhận ra ánh sáng kim loại nguy hiểm đang lao về phía mình và sẽ sát kề nàng chỉ trong vài tích tắc nữa. Huỳnh có hai lựa chọn, và nàng đã chọn ném thứ vũ khí duy nhất mình có trong tay đi để cứa đứt cổ tên đánh lén chứ không phải dùng nó để tự vệ.” (tr.372, c22) Chỉ học kiếm này nọ được một vài năm mà Huỳnh đã lên đến trình độ đệ tử Tiểu Lý phi đao.
109. “Mưa rơi xuống mặt biển tạo thành những luồng âm thanh rền rĩ liên hồi như tiếng trống. Không khí xung quanh biến mất mùi tanh cá và vị mặn mòi của biển cả.” (tr.374, c22)
Mưa ở biển mà như tiếng trống? “Biến mất” vốn là nội động từ, mình không biết sao lại có thêm tân ngữ phía sau.
110. “[...] nhưng vẫn bị hướng tấn công của mũi tên lia rách bắp tai. Vết thương không quá sâu, vậy mà máu túa ra đã thấm ướt vạt áo, nhỏ giọt xuống sàn thuyền.” (tr.384, c23)
Mình không hiểu, có bắp tay bắp chân, giờ có hẳn “bắp tai” à? Chưa kể vết thương không sâu mà túa máu ra nhiều và nhanh thế kia thì cũng tài.
111. “Gió mạnh ngập đầy mặt nước đột ngột dựng đứng lên [..]” (tr.385, c23)
Gió đã mạnh mà chỉ ở mặt nước thì không lẽ là quạt? Lại còn gió dựng đứng lên là sao?
112. “Thốc ngược kiếm lên [...] ổ bụng” (tr.387, c23) rồi mình không hiểu tay Trần Khâm dài cỡ nào mà thốc ngược kiếm lên còn đâm được vào ổ bụng.
113. “Đầu tháng ba, trời nắng nóng như đổ lửa.” (tr.391, c24) Tháng ba mà nóng thì chịu luôn.
114. “Nguyên nhìn đi nơi khác. Khóe môi nhếch lên một nét cười khinh miệt, nàng đưa tay lên che miệng khi ngửa cổ cười lớn.” (tr.394, c24) Nguyên vốn cũng là tiểu thư danh giá hẳn hoi chứ có như Huỳnh đâu mà cười như đàn ông thế không biết.
115. (tr.420, c25) Nguyên giả hôn Thoát Hoan, giấu dao dưới gầm bàn để giết. Ngày xưa cái bàn chủ tướng nó rất bé, hẹp hơn cả bàn học sinh (cái bàn dài dài) bây giờ, và nó không có ngăn. Thế nên giấu kiểu gì? Thà giấu vào tay áo hay gì còn nghe được chứ thế thì giấu vào chân Thoát Hoan sao?
116. “Bàn tay Nguyên đang đặt vai Mận bất ngờ siết chặt; móng để lại trên lớp da trắng mấy đường mẩn đỏ.” (tr.422, c26) Không bàn đến dấu câu sai thì bấu tay chặt chỉ có thể in hằn lên da chứ không thể gây mẩn đỏ như kiểu bị sốt phát ban được.
117. “Thanh kiếm vác trên vai chầm chậm hạ xuống rồi rời vỏ.” (tr.430, c26) Mình mới chỉ thấy đao vác trên vai thôi.
118. “Trăng trôi nhè nhẹ trên sông nước Chương Dương. Trời đêm tĩnh lặng, chỉ đọng lại mấy tiếng dế u bay lên cao vút đè lên âm thanh sột soạt kín đáo của loài côn trùng rúc ráy dưới những trảng cỏ rậm.” (tr.439, c27) Trăng mà trôi? Mà đã có tiếng dế cao rồi tiếng côn trùng mà còn bảo tĩnh lặng được.
119. “Khẽ gật đầu dù biết cậu sẽ không thấy gì giữa bóng tối…” (tr.443, c28) Không biết là tối tới mức bịt luôn mắt hay sao mà không thấy nữa.
120. “Nguồn dưỡng khí ít ỏi đã bị thiêu rụi cùng chiến thuyền của bọn người Thát trong đám cháy. Cố dùng tầm nhìn đâm toạc lớp mù đặc, nàng kinh hãi nhận ra mọi âm thanh dường như đã mất. Không một bóng người trước mắt. Bầu trời vỡ nát. Cánh chim trời đã gãy. Mặt đất nóng ran như sắp nứt thành những cái hố giết người sâu hoắm.” (tr.444, c28) Đây là một trong những ví dụ cho việc dùng đủ kiểu từ gây ấn tượng làm chúng nó chọi nhau chan chát.
121. (tr.445, c28) Huỳnh bị đâm vào bụng mà vẫn đủ sức giằng lấy miếng băng vải mà băng bó cho người khác, cự nự các kiểu nữa.
122. “Mọi từ ngữ nghẹn lại trong họng khi Bùi Phóng bất ngờ nhận một cú phang đau điếng vào thái dương. Máu nóng rỉ ra khỏi vết nứt, chảy thành những đường chân rết loằng ngoằng.” (tr.451, c28) Đầu chứ có phải cái chum đâu mà đập vô là nứt ra.
123. “Thông tin nhà Trần cử người thâm nhập vào lòng địch khiến chúng nhất thời bối rối, những nghĩ kĩ, có việc để làm còn hơn ngồi rỗi rồi mường tường bậy bạ về tương lai.” (tr.454, c28)
124. “Từng câu chữ vỡ tung trên môi, Mận bật khóc nức nở.” (tr.456, c28)
125. (tr.457, c28) Huỳnh dùng trâm cài tóc đâm một phát khiến đối phương chết với tốc độ sét đánh “không một âm thanh đau đớn nào kịp lọt ra khỏi miệng.”
126. “Lời gã khẽ như một hơi thở. Nụ cười ấy hòa vào mắt Huỳnh, nhưng nàng đã chẳng đủ sức để chú ý.” (tr.459, c28)
127. Miệng nàng thoát ra những câu từ méo mó, nhưng đủ để gã nghe thấy:
“Là do em… Đời này, em nợ anh nhiều nhất.” (tr.459, c28)
Mình không hiểu câu thoại này thì có gì mà bị đánh giá là câu từ méo mó?
128. “Khi cơ thể nhẹ tênh trôi dạt giữa dòng chuyển động của từng múi không khí lạnh ngắt như những xác lá vô hồn, Nguyên đã nhắm mắt, trên môi vẹn nguyên một nét cười.” (tr.462, c28)
Trôi dạt trên dòng sông múi cam quýt.
129. “Tiếng tù và vang vọng, rền rĩ và đứt gãy như âm thanh của chim đỗ quyên rúc trong bụi gai, báo hiệu có kẻ đã chết. Tiềm thức chợt dội về một cơn đau dai dẳng, tự như vĩnh viễn cũng không thể mất đi.” (tr.463, c28)
Chim đỗ quyên khóc ra tiếng tù và.
130. “Giữa đêm tối, chữ Liễu ở mặt trong chiếc nhẫn bỗng tỏa ra làn sáng ngọt mắt, những chàng chỉ thấy rợn.” (tr.465, c28)
131. “Lí trí đột ngột đổ xuống, nhấn chìm dòng suy nghĩ mạch lạc, đồng thời khiến miệng Huỳnh bắt đầu lắp bắp.” (tr.465, c28)
Lí trí là cái giữ cho người ta thanh tỉnh, tĩnh tâm lại cơ mà.
132. “Vì họ nghĩ, những người con gái đẹp vốn không hề đủ sức vẽ nên một bức sơn hà cẩm tú đấy thôi.” (tr.483, c30) Ban đầu quân lính báo cáo Nhật Duật là trông Huỳnh không đẹp…
133. (tr.307, c17) Nhờ Hưng Nhượng nói cho câu “Em có tin không, một mình nó có thể làm nên cả khu rừng này?” khi thấy một đồi cây si nối rễ với nhau, thế là Huỳnh tin chắc rằng tất cả chúng đều tựu về một gốc cây chính. Mình thấy chỗ này hơi buồn cười, trong sinh học 12, chúng ta đã được học về ví dụ cây nối thông rễ để hỗ trợ nhau sống. Một cô gái thời hiện đại, nói tiếng Hán thì rõ siêu, trên thông thiên văn (đoạn ngay dưới là chỉ sao rồi kể tích truyện cho Hưng Nhượng) mà cái đó cũng ngạc nhiên rồi tin được.
Mình đã mong đợi khá nhiều khi thấy truyện được quảng bá rầm rộ với những lời khen không ngớt từ độc giả. Thế nhưng cái mình nhận được là những câu từ viết vội vàng, những nhân vật và tình tiết vô lí. Dường như cái tâm của tác giả không đặt trong những gì được viết ra. Văn học tuổi 20 là cuộc thi lớn, dành cho những tác giả trẻ tâm huyết, vốn nên là một nơi nâng đỡ cho những tài năng. Mình không tin trong số hàng trăm tác phẩm gửi về, không có tác phẩm vượt chất lượng của câu chuyện đầy rẫy thiếu sót này.
Mình biết thể loại này rất khó viết, cũng không làm khó tác giả về mặt câu từ phải mang chất cổ hay không khí phải cổ này nọ, cũng không làm khó về những phần tư liệu tra đúng hay không đúng. Dẫu sao cố gắng đọc và cố gắng đưa vào tác phẩm đã là một sự nỗ lực không tồi. Tuy nhiên bài cảm nhận này đã được viết ra nửa với mong muốn cảnh tỉnh các tác giả khác trong việc viết, đặc biệt là lỗi logic và cách dùng từ, nửa phần cũng do bất bình với một tác phẩm nhiều lỗi lớn mà tác giả lại sẵn lòng đem đi dự thi rồi nxb sẵn lòng cho in và thậm chí trao giải. Khoan dung không có nghĩa là buông thả. Mượn lời một người chị trên văn đàn mạng - “Viết là nghệ thuật. Viết là kĩ năng.” (Nguyên gốc: “Writing is an art. Writing is a skill.” - Kal Kally). Bởi là nghệ thuật nên phải có tâm, bởi là kĩ năng nên phải rèn giũa, mong rằng từ bài cảm nhận này của mình, không chỉ tác giả Đặng Hằng mà những người cầm bút khác cũng phải tự nhắc nhở bản thân hai điều ấy.