Mình không thực sự thích đọc sách, nhưng khá yêu vật nuôi nên không cưỡng nổi cám dỗ và đã đọc một vài cuốn cảm động về chó. Thực sự mình thích chó chứ không yêu mèo lắm (dù cũng đọc qua cuốn Con mèo dạy hải âu bay).
Dưới đây là 3 tác phẩm mà mình đã đọc và cảm thấy khá tâm đắc (kèm review)
1) Tiếng gọi nơi hoang dã - Jack London
Nguồn: https://bingoto.wordpress.com/2017/03/02/review-tieng-goi-noi-hoang-da-jack-london/
“Tiếng gọi nơi hoang dã”: Nó chính là kinh điển của kinh điển. Câu chuyện về cái cách tìm về cuội nguồn trong chính mỗi chúng ta. Tổ tiên chúng ta là ai? Chúng ta đến từ đâu? Chúng ta đã làm gì để tồn tại, sinh sôi và phát triển? Bạn nghĩ năng lực của mình là giới hạn? Không! Năng lực của bạn chính là vô hạn, chỉ là bạn đã khám phá ra nó hay chưa thôi. Câu chuyện cũng cho mình cái nhìn rộng hơn, tổng quát hơn về thế giới của những chú chó kéo xe tại Bắc Cực hoang dã, những chú chó nòi Eskimo, những chú chó “miền ngoài” – mà theo người ta bảo sẽ không thể sống sót nếu ăn khẩu phần của những chú chó Eskimo…. Sự khắc nghiệt, thực tế tàn bạo đã khiến cho một chú chó được thuần hóa trở về với bản chất nguyên thủy của nó, đánh thức tận sâu thẳm bên trong bản năng thú dữ của tổ tiên hoang dã, loài sói rừng. Câu chuyện cũng là bài học về tình yêu, tình thương, sự khổ sở hay niềm vui thú trong lao động, làm việc. Con đường trở về với hoang dã là một sự tất yếu, mà tất cả những gì xảy ra với Bấc như là một chuỗi hệ quả, đẩy nó về với nơi nó sinh ra và trở thành kẻ đầu đàn.
2) Hachiko chú chó đợi chờ
Nguồn: https://reviewsach.net/hachiko-chu-cho-doi-cho/
Hachiko chú chó đợi chờ là một câu chuyện có thật về chú chó ở ga Shibuya Nhật Bản, chờ đợi ông giáo sư trở về trong suốt 10 năm, cho đến khi chú chết. Câu chuyện truyền kỳ về Hachiko nổi tiếng đến nỗi được lên báo & lên phim. Cuốn sách Hachiko được Luis Prat viết lại này nằm trong danh mục sách của White Raven 2016, một catalog sách của tổ chức Thư viện Thanh thiếu niên quốc tế.
Hachiko đã trải qua mười năm chờ đợi ông giáo sư. Ngày ngày cứ đúng 5 giờ rưỡi, nó đứng ở nhà ga để chờ ông giáo sư bước xuống tàu. Ngày này qua tháng khác, năm này qua năm khác, dù mưa gió tuyết lạnh hay trưa hè nắng chói, vẫn là Hachiko chờ giáo sư…
“Cứ như vậy, một năm mới bắt đầu, và Hachiko luôn bắt đầu một ngày mới, một tháng mới và một năm mới theo cùng cách như vậy. Khi đêm đến, nó quay về bên dưới toa tàu cũ, nằm giữa những đường ray sắt, nhắm mắt lại và mơ. Nó mơ thấy những buổi đi dạo ở công viên Yoyogi, mơ về những con bướm và giáo sư Eisaburo, về những cây anh đào đang nở hoa và những bài ca với giai điệu vui vẻ, nhưng chủ yếu nó mơ thấy lúc ông giơ tay thật cao chào nó và nói với nó hãy đợi ông ở đấy, tại ga Shibuya, cho đến khi ông trở về.”
3) Lão Hạc - Nam Cao
Có lẽ các bạn sẽ thấy buồn cười khi mình cho chú chó Cậu Vàng trong cuốn sách của nhà văn Nam Cao là một trong 3 cuốn mình nói về chó.
Nhưng thực sự thì cậu Vàng là một hình ảnh gây ám ảnh cho mình tới bây giờ.
Nguồn: http://loigiaihay.com/cam-nhan-ve-n...ruyen-ngan-lao-hac-cua-nam-cao-c35a21628.html
Không có con chó vàng, có lẽ truyện "Lão Hạc” không thể nào sâu lắng và cảm động đến thế. Dùng con vật như một đối sánh để khắc hoạ chân dung con người không còn là một thủ pháp nghệ thuật xa lạ nữa. Trở đi trở lại trong nhiều tác phẩm của Nam Cao, con chó đã thực sự là một tình tiết nghệ thuật đắt giá. Vậy mà ám ảnh hơn cả vẫn là cậu Vàng của ông lão này thôi.
Ở đây, con chó nào đâu chỉ sắm một vai truyện. Cậu Vàng còn như một phần của lão Hạc. Liệu có thể hình dung đầy đủ về lão Hạc, nếu thiếu đi con chó ấy? Rõ ràng, Nam Cao có dụng ý đối chiếu ý thức sở hữu của anh trí thức và người nông dân. Ông giáo vô cùng quý những cuốn sách của mình. Nhưng với ông giáo, sách chỉ là một kỉ vật về thời gian đầy mơ ước và cũng chỉ thế thôi! Con chó Vàng với lão Hạc thì biết bao ý nghĩa. Nó là một tài sản “Lão lẩm nhẩm quy ra tiền”, một “vật nuôi định bụng lúc cưới thằng con sẽ thịt”, nó còn là kỉ vật của đứa con trai, một mối dây liên lạc lạ lùng giữa lão và đứa con trai vắng mặt.
Song, phát hiện sâu sắc đến kì lạ của ngòi bút Nam Cao ở đây, vẫn là tư cách thứ tư của nó: một thành viên trong gia đình lão Hạc. Có một đứa con độc nhất thì đã bỏ lão mà đi. Sống cô quạnh trong một tuổi già trống trơ, lạnh lẽo, lão có một nhu cầu rất tự nhiên: được làm cha, làm ông nội. Có bao nhiêu tình cảm chất chứa trong lòng, lão dồn hết vào con chó. Lão coi nó như một đứa con, rồi chăm chút cưu mang như một đứa cháu nội bé bỏng, côi cút: lão bắt rận, lão tắm, lão trò chuyện âu yếm. Lão gọi là “cậu Vàng” như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự. Lão mắng yêu, lão cưng nựng, dấu dí. Cứ thế, ranh giới, sự phân đẳng người - vật (chủ sở hữu và vật bị chiếm hữu) đã bị xóa nhòa từ bao giờ. Dường như vật nuôi đã được người hóa.
Cũng vì thế mà khi cuộc sống tàn ác buộc lão phải chà đạp, phải thủ tiêu quan hệ tình cảm này, lão đã rơi vào bi kịch. Lúc đường cùng, buộc phải trả con chó về địa vị thông thường của một vật nuôi, một tài sản, nghĩa là xóa bỏ tư cách một kỉ vật, một thành viên, một người bạn tận tụy trung thành, đối với lão là một tội hình khòng thể tha thứ.
Con chó không chỉ làm hiện lên nguyên vẹn tính người tự nhiên sâu thẳm trong lão Hạc. Đằng sau đó, Nam Cao còn kín đáo kí thác một triết lí đau buồn vẻ thân phận trớ trêu của con người trên mặt đất này.
Trên đây là 3 câu chuyện khá hay về hình ảnh những chú chó trong sách. Hôm nay là một ngày mà mình đã đọc trọn vẹn cả 3 cuốn và ngẩn ngơ cả buổi chiều.
Thực sự thì rất muốn chia sẻ nên mình đã google hết những bài viết khá hay về chó và thú cưng, và chọn ra được 3 bài viết này.
Hy vọng sẽ được chia sẻ thêm cùng với các bạn.
Viết cho một ngày mất ngủ 26/1/2018
Dưới đây là 3 tác phẩm mà mình đã đọc và cảm thấy khá tâm đắc (kèm review)
1) Tiếng gọi nơi hoang dã - Jack London
Nguồn: https://bingoto.wordpress.com/2017/03/02/review-tieng-goi-noi-hoang-da-jack-london/
“Tiếng gọi nơi hoang dã”: Nó chính là kinh điển của kinh điển. Câu chuyện về cái cách tìm về cuội nguồn trong chính mỗi chúng ta. Tổ tiên chúng ta là ai? Chúng ta đến từ đâu? Chúng ta đã làm gì để tồn tại, sinh sôi và phát triển? Bạn nghĩ năng lực của mình là giới hạn? Không! Năng lực của bạn chính là vô hạn, chỉ là bạn đã khám phá ra nó hay chưa thôi. Câu chuyện cũng cho mình cái nhìn rộng hơn, tổng quát hơn về thế giới của những chú chó kéo xe tại Bắc Cực hoang dã, những chú chó nòi Eskimo, những chú chó “miền ngoài” – mà theo người ta bảo sẽ không thể sống sót nếu ăn khẩu phần của những chú chó Eskimo…. Sự khắc nghiệt, thực tế tàn bạo đã khiến cho một chú chó được thuần hóa trở về với bản chất nguyên thủy của nó, đánh thức tận sâu thẳm bên trong bản năng thú dữ của tổ tiên hoang dã, loài sói rừng. Câu chuyện cũng là bài học về tình yêu, tình thương, sự khổ sở hay niềm vui thú trong lao động, làm việc. Con đường trở về với hoang dã là một sự tất yếu, mà tất cả những gì xảy ra với Bấc như là một chuỗi hệ quả, đẩy nó về với nơi nó sinh ra và trở thành kẻ đầu đàn.
2) Hachiko chú chó đợi chờ
Nguồn: https://reviewsach.net/hachiko-chu-cho-doi-cho/
Hachiko chú chó đợi chờ là một câu chuyện có thật về chú chó ở ga Shibuya Nhật Bản, chờ đợi ông giáo sư trở về trong suốt 10 năm, cho đến khi chú chết. Câu chuyện truyền kỳ về Hachiko nổi tiếng đến nỗi được lên báo & lên phim. Cuốn sách Hachiko được Luis Prat viết lại này nằm trong danh mục sách của White Raven 2016, một catalog sách của tổ chức Thư viện Thanh thiếu niên quốc tế.
Hachiko đã trải qua mười năm chờ đợi ông giáo sư. Ngày ngày cứ đúng 5 giờ rưỡi, nó đứng ở nhà ga để chờ ông giáo sư bước xuống tàu. Ngày này qua tháng khác, năm này qua năm khác, dù mưa gió tuyết lạnh hay trưa hè nắng chói, vẫn là Hachiko chờ giáo sư…
“Cứ như vậy, một năm mới bắt đầu, và Hachiko luôn bắt đầu một ngày mới, một tháng mới và một năm mới theo cùng cách như vậy. Khi đêm đến, nó quay về bên dưới toa tàu cũ, nằm giữa những đường ray sắt, nhắm mắt lại và mơ. Nó mơ thấy những buổi đi dạo ở công viên Yoyogi, mơ về những con bướm và giáo sư Eisaburo, về những cây anh đào đang nở hoa và những bài ca với giai điệu vui vẻ, nhưng chủ yếu nó mơ thấy lúc ông giơ tay thật cao chào nó và nói với nó hãy đợi ông ở đấy, tại ga Shibuya, cho đến khi ông trở về.”
3) Lão Hạc - Nam Cao
Có lẽ các bạn sẽ thấy buồn cười khi mình cho chú chó Cậu Vàng trong cuốn sách của nhà văn Nam Cao là một trong 3 cuốn mình nói về chó.
Nhưng thực sự thì cậu Vàng là một hình ảnh gây ám ảnh cho mình tới bây giờ.
Nguồn: http://loigiaihay.com/cam-nhan-ve-n...ruyen-ngan-lao-hac-cua-nam-cao-c35a21628.html
Không có con chó vàng, có lẽ truyện "Lão Hạc” không thể nào sâu lắng và cảm động đến thế. Dùng con vật như một đối sánh để khắc hoạ chân dung con người không còn là một thủ pháp nghệ thuật xa lạ nữa. Trở đi trở lại trong nhiều tác phẩm của Nam Cao, con chó đã thực sự là một tình tiết nghệ thuật đắt giá. Vậy mà ám ảnh hơn cả vẫn là cậu Vàng của ông lão này thôi.
Ở đây, con chó nào đâu chỉ sắm một vai truyện. Cậu Vàng còn như một phần của lão Hạc. Liệu có thể hình dung đầy đủ về lão Hạc, nếu thiếu đi con chó ấy? Rõ ràng, Nam Cao có dụng ý đối chiếu ý thức sở hữu của anh trí thức và người nông dân. Ông giáo vô cùng quý những cuốn sách của mình. Nhưng với ông giáo, sách chỉ là một kỉ vật về thời gian đầy mơ ước và cũng chỉ thế thôi! Con chó Vàng với lão Hạc thì biết bao ý nghĩa. Nó là một tài sản “Lão lẩm nhẩm quy ra tiền”, một “vật nuôi định bụng lúc cưới thằng con sẽ thịt”, nó còn là kỉ vật của đứa con trai, một mối dây liên lạc lạ lùng giữa lão và đứa con trai vắng mặt.
Song, phát hiện sâu sắc đến kì lạ của ngòi bút Nam Cao ở đây, vẫn là tư cách thứ tư của nó: một thành viên trong gia đình lão Hạc. Có một đứa con độc nhất thì đã bỏ lão mà đi. Sống cô quạnh trong một tuổi già trống trơ, lạnh lẽo, lão có một nhu cầu rất tự nhiên: được làm cha, làm ông nội. Có bao nhiêu tình cảm chất chứa trong lòng, lão dồn hết vào con chó. Lão coi nó như một đứa con, rồi chăm chút cưu mang như một đứa cháu nội bé bỏng, côi cút: lão bắt rận, lão tắm, lão trò chuyện âu yếm. Lão gọi là “cậu Vàng” như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự. Lão mắng yêu, lão cưng nựng, dấu dí. Cứ thế, ranh giới, sự phân đẳng người - vật (chủ sở hữu và vật bị chiếm hữu) đã bị xóa nhòa từ bao giờ. Dường như vật nuôi đã được người hóa.
Cũng vì thế mà khi cuộc sống tàn ác buộc lão phải chà đạp, phải thủ tiêu quan hệ tình cảm này, lão đã rơi vào bi kịch. Lúc đường cùng, buộc phải trả con chó về địa vị thông thường của một vật nuôi, một tài sản, nghĩa là xóa bỏ tư cách một kỉ vật, một thành viên, một người bạn tận tụy trung thành, đối với lão là một tội hình khòng thể tha thứ.
Con chó không chỉ làm hiện lên nguyên vẹn tính người tự nhiên sâu thẳm trong lão Hạc. Đằng sau đó, Nam Cao còn kín đáo kí thác một triết lí đau buồn vẻ thân phận trớ trêu của con người trên mặt đất này.
Trên đây là 3 câu chuyện khá hay về hình ảnh những chú chó trong sách. Hôm nay là một ngày mà mình đã đọc trọn vẹn cả 3 cuốn và ngẩn ngơ cả buổi chiều.
Thực sự thì rất muốn chia sẻ nên mình đã google hết những bài viết khá hay về chó và thú cưng, và chọn ra được 3 bài viết này.
Hy vọng sẽ được chia sẻ thêm cùng với các bạn.
Viết cho một ngày mất ngủ 26/1/2018