Chia sẻ sách hay Những đứa con rải rác trên đường - Hồ Anh Thái.

Sâu

Gà BT
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
9/12/13
Bài viết
2.969
Gạo
3.600,0
body-Nhung-dua-con-3754-1407729715.jpg

(Ảnh: Internet)

Những đứa con rải rác trên đường
Tác giả: Hồ Anh Thái
Số trang: 428
Xuất bản: 7/2014 – NXB Trẻ


Bạn hoàn toàn có thể hiểu tiêu đề tiểu thuyết theo nghĩa đen, đen trần trụi.

Tôi nghe và biết đến tên tuổi của nhà văn Hồ Anh Thái từ rất lâu rồi, qua những tác phẩm khá được lòng độc giả: Người và xe chạy dưới ánh trăng, Người đàn bà trên đảo… hay gần gũi nhất là SBC là săn bắt chuột nhưng Những đứa con rải rác trên đường là tác phẩm đầu tiên tôi đọc.

“1 tiểu thuyết – 3 truyện dài”. Những đứa con rải rác trên đường gồm ba phần, ba truyện. “Thư đi không thấy thư lại”, “Đời biết mấy chuyến xe” và “Chuyến thu gom xuyên Việt”.

Tôi đọc truyện này cách đây đã năm tháng, thời gian không ngắn nhưng đủ dài để làm tôi quên đi những chi tiết, kể cả những chi tiết mình tâm đắc trong truyện. Vậy nên những thứ tôi vừa chia sẻ ở trên và sắp sẻ chia ở dưới đều được viết theo kiểu “gạch đầu dòng” hoàn toàn thiếu liên kết và logic, thiếu cả phần trích dẫn được trích từ trong truyện.

3 truyện dài nằm trong 1 tiểu thuyết, từng truyện bổ sung cho nhau, truyện sau giải thích và tiếp nối những vấn đề chưa được sáng tỏ trong truyện trước tạo nên một mạch logic đầy lôi cuốn và quyến rũ.

Truyện mở đầu bằng việc du học, vấn đề nóng hổi trong xã hội thời nay. Du học tự túc, tức là tự bỏ tiền túi để chi trả phí học lẫn phí sinh hoạt. Nói chung, cả tiêu đề của tiểu thuyết lẫn tiêu đề của từng truyện dài trong tiểu thuyết đều bám sát vào nội dung của tác phẩm. “Thư đi không thấy thư lại”, đây là thư thăm hỏi của đứa con xa nhà đang du học ở trời Tây gửi về cho bậc phụ huynh đang “nai lưng cấy cày” để gửi tiền cho con “trang trải”. Những lá thư rất khách sáo, rất thân thuộc đều có chung một motif; mở đầu bằng hỏi thăm sức khỏe của “ông bà bô” trong nhà, phát triển bằng việc kể lể cuộc sống học tập sinh hoạt của bản thân ở “đây” và kết thúc bằng dăm câu nhắc khéo việc “gửi tiền cho con”.

Thực tế mà nói, tác giả rất khéo léo khi kể ra một câu chuyện vừa hài vừa bi vừa chân thực, cách nhau nửa vòng trái đất, cuộc sống của cha mẹ và con cái diễn ra như thế nào đều trở nên phiến diện và một chiều thông qua lời kể đến từ những lá thư. Con không biết cha mẹ có ổn? Cha mẹ cũng không hề hay biết con ở trời Tây đang dùng tiền để học hay chơi?

Truyện đi theo một chiều dài, chiều dài của thời gian và chiều dài của đất nước hình chữ S dù nhiều lúc nó bị đứt quãng bởi mạch kể hồi tưởng hay những vùng đất thuộc về núi cao… Bên cạnh đó là quá trình phát triển, thăng tiến của một con người. Không có gì, có gì, có tất cả, sắp mất tất cả. Vì sắp mất tất cả nên lên đường tìm về những nẻo xưa, những vùng đất nơi mình từng đặt dấu chân để lại một hơi thở đào hoa tạo nên một hạt giống; mỗi vùng đất sẽ tìm thấy một đứa con. Mỗi đứa con là một câu chuyện tình, chuyện hình thành, chuyện bi, chuyện hài, chuyện cuộc sống. Đầy cả một chuyến xe với người lái xe chính là người bố - nhân vật chủ chốt của cuốn tiểu thuyết.

Công việc đầu tiên của người bố đi tìm những đứa con chính là lái xe – một anh lính lái xe. Ông bắt đầu bằng việc lái xe, thăng tiến dần trên những nấc thang cấp bậc: lính lái xe chuyển sang làm dân sự rồi dần dần trở thành một cán bộ cấp cao trong bộ máy nhà nước; cuối cùng chọn việc lái xe để kết thúc cuộc đời mình. Lái xe đi tìm con – một ý định bỗng dưng nảy nở khi phát hiện đứa con “trong giá thú” của mình chẳng làm nên được việc gì dẫu được chu cấp đủ đầy từ trong trứng nước. Ông bố ấy thất vọng nhưng chẳng dám trách than bởi vật chất không thể nào bù được những thiếu thốn về mặt tình cảm của đứa con “trong giá thú”.

Trên hành trình tìm con, trên những nẻo đường mà chiếc xe băng qua là những bi kịch gia đình, những câu chuyện con người, cuộc sống, chuyện cũ, chuyện mới, chuyện xưa, chuyện nay dần dần được tái hiện. Xã hội chuyển dần từ chiến tranh sang hòa bình, từ thời bao cấp sang kinh tế thị trường. Con người từ nghèo khổ, chật vật, đến giàu sang, xa hoa. Đi kèm với đo là những biến chuyển rõ nét về vấn đề đạo đức: trong xã hội cơ chế thị trường con người trở nên tham nhũng, thực dụng, vô trách nhiệm, vô đạo đức…

Số phận con người hiện lên vô cùng sống động và chân thực. Người tha hương, kẻ trắc trở. Người tình duyên lận đận, kẻ vật lộn với cuộc sống. Người hài lòng với hiện tại, kẻ khổ sở với nỗi đau thuộc về quá khứ. Có ca sĩ nổi tiếng bằng một câu chuyện vừa cười ra nước mắt. Có người đàn bà tự sát vì lỗi lầm xưa. Có người mạnh mẽ thăng tiến trong bộ máy nhà nước… Mỗi con người là một số phận, là một màu sắc, là một góc cạnh có thể thấy hoặc không ở ngoài đời. Họ sống, trải qua thời chiến tranh khốc liệt gian khổ, và họ hạnh phúc với cuộc sống ấm êm lúc đương thời – khi chiến tranh đã lùi sâu về quá khứ.

Ngòi bút của tác giả rất mạnh mẽ, rất thẳng thắn, rất sắc sảo và đương nhiên là vô cùng chân thật. Lối viết vừa hiện thực lại pha chút huyền ảo làm người đọc giật mình, hoang mang, thấy buồn, thấy hài, rồi thấy sợ hãi. Chuyện buôn người, chuyện giáo dục thiếu sót, chuyện vượt biên… cả chuyện bằng cấp giả… đều hiện lên rất sống động dễ dàng đánh động tâm trí của người đọc, làm độc giả ngay lập tức liên hệ với những vấn đề thời sự nóng hổi hiện nay.

Tôi thích và tôi khâm phục tác giả.
Sâu, 08.2015
 

Tắt Nắng

Gà cận
Tham gia
20/9/14
Bài viết
690
Gạo
1.000,0
Re: Những đứa con rải rác trên đường - Hồ Anh Thái.
Em ơi, cuốn này không bán online. Em biết nhà sách nào hiện có không? Anh không có nhiều thời gian để đi tìm!
 

Sâu

Gà BT
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
9/12/13
Bài viết
2.969
Gạo
3.600,0
Re: Những đứa con rải rác trên đường - Hồ Anh Thái.
Bên trên