-----o0o-----
Có ai hiểu được tâm trạng của tôi khi ấy không nhỉ? Muốn viết lắm mà nghĩ mãi, “rặn” mãi vẫn chẳng biết nên viết cái gì trong cái mớ hỗn độn lung xì tung trong đầu sau khi đọc cuốn sách. Sau cùng thì tôi cũng đã phát hiện ra rằng lý do của việc này đơn giản chỉ vì tôi chưa hiểu gì cả về Ả Rập Xê Út nói riêng và thế giới Ả Rập nói chung. Thế là tôi lại có lý do để tiếp tục đọc cuốn sách dày cộm “Từ Beirut đến Jerusalem” của Thomas L. Friedman rồi nhé - Cuốn sách mà tôi đã bỏ dở tại trang 245 mấy tháng nay rồi.
Với Những tiểu thư Hồi giáo, tôi chỉ có một vài cái gạch đầu dòng ghi chú như thế này:
- Woa… woa… woa… thì ra các tiểu thư Ả Rập Xê Út vô cùng sành điệu nhé. Đừng thấy bình thường các cô đóng bộ đen thui trong cái Abaya kín mít từ đầu đến chân mà tưởng bở. Cái hijab viền đăng ten trùm trên đầu các tiểu thư là hàng Channel gửi từ Paris về nhé, cái túi xách Gucci đung đưa trên tay các tiểu thư là hàng đặt mãi tận Luân Đôn nhé, cái Lexus đen các tiểu thư lái là phiên bản Limited đấy nhé. Ui chà… những cô gái Ả Rập rất khác với tưởng tượng của tôi trước giờ về họ.
- Những tiểu thư Hồi giáo cứ như là phiên bản Ả rập của “Sex and the City” ấy. Bốn cô tiểu thư Sadeem, Michelle, Lamees, Gamrah với những câu chuyện tình yêu của họ kéo dài suốt từ khi các cô vừa bước chân vào đại học cho đến khi các cô thực sự trưởng thành và có sự nghiệp riêng. Tôi thích cái cách họ nói với nhau về tình yêu này, về đàn ông này và về những ràng buộc vô cùng nghiêm khắc của tôn giáo đối với cái thứ đẹp lung la lung linh nhưng cũng sầu ơi là rầu: tình yêu.
- Những tiểu thư Hồi giáo là câu chuyện về tình yêu nhưng lại khiến cho những mơ tưởng phấn hường và trái tim luôn yêu da diết soái ca trên giấy của tôi nổ lụp bà lụp bụp như bong bóng xà phòng nhiều đến khủng khiếp.
Đầu tiên là anh chàng Waleed này. Anh ta xuất hiện với vẻ lịch sự đường hoàng khiến tôi vô cùng thiện cảm. Nhưng sau đó thì sao? Anh ta tán tỉnh Sadeem, được hưởng cái “lần đầu tiên” của Sadeem và rồi anh ta quất ngựa truy phong không để lại một cọng lông ngựa làm dấu. Hỏi coi có điên không chứ?
Rồi thì Firas xuất hiện này. Ôi, Firas đúng nghĩa soái ca của lòng tôi: học thức, đẹp trai, trưởng thành, hiểu chuyện và cả lãng mạn nữa chớ. Khi mà giấc mơ về một kết thúc có hậu dành cho Sadeem đang đến gần thì bụp cái một, tôi rớt phịch xuống đất khi Firas tuyên bố đã ký hôn ước với một cô gái khác và anh ta chỉ muốn cưới Sadem làm vợ hai. Hóa ra anh ta cũng như phần lớn các gã trai Riyadh khác mà thôi. Ôi mẹ ơi, tim tôi tan nát, tê hết tái cái cõi lòng.
Michelle, Gamrah thì khóc hết trận này tới lượt khác cũng vì cái gì mà tình yêu với chả tình báo với mấy gã trai kiểu như Faisal, Rashid.
Lamees cũng tới lui với Ali rồi Admed nhưng cũng chả ra ngô ra khoai gì sất.
Vậy thì cuối cùng rồi bốn tiểu thư có tìm được tình yêu đích thực của đời mình không? Bọn họ có hạnh phúc không? Đọc đi rồi biết, tôi không kể ra ở đây đâu.
Nghĩ lại, tôi thấy mình cũng đoảng dễ sợ. Cứ thích ghi ghi chép chép về mấy cuốn sách mình đã đọc cứ như là nó hay lắm í, mà thiệt ra là nó chỉ hay với cái gu sách tầm thường của tôi thôi.
Tôi vẫn muốn nhắc lại, sách hay - dở, người đẹp - xấu đều tùy thuộc vào ý kiến chủ quan mỗi người hen.
Chín người mười một ý mừ!
-----o0o-----
Tác giả: Rajaa Alsanea.
Nhã Nam phát hành năm 2015.
Khổ: 14 x 20.5 cm
Giá bìa: 80.000 đồng
-----o0o-----
THÔNG TIN THÊM
Trung Đông vốn được xem là “kho báu” của sắc đẹp. Thế nhưng, các cuộc thi sắc đẹp rất ít khi được tổ chức ở các quốc gia này vì lý do tôn giáo. Điều này càng không bao giờ có thể diễn ra ở Ả Rập Xê Út (Saudi Arabia). Tuy nhiên, vào năm 2009, lần đầu tiên một cuộc thi hoa hậu đã diễn ra tại vương quốc giàu có này với tên gọi “Nữ hoàng sắc đẹp nội tâm” (Moral Beauty Queen). Những cô gái dự thi hoàn toàn che kín mặt, xinh xấu không quan trọng. Họ thi tài trong các môn Nghệ thuật lãnh đạo, Nghệ thuật diễn thuyết, Tìm hiểu Kinh Quran và Lòng hiếu thảo với cha mẹ. Cuộc thi này được coi là một bước tiến mới trong xã hội Ả Rập Xê Út vì trước đó thi nhan sắc hay sắc đẹp chỉ dành cho dê, cừu và lạc đà.Tác giả: Rajaa Alsanea.
Nhã Nam phát hành năm 2015.
Khổ: 14 x 20.5 cm
Giá bìa: 80.000 đồng
-----o0o-----
THÔNG TIN THÊM
Các thí sinh đoạt giải cao trong cuộc thi "Nữ hoàng sắc đẹp nội tâm"
Hoa hậu Li Băng năm 2012 Rina Chibani và Á hậu 1 đồng thời
là em gái song sinh của cô Romy Chibani.
Bên cạnh đó, để tạo một “sân chơi” phù hợp với văn hóa và tôn giáo dành cho phụ nữ, tôn vinh phụ nữ Ả rập nói chung và phụ nữ khu vực Trung Đông nói riêng, năm 2006 cộng đồng các quốc gia Ả Rập đã tổ chức cuộc thi Hoa hậu thế giới Ả rập (Miss Arab World). Cuộc thi này đương nhiên sẽ không có phần thi áo tắm, tuy nhiên các thí sinh có thể lựa chọn mang hoặc không mang khăn trùm đầu.
Mục đích chính của cuộc thi Hoa hậu thế giới Ả Rập là tôn vinh vẻ đẹp trí tuệ của các thí sinh, do đó các tiêu chuẩn về hình thể cũng như nhan sắc ấn tượng chỉ đóng một vai trò nhỏ trong quyết định lựa chọn hoa hậu.
Hoa hậu thế giới Ả Rập năm 2006, cô Claudia Hanna người Iraq.
Hoa hậu thế giới Ả rập năm 2015, cô Salman Zakmout người Ma rốc.
Hoa hậu thế giới Ả Rập năm 2009, cô Mawadda Nour đến từ Ả Rập Xê Út, sau khi đăng quang đã vấp phải khá nhiều ý kiến phản đối bởi cô không sở hữu một vóc dáng thon thả. Đáp trả, ban tổ chức cuộc thi đã giải thích sở dĩ Mawadda được chọn là hoa hậu là bởi cô khiêm nhường và thông thái, ứng xử hòa nhã và được tất cả các thí sinh trong cuộc thi yêu mến.
Lá viết, tổng hợp và sưu tầm.
-Hết-
Chỉnh sửa lần cuối: