“Tôi đã sống một cuộc đời thật hổ thẹn.”
Nhân gian thất cách là cuốn nhật kí của Oba Yozo – người đã sống một cuộc đời thật hổ thẹn.
Nhân gian thất cách hay theo nghĩa đen: mất tư cách làm người, có tên tiếng Nhật là Ningen Shikkaku. Hay được biết đến với tên gọi Thất lạc cõi người. Đây là một cuốn tiểu thuyết ngắn mang yếu tố tự thuật được viết vào năm 1948 của nhà văn Dazai Osamu.
Tác phẩm của ông nói về một nhân vật lao vào cuộc sống tự huỷ vì quá tuyệt vọng trong cái đời địa ngục của bản thân mình. Cuối cùng thì anh ta trở thành một kẻ “tàn phế” cô lập ở ngoại ô Tokyo.
Đó là những điều cơ bản nhất trước khi bạn muốn tìm hiểu rõ hơn nữa về tác phẩm này. Còn ngay tại đây, tôi chỉ muốn nói lên những suy nghĩ của mình, vì bản thân tôi chỉ là một đứa chưa tròn 18 tuổi, chưa từng va vấp với đời và chẳng có gì là từng trải cả.
Lí do tôi đọc tác phẩm này? Rất đơn giản, vì tiêu đề của nó. Không còn là người? Khi những đứa trẻ ở độ tuổi vị thành niên đầy nổi loạn với mong muốn được thể hiện nhiều hơn là khẳng định mình, sẽ bị thu hút bởi những điều gì đó khác biệt hay là đặc biệt.
Với những dòng chữ đầu tiên, tôi tự nhủ “Lại cái thằng kiểu chống đối xã hội đấy hả?”. Nhưng càng đọc, tôi lại càng thay đổi cách nghĩ của mình. Tác phẩm là cái nhìn đầy trần trụi về một con người đáng thương hay phơi bày mặt tối của con người với nhau.
Oba Yozo từ thuở mới sinh ra đã sợ hãi con người. Anh ta luôn đeo lên mình chiếc mặt nạ chú hề, nhưng không phải có thể mang nó đi cả đời. Sự xuất hiện của Horiki Masao là chất xúc tác “giúp” cho bản chất thật sự của anh ta được phơi bày, cuộc đời cũng sang trang khác. Cách sống của anh ta đã đặt lên trang sách trắng tinh của cuộc đời mình bằng những nét mực đen thui đầy ghê tởm. Những cái gì đê tiện nhất, nhục nhã nhất lại chính là cuộc đời của nhân vật này. Nhiều lần, những tưởng có thể “gồng” lên mà sống, thì cái “chất xúc tác” đó lại xuất hiện. Con người là một sinh vật yếu đuối trước những cám dỗ, cái tâm lí đó của con người vẫn luôn là một phần trong Oba Yozo. Càng lún sâu, càng hiểu về phần con và phần người. Đứng trước chân tường, anh ta mới biết mình là kẻ thất bại và vô dụng tới nhường nào.
Gấp cuốn sách lại, tôi thực sự bị ám ảnh về nó. Tôi tự đặt ra cho mình câu hỏi và tự tìm kiếm câu trả lời. Nếu không có Horiki Masao thì Oba Yozo có phải chịu một cuộc đời như vậy không? Tất nhiên là có! Với một kẻ không biết tha thứ cho bản thân mình trong cuộc đời và trước lương tâm của anh ta thì sống có đáng khi mang trên mình những mặc cảm về tội lỗi? Không phải việc này thì cũng là việc khác, liệu anh ta có thể sống mà không mắc sai lầm dù chỉ một lần? Kể cả anh ta là một người gian xảo, mưu mô và đầy diễn xuất thì khi biết chấp nhận bản thân mình trước nguyền rủa của cuộc đời thì mới có thể sống được.
Có lẽ bạn không biết, nhưng tôi đã xem bản anime chuyển thể của tác phẩm này. Tôi thấy nhân vật chính luôn biết rằng mình bị một con quỷ bám theo, có lần con quỷ đó còn làm mẫu cho anh ta vẽ. Có lẽ đó là lúc anh ta đang vẽ lại chính bản chất của mình. Đứa trẻ mới sinh ra bao giờ cũng trong sáng không nhiễm bụi trần? Đúng vậy! Nhưng vết nứt từ thời ấu thơ, lại thêm cái tuổi vị thành niên với sự ô nhục nối tiếp nhau, thì anh ta liệu tránh được sa đoạ? Cái hay của tác phẩm là bản thân nhân vật, anh ta đã biết phản tỉnh, nhưng lại chọn sai cách mà thực hiện. Đi vay mượn sự thánh thiện từ người vợ trẻ, sau đó lại ruồng bỏ khi thấy người mà mình tôn sùng bị vấy bẩn. Nhân cách của nhân vật Tôi đã thực sự đổ vỡ, trở thành người đan ông 29 tuổi với mái tóc già trắng.
Không sai khi nói rằng, cuộc đời của Dazai Osamu ở trong cuốn sách này. Nếu bạn tìm hiểu về cuộc đời của ông thì nó giống đến tám, chín phần đấy! Đây cũng là tác phẩm cuối cùng được hoàn thiện trước khi ông qua đời ở tuổi 39 vào năm 1948. Có một điều tôi quên nói ở đây, đó là ông phải tự tử 5 lần mới có thể được toại nguyện còn nhân vật Oba Yozo này thì cũng chỉ dừng lại ở mức “đã làm và không thành công” mà thôi! Giá như anh ta cũng được giống như ông, thì có phải đó chính là một kết thúc có hậu (Happy Ending) hay sao!
Nỗi bi quan sâu đậm nhuốm màu cho tác phẩm. Không sai khi chính cha đẻ của nó lại là người thường xuyên thực hiện các hành vi tử tự. Nhưng tiếc một nỗi, đứa con tinh thần của ông cũng chọn cách đó để thoát khỏi cuộc sống địa ngục nhưng lại không thành, đó là chút tự cao cuối cùng với cuộc đời mình của ông hay sao? Hay lại chính sự khinh bạc đối với cuộc sống này làm ông nhiều lần thất bại trong việc tự tử?
Cách hành văn của Dazai Osamu rất bình dị, trong tác phẩm này pha thêm sự hài hước thâm thuý trong từng câu chữ, và nó cũng xót hơn khi độc giả lật giở từng trang. Ông nhốt đau thương vào từng cái chân chất và bình dị để sau đó là cái nhìn sắc bén về cuộc đời của một con người tài hoa. Khi đọc tác phẩm này, bạn sẽ cảm thấy nó rất tàn nhẫn, vì nó thực! Thực đến tàn nhẫn.
Có lẽ tôi nên kết thúc tại đây, vì nó đã dài rồi mặc dù tôi vẫn còn muốn viết nữa lắm! Tuy đây chỉ là cuốn tiểu thuyết ngắn, nhưng để hiểu rõ được lớp giá trị ẩn sau đó không phải chỉ là một hai dòng. Thậm chí một tập bằng tác phẩm này cũng chưa chắc đã phân tích hết được. Tôi chỉ là một đứa “non đời”, nên có lẽ những cảm nhận của tôi vẫn là thiếu sót với tác phẩm. Nhưng tôi nghĩ, sau khi mình có những vấn để phải suy nghĩ hay có những điều để dằn vặt lương tâm, chắc chắn nhận thức của tôi về tác phẩm sẽ còn sâu sắc hơn nữa. Tôi nghĩ mình sẽ đồng cảm với anh ta hơn khi cảm thấy căm ghét bản thân mình nhiều hơn.
Tôi xin hết!
P/s: Tác phẩm không phải là chân lý gì cả và cảnh báo với những người quá nhạy cảm!
Tác giả trước khi viết cũng đã tham khảo nhiều bài nguồn #internet!
Nhân gian thất cách là cuốn nhật kí của Oba Yozo – người đã sống một cuộc đời thật hổ thẹn.
Nhân gian thất cách hay theo nghĩa đen: mất tư cách làm người, có tên tiếng Nhật là Ningen Shikkaku. Hay được biết đến với tên gọi Thất lạc cõi người. Đây là một cuốn tiểu thuyết ngắn mang yếu tố tự thuật được viết vào năm 1948 của nhà văn Dazai Osamu.
Tác phẩm của ông nói về một nhân vật lao vào cuộc sống tự huỷ vì quá tuyệt vọng trong cái đời địa ngục của bản thân mình. Cuối cùng thì anh ta trở thành một kẻ “tàn phế” cô lập ở ngoại ô Tokyo.
Đó là những điều cơ bản nhất trước khi bạn muốn tìm hiểu rõ hơn nữa về tác phẩm này. Còn ngay tại đây, tôi chỉ muốn nói lên những suy nghĩ của mình, vì bản thân tôi chỉ là một đứa chưa tròn 18 tuổi, chưa từng va vấp với đời và chẳng có gì là từng trải cả.
Lí do tôi đọc tác phẩm này? Rất đơn giản, vì tiêu đề của nó. Không còn là người? Khi những đứa trẻ ở độ tuổi vị thành niên đầy nổi loạn với mong muốn được thể hiện nhiều hơn là khẳng định mình, sẽ bị thu hút bởi những điều gì đó khác biệt hay là đặc biệt.
Với những dòng chữ đầu tiên, tôi tự nhủ “Lại cái thằng kiểu chống đối xã hội đấy hả?”. Nhưng càng đọc, tôi lại càng thay đổi cách nghĩ của mình. Tác phẩm là cái nhìn đầy trần trụi về một con người đáng thương hay phơi bày mặt tối của con người với nhau.
Oba Yozo từ thuở mới sinh ra đã sợ hãi con người. Anh ta luôn đeo lên mình chiếc mặt nạ chú hề, nhưng không phải có thể mang nó đi cả đời. Sự xuất hiện của Horiki Masao là chất xúc tác “giúp” cho bản chất thật sự của anh ta được phơi bày, cuộc đời cũng sang trang khác. Cách sống của anh ta đã đặt lên trang sách trắng tinh của cuộc đời mình bằng những nét mực đen thui đầy ghê tởm. Những cái gì đê tiện nhất, nhục nhã nhất lại chính là cuộc đời của nhân vật này. Nhiều lần, những tưởng có thể “gồng” lên mà sống, thì cái “chất xúc tác” đó lại xuất hiện. Con người là một sinh vật yếu đuối trước những cám dỗ, cái tâm lí đó của con người vẫn luôn là một phần trong Oba Yozo. Càng lún sâu, càng hiểu về phần con và phần người. Đứng trước chân tường, anh ta mới biết mình là kẻ thất bại và vô dụng tới nhường nào.
Gấp cuốn sách lại, tôi thực sự bị ám ảnh về nó. Tôi tự đặt ra cho mình câu hỏi và tự tìm kiếm câu trả lời. Nếu không có Horiki Masao thì Oba Yozo có phải chịu một cuộc đời như vậy không? Tất nhiên là có! Với một kẻ không biết tha thứ cho bản thân mình trong cuộc đời và trước lương tâm của anh ta thì sống có đáng khi mang trên mình những mặc cảm về tội lỗi? Không phải việc này thì cũng là việc khác, liệu anh ta có thể sống mà không mắc sai lầm dù chỉ một lần? Kể cả anh ta là một người gian xảo, mưu mô và đầy diễn xuất thì khi biết chấp nhận bản thân mình trước nguyền rủa của cuộc đời thì mới có thể sống được.
Có lẽ bạn không biết, nhưng tôi đã xem bản anime chuyển thể của tác phẩm này. Tôi thấy nhân vật chính luôn biết rằng mình bị một con quỷ bám theo, có lần con quỷ đó còn làm mẫu cho anh ta vẽ. Có lẽ đó là lúc anh ta đang vẽ lại chính bản chất của mình. Đứa trẻ mới sinh ra bao giờ cũng trong sáng không nhiễm bụi trần? Đúng vậy! Nhưng vết nứt từ thời ấu thơ, lại thêm cái tuổi vị thành niên với sự ô nhục nối tiếp nhau, thì anh ta liệu tránh được sa đoạ? Cái hay của tác phẩm là bản thân nhân vật, anh ta đã biết phản tỉnh, nhưng lại chọn sai cách mà thực hiện. Đi vay mượn sự thánh thiện từ người vợ trẻ, sau đó lại ruồng bỏ khi thấy người mà mình tôn sùng bị vấy bẩn. Nhân cách của nhân vật Tôi đã thực sự đổ vỡ, trở thành người đan ông 29 tuổi với mái tóc già trắng.
Không sai khi nói rằng, cuộc đời của Dazai Osamu ở trong cuốn sách này. Nếu bạn tìm hiểu về cuộc đời của ông thì nó giống đến tám, chín phần đấy! Đây cũng là tác phẩm cuối cùng được hoàn thiện trước khi ông qua đời ở tuổi 39 vào năm 1948. Có một điều tôi quên nói ở đây, đó là ông phải tự tử 5 lần mới có thể được toại nguyện còn nhân vật Oba Yozo này thì cũng chỉ dừng lại ở mức “đã làm và không thành công” mà thôi! Giá như anh ta cũng được giống như ông, thì có phải đó chính là một kết thúc có hậu (Happy Ending) hay sao!
Nỗi bi quan sâu đậm nhuốm màu cho tác phẩm. Không sai khi chính cha đẻ của nó lại là người thường xuyên thực hiện các hành vi tử tự. Nhưng tiếc một nỗi, đứa con tinh thần của ông cũng chọn cách đó để thoát khỏi cuộc sống địa ngục nhưng lại không thành, đó là chút tự cao cuối cùng với cuộc đời mình của ông hay sao? Hay lại chính sự khinh bạc đối với cuộc sống này làm ông nhiều lần thất bại trong việc tự tử?
Cách hành văn của Dazai Osamu rất bình dị, trong tác phẩm này pha thêm sự hài hước thâm thuý trong từng câu chữ, và nó cũng xót hơn khi độc giả lật giở từng trang. Ông nhốt đau thương vào từng cái chân chất và bình dị để sau đó là cái nhìn sắc bén về cuộc đời của một con người tài hoa. Khi đọc tác phẩm này, bạn sẽ cảm thấy nó rất tàn nhẫn, vì nó thực! Thực đến tàn nhẫn.
Có lẽ tôi nên kết thúc tại đây, vì nó đã dài rồi mặc dù tôi vẫn còn muốn viết nữa lắm! Tuy đây chỉ là cuốn tiểu thuyết ngắn, nhưng để hiểu rõ được lớp giá trị ẩn sau đó không phải chỉ là một hai dòng. Thậm chí một tập bằng tác phẩm này cũng chưa chắc đã phân tích hết được. Tôi chỉ là một đứa “non đời”, nên có lẽ những cảm nhận của tôi vẫn là thiếu sót với tác phẩm. Nhưng tôi nghĩ, sau khi mình có những vấn để phải suy nghĩ hay có những điều để dằn vặt lương tâm, chắc chắn nhận thức của tôi về tác phẩm sẽ còn sâu sắc hơn nữa. Tôi nghĩ mình sẽ đồng cảm với anh ta hơn khi cảm thấy căm ghét bản thân mình nhiều hơn.
Tôi xin hết!
P/s: Tác phẩm không phải là chân lý gì cả và cảnh báo với những người quá nhạy cảm!
Tác giả trước khi viết cũng đã tham khảo nhiều bài nguồn #internet!
Chỉnh sửa lần cuối: