1. Hôm nay chủ nhật, ông Tám nghỉ sửa xe. Ông có tiệm sửa xe nhỏ, nằm bên vệ đường. Ông thuê cái tiệm này nghe đâu cũng mắc. Cà phê buổi sáng xong, ông cài độ nhậu với anh Hai:
- Chú kiếm mồi đi, anh lo rượu.
Rảnh mà, mà hôm nay anh Hai cũng không làm gì, ngoài việc đi uống cà phê và nhậu, anh Hai đồng ý ngay:
- Để em kiếm nồi lẩu, lai rai cho đỡ xót ruột.
Lòng vòng trong ba mươi phút, anh Hai có ngay một bịch lẩu đuôi bò mang về. Ông Tám đang loay hoay dọn chén đĩa, ông không quên ca trà đá cho anh Hai. Ông Tám có vẻ như hài lòng với bịch lẩu bự tổ chảng:
- Chú hay thích uống rượu trắng, anh thích uống rượu thuốc. Nay anh với chú uống rượu trắng luôn hen.
- Rượu nào chẳng là rượu - anh Hai ỡm ờ.
Ông Tám là người nơi khác đến đây sinh sống. Anh Hai nghe nói ông đã ở đây được hơn hai mươi năm rồi. Ở quê, ông còn bà vợ và hai người con gái. Nghe phong phanh vậy chứ anh Hai cũng chưa bao giờ về quê ông. Ở đất Sài Gòn này, ông đang ở với bà Tám, có ba người con trai. Tính bà Tám hay ghen. Bà Tám làm chủ quán cà phê nhỏ, ngoài đầu đường.
Bà Tám năm nay cũng ngót ngét sáu mươi lăm tuổi. Môi bà xăm đỏ như trái ớt. Da trên cổ nhăn nheo xề xệ, da mặt căng thín. Chắc bà mới đi căng da mặt thẩm mỹ về được mấy hôm. Anh Hai nghe đâu, bà bị tông xe nên bà đi cà nhắc. Ấy vậy mà bà Tám có người chở đi rước về. Anh chàng bằng tuổi con trai bà lúc nào cũng bên cạnh bà để bảo vệ cho bà. Chắc bảo vệ cả cái thân thể lòng bòng và đống tiền của bà đã gôm của ông Tám.
Cuộc nhậu cũng đã hai tiếng đồng hồ. Ly chú, ly anh. Cả hai cũng ngà ngà say. Cái thói đời là vậy, rượu nào mà chẳng say. Uống mãi rồi cũng sẽ say. Uống vài ly đầu thì coi như cay, như đắng, như đốt ruột gan. Mấy ly về sau thì nó đốt luôn tâm can mình. Ông Tám kể:
- Hồi đó, anh lấy bà này, nhà cửa anh hai ba căn. Bả về làm ăn rồi bán hết sạch. Giờ anh cái gì cũng đi thuê cả. Đau, đau thật!
- Số trời rồi anh, trách chi mình, trách chi người - Anh Hai nói theo.
- Khà - Ông Tám cầm ly rượu lên dốc ngược vào miệng, vỗ vô đùi cái "đét". Tiếng "khà" của ông như cái cười nhổ toẹt đám nước bọt vào bụng ông cho người khác không thấy sự nhơ nhớp. Ông nói tiếp:
- Hồi tụi nhỏ còn nhỏ, bả đi tối ngày, đi đâu anh cũng chẳng cần biết. Chú nghĩ bả đi đâu? Bả đi với thằng bồ của bả. Thằng bồ bây giờ là thứ mấy, anh không quan tâm. Hồi đó, bả bỏ ba đứa nhỏ ở nhà cho anh chăm. Thì chú biết đó, đàn ông mà, chăm ba đứa con nào có dễ đâu! Bả thì nay đi Mũi né, mai đi Đà Lạt, mốt đi Vũng Tàu... Anh vì ba đứa con của anh thôi. Đau lắm chú à.
- Sao anh không nói gì chị Tám à? - anh Hai hỏi.
- Anh cũng hi vọng bả dần dần hiểu ra. Anh có nói. Nói hoài bả có nghe đâu! Đó, chú thấy không? Mấy bữa rồi bả còn đi Đà Lạt, bả mới về đó.
Cuộc sống, như sợi dây đàn. Khi dây trùng và lạc với các dây khác thì đàn không hay được. Khảy nhẹ vừa đủ thì ra âm trầm âm bổng, khảy mạnh quá thì bị đứt dây. Khi không khảy dây nữa thì cây đàn cũng không còn tác dụng gì trong đời sống.
- Anh đờn, em ca mấy bản anh Tám - Anh Hai đá câu chuyện qua hướng khác.
- Ừa, chú ca anh đờn cho vui - Ông Tám là ngà.
Nhịp điệu slowrock cùng những lời ca ướt át trong ca từ của bolero lại vang lên làm át đi cơn mưa. Cơn mưa đang đổ xuống trong lòng ông Tám, cơn mưa đang đổ xuống bên ngoài. Cái ki-ốt tồi tàn của ông Tám được mái tôn che cơn mưa. Ông Tám có cây đàn che cơn mưa trong lòng. Ông Tám còn có thể may mắn hơn nhiều người.
- Chào chị Tám, em mới tới - Anh Hai ngẩng lên chào bà Tám đang từ ngoài đường bước vào.
- Ông Tám, ông đưa tôi ít tiền, tôi trả tiền nhà thuê bên quán cà phê - Bà Tám nói coi như không có sự xuất hiện của anh Hai.
- Tôi làm gì còn đồng nào. Có đồng nào, bà mang đi cho trai hết rồi. Cút xéo khỏi đây - Ông Tám cầm cây đàn đứng dậy hăm he bà Tám từ xa. Ông tiếp:
- Cút, cút xéo - Ông gào thét, mặt ông đỏ phừng phừng.
- Có gì bình tĩnh nói chuyện, anh Tám - anh Hai can.
Ông Tám chạy tới gần bà Tám: "Bốp" - cái tát nổ đom đóm mắt đi thẳng vào mặt bà Tám. Ông đạp vào hông bà làm cho Bà Tám chúi nhủi.
Bà chửi. Những danh từ của tất cả các loài động vật, những danh từ lõa lồ nhất trong thân thể con người được bà đưa ra so sánh và chửi ông Tám xối xả. Bà chửi. Bà đi, bà chửi với lại chỗ ông Tám. Bà tập tễnh bước ra góc ngã tư, nơi có anh bồ của bà đang đứng đợi.
2. Ba năm sau, kể từ ngày anh Hai nhậu với ông Tám trong cái ki-ốt nhỏ. Ông Tám và Anh Hai gặp nhau ở quê ông Tám. Mà đúng là quê ông thật: nơi đây ông đã sinh ra, nơi đây còn người vợ già ngoài sáu mươi tuổi. Nơi đây còn hai người con gái đã lập gia đình, cùng ở chung.
- Nay em về Kiên Giang, sẵn đến thăm anh chị. Công việc em cũng lu bu. Thằng Hòa sao rồi anh? - Anh Hai hỏi.
Cầm ấm trà lên rót vào ly anh Hai, giọng ông Tám buồn bã:
- Sau lần đó bả đi chơi, bả gặp tai nạn. Chết rồi. Hai đứa con trai anh bị điên, được đưa vào nhà thương điên. Trong nhà thương điên, cả hai cùng dắt tay nhau nhảy xuống lầu tự vẫn. Thằng Hòa hả? Nó đi buôn ma túy từ Lào về Nghệ An, bị tử hình cách nay bảy tháng rồi chú à.
- Em nghe nói, giờ anh phụ ở chùa Từ Quang à? - Anh Hai cười nhạt, tránh đi cái buồn còn vương lại của ông Tám.
- Ừa, giờ anh rảnh nên mỗi ngày anh đều lên chùa phụ quét dọn, lau rửa và lo cho mấy người già ở trển. Có bả ở nhà chăm mấy đứa nhỏ. Tối về thường có những buổi pháp thoại nên anh ít khi có mặt ở nhà như hôm nay. Đêm về, mười giờ anh ngồi thiền một tiếng mà thấy thoải mái, không như xưa ở Sài Gòn nữa chú ạ.
Mùi lúa chín mọng bay phảng phất, những con côn trùng tìm nhau rủ rỉ thì thầm, dưới đìa vài ba con cá đang đùa giỡn. Ánh trăng ngó nghiêng hai người trên cái bàn gỗ trước cửa nhà, trăng soi vào mái tóc bạc phơ trên đầu ông Tám, soi vào cái áo lam ông đang mặc. Ông không còn dáng vẻ vội vã, ông đã vơi đi các gánh nặng như đá đeo trên đầu bấy lâu nay. Ông chỉ tay lên trời:
- Trăng ở quê càng về khuya càng đẹp, chú thấy không?
= Hết =
- Chú kiếm mồi đi, anh lo rượu.
Rảnh mà, mà hôm nay anh Hai cũng không làm gì, ngoài việc đi uống cà phê và nhậu, anh Hai đồng ý ngay:
- Để em kiếm nồi lẩu, lai rai cho đỡ xót ruột.
Lòng vòng trong ba mươi phút, anh Hai có ngay một bịch lẩu đuôi bò mang về. Ông Tám đang loay hoay dọn chén đĩa, ông không quên ca trà đá cho anh Hai. Ông Tám có vẻ như hài lòng với bịch lẩu bự tổ chảng:
- Chú hay thích uống rượu trắng, anh thích uống rượu thuốc. Nay anh với chú uống rượu trắng luôn hen.
- Rượu nào chẳng là rượu - anh Hai ỡm ờ.
Ông Tám là người nơi khác đến đây sinh sống. Anh Hai nghe nói ông đã ở đây được hơn hai mươi năm rồi. Ở quê, ông còn bà vợ và hai người con gái. Nghe phong phanh vậy chứ anh Hai cũng chưa bao giờ về quê ông. Ở đất Sài Gòn này, ông đang ở với bà Tám, có ba người con trai. Tính bà Tám hay ghen. Bà Tám làm chủ quán cà phê nhỏ, ngoài đầu đường.
Bà Tám năm nay cũng ngót ngét sáu mươi lăm tuổi. Môi bà xăm đỏ như trái ớt. Da trên cổ nhăn nheo xề xệ, da mặt căng thín. Chắc bà mới đi căng da mặt thẩm mỹ về được mấy hôm. Anh Hai nghe đâu, bà bị tông xe nên bà đi cà nhắc. Ấy vậy mà bà Tám có người chở đi rước về. Anh chàng bằng tuổi con trai bà lúc nào cũng bên cạnh bà để bảo vệ cho bà. Chắc bảo vệ cả cái thân thể lòng bòng và đống tiền của bà đã gôm của ông Tám.
Cuộc nhậu cũng đã hai tiếng đồng hồ. Ly chú, ly anh. Cả hai cũng ngà ngà say. Cái thói đời là vậy, rượu nào mà chẳng say. Uống mãi rồi cũng sẽ say. Uống vài ly đầu thì coi như cay, như đắng, như đốt ruột gan. Mấy ly về sau thì nó đốt luôn tâm can mình. Ông Tám kể:
- Hồi đó, anh lấy bà này, nhà cửa anh hai ba căn. Bả về làm ăn rồi bán hết sạch. Giờ anh cái gì cũng đi thuê cả. Đau, đau thật!
- Số trời rồi anh, trách chi mình, trách chi người - Anh Hai nói theo.
- Khà - Ông Tám cầm ly rượu lên dốc ngược vào miệng, vỗ vô đùi cái "đét". Tiếng "khà" của ông như cái cười nhổ toẹt đám nước bọt vào bụng ông cho người khác không thấy sự nhơ nhớp. Ông nói tiếp:
- Hồi tụi nhỏ còn nhỏ, bả đi tối ngày, đi đâu anh cũng chẳng cần biết. Chú nghĩ bả đi đâu? Bả đi với thằng bồ của bả. Thằng bồ bây giờ là thứ mấy, anh không quan tâm. Hồi đó, bả bỏ ba đứa nhỏ ở nhà cho anh chăm. Thì chú biết đó, đàn ông mà, chăm ba đứa con nào có dễ đâu! Bả thì nay đi Mũi né, mai đi Đà Lạt, mốt đi Vũng Tàu... Anh vì ba đứa con của anh thôi. Đau lắm chú à.
- Sao anh không nói gì chị Tám à? - anh Hai hỏi.
- Anh cũng hi vọng bả dần dần hiểu ra. Anh có nói. Nói hoài bả có nghe đâu! Đó, chú thấy không? Mấy bữa rồi bả còn đi Đà Lạt, bả mới về đó.
Cuộc sống, như sợi dây đàn. Khi dây trùng và lạc với các dây khác thì đàn không hay được. Khảy nhẹ vừa đủ thì ra âm trầm âm bổng, khảy mạnh quá thì bị đứt dây. Khi không khảy dây nữa thì cây đàn cũng không còn tác dụng gì trong đời sống.
- Anh đờn, em ca mấy bản anh Tám - Anh Hai đá câu chuyện qua hướng khác.
- Ừa, chú ca anh đờn cho vui - Ông Tám là ngà.
Nhịp điệu slowrock cùng những lời ca ướt át trong ca từ của bolero lại vang lên làm át đi cơn mưa. Cơn mưa đang đổ xuống trong lòng ông Tám, cơn mưa đang đổ xuống bên ngoài. Cái ki-ốt tồi tàn của ông Tám được mái tôn che cơn mưa. Ông Tám có cây đàn che cơn mưa trong lòng. Ông Tám còn có thể may mắn hơn nhiều người.
- Chào chị Tám, em mới tới - Anh Hai ngẩng lên chào bà Tám đang từ ngoài đường bước vào.
- Ông Tám, ông đưa tôi ít tiền, tôi trả tiền nhà thuê bên quán cà phê - Bà Tám nói coi như không có sự xuất hiện của anh Hai.
- Tôi làm gì còn đồng nào. Có đồng nào, bà mang đi cho trai hết rồi. Cút xéo khỏi đây - Ông Tám cầm cây đàn đứng dậy hăm he bà Tám từ xa. Ông tiếp:
- Cút, cút xéo - Ông gào thét, mặt ông đỏ phừng phừng.
- Có gì bình tĩnh nói chuyện, anh Tám - anh Hai can.
Ông Tám chạy tới gần bà Tám: "Bốp" - cái tát nổ đom đóm mắt đi thẳng vào mặt bà Tám. Ông đạp vào hông bà làm cho Bà Tám chúi nhủi.
Bà chửi. Những danh từ của tất cả các loài động vật, những danh từ lõa lồ nhất trong thân thể con người được bà đưa ra so sánh và chửi ông Tám xối xả. Bà chửi. Bà đi, bà chửi với lại chỗ ông Tám. Bà tập tễnh bước ra góc ngã tư, nơi có anh bồ của bà đang đứng đợi.
2. Ba năm sau, kể từ ngày anh Hai nhậu với ông Tám trong cái ki-ốt nhỏ. Ông Tám và Anh Hai gặp nhau ở quê ông Tám. Mà đúng là quê ông thật: nơi đây ông đã sinh ra, nơi đây còn người vợ già ngoài sáu mươi tuổi. Nơi đây còn hai người con gái đã lập gia đình, cùng ở chung.
- Nay em về Kiên Giang, sẵn đến thăm anh chị. Công việc em cũng lu bu. Thằng Hòa sao rồi anh? - Anh Hai hỏi.
Cầm ấm trà lên rót vào ly anh Hai, giọng ông Tám buồn bã:
- Sau lần đó bả đi chơi, bả gặp tai nạn. Chết rồi. Hai đứa con trai anh bị điên, được đưa vào nhà thương điên. Trong nhà thương điên, cả hai cùng dắt tay nhau nhảy xuống lầu tự vẫn. Thằng Hòa hả? Nó đi buôn ma túy từ Lào về Nghệ An, bị tử hình cách nay bảy tháng rồi chú à.
- Em nghe nói, giờ anh phụ ở chùa Từ Quang à? - Anh Hai cười nhạt, tránh đi cái buồn còn vương lại của ông Tám.
- Ừa, giờ anh rảnh nên mỗi ngày anh đều lên chùa phụ quét dọn, lau rửa và lo cho mấy người già ở trển. Có bả ở nhà chăm mấy đứa nhỏ. Tối về thường có những buổi pháp thoại nên anh ít khi có mặt ở nhà như hôm nay. Đêm về, mười giờ anh ngồi thiền một tiếng mà thấy thoải mái, không như xưa ở Sài Gòn nữa chú ạ.
Mùi lúa chín mọng bay phảng phất, những con côn trùng tìm nhau rủ rỉ thì thầm, dưới đìa vài ba con cá đang đùa giỡn. Ánh trăng ngó nghiêng hai người trên cái bàn gỗ trước cửa nhà, trăng soi vào mái tóc bạc phơ trên đầu ông Tám, soi vào cái áo lam ông đang mặc. Ông không còn dáng vẻ vội vã, ông đã vơi đi các gánh nặng như đá đeo trên đầu bấy lâu nay. Ông chỉ tay lên trời:
- Trăng ở quê càng về khuya càng đẹp, chú thấy không?
= Hết =