Phân biệt bắc nam. "Bắc kỳ" trong cách nói của người nam.

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

xiaofang

Gà nhập
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
Tham gia
27/2/14
Bài viết
2.426
Gạo
3.600,0
Re: Phân biệt bắc nam. "Bắc kỳ" trong cách nói của người nam.
Ở Tây Nguyên ấy. Ở trên núi nhưng mà có biển. Có biển nhưng mà không có cá biển. Có biết Anh hùng Núp không? Có biết phim "Đất nước đứng lên" không? Có biết Công Phượng ở đội bóng nào không? :3 Có cùng quê không nàng? :">
Tất cả những câu bạn hỏi tớ đều không biết. :3 Tớ chỉ biết nhà tớ cách Đà Lạt 45 phút đi xe và cũng thuộc Tây Nguyên. :v
 

Y_Nhi_xx

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
10/12/14
Bài viết
661
Gạo
0,0
Re: Phân biệt bắc nam. "Bắc kỳ" trong cách nói của người nam.
Xin chào bạn, rất vui khi bạn mở cái topic này và cảm ơn :D.

Mình nghĩ là mình hiểu được cảm xúc ức chế của bạn, biết là bạn sẽ có những mâu thuẫn giữa Bắc và Nam như thế này, bởi vỗn dĩ mình đã từng tranh luận rất nhiều với bạn bè. Tại sao người miền Nam luôn nói người Bắc là Bắc Kì? Học trong lịch sử người ta vẫn nói đến Bắc Kì đấy thôi, đó là tên của một thời khởi nghĩa trước đây (hẳn rằng bạn cũng biết Nam Kì và Trung Kì ấy nhỉ?). Thực ra đây chính là cái mấu chốt đấy. Cái thời kì 1954 của thế hệ trước đên nay vẫn còn lưu truyền cho đến tận bây giờ và vì thế mà ngay cả trong cách giáo dục hoặc trong cách ăn nói, họ vẫn thường hay nói đến chữ Bắc Kì. Trước đây mình tự hỏi: "Bắc Kì nghĩa là gì? Là người Bắc quá kì cục chăng nên người Nam không thích họ?" Không, tất cả đều không. Hoá cũng chỉ là vì mâu thuẫn trước đây rồi người đời trước truyền người đời sau, giống một thói quen vậy. Mình dông dài một xíu về hai miền để bạn hiểu rõ thêm về người và người (hi vọng bạn không phiền):

1. Sài thành
- Sống giữa chốn Sài Gòn nhộn nhịp, người dân nơi đây du nhập từ nhiều nơi khác nhau. Có người Hoa, người dân tộc, người miền quê lẫn những người miền Bắc,.. nên phong tục tập quán của họ đã chung quy lại thành một. Họ chung sống với nhau tạo nên bầu không khí thoải mái, giản dị không bị gò bó bởi tục lệ cũ kĩ. Họ sống chan hoà, tình cảm không cao ngạo phân biệt kẻ giàu người nghèo. Nơi này không có địa lí tốt như Hà Nội nên thường xuyên ngập lụt trên đường phố. Tuy vậy nhưng SG vẫn phát triển HN rất nhiều, và ngay cả trong cách làm ăn sinh sống của họ cũng dễ dàng hơn nên có nhiều người đến đây làm ăn buôn bán cũng vì thế. Đồ của SG lúc nào cũng rẻ mà đẹp, vừa túi tiền cho người giàu-nghèo, người miền Nam không quyết đoán trong việc làm ăn, nhưng cái điểm mạnh của họ là tạo những mối liên hệ xung quanh. Sống trong SG, bạn có thể làm những việc bạn thích mà chẳng bị ai soi mói từng chút một. Mình đưa ra giả dụ: nếu bạn và người bạn yêu đều là đàn ông, nói thẳng là gay, thì những người xung quanh sẽ chúc phúc mà không có mấy người khinh thường hai bạn. Và rồi cả khi ăn mặc, nói thật thì ngoài những bà già thọ đến tám mươi thì chẳng ai chê bai gì bạn đâu nhé, hoặc bạn đi đâu đó với những bộ quần áo sang chảnh mà lại đi một chiếc xe Way cũ nát thì cũng chẳng ai cười chê bạn. Mình không nói người miền Nam thật thà, nhưng họ lại thoải mái tới mức thô lỗ ấy, sống ở miền Nam mà không quen thì bạn sẽ tưởng chừng như họ đang chửi bạn, nhưng thực chất là họ chỉ đùa giỡn với bạn thôi. Chẳng hạn như mình, dù là người miền Nam nhưng mẹ mình lại là người miền Bắc, đâm ra nhiều lúc cũng bị lũ bạn chửi là đồ Bắc Kì, nhưng rồi sau đó lại huề nhau chứ chẳng sao, hoặc khi mình chỉ điệu điệu chút xíu thì lại bị nói là Chảnh choẹ, nhưng thực chất là mình đang được khen là đẹp =)). Người miền Nam là vậy đấy, họ sống không có quy luật, họ tự do tự tại làm việc họ thích mà không có gì bắt cứ được họ. Tốt cũng có nhưng không có nghĩa là không có xấu. Cái khuyết điển của SG đó là cuộc sống tự do tới mức mà số lượng kẻ trộm người cắp không ít, tội phạm thì cứ gia tăng. Ngoài ra, có rất nhiều hộ gia đình truyền dạy giáo dục một cách nghiêm khắc, dạy cho con cái những tục lệ từ thời ông bà ông vải, bla bla... Cho nên con cái bắt chước cha mẹ, sinh ra cái thù ghét người miền Bắc với lí do quá là cỏn con. Bỡi lẽ thế mà việc Bắc Kì vẫn còn đến hiện nay.

2. Hà thành
- Không phải chốn huyên náo nhộn nhịp hay yên bình, một nơi đậm chất văn hoá VN với những truyền thống đặc sắc và cao quý. Họ sống văn minh, thanh lịch. Người miền Bắc con gái hiền lành, má đỏ hây hây mỗi khi mùa đông lạnh giá tới. Con trai miền Bắc cường tráng, là trụ cột của cả một gia đình sau này. Họ sống có văn hoá, có điều lệ chứ không tự do vô tổ chức. Sống trong một gia đình người Bắc, họ tôn kính bề trên, nhường hạ ngừoi dưới, không ganh ghét đố kị. Là thủ đô, là nơi mà vua Lí Công Uẩn đã chọn làm nơi đóng đô với vị trí thuận lợi cho đất đai sinh trưởng, làm ăn thuận lợi, và là nơi đóng đô bậc nhất của các bậc đế vương muôn đời, họ luôn tự hào và xứng đáng vì điều đó. Người miền Bắc sống có quy luật là thế nhưng vẫn bị gò bó trong gia đình lẫn xã hội. Họ không chấp nhận những việc làm ô uế, họ không chấp nhận những con người xấu xa đê tiện cùng chung sống với họ, họ cảm thấy khinh thường và xua đuổi đi những điều gây bất lợi đến HN văn minh này. Việc phân biệt đẳng cấp giàu-nghèo đến nay vẫn còn. Mình sống ở nơi này cũng đã được bốn năm, nơi quê mẹ mình sinh ra mà. Những điều mình thấy ở con người HN là cách sống khác nhau của họ. Có những con người giản dị quá mức, không màn tới những thứ xa hoa hay đua đòi chúng bạn. Có những con người thì ngược lại, sống lại quá hoàn mĩ theo thời đại. Ngoài ra còn có những con người sống đồng đều không quá giản dị và cũng không quá hoàn mĩ. Nói thật thì người Bắc có lòng tự trọng cực kì cao, và họ rất chướng mắt khi nhìn những thứ gì đó không vừa lòng. Nếu bạn mặc một bộ đồ chẳng đâu ra đâu thì lập tức sẽ bị soi mói từ a đến z, hoặc đi một chiếc xe đạp đến trường và bị chúng bạn nhìn bằng ánh mắt khinh thường thì bạn sẽ dần mất đi tự tin khi đứng trước đám đông, và nói thật đó là cảm giác bị gò bó đấy. Mình không thoải mái khi ở HN, bởi vì mặc gì hay đi đâu đều bị người khác soi mói và đâm chọt. Mình chỉ thích cái truyền thống văn hoá tốt đẹp nơi đây, còn con người thì có mấy ai. Ngày đầu khi đến trường, cái giọng nói "lạc đàn" này của mình đã không ít ngừoi cười chê, không ít người ghét bỏ. Vậy, người miền Bắc nói rằng người miền Nam ghét bỏ họ, họ có bao giờ nghĩ rằng chính bản thân họ cũng đang ghen ghét ngừoi miền Nam? Tất cả cũng chỉ là suy nghĩ của một số người mà thôi. Bởi sau này mình vẫn hoà nhập được với mọi ngừoi trong lớp, vẫn được yêu quý chứ nào bị ghen ghét. Vậy người miền Bắc đâu hề ghét ngừoi miền Nam như miền Nam đã nghĩ.

Mình viết hơi khó hiểu nhưng mong bạn sẽ hiểu được những ý mà mình muốn truyền đạt cho bạn. Ở đâu cũng vậy, chủ yếu những con người bạn gặp là ai? Họ có tốt hay không mà thôi. Miền Nam hay miền Bắc đều tốt và đều xấu, nhưng túm cái váy lại vẫn đều ở trong cái đất VN bé tí này. Mình lai Nam-Bắc nên dù đi đâu cũng bị trêu chọc, nhưng mình không buồn (có xíu thôi hà ^^), mình cố gắng hoà nhập và ai cũng chấp nhận mình. Mình vẫn tự do làm điều mình thích theo cá tính của mình mặc người khác nói, bởi lẽ mình vẫn có những người bạn, người thân ủng hộ mình. Còn bạn? Bạn có nghĩ là nên cố gắng làm điều gì đó không nhỉ? Có thể bạn sẽ có những mâu thuẫn khó nói, nhưng hãy suy nghĩ thoáng lên. Tại sao cứ phải tranh chấp sự phân biệt này? Nó có khác gì sự phân biệt chủng tộc màu da đen của nước ngoài đâu? Họ vẫn đấu tranh làm những điều họ cho là đúng mà. Còn về cái cách nói Bắc kì thì nói thật, bạn cũng đâu thể cấm họ nói. Họ tức lên, họ không thể chửi bạn và họ đành đụng chạm tới bạn theo cách đấy. Cũng tương tự như khi bạn chửi không lại người ta thì bạn sẽ đào cả tổ tông người ta lên mà chửi cho hả. Một lần nữa: Hãy suy nghĩ thoáng lên bạn nhé! ;)
 

Huyền Nhâm

Gà BT
Nhóm Tác giả
Tham gia
22/9/14
Bài viết
1.902
Gạo
1.800,0
Re: Phân biệt bắc nam. "Bắc kỳ" trong cách nói của người nam.
Đọc qua mấy comment của bạn chủ topic, ờ, nói chung là mình hiểu sự ấm ức của bạn. Có vẻ nó không liên quan đến chuyện ngôn ngữ đâu, mà liên quan đến nhiều thứ sâu xa hơn, về lịch sử, về tư tưởng, về văn hóa, về tập quán và nhất là về "những điều tế nhị thuộc về chính trị" mà chúng ta không nên bàn kĩ ở đây.

Mình chỉ nêu ra vài luận điểm này, bạn đọc kĩ nhé, hy vọng sẽ hiểu ý mình muốn nói, và... thôi không phải ức gì nữa.

1. Sài Gòn - mình thích gọi như vậy hơn là TP.HCM, và có lẽ tất cả con dân ở đây cũng muốn vậy.
2. Sài Gòn - hòn ngọc viễn Đông những năm trước ngày thống nhất đất nước.
3. Rất nhiều người dân Sài Gòn sau ngày đó đã sang Hoa Kì chứ không ở tại Việt Nam.
4. Không biết mình có nhớ nhầm không, chứ Việt Nam thời xưa xửa xừa xưa chỉ có từ Thanh Hóa trở ra.
5. "Ra Bắc - Vào Nam" chỉ là một cách nói thuộc về địa lý, không có ý nghĩa phân biệt gì cả. Ví dụ: Lên Lào Cai, xuống Hà Nội chẳng hạn. Vì sao? Vì theo bản đồ, Lào Cai nằm phía trên Hà Nội.
6. Tính cách và văn hóa giữa miền Nam và miền Bắc là không giống nhau. Thậm chí trái ngược. Trái ngược thế nào bạn google là ra hết.

Mình quen một cậu bạn Sài Gòn gốc, nhiều lần cãi nhau vì mình là Hà Nội gốc, theo nó có nhiều điểm không "hớp" được. Gái Nam dễ thương bỏ xừ, gái Bắc khó tính thấy mợ. (Trích lời thằng bạn, đồ vơ đũa cả nắm). Nó kêu mình đồ gái Bắc Kì. Mình kêu nó đồ zai... Nam Kì. Cơ mà vẫn chơi với nhau. Chả sao. :D

Mấy câu chửi của người Nam về dân Bắc, muốn hiểu lý do mời xem lại mục 1 >> 4 ở trên. Người dân Sài Gòn (không phải tất cả) còn "hoài cổ" lắm. (Chắc bạn hiểu nghĩa của từ "hoài cổ" này).

Nói chung, bạn mình dân Bắc vào Nam làm việc nhiều. Nhưng rồi đều chọn cách quay trở ra Bắc cả. Có nhiều thứ rất khó để hòa hợp. Trừ khi đã quyết lập gia đình trong đó. Vào miền Trung hay Tây Nguyên sống còn đông hơn vào Nam vậy đó. Nói thế không phải mình phân biệt vùng miền. Chỉ là có nhiều thứ là thực tế. Không thay đổi được thì chấp nhận thôi. Không nên so đo hay xét nét nhiều làm gì, vô ích bạn ạ.
 

nước mắt tử thần

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
8/9/14
Bài viết
682
Gạo
500,0
Re: Phân biệt bắc nam. "Bắc kỳ" trong cách nói của người nam.
Mình chưa bao giờ gặp người nào nói với mình những câu như vậy. Lúc mình đi học nghiệp vụ, hầu hết các bạn trong lớp mình đều là người miền Nam, có người ở Sài Gòn, có người Bến Tre, Long An, Vũng Tàu, Cần Thơ... các bạn đó rất dễ thân, ai cũng khen giọng mình hay hết (mình nói giọng Bắc). Cũng nhờ vậy mà mình gây được ấn tượng khá tốt khi đi học. Có người còn nói mình là giọng Hà Nội. Mình rất vui mặc dù bản thân mình thì thấy giọng mình khá xước và không chuẩn như người Hà Nội. Đến khi mình đi làm, các anh chị chỗ mình cũng khen giọng mình dễ thương. Mấy anh còn bảo mình đọc giọng tổng đài cho điện thoại bàn của phòng mình nữa. Thật sự mình thấy người miền Nam thân thiện và chưa từng có ý xúc phạm hay phân biệt người miền Bắc. Bạn bè mình hầu hết cũng người gốc Bắc, mình cũng chưa nghe ai nói gì về việc bị phân biệt khi sống ở miền Nam. Những trường hợp bạn kể trên kia, mình nghĩ bạn quá xui xẻo rồi mới gặp những người bạn như vậy, và bạn cũng không cần tranh cãi với họ làm gì, bởi vì những người khác cũng đủ biết họ sống cá nhân thế nào rồi. :)
Hoàn toàn đồng ý với bạn Ki No đây.

Tôi là người Nam đây và thưa bạn gì đó lập ra topic này thân mến, rất tiếc là cái tên bạn của bạn chưa đủ thiện cảm cho tôi nhớ và tôi cũng là một người kém nhớ tên. Khi chúng ta tranh luận với nhau về vụ Jack tôi đã thấy bạn là người rất háo thắng, và khi tôi một mực nhắc đi nhắc lại là tôi không tranh luận dựa trên những điều mơ hồ thì bạn nói thẳng với tôi là bạn suy luận trên câu chuyện còn nếu tôi có báo cáo thật thì bạn sẵn sàng hầu. Thứ lỗi tôi cũng sẽ nói thẳng: bạn thật tệ. Mọi người chỉ cần vào xem cái chỗ bạn ấy và tôi tranh luận sẽ thấy rõ cậu bạn này là người có sở thích tranh luận thế này: Háo thắng, tự cho mình là đúng, không tôn trọng ý kiến người khác, tự bóp méo vấn đề, cố tình hiểu sai ý, và cuối cùng để giành phần thắng bằng mọi giá cậu ấy sẵn sàng gạt hết tất cả để bảo bạn đang lạc khỏi suy diễn và ý niệm của bạn ấy. Dù cái suy diễn, ý niệm đó đến từ sự không thực tế.

Chính vì vậy tôi giúp các bạn khác đóng vai ác một lần, bạn đừng trách ai khác, mà hãy tự trách cách sống của mình đã hấp dẫn những người gây khó chịu đến đời sống của bạn. Nói phũ hơn, do ăn ở. Dù cho họ không có ý miệt thị người Bắc, nhưng nhờ sự tranh luận của bạn cũng dễ dàng làm bùng lên trong lòng họ sự ngang ngạnh để đối chất đến cùng với bạn. Nói một cách phũ hơn, họ như vậy là vì bạn tạo điều kiện, tự làm tự chịu.

Haha nảy giờ bạn có thấy mình nói câu nào có chửi với thề ở đây không. Đúng mình từng cãi nhau với người ta, nhưng không phải cải như hàng chợ búa, mình cải là cải theo lịch sử theo đời sống và tất cả đều nêu ví dụ hết, cãi là để người ta phải im mà nghe chứ đừng cãi như cái chợ rồi lại lao vào mà "mổ" nhau.

Tôi nhớ có một bé gần đây lên chửi rủa trên gác, tôi không trách bé vì em đang sống trong "thời đại lấy bộ phận sinh dục làm dây thanh đới". Và bạn nghĩ người Bắc không úy kị và miệt hạ ư? Nhầm. Chẳng qua họ tự cho mình thanh cao nên cách họ miệt thị rất kín đáo, rất chua ngoa ngấm ngầm, rất trịch thượng. Tôi ghét bạn thì tôi có thể chửi thẳng bạn là đồ Trung kì, nhưng người Bắc thì không, họ sử dụng những câu nói hàm ý rằng họ mới là cao trọng hơn, hàm ý cô lập người khác, hàm ý người khác không bằng họ: "Chỉ có giọng Hà Nội là giọng chuẩn", "người Việt Nam này từ một góc Hà Nội mà ra",... Tôi còn nhớ 1 quảng cáo cà phê về 1 tay nước ngoài mới đến, cô gái nói đã nói tiếng Việt thì phải chuẩn, và đó là một cô gái nói giọng Bắc. Bạn nghĩ người thẳng thắn ghét nhất loại nào? Lương lẹo và điêu ngoa. Xin thứ lỗi cho vài người miền Nam không quen với kiểu nói "ẩn dụ" ở trên sẽ lập tức bảo Bắc kì vì họ cho những lời lẽ đó là lương lẹo và chua ngoa, họ nói ngay: "Cái thứ Bắc kì, muốn nói cái gì thì nói thẳng đi".

Bạn có thể dất dể dàng thấy miệng những đứa bé nói một câu nói như một câu đòng dao êm đềm "bác kỳ ăn cá rô phi, ăn phải lựu đạn chết cha bắc kỳ" hay tương tự và không chỉ riêng những đứa bé đâu, mà còn có người lớn đó. Bạn từng nghe ai người miền bắc hay miền trung nói là bọn "nam kỳ" chưa? Không có đâu, nhưng câu bọn bắc kỳ thì mình thường nghe lắm.

Cho nên bạn muốn tìm 1 người Bắc nói “Nam kì” có lẽ ít lắm đấy, vì họ không nói ra mặt. Nếu muốn tham khảo sự tinh vi trong khả năng người Bắc tự cô lập Bắc kì lại để tự tôn quý chình mình, thì hãy xem Giai điệu tự hào những lần Minh Thái nói về vùng miền, đặc biệt là Hà Nội trong đó. Tôi hơi hoài nghi, họ sẵn sàng để người khác nói mình là Bắc kì đấy, vì tôi ngờ là không ít người không muốn hạ sự tôn quý của một người Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng. Tôi không nói đa số người Bắc đều như vậy, nhưng tôi nghĩ không thiếu kẻ tự tôn quá cao như thế vì tôi có gặp rồi bạn ạ, tôi cũng chả đá động gì đến vùng miền với họ vì tôi chán, không muốn tranh luận với người không tiếp thu. Bạn nói người Bắc không nói lời kì thị thì tôi hơi nghi ngờ là liệu bạn có đủ hiểu hết những ý tứ kì thị họ nói hay không.

Nơi này không có địa lí tốt như Hà Nội nên thường xuyên ngập lụt trên đường phố.
Mình hoàn toàn không đồng ý, bạn có thể nghiên cứu lại địa lý. HCM là tốt hơn HN, xét về mặt phong thủy, thổ nhưỡng, khí hậu đều vượt trội hơn. Còn vì sao nó đang tệ đi hãy chất vấn những người cấp cao đã làm gì mà không giữ gìn nó suốt 40 năm qua. Hoặc có lễ đúng là giữ gìn thôi. Ngày xưa SG là thủ phủ Đông Dương mà không nói thẳng ra là Đông Nam Á. Nơi duy nhất có 3 trên số 4 chiếc thang máy mà toàn bộ Đông Nam Á không có cái nào, cái còn lại nằm ở Hà Nội. Thái Lan từng nhìn SG như chúng ta nhìn tới Bangkok bây giờ, hay thậm chí còn hơn thế nữa. Vingroup lớn thế nào, muốn xây cái tòa Bitexco lên bao nhiêu mà không được, thế nhưng tại sao chỉ xây đến chiều cao ở vị trí thứ hai trên nước mình? Tôi không nói các bạn có thể đoán được cái cao nhất nằm ở đâu.
Không phải chốn huyên náo nhộn nhịp hay yên bình, một nơi đậm chất văn hoá VN với những truyền thống đặc sắc và cao quý. Họ sống văn minh, thanh lịch. Người miền Bắc con gái hiền lành, má đỏ hây hây mỗi khi mùa đông lạnh giá tới. Con trai miền Bắc cường tráng, là trụ cột của cả một gia đình sau này. Họ sống có văn hoá, có điều lệ chứ không tự do vô tổ chức. Sống trong một gia đình người Bắc, họ tôn kính bề trên, nhường hạ ngừoi dưới, không ganh ghét đố kị. Là thủ đô, là nơi mà vua Lí Công Uẩn đã chọn làm nơi đóng đô với vị trí thuận lợi cho đất đai sinh trưởng, làm ăn thuận lợi, và là nơi đóng đô bậc nhất của các bậc đế vương muôn đời, họ luôn tự hào và xứng đáng vì điều đó
Tôi từng rất yêu HN, nhưng là HN của hơn chục năm về trước, HN bây giờ tôi không dám tin là đã từng có những vàng son mà bạn đã nói tới. Tôi quen không ít người HN, họ tốt rất nhiều, nhưng họ cũng chán quá nhiều, họ hoàn toàn bị đẩy vào trạng thái muốn từ bỏ HN vì đã không còn là HN của họ nữa. Tôi may mắn khi gặp những người bạn dám nhìn thẳng vào thực tại, hơn là những vàng son đã phai mờ mà bạn nói tới, những vàng son đó còn lưu lại đâu đó rất ít giữa một bộn bề HN xa lạ cho tôi, cho chính những người HN mà tôi quen, cho cả những người đã biết đến HN hơn chục năm trước. Tôi không tiếc tôi từng yêu HN, tôi chỉ tiếc là thế hệ sau này sẽ không bao giờ có một thứ tình yêu như tôi đã dành cho vùng đất nữa, tình yêu có lẽ cũng bị méo mó theo thời gian mất thôi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Đan

Gà cận
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
Tham gia
25/4/14
Bài viết
738
Gạo
0,0
Re: Phân biệt bắc nam. "Bắc kỳ" trong cách nói của người nam.
Bạn làm ơn và làm ơn đọc lại cmt này cố mà hiểu nghĩa bóng của câu dùm mình nhé. Mình không muốn mất thời gian tranh luận với người cố tình bỏ qua ý của người khác.
Mình không hề có ý định bỏ qua ý của bạn nhé. Mình chỉ góp ý cho bạn sửa lỗi của mình, ví như cách viết, rồi hãy nói người Nam nói sai này nọ hay không chuẩn. Góp ý nhẹ vậy thôi, có lẽ hơi bực nên lời văn không được nhẹ nhàng. :)
Còn về điều mình muốn cười ở đây mình không muốn nói về vấn đề miền này miền nọ mà bạn cứ mang ra tua đi tua lại. À, bạn nói đến miền Trung mới nhớ, ở mình người ta hay gọi riêng là dân miền Tây, chứ không phải Nam. Mình tự gọi mình là Nam thôi, đâu có gì phải lăn tăn, đúng không? Dù miền nào thì vẫn là Việt Nam cả mà...
 

Huyền Nhâm

Gà BT
Nhóm Tác giả
Tham gia
22/9/14
Bài viết
1.902
Gạo
1.800,0
Re: Phân biệt bắc nam. "Bắc kỳ" trong cách nói của người nam.
Hic, có lẽ nên close topic tại đây. Dù vô tình hay cố ý, dù muốn dù không, nó cũng đã, đang, và sẽ làm bùng lên "tự ái quê hương" của mỗi người con đang đứng trên các vùng miền khác nhau của Tổ Quốc.

Đọc comment của bạn Lệ, mình hơi buồn. Buồn vì mình là người Hà Nội. Vì bố mẹ, ông bà, tổ tiên của mình không biết bao nhiêu đời đã sống trong "cái làng" này. Nếu được, mình chỉ mong nó sẽ không phải là thủ đô, để mình không bị kì thị, để những người bạn đại học tứ xứ khi vừa nghe giọng mình, nghe "nơi sinh" của mình, đã lập tức rỉ tai nhau: Gái Hà Nội đấy, sao quê thế nhỉ? Nhìn quê thế thôi, nhưng chắc kiêu lắm. Hà Nội mà...

Hà Nội giờ không còn như xưa. Mình công nhận. Chỉ cách đây khoảng 15 - 20 năm thôi, Hà Nội khác lắm. Không có quá nhiều dân tứ xứ đổ về. Dân cư ít, đường phố vắng vẻ, thanh bình, yên tĩnh. Dân cư ít, đô thị hóa cũng không nhiều. Mà giờ đô thị hóa nhiều, dân cư càng đông thêm. Mỗi năm có bao nhiêu sinh viên ra Hà Nội học? Có bao nhiêu sinh viên ra trường vẫn quyết định xa quê ở lại chốn đây? Rồi quê nghèo khó, bao nhiêu người quyết tâm lên Hà Nội kiếm sống?! Những ngày lễ hội, ra đường mới hiểu Hà Nội nó đông đến mức nào, đông đến khủng khiếp, đến nghẹt thở. Thời mình bé, mùng 1 Tết nằm ở giữa đường cả buổi sáng chưa chắc có một người đi qua. Còn bây giờ? Nườm nượp!

Có quá nhiều thứ khiến cho Hà Nội không thể như xưa được. Mình không trách, chỉ thấy buồn. Buồn vì xã hội đi lên, nó phải thế. Buồn vì kế hoạch giãn dân mãi chưa được thực hiện. Buồn vì Hà Nội không còn cái vẻ cổ kính đượm buồn mà mình vốn yêu từ thời còn ấu thơ.

Còn vì sao lại chọn Hà Nội làm thủ đô, thì chắc chắn có nhiều lý do thuộc về lịch sử, địa lý, chính trị... - mà có lẽ lớn nhất là lý do lịch sử và chính trị - mình không muốn bàn. Nhưng có một điều mà chính bạn bè mình ở Sài Gòn vẫn luôn nhắc đến khi nói về quê quán của họ với mình, đó là "Hòn ngọc viễn Đông". Khi nói ra điều này, hẳn trong các bạn cũng có một bộ phận nào đó không thực sự cam lòng với hiện tại. Nhưng bạn mình, chính một Sài Gòn gốc cũng bảo, đừng cái gì cũng đổ cho thứ này thứ kia. Ngọc hay báu gì, nếu tự bản thân mỗi con người có ý thức gìn giữ, thì giá trị vẫn sẽ không thay đổi.

Bản thân mình có nhiều bạn miền Nam, và không ít người trong số họ phàn nàn về dân Bắc nói chung với mình. Y như Lệ nói đấy: tỏ ra thanh cao, trịch thượng, thâm độc, sâu cay, quanh co, vòng vèo v.v... Mình không biết "dân Bắc" đó là dân nào. Nhưng bố mẹ mình, ông bà mình, bạn bè xung quanh mình đều chưa từng thốt ra lời phân biệt vùng miền bao giờ. Tất cả đều hiểu được tầm quan trọng của năm từ: "Tôn trọng sự khác biệt". Họ không giống ta, không có nghĩa là họ xấu. Chỉ vì tính cách họ khác với ta, họ không có thói quen thẳng thừng, mà nghĩ họ thật là chán sao?

Tha thiết đề nghị close topic đi...!
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Đan

Gà cận
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
Tham gia
25/4/14
Bài viết
738
Gạo
0,0
Re: Phân biệt bắc nam. "Bắc kỳ" trong cách nói của người nam.

Ring

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
13/8/14
Bài viết
479
Gạo
300,0
Re: Phân biệt bắc nam. "Bắc kỳ" trong cách nói của người nam.
Nói thật phải đọc #1 hai lần và đọc comment của các bạn bên dưới tôi mới hiểu chủ topic muốn bàn về vấn đề gì. À, đừng bắt bẻ vì đầu óc tôi từ lâu vốn rất chậm hiểu. Nhân tiện trong #1 bạn viết sai chính tả rồi, là topic chứ không phải toppic nhé! Nam, Bắc, Bắc kì, Nam kì cũng nên viết hoa. Một số từ bạn cũng lẫn lộn giữa hỏi và ngã.

Vâng, bàn về vấn đề mà chủ topic đặt ra (theo cách hiểu của tôi), lấy tư cách là một người miền Trung quê ở cái nơi giao nhau giữa Bắc và Trung, sinh sống và làm việc ở cái nơi giao nhau giữa Trung và Nam, tôi nhận thấy những luận điểm của bạn rất phiến diện và mang tính cá nhân, chưa thực sự đặt cái chung lên trên cái riêng. Tôi cũng là người miền Trung, và bạn cũng là người miền Trung, chúng ta có thể hiểu nhau hơn chăng? À, thực ra thì tôi đã ra Bắc và vào Nam trên dưới vài ba lần rồi nên bạn không cần lo lắng về trải nghiệm của tôi. Nơi tôi sống và công tác có người nói giọng Bắc, giọng Trung và cả giọng Nam. Chưa bao giờ có người Nam nào miệt thị về giọng của tôi, hay giọng Bắc của các bạn tôi. Có thể đó chỉ là trải nghiệm của tôi, chỉ riêng tôi nên không thể nói hết được. Tuy nhiên tôi nghĩ sự phân biệt vùng miền này hiện nay đâu còn phổ biến nữa, đúng không, trừ một vài trường hợp ngoại lệ. Nói thật, cách đây vài ba năm, tôi có vào một bệnh viện lớn ở Hà Nội, ra ngoài Bắc tôi sẽ giao tiếp bằng tiếng Bắc, dĩ nhiên, vì giọng Trung có vài từ hơi khó hiểu. Mọi chuyện vẫn tốt đẹp, chỉ trừ lúc tôi nói chuyện với người quen bằng giọng Trung, vâng, rồi những người Bắc nghĩ tôi là dân tộc thiểu số, họ không hiểu những gì tôi nói. Xin nhắc thêm tôi không có ý phân biệt dân tộc, vùng miền hay bất kì điều gì. Nhưng bạn tôi học ở Hà Nội lại bảo rằng những người bạn của cô ấy rất thích giọng Trung đặc sệt của bạn tôi, nghe rất dễ thương. Thế đấy. Chà, nghe có vẻ không hề liên quan, nhưng tôi nói những việc này chỉ để chứng minh một điều: Ở bất cứ vấn đề gì, không nên "Vơ Đũa Cả Nắm".

Thời bây giờ cuộc sống đã phát triển rồi, dân trí nâng cao rồi, phân biệt vùng miền, cụ thể là phân biệt giọng nói, ngoài một số trường hợp hi hữu, thì nó không còn là vấn đề đáng bận tâm nữa đâu. Tôi nói giọng Huế, nhưng nếu tiếp xúc với những người vùng miền khác, để tôn trọng họ, tôi sẽ nói bằng thứ tiếng mà cả hai chúng tôi đều hiểu. Chẳng ai phân biệt người khác bằng giọng nói cả, họ chỉ phân biệt cách ứng xử mà thôi. Người Nam nói "Bắc kì" là vì họ còn ảnh hưởng nhiều bởi cách nói trong quá khứ, trong chiến tranh, hoàn toàn chẳng có ý gì miệt thị ai cả. Người Bắc chê giọng miền khác ư? Không có, vì họ không hiểu mà thôi. Tiếng nói mỗi miền khác nhau, ai cũng biết cả, nhưng vẫn là tiếng Việt. Khi nói thì khác, chỉ cần họ vẫn viết đúng chính tả, cùng là người Việt Nam, thế thôi.

P/S: Nói thêm với tư cách cá nhân, nếu cho tôi chọn sống ở Bắc hay Nam, tôi sẽ chọn sống trong Nam. Nguyên nhân thì hơi khó nói. Nhưng tôi vẫn luôn thâm tâm rằng: Có lẽ, sự nhân bản của miền Nam nhiều hơn miền Bắc.

Đó là những lời lảm nhảm vớ vẩn. Tóm lại một điều, tôi không thích phân biệt vùng miền, giọng nói hay gì cũng thế. Hiện đại rồi, văn minh rồi, để ý chấp vặt những thứ đó làm gì cơ chứ.

Xin hết!
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Y_Nhi_xx

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
10/12/14
Bài viết
661
Gạo
0,0
Re: Phân biệt bắc nam. "Bắc kỳ" trong cách nói của người nam.
Tôi từng rất yêu HN, nhưng là HN của hơn chục năm về trước, HN bây giờ tôi không dám tin là đã từng có những vàng son mà bạn đã nói tới. Tôi quen không ít người HN, họ tốt rất nhiều, nhưng họ cũng chán quá nhiều, họ hoàn toàn bị đẩy vào trạng thái muốn từ bỏ HN vì đã không còn là HN của họ nữa. Tôi may mắn khi gặp những người bạn dám nhìn thẳng vào thực tại, hơn là những vàng son đã phai mờ mà bạn nói tới, những vàng son đó còn lưu lại đâu đó rất ít giữa một bộn bề HN xa lạ cho tôi, cho chính những người HN mà tôi quen, cho cả những người đã biết đến HN hơn chục năm trước. Tôi không tiếc tôi từng yêu HN, tôi chỉ tiếc là thế hệ sau này sẽ không bao giờ có một thứ tình yêu như tôi đã dành cho vùng đất nữa, tình yêu có lẽ cũng bị méo mó theo thời gian mất thôi.
Yup :v, em đồng ý với chị. Thực ra em chỉ muốn nói đến những mặt tốt để bạn ấy không phàn nàn rằng em đã quá tâng bốc SG lên tận mây xanh. Em thực không muốn nhìn vào sự thật như chị nói, nhưng gần như nó là vậy. Ngày xưa nghe kể HN thật vẻ vang bao nhiêu, giờ nhìn lại thật khác xa bấy nhiêu. Em sống ở HN chưa được bao lâu, sự hiểu biết của em cũng chỉ hạn hẹp trước những gì em nhìn thấy. Có điều chị nghĩ hơi xa hướng về mặt tiêu cực. Em nghĩ là tất cả mọi người nên suy nghĩ thoáng một chút thì nó sẽ giống như một thảo luận hơn là chiến tranh vùng miền căng thẳng thế này. Ở đâu cũng vậy, nước ta nói riêng và cả trái đất nói chung. Con người sống với con người, trắng-đen xen lẫn, người tốt-người xấu đan xen nhau và đâu đâu cũng có mặt tiêu cực và mặt tích cực. Nếu con người chỉ nhìn về một góc độ nào đó thì sự tranh luận sẽ ngày càng sai lệch mà chẳng đi vào đâu, nhưng nếu thoáng hơn thì chắc nó sẽ dịu nhẹ lại và thoả mãn mỗi con người. Dù Nam hay Bắc em đều thấy nó như nhau (cũng là đất để con người làm ăn sinh sống, cưới vợ/chồng sinh con, bla bla...), chủ yếu là do con người cả mà thôi. Tốt hay xấu cũng do họ tạo ra. Chị yêu HN xưa là điều đương nhiên, còn em, em yêu cái thời còn chiến tranh cơ. Khi ấy con người tuy nghèo túng giản dị nhưng mà hoá lại vui, chan hoà tình yêu giữa người và người. Còn bây giờ thì cả VN đã hoàn toàn thay đổi theo thời đại công nghệ thông tin, mạng internet, bla bla với những thứ công cụ không nhất thiết. Chẳng hạn ngày xưa người ta đi trộm đi cắp là do hoàn cảnh gia đình, vì miếng ăn mưu sinh. Còn ngày nay cướp của giết người vì tham tiền, vì tình. Những cái ngày xưa giờ chỉ là hoài niệm trong giây phút. Theo em thì bây giờ cứ phải sống đồng, có phiền muộn thì giải sầu cùng bè bạn, mệt thì ngủ, chán chê thì ngủ nốt, túm cái váy lại là sống sao cho thoả mãn với lòng và kệ những cái tranh luận vô lí của họ. Tại sao không thể đứng ở hai góc độ mà suy nghĩ nhỉ?

Mình hoàn toàn không đồng ý, bạn có thể nghiên cứu lại địa lý. HCM là tốt hơn HN, xét về mặt phong thủy, thổ nhưỡng, khí hậu đều vượt trội hơn. Còn vì sao nó đang tệ đi hãy chất vấn những người cấp cao đã làm gì mà không giữ gìn nó suốt 40 năm qua. Hoặc có lễ đúng là giữ gìn thôi. Ngày xưa SG là thủ phủ Đông Dương mà không nói thẳng ra là Đông Nam Á. Nơi duy nhất có 3 trên số 4 chiếc thang máy mà toàn bộ Đông Nam Á không có cái nào, cái còn lại nằm ở Hà Nội. Thái Lan từng nhìn SG như chúng ta nhìn tới Bangkok bây giờ, hay thậm chí còn hơn thế nữa. Vingroup lớn thế nào, muốn xây cái tòa Bitexco lên bao nhiêu mà không được, thế nhưng tại sao chỉ xây đến chiều cao ở vị trí thứ hai trên nước mình? Tôi không nói các bạn có thể đoán được cái cao nhất nằm ở đâu.
Cái này thì em không phản đối. Nhưng SG ngập lụt thường xuyên là thật. Vốn trong Nam có hai mùa: nắng và mưa. Mùa mưa thì thôi rồi =.=, có khi ngập đến tận ngực ấy chứ chả đùa, rồi ngập cả vào nhà. Em lúc nào cũng như bơi trong bể nước đây *nghĩ lại ngày ấy*.

P/s: Mọi người có thể suy nghĩ thoáng đi mà nhỉ? Vốn ở đâu cũng vậy mà, chủ yếu là do con người thích tạo nên bầu không khí như thế nào thôi. Nói thật thì khi lập ra topic này thì hẳn em cũng đoán là sẽ có sự bùng nổ không hề nhỏ ở đây. Và cái ích kỉ giữ riêng của mỗi ngừoi cũng nổi lên, như em thì cái ích kỉ giữ riêng cái tốt cho hai miền nổi hứng lên là bla bla một hồi những cái lí luận lạc đi đâu. Nhưng mà kệ nó =.=, em chỉ mong mọi ngừoi hiểu được ý tốt của em. Chúng ta đang sống trong một thế giới không phân biệt lẫn nhau nên mọi người đừng suy nghĩ quá tiêu cực nhé :) (nhiều lúc em cứ tưởng như đang tranh luận về vụ phân biệt chủng tộc màu da ấy =.=).
- Riêng bạn lập ra topic này thì mình gửi đến cho bạn lời nhắn nhủ rất chân thành: hi vọng bạn sẽ thoả mãn câu trả lời bằng cách khác, suy nghĩ lạc quan lên, và dừng topic này lại để tránh thêm thương vong cho những người đọc được *thở dài*. Đóng topic này chính là để cho thế giới một phút yên bình đấy bạn ạ, nếu không cuộc thảo luận này sẽ chẳng đi ra đâu ngoài tạo thêm những khúc mắt rối như tơ vò và thật là hack não *lại thở dài*.
 

Y_Nhi_xx

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
10/12/14
Bài viết
661
Gạo
0,0
Re: Phân biệt bắc nam. "Bắc kỳ" trong cách nói của người nam.
Người Nam nói "Bắc kì" là vì họ còn ảnh hưởng nhiều bởi cách nói trong quá khứ, trong chiến tranh, hoàn toàn chẳng có ý gì miệt thị ai cả. Người Bắc chê giọng miền khác ư? Không có, vì họ không hiểu mà thôi. Tiếng nói mỗi miền khác nhau, ai cũng biết cả, nhưng vẫn là tiếng Việt. Khi nói thì khác, chỉ cần họ vẫn viết đúng chính tả, cùng là người Việt Nam, thế thôi.
Em hoàn toàn đồng ý :D *giơ hai tay hai chân*.
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Bên trên