Tác phẩm: Phần hồn
Tác giả: Nguyễn Mạnh Tuấn
Nhà xuất bản Thanh Niên
Hôm qua đọc tin trên báo tôi được biết nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn có buổi gặp gỡ với độc giả do nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ TPHCM tổ chức. Sau gần mười năm không ra sách mà chỉ chuyên chú viết kịch bản phim truyện, phim truyền hình… Nguyễn Mạnh Tuấn đã trở lại với tập truyện ngắn Nỗi sợ hãi mầu nhiệm, và tại các quầy sách giấy tôi đã thấy các tác phẩm từ trước năm 1996 của ông đang dần được tái bản. Tôi nhận thấy tôi là người may mắn khi đọc được nhiều tác phẩm của nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn, các tác phẩm của ông thường xoáy sâu vào nội tâm các nhân vật phản diện, và cái cách phán xét của ông với các nhân vật ấy rất khắc nghiệt trong đó có cuốn Phần hồn mà tôi muốn giới thiệu đến các bạn.
Tác giả Nguyễn Mạnh Tuấn
Thế nào bạn cũng cho là tôi làm xàm quá, thật ra tôi muốn bạn hiểu cho là tôi rất thích tác phẩm này. Với cách viết lật đi lật lại, đang ở thì hiện tại lại quay trở ngược vấn đề xảy ra ở quá khứ, tác giả đã làm trang sách của tôi gần rách ra, vì tôi cứ phải đọc trở lại các trang trước mới hiểu được câu chuyện thương tâm, hiểu được những con người sống với những lề thói hằn sâu trong ký ức. Thấy được tấn thảm kịch của xã hội mang mầm mống của sự hủy diệt nhân danh những điều cao cả. Tình thân, tình máu mủ ruột rà, được đặt ở đâu giữa các thành viên gia đình trong Phần Hồn?
Gia đình ấy gồm ông Hai Rỡ và những người con Hai Vương, Ba Bá, Tư Tiên, Năm Thiên, Sáu Nghĩa, Bảy Thiện, và nhân vật chính của chúng ta là Tám Nhân. Ông Hai Rỡ dân gốc ở Gò Vấp từ cái thời Gò Vấp còn là rừng tre tàu và tầm vông dày đặc. Lớn lên trong nghèo khổ bất công, lại muốn chống mệnh trời nên tập hợp hơn chục thanh niên ngang tàng hành nghề ăn cướp. Đọc tên bảy đứa con của Hai Rỡ chúng ta cũng hình dung ra được dấu ấn và tâm lý cuộc đời của tướng cướp Hai Rỡ. Và câu chuyện của chúng ta được tác giả kể lại bắt đầu bằng cuộc sống của một tướng cướp hoàn lương ở trang trại nuôi bò sữa quận Gò Vấp ngày nay.
Với lời kể của Tám Nhân nhân vật chính của truyện, trong trại bò Sữa mọi người gọi là “Thằng khùng”. Cái tên này do chính cha ruột là ông Hai Rỡ đặt, vậy Tám Nhân có khùng không? Từ khi bị cha gọi là Khùng Tám Nhân chính thức là một đứa khùng dưới mắt tất cả mọi người trong gia đình và xã hội, khùng thì nói sao đúng, làm sao đúng, ăn sao đúng. Từ một thiếu niên đẹp nhất trong nhà, nhiều triển vọng ở tương lai, được cha yêu thương đúng với nghĩa là đứa con út ít. Thế rồi chỉ vì một sự tình cờ mà trở thành nạn nhân của chính cha mình.
Đọc Phần hồn, những nỗi đau tưởng chừng không thể nào chịu đựng được, lại vì giọt máu đào mà con người có thể hóa giải được tất cả. Tôi bàng hoàng từng chút từng chút một khi nhân vật của tôi xuất hiện. Thế rồi không thể không thở dài được, không thể không đau được, không thể không bật lên tiếng than cùng khổ với thằng Khùng được. thằng Khùng tồn tại và dẫn tôi vào một thế giới có mùi của phân bò, có dòng sữa của loài động vật, có tiếng nói không phải của con người. Những thứ của riêng “thằng Khùng” nó đánh động lòng tôi. Phẫn nộ ư, tức giận ư đó chính là những cảm xúc dâng lên từng lúc từng lúc khi cuốn theo lời kể và giọng kể của “Khùng”, từ từ bình thản, để sự việc tự nó lên tiếng, không tô vẽ, không oán than, không ngậm ngùi thương xót, như một món ăn không cho gia vị mà đã tạo cho người đọc thấm đủ mọi đắng cay của một kiếp người.
Thế rồi Khùng gặp gỡ Sương một cô gái bị cưỡng bức tại bãi rác trên đường đi giao sữa về. Sương cũng chính là người duy nhất hiểu và yêu Khùng. Nhận được tình yêu của Sương con người thật của Khùng được đánh thức, họ yêu nhau trong sự đau khổ đầy nước mắt. Khi biết Sương là gái bán hương thì những rào cản và sự khinh miệt của mọi người đối với tình yêu của họ càng quyết liệt và tạo nên nhiều bi kịch.
“Từ khi bị là thằng khùng lúc mới mười tuổi, nay đã ba mươi hai, phần hồn hắn đã bị hun khô thành sa mạc, thành sỏi đá, quên khóc, cũng quên cười...” Gặp được Sương Út đã thấy phần hồn của hắn nảy mầm.
Trong Phần hồn bạn sẽ gặp Ba Bá đầy bạo lực và gia trưởng, con người cục cằn mang nỗi hận cha sâu sắc. Gặp một Tư Tiên người vợ bị chồng ruồng bỏ, nỗi niềm không thể giải bày mà phải tìm đến cái chết. Gặp một cô giáo quá đói khổ mà ăn cắp lúa của gia đình…
Tôi chỉ mạn phép viết đến đây, xin dành phần còn lại cho các bạn đọc, cùng chia sẻ những khoảnh khắc đời người với tôi trong Phần hồn nhé. Và để các bạn biết câu chuyện này có kết cục như thế nào tôi trích câu cuối cùng của Nhân: “Út hiểu nàng đang muốn gì. Nàng muốn cản trở hắn. Song hắn hiểu điều đó chẳng có nghĩa nàng thay đổi ý định. Hắn rút nhanh con dao và đâm vào đúng nơi đã sản sinh ra khát vọng yêu thương và khát vọng làm người.”
Nhưng tác giả vì muốn có một cái nhìn khoan hòa với các nhân vật của mình hơn nên ông đã viết thêm “Hay lời cuối truyện”. Nhân vật của tác giả hiện nay đang là chủ sở hữu một trại bò khang trang bề thế.
Độc giả hỏi rằng:
- Nhân vật còn sống, tại sao anh nỡ để chết?
- Xin kính thưa bạn đọc, nguyên nhân đơn giản bởi tôi muốn đưa cuốn tiểu thuyết này, dự một cuộc thi văn học cấp quốc gia có giải thưởng lớn nhất từ trước đến nay.
Vâng, thằng khùng tôi gọi đó là một mảnh đời.
K.
Tác giả: Nguyễn Mạnh Tuấn
Nhà xuất bản Thanh Niên
Hôm qua đọc tin trên báo tôi được biết nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn có buổi gặp gỡ với độc giả do nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ TPHCM tổ chức. Sau gần mười năm không ra sách mà chỉ chuyên chú viết kịch bản phim truyện, phim truyền hình… Nguyễn Mạnh Tuấn đã trở lại với tập truyện ngắn Nỗi sợ hãi mầu nhiệm, và tại các quầy sách giấy tôi đã thấy các tác phẩm từ trước năm 1996 của ông đang dần được tái bản. Tôi nhận thấy tôi là người may mắn khi đọc được nhiều tác phẩm của nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn, các tác phẩm của ông thường xoáy sâu vào nội tâm các nhân vật phản diện, và cái cách phán xét của ông với các nhân vật ấy rất khắc nghiệt trong đó có cuốn Phần hồn mà tôi muốn giới thiệu đến các bạn.
Tác giả Nguyễn Mạnh Tuấn
Thế nào bạn cũng cho là tôi làm xàm quá, thật ra tôi muốn bạn hiểu cho là tôi rất thích tác phẩm này. Với cách viết lật đi lật lại, đang ở thì hiện tại lại quay trở ngược vấn đề xảy ra ở quá khứ, tác giả đã làm trang sách của tôi gần rách ra, vì tôi cứ phải đọc trở lại các trang trước mới hiểu được câu chuyện thương tâm, hiểu được những con người sống với những lề thói hằn sâu trong ký ức. Thấy được tấn thảm kịch của xã hội mang mầm mống của sự hủy diệt nhân danh những điều cao cả. Tình thân, tình máu mủ ruột rà, được đặt ở đâu giữa các thành viên gia đình trong Phần Hồn?
Gia đình ấy gồm ông Hai Rỡ và những người con Hai Vương, Ba Bá, Tư Tiên, Năm Thiên, Sáu Nghĩa, Bảy Thiện, và nhân vật chính của chúng ta là Tám Nhân. Ông Hai Rỡ dân gốc ở Gò Vấp từ cái thời Gò Vấp còn là rừng tre tàu và tầm vông dày đặc. Lớn lên trong nghèo khổ bất công, lại muốn chống mệnh trời nên tập hợp hơn chục thanh niên ngang tàng hành nghề ăn cướp. Đọc tên bảy đứa con của Hai Rỡ chúng ta cũng hình dung ra được dấu ấn và tâm lý cuộc đời của tướng cướp Hai Rỡ. Và câu chuyện của chúng ta được tác giả kể lại bắt đầu bằng cuộc sống của một tướng cướp hoàn lương ở trang trại nuôi bò sữa quận Gò Vấp ngày nay.
Với lời kể của Tám Nhân nhân vật chính của truyện, trong trại bò Sữa mọi người gọi là “Thằng khùng”. Cái tên này do chính cha ruột là ông Hai Rỡ đặt, vậy Tám Nhân có khùng không? Từ khi bị cha gọi là Khùng Tám Nhân chính thức là một đứa khùng dưới mắt tất cả mọi người trong gia đình và xã hội, khùng thì nói sao đúng, làm sao đúng, ăn sao đúng. Từ một thiếu niên đẹp nhất trong nhà, nhiều triển vọng ở tương lai, được cha yêu thương đúng với nghĩa là đứa con út ít. Thế rồi chỉ vì một sự tình cờ mà trở thành nạn nhân của chính cha mình.
Đọc Phần hồn, những nỗi đau tưởng chừng không thể nào chịu đựng được, lại vì giọt máu đào mà con người có thể hóa giải được tất cả. Tôi bàng hoàng từng chút từng chút một khi nhân vật của tôi xuất hiện. Thế rồi không thể không thở dài được, không thể không đau được, không thể không bật lên tiếng than cùng khổ với thằng Khùng được. thằng Khùng tồn tại và dẫn tôi vào một thế giới có mùi của phân bò, có dòng sữa của loài động vật, có tiếng nói không phải của con người. Những thứ của riêng “thằng Khùng” nó đánh động lòng tôi. Phẫn nộ ư, tức giận ư đó chính là những cảm xúc dâng lên từng lúc từng lúc khi cuốn theo lời kể và giọng kể của “Khùng”, từ từ bình thản, để sự việc tự nó lên tiếng, không tô vẽ, không oán than, không ngậm ngùi thương xót, như một món ăn không cho gia vị mà đã tạo cho người đọc thấm đủ mọi đắng cay của một kiếp người.
Thế rồi Khùng gặp gỡ Sương một cô gái bị cưỡng bức tại bãi rác trên đường đi giao sữa về. Sương cũng chính là người duy nhất hiểu và yêu Khùng. Nhận được tình yêu của Sương con người thật của Khùng được đánh thức, họ yêu nhau trong sự đau khổ đầy nước mắt. Khi biết Sương là gái bán hương thì những rào cản và sự khinh miệt của mọi người đối với tình yêu của họ càng quyết liệt và tạo nên nhiều bi kịch.
“Từ khi bị là thằng khùng lúc mới mười tuổi, nay đã ba mươi hai, phần hồn hắn đã bị hun khô thành sa mạc, thành sỏi đá, quên khóc, cũng quên cười...” Gặp được Sương Út đã thấy phần hồn của hắn nảy mầm.
Trong Phần hồn bạn sẽ gặp Ba Bá đầy bạo lực và gia trưởng, con người cục cằn mang nỗi hận cha sâu sắc. Gặp một Tư Tiên người vợ bị chồng ruồng bỏ, nỗi niềm không thể giải bày mà phải tìm đến cái chết. Gặp một cô giáo quá đói khổ mà ăn cắp lúa của gia đình…
Tôi chỉ mạn phép viết đến đây, xin dành phần còn lại cho các bạn đọc, cùng chia sẻ những khoảnh khắc đời người với tôi trong Phần hồn nhé. Và để các bạn biết câu chuyện này có kết cục như thế nào tôi trích câu cuối cùng của Nhân: “Út hiểu nàng đang muốn gì. Nàng muốn cản trở hắn. Song hắn hiểu điều đó chẳng có nghĩa nàng thay đổi ý định. Hắn rút nhanh con dao và đâm vào đúng nơi đã sản sinh ra khát vọng yêu thương và khát vọng làm người.”
Nhưng tác giả vì muốn có một cái nhìn khoan hòa với các nhân vật của mình hơn nên ông đã viết thêm “Hay lời cuối truyện”. Nhân vật của tác giả hiện nay đang là chủ sở hữu một trại bò khang trang bề thế.
Độc giả hỏi rằng:
- Nhân vật còn sống, tại sao anh nỡ để chết?
- Xin kính thưa bạn đọc, nguyên nhân đơn giản bởi tôi muốn đưa cuốn tiểu thuyết này, dự một cuộc thi văn học cấp quốc gia có giải thưởng lớn nhất từ trước đến nay.
Vâng, thằng khùng tôi gọi đó là một mảnh đời.
K.
Chỉnh sửa lần cuối: